V-LUÂN HỒI


Trước tiên phải khẳng định: Thuyết nhân hồi hay luân hồi không phải là mộtkhái niệm của đạo Phật, mà đã có từ lâu cách đây hàng trăm ngàn năm, rồi đến các tôn giáo có trước đạo Phật trình bày, như Ấn Giáo, Giai-na Giáo, San-kít…
Nay chúng ta chấp nhận quan điểm này. Đó là qui luật. Và chúng ta bổ sung, làm mới, rõ hơn qui luật này.
  Tại sao có luân hồi?
Đại Vũ trụ, Vũ trụ, Đại Thượng đế, Thượng đế cũng chịu qui luật luân hồi, thì đường nhiên con người cũng phải chịu qui luật này.
  Việc tạo hoá có qui luật: Vật chất Thượng đẳng phải luôn kết hợp với vật chất sơ đẳng. Khi hai vật chất này tách khỏi nhau, tức là rời nhau, là điều không bình thường; và qui luật tạo hoá luôn có những chế định làm cho chúng kết hợp, hay kết hợp trở lại với nhau. Đặc biệt, vật chất Thượng đẳng không tự nhiên sinh ra, nó là thứ bất tử, không có chuyện óc “đẻ” ra linh hồn-hoặc không có linh hồn. Mà  bộ óc chỉ là bộ máy vô cùng tinh vi, là điều kiện cơ học để cho linh hồn vào trú ngụ. Chúng có quan hệ biện chứng cực kỳ chặt chẽ với nhau. 
Con người bao gồm: Linh quang-trí tuệ-ý thức-thể vía-thể xác. Khi người chết đi, thể xác tan rã, còn trí tuệ và ý thức co lại hợp vào linh quang, kéo theo thể vía-thành linh hồn, rời thể xác, đi vào thế giới thiên linh.
Linh hồn về các cảnh giới khác nhau.
Về mặt vật lý: Các linh hồn từ các cảnh thấp-ví dụ cảnh Bảy trở xuống, thể vía vẫn còn nặng, trật tự thông tin chưa hoàn thiện, rung động nguyên tử còn chậm-thấp. Nguồn Nguyên năng do Thượng đế cung cấp chưa ở mức cực đại, và bọn họ chưa tiếp thu được cực đại năng lượng, vì phải nuôi thể vía ( khác bậc siêu cao đã siêu thoát ở các cảnh cao hơn). Sức hút của cõi thấp-hay là sức hút của nguyên tử lực đối của các hành tinh (trái đất ) có rung động thấp-cũng như loài người, đối với các “tổ hợp nguyên tử” này còn lớn, sẽ làm chúng bị hút xuống. Đây là nguyên lý của linh hồn cấp thấp, có rung động thấp buộc phải đầu thai trở lại, theo qui luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; của trường năng lượng và mật độ nguyên tử tương ứng. (Nguyên Lý Trung Phương gọi là Cung trường Lượng tử).
“ Sức hấp dẫn” hay là những từ lực do xã hội loài người ở trần gian rất mạnh. “ Sức hấp dẫn” này là tổng hoà các tư tưởng thiện ác, những ý nghĩ vô cùng lộn xộn, rối rắm, nó tồn tại ở dạng sóng, vướt qua cả vỏ não, lan ra trong không trung; nhất là khi con người ngủ, linh hồn đôi khi thoát ra và đi lang thang. Mặt khác, các vong hồn này chưa tiến hoá xong (hay chưa hút hẳn về khối Đại Linh quang), cho nên họ còn bị chi phổi bởi sự lộn xộn vô cùng “hấp dẫn” của xã hội loài người.
 Mặt khác, thể vía-cấu tạo chủ yếu bằng các lớp thông tin ô trọc: Những khát khao, dục vọng, tham vọng, nợ duyên…nên ảnh hưởng của nó khiến cho linh hồn luôn luôn muốn đầu thai trở lại! (Đây cũng theo qui luật nhân quả, nghiệp còn phải trả, đồng thanh tương ứng). Đặc biệt, các linh hồn hạ đẳng lại muốn xuống đầu thai nhiều nhất, vì họ còn quá nhiều duyên nợ, khát vọng trần tục. Mặt khác nữa: Theo qui luật tiến hoá, thì con người chưa hoàn thiện,( ở một cá thể đơn lẻ) phải được “học” ở “trường trần gian”, cho đến khi nào hoàn thiện thì thôi; tức là phải tiếp tục tồn tại qua các kiếp, cho đến khi nào linh hồn “thanh nhẹ” con người đạt đại trí đại thiện đến độ về với Thiên đường Thượng giới. Đây vừa là qui luật tiến hoá, và cũng là ý chí của Thượng đế theo Chân lý cuối cùng.

Luân hồi theo kiếp-nghiệp-quả:
Toàn bộ quá trình tồn tại của con người phải trải qua các kiếp khác nhau. Một kiếp bằng một lần đầu thai, bằng một cuộc đời ở Hạ giới cụ thể. Kiếp, tức là kiếp người. Đây là quan điểm của Phật giáo, Giai-na giáo khai sáng. Ta thừa nhận vì tính chính xác. Con người phải trải qua vô số kiếp trong quá trình tiến hoá lên Thượng giới. Có thể kiếp này là đàn ông, kiếp sau là đàn bà. Linh hồn bất tử, nó thu nhận thông tin từ các kiếp để tiến hoá-tức trải nghiệm để học hỏi về Định luật Vũ trụ. Con người sẽ phải trực tiếp giải quyết các hậu quả, hoặc hưởng các kết quả tốt từ các kiếp trước. Tạo ra nghiệp gì, thì phải nhận quả ấy.
Nghiệp là các hệ quả tạo ra từ kiếp. Quả là kết quả “gặt hái” từ nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân, là gốc là duyên cớ để tạo quả ở kiếp sau; đặc biệt hiện nay, để tăng cường thúc đẩy nhân loại tiến hoá, Thượng đế cho con người phải trả quả ngay tại kiếp này: Tạo nghiệp tốt, được quả tốt và ngược lại. Nguyên lý này còn xuất phát từ cơ chế vận động của trái đất lên mật độ cao, tốc độ lượng tử nhanh hơn, làm cho các chuỗi thông tin đa chiều biến hiện, tác động nhanh hơn, làm thúc đẩy quá trình chuyển hoá vật chất.
Theo luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, chính là một thuộc tính của “Qui luật Phản hồi” trong Luật lớn Nhân quả, giữa hiện tượng và bản chất…Khi các thể vía-những mặt tối của tư tưởng, được tích tụ trong quá trình sống, đã tạo ra “mặt tối” của linh hồn. Những linh hồn sẽ chịu một “sức hút” của Hạ gipí theo hệ quả tương ứng. Do đó linh hồn đầu thai trở lại theo qui tắc “tương cầu”.
 Ở đâu, chỗ nào, kiếp nào, chuẩn bị cần và có các kiếp tương ứng thì linh hồn sẽ “sa” vào chỗ đó. Đó là qui luật tự nhiên. Các nguyên tử đen (thể vía) sẽ tìm tới các môi trường phù hợp để ở kiếp tiếp theo.
Nguyên tắc “ngược lại” của phép nhân quả: Khi có một giá trị nào đó được xác định ở kiếp trước, thì kiếp này lãnh ngược lại. Ví dụ: Kiếp trước giết người-kiếp này bị giết; kiếp trước khinh người nghèo, kiếp này nghèo; kiếp trước không làm phúc, kiếp này không ai giúp đỡ; kiếp trước lo giúp người nghèo, kiếp này giàu được người giúp; kiếp trước làm quan thanh liêm, kiếp này làm quan phán xử…
(Điều này dễ hiểu vì tương lai của các kiếp tiếp theo, phụ thuộc vào tư tưởng, trường lưu chứa thông tin và phát nguyện tinh thần, tư tưởng của linh hồn đó, đồng thời là ảo ngược đảo lại của các dính mắc lượng tử với các đối tượng linh hồn khác mà ta gọi là các duyên nợ…).
 Nguyên tắc này khẳng định: Trước tiên, đây là một nguyên lý vật lý, một định lý của tự nhiên; và có sự giáo hoá của Thượng đế và Vương Mẫu.
Phải làm cho con người rõ việc này. Kiếp này ta có việc gì, thì “soi lại” sẽ biết kiếp trước ta đã làm gì! ( Trừ trường hợp các bậc tiên thiên thực thi nhiệm vụ, phải chịu thử thách, thậm chí bầm dập để đạt chính quả).
Nguyên tắc “được đền bù” của Luật Nhân quả: Làm điều tốt, được đền bù gấp nhiều lần.Ví dụ: Lo cứu người, kiếp sau được người giúp, cứu, thành đạt. Cúng, làm công quả cho Trời, Phật nhiều, kiếp này được gia ân giàu sang.
  Vậy: Ta thấy một người giàu sang, thiện tính, phải hiểu kiếp trước anh ta là người tốt.
Nguyên tắc “nhân lên” của Luật Nhân quả: Làm điều gì thì quả của nó được nhân lên nhiều hoặc rất nhiều lần. Lo cứu giúp người nghèo, sẽ được thành giàu; làm việc ác đạo, phải ghánh hậu quả nghiệp chướng nặng hơn cái quả của mình gây ra.
Ba nguyên tắc này dựa và qui luật “phản phục”, “phản hồi” trong Luật Nhân quả. được Thượng đế và Mẫu Vương chi phối hoàn toàn.

   CON ĐƯỜNG LUÂN HỒI:
 Khi linh hồn được Thượng đế và Mẫu Vương cho đầu thai trở lại Hạ giới, phải có duyên.
 Duyên này được qui định bởi số phận được định đoạt của anh ta trong kiếp tới, số phận này phải được qui định theo luật luân hồi nhân quả.
 Linh hồn phải chờ cho đến khi gặp được hoàn cảnh, số phận tương ứng mới được đầu thai. Ví dụ: Số anh ta kiếp này được giàu sang, phú quí, là bậc quí nhân, có gia tộc danh giá. Anh ta phải đợi “cha mẹ” của mình xuất hiện trên đời; khi có duyên, ngay lập tức anh ta sẽ được đầu thai vào gia đình ấy. Các số phận khác tương tự.
Đôi khi, những người thân kiếp trước của nhau, được Thượng đế ban phúc, đã cùng nhau đầu thai trong cùng hoàn cảnh số phận. Ví dụ: Kiếp trước là duyên lỡ, nợ nhau, kiếp này đầu thai cùng quê, để gặp nhau lên vợ lên chồng; kiếp trước là cha mẹ anh em, bạn bè, thậm chí là kẻ thù của nhau, kiếp này sống gần nhau để trả quả. Anh em có thể kiếp này thành bạn; cô, chú, dì, mẹ có thể thành chị…
Sự tương ứng kỳ ngộ: Do qui định của duyên nghiệp, đồng thời do ảnh hưởng của qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, nên các số phận khớp và hợp lý với nhau một cách kỳ lạ-ấy chính là số phận. Một con người, vào một lúc nào đó, để trở thành ai, hoặc làm gì đó, nhất thiết phải gặp hoàn cảnh. Những điều này luôn được qui định trước, nhưng có một khế ước cho con người cải hoá số phận ở sự canh cải, cải tạo số phận, khi anh ta chọn lựa bước đi để gặt hái các quả chuỗi xử lý đời sống tiếp theo. Nên, xét cho cùng, tương lai phụ thuộc vào hành động hôm nay của con người.
Khi có thần thông, có thể nhìn thấu được tương lai, quá khứ của thế giới, dân tộc, con người, sự vật hiện tượng…Nhưng đó là có thể truy cập vào các khung thời gian với những cung trường khác nhau-giống như kịch bản khác nhau, cho nên tiên tri luôn luôn là không chính xác 100%, thậm chí biết một kết quả, nhưng chúng ta có thể thay đổi được kịch bản này trong tư tưởng và hành động kịp thời. Đó gọi là đức năng thắng số, hay nói cho đúng là sự lựa chọn tiến hoá của mỗi con người.

 CON ĐƯỜNG CHẤM DỨT LUÂN HỒI:
( Học phần bổ trợ Giáo Kinh cẩm nang bốn-bàn phương pháp chấm dứt luân hồi).

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate