1-Qui luật
Vũ trụ thống nhất ( Vũ trụ là Một).
2-Qui luật Vận động và Phát triển không
ngừng.
3-Qui luật Nhân
quả.
Ba qui luật hợp nhất, thành Đạo Trời (Luật Trời- Định luật vũ trụ).
(Đây là phát hiện đặc sắc nhất của Trung
Phương Thiên Tôn-chấm dứt sự huyền bí, sự bí hiểm của khái niệm“ Đạo Trời”, mà
các vị giáo chủ trước thường nói mập mờ khó hiểu, hoặc giải thích không đầy
đủ).
* Qui luật là
gì?
Là sự hợp hoá
và vận hành tất yếu theo một thể thức chặt chẽ không thể đảo ngược, không có
loại suy, không có thay thế, trong đó các mặt nội dung của nó thống nhất về bản
chất, hiện tượng. Tính chất tồn tại là lặp đi lặp lại các bản chất, hiện tượng
trong sự vận động xoáy trôn ốc.
Trong vũ trụ, có rất nhiều các qui luật khác nhau,
mang các nội dung khác nhau, có tính phổ biến. Qui luật lớn là qui luật phổ
biến và bao trùm.
Ba qui luật lớn, vĩ đại này, bao trùm toàn bộ sự vận
động, phát triển, diệt vong của Vũ trụ; nó qui định ở mọi mặt trong mọi sự vật
hiện tượng của Vũ trụ, biểu hiện ở mọi nội dung, hình thức, không gian, thời
gian, hiện tại, quá khứ, tương lai, các mặt bản chất, hiện tượng.
*Đạo Trời:
Tức là ba qui luật này, vốn khi sinh ra Vũ trụ, nó đã có rồi. Nó là thứ bản
nguyên của Vũ trụ, là thuộc tính tất yếu của tự nhiên, tức là không ai sinh ra
nó, mà nó là nguyên nhân, cũng là kết quả. Mọi sự vật hiện tượng nằm trong phạm
vi qui định của nó chỉ tuân theo nó, không thể
khác. Thượng đế không sinh ra các qui luật ấy, nhưng ở tính toàn thể,
Người đại diện cho qui luật ấy, và Người thực thi qui luật ấy.
Qui luật 1
( Vũ trụ thống nhất): Qui định nội dung và hình thức.
Qui luật 2
(Vận động và phát triển không ngừng): Qui định động lực tồn tại.
Qui luật 3
( Nhân quả): Qui định sự chuyển hoá.
Thiếu một trong ba qui luật này, không thành, không
tồn tại vũ trụ và bất cứ thuộc tính, sự vật hiện tượng nào!
Đây là phát hiện, có tính sáng tạo mới nhất về nguyên
lý của Vũ trụ. Ba qui luật này sẽ xuyên suốt toàn bộ hành động của loài người,
coi đó là phương pháp luận mới trong tư duy, hành động.
QUI LUẬT THỨ NHẤT: VŨ TRỤ THỐNG NHẤT
( Sự thống nhất của Vũ trụ )
Như chúng ta đã biết, Vũ trụ sinh ta từ một bản nguyên
duy nhất, bản nguyên này: Là linh hồn
phân cấp từ Đại Vũ trụ, sau đó được biến hoá thành một đại khối Nguyên năng,
phân tính rõ ràng, có đầy đủ ý thức và co lại trong một chuỗi các hệ không phân
chia về Nguyên hạt đồng nhất Trung Phương. Đại khối này trước đó đã co lại
trong lòng Đại Thượng đế, với khối lượng tới hạn và cực nặng; sau khi được phân
cấp, nâng cấp và nhận lệnh biến hoá thành lập Vũ trụ, linh hồn này được phát
phóng ra từ Trung tâm Thần lực Đại Vũ trụ, đạt độ cưỡng bức vật lý và giao hoà
Nguyên Lý cân bằng bên ngoài thể vía của Đại Vũ trụ, thì bắt đầu phân chia-có
thể bùng nổ vật lý hạt, hoặc không bùng nổ (tức là có hoặc không có bất cứ vụ
nổ lớn nào)-Nhưng quá trình ban đầu khi Tâm Trường thay đổi, các Nguyên hạt
Trung Phương bắt đầu phân rã mạnh,
thì Vũ trụ sinh ra trong một phản ứng vật lý-hoá-sinh của nguyên tử, và tạo ra
chuỗi dây chuyền phân hoá liên tiếp, tạo ra muôn vật, vận động và tiến hoá
không ngừng cho đến ngày nay.
Do đó, dù to, dù nhỏ, đơn giản hay phức tạp, thì Vũ
trụ vẫn chỉ là MỘT! Và duy nhất Vũ trụ-với tư cách là một chỉnh thể hoàn
chỉnh, thống nhất, tuyệt đối, không chia rẽ.
* Là một chỉnh thể hoàn chỉnh: Tức là một chỉnh thể toàn vẹn, độc lập, bao gồm cấu
tạo của các bộ phận tạo nên nó và đúng là nó, với sự thống nhất tuyệt đối của
các mặt đối lập; các bộ phận cấu thành quan hệ chặt chẽ, khăng khít, liên hệ
tuyệt đối, dựa vào nhau và tương hỗ cho nhau để cùng tồn tại.
Mọi bộ phận của chỉnh thể ấy đều có được, sinh ra và
tồn tại theo một cơ duyên chặt chẽ, không thừa, không vô lý.
Mọi bộ phận liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chung
một thiên tố để tồn tại, đó là: Sự cấu tạo về mặt cấu trúc. Cấu trúc
chung cho mọi sự vật hiện tượng của Vũ trụ.
* Là một chỉnh thể thống nhất: Giống nhau về sự tồn tại của hình tố: Mức tồn
tại cấu trúc, hệ số giống nhau, vận động theo qui luật giống nhau.
Thống nhất các mặt đối lập: Sau khi linh hồn Thượng đế bắt đầu quyết định phân chia, sau khi hình
thành Đạo trường từ Tâm trường, các Nguyên hạt biến đổi từ lực đẩy của Đại khối
Nguyên năng, bắt đầu phóng phát các dây Trung Phương ra xung quanh…Các cấu trúc
lượng tử liên tiếp phân hoá. Đạo trường biến đổi, làm cho phóng ra các linh hồn
gốc là các Đại thiên hà. Bảy trung tâm thần lực đại cổ Tổng thiên thần Đại
thiên hà hình thành thể dạng ban đầu…Ta bắt đầu ban thần lực của Ta thành các
con…
Chuỗi các đại
thiên hà hình thành theo nhịp thở Vũ trụ…Một khi chuỗi đó hình thành theo tình
yêu vô bờ bến, sự hoan hỉ an lạc đến vô cùng, từng nhịp điệu của Ta ban rải
thần huệ, hình thành các chuỗi Thiên hà ban đầu trong ánh sáng của sự kỳ diệu
sắp xếp theo trật tự của Nguyên Lý Trung Phương, nơi mà các chỉ số AND Vũ trụ
của Ta được phân chia cân bằng, đối lập, mang hơi thở và trí tuệ Vũ trụ; nhịp
điệu phân hoá sau cùng và cũng là đầu tiên. Nơi mà các linh hồn được sinh ra
trong Bảy Nhịp muôn đời của Vũ trụ…
Thân thể Vũ trụ sau đó hình thành từ hai mặt chính của
bản nguyên có cấu tạo từ e-( electron)
và n+( nơtron). Từ hai mặt này, khi Vũ trụ phát triển, thì nó qui định ở cấu
tạo của mọi sự vật hiện tượng một cách tuyệt đối, mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt âm-dương ( Ta gọi là hai mặt
đối lập), nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có cái
này thì không có cái kia, không có cái này thì cái kia không còn phát triển,
không còn tiến hoá, mà nó chuyển sang một hình thức khác, tên gọi khác, không
mang bản chất cũ nữa.
Ví dụ: Sự sống-chết của thể xác, thiện-ác, tiến bộ-
lạc hậu, âm- dương, sáng -tối, trẻ-già, giàu–nghèo, tương lai-quá khứ, vị
tha-cố chấp, to-nhỏ, lớn-bé…Ở giới Thiên linh là: Cha (Thượng đế) là Vũ trụ:
Gồm thể xác đơn giản và vật chất siêu đẳng (linh hồn). Thượng đế về mặt vật
chất siêu đẳng gồm: Thần, thánh, tiên , phật, các vong nhân thiện, và quỉ ma,
tà ác…Người là chúa tể của tất cả các giới trong thiên linh, sinh ra giới thiên
linh. Thiên linh bao gồm vạn giới linh hồn, các cấp bực từ cây cỏ đến con
người…Vậy trong Thượng đế tất yếu có hai mặt của Vũ trụ: Người bao gồm cả
thiện-ác, sáng tối, thần tiên-ma quỉ…Nhưng vì Người chủ tạo lập tiến hoá, nên
là chủ Thiện, chứ không chủ ác. Tính ác chỉ là một phần của Người do bọn
quỉ vương nắm giữ. Từ bi không ai bằng Trời( ở tính Phật), nhưng trừng phạt,
tiêu diệt thì cũng không ai bằng Trời! Ta hiểu rộng hơn là qui luật (luật Trời)
vậy. Bọn ma quỉ các loại cũng là con của Người. Có thần phật thì cũng có ma
quỉ, trước khi thành phật, thì phải đã là ma quỉ, có khi thần tiên cũng hoá ma
quỉ chứ không sai! Nhưng ma quỉ bị Người chi phối.
Trong một con người cũng luôn luôn có hai phần
thiện-ác, ma quỉ-thần tiên, tính phật-tính ma, các phần tư tưởng luôn luôn có
mặt đối lập, mọi thành tố tạo thành vật chất sơ đẳng( thể xác) và vật chất siêu
đẳng (linh hồn) luôn luôn tồn tại các mặt đối lập.
(Học thuyết
âm-dương của phương Đông đưa ra nhận thức hai mặt đối lập hoàn toàn chính xác;
nhưng cần bổ sung bằng nguyên lý khoa học lượng tử hiện đại ở trên để hoàn
chỉnh về cấu trúc nguyên-phân tử. Phần sau sẽ nói: tư tưởng con người cũng cấu
tạo bằng vật chất).
Chỉnh thể này về mặt số học, thì thống nhất bởi các
số. Từng bộ phận hợp nhau thì giống nhau
về số: Ví dụ thời gian-không gian-con người thống nhất ở số học là 365, 12, 7,
9, 18, 36, 72, 81, 108. Trái đất xoay tròn quay xung quanh mặt trời một vòng là
365 lần xoay ( 365 ngày), thì con người có 365 đốt xương, 365 lạc huyệt, 108
huyệt quan trọng, 36 huyệt tối quan trọng, trong đó có 7 huyệt ( 7 luân xa ) thông
thiên, 7 lỗ trên cơ thể, 7 sao trong chòm Bắc cực. 1 năm có 12 tháng, cơ thể người có 12 đường
kinh chính, trái đất có 12 cung hoàng đạo. Số 9 là số cực: 9 cảnh giới, 9
phương trời, 9 tháng mang thai, 9 hành tinh trong hệ mặt trời (Kim-mộc-thuỷ-hoả
-thổ-trái đất-hải vương-thiên vương-diêm vương tinh)….
Trong bản nguyên gốc của tế bào phân tử mọi vật, đều
cấu tạo từ các nguyên tử, điện tử. Mọi vật đều có cấu tạo từ các nguyên tử mà
thành. Các nguyên tử thống nhất ở qui luật vận động và tồn tại với tư cách là
một chỉnh thể của hai mặt đối lập.
Thống nhất về sự vận động: Trong không gian và thời
gian, các sự vật hiện tượng Vũ trụ thống nhất: Vận động ngược chiều kim đồng
hồ. Đây là chiều vận động để tồn tại của mọi vật chất. Tuy nhiên: Theo qui luật
dương giáng, âm thăng; vậy khi đi lên thì theo chiều ngược, khi đi xuống thì
theo chiều thuận kim đồng hồ.
Tất cả đều ở dạng vận động xoay tròn, có cấu tạo dạng
tròn-là tuyệt đối; còn các thể dạng khác là tương đối.
Thời gian-không gian là xoay tròn, nên có thể nhận
thức, tìm lại, gặp lại mọi thời điểm của không thời gian.
Các bộ phận của Vũ trụ có mối quan hệ tuyệt đối với
nguồn gốc của nó, gốc chính là nguồn nguyên năng Vũ trụ-tức là Thượng đế. Tại
sao? Vì nguyên năng gốc cung cấp năng lượng tồn tại và chuyển hoá cho mọi sự
vật hiện tượng, trong sự thống nhất tuyệt đối đó. Ví dụ: Con người khi sinh ra,
nhận năng lượng của Vũ trụ thông qua các luân xa, các luân xa này tập trung
thống nhất lại thành một đường, chạy từ dưới lên trên, qua huyệt Bách hội tại
đỉnh đầu để liên hệ vào Vũ trụ, trông đường này như một sợi dây bạc, kéo lên
không trung. Khi con người chết, tức là sợi dây này bị đứt, hồn tách khỏi xác,
bay lên, thể xác chấm dứt được tiếp năng lượng Vũ trụ, nên tan rã.
Các bộ phận của Vũ trụ có mối quan hệ tương đối với
nhau, trong chỉnh thể chung; tức là: chúng không sinh ra nhau, mà quan hệ biện
chứng với nhau, có thể làm chuyển hoá nhau. Vì không sinh ra nhau, nên không
quyết định được sự sinh của nhau, giống như anh em trong một gia đình, hay chân
với tay vậy. Các thần thánh, tiên, phật, quỉ ma, con người đang sống cũng thế;
lại có thể tiêu diệt lẫn nhau, làm chuyển hoá nhau, thông qua cuộc đấu tranh
giữa các thành tố có tính cách đối lập.
Vì Vũ trụ luôn có hai mặt thuộc tính âm-dương ( Ta gọi
là hai mặt đối lập chính) bản nguyên, tạo ra các mặt đối lập của mọi sự vật
hiện tượng khác. Sự tồn tại của mặt đối lập kia, đối với mặt đối lập này là tất
yếu, xong chúng có thể chuyển hoá, tác động, đấu tranh, dị trừ và tiêu diệt
nhau, đó chính là qui luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” mà
C.Mác đã chỉ ra rất đúng-là động lực của sự phát triển. Đây là một qui luật
nhỏ, bị qui định và nằm trong trong qui luật Vũ trụ thống nhất.
( Ghi chú:
Nguyên Lý Trung Phương về phần hình thành
Vũ trụ, phân hoá Vũ trụ và thống nhất vật lý lượng tử-Thiên Pháp cấp 7 mới truyền dạy, vì có liên quan đến nhiều bí
mật cơ năng Vũ trụ chưa được phép công bố cho người sơ học, hoặc chưa lành
thiện ).
QUI LUẬT THỨ
HAI:
VŨ TRỤ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNG
* Vũ trụ
luôn luôn vận động phát triển theo
phương thức: vận động liên tục, vận động để tồn tại, vận động để chuyển hoá và
tiếp nhận năng lượng, vận động theo chiều xoay tròn, ngược chiều kim đồng hồ.
Đây là sự vận động tuyệt đối, mọi chiều khác đều tương đối. Đứng im chỉ nhất
thời, tương đối-thường khi vừa ở chế độ xác lập mới, ổn định bản chất mới, sau
đó chuyển hoá tiếp (vận động tiếp).
Vận động của mọi sự vật hiện tượng trong Vũ
trụ diễn ra đồng thời trên bề
mặt của vô số chiều không-thời gian của chính
chúng và Vũ trụ.
Khi vận động, mọi sự vật hiện tượng tiếp nhận năng lượng từ Đại vũ trụ, trong
Vũ trụ, chuyển hoá năng lượng ( từ dạng này sang dạng khác), đồng thời cũng
làm tiêu tốn năng lượng cho sự vận động, phát triển. Sự tiêu tốn này làm Vũ
trụ, sự vật hiện tượng già đi, cho đến tan rã, chia tách. Nhưng chia tách chỉ
mang tính cá thể, tương đối, hợp nhất là tuyệt đối.
Riêng với con người: Sự vận động và chuyển hoá của các
kiếp của linh hồn cũng thế, nhưng là giới linh cao nhất (mang xác, đổi xác) của
Cha, nên con người đã tự cải tạo Vũ trụ, và đến lúc này, khi có con người, Vũ
trụ mới tự cải tạo được. Hay nói một cách khác: Xã hội con người là đỉnh cao
của sự tiến hoá trong vũ trụ. (Lưu ý: Con
người tồn tại trong cả các hệ tinh thể cao cấp-còn mang xác, nhưng có thân thần
thánh trong các cõi cao hơn, thì vẫn gọi là con người-không tính đến khi linh
hồn đầu thai thành các hành tinh).
* Phát triển: Vũ trụ phát triển từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến
phức tạp, theo qui luật chuyển hoá: Đạt cực đại thì chuyển thành dạng hoặc hình
thức, nội dung, bản chất khác; giai đoạn sau được tạo lập và bị chi phối bởi giai đoạn trước, và có mối
liên hệ xuyên suốt giữa các giai đoạn trong không-thời gian ( đây chính là
qui luật nhân quả). Mọi giá trị, nội dung của các giai đoạn tồn tại đồng thời
trong không-thời gian. Nói như thế, các nhà khoa học thô mộc hiện không thể
hiểu được! Do đó, mọi sự vật hiện tượng phải tuân theo qui luật nhân quả. Ta
hiểu đó là qui luật chuyển hoá. Qui luật lượng chất chỉ biểu hiện một phần nhỏ
của qui luật này. Tại sao? Vì không đề cập được các giá trị còn tồn tại vĩnh
viễn của quá khứ trong không-thời gian bốn chiều-đến nhiều chiều! Không phải
thành cái mới rồi thì cái cũ mất đi! Mà “cái áo cũ” còn nguyên vẹn và được Vũ
trụ lưu giữ!
Giữa các mặt lượng-chất, chuyển hoá thành nhau, đều là
thuộc tính của qui luật lớn là vận động và phát triển không ngừng.
Phát triển là tuyệt đối, đồng nghĩa với nó là sự tiến
hoá, tiến bộ, đi lên. Nhưng phát triển trên nền tảng của sợi chỉ đỏ ( hay trục
dọc xuyên suốt) là Chân-Thiện -Mỹ. ( đọc
phần Chân- Thiện -Mỹ -đạo Hằng của Thượng đế). Nền tảng này quan trọng,
không đảo ngược, chi phối đến toàn bộ sự tồn tại của Vũ trụ. Cái gì phù hợp với
tiến hoá thì tồn tại và ngược lại. Tại sao Chân-Thiện-Mỹ ( gọi chung là đạo
đức) lại quan trọng đến như vậy? Vì mọi sự vật hiện tượng đều phát triển từ
thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Chân-Thiện-Mỹ là sự hoàn thiện
của Vũ trụ-mà trong tổng thể của nó, đã thành, đã và đang chi phối, thúc
đẩy các phần khác trong Vũ trụ tiến hóa lên-tổng thể ấy chính là Thượng
đế vĩ đại của chúng ta!
Nên nhớ: Cái xã hội con người ở trái đất này, chỉ là
một phần cực kỳ nhỏ bé của –trong Vũ trụ; có nhiều các xã hội có con người khác
trong Vũ trụ tiến hoá hơn chúng ta gấp triệu lần rồi!
Chân-Thiện-Mỹ là sự hoàn thiện của Vũ trụ-trong mọi sự
vật; đó cũng là mục tiêu của mọi sự vận động. Nó là thể nhẹ-cao-thanh-dương,
ngược với nó là nặng- thấp-trọc-đen xấu-âm. Cái ngược ấy bao giờ cũng kéo cái
tốt kia, nhưng theo qui luật-cái hoàn thiện-cái siêu-nhẹ tinh vi, gần và có
nhiều năng lượng luôn luôn chi phối và chiến thắng cái thấp, xấu-yếu về năng
lượng hơn! Đó là nguyên nhân làm cho cái thiện-cái tốt luôn luôn và cuối cùng
chiến thắng cái xấu, tất thảy mọi cái xấu đều là trái qui luật tiến hoá-tất yếu
sẽ bị qui luật tự nhiên tiêu diệt!
Hai thể thức-hình thức đối lập này luôn luôn đấu
tranh, chuyển hoá cho nhau. Nhưng để tiến hoá thì phải đi lên phía trên, thuộc thể
dương, mặt sáng; nơi đó có nguồn Đại nguyên năng của Vũ trụ-là Thượng đế; cho
nên, không có cách nào khác là mọi sự vật hiện tượng của Vũ trụ đều cần luôn
luôn vận động theo hướng dương đó.
Đỉnh cao của sự phát triển của mọi sự vật hiện tượng
là trở về với Thượng đế (theo nghĩa lớn); nghĩa nhỏ: hoàn thiện rồi thì chuyển
hoá thành cái khác, thứ khác, không là cái cũ nữa, rồi đi đến lụi tàn. Vũ trụ
sẽ lụi tàn và bị huỷ diệt vào một thời điểm nào đó và sẽ luân hồi trở lại vào
một thể trạng khác! Sự luân hồi ấy lại là một sự phát triển vậy. Sinh cũng là
phát triển, chết cũng là phát triển! Vì mọi thứ chỉ thành cái khác mà thôi.
*Chân-Thiện-Mỹ:
đạo Hằng của Thượng đế-động lực của sự phát triển, tiến hoá, tiến bộ.
Chân-là chân chính, trong sáng, chính trực, công bình;
là sự tu tập để có đạo hạnh thánh thiện trong tâm hồn. Trong sự vật, thì nó
phải biểu hiện ở thuộc tính của nguyên nhân tồn tại của nó-ấy là cái chính
bền-trong sáng của bản thể của nó.
Có Chân, mới có Thiện; có Thiện mới có Mỹ. Chân là giá
trị của bậc thượng lương. Chân như ánh sáng soi rọi và làm sáng tâm hồn con
người. Khi có nó rồi thì không sợ tà ma ác quỉ nữa! Vì ác quỉ trong ta, ác quỉ
ngoài ta đều khiếp sợ, kính phục cái Chân ấy.
Thiện là thiện tính và lương thiện ( phân tích trong bài “thiện và ác”), ở
đây nói thêm: Thiện là sự vươn tới lên ngang tầm con người của mỗi con người.
Rõ ràng, để có Thiện, trước hết phải có Chân. Rồi đến lúc cả ba bổ trợ cho
nhau, quan hệ tương đồng với nhau, là nhau, tạo nên đẳng cấp nhân cách cao quí
của con người.
Mỹ là cái đẹp, sự hướng đến cái đẹp và phấn đấu để làm
ra cái đẹp, vì cái đẹp, tiến lên cái đẹp. Cái đẹp này không đơn giản là mỹ quan
đẹp mắt, mà chính là cái đẹp của sự hoàn thiện tuyệt vời trong tâm hồn, tư
tưởng, thể xác, xã hội, thế giới. Mỹ là cái đẹp thánh thiện, chân chính, hài
hoà với cái Chân và Thiện.
Thượng đế Chí Tôn vĩ đại của chúng ta là bậc toàn năng
về Chân-Thiện-Mỹ. Người là tinh hoa cao nhất của Chân-Thiện-Mỹ; và Người tạo ra
Chân-Thiện -Mỹ. Người là thành tố có tính qui luật tạo ra sự phát triển, tiến hoá của
vạn vật. Qui luật ấy chính là sự hoàn thiện của vạn vật, trên tiêu chí
Chân-Thiện-Mỹ. Cái đẹp tự nhiên hay cái đẹp cá nhân đều phải trải qua vô vàn
nhịp điệu tiến hoá mới có. Người là động lực, là nguyên năng, là cái đích, là
bậc chủ trì sự vận động ấy! Về mặt linh hồn, Người cho chúng ta một tiểu nguyên
năng, với một lương tâm. Trong lương tâm có sẵn ấy, đã có sẵn Chân-Thiện-Mỹ.
Không có lương tâm ấy thì loài người sẽ bị huỷ diệt, con người không phát
triển, thế giới lụi tàn! Bởi vì sao? Vì không phát triển được nữa! Phát triển
tiến bộ có nghĩa là Chân-Thiện-Mỹ còn sống, còn tồn tại và ngược lại!
Cho nên mới nói: Chân-Thiện-Mỹ là đạo Hằng của Thượng
đế! Đạo Hằng là hằng số, không đổi, là thứ bất biến, tồn tại muôn năm! Thượng đế
còn thì Chân-Thiện-Mỹ còn! Người không đại diện cho nó, mà sáng tạo, chủ trì và
duy trì nó, nó thuộc về Người-với tư cách là đấng Toàn năng.
Để loài người tồn tại, đi lên đích cuối, thì không thể
không có Chân-Thiện-Mỹ-cũng có nghĩa là phải có Cha bên chúng ta! Đại Đồng là
xã hội có Chân-Thiện-Mỹ cao nhất, vì con người ở đó đạt Chân-Thiện-Mỹ cao nhất.
Họ lúc đó thành tiên phật thần thánh ở trần giới. Và tất nhiên, ngay cả bây
giờ, ai cũng có thể tu tập để hoàn thiện
như vậy!
Chúng ta phải hiểu thêm, con người còn phải đạt được
một trí tuệ huệ năng lớn lao, đạt được trí tuệ uyên bác đại trí. Đó cũng là giá
trị của Mỹ-sự hoàn thiện của trí tuệ-tư tưởng-tâm hồn.
Chân-Thiện-Mỹ là tổ hợp nguyên năng trong chúng ta,
tồn tại ở ba trung tâm luân xa, nơi đấng Cao Minh, đức Mẹ và các đức Thầy ngự.
Các ngài ngự trong ta, là ta mà không phải là ta; là linh hồn ta; ta là một
phần nguyên năng của Cha-Mẹ-Thầy. Tam Toà hun đúc sức mạnh, ánh sáng, trí tuệ
cho chúng ta, để chúng ta tiến bộ, đạt Chân-Thiện-Mỹ; kẻ ác, xấu là những kẻ
đánh mất nguồn nguyên năng ấy, đỉnh điểm nhân quả của họ có thể bị Trời tiêu
diệt-theo qui luật tự nhiên; thậm chí bị diệt linh hồn-đây là sự trừng phạt
khủng khiếp nhất đối với một cá thể-vì chấm dứt sự tồn tại thực sự của một
người-nhân linh; còn cái chết thể xác ở hạ giới chỉ là một sự chuyển hoá tất
yếu mà thôi.
Ai muốn có Chân-Thiện-Mỹ thì chỉ cần khơi động nó
trong chính mình, không phải tìm kiếm hoặc học ở đâu cả! Ngay cả khát vọng về
một cuộc sống, về sự tồn tại chân chính, với sức sống của sinh thể đã là một
thuộc tính của Chân-Thiện-Mỹ. Đó là tình yêu trai gái, tình yêu con người với
con người, con người với thiên nhiên, khát vọng về hạnh phúc và sự an lạc chân
chính. Đặc biệt Ta không khuyến khích sự diệt dục! Vì nhân loại còn tồn tại hàng
tỷ năm, sự sinh làm trọng. Cha là chúa tể của sự sinh.
“ Ấy là Ta giáng mấy lời
Chúc cho Đại Đạo đẹp
tươi vẹn toàn
Phổ giáo Chân-Thiện
loan hoàn
Mỹ kia đẹp đẽ Ta ban cho đời
Đạo thường đã đẹp,
đẹp người
Nhân loại đẹp
đẽ, Trời, người đẹp chung
Bao giờ tới đỉnh ngàn trùng
Thiên Đình nơi ấy là
cung Bạch Toà
Đạo Ta ánh sáng chan
hoà
Ba
điểm hội lại thành hoa muôn đời.
( Bài “Đạo Hằng” này viết theo ý Cha ngày 16-3-2008)
QUI
LUẬT THỨ BA: LUẬT NHÂN QUẢ
Nhân:
là nguyên nhân, nguyên cớ, nguyên thể-nhân tố hình thành, xuất phát
điểm, trạng thái hình thành và khơi động của mọi sự vật hiện tượng.
Quả: là hệ quả, thành tựu đạt được, cái được xác lập tất
yếu do“ nhân” gây ra, tạo ra. Quả bao gồm tất cả các giá trị trong diễn tiến
hình thành ra nó và tạo thành nó, được xác lập.
Như vậy: Một nhân có khi có một quả, nhưng có khi lại
có cả chuỗi quả khác nhau, thành một chuỗi liên quan, liên hệ với nhau, phản
ứng và ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong mọi sự vật hiện tượng, khi “sinh-trụ-dị-diệt”,
hay “thành-trụ-hoại-không” đều có nhân quả. Không một sự vật hiện tượng nào
sinh ra mà không có sự chuyển hoá nhân quả.
Có Ba qui
luật nhỏ ảnh hưởng đến qui luật này là:
1-Qui
luật Lượng-Chất: Qui luật này xác định khi có một sự tác động, thì
sinh ra một sự chuyển hoá; đạt đến một trình độ nào đó của vận động, thì nó
chuyển thành cái khác. (Đọc Nguyên Lý
Trung Phương về chuyển hoá cung trường và mật độ, chuyển pha lượng tử).
2-Qui luật Phản
hồi: Khi tác động vào một yếu tố nào
đó, thì sau đó sẽ phản hồi ngược lại, theo thuộc tính tương ứng: Đây là lý do
tại sao bất cứ một quả nào đều phản ánh cái nhân của nó và chi phối ảnh hưởng
hưởng trở lại nhân. “Nhân nào quả ấy”-nhân tốt-quả tốt, và ngược lại. Sự phản
hồi này có thể xảy ra ngay tức khắc, sau đó một thời gian, hoặc sau một thời
gian dài, do sự “lưu chứa thông tin năng
lượng” tác động trở lại nhanh hay chậm. Sự lưu chứa này phụ thuộc lực tác
động ( tức là khởi lực của nhân).
Phản hồi bao hàm trong nó cả phản lực, tính chất thuộc
tính của thông tin ( ví dụ: Hành vi tốt hay xấu, cao hay thấp…). Lực tác động
này ví như khi ta chặt cây: Chặt thật mạnh thì tay ta bị rung động ngược lại
mạnh, đó là phản lực. Hoặc hành động giết người vì hành vi bất lương-đây là lực
lớn, thì ngay lập tức có thể bị phát hiện, hoặc bị trả giá ghê gớm! Kẻ gây ra
chiến tranh phi nghĩa thường ngay lập tức bị lụn bại! Đây gọi là gieo gió ắt phải gặt bão. Chưa bao giờ trái
điều này. Hoặc làm một điều tốt, chắc chắn trong tương lai, trong kiếp này hoặc
kiếp sau, anh ta sẽ được đền bù lại. Đây là qui luật quan trọng nhất của qui
luật nhân quả. Phản hồi dựa trên sự tương hỗ của qui luật “đồng thanh tương
ứng, đồng khí tương cầu”. Cái tốt, hay cái xấu sẽ đến với anh, nếu anh “sở hữu”
nó! Tức là thể vía của anh lưu giữ thông tin nào thì anh sẽ gặp
nghiệp-duyên-quả tương ứng.
3-Qui luật
Phản phục: Vì Vũ trụ còn một lượng vật chất “ngược” nữa, đó là “phản
vật chất”, là thuộc tính âm-đối kháng trong Vũ trụ, cũng còn là thuộc tính đối
lập trong mọi sự vật hiện tượng cấu tạo từ vật chất. Vậy khi cái này tăng, ắt
cái kia phải giảm, vì khởi nguyên hai mặt âm-dương bằng nhau, và tổng năng
lượng giữa chúng bằng Không ( 0 ). Khi một cái động thì cái kia phải động;
cái kia tiến thì cái này phải lùi. Ví dụ: Nóng-lạnh, sáng-tối…Trong không-thời
gian của các mùa: dương sinh thì âm lụi, cực âm sẽ sinh dương, và ngược lại.
Trong một năm ở trần gian, có hai thời điểm là cực dương là Hạ Chí, cực âm là
Đông Chí, còn hai thời điểm dương âm bằng nhau là Xuân Phân và Thu Phân. Bốn
điểm này tạo thành bốn cực cân đối chia ra bốn phần bằng nhau trong một năm.
Đây là trục cân bằng, nhưng là khởi điểm của sự phản phục của mọi vật trên trái
đất. Cho nên Ta gọi đó là khởi thuỷ, chọn bốn ngày này để tế lễ Trời.
Qui luật Phản phục gây ra một sự tác động trái chiều, không tương hỗ mà
là phản tương hỗ! ( Bản chất nó ngược với qui luật Phản hồi), nhưng tương ứng
về lực
( có tính chất tương ứng); mặt này vận động, sẽ chống lại mặt kia. Vậy:
Cái thiện sinh
ra, sẽ bị cái ác chống lại; trong ngay bản thân ta, và
trong xã hội, gia đình, cơ quan...Cái sáng sinh ra, ắt sẽ bị cái tối chống lại…Thiên thần sinh ra, sẽ bị quỉ ác chống lại; cái mới, tiến bộ sinh ra,
ắt bị cái cũ, lạc hậu, thậm chí phản động chống lại. Cha có dạy câu này: “Đạo sinh thì tà khởi; khi khai
đạo, loạn trong loạn ra, khi đạo thành, thuận ngoài thuận vào”, là như vậy! Sự chống lại nhau là tất yếu, thậm chí mặt trái kia có
thể thắng tạm thời, nhưng do qui luật lớn thứ hai-sự tất yếu của vận động và
phát triển trong Vũ trụ-là qui luật chi phối, tác động mạnh mẽ và toàn diện,
nên cuối cùng, bao giờ cái tốt, cái sáng, cái tiến bộ cũng thắng cái xấu, cái
ác, cái phản động, lạc hậu. Không thế thì Vũ trụ, nhân loại không phát triển!
Một vấn đề nữa là: Chúng ta hết sức cảnh giác: Sự chênh lệch về năng
lượng-lực lượng, có thể quyết định sự thắng bại của hai mặt này. Do lực tiến
(tiến bộ) lớn
( xét theo tổng số, tổng thể), nên lực xấu sẽ thua. Nhưng trong một bộ
phận, hay một yếu tố, trong thời điểm nào đó, có thể lực lùi, lực xấu lại hơn
lực tiến, lực tốt; nhưng cuối cùng thì lực tốt lại thắng, do có sự tác động
thêm của các nhân tố tốt, có sẵn, vốn là thành phần nổi trội và ưu việt trong
Vũ trụ. Điều đó giải thích: Có khi sự vật hiện tượng tốt, tạm thời thụt lùi,
không phát triển; có khi người tốt trong một lúc, một nơi bị bọn xấu làm hại,
có khi người hiền đức bị quỉ ma làm hại ( đau ốm, chết yểu, bị tai ách), quỉ ma
ở đời là bọn người xấu mang tính quỉ ma. Ta phải chú ý đến yếu tố tổng thể thì
ta sẽ thắng: Sử dụng sức mạnh của toàn thể cái tốt, cái đẹp, huy động nó. Ví
dụ: Ta có cầu cúng các bậc bề trên, thì tất yếu được gia trì thêm sức mạnh toàn
năng. Hoặc: Khi bị bệnh, sức yếu không chống lại được bệnh, thì phải tăng lực
bằng thuốc. Khi cái xấu, cái ác cũng gia tăng lực lượng, thì ta cũng huy động
lực lượng, tất yếu ta sẽ thắng! Đây là bài học cho tất cả chúng ta để chống lại
cái xấu, cái ác trên đời. Ngay trong bản thân chúng ta, khi đấu tranh với cái
xấu của chính mình, cũng phải huy động cái tốt của bản thân để chiến thắng. Đến
thời đại Thánh Đức, các nhân tố xấu sẽ bị loại dần hết, để có một cộng đồng Đại
Đồng, Đại Thiện.
Ba qui luật lớn này có quan hệ biện chứng với nhau trong Vũ trụ, tác động, liên
hệ, chi phối nhau; không phân tách ranh giới trong mọi sự vật hiện tượng
và tồn tại tương đối với nhau.
Ngoài Ba qui luật lớn này của Vũ trụ, còn có nhiều qui luật nhỏ phổ
biến, nhưng không bao trùm, không bao hàm được, hoặc nó thực chất phản ánh, là
thuộc tính của qui luật lớn.
Qui luật nhân quả: Dùng qui luật này, không giải thích các sự vật hiện tượng nhân quả một
cách cơ học, thô thiển, mà đây là một qui luật lớn của Vũ trụ, nó giải thích
được cả sự chuyển hoá và ảnh hưởng trong các kiếp, sự luân hồi của con người.
Đó là sự gieo quả và hái quả của nghiệp. Khoa học thông thường không bao giờ
giải thích chính xác được các hiện tượng đó, vì liên quan đến tâm linh.
Nghiên cứu các vấn đề của tâm linh thuộc về khoa học vi diệu, tinh tuý
nhất, đỉnh cao của văn minh nhân loại. Đó là khoa học của Vũ trụ.
Chúng ta mong có
đóng góp những giá trị mới, mở đường cho khoa học tâm linh công khai thành hệ
thống nghiêm chỉnh, tạo thành nền tảng cho mọi khoa học trong tương lai của
loài người, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn, trong các chiến lược giáo
dục của nhân loại trong tương lai; là hệ thống khoa
học cao cấp và hoàn bị nhất, đỉnh cao của trí tuệ của loài người hiện nay; ngoài ra, các kiến thức có tính chất khái quát cao độ về khoa học tâm
linh sẽ có giá trị vĩnh hằng, đúng đắn vĩnh viễn!
Phải hiểu và vận dụng các qui luật trên trong tu tập và trong mọi mặt
của cuộc sống. Đó chính là ánh sáng của Thượng đế soi sáng cho chúng ta trên
con đường thực hiện Chân lý cuối cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét