LỜI ĐẤT VIỆT


via IFTTT
Share:

Làm kẻ ‘ẩn dật’ – Bí kíp Hạnh phúc giữa Thế giới Phù hoa

 Chúng ta có thể chọn một cuộc sống nghèo hơn, trầm lắng hơn – để có được sự giàu có thực sự, một cách đầy tự nguyện, mà không phải đánh đổi phẩm giá của mình.

Làm kẻ ‘ẩn dật’ – bí kíp hạnh phúc giữa thế kỉ phù hoa

Có lẽ chỉ có những kẻ thua cuộc mới sẵn sàng đi tôn vinh một cuộc đời trầm lặng. Thời đại này, chúng ta đã quá quen với cuộc sống sôi nổi, nhiệt huyết, ồn ã. Nếu ai đó đưa ra mức lương hấp dẫn cho một công việc ở nơi khác, chúng ta sẽ chấp nhận. Nếu ai đó chỉ cho ta cách để nổi tiếng, chúng ta sẽ làm. Nếu ai đó mời chúng ta đến một bữa tiệc, chúng ta sẽ tham dự. Những điều này xảy ra như một lẽ tự nhiên, một món quà trời ban tặng. Tán dương một cuộc sống thầm lặng do vậy là một điều gì đó lạ lùng. Chỉ riêng việc hình dung ra kiểu sống ấy cũng đã là điều quá khó khăn với phần lớn chúng ta, bởi chỉ có những tầng lớp không ngờ nhất của xã hội: những người chểnh mảng, lập dị, nhác việc, và thất nghiệp… mới bảo vệ điều đó; dường như họ chưa bao giờ tự đặt câu hỏi làm thế nào để sắp xếp công việc của bản thân. Một cuộc sống thầm lặng là kết quả hiển nhiên bởi họ lạc lõng. Một giải khuyến khích đáng thương.

Nhưng, khi chúng ta xem xét vấn đề thật kỹ, cuộc sống bận rộn đi kèm cái giá phải trả cao ngật ngưỡng, mà chúng ta hầu hết phớt lờ. Hào quang thành công vô tình đem đến sự ghen tức và cạnh trạnh với những người xa lạ. Chúng ta trở thành mục tiêu của nỗi thất vọng và sự ghen ghét đố kị; việc người khác thất bại dường như là lỗi của ta. Ta càng được trọng vọng thì lại càng nhạy cảm khi mất đi điều đó; ta để ý từng sự sỉ nhục xảy ra với bản thân mình. Doanh số bán hàng giảm nhẹ, sự chú ý hay những lời tán dương cũng trở thành thảm họa. Sức khỏe của chúng ta phải chịu trận. Và chúng ta trở thành miếng mồi cho lối suy nghĩ hoang tưởng, sợ hãi; chúng ta thấy âm mưu chống lại mình ở tất cả mọi nơi. Chúng ta không nhầm. Nỗi ám ảnh trả thù săn đuổi chúng ta. Bỏ qua những đặc quyền của cuộc sống ấy, sự tò mò trong ta trở nên cạn kiệt. Chúng ta mất đi quyền kiểm soát thời gian của chính bản thân.

Chúng ta có thể cho ngừng hoạt động một nhà máy ở Ấn Độ và khiến mọi người trong công ty khiếp sợ và nể phục từng từ ta nói. Nhưng thứ mà chúng ta thật sự không thể làm là thừa nhận rằng ta đã quá mệt mỏi và chỉ muốn một buổi chiều ngồi đọc sách trên sofa.

Chúng ta không thể bộc lộ con người nhạy cảm, mơ mộng, tự do, dễ tổn thương trong mình.

Từng lời ta nói ra có thể kéo theo một loạt hậu quả, nên ta phải dè chừng chúng từng chút – những người khác đang trông chờ sự hướng dẫn và mệnh lệnh từ nơi ta. Dần dần, chúng ta trở thành người xa lạ với những người sẵn sàng yêu thương ta mà chẳng đoái hoài đến sự giàu sang và quyền lực ấy; trong khi đó lại ngày càng lệ thuộc vào những người chỉ lăm le nhìn ngó vào thành tựu mà ta đạt được. Con cái ngày càng ít thấy mặt đấng sinh thành. Người bạn đời ngày càng cô đơn. Chúng ta có thể là bá chủ của cả một lục địa; nhưng đã mười năm trôi qua kể từ lần cuối ta thanh thản cả ngày.

Biểu tượng văn hóa nổi tiếng nhất trong lịch sử phương Tây vô cùng hứng thú về lợi ích từ việc sống một cuộc sống thầm lặng. Trong Kinh Phúc âm của Mark 6: 8-9, Chúa Jesus nói với tín đồ của mình “đừng đem chi theo hết ngoài một cây gậy kể cả bánh mì, túi xách, hoặc tiền bạc trong dây lưng; chỉ đi xăng đan và đừng mặc hai áo.” Đạo Cơ Đốc khai mở một không gian sống trong tâm trí chúng ta bằng cách phân biệt giữa hai kiểu nghèo: một kiểu nghèo tự nguyện và một kiểu nghèo không mong muốn. Hiện tại, chúng ta chỉ chăm chăm quan niệm rằng chẳng ai lại đi mong muốn cái nghèo, vì vậy chỉ những người bất tài mới bần cùng. Làm sao có thể tưởng tượng ra việc của một người có có tài lại thông thái lại có thể quyết định chọn cái nghèo một cách hoàn toàn lí trí, sau khi cân nhắc những cái được-mất của một cuộc sống ồn ã.

Hãy nhớ rằng, việc ai đó chọn không nhận công việc lương cao hơn, không xuất bản thêm một cuốn sách, không tìm kiếm chức danh bổng lộc, là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Không phải vì họ không có cơ hội, mà bởi vì – sau khi cân nhắc các yếu tố khách quan – họ đã chọn không tranh đấu vì những điều phù du ấy.

Một trong những thời khắc quan trọng của lịch sử Cơ Đốc giáo diễn ra vào năm 1204, khi một người đàn ông trẻ trung giàu có mà chúng ta biết dưới tên Thánh Francis của thành Assisi tình nguyện từ bỏ cả gia tài đáng giá của mình (ít nhất là hai căn nhà, một cánh đồng và một con tàu). Ông làm vậy chẳng phải vì bất kỳ sự cưỡng ép nào. Chỉ là ông cảm thấy chúng sẽ cản trở con đường để ông đạt được những thứ ông thực sự mong đợi: một cơ hội lắng nghe lời dạy của Chúa Jesus, một cơ hội sùng kính đấng sáng tạo của thế giới này, một cơ hội để say mê hoa cỏ – và một cơ hội để giúp đỡ những người bần cùng nhất trong xã hội.

Văn hóa Trung Hoa cũng sùng bái tư tưởng yinshi (ẩn cư), người ẩn cư là người chọn cách sống tránh xa thị phi cuộc đời, sống đạm bạc, nơi ở thường là núi cao. Truyền thống này bắt đầu từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, khi một viên chức lớn của triều đình tên Đào Tiềm từ bỏ việc làm quan về quê làm nông, nấu rượu và viết văn. Trong bài thơ “Thuật tửu” của mình, ông kể tên những tài sản mà cái nghèo mang đến cho ông:

Cúc từ rào ở phía đông
Núi nam ngự ở mênh mông ánh nhìn
Khí trời núi cao làm người tươi tỉnh lại
Như loài chim đang trên lối hồi hương
Mọi sự hiện ra, kèm theo chân lý
Cố giải thích bằng lời, chẳng tìm thấy một câu.

Hình tượng của Đào Tiềm trở thành chủ đề chính trong văn học và nghệ thuật Trung Hoa. Túp lều của ông nằm gần Lư Sơn, khiến người ta thấy được những lợi ích của một cuộc sống giản đơn hơn. Một lượng lớn thơ thời Đường được sáng tác trong giai đoạn ẩn cư của các thi sĩ. Bạch Cư Dị (772-846) viết một bài thơ miêu tả một cách đầy thương mến ngôi lều mà ông mua ở bìa rừng, liệt kê những thứ mộc mạc và tự nhiên (mái lều rợp rạ với “bậc đá, cột từ cây đậu, hàng rào đan tre”). Nhà thơ Đỗ Phủ, sống ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, sáng tác bài thơ có tựa đề “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Đó không phải là một lời than xót, đó là một lời chúc mừng sự tự do đi kèm với cách sống đơn giản đến mức, một cơn bão có thể thổi bay nhà cửa của chúng ta.

Chúng ta có nhiều lựa chọn hơn là một con đường sự nghiệp định sẵn đầy ánh hào quang. Chúng ta có thể chọn việc giữa cho mình cái gì đó to tát để khi ai đó hỏi ta làm gì ta có thể trả lời. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta phải, hoặc nên đi theo những lựa chọn đó. Khi chúng ta biết được cái giá thực sự của con đường đầy hào quang, chúng ta dần nhận ra mình sẽ không sẵn sàng trả giá nếu phải ghen tức, sợ hãi, lừa dối và lo âu vì chọn con đường ấy. Cuộc sống của chúng ta trong thế giới này rất ngắn ngủi.

Chúng ta có thể chọn một cuộc sống nghèo hơn, trầm lắng hơn – để có được sự giàu có thực sự, một cách đầy tự nguyện, mà không phải đánh đổi phẩm giá của mình.

(st)

Share:

Cảnh giới trí tuệ mà chỉ 1% dân số thế giới đạt được

 Không phải tất cả mọi người đều có thể đạt đến cảnh giới trí tuệ cao nhất, nhưng khi chúng ta đến gần cảnh giới này thì cuộc sống sẽ luôn vui vẻ và ý nghĩa.

Cảnh giới trí tuệ mà chỉ 1% dân số thế giới đạt được

Giáo sư Maslow đã miêu tả rõ ràng hơn bức tranh về “những người trưởng thành” sau khi nghiên cứu rất nhiều tính cách đặc biệt của các vĩ nhân nói chung trong lịch sử. Những người này có 16 điểm đặc biệt sau đây:

1. Khả năng phán đoán của họ tốt hơn người bình thường, quan sát sự việc rất thấu đáo, chỉ dựa vào một số việc đang xảy ra sẽ có thể dự đoán chính xác được diễn biến ra sao trong tương lai.

2. Họ có thể chấp nhận bản thân, người khác, cũng có thể chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn, họ đều có thể bình tĩnh như không có gì xảy ra, xem mọi chuyện dễ dàng. Dù rằng họ không gặp được hoàn cảnh mà mình thích, nhưng họ sẽ chấp nhận hiện thực không hoàn mỹ này (sẽ không oán trách vì sao chỉ có nửa ly nước), sau đó họ sẽ chịu trách nhiệm cải thiện tình hình.

3. Họ rất đơn giản, tự nhiên và chân thật. Họ không có nhu cầu mạnh mẽ đối với danh lợi, vì thế mà sẽ không giả tạo, lấy lòng người khác. Có câu: “Những người vĩ đại là những người mãi mãi đơn thuần”, trong những khối óc vĩ đại tràn đầy trí tuệ, nhưng thường vẫn giữ một trái tim đơn thuần, thiện lương.

4. Họ có cảm giác trách nhiệm đối với cuộc sống, vì thế thường cố gắng giải quyết các vấn đề có liên quan đến mọi người xung quanh. Họ cũng không tự xem mình là trung tâm, cũng sẽ không chỉ quan tâm đến bản thân.

5. Họ thích cuộc sống một mình, cũng có thể vui vẻ với mọi người xung quanh. Họ thích có thời gian ở một mình để nhìn lại bản thân, bổ sung thiếu sót của chính mình.

6. Họ không cần dựa vào người khác để có cảm giác an toàn. Họ giống như một chiếc ly đầy ắp hạnh phúc, tràn đầy niềm vui, họ thường thích chia sẻ với người khác mà không cần nhận lại.

7. Họ biết cách hưởng thụ những điều đơn giản, có thể nhìn thấy cả thiên đường từ một hạt cát, họ giống như một đứa trẻ ngây thơ tò mò, có thể không ngừng tìm được niềm vui mới từ trong những kinh nghiệm sống bình thường nhất, nhìn thấy được cái đẹp trong cuộc sống từ những thứ bình dị.

8. Có rất nhiều người trong số họ đã từng trải qua kinh nghiệm tôn giáo “người và trời hợp nhất”.

9. Tuy nhìn thấy rất nhiều sự xấu xa yếu kém của con người, nhưng họ vẫn luôn giữ được lòng trắc ẩn, tình yêu dành cho vạn vật, có thể nhìn thấy sự tốt đẹp của người khác bên trong những điều tồi tệ.

10. Có thể họ không có nhiều bạn, nhưng những mối quan hệ của họ lại thân thiết hơn người bình thường. Có thể họ có rất nhiều mối quan hệ xa xôi, không hề gặp mặt, nhưng lại luôn thấu hiểu lẫn nhau.

11. Họ khá dân chủ, biết cách tôn trọng, yêu quý và đối xử bình đẳng với những người không cùng giai cấp, không cùng dân tộc, xuất thân khác nhau.

12. Họ có một trí tuệ biết phân biệt đúng sai, sẽ không phán đoán bằng hai cách phân tích tuyệt đối (“không phải tốt thì là xấu” hoặc “người da đen thì đều lười biếng”) như người bình thường.

13. Những lời họ nói đều có triết lý, và cũng thường là hài hước mà không thô thiển.

14. Suy nghĩ của họ đơn thuần giống như một đứa bé ngây thơ, có tính sáng tạo rất cao. Họ dễ dàng biểu lộ cảm xúc, sẽ hát khi vui, khóc khi buồn, không giống với những người có cảm xúc phức tạp, thích “mánh khóe”, “che giấu”, “không để lộ vui buồn”.

15. Cách ăn mặc, thói quen sinh hoạt, thái độ đối nhân xử thế của họ thoạt nhìn thì có vẻ khá truyền thống và bảo thủ, nhưng họ lại rất thoải mái, khi cần thiết có thể vượt qua sự ràng buộc của văn hóa và truyền thống.

16. Họ cũng sẽ phạm những lỗi ngây ngô. Khi họ cống hiến hết mình cho công việc, cho sự chân thực hay điều lương thiện, họ sẽ không để ý đến những việc vặt vãnh khác. Ví dụ như Edison từng quá mức tập trung nghiên cứu mà quên mất mình đã ăn cơm hay chưa, bạn ông nói đùa rằng ông đã ăn rồi thì ông cũng tin là thật, vỗ vỗ bụng rồi vui vẻ quay lại phòng thí nghiệm tiếp tục làm việc.

Theo tính toán của Maslow, trên thế giới chỉ có khoảng 1% số người cuối cùng có thể đạt đến cảnh giới trí tuệ không bị ràng buộc, “sáng suốt”, “biết số trời”, “biết lắng nghe”, “làm theo ý mình nhưng không vượt quá giới hạn”.

Không phải tất cả mọi người đều có thể đạt đến cảnh giới này, nhưng khi chúng ta đến gần cảnh giới này thì cuộc sống sẽ luôn vui vẻ và ý nghĩa.

(st)

Share:

THƯỢNG ĐẾ GIẢNG CHÂN LÝ


via IFTTT
Share:

Open to Self Love - Yêu thương Bản thân trong Tình Thương Nhân loại


via IFTTT
Share:

Mantra of Unification - THẦN CHÚ HỢP NHẤT


via IFTTT
Share:

HÀNH TRÌNH LINH HỒN - CON ĐƯỜNG TIẾN HÓA THIÊNG LIÊNG


via IFTTT
Share:

TÌNH CA XUYÊN CÕI GIỚI


via IFTTT
Share:

Hành Khúc Quê Hương - HÁT MÃI BƯỚC KINH HÀNH


via IFTTT
Share:

HÔN LÊN MẠCH ĐẤT - Kiss the Ground


via IFTTT
Share:

Đi qua vùng cỏ non


via IFTTT
Share:

Vì sao Thuyết âm mưu lại cuốn hút? Tâm lý học giải thích

 Dù rất hoang đường nhưng thuyết âm mưu (conspiracy theory) vẫn thu hút một lượng người cuồng tín và lan truyền đông đảo. Lý do đằng sau sự hấp dẫn của chúng là gì?

Thuyết âm mưu (conspiracy theory) không phải một hiện tượng mới. Từ những năm 1960s tại Mỹ đã tồn tại thuyết âm mưu rằng việc thêm fluoride vào nước sinh hoạt là một nỗ lực của thế lực ngầm nằm gây hại cho sức khoẻ dân thường. Mặc dù cách làm này đã được chứng minh là bảo vệ răng lợi và hoàn toàn không gây tổn hại tới sức khoẻ, lời đồn vẫn lưu truyền đến ngày nay.

Tuy nhiên, với sự phát triển của mạng xã hội, sự phân cực trong cộng đồng, cùng bối cảnh nhiều biến động, ngày càng nhiều thuyết âm mưu bị lan truyền. Đặc biệt với COVID-19, thuyết âm mưu được coi như một mối nguy cho y tế công cộng.

Không khó để kể tên các thuyết âm mưu điên rồ (và hài hước):

  • Công nghệ 5G gây ra COVID-19.
  • Birds Aren’t Real: CIA đã thủ tiêu toàn bộ loài chim, rồi thả 12 tỷ con chim robot để giám sát loài người.
  • Flat-Earthers, những người vẫn tin Trái Đất phẳng.
  • Nón Sơn là một tổ chức điệp viên.
  • Nobita thật ra chỉ giả vờ ngu dốt và vụng về.

Tất cả đều nghe rất hoang đường, vậy tại sao vẫn có hàng triệu người cuồng tín và chung tay lan truyền chúng?

Tư duy nào nào đằng sau thuyết âm mưu?

Theo nhà tâm lý học Ted Goertzel, thuyết âm mưu là những giả thiết và lý giải tin rằng có những tổ chức bí mật đang hoạt động để đạt được những mục tiêu độc ác. Niềm tin vào thuyết âm mưu thường phi lý. Thay vì dựa trên bằng chứng và logic, thuyết âm mưu dựa trên định kiến, nỗi sợ hoặc sự hoang tưởng.

Được gia tăng bởi lối “lý luận lòng vòng” (circular reasoning) — một ngụy biện logic trong đó luận đề được dùng để chứng minh cho kết luận, rồi từ kết luận suy ra luận đề, chứ không đưa ra được chứng cứ độc lập nào khác. Chẳng hạn, những người tin vào thuyết âm mưu cho rằng những bằng chứng chống lại nó chính là sự che đậy của các tổ chức bí mật, và họ xem đó là một bằng chứng bảo vệ thuyết âm mưu của mình.

Niềm tin vào thuyết âm mưu còn được các nhà tâm lý học liên kết với hiện tượng tâm lý apophenia (còn gọi là “illusory pattern perception”) — xu hướng liên kết những thứ không liên quan và suy ra một ý nghĩa chung. Theo đó, những sự kiện hoàn toàn ngẫu nhiên được những người cuồng tín xâu chuỗi thành một câu chuyện âm mưu như thật.

Thuyết âm mưu 1
Nhiều thuyết âm mưu là do xâu chuỗi những thông tin không liên quan mà thành.

Một số người dễ rơi vào thuyết âm mưu là do tính cách

Theo nghiên cứu của Phó giáo sư Anthony Lantian tại Đại học Paris Nanterre và nghiên cứu từ một đội ngũ từ Atlanta (Mỹ), một số đặc điểm tính cách của những người dễ tin vào thuyết âm mưu là:

  • Bất hợp tác (low-agreeability) và thiếu niềm tin (distrust): Thường đa nghi, thiếu lòng hảo tâm và sự hợp tác.
  • Chủ nghĩa xảo quyệt (Machiavellianism): kiểu người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, đến mức sẵn sàng thao túng và lừa lọc người khác để đạt được mục đích.
  • Người tìm kiếm “điều phi nghĩa” (injustice collector): Nông nổi và quá tự tin, luôn nóng lòng chỉ ra sự ngây thơ ở tất cả mọi người, trừ chính mình.
  • Kẻ cô lập: Cô đơn và lo âu, buồn rầu và tách biệt với mọi người.

Nghiên cứu của Lantian cũng chỉ ra, nếu xét đến quy trình tư duy, những người tin vào thuyết âm mưu thường có khả năng tư duy phân tích thấp và hay quy kết có chủ đích, dù sự việc không thể tồn tại.

Thuyết âm mưu 2
Một số đặc điểm tính cách khiến người ta dễ tin vào thuyết âm mưu hơn.

Thuyết âm mưu khiến họ cảm thấy mình đặc biệt

Theo tiến sĩ Jan-Willem van Prooijen, lòng tự tôn thiếu ổn định là một đặc điểm tính cách thường thấy ở người tin vào thuyết âm mưu. Tính ái kỷ cũng có thể gia tăng các suy nghĩ hoang tưởng vào thuyết âm mưu.

Với những cốt truyện liên quan đến thông tin mật, người bình thường khó tiếp cận được, những người tin vào thuyết âm mưu cảm thấy họ đặc biệt, có hiểu biết về các vấn đề chính trị, xã hội hơn so với cộng đồng.

Thuyết âm mưu 3
Thuyết âm mưu cho một số người cảm giác đặc biệt và ưu thế hơn người khác.

Để bù đắp cảm giác bị xã hội cô lập

Niềm tin vào thuyết âm mưu có liên kết với các cảm giác bị xã hội cô lập, như cảm giác cô độc, bất lực, không có hoặc xa rời các chuẩn mực xã hội, theo nhóm các nhà nghiên cứu từ hai trường đại học Swinburne và Deakin, Úc. Việc tìm đến thuyết âm mưu giúp những người bất hợp tác và bị xã hội cô lập tìm cảm giác thuộc về một cộng đồng khác, đi ngược với cộng đồng mà họ bị từ chối.

Tình trạng khủng hoảng và mạng xã hội càng đẩy cao niềm tin vô lý

Bản thân thuyết âm mưu là một mánh khóe thao túng, thường xuất hiện cùng lúc với các sự kiện khủng hoảng như thiên tai, hoặc các diễn biến chính trị-xã hội phức tạp. Bởi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, hoang mang, bất lực sẽ thúc đẩy con người tìm cách để giải nghĩa hoàn cảnh, làm gia tăng khả năng tiếp nhận những thuyết âm mưu.

Đặc biệt, thiết kế của thuật toán đề xuất (recommended algorithms) trên mạng xã hội và truyền thông khiến những người tin vào thuyết âm mưu bị rơi vào một “buồng vang thông tin” (echo chamber). Nguồn tin của họ, như newsfeed trên Facebook và đề xuất của trình duyệt, luôn lặp lại và không bị phản bác. Điều này càng gia tăng niềm tin của họ và tạo nên các cộng đồng cuồng tín.

Thuyết âm mưu 4
Các thuật toán đề xuất khiến nhiều người rơi vào "buồng vang thông tin" và không thể tiếp cận thông tin nào ngoài các thuyết âm mưu đã biết.

Kết

Thuyết âm mưu sẽ không biến mất, một khi chúng còn đem lại cho các tín đồ cảm giác đặc biệt và sự an toàn giả tạo.

Mệt mỏi trước những thuyết âm mưu hoang đường? Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách hạn chế độ tiếp cận của những thông tin đó thay vì cố sức tranh cãi với các tín đồ thuyết âm mưu. Theo tiến sĩ John Grohol, việc thay đổi họ gần như vô vọng, vì họ không dựa trên logic hoặc bằng chứng có căn cứ, mà thuần túy dựa trên niềm tin mù quáng.

(st)

Share:

Lưu trữ Blog

Translate