GIÁC NGỘ SIÊU THOÁT VÀ ĐĨNH NGỘ NHẬP THẾ


I-GIÁC NGỘ SIÊU THOÁT
   Chúng ta từng nghe nhiều lần khái niệm giác ngộ, siêu thoát khi Ta nói, của các tôn giáo, các kinh sách của loài người hàng vạn năm qua. Vậy siêu thoát, giác ngộ là thế nào?
Theo quan niệm của bản tôn Ta, có nhiều cấp giác ngộ, siêu thoát.

Giác ngộ thấp:
Khái niệm giác ngộ: Là khả năng nhận thức và trình độ học tập, tu luyện đến mức nhận ra Chân Lý Vũ trụ (Chân lý Tuyệt đối) và Chân Lý bản ngã (Chân lý tương đối). Trong đó, Chân lý Tuyệt đối là: Nhận thức và hiểu biết toàn diện về qui luật, định luật Vũ trụ như kinh sách Thiên Đạo, nhận thức sâu sắc về Vua Cha Thượng đế vĩ đại, luật Luân hồi, Nhân quả, Ba qui luật hợp nhất thành Đạo Trời. Thấy mình là một phần tử nhỏ bé, tất yếu và bất tử của Vũ trụ. Là tiểu ngã trong đại ngã, tiểu hồn trong đại hồn, là tiểu Thượng đế trong Thượng đế, trong ta đã có Cha, là một phần của Cha…Giác ngộ rằng: Không ai chết cả, chỉ luân hồi theo luật luân hồi nhân quả, mọi vật chất khác cũng thế.
Muốn tiến hoá về hợp nhất với Cha, tức không còn luân hồi, hay thành chính giác cao, thì phải tu luyện cá nhân và cải tạo xã hội, sống hoà đồng với nhân loại, là Một, Vũ trụ là Một, nhân loại là Một. Từ đó loại bỏ bản ngã ích kỷ, kiến tính riêng xấu, để sống vì mọi người, không ham giải thoát lánh đời, mà cùng tu luyện cứu vớt giúp đỡ người khác, cải tạo xã hội thành tốt đẹp an lạc-đó là cách tốt nhất để cứu vớt, cứu độ nhiều người nhất.
Chân lý bản ngã ( Chân lý tương đối): Thấy mình là một thực thể của Vũ trụ, xã hội, có bản ngã riêng, giao hoà trong bản ngã chung (Thượng đế)-dù có về hợp với Cha-tức Niết bàn-Thiên đường-thì cũng cũng vẫn có cá tính riêng, chứ không tan rã hay thành hư vô. Ta là ta, chứ không phải là ai khác; kể cả khi linh hồn bỏ xác, thì cũng mang một bản ngã riêng, có đẳng cấp khác nhau.
Từ đó có phương pháp tu luyện, phấn đấu cho nghiêm, có tài năng riêng, có mưu cầu hạnh phúc riêng, tình yêu, nghĩa vụ, số phận riêng trong xã hội. Tìm và xây hạnh phúc trong hạnh phúc chung.
Đây là giai đoạn giác ngộ thấp của người Thiên Đạo, nhưng đạt được giác ngộ này, phải có tinh thần tu luyện đạo đức và tự giáo dục ghê gớm; học tập, nghiên cứu kinh sách nhiều và tu luyện Thiên Pháp tốt, làm đủ 9 điều Không phạm mới thấy được những điều Ta nói.

Siêu thoát bậc thấp: Sau khi thấu ngộ, giác ngộ, thì nảy sinh nhận thức và tình cảm không ham muốn gì nhiều, ít ra là cho bản thân mình; sợ tranh dành bon chen, ăn nhiều thì nhanh già, nhanh chết, luyện khí càng khó, thêm bệnh; tham danh ô lại, đấu đá buôn bán…chỉ thêm mệt mỏi, tất cả chỉ là bèo bọt mây chớp ở đời, vì linh hồn bất tử, phải trả quả, thế thì sao phải sống gấp, tranh dành để sống để mắc nghiệp. Và vấn đề là chúng ta xuống thế đầu thai kiếp này là gì? Mục đích gì? Đó là học hỏi, tầm đạo để tu luyện, để tiến hoá cao, kiếp này đắc đạo là cái tốt, nếu không thì cũng chớ sa vào đường tà ác, sau bị đoạ đày…
Đời như một giọt nước bay trong không gian và thời gian rất ngắn, trong khi chúng ta từng làm người qua bao kiếp số, chỉ sợ không tầm được sư, học được chính đạo, hoặc lỗi Đạo, muộn, để mất cơ hội tu luyện, kiếp sau lại đoạ trần mà học lại…Đặc biệt, không tu luyện tốt, khi mãn kiếp, linh hồn cấp thấp bị đoạ đầy đau khổ thế nào!
Hiểu và nhận thức được như thế, là đã giác ngộ, sẽ sợ làm ác, giữ mình mà lánh các việc bất thiện; sau nữa, nếu được tu luyện đắc thần thông thì thành Chính giác cao. Không đắc thần thông tại thế, tất không thành chính giác cao-trừ một số người đã có sẵn nhân duyên và thiện huệ từ trước.
Từ đó thấy vui vẻ yêu đời, yêu quí mọi người, thương người, thương cả cái kiếp số của mình, thương kẻ nghèo khổ, không khinh người nghèo khổ, hư dốt, thậm chí thương cả kẻ thù của mình, vì họ vô minh, họ bị khổ vì hại ta, họ sẽ bị đoạ, giống như kẻ mù quáng, không biết đường đi…
Mình tự hào là bất tử, không sợ chết, không tham sống, tham mọi sự; đặc biệt không cần phải hờn giận, khổ đau lâu, tiếc nuối quá cái gì quá, vì không có cái gì mất hết cả, chỉ là sự chuyển hoá mà thôi; không khát thèm thái quá cái gì cho riêng mình, không dẫm đạp lên người khác để sống


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate