CƠ ĐỐC GIÁO BÍ TRUYỀN


NGUYÊN TÁC:
ESOTERIC CHRISTIANITY
                        MỤC LỤC
   9.Tam nguyên
   10.Cầu nguyện
   11.Sự tha tội
   14.Khải thị


                       LỜI NÓI ĐẦU
      Quyển sách này nhằm mục đích gợi một vài ý tưởng về những chân lý ẩn sâu trong Cơ Đốc Giáo thường bị bỏ qua và phủ nhận. Lòng ước muốn chia sớt rộng rãi những chân lý vô giá, không che đậy ánh sáng giác ngộ, đã đưa đến tấm lòng nhiệt thành không ngại góp ý vào Cơ Đốc Giáo, và đã trình bày những giáo lý ấy dưới một hình thức đôi khi làm mất lòng một vài người.
      Mệnh lệnh “Giảng Tin Lành cho mọi người” đã được giải thích là không nên giảng Minh Triết (gnosis) cho một số ít người, hiển nhiên nó đã xóa mờ một lời nói ít phổ thông hơn của cùng vị Đại Giáo Chủ trên: “Đừng bỏ vật thánh cho chó, cũng đừng quăng ngọc châu mình cho heo” (Matt 7:6)
      Tính đa cảm sái chỗ ấy đã không chịu nhận thấy những tình trạng bất đồng hiển nhiên của trí khôn và đạo đức, do đó nó đã thâu hẹp nhu g74 giáo lý cao siêu và hạ thấp xuống mức độ mà các hạng người kém tiến hóa có thể vươn tới được. Nó đã hy sinh cái cao siêu cho cái thấp kém và lại làm tổn thương cả hai. Tính đa cảm ấy đã không có chỗ đứng trong lương tri hào hùng của những người Cơ Đốc đầu tiên. S.Clement đã nói một cách ngay thẳng về các Bí Pháp: “Ngay đến bây giờ, tôi cũng ngại liệng ngọc báu cho heo, e rằng chúng sẽ dẫm lên rồi quay trở lại cắn chúng ta’. Bởi vì rất khó trình bày Ánh Sáng chân chính bằng những ngôn từ thật sự trong sáng và thuần khiết cho các người chưa được huấn luyện.”
      Nếu muốn tái lập lại phần Minh Triết chân chánh, thì người ta chỉ nên hạn chế nó theo vài quy lệ cổ xưa mà thôi và không nên hạ thấp chân lý xuống ngang trình độ của hạng người kém phát triển. Chỉ bằng cách giảng dạy cho một số ít người tiến hóa mới có thể mở đường cho sự phục hồi nền hiểu biết cổ thời, và sự nghiên cứu Tiểu Bí Pháp cần đi trước Đại Pháp. Đại Bí Pháp không bao giờ được phổ biến mà chỉ được những Vị Huấn Sư “truyền khẩu” cho đệ tử mà thôi. Nhưng các Tiểu Bí Pháp hiện nay có thể được phục hồi và một quyển sách như thế này nhằm phát họa những nét đại cương và chỉ rõ bản chất của các lời giáo huấn cần phải được nắm vững. Nếu nơi nào lời giảng chỉ nêu ra những dấu hiệu, những điều bóng gió thì cần phải tham thiền về những chân lý được cố ý ẩn dấu mới thấy được những nét đại cương và nhờ tham thiền liên tục, ánh sáng càng ngày càng tỏ lộ rõ ràng, đầy đủ hơn. Hạ trí chỉ chăm lo vấn đề bên ngoài. Tham thiền sẽ làm hạ trí an tĩnh, và chỉ khi nào nó an tĩnh rồi, tinh thần mới có thể giác ngộ được nó. Kiến thức về những chân lý tinh thần chỉ có thể được đạt bằng cách ấy, từ bên trong chứ không từ bên ngoài, từ Tinh Thần thiêng liêng mà chúng ta là đền thờ chứ không phải từ một vị Huấn Sư bên ngoài.
      Đây là con đường của Minh Triết Thiêng Liêng. Nó chẳng phải như vài người nghĩ là một sự pha chế của Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo hay một tôn giáo đặc biệt nào khác. Nó chính là Cơ Đốc Giáo bí truyền, cũng như nó cũng chính thật là Phật Giáo bí truyền. Nó thuộc về tất cả mọi tôn giáo, không ngoại trừ tôn giáo nào. Nó là nguồn cội cho các tư tưởng trong quyển sách nhỏ này, nó giúp những người tìm Ánh Sáng- cái Ánh Sáng chân thật “ dến thế gian soi sáng mọi người.”(S.John 1:9) mặc dù hầu hết chưa chịu mở mắt nhìn nó. Nó không đem Ánh Sáng đến. Nó chỉ nói:”Hãy ngắm nhìn Ánh Sáng.” Nó chỉ kêu gọi một số ít người khao khát hiểu biết hơn là truyền cho họ các giáo lý công truyền. Nó không nhắm đến những người tự thấy đã đầy đủ với những giáo lý công truyền. Tại sao lại phải cung cấp thực phẩm cho người không đói? Còn đối với những người đang đói, nó sẽ là miếng bánh mì chứ không phải là hòn đá.
CHƯƠNG 1
      Có lẽ nhiều người mới xem qua tựa sách đã nghĩ ngay rằng không có điều gì đáng được gọi là “Cơ Đốc Giáo bí truyền”. Một quan niệm phổ thông cho rằng C.Đ.G. không có các giáo lý huyền bí, và các “Bí Pháp” dẫu Tiểu hay Đại Bí Pháp cũng chỉ là của tà giáo. Câu “những Bí Pháp của Đức Jesus” rất quen thuộc với những người Cơ Đốc của thế kỷ đầu tiên sẽ gây ngạc nhiên cho các người kế vị họ về sau. Hiện nay người ta phô trương rằng C.Đ.G. không có điều chi bí mật, những gì phải nói thì nói cho mọi người, những gì cần giảng thì giảng cho tất cả. Những chân lý C.Đ.G. được cho là rất giản dị đến độ “một người dại khờ cũng không thể đi lạc trong đó”, và câu “Kinh Thánh đơn giản” đã trở nên một câu khuôn mẫu.
      Vì thế cần chứng tỏ rằng ít ra trong thời Giáo Hội Đầu Tiên, C.Đ.G. cũng có phần giáo lý ẩn mật không thua gì các tôn giáo lớn khác, phần này chỉ do một nhóm nhỏ chọn lọc trong Huyền Môn gìn giữ như một bảo vật vô giá. Nhưng trước khi chứng minh, ta nên xem xét toàn diện vấn đề về khía cạnh ẩn mật của các tôn giáo và tìm hiểu tại sao phải có một khía cạnh như thế nếu một tôn giáo muốn mạnh mẽ và bền vững. Nhờ vậy chúng ta mới thấy sự hiện hữu của khía cạnh ấy trong C.Đ.G. hiện ra như một kết luận đã có rồi, và sự tham khảo trong những văn tự của các Cha Cơ Đốc mới có vẻ đơn giản và tự nhiên thay vì lạ lùng và khó hiểu. Vì là một sự kiện lịch sử nên sự hiện hữu của phần bí truyền được minh chứng dễ dàng. Nhưng người ta cũng có thể chứng minh sự cần thiết của nó trên phương diện lý trí.
      Câu hỏi đầu tiên cần giải đáp là: mục đích của các tôn giáo là gì? Tôn giáo được những người khôn ngoan hơn quảng đại quần chúng truyền bá ra cho thế giới để thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. Sự tiến hóa như một bậc thang lên cao trên đó mọi người đều không cùng một trình độ nên bậc nào cũng có họ. Người tiến hóa cao nhất cách xa hẳn người tiến hóa thấp nhất về cả sự sáng suốt và đức hạnh. Năng lực nhận thức và hành động thay đổi theo từng mỗi bậc. Do đó đưa ra cùng một giáo lý cho tất cả mọi người không ích lợi gì. Phần nào giúp ích được người khôn ngoan thì kẻ dại khờ không hiểu được; điều nào đưa một vị thánh vào trạng thái xuất thần thì lại bỏ rơi kẻ tội lỗi. Trái lại một giáo lý thích hợp với kẻ sơ học sẽ trở nên vô vị với một triết gia; điều gì giúp giải phóng một tội nhân thì hoàn toàn vô bổ cho một vị thánh. Tuy nhiên, mọi hạng người đều cần đến tôn giáo để có thể vươn lên một đời sống cao hơn, và không nên hy sinh một hạng người này cho một hạng người khác. Vậy thì tôn giáo phải có nhiều cấp bậc theo trình độ tiến hóa; nếu không, nó không đạt mục đích.
      Câu hỏi kế tiếp: Các tôn giáo thúc đẩy sự tiến hóa nhân loại theo phương hướng nào? Tôn giáo thăng tiến bản tính đạo đức và trí tuệ, và giúp bản tính tinh thần tự khai mở. Tôn giáo nhìn nhân loại như một phức thể và gắng đáp ứng với mọi thành phần. Do đó các giáo lý phải thích ứng với mỗi lý trí, mỗi tâm tình riêng. Nếu tôn giáo không đạt đến và hướng dẫn trí tuệ, nếu nó không tinh luyện và cảm ứng cho các mối cảm động thì nó đã thất bại rồi vậy.
      Ngoài ra nó còn phải kích động khai mở bản tính tinh thần, đó là một động lực hiện hữu sẵn có bên trong con người và cứ mãi thúc đẩy nhân loại tiến hóa, triền miên tìm kiếm Thượng Đế.
      Tôn giáo sẽ đáp ứng các nỗi khắc khoải ấy, tăng cường, tinh luyện và hướng dẫn chúng vào con đường chánh đáng: hợp nhất tinh thần con người với tinh thần thiêng liêng để cho “Thượng Đế là tất cả trong tất cả” (I Cor. 15:28).
      Câu hỏi kế tiếp hiện đến khi ta nghiên cứu: Tôn giáo có nguồn gốc nào? Ngày nay có hai câu trả lời của một nhóm Thần Thoại Đối Chiếu, và của một nhóm Tôn Giáo Đối Chiếu. Cả hai cùng đặt nền tảng trên các sự kiện đã được chấp nhận. Công phu khảo cứu đã chứng tỏ hùng hồn rằng các tôn giáo trên thế giới giống nhau một cách rõ rệt về các giáo lý chánh đại, về các quyền năng siêu phàm và mức tiến hóa tinh thần cao tuyệt của các Vị Sáng Lập, về các quy luật đạo đức của các Ngài, về cách Ngài tiếp xúc với những cõi giới vô hình. Tính tương đồng ấy, theo cả hai trường phái, đều chứng tỏ các tôn giáo có một nguồn gốc chung.
      Nhưng về bản chất của nguồn gốc chung ấy thì hai phái còn đang bất đồng ý kiến. Phái Thần Thoại Đối Chiếu cho rằng nguồn gốc chung ấy là do sự vô minh, và những giáo điều cao cả nhất chỉ là các sự biểu lộ được tinh luyện lại của các phỏng đoán thô sơ và man dã của các người hoang dã sơ khai đối với các hoàn cảnh. Sùng bái ngẫu tượng, thờ thần, thờ thiên nhiên, thờ mặt trời, đó là những chất liệu của mảnh đất đầu tiên cho một tôn giáo tươi đẹp mọc lên.
      Thượng Đế là một hình ảnh tổng hợp nhiều vị Thần, họ là những mãnh lực của thiên nhiên được nhân cách hóa. Tất cả được tóm tắt trong câu: Những tôn giáo là các nhánh của một thân cây chung- sự vô minh của con người.
      Trái lại phái Tôn Giáo Đối Chiếu cho rằng tất cả mọi tôn giáo đều xuất phát từ những lời giáo huấn của những Bậc Thiêng Liêng thỉnh thoảng xuất hiện ở nước này hoặc nước khác trên thế giới. Tuy cùng những chân lý căn bản giống nhau, nhưng các Ngài rút ra những phần thích hợp với khả năng, trình độ của dân tộc ấy vào thời kỳ ấy. Các tín ngưỡng sơ khai là hình thức suy đồi, thoái hóa, biến dạng, còi lụn của các tôn giáo chân chính. Vào thời ấy tín ngưỡng thờ mặt trời và các hình thức đúng đắn thờ phượng thiên nhiên là những tôn giáo thanh khiết, đầy biểu tượng nhưng cũng đầy sự hiểu biết và chân lý sâu xa. Những vị Đại Huấn Sư họp thành một Đại Đoàn Huynh Đệ, các Ngài đã vượt cao hơn nhân loại và xuất hiện vào những thời kỳ nào đó để soi sáng thế giới. Các Ngài cũng là những người bảo vệ tinh thần cho nhân loại. Quan điểm này được kết đọng trong câu: “Những tôn giáo là các nhánh của một thân cây chung- nền Minh Triết Thiêng Liêng”.
      Cuộc tranh luận giữa hai trường phái đối lập được xét theo sự vững chắc của các bằng chứng mỗi bên đưa ra. Phương pháp duy nhất để quyết định bên nào đúng chỉ bằng cách khảo sát các tổ tiên trung gian xa xôi. Chứng cớ của phái tin vào sự Minh Triết thuộc loại này. Họ dẫn chứng rằng các Vị Sáng Lập tôn giáo- xét theo các sự ghi chép về các lời dạy của Ngài- thì tiến hóa rất cao hơn mức độ của nhân loại; các Thánh Kinh chứa đựng những quy luật đạo đức, những lý tưởng cao cả, những cảm hứng thi vị, những lời xác quyết triết lý thâm sâu dẫu cho các người cùng thuộc một tôn giáo ấy về sau cũng không thể nào viết được một cách thiện mỹ và cao siêu như thế- Đó là cái cũ cao siêu hơn cái mới thay vì cái mới cao siêu hơn cái cũ. Không có trường hợp nào chứng tỏ có sự cải thiện các tôn giáo trong khi đó có nhiều trường hợp giáo lý thuần khiết bị suy đồi; và cả đến những tôn giáo của dân tộc sơ khai nếu được nghiên cứu cẩn thận, người ta sẽ tìm được nhiều ý tưởng cao cả vượt xa khỏi năng lực sáng tạo của họ.
      Còn một lý do khác là tại sao một vài chân lý nào đó chỉ được dạy một cách bí truyền mà thôi. Hiển nhiên đó là vì “Kiến thức là quyền năng”.Sở dĩ một triết lý cao siêu được truyền bá một cách công khai là vì nó không làm hại được một ai. Người ta có thể giảng dạy nó không do dự, bởi vì nó không hấp dẫn kẻ ngu dốt. Nhưng có những giáo lý liên quan đến sự cấu tạo của thiên nhiên, hoặc giải thích những luật bí hiểm và soi sáng các phương cách ẩn mật. Nhờ hiểu biết chúng, người ta có thể chế ngự được các năng lực thiêng liêng và sử dụng vào các mục đích nào đó, giống như một nhà hóa học chế tạo các hợp chất. Sự hiểu biết ấy rất hữu ích cho người tiến hóa cao và gia tăng năng lực phụng sự của họ.Nhưng nếu nó được công bố ra thế giới, nó sẽ bị lạm dụng vào những mục đích ích kỷ, và con người dễ sa vào tà đạo có mục tiêu chia rẽ thay vì kết hợp. Do đó mà một số giáo lý được giữ kín đối với những người chưa đủ trình độ đạo đức để nhận lãnh. Các vị Huấn Sư rất muốn truyền bá nó cho những người nào biết sử dụng quyền năng ấy để phụng sự cho ích lợi chung và thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.
      Đây không phải là vấn đề lý thuyết. Sử sách Huyền môn cũng có ghi lại các chi tiết của những biến cố như được nói đến trong Sáng Thế Ký. Thời xưa ở lục địa Ắt Lăng Tíc, sự hiểu biết được truyền bá một cách không nghiêm ngặt đối với trình độ đạo đức, sự trong sạch và vô ngã của thí sinh. Những người nào đủ trí thông minh đều được dạy, như ngày nay người ta dạy khoa học thường thức vậy. Kết quả là họ hiểu biết nhiều nhưng đồng thời cũng rất xấu xa. Thế giới rên xiết dưới sự áp chế của họ. Do đó Châu Ắt Lăng Tíc (Alantic) bị tiêu diệt đi, toàn bộ ngập chìm sâu dưới đại dương. Kinh Thánh Do Thái ghi lại vài tiểu tiết ấy trong câu chuyện Đại Hồng Thủy, còn Kinh Thánh Ấn Độ ghi lại trong câu chuyện của Đức Vaivasvata Manu.
      Sau kinh nghiệm nguy hại ấy, các vị Huấn Sư đòi hỏi những điều kiện khắc khe về tính tinh khiết, vô ngã và tự chủ của các thí sinh. Ngài đặt nặng vấn đề đạo đức hơn trí khôn. Vì sự giáo huấn tự nó sẽ mở mang trí khôn. Các Ngài thà bị người không hiểu biết công kích cho là ích kỷ vì giấu kín các điều hiểu biết hơn là các Ngài thúc đẩy thế giới vào một thảm họa Atlantic khác.
      Sang qua các sự kiện thực tế, chúng ta sẽ hỏi vào thời trước, khía cạnh ẩn mật này có hiện hữu không? Chắc chắn là có. Mỗi tôn giáo đều tuyên bố có nắm giữ một giáo lý ẩn mật chứa đựng các kiến thức thần bí, lý thuyết lẫn thực hành. Kiến thức thần bí tuy được quảng bá cho quần chúng nhưng dưới dạng một biểu tượng, một ngụ ngôn mà một người thông minh có thể tìm hiểu được. Còn phần kiến thức thần bí thực hành chỉ được dạy với những điều kiện xác định đã được công bố, các thí sinh phải làm tròn những điều kiện này. S.Clement of Alexandria muốn ám chỉ đến Bí Pháp, ông nói: “Sau sự tinh luyện là các Tiểu Bí Pháp làm nền tảng chuẩn bị cho các điều về sau. Còn trong Đại Bí Pháp, người ta không còn phải học hỏi điều gì về vũ trụ nữa mà chỉ việc chiêm ngưỡng và tri nhận thiên nhiên”.
      Đối với các tôn giáo cổ xưa, tình trạng này không cần phải thảo luận. Huyền Môn Ai Cập rất vẻ vang và những người con cao quý nhất của Hi Lạp đi đến Sais và Thebes để dược các vị Chân Sư Minh Triết Ai Cập điểm đạo. Huyền Môn Mithra ở Ba Tư, Huyền Môn Orpheus và Bacchus và sau đó Eleusinian ở Hi Lạp, Huyền Môn Samothrace, Scythia, Chaldea ít ra cũng là những tên rất quen thuộc như các từ ngữ trong gia đình. Huyền Môn Eleusinian dẫu trong hình thức yếu kém nhất cũng được các tinh hoa của Hi Lạp như Pindar, Sophocles, Isocrates, Phutarch và Plato khen ngợi. Những Huyền Môn ấy được xem là rất hữu ích vì nó nêu lên sự hiện tồn sau khi chết, cũng như người được Điểm Đạo biết rằng nó bảo đảm cho hạnh phúc tương lai của y. Sopater còn quả quyết rằng sự Điểm Đạo thiết lập sự quan hệ của linh hồn với Thiên Nhiên thiêng liêng, và trong bài ca về Demeter có nói bóng gió đến Hài Nhi thánh thiện Iacchus, đến sự chết và sự sống lại như các Huyền Môn đã đề cập. Người ta học được nhiều điều về mục tiêu của Huyền Môn nhờ Iamblichus, nhà thông thần học lớn ở thế kỷ 3 và 4. Thông thần học(theurgy) là pháp thuật,”phần cuối cùng của môn khoa học của các giáo chức(sacedortal)”được thực hành trong Đại Bí Pháp để triệu cầu những vị cao siêu hiện diện. Lý thuyết các Huyền Môn căn cứ có thể tóm tắt như sau: Có một Đấng Duy Nhất, cao hơn vạn vật, không di dịch, ngự trong sự tĩnh lặng nhất thể của chính Ngài. Từ đó, phát xuất ra Thượng Đế Tối Cao, Nguồn cội của mọi vật, Thượng Đế của các Thượng Đế, Nguyên nhân đầu tiên, tự biểu lộ trong Ánh Sáng. Nơi Ngài tuôn ra Thế Giới Thông Tuệ, Trí Đại Đồng, và những Thượng Đế vô thể cũng thuộc vào đó. Từ Thế Giới Thông Tuệ này lại phát xuất ra Linh Hồn Thế Giới, và các hình thể thông tuệ thiêng liêng cùng hiện diện với các thể của các Thượng Đế. Kế đó là các đẳng cấp khác nhau của những Vị Siêu Nhân. Con người thuộc một đẳng cấp thấp hơn, có bản chất liên hiệp với các vị này, và có khả năng hiểu họ. Những giào lý này được quảng bá trong Huyền Môn. Các vị siêu nhân có thể được triệu cầu, họ xuất hiện để dạy dỗ, nâng cao và tinh luyện con người. Iamblichus nói rằng những vị Thượng Đế tuôn xuống dồi dào cho các nhà thông thần, kêu gọi linh hồn họ hướng lên Ngài, hiệp nhất với Ngài, tập cho họ quen tách rời khỏi các thể-trong khi vẫn còn ở với xác thể-để được dẫn đến một khí thể trường cửu và thông tuệ của họ, vì linh hồn có một sự sống kép, một phần kết liền với xác thể, còn một phần khác tách rời khỏi mọi thể. Rất cần luyện tập cách tách rời linh hồn khỏi hạ thể để nó có thể hiệp nhất với Thượng Đế bằng phần thiêng liêng và thông tuệ của nó. Khi Thượng Đế xuất hiện, linh hồn nhận được “sự giải thoát khỏi các dục vọng, một sự toàn thiện tuyệt mỹ, và một năng lực phi thường” và hưởng được tình thương thiêng liêng và một niềm vui sướng vô biên.
      Proclus cũng dạy rằng sự cứu rỗi duy nhất của linh hồn là sự trở về hình thức thông tuệ của nó và như thế thoát khỏi vòng sinh hóa, khỏi các cuộc lang thang triền miên, đạt đến con Người chân thật. Đây là sự sống mà những người được Orpheus điểm đạo vào Huyền Môn Bacchus và Proserpiine, và đây cũng là kết quả của việc thực hành những hạnh tinh luyện.
      Những đức tính này rất cần thiết trong Đại Bí Pháp vì chúng liên quan đến sự tinh luyện thể tinh anh hơn mà linh hồn hoạt động trong đó khi thoát khỏi cái thể thô nặng. Các đức tính thực tiễn này tùy thuộc đời sống thông thường của con người và chúng phải được phát triển đến đến một mức độ nào đó trước khi y có thể trở nên một thí sinh của một Trường. Kế đó là những đức tính tinh luyện, nó giúp cho thể tinh anh-thể của tình cảm và của hạ trí được tinh luyện. Thứ ba là những đức tính thông tuệ, và thứ tư là sự chiêm ngưỡng, nhờ đó con người có thể hiệp nhất với Thượng Đế, Porhyry viết: “Ai hành động hợp với những đức tính thực tiễn là một người xứng đáng, ai hành động phù hợp với những đức tính tinh luyện là một người thiên thần. Ai hành động theo những đức tính thông tuệ là một Thượng Đế, còn người nào hành động theo những đức tính khuôn mẫu (paradigmatic) là Cha của các Thượng Đế”.
      Các đẳng cấp thiên thần và các đẳng cấp khác cũng đưa ra nhiều huấn thị trong Huyền Môn, và Đức Pythagore - vị Đại Huấn Sư được Điểm Đạo ở Ấn Độ, đã dạy cho các đệ tử hữu thệ của Ngài biết kiến thức về chân tướng của sự vật - được người ta nói rằng Ngài có một kiến thức về âm nhạc thâm sâu đến nỗi Ngài có thể sử dụng nó để chế ngự những dục vọng thô bạo nhất của con người và để chiếu sáng tâm trí họ. Iamblichus đã nêu ra những trường hợp này trong quyển Đời Sống của Đức Pythagore.
      Trường phái Thytagore ở Magna Graecia bị đóng cửa vào cuối thế kỷ 6 trước T.C, vì sự hà khắc của chính quyền, nhưng những cộng đồng khác vẫn còn tồn tại, lưu giữ truyền thống thiêng liêng, Giáo sư Mead nói rằng Plato đã tinh thần hóa nó để bảo vệ nó khỏi dự xúc phạm đang gia tăng, và các nghi lễ của Eleusinian còn bảo tồn vài hình thức của nó nhưng đã mất đi hẳn chất liệu. Phái tân-Platon thừa hưởng di sản của Pythagore và Plato, người ta nên nghiên cứu những tác phẩm của họ nếu muốn hiểu đôi điều về sự vĩ đại và nét mỹ lệ đang được bảo tồn cho thế gian trong Huyền Môn.
      Trường phái Pythagore có thể sử dụng như một hình thức kỷ luật. Về điều này, ông Mead có đưa ra nhiều chi tiết lý thú và nhận xét: “Những tác giả của thời thượng cổ đều đồng ý rằng kỷ luật này đã thành công tạo được nhiều gương sáng chói nhất, không những về sự tinh khiết mà còn về sự giản dị trong tư thái, sự tế nhị, và sự say mê học hỏi nghiêm trang ít ai bì kịp. Cả đến các tác giả Cơ Đốc cũng chấp nhận điều này”. Trường này cũng có những đệ tử bên ngoài, vẫn sống cuộc đời gia đình và xã hội. Còn những đệ tử trong Trường thì có ba bậc: trước tiên là bậc Thinh Văn phải tịnh khẩu hai năm để học hỏi và cố gắng nắm vững những giáo lý. Bậc thứ nhì là sinh viên Toán học được dạy hình học và âm nhạc, bản chất của con số, hình thể, màu sắc và âm thanh. Bậc thứ ba là sinh viên Vật lý học phải nắm vững thuyết thành hình vũ trụ và siêu hình học. Điều này dẫn đến Huyền Môn chân chính. Những thí sinh muốn vào Trường phải là người có tiếng trong sạch và có một phong thái an nhiên tự tại.
      Sự đồng nhất chặt chẽ giữa những phương pháp và mục đích mà những Huyền Môn khác nhau trên theo đuổi với những phương pháp và mục đích của Yoga ở Ấn Độ đều được mọi người công nhận. Tuy nhiên, không cần giả thiết rằng mọi quốc gia thượng cổ đều phát xuất từ Ấn Độ: tất cả đều phát xuất từ một nguồn gốc chung: Tổng Bộ ở Trung Á, nơi phái các vị được Điểm đạo đi khắp mọi nơi. Họ đều truyền dạy cùng những giáo lý như nhau, theo đuổi cùng những phương pháp như nhau để cùng dẫn đến những mục đích như nhau. Họ có một ngôn ngữ chung và một biểu tượng chung. Như thế Đức Pythagore đã du hành qua Ấn Độ và được Điểm Đạo cấp cao ở đấy. Sau này, Đức Apollonius of tyana theo vết chân Ngài. Ngôn từ và tư tưởng của Plotinus trong câu sau đây quả giống như của người Ấn Độ: “Bây giờ tôi tìm cách đưa cái Ngã trong tôi trở về với Đại Ngã (All.Self)”.
      Người Ấn Độ nghiêm nhặt nhấn mạnh đến bổn phận chỉ truyền dạy kiến thức cao cả cho người xứng đáng mà thôi. “Điều bí nhiệm sâu xa nhất của mục đích của kiến thức…thì không được tuyên bố cho một ai không phải là con, là đệ tử hay là một người có tâm trí bất an”. “Hãy đứng lên!Thức tỉnh! Sau khi tìm thấy các Vị Cao Cả, hãy nghe Ngài. Đường Đạo rất khó đi, giống như lưỡi dao cạo sắc bén”. Rất cần Vị Huấn Sư vì kinh sách không đủ. “Mục đích của kiến thức” là để nhận biết Thượng Đế và hiệp nhất với Ngài, chứ không phải chỉ để tin tưởng và thờ phượng xa vời mà thôi. Con người phải biết thực tại của Sự Hiện Hữu thiêng liêng và kế đó biết rằng cái Ngã thâm sâu nhất của chính y vốn là một với Thượng Đế, và mục đích của đời sống là để thực hiện sự hiệp nhất đó. Nếu tôn giáo không thể hướng dẫn con người đi đến sự thực hiện đó, thì tôn giáo chỉ là một miếng đồng kêu vang mà thôi”.
      Người ta cũng quả quyết rằng con người có nên tập tách rời thể xác nặng kệch: “Một người phải quyết tâm tách linh hồn khỏi thể xác của y như thân cây vượt khỏi vỏ bao của nó”. “Trong cái vỏ vỏ vàng cao nhất, Brahman cư ngụ. Đó là Ánh Sáng trắng chói lọi của các Ánh Sáng, mà những người tri thức được Bản Ngã đều biết”.
      Người Do Thái cũng có nền kiến thức ẩn mật và những Trường Điểm Đạo của họ. Các tiên tri ở Naioth do Samuel điều khiển (Isamuel 19:20) tạo nên một Trường ấy, và những lời giáo huấn được họ truyền khẩu với nhau. Những Trường tương tự cũng có ở Bethel và Jericho(II King 2:2-5), và trong Biểu Kê ở Cruden có lời ghi chú lý thú sau đây: “Những Trường của các tiên tri là những Trường đầu tiên mà chúng ta có thể tìm thấy bất cứ bài tường thuật nào trong Thánh Kinh. Nơi đó, các đệ tử của các tiên tri tập sống một cuộc đời ẩn dật, khổ tu, học hỏi và chiêm ngưỡng, và đọc luật của Thượng Đế…Những Trường của các tiên tri được tiếp nối bằng các giáo đường”.
      Kinh Kabbala chứa đựng những giáo lý bán công truyền, trong đó có một phần là công trình của Giáo sĩ Moses de Leon, ông chết năm 1305. Nó gồm có 5 quyển Bahir, Zohar, Sepher Sephiroth, Sephit Yetzirah và Asch Metzareth. Kinh được xác nhận là do khẩu truyền từ những thời đại cổ xưa-từ thời thượng cổ như lịch sử đã ghi nhận. Wynn Westcott nói rằng: “Tập tục Do Thái cho rằng những phần cổ xưa nhất của quyển Zohar có trước khi xây dựng Đền thờ thứ hai” và người ta nói rằng Giáo sĩ Simeon ben Jochai đã có viết vài đoạn trong thế kỷ thứ nhất. Saadiah Gaon mất năm 940- nói quyển Sepher Yetzirah “rất cổ xưa”. Vài đoạn giáo lý khẩu truyền cổ xưa được thêm vào trong Kinh Kabbala như bản văn hiện nay, nhưng sự Minh Triết tối cổ chân thật của người Do Thái vẫn còn được một số người con chân chính của Israel gìn giữ.
      Những nét đại cương trên đây cũng đủ chứng tỏ có sự hiện diện của khía cạnh ẩn mật trong các tôn giáo trên thế giới ngoài Cơ Đốc Giáo. Bây giớ chúng ta hãy khảo sát xem Cơ Đốc Giáo có là một ngoại lệ của quy luật đại đồng này không?
CHƯƠNG HAI
(a)  CHỨNG CỚ CỦA THÁNH KINH
       Chúng ta hãy xác nhận xem Cơ Đốc Giáo có thể nào không cần một nền Minh Triết (Gnosis), một kiến thức thâm sâu, mà chỉ cần một đức tin đơn giản hay không? Nếu quả thế thì thật đáng buồn vì C.Đ.G chỉ nhắm đến một hạng người chứ không phải cho mọi hạng người. Nhưng nếu không phải thế thì chúng ta có thể tìm cách xác minh được.
       Và chứng cớ ấy là điều mà C.Đ.G hiện nay rất cần có, bởi bông hoa C.Đ.G đang tàn tạ vì thiếu sự hiểu biết. Nếu giáo lý nội môn được khôi phục và thắng được các học giả kiên nhẫn, nhiệt thành thì phần giáo lý huyền bí cũng sẽ được khôi phục không lâu. Các đệ tử của Tiểu Bí Pháp sẽ trở nên các thí sinh của Đại Bí Pháp. Có sự hiểu biết thì giáo lý mới có uy thế. C.Đ.G đánh mất giáo lý thần bí nội môn nên mất đi một số lớn những người học thức cao. Nhưng trong vài năm vừa qua, C.Đ.G hồi sinh lại phần nào nhờ việc đem trở lại vài giáo lý thần bí. Người ta thấy rõ trong khoảng 40 năm cuối của thế kỷ vừa qua, rất nhiều người có đạo đức và biết suy tư đã rời bỏ nhà thờ vì những giáo lý gây bất mãn cho lý trí và tâm đạo của họ. Những ai khảo sát hiện tượng này đếu thấy đó là do những quan niệm tôn giáo khiếm nhã đặt để cho họ, những mâu thuẫn trong các giáo điều, những quan điểm về Thượng Đế, con người và vũ trụ. Họ chống lại những giáo điều bôi nhọ Thượng Đế và con người: Thượng Đế như một nhà chuyên quyền; còn con người đã phạm tội từ trong bản thể, nhờ phục lụy mà được cứu rỗi.
      Nguyên nhân họ chống lại là vì giáo lý C.Đ.G đã bị suy đồi dần và biến thành cái được gọi là sự đơn giản (simplicplicity) mà kẻ vô học nhất cũng có thể nắm được. Những người Tin Lành (Protestant) tuyên bố rằng không có điều cần giảng dạy ngoại trừ các điều mà ai ai cũng có thể hiểu được, rằng sự vinh quang của Kinh Thánh ở nơi sự đơn giản của nó, rằng trẻ con và người vô học hẳn phải hiểu được nó và áp dụng vào đời sống. Quả đúng vậy nếu họ muốn nói rằng có vài chân lý mà mọi người đều có thể hiểu, và rằng một tôn giáo sẽ thất bại nếu nó bỏ rơi hạng người thấp kém vô học nhất ra ngoài ảnh hưởng nâng cao của nó. Nhưng thật là vô cùng sai lầm nếu họ muốn nói rằng tôn giáo không có những chân lý mà người tăm tối không thể hiểu được, không có điều chi để giảng dạy cao xa hơn tư tưởng của người khôn ngoan hay cao hơn nền đạo đức của người thấp hèn. Khi quan điểm này lan rộng thì nhiều người thanh cao lấy làm đau đớn phải từ bỏ lòng tin trước đây của họ, nhường chỗ trong nhà thờ cho các hạng giả thiện và vô học. Sau đó, hoặc là họ sẽ theo thuyết bất khả tri (agnosticism) tiêu cực, hoặc nếu họ còn trẻ và nhiệt huyết thì họ sẽ chống đối tích cực, không tin điều gì xúc phạm lý trí và lương tri là điều cao cả nhất, chẳng thà họ thành thật nhận mình vô tín ngưỡng hơn là bắt lý trí và lương tri phải chán ngán vâng lời một quyền lực mà họ biết rằng chẳng có gì thánh thiện.
      Liệu C.Đ.G có còn tồn tại như một tôn giáo ở Tây phương nhiều thế kỷ về sau và tiếp tục hướng dẫn tư tưởng cho các dân tộc ấy? Nếu muốn tồn tại, nó phải hoạch đắc lại nền hiểu biết đã mất với những giáo lý thần bí và huyền bí. Bấy giờ nó sẽ có những quan điểm về chân lý rộng rãi và sâu xa hơn, những tín điều không còn là lớp vỏ trói buộc mà là những sự trình bày những thực tại căn bản. Những ai đủ điều kiện ấn định thuở xưa và sẵn sàng mong muốn hiểu biết những chân lý tinh thần sẽ được học hỏi giáo lý Huyền môn.
      Vấn đề C.Đ.G có một gia bảo ẩn tàng hay không, không phải là một vấn đề lý thuyết mà là một vấn đề bằng chứng, được quyết định nhờ các tài liệu đã có, chứ không theo mặt chữ, “Ngài đã nói vậy” (ipsedixit) của các người Cơ Đốc hiện nay.
      Quả thật, Tân Ước và các văn tự của Giáo Hội đầu tiên đều cùng tuyên bố Giáo Hội có những giáo lý như thế, và nhờ đó chúng ta biết rằng Giáo Hội có các Bí Pháp, gọi là Bí Pháp của Đức Jesus hay Bí Pháp của Vương Quốc, các điều kiện đòi hỏi nơi thí sinh, bản chất tổng quát của các lời giáo huấn và những chi tiết khác. Sách Tân Ước có những đoạn rất tối nghĩa, nhưng dưới ánh sáng của các lời phát biểu của các Cha thì chúng trở nên rõ ràng và hiểu được.
      Chứng cớ đầu tiên được khảo sát là “Tân Ước”. Chúng ta sẽ xem các văn tự của vị đại tông đồ S.Paul và các người kế vị đã hướng dẫn Giáo Hội trong các thế kỷ đầu tiên. Do theo sự kế vị liên tục và lời chứng được viết ra thì vấn đề C.Đ.G có một khía cạnh ẩn mật có thể được xác định. Chúng ta sẽ thấy thêm rằng lời giải thích thần bí về Tiểu Bí Pháp có thể được tìm thấy biểu lộ qua nhiều thế kỷ cho đến đầu thế kỷ 19; và mặc dầu không có Trường Thần Bí nào được biết có mục đích chuẩn bị cho sự Điểm Đạo, sau khi Huyền Môn ẩn diện, những nhà Đại Thần Bí thỉnh thoảng vẫn đạt được đến các giai đoạn thấp của trạng thái xuất thần nhập định do công phu trì chí của họ và chắc chắn được các Vị Huấn Sư vô hình giúp đỡ.
      Những ngôn từ của chính Đức Jesus minh bạch và xác định, được Origen dẫn chứng khi nói đến giáo lý bí ẩn được Giáo Hội gìn giữ. “Khi Ngài ở một mình thì những kẻ chung quanh cùng 12 môn đồ hỏi Ngài về thí dụ ấy. Ngài phán rằng thí dụ được đưa ra cho các ngươi để biết được sự mầu nhiệm của nước Đức Chúa Trời, còn đối với người ngoài thì mọi sự ấy đều là các thí dụ”. Và về sau: “Ngài dùng nhiều thí dụ dường ấy mà giảng đạo cho họ, tùy sức họ nghe. Ngoài thí dụ Ngài chẳng phán gì cùng họ, nhưng khi ở riêng thì Ngài giảng nghĩa hết cho môn đồ (S.Mark 4:10,11,33,34). Xin lưu ý các chữ ẩn nghĩa: “khi họ ở riêng” “những người ngoài”. Lời tường thuật của S.Mathew cũng thế: “Ngài giải tán đám đông đi khỏi và bước vào nhà, các môn đồ đến với Ngài”. Những giáo lý được giảng “trong nhà”, những ý nghĩa thâm sâu nhất của những lời giáo huấn của Ngài được người ta tin chắc là lưu động đi khỏi và bước vào nhà, các môn đồ đến với Ngài”. Những giáo lý được giảng “trong nhà”, những ý nghĩa thâm sâu nhất của những lời giáo huấn của Ngài được người ta tin chắc là lưu truyền từ vị thầy này sang vị thầy khác. Nên lưu ý rằng Kinh Thánh đưa ra những lời giải thích thần bí bóng gió bằng biểu tượng, ngụ ngôn mà chúng ta gọi là Tiểu Bí Pháp, nhưng còn ý nghĩa thâm sâu hơn chỉ được dạy cho những người đã được Điểm Đạo.
      Ngay chính các tông đồ, Ngài còn nói: “Ta còn có nhiều điều nói với các ngươi nữa, nhưng bây giờ các ngươi không thể đương nổi” (S. John 16:12). Sau khi chết, Ngài còn dạy cho họ vài điều ấy nữa. Ngài hiện ra trước các môn đồ và “phán bảo những điều về nước Đức Chúa Trời”.(Công vụ 1:3). Không có điều nào trong các điều này được ghi lại công khai, nhưng ai dám bảo rằng chúng bị lãng quên và không được truyền lại như một bảo vật? Truyền thuyết cho rằng: Sau khi chết Đức Jesus vẫn gặp gỡ các vị tông đồ một thời gian rất lâu để dạy bảo họ. Có một câu mà nhiều người sẵn lòng giải thích một cách nhẹ nhàng khác đi: “Đừng bỏ vật thánh cho chó, cũng đừng quăng ngọc châu mình cho heo”(S.Matt 7:6). Quả thật đó là một lời răn chung, nhưng Giáo Hội đầu tiên muốn nói đến những giáo lý bí truyền. Nên nhớ rằng ngày xưa những tiếng đó không gây chướng tai như ngày nay bởi vì tiếng “chó”- giống như tiếng “kẻ phàm phu”, “kẻ phạm thượng” là do những người bên trong một giới nào đó nói đến giới bên ngoài- một hội, một quốc gia chẳng hạn. Đôi khi tiếng ấy cũng được dùng để chỉ những người ngoài vòng Điểm Đạo, Giáo Hội đầu tiên cũng dùng với nghĩa ấy. Ai chưa được nhận vào Huyền Môn được xem như ở bên ngoài “nước của Đức Chúa Trời” hoặc “nước Do Thái tinh thần”. Ngoài tiếng “Huyền Môn” còn nhiều tên khác được dùng để chỉ nhóm những người được Điểm Đạo hoặc liên quan đến sự Điểm Đạo: Vương Quốc, Vương quốc của Đức Chúa Trời, Con Đường Hẹp, Cái cổng Hẹp, Người Toàn Thiện, Người được Giải Thoát, Sự Sống Vĩnh Cửu, Sự Sống, Sinh lần thứ Hai, Hài nhi.(The Kingdom, The Kingdom of God, the Kingdom of Heaven, the Narrow Path, the Straight Gate, the Perfect, the Saved, Life Eternal, Life, the Second Birth, Alittle One, Alittle Child).
      Nhờ các văn tự Cơ Đốc đầu tiên, người ta hiểu rõ được nghĩa các chữ này. Trong vài trường hợp ngoài C.Đ.G cũng sử dụng các từ trên. Trong cộng đồng người Essences có ba cấp bậc: Tân Tín Đồ, người Huynh Đệ và Vị Toàn Thiện (Neophytes, Brethen perfect). Hài nhi là tên thông thường chỉ một thí sinh vừa mới được Điểm Đạo, nghĩa là vừa mới được  “sinh lần thứ hai”.
     Khi chúng ta biết được các nghĩa nầy thì những đoạn khó hiểu, gút mắc sẽ trở nên hiểu được. Có người nói với Ngài rằng: Thưa Chúa, kẻ được cứu có ít chăng? Ngài đáp cùng chúng rằng: Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì Ta nói cùng các ngươi, nhiều kẻ sẽ tìm vào mà không thể được (S.Luke 13:23,24). Câu này gây kinh ngạc và khó tin cho cách thức cứu rỗi khỏi hỏa ngục đời đời của Phái Tin Lành thông thường. Không ai dám nói Vị Cứu Thế quả quyết nhiều người sẽ tìm cách tránh khỏi địa ngục để vào thiên đàng nhưng sẽ không thành công. Nhưng khi áp dụng nghĩa cửa hẹp của sự Điểm Đạo và sự giải thoát khỏi tái sinh, thì câu trên hoàn toàn đúng thật và tự nhiên. Lại nữa: “Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì nhiều. Song ngõ hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít (S.Matt 7:13,14).
      Cái “Cổng Hẹp” này là cái cổng của sự Điểm Đạo, mà một thí sinh phải bước qua để vào “Vương Quốc”. Hẳn nhiên chỉ có một ít người qua được cái cổng ấy mặc dầu có hằng hà sa số người vào miền hạnh phúc của cõi Thượng Giới. Cách đây gần ba ngàn năm, một vị Đại Giáo Chủ khác có nói: Trong hằng ngàn người, hiếm có được một người cố gắng để hoàn thiện, trong hằng ngàn người cố gắng thành công hiếm có được một người biết được bản thể tinh túy của Ta”. (Bhagavad Gita 7:3). Trong mỗi thời kỳ, số vị Điểm Đạo thì ít, nhưng trong lời tuyên bố trên không có sự phán quyết đen tối nào về nỗi thống khổ đời đời cho đa số nhân loại. “Người được Giải Thoát”- như Proclus có dạy- là người đã thoát khỏi vòng sinh hóa ràng buộc con người.
      Chúng ta nhớ lại câu chuyện một chàng trai đến với Đức Jesus, tôn kính Ngài làm Thầy, và hỏi làm sao để được sự sống đời đời- sự giải thoát khỏi tái sinh nhờ hiểu biết về Thượng Đế. (Nên nhớ rằng người Do Thái tin tưởng mọi linh hồn chưa hoàn thiện phải trở lại sống trên trái đất). Câu trả lời đầu tiên của Ngài là lời khuyên công truyền thông thường: “Hãy giữ các điều răn”. Nhưng khi chàng trai đáp: “Mọi điều đó tôi đã giữ từ khi còn nhỏ”. Đối với một tâm hồn không còn tội lỗi như y, Vị Huấn Sư chân chính trả lời: “Nếu ngươi muốn được trọn lành hãy đi, bán hết của cải ngươi mà cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của báu ở trên trời; rồi hãy đến theo Ta”. “Nếu ngươi muốn được trọn lành” tức là trở nên một nhân viên của Vương Quốc, thì phải có tính thanh bần và vâng lời. Sau đó Ngài giải thích cho các môn đồ rằng một người giàu khó có thể bước vào nước Trời, còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Đối với con người, điều ấy vẫn bất năng, nhưng đối với Trời, mọi sự đều được cả. (S.Matt 19:16-26), chỉ có Trời trong con người mới có thể qua ngưỡng cửa ấy mà thôi.
      Đoạn văn này đã được biện hộ theo nhiều cách khác nhau. Hiển nhiên người ta không thể chấp nhận ý nghĩa bên ngoài cho rằng một người giàu không thể bước vào trạng thái hạnh phúc sau khi chết. Người giàu cũng như người nghèo đều có thể bước vào trạng thái ấy và tập tục phổ thông của người Cơ Đốc chứng tỏ rằng họ không khi nào tin rằng của cải giàu sang gây nguy hiểm cho niềm hạnh phúc của họ sau khi chết. Nhưng nếu ta hiểu được nghĩa chân thật của Vương Quốc của Trời thì ta thấy đoạn ấy diễn tả một sự kiện đơn giản và minh bạch. Bởi sự nhận biết về Trời là Sự Sống Đời Đời không thể đạt được cho đến khi mọi sự trần thế đều được quy phục, không thể nào học biết được cho đến khi mọi điều đã được hy sinh. Chẳng những con người phải từ bỏ các của cải vật chất, xem nó qua tay y như người quản lý, mà y còn phải từ bỏ của cải bên trong nữa; chừng nào y chưa cởi bỏ trơ trọi thì y chưa thể bước qua cái cổng hẹp. Đó là điều kiện để được Điểm Đạo, và hạnh “thanh bần, vâng lời, tinh khiết” là lời thệ của thí sinh.
      “Sinh lần thứ hai” là một từ ngữ khác được nhận thức rõ trong lễ Điểm Đạo. Ngay hiện nay, các giai cấp cao ở Ấn Độ được gọi là “người được sinh hai lần” và nghi lễ khiến họ sinh lần hai là nghi lễ Điểm Đạo- nhưng ngày nay chỉ còn là hình thức bên ngoài. Khi Đức Jesus nói với Nicodemus, Ngài cho biết rằng: “Nếu người nào chẳng được tái sinh thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời”. Lần sinh này do bởi “nước và Thánh Linh”. (S. John 3:5) đây là lần Điểm Đạo thứ nhất. Và một lần sinh khác về sau do bởi “Thánh Linh và lửa” (S. Matt 13:11) giống như lễ báp têm lúc mới được sinh ra, lễ báp têm thứ hai của Vị Điểm Đạo đón mừng y như một “Hài nhi” vào nước Trời (S.Matt 18:3). Biểu tượng này rất là quen thuộc giữa các nhà thần bí Do Thái. Đức Jesus ngạc nhiên trước câu hỏi của Nicodemus và trả lời bằng một câu thần bí: “Ngươi là Thầy của Israel mà không biết những điều đó sao?” (S.Matt 3:10).
      Một lời dạy khác của Ngài vẫn còn rất khó hiểu đối với tín đồ là: “Vậy hãy trở nên trọn lành như Cha các ngươi ở trên Trời trọn lành vậy.” (S.Matt 5:48). Người Cơ Đốc thông thường biết mình không thể nào tuân thủ điều răn ấy được, mình đầy tội lỗi và yếu hèn thì làm sao có thể trở nên toàn thiện như Trời được? Thấy việc thực hiện hoàn toàn vô vọng, y bèn để sang bên và không nghĩ đến nữa. Nhưng nếu biết được sức cố gắng tăng lên sau nhiều kiếp trì chí hoàn thiện và hiểu rằng chính “Trời trong chúng ta” sẽ chiến thắng bản tính thấp hèn, thì việc thực hiện ấy không xa vời. Chúng ta nhớ lại lời cuả Porphyry rằng người thực hiện những đức tính gương mẫu ấy chính là Cha của các Thánh Thần và chính trong Huyền Môn mà những đức tính ấy được thực hiện.
      Thánh Paul noi theo vết chân của Thầy, cũng nói cùng một ý nghĩa ấy nhưng rõ ràng hơn, Quý học giả nên chú ý các chương 2 và 3, và tiết 1 của chương 4 trong Thư Thứ Nhất gửi cho người Côrintô (I cor.) và nên nhớ rằng những lời ấy nói với những hội viên đã chịu báp têm và chịu mình Thánh thể. Họ là các hội viên thiệt thụ theo quan điểm hiện đại, mặc dầu vị Tông Đồ chỉ xem họ như những trẻ con, trần tục. Họ không phải là các Tân Tín đồ mà là những người có đầy đủ đặc ân và trách nhiệm của nhân viên Hội Thánh, được Vị Tông đồ xem như cách biệt với thế gian và không hành động như những người trần tục. Xin tóm lược lời vị Tông Đồ:
      “Tôi đến với anh em mang theo chứng cớ thiêng liêng không để quyến dụ anh em bằng sự hiểu biết của con người mà bằng quyền năng của Thánh Linh. Chúng tôi cũng giảng sự khôn ngoan giữa những người trọn lành nhưng không phải sự khôn ngoan của con người. Chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Trời trong lẽ mầu nhiệm, cả đến sự khôn ngoan ẩn dấu mà Trời đã phán cho thế gian và không ai cả đến những vua chúa của thế gian hiểu được. Những điều của Minh Triết này vượt qua tư tưởng con người, nhưng Trời đã nhờ Thánh Linh bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Thánh Linh đã dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Trời? Đây là những điều tinh thần, chỉ người nào có trí của Đấng Christ mới nhận thức được.”Anh em ơi, về phần tôi, tôi chẳng thể nói với anh em như với người tinh thần, nhưng như với người thuộc xác thịt, cả đến như những con trẻ trong Christ vậy. Tôi từng cho anh em uống sữa chớ chẳng cho ăn thịt vì anh em không thể chịu nổi, đến bây giờ cũng chưa thể được, vì anh em vẫn còn thuộc xác thịt”. “Tôi đã lập nền như một tay kiến trúc khôn khéo, và anh em là đền thờ của Trời và Thánh Linh của Trời ở trong anh em. Vậy ai nấy hãy coi chúng tôi như thừa sai của Christ và quản gia các Lẽ Mầu Nhiệm của Trời”.
      [Để ý rằng đoạn này rất phù hợp với lời hứa của Đức Jesus nơi S.John (16:12-14):”Ta còn có nhiều điều nói với các ngươi nữa nhưng bây giờ các ngươi chưa thể đương nổi. Song khi nào Thánh Linh của lẽ thật đến, Ngài sẽ dẫn dắt các ngươi vào mọi lẽ thật… Ngài sẽ báo các ngươi những điều tương lai… Ngài sẽ nhận của Ta mà báo cáo cho các ngươi.]
      Không ai đọc đoạn này mà không công nhận rằng vị Tông Đồ S. Paul có được một nền hiểu biết thiêng liêng của Huyền Môn và các giáo hữu Côrintô chưa thể tiếp thu được. Lưu ý đến những từ kỹ thuật: sự hiểu biết, sự hiểu biết của Trời trong lẽ mầu nhiệm, sự hiểu biết ẩn dấu, chỉ có người ‘tinh thần’ biết được, chỉ nói giữa những người ‘toàn thiện’ còn các người không ‘tinh thần’, các con trẻ trong Christ, người ‘xác thịt’ bị loại ra, chỉ có người kiến trúc khôn khéo, người quản gia các Lẽ Mầu Nhiệm của Trời mới hiểu được.
      Thỉnh thoảng ông lại đề cập đến các Lẽ Mầu Nhiệm ấy. Trong  thư gửi cho người Ephêsô, ông nói rằng: bởi khải thị đã khiến cho tôi biết Lẽ Mầu Nhiệm… sự hiểu biết của tôi về Lẽ Mầu Nhiệm của Đấng Christ… và khiến cho mọi người đều rõ về sự kết bạn (fellowship) với Lẽ Mầu Nhiệm (Eph.3:3,4,9). Về Lẽ Mầu Nhiệm này, ông đã lập lại với người Côlôse là ông được gọi làm “người thừa hành, chấp sự” Lẽ Mầu Nhiệm đã được dấu kín từ các thời đại và các thế hệ mà nay được tỏ ra cho các thánh đồ của Ngài”, không phải cho người ngoài, cũng không phải cho người Cơ Đốc, mà chỉ cho những Vị Thánh Thiện: “sự vinh hiển của Lẽ Mầu Nhiệm ấy chỉ được tiết lộ cho họ mà thôi”. “Christ ở trong anh em” một câu đầy ý nghĩa thuộc về đời sống của Vị Điểm Đạo. Như thế, chung cuộc mỗi người đều phải học sự hiểu biết ấy để trở nên ‘trọn lành trong Christ Jesus’. Ông bảo người Côlôse cầu nguyện “xin Trời mở cho chúng tôi một cửa truyền đạo để giảng Lẽ Mầu Nhiệm của Đấng Christ”.Ông cũng viết cho Timothy yêu dấu của ông, khuyên y chọn những người trợ tế trong số những người giữ “Lẽ Mầu Nhiệm của đức tin trong lương tâm trong sạch”.(I.Timothy 3:9).
      Bấy giờ Timothy giữ một vị thế quan trọng, đại diện cho thế hệ thầy Cơ Đốc kế tiếp. Ông là môn đệ của Thánh Paul, được chỉ định điều hành một phần Giáo Hội.Chúng ta biết Timothy đã được thánh Paul thâu nhận vào Huyền Môn nhờ những câu kỹ thuật làm đầu mối. “Hỡi Timothy, con ta, ta theo lời tiên tri chỉ về con trước kia, đem mạng lịnh này ủy thác cho con,” một câu kinh long trọng của Vị Điểm Đạo khi thâu nhận một thí sinh. Nhưng Vị Điểm Đạo không hiện diện một mình; “Đừng bỏ lơ ân tứ trong con, là điều nhờ lời tiên tri và sự đặt tay của các Trưởng Lão mà ban cho con” (I.Tim 4:14). Thánh Paul nhắc ông giữ lấy sự sống đời đời là sự con được gọi đến, và cũng vì đó mà con đã thừa nhận sự thừa nhận tốt đẹp trước mặt nhiều người chứng kiến (I.Tim 6:12) lời tuyên thệ của người mới được Điểm Đạo trước các Huynh Trưởng và hội đồng các Vị Điểm Đạo. Sự hiểu biết được truyền thụ rất là thiêng liêng đến nỗi Thánh Paul phải thốt to lên: “Timothy ơi, hãy giữ lấy điều đã ủy thác cho con” (I.Tim 6:20)- không phải sự hiểu biết thông thường của người Cơ Đốc, vì nếu thế thì đã không có sự bắt buộc đặc biệt đặt để cho S.Timohty, mà là một sự hiểu biết thiêng liêng giao phó cho ông với tư cách là một người được Điểm Đạo, và cần thiết cho sự an toàn của Giáo Hội. Sau này S.Paul lại nhắc lại điều ấy, nhấn mạnh vào tính cách vô cùng quan trọng của sự hiểu biết ấy, nó là gia tài chung của người Cơ Đốc: “ Hãy giữ lấy mẫu mực của những lời thuần chính mà con đã nghe nơi Ta, trong đức tin và sự thương yêu trong Christ-Jesus. Hãy nhờ Thánh Linh trong chúng ta mà giữ lấy điều lành đã phó thác cho con rồi (II.Tim 1:13,14) một lời yêu cầu nghiêm trang mà đôi môi có thể phát ra. Ngoài ra đó là trách nhiệm của ông phải truyền sự hiểu biết ấy lại cho tương lai. “Những điều con đã nghe nơi Ta giữa nhiều người chứng kiến”- những giáo lý khẩu truyền thánh thiện được truyền giữa những người được Điểm Đạo, họ là chứng nhân cho sự chính xác của lời truyền đạt- “hãy phó thác cho những người trung tín cũng có tài dạy dỗ kẻ khác”. (II.Tim 2:2).
      Nhờ hiểu được Giáo Hội có những giáo lý ẩn mật này, chúng ta thấy được những điều tự nhận xét của Thánh Paul rải rác đây đó. Khi kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta biết đại cương về sự tiến hóa của Thánh Paul. Ông xác nhận rằng mặc dầu ông đã ở trong nhóm người trọn vẹn, người được Điểm Đạo- ( vì ông có nói rằng: vậy hễ bao nhiêu người trọn vẹn trong chúng ta đều phải có tâm trí đó)- ông chưa “đạt đến”, chưa thật “trọn vẹn” vì ông chưa được Christ, chưa vươn tới sự “kêu gọi từ trên của Đức Chúa Trời qua Christ”, “quyền năng của sự sống lại của Ngài và được dự phần trong sự khổ sở của Ngài, và đồng hóa theo sự chết của Ngài”; ông đang cố gắng, ông nói: “mong bất cứ thể nào tôi được đạt đến sự sống lại từ kẻ chết” (Phil 3:8-15).
      Bởi đây là sự Điểm Đạo, nó giải thoát con người nó làm người được Điểm Đạo trở thành Chân Sư Trọn Vẹn, đấng Christ sống lại, cuối cùng giải thoát Ngài khỏi sự “chết”, khỏi vòng sinh hóa của nhân loại, khỏi những mối ràng buộc linh hồn vào vật chất nặng kệch. Nơi đây chúng ta lại gặp một số từ kỹ thuật, và cả độc giả nào chỉ đọc theo bề ngoài cũng hiểu rằng “sự sống lại từ kẻ chết” nói nơi đây không có nghĩa của người Cơ Đốc tân thời về sự sống lại thông thường mà mọi người đều không tránh khỏi và vì thế không cần phải cố gắng đặc biệt để đạt được sự sống lại ấy. Thật ra, chữ “đạt được” dùng không đúng khi nói đến một kinh nghiệm phổ thông và không thể tránh khỏi của con người. Thánh Paul không thể tránh khỏi sự sống lại ấy theo quan điểm của người Cơ Đốc tân thời. Vậy thì ông đã cố gắng nghiêm nhặt để đạt được sự sống lại nào? Một lần nữa, câu giải đáp duy nhất lại phát xuất từ Huyền Môn. Trong Huyền Môn, người được Điểm Đạo tiến gần đến cấp bậc Điểm Đạo giải thoát khỏi vòng sinh tử được gọi là “Christ thọ khổ” (the suffering Christ), y chia xẻ nỗi đau của Vị Cứu Thế, chịu đóng đinh trên thập tự giá theo nghĩa thần bí, “ đồng hóa theo sự chết của Ngài”, và như thế đạt đến sự sống lại, dự vào Đấng Christ vinh hiển; sau sự chết ấy, không có quyền lực nào vượt qua y được. (Khải thị 1:18 “Ta là Đấng Sống, Ta đã chết; này, Ta sống cho đến đời đời vô cùng.) Đó là cái “phần thưởng” mà vị Đại Tông Đồ Paul đang mau bước đến, ông cũng thúc hối “nhiều người trọn vẹn”- chớ không phải tín đồ thông thường- hãy cố gắng như thế, đừng an lòng với những điều đã đạt được mà hãy cố gắng mau tiến bước mãi.
      Sự giống nhau giữa người được Điểm Đạo và Christ chính là căn bản của Đại Bí Pháp, như chúng ta sẽ thấy chi tiết hơn khi nghiên cứu “Đấng Christ trong Thần Bí Học”. Người được Điểm Đạo không còn nhìn Christ như bên ngoài y nữa: “Dầu chúng tôi từng nhận biết Christ theo xác thịt, song từ nay không còn nhận biết Ngài theo cách ấy nữa”. (II.Cor 5:16).
      Tín đồ thông thường đã “mặc lấy Christ”; vì hễ bao nhiêu người trong anh em đã chịu báp têm trong Christ, thảy đều đã mặc lấy Christ” (Gal 3:27). Bấy giờ họ là “con trẻ trong Christ”. Họ mong chờ sự giúp đỡ nơi Đấng Cứu Thế Christ, họ chỉ nhận biết Ngài “theo xác thịt” mà thôi. Nhưng khi họ đã chiến thắng được bản ngã thấp hèn và không còn là “xác thịt” nữa, thì họ đã bước vào đường đạo và tự mình trở nên Christ. Đây là điều mà Thánh Paul đã đạt đến và mong mỏi nơi các tín đồ của ông: “Các con bé mọn của Ta ơi, Ta lại vì cớ các con mà chịu cơn quặn thắt cho đến chừng nào Christ thành hình trong các con”. (Gal 4:19). Ông đã là cha tinh thần của họ, đã “dùng Tin lành mà sinh anh em ra” (I.Cor 4:15).Nhưng bây giờ “một lần nữa”, ông giống như cha mẹ, như một người mẹ sinh họ lần thứ hai. Christ bé thơ, Christ Thánh Thiện, được sinh ra trong linh hồn, “người ẩn mật trong lòng” (I.S Pet 3:4). Người được Điểm Đạo trở thành ‘Hài Nhi Bé Nhỏ’ (little Child); từ nay về sau y phải sống một đời sống cùa Christ, cho đến khi y trở nên “con người trọn vẹn”, lớn lên “được tầm thước vóc dáng theo sự đầy đủ của Christ” (Eph 4:13). Bấy giờ, giống như Thánh Paul đang làm, y chứa đầy sự đau khổ của Christ trong xác thịt của chính y (Col 1:24) và luôn luôn “thân thể hằng mang sự chết của Jesus” (II Cor. 4:10). Do đó y có thể nói một cách đúng thật rằng: “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ trên thập tự giá, dầu vậy tôi sống: nhưng không phải là tôi sống nữa mà là Christ sống ở trong tôi. Đó là nỗi đau khổ của Vị Tông Đồ, ông miêu tả mình như thế. Và khi trận đấu đã qua, một âm điệu chiến thắng an tĩnh thật là khác biệt với các cố gắng gay go của những năm trước: “Bây giờ ta đã sẵn sàng để được dâng hiến, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt đẹp, ta đã chạy xong cuộc đua, ta đã giữ được đức tin. Từ rày về sau, mão miện công nghĩa đã để dành cho ta. (II Tim 4:8-6). Đây là mão miện được ban cho “người đã chiến thắng”, Đấng Christ thăng thiên có nói: “Kẻ chiến thắng, ta sẽ khiến làm rường cột trong đền thờ của Trời ta, và người không còn ra khỏi đó nữa (Khải thị 3:12). Vì sau sự “Sống Lại”, người được Điểm đạo trở nên một người Trọn Vẹn, Vị Chân Sư, và Ngài không còn ra khỏi Đền Thờ nữa, ở đấy Ngài phụng sự và hướng dẫn các cõi.
      Trước khi kết thúc chương này, cũng nên nêu rõ rằng chính Thánh Paul cũng thừa nhận việc sử dụng giáo lý thần bí lý thuyết để giải thích những biến cố lịch sử ghi trong các Kinh Thánh. Ông không coi lịch sử viết trong đó như là một sự ghi chép đơn giản những sự kiện đã xảy ra trong cõi trần. Là một nhà thần bí học thật sự, ông thấy trong các biến cố hồng trần những hình bóng của những chân lý đại đồng mãi ẩn mật trong những cõi giới cao siêu và ông thấy rằng những biến cố chọn lọc để lưu trữ trong các văn tự huyền bí là những biến cố tiêu biểu, sự giải thích những biến cố này sẽ giúp cho sự giáo huấn con người. Vì thế ông dùng những câu chuyện của Abraham, Sarai, Hagar, Ishmael và Isaac, nói rằng “những chuyện đó là lời bóng gió”, rồi ông giải thích ý nghĩa thần bí (Gal 4:22-31). Về chuyện dân Do Thái trốn khỏi Ai Cập, ông nói đến Hồng Hải như một lễ báp têm, cây tần bì và nước như thức ăn và thức uống tinh thần, và vầng đá có nước tuôn ra như là Christ (I Cor 10:1-4). Ông thấy Lẽ Mầu Nhiệm của sự hợp nhất giữa Christ và Giáo Hội của Ngài trong mối tương quan chồng vợ của con người, ông nói về các người Cơ Đốc như thịt và xương của thân thể Đấng Christ. Tác giả thư gửi người Hê Bơ Rơ đã biểu tượng hóa toàn thể hệ thống thờ phượng của người Do Thái. Trong Đền Thờ, ông thấy một kiểu mẫu Đền Thờ thiên giới, nơi Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm ông thấy Đấng Christ, trong các sinh tế ông thấy lễ vật của Người Con tinh khiết; các thầy tế lễ của Đền Thờ chỉ là “thí dụ và hình bóng của các sự thiên giới”. Các chương 3-10 là một chuyện ngụ ngôn soạn thảo công phu nhất, và người viết quả quyết rằng Thánh Linh có một ý nghĩa sâu xa hơn.
      Đối với các Kinh Thánh, người ta không xác định các biến cố ghi trong đó quả thật đã xảy ra và các điều xảy ra ở cõi hồng trần chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Giải thích các câu chuyện ấy tức là vén màn Tiểu Bí Pháp, giáo lý thần bí được phép đưa ra cho thế  gian. Nó không phảido trí tưởng tượng đặt ra như nhiều người nghĩ, nhưng nó là kết quả của trực giác thật sự thấy được các kiểu mẫu trên các cõi Trời, chớ không phải là những hình bóng của các kiểu mẫu xuất hiện trên màn ảnh của thời gian trần thế.
CHƯƠNG 3
PHÍA ẨN MẬT CỦA CƠ ĐỐC GIÁO
      Trong khi một số người sẵn sàng chấp nhận rằng các Vị Tông Đồ và những người kế vị trực tiếp có một nền hiểu biết sâu xa hơn về những điều tinh thần thì một số ít người lại muốn tiến một bước xa hơn cho rằng Huyền Môn của Giáo Hội Đầu Tiên là nơi chứa đựng những giáo lý thiêng liêng của họ. Chúng ta có Thánh Paul đã truyền đạt lại phấn giáo lý không được viết ra, chính Ông đã dạy đạo cho Thánh Timothy, huấn luyện cho Thánh Timothy dạy đạo lại những người khác, và những người này lại dạy đạo lại cho những người khác nữa. Như thế có bốn thế hệ đạo sư nối tiếp nhau được nói đến trong chính những Kinh Thánh. Bốn thế hệ này chắc chắn bao gồm những tác giả trong Giáo Hội đầu tiên là những người đã chứng kiến sự hiện hữu của Huyền Môn. Khi chúng ta khởi sự khảo sát những văn tự của Giáo Hội Đầu Tiên, chúng ta thấy rằng chúng chỉ là những lời bóng dáng mà chỉ có Huyền Môn mới hiểu được, và sau đó chúng xác nhận sự hiện hữu của Huyền Môn.
      Những chứng nhân đầu tiên là những vị Cha, các đệ tử của các Vị Tông Đồ, nhưng các văn tự của họ còn lại rất ít. Những lời văn ấy không được minh bạch như các người viết sau. Polycarp, Giám mục ở Smyrna và là bạn đồng học với Ignatius của T.Paul, hy vọng các người viết thư với Ông được “thành thạo với Thánh Kinh, và không có điều gì ẩn mật với anh em, nhưng còn tôi thì không được đặc ân đó”, hiển nhiên Ông viết trước khi Điểm Đạo. Barbanas nói về “vài đoạn mà chính ông đã nhận được”, và sau khi giải thích Luật một cách thần bí, ông tuyên bố rằng “sau khi hiểu đúng đắn các điều răn của Ngài, chúng tôi giải thích các điều răn ấy theo như ý Ngài muốn”. Ignatius, Giám mục Antioch, một môn đồ của T. Paul, nói về ông “chưa được toàn vẹn trong Jesus- Christ. Vì bây giờ tôi mới bắt đầu là một đệ tử, và tôi nói với anh em như các đồng môn của tôi”, và ông nói về họ như “đã được Điểm Đạo vào Huyền Môn với Paul, người Thánh Thiện; người khổ nạn”. Ông còn nói: “Tôi không thể viết cho anh em nhiều điều mầu nhiệm hơn sao? Nhưng tôi ngại làm thế, e tôi sẽ gây tổn thương cho anh em vì anh em chỉ là con trẻ (babes). Xin tha lỗi cho tôi, tôi e ngại anh em không nhận được ý nghĩa quan trọng của chúng, chúng sẽ làm nghẹn các anh em. Ngay cả tôi, mặc dầu tôi đang hướng về Christ và tôi có thể hiểu được các sự ở cõi Trời, các đẳng cấp thiên thần, sự phân biệt giữa quyền năng và quyền lực, sự hùng vĩ của những thời kỳ vô tận, sự siêu việt của các đại thiên thần, sự cao cả của Tinh thần, vương quốc của Đấng Christ và trên hết là sự uy nghi không thể so sánh của Đức Thượng Đế Toàn Năng- mặc dầu tôi đã quen thuộc các điều ấy, tuy nhiên tôi vẫn chưa được toàn thiện chút nào, cũng như tôi chưa được là một môn đồ như Paul và Peter”. Đoạn này rất là lý thú vì nó chỉ rằng sự tổ chức đẳng cấp cõi Trời là một trong những vấn đề được giảng dạy trong Huyền Môn.
      Kế đó là T.Clement of Alexandria và môn sinh Origen của Ông, hai tác giả của thế kỷ thứ hai và thứ ba viết hầu hết về Huyền Môn của Giáo Hội Đầu Tiên. Mặc dầu lời văn đầy bóng dáng thần bí, nhưng cả hai xác định minh bạch rằng Huyền môn là một tổ chức được thừa nhận.
      Bấy giờ S.Clement là một đệ tử của Pantaenus ông nói về ông và hai người khác, có lẽ là Titian và Theodotus, như là người “bảo tồn những giáo lý phát xuất trực tiếp từ những Vị Tông Đồ Thánh thiện Peter, James, John và Paul” như thế sự liên lạc giữa ông và chính các Vị Tông Đồ chỉ qua một người trung gian. Ông là Thủ trưởng trường Vấn Đáp ở Alexadria vào năm 189, và chết vào năm 220. Origen, sinh năm 185, là học trò của S.Clement. Có lẽ ông là một Cha uyên thâm nhất và là một người có một vẻ đẹp đạo đức hiếm có nhất. Đó là những chứng nhân nhờ đó chúng ta nhận được các bằng cớ về sự hiện hữu của một Huyền Môn xác định trong Giáo Hội Đầu Tiên.
      Quyển Stromata (Linh tinh) của S. Clement là nguồn tài liệu về Huyền Môn vào thời ông. Ông nói những văn tự này như là “những ghi chú linh tinh về Duy Tri (Gnostic) theo nền triết học chân chính” và ông đã miêu tả chúng như một tập ghi nhớ những giáo lý mà ông nhận từ Pantaenus. Đoạn sau đây có tính cách khuyên bảo: “Ngài (The Lord)…cho phép chúng tôi truyền đạt Huyền Môn và ánh sáng thiêng liêng ấy cho những ai có khả năng tiếp nhận. Chắc chắn Ngài không phô bày cho nhiều người điều gì không thuộc về nhiều người, Ngài chỉ trình bày nó cho một số ít người mà Ngài biết rằng họ có thể thâu nhận được và sống theo nó. Nhưng những điều bí mật này chỉ được truyền khẩu, chứ không bằng văn tự… Tôi biết rõ tập ghi chú này rất là thô thiển so với tinh thần đầy ơn phước mà tôi có đặc ân nghe được. Nhưng nó sẽ là một hình ảnh gợi lại nguyên hình cho ai đã được điểm đạo bằng cây trượng Thyrsus”. Chúng tôi xin thêm rằng cây trượng Thyrsus được các Vị Điểm Đạo mang theo và chạm vào người thí sinh trong nghi lễ Điểm Đạo. Nó có một ý nghĩa thần bí, biểu tượng cho đường xương sống và hạch quả tùng trong Tiểu Bí Pháp, và biểu tượng cho Trượng Quyền Lực trong Đại Bí Pháp mà các nhà Huyền Bí Học đều biết. Do đó nói rằng: “được trượng Thyrsus chạm vào” tức là nói: “được Điểm Đạo vào Huyền Môn” Clement viết thêm: “…Theo thời gian có nhiều sự đã vuột khỏi chúng tôi mà chưa viết ra được…Rồi cũng có nhiều điều mà tôi không thu nhập được, vì quyền lực ở trong những người thánh thiện rất lớn lao”. Đó là một kinh nghiệm thường gặp của những người được các Bậc Cao Cả dạy dỗ, bởi vì sự hiện hữu của Ngài kích thích và làm linh hoạt các quyền năng còn ẩn tàng trong người họ, mà nếu không có Ngài tham dự, họ sẽ không khơi động được. Có nhiều điều tôi đã cố ý loại bỏ đi vì e rằng các độc giả của tôi sẽ hiểu sai nghĩa. Trong bài cảo luận của tôi, sẽ có một số điều được ám chỉ, một số điều được trì hoãn và một số điều chỉ được lưu ý đến mà thôi. Bài ấy sẽ nói một cách khó nhận thức, trình bày một cách bí mật và chứng minh một cách âm thầm”.
      Chỉ riêng đoạn này cũng đủ chứng tỏ có sự hiện hữu của một giáo lý ẩn mật trong Giáo Hội Đầu Tiên. Nhưng trong chương “Điều Mầu Nhiệm của Đức Tin không nên tiết lộ cho mọi người”, Clement tuyên bố rằng ví có những người không phải là hiền nhân có thể thấy tác phẩm của ông nên “cần phải che đậy sự Minh Triết trong Điều Mầu Nhiệm, sự Minh Triết mà Con của Trời đã dạy…Những điều tiên tri chỉ được nói bằng ẩn ngữ khó hiểu. Lẽ Mầu Nhiệm không thể được trình bày phóng túng cho tất cả mọi người, mà chỉ được trình bày khi đã có sự tinh luyện và giáo huấn trước…”
      Còn nhiều điều nữa, nhưng bấy nhiêu cũng đủ chứng tỏ S.Clement đã biết và đã được Điểm Đạo vào Huyền Môn của Giáo Hội, ông cũng đã viết để giúp đỡ cho những người cũng được Điểm Đạo vào Huyền Môn như ông.
      Nhân chứng thứ hai là Origen, học trò của ông, một người đầy ánh sáng hiểu biết, can đảm, thánh thiện, tôn sùng, ôn hòa, và nhiệt thành; những tác phẩm của ông là một kho tàng Minh Triết mà sinh viên có thể tìm học.
      Trong cuộc bút chiến nổi danh với Celsus, ông đã binh vực cho Cơ Đốc Giáo về các giáo lý bí mật. Celsus đã tấn công cho rằng Cơ Đốc Giáo là một hệ thống bí mật (secret system). Origen đã biện hộ nói rằng trong khi vài giáo lý được giữ bí mật thì có những giáo lý khác được đưa ra công chúng, và hệ thống giáo lý công truyền và bí truyền cũng đều được các triết gia áp dụng. Trong đoạn văn sau, độc giả ghi chú về sự phân biệt giữa sự sống lại của Jesus được nhìn theo ánh sáng của lịch sử với “lẽ mầu nhiệm của sự sống lại”; “Hơn nữa, vì Celsus thường cho Giáo Lý Cơ Đốc là một hệ thống bí mật, chúng ta phải bác bỏ quan điểm của ông vì hầu hết mọi người đều quen thuộc với những gì người Cơ Đốc giảng dạy hơn là những ý kiến tốt đẹp của các triết gia. Vì có ai không biết đến việc Đức Jesus sinh từ một trinh nữ, Ngài chịu chết và sống lại là một vấn đề của đức tin trong nhiều vấn đề khác, đến kỳ phán xét sắp đến người tội lỗi sẽ bị phạt và người công nghĩa được thưởng? Tuy nhiên lẽ Bí Nhiệm về sự sống lại nếu không được hiểu rõ sẽ là mục tiêu chế diễu cho những người không tin… Cơ Đốc Giáo vẫn có chỗ cho người thất học, nhưng không phải chỉ chuyên cho hạng người này, mà nó còn những giáo lý thâm sâu cho hạng người “thông minh và nhạy bén”.
      Vì thế mà ông đã gắng công chứng tỏ rằng Thánh Kinh Do Thái và Thánh Kinh có những nghĩa ẩn mật, ẩn dưới những câu chuyện có những ý nghĩa bên ngoài rất phi lý. Phần lớn quyển bốn của tác phẩm ông giải thích các ý nghĩa thần bí của các câu chuyện trong Thánh Kinh.
      Giáo Hội ngày nay có nắm lại được những giáo lý thần bí tức Tiểu Bí Pháp và chuẩn bị cho các tín đồ thiết lập lại nền Đại Bí Pháp chăng? Tương lai của Cơ Đốc Giáo tùy thuộc vào câu trả lời vấn đề ấy.
    
CHƯƠNG 4
ĐẤNG CHRIST TRONG LỊCH SỬ
      Các vị Tông Đồ và những người kế vị thông hiểu dễ dàng với  hơn ý nghĩa lịch sử mặc dầu họ không hề phủ nhận lịch sử. Họ không ngần ngại giảng dạy các tín đồ đã được huấn luyện rằng vài câu chuyện trong Cựu Ước rõ ràng có trong lịch sử nhưng thực sự là ngụ ngôn thuần túy. Không nơi nào chúng ta cần hiểu điều này hơn khi nghiên cứu về lịch sử của Đức Jesus Christ. Nếu chúng ta không gỡ các sợi chỉ rối đan vào nhau và không thấy nơi nào các biểu tượng được xem như biến cố, các ngụ ngôn được xem như lịch sử- thì chúng ta sẽ đánh mất tính cách giáo huấn và nhiều vẻ mỹ lệ của câu chuyện. Chúng ta không thể nhấn mạnh quá đáng rằng Cơ Đốc Giáo mạnh mẽ hơn khi đức tin và đức hạnh có thêm tri thức, như lời dạy của Vị Tông Đồ (II.S.Peter 1:5). Người ta sợ rằng Cơ Đốc Giáo sẽ bị suy yếu khi lý trí khảo sát nó và thật là “nguy hiểm” khi chấp nhận những biến cố được nghĩ là thuộc về lịch sử lại có một ý nghĩa thần thoại thần bí quan trọng sâu xa hơn. Trái lại, chẳng những Cơ Đốc Giáo không bị suy yếu mà lại còn được tăng phần kiên cố, và học giả sẽ vui mừng thấy rằng viên ngọc vô giá chiếu sáng rực rỡ, tinh khiết hơn với nhiều màu sắc khi lớp vô minh bao bọc bị loại bỏ ra.
      Hiện nay có hai trường phái tư tưởng chống đối nhau kịch liệt, tranh luận về lịch sử của vị Đại Giáo Chủ Do Thái. Một trường phái cho rằng không có điều gì cả trong các lời tường thuật về đời sống của Ngài ngoại trừ những chuyện thần thoại được đưa ra để giải thích vài hiện tượng thiên nhiên, dùng hình ảnh để dạy vài sự kiện thiên nhiên, ghi khắc vào tâm trí những người vô học vài loại biến cố thiên nhiên quan trọng với họ để hướng dẫn đạo đức cho họ. Những người thừa nhận quan điểm này tạo thành một trường phái nổi bật lôi cuốn nhiều người có học thức cao và rất thông minh. Xung quanh họ là những đám đông ít học hơn hăng hái khuếch đại các yếu tố phá hoại. Phái này đối nghịch với phái các tín đồ Cơ Đốc Giáo chính thống tuyên bố rằng toàn thể câu chuyện của Đức Jesus là câu chuyện thật có trong lịch sử, không pha chuyên thần thoại. Họ quả quyết rằng lịch sử này không gì khác hơn là lịch sử về đời sống của một người được sinh ra khoảng mười chín thế kỷ trước tại Palestine và đã trải qua mọi kinh nghiệm ghi trong Thánh Kinh. Họ không công nhận câu  chuyện có một ý nghĩa nào vượt quá ý nghĩa của một đời sống con người và thánh thiện. Giữa hai trường phái ấy có nhiều ý kiến khác tự gọi là “tự do tư tưởng” cho rằng câu chuyện ấy có một phần thần thoại, một phần có thật nhưng họ không đưa ra một phương pháp giải thích rõ ràng và hợp lý thích ứng cho toàn thể vấn đề phức tạp. Nhưng chúng ta cũng thấy trong vòng Giáo Hội Cơ Đốc, có một số đông- và càng ngày càng đông hơn- tín đồ khôn ngoan, họ có lòng tin rất nồng nhiệt và những nguyện vọng ngoan đạo, nhưng qua Thánh Kinh họ thấy nhiều điều hơn là lịch sử của một Người thiêng liêng đơn độc. Họ chủ trương rằng câu chuyện của Đấng Christ có một ý nghĩa sâu xa hơn là ý nghĩa hiển lộ bên ngoài. Trong khi họ vẫn duy trì tính chất lịch sử của Đức Jesus, thì cùng lúc ấy họ tuyên bố rằng Đấng Christ còn lớn lao hơn con người Jesus, và có một ý nghĩa thần bí. Để hỗ trợ cho chủ trương này, họ đưa ra những câu như của Thánh Paul: “Các con bé mọn của Ta ơi, Ta lại vì cớ các con mà chịu quặn thắt, cho đến chừng nào Christ thành hình trong các con? (Gal 4:19). Nơi đây hiển nhiên Thánh Paul không thể nói đến một Jesus lịch sử, mà ông muốn nói đến một điều gì vượt khỏi linh hồn con người và ông cho là sự phát triển của Christ bên trong. Vị thầy ấy còn tuyên bố rằng mặc dầu ông đã “nhận biết Christ theo xác thịt, song hiện nay chẳng còn nhận biết Ngài theo cách ấy nữa” (II.Cor 5:16). Hiển nhiên ông ám chỉ rằng trong khi ông nhận biết Christ xác thịt- Jesus- thì ông còn đạt đến một quan điểm cao siêu hơn, nó đưa Đức Jesus lịch sử vào bóng tối. Đây là quan điểm mà hiện nay nhiều người đang tìm kiếm, và - chạm trán với những sự kiện của Tôn Giáo Đối Chiếu, rối trí bởi các mâu thuẫn trong Thánh Kinh, hoang mang với những vấn đề nan giải vì họ bị ràng buộc vào các ý nghĩa hời hợt bên ngoài của Thánh Kinh - họ tuyệt vọng thốt lên rằng mặt chữ giết chết sự sống, còn tinh thần tạo nên sự sống, họ dò tìm ý nghĩa sâu xa và rộng rãi trong một câu chuyện xưa như các tôn giáo trên trái đất. Những người này quá rời rạc và chưa xác định nên không thể nói rằng họ lập được một trường phái, hình như họ vươn một tay về phía nhóm chủ trương thần thoại, khẩn cầu chấp nhận một nền tảng lịch sử; còn về phía kia họ nói với các tín đồ Cơ Đốc rằng sự học theo một ý nghĩa duy nhất về mặt chữ sẽ gặp nguy cơ vô phương chống đỡ trước sự hiểu biết càng ngày càng gia tăng ngày nay, và ý nghĩa tinh thần sẽ bị thất truyền hoàn toàn. Ý nghĩa “câu chuyện về Christ”có nguy cơ thất truyền, quan niệm về Đấng Christ từ trước đến giờ vẫn là nguồn nương cậy và nguyện vọng của hàng triệu người thanh cao từ Đông sang Tây mặc dầu họ có thể gọi danh Christ bằng những tên khác và thờ phượng Ngài dưới những hình thức khác. Chúng ta e rằng viên ngọc vô giá có thể vượt khỏi đôi tay chúng ta và con người sẽ trở nên khốn nàn mãi mãi.
      Để có thể tránh nguy cơ này, chúng ta cần phải tháo các sợi chỉ rối quanh lịch sử Đấng Christ và đặt chúng bên cạnh nhau: sợi của lịch sử, sợi của thần thoại và sợi của thần bí. Chúng đã đan lại thành một sợi lớn làm con người rối trí. Khi tháo chúng ra, chúng ta sẽ thấy rằng câu chuyện ấy sẽ có giá trị hơn nhờ có sự hiểu biết chiếu rọi vào, khi ánh sáng càng rực rỡ hơn thì vẻ đẹp của chân lý càng được phát hiện nhiều hơn.
      Chúng ta sẽ khảo sát Christ theo lịch sử, kế đó theo thần thoại học và sau cùng theo thần bí học. Chúng ta sẽ thấy rằng tất cả phương diện ấy kết hợp thành Jesus Christ của các Giáo Hội. Chúng thấm vào thành phần của Nhân Vật vĩ đại và thi vị, bao trùm những tư tưởng và tình cảm của toàn thể Cơ Đốc Giáo- Đó là Người của Đau khổ, Vị Cứu Thế, Đức Từ Ái và Chúa của con người.
ĐẤNG CHRIST TRONG LỊCH SỬ
HAY ĐỨC JESUS VỊ THẦY CHỮA BỆNH VÀ HUẤN SƯ
      Sợi chỉ rối này gỡ ra không khó lắm. Sự nghiên cứu của chúng ta được dễ dàng nhờ tham chiếu những lời ghi chép của quá khứ mà những chuyên viên có thể kiểm chứng chúng được, và trong các lời ghi chép ấy có vài chi tiết liên quan đến vị Huấn Sư Do Thái do bà H.P.Blavatsky và các chuyên viên nghiên cứu huyền bí học đưa ra cho thế gian. Nhiều người có thể thắc mắc về chữ “chuyên viên” được sử dụng trong huyền bí học. Tuy nhiên nó chỉ có nghĩa là một người do bởi sự học hỏi đặc biệt, được huấn luyện đặc biệt nên đã thâu hoạch được một loại kiến thức đặc biệt và đã khai mở các quyền năng cho phép y đưa ra một ý kiến căn cứ trên sự hiểu biết cá nhân của y về vấn đề y đang khảo sát. Giống như chúng ta nói Huxley là chuyên viên thực vật học, Wrangler là chuyên viên toán học, hay Lyell là chuyên viên địa chất học. Cũng thế chúng ta có thể gọi một chuyên viên huyền bí học là người trước tiên đã nắm vững trên phương diện trí tuệ vài lý thuyết căn bản về sự cấu tạo con người và vũ trụ và sau đó đã phát triển trong y những quyền năng tiềm tàng trong mỗi người (ai chuyên tâm học hỏi thích đáng đều có thể phát triển đươc), những khả năng giúp y quan sát những phương thức bí ẩn hơn của thiên nhiên. Như một người sinh ra có sẵn khả năng toán học và nhờ được huấn luyện mà khả năng ấy gia tăng vô cùng sau nhiều năm, một người sinh ra với vài khả năng nào đó trong y, những khả năng thuộc về linh hồn, mà y có thể phát triển do tập luyện và kỷ luật. Khi những quyền năng này đã được phát triển, y áp dụng chúng để khảo sát thế giới vô hình. Một người như thế trở thành một chuyên viên Khoa Học Huyền Bí, và y có thể tùy ý kiểm chứng lại những điều lưu chép mà tôi đã tham khảo. Sự kiểm chứng ấy vượt khỏi khả năng của một người thường, như một quyển sách toán học được viết bằng những ký hiệu của toán học cao cấp vượt quá khả năng của một người không được huấn luyện về toán học. Không có điều gì độc đoán trong sự hiểu biết. Những người nào sinh ra với một khả năng bẩm sinh và huấn luyện khả năng ấy, đều có thể sử dụng môn khoa học tương ứng của nó. Còn ai sinh ra mà không có một khả năng nào hoặc những người có mà không chịu phát triển, thì hẳn phải chịu thiếu hiểu biết. Đây là những quy luật đại đồng cho thâu hoạch kiến thức, trong Huyền Bí Học cũng như trong mọi khoa học khác.
      Những biên ký huyền bí có phần xác nhận câu chuyện ghi trong các Kinh Thánh, có phần không xác nhận. Biên ký ấy cho chúng ta thấy đời sống của Ngài, do đó giúp ta phân cách được các chuyện thần thoại lẫn trong đó.
      Đứa trẻ có một tên Do Thái và được đổi thành tên Jesus, sinh ở Palestine vào năm 105 trước kỷ nguyên T.C., dưới thời quan chấp chánh tối cao La Mã Publius Rutilius Rufus và Gnaeus Mallius Maximus, cha mẹ Ngài thuộc dòng danh giá nhưng thanh bần. Ngài được giáo dục theo kiến thức của Kinh Thánh Do Thái cổ. Lòng tôn sùng nồng nhiệt và sự nghiêm trang trước tuổi của Ngài đã khiến phụ thân hiến dâng Ngài cho đời sống tôn giáo khổ hạnh. Chẳng bao lâu sau kỳ thăm viếng Jerusalem, lúc đó sự thông minh xuất chúng và lòng nhiệt huyết tầm kiếm hiểu biết được biểu lộ trong sự tìm gặp các nhà thông thái trong Đền Thờ, Ngài được gởi đi huấn luyện trong một Giáo Hội Tinh Hoa ở sa mạc miền nam Judaen. Khi được mười chín tuổi, Ngài tiếp tục vào tu viện Tinh Hoa gần núi Serbal, một tu viện thường được những học giả du hành từ Ba Tư và Ấn Độ sang Ai Cập thăm viếng, và nơi đây có một thư viện nổi tiếng về những tác phẩm huyền bí học, nhiều tác phẩm phát xuất từ các miền Xuyên-Hy-Mã-Lạp Sơn Ấn Độ. Từ trung tâm thụ huấn thần bí này, Ngài di chuyển sang  Ai Cập. Ngài được thọ giáo đầy đủ những giáo lý bí truyền về căn nguyên thật sự của sự sống giữa những vị Tinh Hoa, và được Điểm Đạo ở Ai Cập làm đệ tử của một Chi Hội cao cả mà các vị Sáng Lập các tôn giáo lớn đều xuất phát từ đó. Ở Ai Cập còn tồn tại một trong những trung tâm thế giới về các Bí Pháp chân chính, cón các Bí Pháp bán-công khai chỉ là các phản ánh mờ nhạt và xa xôi của các Bí Pháp chân chính. Những điều huyền bí mầu nhiệm được nói đến trong lịch sử khi Ngài ở Ai Cập là những bóng dáng của các điều hiện thật “Trên Núi”, và nơi ấy người trai trẻ Do Thái được thừa nhận long trọng để chuẩn bị cho Ngài bước sang trình độ Tư Tế mà Ngài phải đạt đến sau này (Priesthood). Ngài quá tinh khiết và đầy lòng tôn sùng nên trong cuộc đời thanh nhã của Ngài, Ngài nổi bật lên giữa những vị khổ tu nghiêm khắc và hơi cuồng tín cùng được huấn luyện với Ngài, Ngài tỏa ra hương vị của một sự hiểu biết dịu dàng thanh cao đến những người Do Thái khắc khổ như một cây hoa hồng mọc lạ lùng giữa sa mạc tỏa hương thơm cho vùng hoang vu chung quanh. Lời nói của Ngài-dầu ít-vẫn luôn ngọt ngào và đầy tình thương, làm cho người khắc nghiệt nhất trở nên hiền lành tạm thời và người cứng rắn nhất trở nên dịu dàng lúc ấy. Ngài sống như thế suốt từ 9 tuổi đến 20 tuổi của cuộc sống hồng trần, càng ngày càng duyên dáng và thanh nhã.
      Sự tinh khiết và lòng tôn sùng siêu phàm này khiến cho Jesus, người đệ tử, được thích ứng để trở nên đền thờ của một Quyền Năng cao cả, một Hiện Hữu nội tại, hùng cường. Đã đến lúc một trong những sự biểu lộ Thiêng Liêng xuất hiện để giúp đỡ nhân loại, cần có một động lực mới để hối thúc sự tiến hóa tinh thần của nhân loại khi một nền văn minh mới sắp chớm nở. Thế giới Tây Phương bấy giờ đang chờ đợi và đã sẵn sàng chào đời. Giống dân phụ Teutonic sẽ nắm lấy uy quyền vừa rơi khỏi bàn tay của La Mã. Trước khi Tây Phương bắt đầu cuộc hành trình, một Vị Cứu Thế phải xuất hiện đứng ban phước bên nôi đứa bé Hercule.
      Một người “Con của Trời” (Son of God) uy mãnh phải lấy xác thịt cõi trần, một vị Huấn Sư cao cả “đầy ân điển và lẽ thật” (S.John 1:14), Minh Triết Thiêng Liêng đầy đủ trong Vị ấy, Ngài thật là “Ngôi Lời” nhập thế, Ánh Sáng và Sự Sống tuôn tràn sung mãn, một Nguồn thật sự của các Nước của Sự Sống. Danh hiệu của Ngài là Đức Từ Ái và Minh Triết. Từ Nơi Cư Ngụ Bí Nhiệm, Ngài bước vào thế giới con người.
      Đối với Ngài, một đền thờ trần thế là cần thiết- một hình thể con người, một xác thân con người. Còn ai thích ứng dâng hiến thể xác mình trong sự vui mừng và mong muốn phụng sự Vị mà các Thiên Thần và con người đều nghiêng mình hết sức cung kính hơn là chàng Do Thái này, một người “Toàn thiện” tinh khiết nhất và cao quý nhất có một xác thân trong sạch và một tâm trí tinh anh tốt đẹp nhất mà nhân loại có thể mang lại? Jesus vui lòng hiến thân mình cho Đức Từ Ái, Ngài dùng xác thân tinh khiết này như một đền thờ để cư ngụ suốt ba năm dưới trần.
      Thời kỳ này được đánh dấu trong những câu chuyện trong Thánh Kinh nói về Lễ Báp Têm của Jesus, khi “Thánh Linh từ Trời ngự xuống như bồ câu đậu trên Ngài” (S.John 1:32) và có tiếng trên trời phán rằng Ngài là Con yêu dấu. Quả thật Ngài là con yêu dấu mà Cha rất đẹp lòng(S.Mat 3:17) và từ bấy giờ trở đi “Jesus khởi rao giảng” (S.Matt 4:17). Ngài là sự mầu nhiệm phi thường. “Thượng Đế được tỏ ra trong xác thịt”. Nhưng không phải duy có Ngài là Thượng Đế vì “Trong luật pháp của các ngươi, há chẳng chép rằng: “Ta đã nói: Các ngươi là Thượng Đế hay sao”. Quả thật, mọi người đều là Thượng Đế nếu nói về Tinh Thần (Spirit) trong họ, nhưng Thượng Đế không biểu lộ trong tất cả mọi người như trong Con yêu dấu của Đấng Tối Cao.
      Đối với Sự Hiện Diện được biểu lộ ấy, danh tự “The Christ” có thể được dùng một cách đúng đắn, và chính Ngài đã sống và di chuyển trong hình thể của con người Jesus qua những đồi núi đồng bằng ở Palestine, rao giảng, chữa bệnh và tụ họp quanh Ngài một ít linh hồn tiến hóa cao làm đệ tử. Vẻ mỹ lệ hiếm có của tình thương tuyệt diệu của Ngài toát ra như những tia sáng mặt trời đã thâu hút những người đau khổ, mệt mỏi, ngã lòng. Còn mãnh lực huyền diệu của sự hiểu biết cao quý của Ngài đã thanh lọc, nâng cao các người đến tiếp xúc với Ngài. Ngài dùng các ngụ ngôn và các thí dụ minh bạch để dạy các nhóm kém học vây quanh Ngài. Ngài sử dụng những quyền năng của Thánh Linh và chữa được nhiều bịnh bằng lời nói hoặc bằng tay chạm vào, từ điển của thể xác tinh khiết của Ngài được tăng cường bằng mãnh lực của sự sống bên trong của Ngài.
      Ngài bị các bạn đồng môn đầu tiên loại trừ vì Ngài đem truyền bá cho thế gian nền minh triết thiêng liêng và họ xem như bảo vật bí mật nhất và hãnh diện nhất của họ, và bởi vì tình thương đại đồng của Ngài đã thâu hút cả những hạng người suy đồi, lang thang. Lúc nào Ngài cũng yêu thương Chân Ngã Thiêng Liêng tiềm ẩn trong hạng người thấp kém nhất cũng như trong hạng người tiến hóa cao nhất.
      Ngài thấy những đám mây đen tối của lòng thù hận và nghi ngờ bao quanh Ngài nhanh chóng. Những thầy dạy và người cai trị quốc gia nhìn Ngài với lòng ganh tị và giận dữ. Tinh thần của Ngài là một sự khiển trách dai dẳng tính duy vật của họ. Quyền năng của Ngài chỉ rõ một cách bền bỉ nhưng im lặng- sự yếu đuối của họ. Ba năm trôi qua từ khi Ngài chịu lễ Báp Têm đến lúc cơn bão tích tụ bùng dậy, và thể xác của Jesus gánh lấy khổ nhục vì đã là đền thờ cho sự Hiện Diện vinh quang của một vị Huấn Sư.
      Nhóm đệ tử nhỏ bé mà Ngài đã chọn để ủy thác những giáo lý của Ngài bỗng mất đi sự hiện diện bằng thể xác của Vị Huấn Sư trước khi họ đồng hóa được những giáo huấn của Ngài, nhưng họ là những linh hồn tiến hóa cao, sẵn sàng học hỏi Minh Triết và đủ sức truyền lại cho những người kém hơn. Người dễ thụ cảm nhất trong số họ là người “đệ tử được Jesus yêu mến”, trẻ tuổi, hăng hái, hết lòng tận tụy với Đức Thầy và cũng có tinh thần yêu  thương đại dồng bao gồm tất cả như Ngài. Ông tiêu biểu cho tinh thần tôn sùng thần bí tìm kiếm trạng thái nhập định và hợp nhất với Thiêng Liêng, trong khi đó vị Tông Đồ Thánh Paul tiêu biểu cho trạng thái hiểu biết của Huyền Môn.
      Vị Huấn Sư không quên lời hứa Ngài sẽ đến với họ sau khi thế gian không còn thấy Ngài nữa.(S.John 14:18,19). Trong khoảng hơn năm mươi năm sau, Ngài đến thăm họ trong thể tinh thần thanh cao, tiếp tục dạy những giáo lý mà Ngài đã bắt đầu hồi còn sống với họ, huấn luyện cho họ một kiến thức Huyền Môn. Đa số thời gian ấy, họ sống chung với nhau ở một địa điểm hẻo lánh vùng ngoại ô Judaea, không gây chú ý như các cộng đồng tương tự chung quanh thời bấy giờ. Họ học hỏi những chân lý thâm sâu mà Ngài đã dạy cho họ và hoạch đắc được “những tặng phẩm của Thánh Linh”.
      Những điều giáo huấn nội môn đã được bắt đầu từ khi Ngài còn sống giữa họ và tiếp tục sau khi Ngài bỏ xác, hợp thành một nền tảng căn bản cho “Những Bí Pháp của Jesus”, mà chúng ta đã thấy trong Lịch sử Giáo Hội đầu tiên. Những giáo lý ấy tạo nên một sự sống bên trong, nó là cái nhân trung tâm, xung quanh tụ tập những vật phẩm đa dạng kết hợp thành Giáo Hội Cơ Đốc.
      Trong một đoạn văn đáng chú ý Pistis Sophia của Valentinus, chúng ta có một tài liệu quan trọng nhất nói về giáo lý ẩn mật. Đoạn ấy nói rằng trong thời gian mười một năm sau khi chết, Ngài dạy các môn đồ “các lãnh vực của các quy luật đầu tiên, rồi đến các lãnh vực của điều mầu nhiệm thứ nhất, điều mầu nhiệm bên trong màn che”. Cho đến bây giờ, họ chưa học đến sự phân cấp các đẳng thiên thần. Đến khi Đức Jesus đang “ở trên núi” với môn đồ của Ngài và sau khi nhận được Y phục thần bí- sự hiểu biết về tất cả các cõi và những Câu Quyền Lực (Words of Power) để mở chúng- Ngài bèn dạy họ xa hơn và hứa rằng: “Ta sẽ làm cho các ngươi được trọn vẹn trong mọi điều trọn vẹn, từ những mầu nhiệm bên trong đến những mầu nhiệm bên ngoài. Ta sẽ làm các ngươi tràn đấy Thánh Linh để các ngươi được gọi là tinh thần, trọn vẹn trong mọi điều trọn vẹn”. Và Ngài dạy họ về Sophia tức Minh Triết, về sự giáng nhập của nó vào vật chất để cố gắng tiến đến Đấng Tối Cao, về tiếng Nó kêu gọi Ánh Sáng mà Nó đã tin cậy, về việc phái Jesus đi giải thoát Nó khỏi sự hỗn độn, về sự vinh quang của Nó với Ánh Sáng của Ngài. Ngài dạy họ xa hơn về Đấng Mầu Nhiệm cao cả nhất, Đấng không thể tả được, đơn giản nhất và minh bạch nhất mặc dầu cao siêu nhất, chỉ có Đấng ấy tự biết mình mà thôi và Đấng ấy hoàn toàn xa lìa thế gian.
      Do sự hiểu biết đó mà những con người trở nên những Christ vì “những người ấy chính là Ta, và Ta là những người ấy”, vì Christ là Đấng Mầu Nhiệm cao cả nhất ấy, biết rằng con người “được biến thể thành Ánh Sáng tinh khiết và được đem nhập vào Ánh Sáng. Và Ngài cử hành nghi lễ Điểm Đạo cho họ, lễ báp têm “dẫn đến miền chân lý và bước vào miền Ánh Sáng”, Ngài bảo họ hãy cử hành lễ ấy cho những người xứng đáng khác: “Nhưng các ngươi hãy dấu kín Điều Mầu Nhiệm này, chớ đưa nó cho mọi người chỉ trừ ai sẽ làm đủ mọi sự mà Ta đã nói cho các ngươi trong các điều răn của Ta.” (Valentinus, Pitis Sophia).
      Sau khi được giáo huấn đầy đủ, các vị Tông Đồ đi ra rao giảng, luôn được Thầy giúp đỡ. Những môn đồ ấy và những người đồng giáo của họ theo trí nhớ viết lại các lời giảng công cộng và các ngụ ngôn của Vị Thầy mà họ đã nghe. Họ cũng nhiệt tâm thâu thập bất cứ bản tường thuật nào mà họ tìm được và họ đều viết lại rồi lưu hành tất cả văn tự ấy cho những người kết hội với cộng đồng nhỏ bé của họ. Họ lập được nhiều bộ sưu tập khác nhau, người nào cũng viết lại điều gì y nhớ và thêm vào các bản tường trình của các người khác. Nhưng những giáo lý nội môn Đấng Christ dạy riêng cho các môn đồ chọn lựa của Ngài thì không được viết ra và chỉ được khẩu truyền cho người nào xứng đáng nhận lãnh nó, cho những người chuyên học họp thành những nhóm nhỏ sống một cuộc đời ẩn dật và duy trì liên lạc với cơ quan trung ương.
      Vậy thì Đấng Christ trong lịch sử là một Đấng vinh hiển thuộc về một đẳng cấp tinh thần cao cả hướng dẫn sự tiến hóa tinh thần của nhân loại. Chính Ngài đã dùng thể xác của vị đệ tử Jesus trong ba năm sau cùng để giảng đạo cho quần chúng suốt miền juđê và Samari. Ngài là người chữa bệnh và thực hiện nhiều công việc Huyền Bí đáng kể khác. Ngài họp quanh Ngài một nhóm môn đồ nhỏ và giảng dạy cho họ những chân lý thâm sâu của đời sống tinh thần. Ngài thu hút con người bằng một tình thương và một sự dịu dàng giản dị, bằng một nền hiểu biết phong phú toát ra từ Con Người của Ngài. Và cuối cùng Ngài bị giết bởi sự xúc phạm, bởi việc giảng dạy tính Thiêng Liêng nội tại của chính Ngài và của tất cả mọi người. Ngài đến tạo một động lực mới cho đời sống tinh thần nhân loại; khởi phát lại những giáo lý nội môn ảnh hưởng đời sống tinh thần; vạch rõ lại con đường hẹp cổ xưa; tuyên bố sự hiện hữu của “Cõi Trời” (Kingdom of Heaven) và sự hiện hữu của Lễ Điểm Đạo đưa con người đến sự hiểu biết về Trời, và thâu nhận vào Cõi ấy một ít người có thể giảng dạy người khác. Xung quanh Nhân Vật vinh hiển này, có nhiều chuyện thần thoại kết hợp Ngài vào một dọc dài những tổ tiên của Ngài, những chuyện thần thoại kể bóng gió lịch sử của tất cả kiếp sống đó vì chúng biểu tượng hóa công việc của Đức Thượng Đế (Logos) trong Vũ Trụ và sự tiến hóa cao cả hơn của linh hồn con người.
      Nhưng không nên cho rằng công việc của Đấng Christ đối với các tín đồ của Ngài là hết sau khi Ngài đã thành lập các Bí Pháp, hoặc chỉ hạn chế trong những lần xuất hiện hiếm hoi. Sự chăm sóc, bảo hộ của Ngài lan rộng bao trùm cả toàn thể sự tiến hóa tinh thần của giống dân thứ năm. Ngài đã giao phó vào đôi bàn tay mạnh mẽ của người đệ tử thánh thiện ấy để chăm sóc Giáo Hội còn trong thời kỳ thơ ấu. Hoàn thiện sự tiến hóa trong giai đoạn con người của mình, Đức Jesus trở nên một trong những vị Chân Sư Minh Triết và phụ trách đặc biệt về Cơ Đốc Giáo, luôn tìm cách hướng dẫn Giáo Hội đi đúng đường lối, che chở,bảo vẹ và nuôi dưỡng Giáo Hội. Ngài là Đại Tư Giáo (Hierophant) trong Huyền Môn Cơ Đốc, Vị Huấn Sư trực tiếp của những người được Điểm Đạo. Ngài là nguồn cảm hứng giữ cho Minh Triết luôn bùng cháy trong Giáo Hội. Ngài là sự hoạt động kiên nhẫn tăng sức mạnh cho hết linh hồn này đến linh hồn khác bền công vượt qua tăm tối, nuôi nấng trong lòng họ một tia sáng của lòng mong ước thần bí, một niềm khao khát tìm kiếm vị Thượng Đế Ẩn Mật. Ngài là nguồn phát xuất vững bền chân lý vào tâm trí nào sẵn sàng chấp nhận nó, để ngọn đuốc Minh Triết được truyền sang tay qua nhiều thời đại và không bao giờ tắt. Ngài là người đứng bên kệ xưng tội và trong ngọn lửa của giàn hỏa để khích lệ những người thú tội và người tử đạo của Ngài, thoa dịu nỗi đau đớn của họ và truyền vào tâm họ niềm an lạc của Ngài. Ngài là động lực vang rền trong tiếng sấm của Savonarola, hướng dẫn sự hiểu biết an tịnh của Erasmus, gợi ý cho nền đạo đức thâm sâu của Spinoza. Ngài là năng lượng thúc đẩy Roger Bacon, Galileo và Paracelcus trong cuộc dò tìm vào thiên nhiên. Ngài là vẻ mỹ lệ quyến rũ Fra  Angelica, Raphel và Leonardo da Vinci, gợi hứng cho thiên tài Michael Angelo, chiếu sáng cho Murillo, và tạo nên sức mạnh xây  dựng các công trình tuyệt tác trên thế giới: Duomo ở Milan, San Marco ở Venice, Cathedral ở Florence. Ngài là âm điệu du dương trong các tác phẩm của Mozart, Beethoven, Handel, Bach, Brahm. Ngài là sự Hiện Diện cổ võ các nhà thần bí cô tịch, các nhà huyền bí tìm kiếm, các nhà tầm chân lý kiên nhẫn. Suốt nhiều thế kỷ
mang trên vai, Ngài không bao giờ bỏ rơi một con tim nhân loại nào cầu cứu Ngài giúp đỡ. Và bây giờ, Ngài đang cố gắng hướng dẫn làn sóng Minh Triết vĩ đại đang tuôn xuống tạo tươi nhuận thế giới đem về làm lợi ích cho bộ phận Cơ Đốc Giáo. Xuyên qua các Giáo Hội Ngài đang tìm kiếm những người nào có tai biết nghe Minh Triết và muốn đáp ứng lời kêu gọi của Ngài để làm sứ giả mang lời Ngài đến cho các tín đồ của ngài: “Con hiện diện xin Ngài hãy sai con.”
CHƯƠNG 5
ĐẤNG CHRIST TRONG THẦN THOẠI HỌC
      Chúng ta đã thấy người ta sử dụng Thần Thoại để chống lại Tôn Giáo và đôi khi công kích nguy hại đến Đấng Christ. Sự ra đời của Ngài từ một Trinh Nữ vào lúc “Giáng Sinh”, sự giết hại các vật vô tội, những công việc huyền diệu và những giáo lý của Ngài, sự chịu đóng đinh, sống lại và thăng thiên của Ngài- tất cả những biến cố đó trong câu chuyện về đời sống của Ngài đều được nêu ra trong những câu chuyện về các đời sống khác, và vì các điểm giống nhau ấy, họ bác bỏ sự hiện hữu của Ngài trong lịch sử. Về các công việc Mầu Nhiệm, chúng ta có thể thông qua vì hầu hết các vị Đại Huấn Sư đều làm những công việc hồng trần có vẻ kỳ diệu trước người thế gian, nhưng các nhà Huyền Bí Học đều biết rằng những công việc ấy được thực hiện nhờ sử dụng các quyền năng mà tất cả người được Điểm Đạo trên một cấp bậc nào đó đều có được. Còn những giáo lý Ngài đưa ra cũng có thể bị xem là không có gì đặc biệt, nhưng nơi nào mà phái Thần Thoại Đối Chiếu đã chứng minh không có gì là cảm hứng thiêng liêng vì những giáo lý đạo đức tương tự như thế cũng phát xuất từ Đức Manu, Đức Phật, thì nơi ấy nhà Huyền Bí Học nói rằng chắc chắn  Đức Jesus hẳn phải lập lại giáo lý của các vị tiền bối của Ngài vì Ngài là một sứ giả của cùng một Đại Đoàn. Những chân lý thâm sâu liên hệ đến Tinh Thần (Spirit) đều đúng thật hai chục ngàn năm trước khi Đức Jesus sinh ra ở Palestine cũng như sau khi Ngài ra đời. Nói rằng thế gian bị bỏ rơi không được dạy dỗ để con người bơ vơ trong sự tăm tối tinh thần từ các thời kỳ khởi đầu cho đến hai mươi thế kỷ qua, nói như thế tức là nói rằng có một nhân loại thiếu vị Huấn Sư, có những đứa trẻ không cha, có những linh hồn kêu gào ánh sáng vào chỗ tối tăm mà không nhận được hồi âm- một quan niệm vừa xúc phạm Thượng Đế vừa làm thất vọng con người, một quan niệm trái ngược với sự xuất hiện của các Thánh Nhân, với nền văn hóa rực rỡ, với những đời sống cao thượng trong hằng ngàn năm trước khi Đấng Christ xuất hiện.
      Vậy khi thừa nhận Đức Jesus là Vị Đại Huấn Sư của Phương Tây, vị Sứ Giả lãnh đạo của Phân Bộ thế giới Tây Phương, chúng  ta phải đương đầu với sự khó khăn phá hoại điều tin tưởng này trong trí nhiều người. Tại sao các lễ kỷ niệm các biến cố trong cuộc đời Đức Jesus lại được tìm thấy trong các tôn giáo tiền-Cơ Đốc, và trong các tôn giáo này các lễ ấy cũng tưởng niệm những biến cố đồng nhất với những biến cố trong cuộc đời của các Vị Huấn Sư khác.
      Thuyết Thần Thoại Đối Chiếu đã thu hút được sự chú ý của quần chúng thời nay vào vấn đề này. Người ta có thể nói Thuyết này được phát sinh khoảng một trăm năm nay, kể từ khi xuất hiện các quyển sách: Lịch Sử Tóm Lược của những Sự Thờ Cúng khác nhau của Dulaure, Nguồn Gốc của Các Sự Thờ Cúng của Dupuis, Vạn Thần Miếu Ấn Độ của Moor, và Anacalypsis của Godfrey Higgin. Nhiều người khác nối tiếp công trình này, bộ sưu tập và so sánh của họ về các sự kiện càng ngày càng khoa học và vững chắc hơn đến đỗi không ai có học thức mà bác bỏ được các điểm tương tự và giống nhau hiện hữu trong mọi đường lối. Người ta đều biết rằng trong thế kỷ đầu tiên “sau Christ” các điểm giống nhau đều được mọi người thừa nhận và thuyết Thần Thoại Đối Chiếu chỉ lập lại chính xác những gì được mọi người thừa nhận trong Giáo Hội Đầu Tiên. Justin Martyr phản đối phái Thần Thoại, và nếu có ai công kích Cơ Đốc Giáo về các trường hợp giáo lý này đồng nhất với những giáo lý của các tôn giáo xưa, thì ông sẽ nêu ra những lời hướng dẫn của những người bảo vệ sống vào thế kỷ thứ hai. Những người này đã trích các giáo lý, chuyện tích và biểu tượng của phái Vô Thần, cho rằng chính sự giống nhau giữa giáo lý Cơ Đốc và các giáo lý xưa đã ngăn cản người ta loại bỏ ngay các giáo lý xưa vì chúng khó tin được. Thật vậy, họ đã gán cho sự đồng nhất ấy một lý do kỳ dị, một lý do khó được người thời nay ủng hộ. Justin Martyr nói: “Những người lưu truyền các chuyện thần thoại do các thi sĩ sáng tác không trưng dẫn được chứng cớ cho các lớp trẻ học hỏi chúng. Chúng ta chứng tỏ rằng các chuyện ấy do ma quỷ khiến đặt ra để đánh lừa nhân loại. Sau khi nghe các tiên tri tuyên bố rằng Christ sẽ đến và những ai không thánh thiện sẽ bị phạt hỏa ngục, họ bèn dựng lên nhiều nhân vật được gọi là con của Thần Jupiter để tạo cho con người có quan niệm rằng những điều nói về Đấng Christ chỉ là những chuyện tích lý thú, giống như các tiên tri đã nói”.
      Để giải quyết sự khó khăn do các điều trùng hợp này, chúng ta phải nghiên cứu Đấng Christ trong Thần Thoại Học- Đấng Christ của những chuyện thần thoại về Thái Dương, những chuyện thần thoại này là những chuyện bằng tranh diễn tả vài chân lý thâm sâu nào đó cho thế gian.
      Vậy thì chuyện “thần thoại” không có nghĩa như nhiều người cho là một câu chuyện hoang đường được dựng nên từ một sự kiện, hay cả đến không căn cứ trên sự kiện nào cả. Chuyện thần thoại có tính xác thật hơn lịch sử vì lịch sử chỉ cho ta một câu chuyện của các hình bóng, còn chuyện thần thoại đưa ra câu chuyện của các nguyên thể tạo nên các hình bóng ấy. Ở trên sao, ở dưới vậy; và trước tiên là ở trên, sau đó mới đến ở dưới.
      Có vài nguyên lý vĩ đại và hệ thống thái dương của chúng ta được thành lập theo các nguyên lý ấy. Có vài quy luật nhờ đó các nguyên lý này được thể hiện ra chi tiết. Có vài Nhân Vật (Beings) mà hiện thân Ngài là các nguyên lý và các hoạt động của Ngài là các quy luật. Có những đại đoàn các nhân vật thấp hơn hành động như là vận cụ cho các hoạt động ấy, có những Chân Nhân của con người hòa lẫn vào tất cả các nhân vật trên, cùng tham dự vào bản kịch vĩ đại của vũ trụ. Những người làm việc đa dạng này từ trên các cõi giới vô hình đã cấu tạo những hình bóng của họ xuống cõi hồng trần và những hình bóng ấy là những “vật thể”, các thân thể, các vật hữu hình tạo nên vũ trụ vật chất. Các hình bóng ấy chỉ cho ta một ý niệm nghèo nàn về các nguyên thể đã in bóng nên chúng, cũng giống như nơi trái đất này chúng ta gọi “bóng” chỉ là một hình đen đặc không chi tiết bên trong, chỉ có đường nét bên ngoài, chỉ có bề ngang và bề rộng mà không có chiều sâu.
      Lịch sử chỉ là một bản tường trình rất bất toàn và méo mó của màn vũ của những hình bóng này trong thế-giới-hình-bóng của vật chất. Ai đã xem hình chiếu bóng(Shadow-Play) và so sánh những vật hoạt động sau màn ảnh với chính bóng của nó trên màn ảnh thì sẽ có một ý niệm sống động về tính ảo ảnh của các hoạt động của bóng và có thể rút ra được nhiều điều tương tự đúng đắn.
      Chuyện thần thoại là bản tường trình các hoạt động của những người đã tạo nên bóng, và ngôn ngữ trong bản tường trình là biểu tượng. Giống như ở đây, chúng ta có chữ để nói lên đồ vật; thí dụ như chữ “bàn” là một biểu tượng, một ký hiệu để chỉ một món đồ được nhận biết thuộc một loại nào đó. Như thế, những biểu tượng tượng tượng trưng cho những sự vật trên những cõi cao hơn. Chúng lá các mẫu tự có hình ảnh được các nhà viết chuyện thần thoại dùng và mỗi mẫu tự có một ý nghĩa riêng được thừa nhận.
      Một biểu tượng được dùng để chỉ định một vật nào đó cũng như những chữ được dùng nơi đây để phân biệt một vật này với một vật khác. Như thế muốn đọc chuyện thần thoại, cần phải biết biểu tượng. Vì những người nguyên thủy kể các chuyện thần thoại vĩ đại đều mãi là những người được Điểm Đạo, họ quen dùng ngôn ngữ biểu tượng và hẳn nhiên họ dùng những biểu tượng ấy theo các ý nghĩa nhất định và đã được chấp nhận.
      Một biểu tượng có một ý nghĩa chánh và kế đó là những ý nghĩa phụ thuộc liên quan. Thí dụ Mặt Trời là biểu tượng của Thượng Đế, đó là ý nghĩa chánh yếu, đầu tiên. Nhưng nó cũng có nghĩa một sự giáng sinh, một hóa thân của Thượng Đế, hoặc bất cứ một trong các Sứ Giả đại diện cho Ngài bấy giờ, một đại sứ đại diện cho một Quốc Vương. Những người được Điểm Đạo cao cấp nhận nhiệm vụ đặc biệt được phái đi nhập thế giữa thế gian và sống với họ một thời gian với tư cách là một người Cầm Quyền hay một Vị Huấn Sư cũng được mang biểu tượng Mặt Trời. Vì thế một biểu tượng không có ý nghĩa cá nhân, nó có ý nghĩa là tư cách của chức vụ.
      Tất cả những người được mệnh danh dưới biểu tượng này đều có các đặc tính nào đó, đã trải qua các trạng huống nào đó, thực hiện các hoạt động nào đó trong đời sống của họ trên trái đất. Mặt Trời là cái bóng vật chất hay- như được gọi- là thể xác của Thượng Đế do đó mà vòng hành trình hằng năm trong thiên nhiên của mặt trời phản ánh một phần nào sự hoạt động của Ngài. Thượng Đế, “Người con của Thượng Đế”, nhập vào vật chất và tạo nên chuyển động hằng năm của Mặt Trời như bóng của mình. Lại cũng do đó mà một hóa thân của Thượng Đế hay một trong những Sứ Giả của Ngài cũng tượng trưng sự hoạt động đó là một hóa thân của Thượng Đế hay một trong những Sứ Giả của Ngài cũng tượng trưng sự hoạt động đó trong thể xác của Ngài. Vì thế mà tất nhiên những lịch sử về đời sống của các vị Sứ Giả ấy phải giống nhau. Thật vậy, nếu một nhân vật thiếu đi các điểm tương đồng ấy, điều này có nghĩa là y không phải là một Sứ Giả toàn quyền và sứ mạng của y thuộc cấp thấp hơn.
      Vậy thì Thần Thoại Mặt Trời là một câu chuyện trước tiên tượng trưng cho sự hoạt động của Thượng Đế trong vũ trụ, thứ hai là áp dụng cho kiếp sống của một kỳ hóa thân của Thượng Đế và một vị Sứ Giả của Ngài. Người Anh Hùng trong chuyện thường được trình bày như một Thượng Đế hoặc Bán-Thượng Đế (Demi-God), và đời sống của y được phác họa theo hành trình của Mặt Trời, như cái bóng của Thượng Đế. Khoảng thời gian sống trong đời người rơi vào trong khoảng hành trình giữa đông chí và the reaching of the Zenith in Summer Người Anh Hùng sinh ra lúc đông chí, chết lúc xuân phân, và chiến thắng cái chết để lên cõi trời.
      Liên hệ với vấn đề này có các điểm ghi chú sau đây rất lý thú: “Alfred de Vigny có nói rằng chuyện thần thoại thường chân thật hơn lịch sử vì nó kể lại chính cái thiên tài của những người và những quốc gia vĩ đại chớ không phải những hành động bất toàn và hư hỏng. Vậy rất nên áp dụng tư tưởng đẹp này cho Thánh Kinh vì Thánh Kinh không phải chỉ thuật lại những điều đã xảy ra mà nó còn tường thuật một cách cao siêu những gì đã và luôn luôn sẽ là. Vị Cứu Thế sẽ luôn được bậc hiền giả cảm phục; Ngài sẽ luôn gia tăng bánh Thánh Thể để nuôi dưỡng và khích lệ linh hồn chúng ta; khi chúng ta khẩn cầu Ngài trong đêm tăm tối và trong cơn bão bùng, bao giờ Ngài cũng đi trên mặt nước đến với chúng ta, bao giờ Ngài cũng đưa tay ra và giúp chúng ta vượt qua đỉnh các ngọn sóng to; Ngài luôn luôn chữa trị bịnh hoạn và khiến đôi mắt chúng ta thấy ánh sáng (Eliphas Lévis. The Mysteries of Magic).
      Chúng ta sẽ thấy rằng những chuyện thần thoại liên quan rất mật thiết đến Huyền Môn, vì một phần của Huyền Môn nhằm đưa ra những hình ảnh sống động của các việc xảy ra trong các cõi cao siêu ẩn trong các chuyện thần thoại.
      Những nét đại cương về câu chuyện của Thái Dương Thượng Đế (Sun God) rất rõ ràng, một đời sống đầy biến cố của Ngài được trải dài trong khoảng sáu tháng đầu tiên của năm dương lịch, còn sáu tháng kia dùng để bảo tồn và dự trữ. Ngài luôn luôn sinh vào đông chí, sau ngày ngắn nhất trong năm, vào giữa đêm của ngày 24 tháng 12 khi chòm sao Xử Nữ đang lên cao trên chân Trời. Sinh ra lúc dấu hiệu này đang lên cao, Ngài luôn luôn sinh từ một Trinh nữ, và nàng vẫn là Trinh nữ sau khi nàng sinh ra Con Thái Dương (Sun Child), vì Xử nữ trên trời luôn không thay đổi và luôn Tinh Khiết khi Thái Dương ra khỏi nàng. Yếu đuối như một đứa bé và được sinh vào lúc ngày ngắn nhất và đêm dài nhất (ở bắc xích đạo) tuổi thơ Ngài dẫy đầy nguy hiểm và sự tăm tối đã thống trị tronh những ngày đầu tiên. Nhưng Ngài đã vượt qua tất cả những nỗi hiểm nguy đe dọa, rồi ngày dài ra dần đến xuân phân, rồi đến kỳ vượt qua, sự đóng đinh vào thánh giá, ngày này thay đổi theo mỗi năm. Đôi khi người ta tìm thấy hình Thái Dương Thượng Đế được khắc trong vòng tròn của đường chân trời đầu và chân tiếp xúc với vòng tròn ở phương bắc và phương nam, còn hai tay dang ra phương đông và phương tây-“Ngài bị đóng đinh trên thập tự”. Sau đó Ngài thăng thiên vinh hiển tiến vào cõi trời, và làm chín ngũ cốc và nho, tặng chính sự sống của mình cho cây trái để chúng tăng trưởng và tặng cho tín đồ qua các cây trái ấy. Vị thượng Đế được sinh ra vào đầu ngày 25 tháng 12, bao giờ cũng thọ nạn vào thời xuân phân và tặng sự sống của Ngài làm thực phẩm cho tín đồ- đây là các điểm trong những điểm đáng chú ý nổi bật nhất về Thái Dương Thượng Đế. Tánh cách cố định của ngày sinh và tính cách thay đổi ngày cái chết rất có ý nghĩa vì chúng ta nhớ rằng mặt trời ở một vị trí cố định vào thời điểm trước và một vị trí thay đổi vào thời điểm sau. “Lễ Phục Sinh” là một biến cố lưu động được tính theo những vị trí tương đối giữa mặt trời và mặt trăng. Các ngày thay đổi này không áp dụng cho lịch sử một người, mà áp dụng cho vị Anh Hùng của chuyện thần thoại mặt trời.
      Những biến cố này xảy ra trong những cuộc đời của các Vị Thái Dương Thượng Đế khác nhau và thời thượng cổ dẫy đầy những minh họa về họ. Nữ Thần Isis của Ai Cập cũng như Đức Mary ở Bethlehem là Đức Bà Vô Nhiễm, Ngôi Sao của Biển, Nữ Hoàng của Cõi Trời, Mẹ của Thượng Đế.Chúng ta thấy những hình ảnh Bà đang đứng trên vầng trăng khuyết, có ngôi sao kết vòng quanh trên đầu Bà, hoặc Bà đang bồng đứa bé Horus với dấu thập tự hiện ra phía sau. Trong các bức họa xưa, chòm sao Xử nữ trong Hoàng Đạo được tượng trung một người đàn bà đang cho con bú. Đevaki cũng được vẽ với Đức Krishna trong tay Bà, Istar của Babylon cũng có vòng ngôi sao trên đầu và đứa trẻ Tammuz trên gối Bà.
      Mối liên hệ giữa Đông Chí với Đức Jesus cũng rất có ý nghĩa. Sự chào đời của Mithras được cử hành vào lúc Đông Chí rất tưng bừng. Horus cũng được sinh ra lúc đó: “Sự ra đời của Ngài là một trong những điều mầu nhiệm nhất của tôn giáo Ai Cập. Những hình ảnh ấy được treo trên các bức tường của các đền thờ. Vào lễ Giáng Sinh, hoặc lễ tương ứng với lễ Giáng Sinh của chúng ta, hình ảnh của Ngài được đem ra khỏi chánh điện với những nghi lễ đặc biệt, cũng giống như hình ảnh của trẻ thơ Bambino vẫn còn được mang ra và trưng bày ở La Mã.” (Bonwick: Tín Ngưỡng Ai Cập, trích từ Bộ Luật Lớn- Great Law của Williamson)
      Về việc quyết định ngày 25 tháng 12 là ngày Giáng Sinh của Đức Jesus, Williamson viết như sau: Tất cả người Cơ Đốc đều biết rằng ngày nay ngày 25 tháng 12 là ngày lễ được thừa nhận (recognized) làm ngày sinh của Đức Jesus, nhưng ít người biết rằng không phải lúc nào cũng thế. Người ta nói có 136 ngày khác nhau do các giáo phái Cơ Đốc khác nhau ấn định. Phái Lighfoot chon ngày 15 tháng 9, còn những phái khác vào tháng 2 hoặc tháng 8. Epiphanius nói đến hai phái, một chọn tháng 4 và một chon tháng 6. Cuối cùng, vấn đề được Giáo Hoàng Julius I quyết định vào năm 337 sau T.C, và St.Chrysostom viết vào năm 390 sau T.C. Sau đó, ở La Mã, ngày sinh của Đấng Christ cũng được ấn định vào ngày 25 tháng 12, để trong khi những người tà giáo bận rộn với những nghi lễ của họ (Lễ Brumalia, ca ngợi Bacchus) thì người Cơ Đốc Giáo có thể hành lễ của mình mà không bị quấy rầy.
      Trong tác phẩm: Sự Suy Đồi và Sụp Đổ của Đế Quốc La Mã, Gibbon : “Những người Cơ Đốc La Mã cũng không biết rõ ngày sinh của Ngài như các huynh đệ của họ, nên đã ấn định Lễ long trọng ấy vào ngày 25 tháng 12, Lễ Brumalia hay là Đông Chí, khi các người tà giáo (Pagan) cử hành hằng năm ngày sinh cùa Thái Dương. Trong quyển Triết Học Thần Bí và Những Di Cảo (Gnostics and Their Romains) King cũng nói: “cuộc lễ xưa diễn ra vào ngày 25/12 để mừng ngày sinh của Đấng Bất Khuất và được cử hành bằng các trò chơi lớn tại các Hý Trường sau đó biến thành lễ kỷ niệm ngày sinh của Đấng Christ. Rất nhiều Cha Cơ Đốc vẫn không biết chính xác ngày tháng ấy, và hiện nay Thầy Dòng Farrar viết rằng: “Mọi toan tính cố gắng khám phá ngày tháng ấy đếu vô hiệu. Không có dữ kiện hiện hữu nào cho phép ta xác định nó dù với một sự chính xác gần đúng đi nữa. Ngay từ đầu rõ ràng cuộc lễ lớn vào lúc Đông Chí này đã được cử hành trong nhiều thời đại trước và tại nhiều xứ cách nhau rất xa, để mừng ngày sinh của một vị Thượng Đế; hầu như lúc nào người ta cũng xem Ngài như một vị Cứu Thế và mẹ Ngài như một Thánh Đồng Trinh tinh khiết. Sự giống nhau kỳ lạ không những về ngày sinh mà còn về đời sống của nhiều vị Thượng Đế Cứu Thế (Saviour-Gods), những trường hợp giống nhau này nhiều đến nỗi ta không thể cho là trùng hợp được.” (Bộ Luật Lớn, Williamson).
      Trong trường hợp Đức Phật Buddha, chúng ta có thể thấy một chuyện thần thoại tự liên kết với một nhân vật lịch sử như thế nào. Mọi người đều biết rõ lịch sử kiếp sống của Ngài, và trong những câu chuyện thường kể ở Ấn Độ thì sự ra đời của Ngài đơn giản và giống thế nhân. Nhưng chuyện Trung Hoa kể lại Ngài được sinh từ một nàng Trinh Nữ. Màyàdevi, chuyện thần thoại tối cổ nhìn thấy nơi Ngài một vị Anh Hùng mới.
      Williamson cũng kể cho chúng ta nghe rằng từ trước đến giờ, vào ngày 25 tháng 12, các dân tộc Keltic thắp lửa trên những ngọn đồi. Điều này cũng xảy ra giữa những người thượng du vùng Irish và Scotch như Bheil và Baaltine, những ngọn lửa ấy mang tên Bel, Bal- Vị thần cổ của họ, Thái Dương Thượng Đế, mặc dầu ngày nay người ta thắp lửa để vinh danh Thượng Đế.
      Ngày tử, như đã nói ở trên, không phải là một ngày cố định. Nó được tính toán theo các vị tử tương đối giữa Mặt Trời và Mặt Trăng vào kỳ xuân phân và thay đổi theo từng năm. Ngày tử của mỗi vị Anh Hùng Thái Dương được cử hành theo sự liên hệ trên. Con thú biểu tượng cho vị Anh Hùng là dấu hiệu trên Hoàng Đạo nơi đó Mặt Trời ở vào kỳ xuân phân vào thời đại của Ngài, và điều này thay đổi theo độ tuế sai. Oanne ở Assyria thuộc cung Song Ngư, Mithras thuộc cung Kim Ngưu và vì thế cưỡi con Bò Mộng. Khi Thái Dương ở Cung Bạch Dương, hay Chiên thì chúng ta lại thấy Osiris thuộc Bạch Dương, Astarte và Jupiter Ammon cũng thế, và dấu hiệu thú này cũng trở thành biểu tượng của Đức Jesus- Chiên của Chúa Trời. Việc dùng con Chiên thường đứng dựa vào thập tự- làm biểu tượng của Ngài rất phổ thông trong các bức tượng khắc trong các phần mộ. Về việc này, Williamson nói: “Theo dòng thời gian, hình ảnh con Chiên được đặt trên thập tự giá. Nhưng cho đến kỳ hội nghị thứ sáu ở Constantinople (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 680, hội nghị ra lệnh phải đặt hình ảnh một người đóng đinh vào thập tự giá, thay thế cho biểu tượng cũ. Điều luật này được Giáo Hoàng Adrian I  xác nhận”.
      Sự tử và sự sống lại của vị Anh Hùng vào khoảng xuân phân cũng rất phổ thông như sự ra đời của Ngài vào kỳ Đông Chí. Osiris bị Typhon giết và Ngài được vẽ trên vòng tròn chân trời với hai tay dang ra giống như bị đóng đinh- nguyên thủy đó là một tư thế giáng phước chứ không phải tư thế đau khổ. Cái chết của Tammuz được dân tỏ lòng thương tiếc hằng năm vào kỳ xuân phân ở Babilonia và Syria, cũng như Adonis ở Syria và Hy lạp, và Attis ở Phrygia, dưới hình ảnh “một người có cột con cừu dưới chân”(Williamson) ngày chết của Mithras cũng được cử hành tương tự ở Ba Tư, của Bacchus(Dionysius) ở Hy Lạp- Tại xứ Mexico, cũng có quan niệm tương tự, kèm thêm thập tự giá.
      Trong mọi trường hợp, nỗi đau khổ vì sự tử được nối tiếp ngay sau đó là sự vui sướng do sự sống lại, có một điều lưu ý lý thú là danh từ Phục Sinh(Easter) được truy tận nguồn từ chuyện người mẹ đồng trinh Ishtar của Tammuz.
      Trong Huyền Môn Giả (Pseudo- Mysteries), câu chuyện về Thái Dương Thượng Đế trở thành một vở kịch; và trong các Huyền Môn cổ, câu chuyện ấy do một người được Điểm Đạo đóng. Vì thế mà các chuyện thần thoại về Thái Dương và các sự kiện lớn lao của sự Điểm Đạo dệt lẫn lộn với nhau. Khi Vị Huấn Sư Christ trở thành Đấng Christ của Huyền Môn thì những chuyện tích về các vị Anh Hùng xưa của những Huyền Môn ấy tụ tập lại quanh Ngài và những câu chuyện lại được kể lại với vị Huấn Sư Thánh Thiện cuối cùng được xem như là người đại diện cho Thượng Đế. Và lễ mừng Giáng Sinh của Ngài trở thành ngày kỷ niệm khi Thái Dương sinh ra từ người Trinh Nữ, khi bầu trời nửa đêm đầy tiếng reo mừng của những người cõi trời.
      Vì chuyện tích về Thái Dương quy tụ quanh Ngài nên dấu hiệu con Chiên trở thành dấu hiệu của sự khổ hình của Ngài cũng như dấu hiệu Xử Nữ trở thành dấu hiệu của sự sinh của Ngài. Chúng ta đã thấy dấu hiệu Kim Ngưu được dâng cho Mithras và Song Ngư cho Oannes và Chiên cho Đấng Christ, đó là dấu hiệu của xuân phân; vào thời điểm lịch sử đó, Ngài vượt qua vòng tròn lớn của chân trời và bị “đóng trên thập tự trong không gian”.
      Những chuyện thần thoại về Thái Dương này cứ mãi tái lai xuyên qua nhiều thời đại, mỗi lần vị Anh Hùng mang một tên khác. Các học giả không thể nào không biết được điều này mặc dầu các tín đồ tự nhiên- và có quyền- không biết đến. Và khi người ta dùng các chuyện thần thoại ấy để phá hoại hình ảnh oai nghi của Đấng Christ, thì chúng ta phải xem xét chúng không phải bằng cách phủ nhận các sự kiện thực tế, mà bằng sự hiểu biết các nghĩa sâu xa hơn của các câu chuyện, các chân lý tinh thần ẩn sau lớp màn che.
      Tại sao những chuyện thần thoại này lại trộn lẫn với lịch sử của Đức Jesus và kết tinh quanh Ngài là một nhân vật lịch sử. Thật sự, chúng không nói về một cá nhân đặc biệt có tên là Jesus, mà nói đến Đấng Christ đại đồng: một Người biểu tượng cho một Nhân Vật Thiêng Liêng và Người ấy trình bày một chân lý trong thiên nhiên; một Người đã làm tròn một sứ mạng nào đó và đã giữ một vị trí đặc biệt nào đó đối với nhân loại, một Người đứng hướng về phía nhân loại với một tương quan đặc biệt; Người được đổi tươi mới thời đại này sang thời đại khác khi thế hệ này nối tiếp thế hệ khác và giống dân này nhường chỗ cho giống dân khác. Như thế Người đã là- cũng như tất cả những Người như thế là- “Con Của Người” (Son of Man), một danh hiệu minh bạch và đặc biệt, danh hiệu của một nhiệm vụ chớ không phải của một cá nhân. Đấng Christ trong Thần Thoại Thái Dương là Đấng Christ trong Huyền Môn, và chúng ta tìm thấy sự bí ẩn của Đấng Christ thần thoại trong Đấng Christ thần bí vậy.

CHƯƠNG 6
ĐẤNG CHRIST TRONG THẦN BÍ HỌC
      Bây giờ chúng ta tiến đến một phía cạnh thâm sâu hơn về câu chuyện của Đấng Christ, đề cập đến một sự sống triền miên nó đầy sự chói sáng đến đỗi những tâm hồn con người vây lấy quanh đấng Christ, và cảm thấy họ sẵn sàng loại bỏ những sự kiện lịch sử bên ngoài hơn là từ chối một điều mà do trực giác họ cảm biết đó là một chân lý quan trọng, một nhân lý thiết yếu của đời sống cao cả hơn. Chúng ta vượt gần đến cánh cổng thiêng liêng của Huyền Môn và vén một góc màn che chánh điện.
      Ngược về thời thượng cổ, chúng ta đã thấy mọi nơi đều thừa nhận sự hiện hữu của một giáo lý ẩn mật, nó chỉ được các Chân Sư Minh Triết truyền cho các đệ tử đã được chấp nhận và trong những điều kiện rõ ràng và nghiêm nhặt. Các thí sinh ấy được Điểm Đạo vào “Huyền Môn” một danh từ thời thượng cổ bao trùm tất cả những gì thiêng liêng nhất trong tôn giáo, tất cả những gì thâm sâu nhất trong triết lý, tất cả những gì quý giá nhất trong khoa học. Mỗi vị Đại Giáo Chủ đều phải tiến qua Huyền Môn và những vị cao cả nhất là những Đại Tư Giáo của Huyền Môn; các vị giáng trần để nói về các cõi vô hình, đều đã bước qua cửa Điểm Đạo và đã học lẽ mầu nhiệm do những Vị Thánh Thiện từ chính miệng của Ngài,  họ đều ra đi với cùng một câu chuyện như nhau, và các chuyện thần thoại về Thái Dương đều là các cách diễn tả câu chuyện này, đồng nhất về những đặc tính cốt yếu và chỉ thay đổi theo mầu sắc mỗi nơi.
      Câu chuyện này thoạt đầu là câu chuyện nói về Đức Thượng Đế (Logos) giáng nhập vào vật chất, và Thái Dương Thượng Đế (Sun-God) là biểu tượng thích ứng của Ngài vì Mặt Trời là thân thể của Ngài và Ngài thường được miêu tả như “Ngài cư ngụ trong Mặt Trời”. Theo một phương diện thì Đấng Christ của Huyền Môn là Đấng Thượng Đế giáng nhập vào vật chất, và Thần Thoại Thái Dương là lời dạy phổ thông về chân lý cao cả này. Như trong trường hợp trước, Vị Giào Chủ Thiêng Liêng đã đem Minh Triết Nghìn Xưa phổ truyền lại cho thế gian,  được nhân loại quan niệm như một sự biểu lộ đặc biệt của Thượng Đế, và Đức Jesus của các Giáo Hội dần được bao quanh với những câu chuyện nói về vị Cao Cả này. Như thế, theo ngôn từ Cơ Đốc, Ngài trở nên Ngôi thứ Hai trong Tam Nguyên- The Logos hay Ngôi Lời của Thượng Đế (Word of God) và những biến cố nổi bật trong chuyện thần thoại về Thái Dương Thượng Đế trở thành những biến cố nổi bật trong câu chuyện của Đức Jesus, được xem như một vị Thần hóa thân (Incarnate Deity), Đấng “Christ thần thoại”. Vì trong Đại Vũ Trụ (càn khôn), đấng Christ của Huyền Môn tượng trưng cho Thượng Đế, Ngôi Hai trong Tam Nguyên, nên trong Tiểu Vũ Trụ (con người) Ngài biểu thị cho trạng thái thứ hai tinh thần Thiêng Liêng (Divine Spirit) trong con người. Vậy phương diện thứ hai của Đấng Christ trong Huyền Môn là đời sống của người được Điểm Đạo, một đời sống bắt đầu vào kỳ Điểm Đạo lần thứ nhất, vào lúc này, Đấng Christ được sinh ra trong con người và sau đó Ngài phát triển trong con người. Để hiểu rõ điều này, chúng ta phải xem xét những điều kiện đặt để cho các thí sinh để được Điểm Đạo và bản chất của Tinh Thần (spirit) trong con người.
      Chỉ những người nào đã thật tốt đẹp theo những phương cách khắc khe của quy luật mới được thừa nhận làm thí sinh cho kỳ Điểm Đạo. Tinh khiết, thánh thiện, không bợn nhơ, không tội lỗi. Đó là vài đức tính trong số những đức tính cần có. Họ cũng phải thông minh và có một cái trí đã phát triển và được huấn luyện đúng đắn. Bền gan tiến hóa hết kiếp này đến kiếp khác ở thế gian, phát triển và làm chủ những quyền năng của tư tưởng, tình cảm và lương tri, học hỏi xuyên qua các tôn giáo công truyền, chu toàn những bổn phận, tìm cách giúp đỡ và nâng cao những người khác- tất cả những điều này đều tùy thuộc vào đời sống thông thường của một người đang tiến hóa. Khi đã làm xong các điều này, y trở thành “một người tốt đẹp”. Sau khi đã hoàn tất cuộc sống công truyền một cách tốt đẹp, y trở nên một thí sinh trong đời sống nội môn và bắt đầu chuẩn bị cho sự Điểm Đạo, y phải làm tròn vài điều kiện nào đó.
      Những điều kiện này nêu ra các đức tính mà y phải hoạch đắc, và trong khi y đang cố gắng tập luyện chúng, y bước trên con đường Tập Sự, con đường dẫn y lên đến cái “Cổng hẹp”, và sau đó là “Ngõ chật” hay “Con Đường Thánh Thiện”, “Con đường của Thập Tự”. Người ta không mong ước y phát triển toàn hảo những đức tính ấy, nhưng y phải thực hiện được vài sự tiến bộ trong tất cả các đức tính ấy, trước khi Christ có thể sinh ra trong y. Y phải chuẩn bị một ngôi nhà tinh khiết cho Hài Nhi Thiêng Liêng phát triển trong y.
      Những đức tính ấy đều thuộc về lý trí và đạo đức. Đức tính đầu tiên là Sự Phân Biện. Nó có nghĩa là người chí nguyện phải bắt đầu phân tách trong trí y điều Vĩnh Cửu với điều Tạm Thời, điều Chân với điều Giả, điều Cõi Trời với điều Cõi Trần. Vị Tông Đồ nói: “những điều thấy được chỉ là tạm thời, còn điều không thấy mới là trường cửu”(II cor 4:13). Thế nhân luôn sống trong sự mê hoặc của điều hữu hình, nó che lấp điều vô hình. Người chí nguyện phải tập cách phân biệt chúng để cho điều giả đối với thế giới có thể trở nên chân thật với y, còn điều chân thật đối với thế giới lại là giả với y, vì chỉ thế ấy y mới có thể” bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải mắt thấy”.(II cor.5:7). Và cũng thế ấy mà một người trở thành một trong những người mà Vị Tông Đồ nói rằng họ là “kẻ trưởng thành, cả đến những người nhờ sự hay sử dụng mà luyện tập những quan năng của mình để phân biệt thiện ác”.(Heb. 5:14). Sau đó cái ý thức về sự giả phát sinh trong y sự Ghê Tởm những gì không thật và phù du, những lớp vỏ của sự sống, không đủ làm thỏa ý người đang khát khao. Giai đoạn này được diễn tả trong câu nói quả quyết của Đức Jesus “Nếu ai đến cùng Ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đồ Ta”.(S.Luke 15:16). Quả thật là một câu bí hiểm. Tuy nhiên từ lòng ghét đó lại nổi vọt lên một tình thương sâu xa hơn và chân thật hơn- và người ta không thể tránh được giai đoạn này trên con đường dẫn đến Cổng Hẹp. Sau đó người chí nguyện phải tập Kiểm Soát Tư Tưởng và điều này sẽ dẫn đến Kiểm Soát Hành Động. Đối với nhãn quang nội tâm thì tư tưởng cũng chính là hành động: “Hễ ai ngó đàn bà mà động lòng gian dâm thì trong lòng đã phạm tội gian dâm cùng người đó rồi” (S. Matt 5:28).Y cũng phải đạt tính Bền chí vì những ai nguyện đi “Con Đường Thập Tự” sẽ phải chịu đựng những nỗi đau khổ lâu dài và cay đắng, họ phải kiên nhẫn “như thấy Đấng không thấy được”.(Heb. 11:27) Y phải có thêm Lòng Khoan Dung. Nếu y muốn làm con trẻ của Ngài “bởi vì Ngài Khiến cho mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện, mưa cho kẻ công nghĩa cùng kẻ bất nghĩa”, Ngài đã bảo “những tông đồ của Ngài không được cấm một người nhân danh Ngài vì người đó không theo với họ”(S.Luke 9:49-50). Hơn nữa, y phải có Đức Tin rằng không điều gì mà không làm được (S.Matt 17:20) và tính Thăng Bằng như vị Tông Đồ đã miêu tả (IICor 6:8-10). Cuối cùng y phải tìm “những sự ở trên”(Col 3:1) và mong mỏi đạt đến trạng thái chí phúc của sự thấy được và hợp nhất được với Thượng Đế (S.Matt 5:8 và S.John 17:21). Khi một người đã biến những đức tính ấy thành bản tính của y, thì y được xem như thích ứng để được Điểm Đạo, và những Vị Canh Gác Huyền Môn sẽ mở Cổng Hẹp cho y. Như thế, và chỉ như thế, y mới trở thành một thí sinh đã được chuẩn bị.
      Bây giờ, Tinh Thần trong con người là tặng phẩm của Thượng Đế Tối Cao, nó có ba trạng thái của Sự Sống Thiêng Liêng-Minh Triết, Tình Thương và ý chí- Hình Ảnh của Đức Thượng Đế. Khi tiến hóa, trước tiên nó phát triển trạng thái Minh Triết, phát triển trí khôn; sự tiến hóa này đang được tác động trong đời sống thông thường của thế gian. Khi người chí nguyện đã thực hiện trạng thái này đến một trình độ cao, kèm theo sự phát triển đạo đức, thì y có điều kiện làm thí sinh. Trạng thái thứ hai của Tinh Thần là Tình Thương, và sự tiến hóa của trạng thái này là sự tiến hóa của Christ. Sự tiến hóa này diễn ra trong Huyền Môn chân chánh- đời sống của người đệ tử là một Bản Kịch Huyền Bí và những Kỳ Đại Điểm Đạo sẽ đánh dấu các giai đoạn của nó. Và nếu Huyền Môn được cử hành ở cõi vật chất, thì những giai đoạn này thường được trình bày như một vở kịch và những nghi lễ diễn lại các “khuôn mẫu” đã được diễn ra”trên Núi” bởi vì chúng là các hình bóng trong một thời đại đang suy tàn của những Thực Tại hùng cường trong thế giới tinh thần.
      Vậy thì Đấng Christ Thần Bí có hai phương diện: Thượng Đế Ngôi Hai của Tam Nguyên nhập mình vào vật chất, và Tình Thương hay là trạng thái thứ hai của sự khai mở tinh thần thiêng liêng trong con người. Phương diện đầu tượng trưng cho các tiến trình trong vũ trụ đã thực hiện trong quá khứ và là nguồn gốc của Thần Thoại Thái Dương; phương diện sau tượng trưng cho một tiến trình thực hiện trong từng cá nhân, giai đoạn kết thúc trên con đường tiến hóa nhân loại của y, và phụ thêm nhiều chi tiết trong Thần Thoại. Cả hai phương diện này đều có trong câu chuyện của Thánh Kinh, và hợp thành Hình Ảnh của “Đấng Christ Thần Bí”.
      Khởi đầu chúng ta hãy khảo sát ý nghĩa Christ trong vũ trụ, Đức Thượng Đế dấn mình trong vật chất, hóa thân của Ngài, y phục xác thịt của Ngài.
      Khi phần vật chất để thành lập Thái Dương Hệ của chúng ta được tách ra khỏi biển vật chất vô tận của không gian, thì Ngôi Thứ Ba của Tam Nguyên- Thánh Thần- Tuôn Sự Sống của Ngài vào phần vật chất ấy làm cho nó linh động để có thể uốn nắn được. Sau đó nó được Ngôi Thứ Hai kết hợp lại để tạo nên các hình thể. Ngôi Thứ Hai đã tự hy sinh giam mình vào trong những giới hạn của vật chất, và trở thành “Người Trời” (Heavenly man), mọi hình thể đều hiện hữu trong Thân Thể Ngài. Mọi hình thể đều là thành phần của Thân Thể Ngài. Đây là câu chuyện của Vũ Trụ, được diễn lại trong Huyền Môn chân chánh. Trong cõi hồng trần những điều Mầu Nhiệm ấy được trình bày lại bằng pháp môn hoặc bằng những phương tiện khác, và có vài phần bằng các diễn viên.
      Những tiến trình này được xác định rất rõ ràng trong Kinh Thánh; khi “Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước” trong tăm tối là ở trên mặt vực, cái vực rộng lớn của vật chất không có biểu lộ hình thể, nó trống không và sơ khai. Hình thể được Ngôi Lời tạo nên. “Muôn vật bởi Ngài dựng nên, ngoài Ngài chẳng có vật gì được dựng nên cả.” (S.John 1:3).C.W.Leadbeater có nói: “Kết quả của luồng sóng phát ra vĩ đại thứ nhất này (sự vận chuyển của Thánh Thần) là sự thúc đẩy nguồn sinh lực kỳ diệu tuôn tràn ra khắp vật chất (nó có vẻ trì trệ đối với đôi mắt thịt mờ đục của chúng ta) để cho các nguyên tử của nhiều cõi khác nhau phát triển các sức hấp dẫn và sức xô đẩy tiềm tàng sẵn trong chúng, và phối hợp thành nhiều loại”. (Tín Điều Cơ Đốc- The Christian Creed- Đây là quyển sách nhỏ có giá trị về ý nghĩa thần bí của các tín điều).
      Chỉ sau khi Thánh Thần- Ngôi Ba- đã làm xong công việc trên, thì Ngôi Hai- Đấng Christ Thần Bí trong vũ trụ mới khoác lấy áo vật chất, đi vào tử cung của Người Trinh Nữ, tử cung của Vật Chất hãy còn trinh nguyên, chưa sinh hóa. Vật chất này đã được linh hoạt bởi Thánh Thần (Ngôi Ba), Ngài bao phủ Người Trinh Nữ và tuôn vào sự sống của Ngài để chuẩn bị cho Nàng tiếp nhận Sự Sống của Ngôi Hai, Ngôi Hai sẽ dùng vật chất này làm vận cụ cho các năng lực của Ngài. Đó là sự hóa thân của Đấng Christ lấy xác thịt.
      Trong bản dịch La Tinh và Anh Ngữ, từ bản nguyên thủy tiếng Hy Lạp về Tín Điều Nicence, câu văn miêu tả giai đoạn giáng hạ này đã thay đổi các giới từ do đó thay đổi luôn cả ý nghĩa của nó. Câu văn nguyên thủy là: “và là hóa thân của (of) Thánh Linh và (and) Trinh Nữ Mary”; trong khi đó bản dịch viết là: “và được hóa thân bởi (by) Thánh Linh của (of) Trinh Nữ Mary.” Đấng Christ lấy hình thể không phải từ vật chất của (of) Nàng Trinh Nữ mà từ vật chất đã đầy sinh lực và đập cùng nhịp với sự sống của Ngôi Ba do đó cả hai sự sống và vật chất đều bao quanh Ngài như một y phục.
      Đây là sự giáng thế của Ngôi Hai vào vật chất, được diễn tả như sự sinh của Đấng Christ từ Nàng Trinh Nữ; và trong Thần Thoại Thái Dương điều này trở thành sự sinh của Thái Dương Thượng Đế (Sun-God) khi chòm sao Xử Nữ đang lên cao.
      Kế đến là những công việc đầu tiên của Ngôi Hai trong vật chất, thích ứng với những thời kỳ thơ ấu trong chuyện thần thoại. Đối với tất cả sự yếu đuối của thời ấu thơ, những quyền năng uy nghi của Ngài phải nhượng bộ, chỉ tác động đôi chút lên các hình thể mảnh mai mà chúng nhập vào. Vật chất giam cầm vị Vua non trẻ của nó, xem chừng như có nguy cơ giết chết Ngài. Nhưng dần dần Ngài uốn nắn nó theo những mục đích thanh cao, nâng nó lên trình độ con người, sau đó Ngài tự vươn mình lên thập tự của vật chất để từ thập tự ấy Ngài có thể tuôn ra tất cả các quyền năng của sự sống bị giam hãm của Ngài. Đây là Ngôi Hai, Plato nói rằng Ngài ở trong hình ảnh của thập tự trong vũ trụ: đây là Người Trời (Heavenly Man), đứng giữa không gian, hai tay dang ra ban phước, đây là Đấng Christ bị đóng đinh, cái chết của Ngài trên thập tự vật chất sẽ làm cho tất cả vật chất đầy tràn sự sống của Ngài. Ngài có vẻ chết rồi, chôn vùi không ai còn thấy, nhưng Ngài lại sống lại, khoác vào chính vật chất mà trong đó hình như Ngài đã tàn tạ, và mang thể xác của Ngài bây giờ làm bằng vật . chất sáng chói vào cõi trời, nơi đó nó nhận được sự sống của Cha ban xuống và trở nên một vận cụ của sự sống bất tử của con người. Vì chính sự sống của Ngôi Hai đã tạo nên y phục cho Linh Hồn trong con người để con người có thể sống qua nhiều thời đại và tăng trưởng đến tầm vóc của Ngài. Quả thật chúng ta đều được bao bọc trong Ngài trước tiên bằng vật chất, sau đó bằng tinh thần. Ngài đã tự hy sinh để đưa con vào cõi vinh quang, Và Ngài luôn luôn ở với chúng ta, đến cả cuối thời kỳ.
      Vậy thì sự chịu chết của Đấng Christ là một phần của sự hy sinh vĩ đại trong càn khôn; sự trình bày điều này bằng biểu tượng trong Huyền Môn ở cõi trần, và biểu tượng thiêng liêng của một Người bị đóng đinh trong không gian đã cụ thể hóa thành sự chết hiện thực bởi sự đóng đinh và một thánh giá mang một hình thể con người đang chết. Rồi thì câu chuyện này- bây giờ là câu chuyện của một người- được liên kết vào vị Giáo Chủ Thiêng Liêng Jesus và trở thành câu chuyện về cái chết xác thịt của Ngài; trong khi đó sự sinh từ một Trinh Nữ, thời thơ ấu dẫy đầy nguy hiểm, sự sống lại và sự thăng thiên cũng trở thành những sự việc xảy ra trong đời sống con người của Ngài. Những lẽ mầu nhiệm biến mất, nhưng các sự trình bày đại quy mô và sống động về công việc của Ngôi Hai trong càn khôn đã bao quanh và nâng cao hình ảnh yêu quý của Vị Giáo Chủ Xứ Juđê, và Đấng Christ của Huyền Môn trong Vũ Trụ- với những dáng dấp của Đức Jesus trong lịch sử đã biến thành Nhân Vật trung tâm của Giáo Hội Cơ Đốc.
      Nhưng thế cũng chưa phải là hết, còn một điểm kinh ngạc khác phụ thêm vào câu chuyện Đấng Christ, đó là có một Christ khác của Huyền Môn, gần gũi và thân mật với tâm con người- Đấng Christ của Tinh Thần con người, Ngài ở trong mỗi một chúng ta, sinh và sống, chịu đóng đinh, sống lại từ kẻ chết, thăng lên cõi trời, trong mỗi “Con của Người” (Son of Man) chịu đau khổ và chiến thắng.
      Câu chuyện về đời sống của mỗi người được Điểm Đạo vào Huyền Môn chân chánh được Kinh Thánh đề cập đến trong những điểm nổi bật. Vì lý do này, Thánh Paul đã nói về sự sinh của Christ trong người đệ tử, về sự tiến hóa của Ngài và về tầm vóc đầy đủ của Ngài. Mỗi người là một Christ đầy tiềm năng, và sự khai triển đời sống Đấng Christ trong một người được Kinh Thánh diễn tả lại một cách đại cương và tuần tự theo những biến cố nổi bật, những biến cố này có tính chất đại đồng cho mọi người chớ không phải cho riêng ai.
      Có năm ký Điểm Đạo lớn trong đời sống của một Đấng Christ, mỗi kỳ đánh dấu một giai đoạn phát triển sự sống của Tình Thương. Từ xưa đến nay, các ký Điểm Đạo ấy vẫn xảy ra, và kỳ Điểm Đạo thứ năm đánh dấu sự chiến thắng chung kết của Con Người (Man) đã phát triển đến Thiêng Liêng, đã vượt khỏi nhân loại và đã trở nên một Vị Cứu Thế.
      Chúng ta hãy dò theo câu chuyện của đời sống này, nó luôn luôn được lập lại một cách mới mẻ trong các kinh nghiệm tinh thần, và chúng ta hãy xem một người được Điểm Đạo sống suốt đới sống của Đấng Christ như thế nào.
      Vào kỳ Điểm Đạo thứ nhất, Đấng Christ được sinh ra trong người đệ tử; chính bấy giờ, lần đầu tiên y mới nhận thức được trong y nguồn Tình Thương thiêng liêng tuôn xuống, y kinh nghiệm được sự thay đổi kỳ điệu nó làm cho y cảm thấy mình là một với tất cả mọi sự sống. Đây là sự “Sinh lần Thứ Hai. Vào lúc sinh này, các người cõi Trời vui mừng vì y được sinh vào”vương quốc của trời” như một “đứa trẻ”, một “đứa bé nhỏ”, bao giờ những danh từ này cũng để gọi mấy người mới được Điểm Đạo. Đó là ý nghĩa của những lời của Đức Jesus: “một người phải trở nên trẻ thơ để bước vào Thiên Đường” (S.Matt 17:3). Vài vị Cơ Đốc đầu tiên rất có ngụ ý khi nói rằng Đức Jesus “được sinh trong hang”-“cái máng” trong câu chuyện Kinh Thánh. “Hang Điểm Đạo” là một từ cổ xưa được biết nhiều. Trên hang đá nơi “trẻ thơ” được sinh, “Ngôi Sao Điểm Đạo” bừng cháy, bao giờ Ngôi Sao ấy cũng chiếu sáng từ Phương Đông khi Trẻ thơ Christ sinh ra đời. Xung quanh mỗi trẻ thơ ấy đều đầy dẫy nỗi nguy hiểm và đe dọa, những sự nguy hiểm lạ kỳ không xảy đến cho các trẻ thơ khác, vì em đã được xức dầu thánh vào lần sinh thứ hai và các Mãnh Lực Hắc Ám của thế giới vô hình luôn tìm cách phá hoại. Tuy nhiên, mặc cho mọi thử thách ấy, em vẫn trưởng thành vì một khi Christ đã sinh ra thì không bao giờ hư mất, một khi Christ đã bắt đầu phát triển thì không bao giờ thất bại trong sự tiến hóa: sự sống tốt đẹp của em rộng mở và tăng trưởng, mãi có thêm hiểu biết và phong độ tinh thần cho đến khi kỳ Điểm Đạo Thứ Hai xảy đến, Lễ Báp Têm của Đấng Christ bằng Nước và Thánh Linh (Spirit) truyền cho y những quyền năng cần thiết cho một Vị Giáo Chủ- như một “Đứa Con yêu quý” ra đi làm việc gian khổ trong cõi thế.
      Sau đó Thánh Linh tuôn xuống dồi dào cho y và sự vinh quang của Người Cha vô hình cũng chiếu rọi rực rỡ xuống y. Nhưng từ trạng thái ân phước đó, y được Thánh Linh dẫn vào nơi hoang vu, và một lần nữa, y phải chịu sự thử thách của các cám dỗ ác liệt. Vì bây giờ các quyền năng của Thánh Linh đang phát triển trong y và Phái Tà Đạo cố gắng mê hoặc y bằng chính những quyền năng này, xúi y dùng chúng để giúp đỡ cho riêng y thay vì tin cậy kiên nhẫn vào Cha y. Trong những giai đoạn chuyển tiếp bất thần và mau lẹ có mục đích trắc nghiệm sức mạnh và lòng tin của y, tiếng thì thầm của Ma Quỷ Cám Dỗ giả hình tiếp theo tiếng nói của người Cha, và lớp cát nóng bỏng của vùng hoang vu đốt cháy xém đôi chân trước đây đã được rửa trong nước mát của sông thiêng. Chiến thắng những thử thách này y bước vào thế giới nhân loại và dùng những quyền năng này để giúp đỡ họ thay vì cho nhu cầu riêng tư. Y không biến đá thành bánh mì (Matt 4:3) để xoa dịu nỗi ham muốn riêng của y, nhưng y dùng vài ổ bánh mì để nuôi “năm ngàn người, ngoài đàn bà và trẻ con” (Matt 14:21)
      Một thời kỳ vinh quang ngắn khác sẽ đến trong cuộc đời phụng sự không ngừng của y, khi y trèo lên “một ngọn núi cao riêng biệt”- Ngọn núi Điểm Đạo thiêng liêng. Nơi đó y được biến hình và nơi đó y gặp được vài Vị trong các Vị Tiền Phong, những vị Cao Cả thời xưa đã bước qua nơi bây giờ y đang bước qua. Như thế y vượt qua kỳ Điểm Đạo lần ba, bấy giờ bóng dáng của nỗi khổ Nạn sắp đến của y hiện ra cho y thấy. Y từ chối các lời xúi dục và cương quyết thẳng tiến về Jerusalem, nơi đó lễ Báp têm bởi Thánh Linh và bởi Lửa đang chờ đợi y.
      Sau khi ra đời là sự tấn công của Herod, sau lễ Báp têm là sự Cám Dỗ trong vùng hoang vu, sau sự Biến Hình là sự tiến bước về giai đoạn cuối cùng của Con Đường Thập Tự. Bao giờ sau chiến thắng cũng là cơn thử thách, cho đến khi đạt mục đích.
      Nhưng sự sống của tình thương vẫn còn tăng trưởng, người Con của Người (Son of Man) chiếu sáng rõ ràng hơn như Con của Thượng Đế (Son of God) cho đến lúc gần trận chiến cuối cùng của y. Và kỳ Điểm Đạo lần bốn dẫn y chiến thắng vào Jerusalem, vào quanh cảnh của Gethsemane và Calvary. Bây giờ y là Christ sẵn sàng để được dâng hiến, sẵn sàng để hy sinh trên thập tự. Bây giờ y đối diện với cơn ác mộng kinh khủng trong khu vườn, nơi đó cả các đệ tử chọn lọc của y cũng ngủ thiếp đi trong khi y chiến đấu với nỗi thống khổ kinh khủng, và có lúc y đã cầu xin cho chén đắng được cất đi khỏi đôi môi. Nhưng ý chí mạnh mẽ đã chiến thắng, y đưa tay ra đón lấy chén mà uống. Trong sự cô đơn của y, một thiên thần đã hiện đến và khích lệ y, vì các thiên thần thường có thói quen giúp đỡ khi thấy một người Con của Người oằn mình dưới sức nặng của nỗi thống khổ, chén đắng của bội phản, của cô đơn, của chối bỏ, đón chờ y khi y bước tới, y đơn độc một mình đi qua đám kẻ nghịch chế diễu để đến cuộc thử thách ác liệt cuối cùng của y. Chịu roi quất đau đớn vào người, gai nhọn của lòng nghi ngờ đâm thủng, những y phục tốt đẹp của sự thanh khiết bị lột bỏ trước mắt thế nhân, bị giao vào tay kẻ nghịch, hình như Thượng Đế và con người bỏ rơi cô đơn, xa lánh, y kiên nhẫn chịu đựng tất cả những gì xảy đến cho y, mong mỏi tuyệt vọng sự giúp đỡ vào lúc sức cùng lực tận. Bị bỏ yên để chịu đau khổ, chịu đóng đinh, để sự sống của hình thể sắc tướng phải chết đi, để chịu khuất phục mọi sự sống trần thế, bị kẻ nghịch chiến thắng bao quanh chế nhạo. Sự tăm tối lớn lao kinh khủng cuối cùng vây quanh y, và trong sự tăm tối đó, y gặp tất cả các mãnh lực ác. Nhãn quang nội tâm của y bị che mù, y cảm thấy cô đơn, vô cùng cô đơn đến khi con tim mạnh mẽ của y chìm sâu trong tuyệt vọng phải thốt lời kêu gọi Cha, Ngài hình như bỏ rơi y. Trong sự cô đơn cùng tận, linh hồn con người đối diện với nỗi thống khổ dày vò và có vẻ thất bại.  tuy nhiên khi y tập trung hết sức lực của”tánh linh bất khuất” thì đời sống thấp kém phải nhượng bộ và chết đi, dục vọng bị bỏ rơi, và người được Điểm Đạo “sa xuống địa ngục” để không có miền nào trên thế giới mà y không trải qua để giúp đỡ, để không ai quá bơ vơ vượt khỏi- tình thương bao gồm- tất-cả của y. Và sau đó, vượt lên khỏi sự tăm tối, y lại thấy ánh sáng một lần nữa, y lại cảm thấy mình là Con, một người Con không bao giờ tách biệt với Cha mình, y tiến xa hơn vào một đời sống không bao giờ chấm dứt, y tận lực giúp đỡ mọi trẻ thơ của con người, tuôn phát sự sống của y vào mọi linh hồn đang chiến đấu. Y lưu lại giữa nhóm đệ tử một thời gian để dạy dỗ họ, vén màn bí mật của những cõi giới tinh thần, chuẩn bị cho họ bước vào đường đạo mà y đã đi, cho đến khi đời- sống- cõi- thế của y chấm dứt, y tiến lên với Cha. Và vào kỳ Điểm Đaọ thứ năm, y trở nên vị Chân Sư chiến thắng, người nối liền Thượng Đế với con người.
      Đó là toàn thể câu chuyện trong Huyền Môn chân chính thời xưa và nay, được miêu tả một cách thi kịch qua những biểu tượng trong Huyền Môn hồng trần, nửa ẩn nửa hiện. Đó là Christ của Huyền Môn trong trạng thái nhị nguyên của Ngài, Ngôi Hai và Con người, vũ trụ và cá nhân. Người ta có ngạc nhiên chăng khi câu chuyện này đã tự đan dệt trong tâm con người và tạo nguồn cảm hứng cho mọi tâm hồn cao thượng? Đối với phần lớn câu chuyện, Đấng Christ trong thâm tâm con người là Đức Jesus được coi như hiện thân của Đấng Christ thần bí. Ngài chiến đấu, đau khổ, chết đi và cuối cùng chiến thắng; Ngài là Người mà trong đó người ta nhìn thấy nhân loại bị đóng trên thập tự và thăng thiên; là người mà sự chiến thắng của Ngài là một lời hứa hẹn chiến thắng cho mọi người; là Đấng Christ không bao giờ bị quên lãng được vì Ngài cứ mãi được sinh ra trong nhân loại, và rằng thế gian cần những Vị Cứu Thế, và những Vị Cứu Thế hiến mình cho thế gian.
CHƯƠNG 7
SỰ CHUỘC TỘI
      Chúng ta sẽ khảo sát vài phương diện của Đời Sống Christ (Christ life) nêu ra trong các giáo lý Cơ Đốc. Theo giáo lý ngoại truyền, chúng có vẻ kết buộc vào con người của Đấng Christ; nhưng theo giáo lý bí truyền thì quả thật chúng thuộc về chính Ngài vì theo nghĩa ban sơ- nghĩa đầy đủ nhất và sâu xa nhất của chúng, thì chúng là một tronh những hoạt động của Thượng Đế (Logos), rồi sau đó chúng mới phản ảnh trong Đấng Christ và kế tiếp là trong mỗi Linh Hồn Christ (Christ-Soul) dấn bước trên con đường Thập tự. Nghiên cứu là thế, chúng ta mới thấy được các phương diện ấy một cách chân thật sâu xa, còn hình thức ngoại truyền của chúng chỉ làm bối rối trí khôn và xáo trộn tình cảm.
      Trong các phương diện ấy, nổi bật hơn hết là giáo lý về Sự Chuộc Tội. Chẳng những nó là một mục tiêu tấn công ác liệt của giới ngoài Cơ Đốc Giáo, mà nó còn dày vò nhiều tâm hồn nhạy cảm trong Giáo Hội. Vài người Cơ Đốc biết suy nghĩ sâu xa của hậu bán thế kỷ 19 đã đau khổ hoài nghi về lời dạy của các Giáo Hội về vấn đề này, Họ đã cố gắng nhận thức và trình bày nó một cách nhẹ nhàng hơn những ý niệm gay gắt do cách đọc không khôn ngoan vài đoạn kinh thần bí thâm sâu. Nơi đây ta cần lưu ý đến lời cảnh giác của Thánh Peter: “Cũng như Paul, anh yêu dấu của chúng ta, theo sự khôn ngoan đã ban cho mình mà viết cho anh em- Trong các thơ của ông cũng có nói đến sự ấy, trong đó có mấy điều khó hiểu, mà kẻ dốt nát không vững bền giải thích sai nghĩa, cũng như họ giải sai nghĩa các kinh văn khác, đều chuốc lấy sự hư mất cho mình”. ( II Pet 3:16) Các đoạn văn nói lên sự đồng nhất giữa Đấng Christ và các người anh em của Ngài đã bị giải sai lạc thành sự thay thế của chính Ngài cho họ và được sử dụng để trốn tránh những kết quả của tội lỗi, thay vì để có cảm hứng hướng về điều chân thiện.
      Lời dạy tổng quát trong Giáo Hội Đầu Tiên về giáo điều Chuộc tội là Đấng Christ, Người Đại Diện cho Nhân Loại, đã đương đầu và chiến thắng Satan tượng trưng cho các Mãnh Lực Hắc Ám xiềng xích nhân loại. Ngài đã cướp lại và giải thoát nhân loại. Nhưng về sau, các thầy Cơ Đốc mất dần những chân lý tinh thần, đồng thời họ phản ánh tính khắc khe riêng tư của họ vào Người Cha Tinh Khiết và đầy yêu thương trong những lời dạy về Đấng Christ, họ trình bày Ngài ưa nổi giận với con người, và Ngài được tạo nên để cứu chuộc con người khỏi cơn thịnh nộ của Thượng Đế thay vì khỏi sự ràng buộc của ma quỷ. Sau đó họ đã chính thức đem vào những câu càng vật chất hóa cái quan niệm tinh thần trước kia hơn nữa, và họ đã vạch ra một “chương trình chuộc tội”.
      Trong tác phẩm Cur Deus Homo, ông Ansalm đã tán đồng “chương trình chuộc tội” và cái giáo điều ấy trước đây đã phát triển dần trong thần học Cơ Đốc từ nay lại được chứng nhận bởi dấu ấn của Giáo Hội. Vào thời Phục Hưng, người Cơ Đốc La Mã và người Tin Lành đều tin vào tính chất thay thế (nhờ người khác làm giùm mình) chuộc tội được Đấng Christ gánh chịu.
      Tôi (A.Besant) muốn để các vị Cơ Đốc tự nói về ý nghĩa của sự chuộc tội. Luther dạy rằng Đấng Christ đã cảm lấy cơn thịnh nộ của Thượng Đế, sự nguyền rủa, sự chết cho tất cả mọi người. Flavel nói rằng Đấng Christ được phái đi để gánh chịu lấy cơn thịnh nộ của vị Thượng Đế vô cùng và các nỗi đau đớn dày vò khủng khiếp. Giáo Hội Anh Quốc dạy rằng: tội lỗi đã đưa Thượng Đế ra khỏi Thiên Đàng để Ngài cảm nghe những nỗi kinh hãi và những nỗi đau đớn của sự tử, và con người như một khúc củi cháy trong hỏa ngục, một kẻ nô lệ cho ma quỷ- được cứu chuộc bởi sự chết của người con một yêu dấu của Ngài; cơn thịnh nộ bùng cháy của Ngài chỉ có thể được xoa dịu bởi Đức Jesus, sự hy sinh và sự dâng hiến cái chết của con Ngài làm Ngài hài lòng. Edwards hữu lý hơn, thấy rằng có sự bất công lớn lao vì lẽ tội lỗi bị phạt hai lần, trước tiên Đức Jesus là người chịu thay cho nhân loại và sau đó trên các người hư mất. Do đó mà ông cùng quan điểm với hầu hết người Calvin, đành phải giới hạn sự chuộc tội chỉ dành cho các người được chọn lên thiên đàng mà thôi và tuyên bố rằng Đấng Christ đã gánh lấy các tội lỗi- không phải của thế gian- mà của những người đã được chọn lựa trong thế gian; Ngài chịu đau khổ không phải cho tất cả thế giới, mà chỉ cho những người mà con đã cho Ta. Nhưng Edwards tin tưởng chắc chắn vào sự chịu tội thế, và loải bỏ sự chuộc tội đại đồng vì lý do rằng “Tin tưởng Đấng Christ chết cho tất cả mọi người là một phương cách chắc chắn nhất để chứng tỏ rằng Ngài chẳng chết cho ai, theo nghĩa như các người Cơ Đốc tin tưởng từ trước đến nay”. Còn Owen thì xem những sự đau khổ của Chúa như một sự đền bù quý giá đầy đủ cho tất cả tội lỗi của những người được chọn lên thiên đường đối với sự công bình của Thượng Đế, và Chúa phải chịu đựng chính sự trừng phạt mà họ phải chịu.
      Để chứng tỏ những quan điểm ấy vẫn còn được dạy một cách mạnh mẽ tại những nhà thờ, tôi có viết thêm: Stroud khiến cho Đức Christ uống ‘chén thịnh nộ của Trời’. Jenkyn nói ‘Ngài chịu đau khổ như một người bị Trời bỏ rơi, đầy xuống địa ngục, bắt chịu hình phạt đời đời’. Tổng Giám Mục Thomson dạy rằng ‘những đám mây thịnh nộ của Trời tụ đầy đặc trên nhân loại chúng chỉ trút xuống Đấng Jesus mà thôi’. Liddon cũng vang cùng âm điệu ấy. ‘Các vị tông đồ dạy rằng con người nô lệ và Đấng Christ trên thập tự đang trả tiền chuộc cho họ. Liddon còn nói đến cả số lượng chính xác về sự sỉ nhục và đau khổ cần thiết để chuộc tội, và “nạn nhân thiêng liêng” còn trả nhiều hơn là lượng cần thiết’.
      Dr. Mcleod Campbell, một người vô cùng sùng tín và uyên thâm đã viết quyển “Luận về sự Chuộc Tội” nổi tiếng chứa nhiều tư tưởng chân chính và đẹp đẽ để chống lại những quan điểm trên kia. F.D.Maurice và nhiều người Cơ Đốc khác đã cố gắng gỡ bỏ khỏi Cơ Đốc Giáo một giáo điều nặng nề tàn phá các ý tưởng chân chánh và các tương quan giữa Thượng Đế và con người.
      Nhưng sự tin tưởng này không liên hệ gì đến vài sự phát triển rất cao về đức hạnh Cơ Đốc, và vài gương thanh cao đã nhờ giáo điều ấy mà có được sức mạnh, cảm hứng và vững lòng. Thật là bất công nếu không nhận thức sự kiện này. Khi nào chúng ta gặp phải một sự kiện có vẻ lạ lùng, phi lý, chúng ta nên dừng lại và cố gắng tìm hiểu nó. Vì nếu giáo điều ấy không chứa điều gì khác hơn những gì người khác công kích thì nó không thể nào làm say mê tâm trí con người, nó không thể nào là căn nguyên của các sự quy phục hào hùng, của các gương hy sinh cảm động để phụng sự cho con người. Hẳn phải có một điều gì đó nằm ẩn dưới mặt ngoài đã gợi cảm hứng cho họ. Khi nghiên cứu giáo lý ấy như một trong các Tiểu Bí Pháp, chúng ta sẽ thấy được sự sống ẩn mật mà những tâm hồn cao thượng đã thâu hút vào đó một cách vô tình, những tâm hồn này hợp nhất vào sự sống đó mật thiết đến đỗi cái hình thức che đậy sự sống ấy không thể khước từ họ được.
      Chúng ta sẽ cảm thấy rằng muốn hiểu được sự sống ấy, người ta cần phải phát triển đôi chút về tinh thần và nhãn quang nội tâm. Chỉ người nào thực tế đã biết được vài ý nghĩa của sự quy phục (self surrender) mới có thể thoáng thấy được tín điều ấy muốn ám chỉ điều gì trong giáo lý bí truyền. Đó là sự biểu lộ kiểu mẫu của luật Hy Sinh đại đồng, một phản ảnh dưới thấp của một Nguyên Hình (Pattern) trên cao, nó cho chúng ta biết ý nghĩa của sự hy sinh trong đời sống cụ thể của con người.
      Luật Hy Sinh ẩn tàng trong hệ thống thái dương của chúng ta và tất cả hệ thống khác. Mọi vũ trụ đều được thiết lập trên Luật này. Nó nằm ngay cội rễ của sự tiến hóa. Trong giáo điều về Sự Chuộc Tội, Nó khoác lấy một hình thức cụ thể liên hệ với những người đã đạt đến một giai đoạn phát triển tinh thần nào đó có thể guip1 họ thực hiện được sự hiệp nhất với nhân loại và trở nên những vị Cứu Thế- theo đúng nghĩa thực tế và chân lý.
      Tất cả tôn giáo lớn trên thế giới đều tuyên bố rằng vũ trụ khởi đầu bằng một hành động hy sinh và họ đã đưa ý niệm hy sinh ấy vào các nghi lễ long trọng nhất của họ. Ấn Độ Giáo cho rằng buổi đầu của sự biểu lộ là do sự hy sinh; nhân loại được xuất phát với một sự hy sinh, và chính Thượng Đế đã tự hy sinh Ngài; mục tiêu của sự hy sinh là sự biểu lộ; Ngài không thể trở nên biểu lộ trừ khi một hành động hy sinh được thực hiện, không có điều gì được biểu lộ đến khi Ngài biểu lộ; hành động hy sinh được gọi là hành động khởi đầu của sự sáng tạo.
      Hỏa giáo cũng dạy rằng trong Hiện Hữu vô biên, vô danh, bất  khả tri, sự hy sinh được thực hiện và vị Thượng Đế-biểu-lộ hiện ra; Đức Ahura-mazdâo được sinh ra bởi một hành động hy sinh.
      Trong Cơ Đốc Giáo, cũng một quan niệm ấy được nêu rõ trong câu: “Chiên con đã bị giết từ buổi sáng- thế” (Khải thị 13:8), đã bị giết ngay từ nguồn gốc của mọi sự. Những lời này chỉ có thể nói đến một chân lý quan trọng là không có sự sáng tạo vũ trụ cho đến khi Thượng Đế đã làm một hành động hy sinh. Hành động này được giải thích như là một sự giới hạn Ngài để trở nên biểu lộ”Luật Hy Sinh có thể được gọi một cách đúng thật hơn là Luật Biểu Lộ hoặc Luật của Tình Thương và Sự Sống, vì khắp cả vũ trụ từ điều cao nhất đến điều thấp nhất, nó là nguyên nhân của sự biểu lộ và sự sống” (W.Williamson).
      Bây giờ nếu ta khảo sát cõi trần này, chúng ta thấy rằng mọi sự sống trong đó, mọi sự tăng trưởng, mọi sự tiến triển, đối với đơn vị cũng như đối với tổng thể, đều tùy thuộc vào sự hy sinh liên tục và sự bền bỉ chịu đựng đau khổ. Kim thạch hy sinh cho thảo mộc, thảo mộc hy sinh cho thú vật và con người, con người hy sinh cho con người, và mọi hình thể cao hơn lại tan vỡ ra thành các cấu tử để nuôi các loài thấp kém nhất. Đó là một chuỗi hy sinh liên tục; dấu hiệu chỉ rõ sự tiến hóa là sự hy sinh từ cưỡng bách trở thành tự nguyện. Các người được thừa nhận là cao cả nhất và được yêu thương nhất trong tâm trí con người chính là các người đã chịu đựng đau khổ cùng cực, những linh hồn anh hùng ấy đã quặn thắt, cam chịu và chết đi để giống nòi có thể hưởng dụng sự đau khổ của họ. Nếu thế giới này là công trình của Thượng Đế và luật tiến hóa trong toàn thể và trong cấu tử là sự hy sinh, thì luật Hy Sinh phải ám chỉ một điều gì trong bản chất thật sự của Ngài, nó phải có cội rễ trong chính Thiêng tánh. Nếu suy nghĩ thêm một chút, ta sẽ thấy rằng một thế giới, một vũ trụ có được là chỉ bởi Đấng Tự Hữu (Existence) Duy Nhất đã hạn chế mình và như thế mới biểu lộ được. Thượng Đế Biểu- lộ(Logos) là Thượng Đế Tự-Giới-Hạn (Self-limited God). Giới hạn để trở nên biểu lộ, biểu lộ để vũ trụ hiện hữu. Sự tự giới hạn và sự biểu lộ thế ấy chỉ có thể là một hành động hy sinh.
      Hơn nữa nhờ hành động hy sinh mà các cá nhân mới hiện hữu để chia xẻ ân phước Thiêng Liêng, đó mới quả thật là một hành động thay thế- một hành động được thực hiện vì người khác. Vì thế, như đã nói ở trên, sự tiến hóa được đánh dấu khi sự hy sinh trở nên tình nguyện và tự chọn, và chúng ta hiểu rằng nhân tính của một người đạt đến trạng thái toàn mỹ của nó khi y hiến mình cho thế gian và nhờ sự đau khổ của riêng y mà y tạo được vài điều tốt đẹp cao cả cho dòng giống.
      Chân lý thâm sâu của sự hy sinh thay thế này chỉ có ở những cõi giới cao siêu nhất; và mặc dầu nó có thể bị suy hóa và biến dạng, nó vẫn luôn trường cửu và bất hoại. Cội nguồn ấy tuôn trào ra dòng năng lượng tinh thần- theo nhiều hình thể và cách thức đa dạng- cứu chuộc thế gian khỏi điều ác và lôi cuốn trở vế Thượng Đế.
      Khi Con (Logos) xuất ra khỏi”Lòng Cha” vào”Ngày” ấy, khi Con được sinh ra, vào buổi đầu của Ngày Sáng Tạo, Ngày Biểu Lộ, khi’nhờ Con mà Ngài đã dựng nên các thế giới’ (Hebơrơ 1:2), bởi ý chí của Ngài mà Ngài đã tự giới hạn Ngài, tạo một bầu tròn bao trùm Sự Sống Thiêng Liêng; Tinh Thần Thiêng Liêng ở trong và sự giới hạn hay Vật Chất ở ngoài. Chính nhờ lớp màn vật chất mà Con mới được sinh ra. Lớp vật chất ấy là Mary. Người Mẹ Thế Giới- cần cho Đấng Vĩnh Cửu biểu lộ trong thời gian và xây dựng các thế giới.
      Sự tự hạn chế ấy là một hành động hy sinh, một hành động tự nguyện được thực hiện vì tình thương để cho các sự sống khác có thể được sinh ra khỏi Ngài. Một sự biểu lộ như thế được xem như là cái chết, vì khi so sánh với sự sống vô biên của Thượng Đế trong chính Ngài thì sự giới hạn trong vật chất có thể được gọi thật sự là cái chết. Như chúng ta đã thấy, nó được xem như sự tử nạn trong vật chất- nguồn gốc chân thật của biểu tượng thập tự, hoặc theo hình dáng Hy Lạp+ chú trọng về sự linh hoạt hóa vật chất do Thánh Thần (Holy Ghost) tạo nên, hoặc theo hình dáng Latin + chú trọng đến Người Trời (heavenly Man), Đấng Christ của Trời (Supernal Christ).
      Sự hy sinh này là một điều bí mật của sự tiến hóa. Sự sống Thiêng Liêng gò bó trong hình thể, luôn đè ép ra ngoài để hình  thể có thể bành trướng ra, nhưng lực ép này chỉ nhẹ nhàng mà thôi vì e rằng hình thể sẽ tan vỡ trước khi nó đạt tới giới hạn trương nở cuối cùng. Với một sự kiên nhẫn, khôn khéo và thận trọng vô biên, Đấng Thiêng Liêng duy trì một áp lực đều đặn để không gây tan vỡ. Trong mỗi hình thể, trong loài kim thạch, thảo mộc, thú cầm và con người, năng lực bành trướng này của Thượng Đế (Logos) đang hoạt động không ngừng. Đó là mãnh lực tiến hóa, sự sống có hiệu lực nâng cao hình thể, nguồn năng lượng đang tăng trưởng mà khoa học mới vừa thoáng thấy được nhưng không biết nó đến từ đâu. Nhà thực vật học kể đến một năng lực ẩn trong thảo mộc, nó luôn luôn lôi kéo hướng lên; y không biết nó thế nào và tại sao, nhưng y đặt cho nó một tên: vis a fronte (sức mạnh tiền phong) vì y tìm thấy nó có ở đó, hay đúng hơn là y tìm thấy kết quả của nó. Năng lực ấy cũng ở trong các hình thức khác nữa, nó làm cho chúng càng ngày càng biểu lộ sự sống bên trong chúng. Khi một hình thể tiến hết giới hạn, thì linh hồn trong đó không thể tăng trưởng hơn nữa; Bấy giờ Ngài thâu hồi năng lực của Ngài và hình thể ấy tan rã đi, chúng ta gọi là sự chết. Nhưng linh hồn ở với Ngài và Ngài lại tạo một hình thể khác cho nó, vậy sự chết của hình thể là sự sinh của linh hồn vào một đời sống đầy đủ hơn. Nếu chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Tinh Thần thay vì đôi mắt của xác thể, thì chúng ta sẽ không khóc lóc cho một hình thể, nó chỉ là một cái xác chết đang trả lại những chất liệu cấu tạo nên nó. Chúng ta sẽ vui mừng vì sự sống đã tiến lên vào một hình thể thanh cao hơn để phát triển những  quyền năng còn tiềm tàng bên trong.
      Nhờ sự hy sinh không ngừng của Thượng Đế mà mọi sự sống hiện hữu được. Sự sống này là Một, nhưng nó đã nhập vào muôn vàn hình thể và luôn luôn lôi kéo chúng lại với nhau. Như thế nó là mãnh lực của sự hiệp nhất, một mãnh lực kết hợp, nhờ nó mà mọi sự sống riêng rẽ dần dần nhận thức được sự duy nhất của chúng; mỗi sự cố gắng phát triển một tâm thức bản ngã và cuối cùng sẽ biết rằng chính nó là một với tất cả sự sống khác, cùng một nguồn gốc thiêng liêng chung.
      Đây là sự hy sinh đầu tiên và liên tục; một sự tuôn phát sự sống ra ngoài được hướng dẫn bởi Tình Thương, một sự tuôn phát tự nguyện và vui sướng của Tự Ngã để tạo các Ngã khác. Đây là”sự vui mừng của Chủ” mà người đầy tớ trung thành nhập vào, câu này được tiếp nối một cách có ý nghĩa bởi lời tuyên bố rằng Ngài đói khát, trần truồng, đau yếu, xa lạ, bị tù đày, giữa những đám người tốt và xấu. (S.Matt 15:21-45).Đối với một Tinh Thần tự do thì sự hy sinh là một niềm vui. Nó cảm thấy sự sống của nó càng mãnh liệt hơn khi Nó càng tuôn ra ngoài. Nó càng cho thì Nó càng tăng trưởng, vì luật tăng trưởng của sự sống là Nó gia tăng bằng cách tuôn ra ngoài chớ không thâu từ ngoài vào, bằng cách cho chớ không bằng cách nhận. Vậy Hy Sinh, theo ý nghĩa đầu tiên, là một niềm vui. Thượng Đế đã tự tuôn ra để tạo lập một thế giới và thấy công việc của Ngài thì rất bằng lòng.
      Nhưng từ-ngữ ấy đã liên kết với nỗi đau khổ, và trong tất cả nghi lễ hy sinh đều có sự hiện diện của một sự đau khổ, dù nó chỉ là một mất mát nhỏ cho người hy sinh. Khi nói đến chữ hy sinh tự nhiên ta nghĩ đến sự đau khổ, vậy ta cũng nên hiểu sự thay đổi này đã xảy ra như thế nào.
      Chúng ta sẽ hiểu được khi chúng ta chuyển từ quan điểm của Sự Sống đang biểu lộ sang quan điểm của hình thể mà Nó đang  trú ngụ để xét vấn đề hy sinh. Trong khi đời sống của sự sống luôn luôn cho ra thì đời sống của Hình Thể lại thâu nhận vào, vì Hình Thể sẽ tiêu hao khi bị sử dụng. Để được tồn tại, nó phải thu hút những chất liệu tươi mới bên ngoài vào bù đắp chỗ mất mát. Như thế luật tăng trưởng của Hình Thể là thâu lấy và đồng hóa những gì mà vũ trụ rộng lớn hơn cung cấp cho nó. Khi tâm thức đồng hóa nó với hình thể, xem hình thể là nó thì sự hy sinh mang trạng thái đau khổ. Cho ra, quy phục, mất mát những gì đã thâu được- những điều đó hình như phá hủy dần tính vững bền của hình thể, và như thế luật Hy Sinh trở thành luật của nỗi khổ đau thay vì luật của niềm vui sướng.
      Vì hình thể cứ mãi đổ vỡ, gây cho nỗi khổ đau gia tăng, nên con người phải học nhận thức rằng y không nên đồng nhất mình với sự sống mãi tăng trưởng. Bài học của y không những do thiên nhiên bên ngoài dạy, mà còn do những vị Huấn Sư trong tôn giáo chủ tâm dạy y nữa.
      Trong các tôn giào trên thế giới, chúng ta có thể tìm thấy bốn trình độ giáo huấn về luật Hy Sinh.
      1.Trước tiên, con người được dạy nên hy sinh một phần của cải vật chất của y để được sự thịnh vượng vật chất nhiều hơn. Y hy sinh bằng của từ thiện cho người khác và bằng các lễ vật dâng lên Thần Thánh; chúng ta có thể đọc thấy trong các kinh Ấn Độ, Hỏa Giáo, Do Thái…trên khắp thế giới. Y bố thí một điều gì mà y cho là quý báu để bảo đảm sự thịnh vượng cho y, cho gia đình, cho cộng đồng và quốc gia y. Y hy sinh trong hiện tại để thâu hoạch trong tương lai.
      2. Rồi đến một bài học khó hơn, thay vì sự giàu sang và những điều trần thế, thì hy sinh cốt để nhận được ân phước cõi Trời. Sống trên Thiên Đàng và hưởng hạnh phúc sau khi chết- đó là phần thưởng do các điều hy sinh thực hiện đưới trần thế.
      Y đã bước một bước tiến đáng kể khi y biết từ bỏ những điều hồng trần mà y đã bám víu để được những điều tốt lành xa xăm mà y không thể thấy hay chứng minh được. Y học nhường sự việc hữu hình cho sự việc vô hình, và khi làm như thế y tiến lên cao. Vì các việc hữu hình và các việc đạt đến được rất là quyến rũ đến nỗi nếu y có thể khuất phục chúng dưới thế giới vô hình mà y tin tưởng thì y đã luyện được sức lực mạnh mẽ và đã tiến xa trong việc nhận thức được thế giới vô hình đó. Mãi chịu đựng dồn dập các khổ nạn, đương đầu với các lời sỉ nhục, y tập đứng vững một mình, nhận lấy tất cả nỗi đau đớn, khốn khổ, tủi nhục do người đời đổ trút lên y, y chỉ chăm nhìn các điều vô hình sau cửa tử. Quả thật y vẫn còn mong muốn sự vinh quang cõi trời; nhưng có thể đứng vững đơn độc trên mặt đất, kết bạn với tinh thần, bám chắc vào đời sống nội tâm khi đời sống bên ngoài đầy đau khổ, đó không phải là một điều dễ dàng.
      3. Bài học thứ ba xảy đến khi y nhận thấy mình là một phần tử của một sự sống rộng lớn hơn, y muốn hy sinh cho lợi ích của toàn thể. Do đó y đủ sức nhận thức rằng sự hy sinh là đúng, rằng một đơn vị phải tùy thuộc toàn thể. Rồi y học hành động đúng  đắn mà không bị xao động vì cái kết quả đến cho cá nhân y; y làm nhiệm vụ mà không mong muốn kết quả cho y; y bền chí vì bền chí là đúng chớ không phải để được khen thưởng, y cho chỉ vì tặng phẩm là của nhân loại chớ không phải để được Ngài hoàn lại.
      4. Được huấn luyện như thế, bấy giờ linh hồn anh hùng đã sẵn sàng bước sang bài học thứ tư; y cũng phải dâng hiến luôn sự hy sinh tất cả những sở hữu của y, bởi vì Tinh Thần không riêng rẽ thật sự mà chỉ là thành phần của Sự Sống Thiêng Liêng. Hiểu rằng không có sự khác biệt, không cảm thấy sự chia cách, y tuôn tràn ra như một thành phần của Sự Sống Đại Đồng, và khi biểu lộ Sự Sống ấy y chia xẻ niềm vui của Ngài.
      Chính trong ba giai đoạn đầu mà người ta thấy sự hy sinh có trạng thái đau khổ. Giai đoạn đầu chỉ là các nỗi khổ đau nho nhỏ; trong giai đoạn hai y có thể hy sinh đời sống hồng trần và tất cả những gì mà trần thế cho y; còn giai đoạn thứ ba là thời điểm trọng đại cho sự trắc nghiệm, sự cố gắng, sự tăng trưởng của linh hồn con người. Vì trong giai đoạn này y có thể bị đòi hỏi tất cả những gì mà sự sống có vẻ hiện hữu trong đó; và con người trên lý thuyết biết rằng mình vượt quá hình thể, nhưng trong cảm nghĩ y vẫn còn đồng hóa mình với nó, y thấy rằng tất cả những gì mà y cảm thấy là sự sống thì đều bị đòi hỏi rời bỏ y, nên y hoang mang:”Nếu tôi bỏ điều này ra, thì còn lại gì?” Hình như thể tâm thức y sẽ bị chấm dứt với sự từ bỏ này, vì tâm thức y không còn bám víu được vào những điều mà nó đã biết, trong khi đó bên kia lại không có điều gì để y có thể nắm được. Một niềm xác tín mạnh mẽ, một tiếng nói uy nghiêm kêu gọi y hãy từ bỏ chính đời sống của y. Nếu y thoái thác thì y vẫn tiếp tục sống lại đời sống cảm giác, đời sống lý trí, đời sống thế gian, và khi y đã có các thú vui thì y không dám từ chối, nhưng rồi y sẽ cảm thấy một sự bất mãn triền miên, một lòng khắc khoải day dứt, một nỗi hối tiếc không nguôi và không còn vui thú ở đời, bấy giờ y hiểu được chân lý trong lời nói của Đấng Christ:”Hễ ai muốn cứu đời sống mình thì phải mất nó.” (S.Matt16:25). Còn nếu như y bạo gan nghe theo lời kêu gọi ấy mà bỏ đới sống của y, thì trong khi mất nó, y lại thấy y bước vào sự sống đời đời (S.John 12:25)và y khám phá ra rằng đời sống mà y từ bỏ chỉ là sự chết trong sự sống. Tất cả những gì mà y bỏ đi chỉ là ảo ảnh, và nay y đã tìm thấy thực thể. Trong sự chọn lựa đó, linh hồn đã chứng tỏ bản chất của mình và chỉ có vàng ròng mới có thể ra khỏi lò đốt ác liệt đó. Nơi nào mà đời sống có vẻ bị khuất phục thì chính nơi đó đời sống lại thắng. Và bấy giờ y sẽ viu mừng khám phá rằng đời sống được chiến thắng như thế là chiến thắng cho tất cả chứ không phải cho một ngã riêng biệt, rằng sự từ bỏ cái ngã riêng biệt ấy có nghĩa là sự thực hiện Đại Ngã trong con người.
      Đó là nét đại cương về luật Hy Sinh, đặt nền tảng trên Sự Hy Sinh đầu tiên của Thượng Đế, Sự Hy Sinh mà tất cả mọi sự hy sinh khác đều là những phản ánh của nó.
      Chúng ta đã thấy Đức Jesus, người đệ tử Do Thái, đã vui lòng nhượng lại thể xác của Ngài để cho một Sự Sống cao cả hơn có thể giáng nhập vào, và bởi hành động ấy mà Ngài trở nên một đấng Christ đầy đủ tư cách, Ngài trở thành Người Trông Nom Cơ Đốc Giáo, Ngài tuôn tràn Sự Sống của Ngài vào tôn giáo ấy đã được một Vị Cao Cả sáng lập, và hành động hy sinh của Ngài đã đồng nhất Ngài với Vị ấy. Chúng ta đã thấy linh hồn Christ (Christ-Soul) vượt qua các lễ Điểm Đạo lớn- sinh ra đời, bước vào dòng sông đầy đau khổ của trần thế, được làm lễ báp têm bằng nước để nhận nhiệm vụ hoạt động, được biến hình trên Núi, được đưa đến quang cảnh của trận chiến cuối cùng và đã chiến thắng cái chết. Bây giờ chúng ta hãy xem Ngài là người chuộc tội theo ý nghĩa nào, và Luật Hy Sinh đã biểu lộ toàn mỹ trong đời sống Christ (Christ-life) như thế nào.
      Ngài đến với nhân loại, thi hành chức vụ bằng một tấm lòng thiện cảm nồng nàn trường cửu với nỗi khổ đau của thế giới, được tượng trưng bằng hành động bước xuống dòng sông. Từ đó trở đi, đời sống của Ngài được tóm tắt trong câu”Ngài đi khắp nơi làm điều lành”. Vì đối với những người đã hy sinh đời sống riêng tư của mình để thành một vận hà cho sự sống thiêng liêng thì họ không còn quan tâm điều gì ở thế gian ngoại trừ sự giúp đỡ người khác. Ngài tập đồng nhất mình với những tâm thức của người xung quanh, cảm thấy như họ cảm thấy, suy nghĩ như họ suy nghĩ, vui sướng như họ vui sướng, đau khổ như họ đau khổ. Như thế Ngài đem vào đời sống thức tỉnh hằng ngày của Ngài một tinh thần hợp nhất với những người khác. Ngài phải phát triển một lòng thiện cảm rung động hòa hợp hoàn toàn với âm điệu đa dạng của đời sống nhân loại; nhờ vậy Ngài có thể nối liền trong Ngài những đời sống nhân loại với những đời sống thiêng liêng, và trở nên người trung gian giữa thiên đàng và thế gian.
      Bấy giờ quyền năng biểu lộ trong Ngài vì Tinh Thần (Spirit) ngự trong Ngài. Ngài bắt đầu nổi bật trước mắt thế nhân như một trong những người có thể giúp đỡ những người em nhỏ bước trên con đường của Sự Sống. Khi tụ tập quanh Ngài, họ cảm nghe quyền năng phát xuất từ Ngài, Sự Sống thiêng liêng trong Người Con được tin yêu của Đấng Tối Cao. Những linh hồn khát khao tìm đến Ngài và Ngài nuôi họ với bánh của sự sống. kẻ bệnh hoạn vì tội lỗi hướng về Ngài và Ngài chữa bệnh cho họ bằng lời nói linh động. Người mù lòa vì vô minh tiến gần Ngài và Ngài chữa sáng mắt cho họ bằng ánh sáng của minh triết. Điểm chính yếu trong khi Ngài thi hành chức vụ là người thấp kém nhất, người nghèo nàn nhất, người thất vọng nhất và người suy đồi nhất khi đến với Ngài đều cảm nghe không có bức tường ngăn cách, không bị xua đuổi mà được đón tiếp nồng nhiệt. Dẫu cho một linh hồn thấp kém đến đâu, y cũng không cảm thấy Linh Hồn Christ đứng trên y mà đúng ra là đang đứng bên cạnh y và đang bước đi với đôi chân con người trên mảnh đất mà y cũng hiện đang bước, y cảm nghe trong y đầy tràn một năng lực lạ lùng nâng cao y, cùng với một động lực mới mẻ, một cảm hứng tươi nhuận.
      Ngài sống và làm việc tận lực, một Vị Cứu Thế thật sự, cho đến lúc Ngài phải học một bài học mới. Trong một thời gian, Ngài mất đi ý thức về Sự Sống Thiêng Liêng mà sự sống của chính Ngài là sự biểu lộ càng ngày càng mạnh mẽ hơn của Sự Sống ấy. Bài học này là:trung tâm thật sự của Sự Sống Thiêng Liêng ở bên trong chớ không phải ở bên ngoài. Đại Ngã có tâm (centre) của Nó ở trong mỗi linh hồn con người, quả thật là” tâm ở mọi nơi, vì Christ ở trong tất cả. Không gì” ngoài Đấng Vĩnh Cửu” có thể giúp được nhu cầu trực tiếp của Ngài. Ngài phải học rằng sự hiệp nhất đúng đắn giữa Cha và Con phải được tìm ở bên trong chớ không phải ở bên ngoài. Bài học này chỉ có thể đến trong sự cô đơn tuyệ cùng. Khi Ngài cảm thấy vị Thượng Đế bên ngoài bỏ rơi. Khi sự thử thách đến gần,Ngài kêu gọi những người gần kề nhất để trông chừng với Ngài qua giờ đen tối của Ngài. Nhưng bấy giờ vìmọi thiện cảm và tình thương của nhân loại đều bị cắt đứt nên Ngài thấy mình bị ném trở lại vào đời sống của Tinh Thần thiêng liêng. Khi ý thức mình hiệp nhất với Cha, Ngài xin Cha hãy cất chén đắng. Đứng vững một mình, Ngài rất xứng đáng đương đầu với trận thử thách cuối cùng. Trong trận này, Thượng Đế bên ngoài tiêu tan và chỉ còn lại Thượng Đế bên trong.”Cha ơi,Cha ơi,sao Cha nỡ bỏ con?” Đó là tiếng kêu thống thiết của tình thương và sợ hãi. Sự cô đơn cuối cùng đến với Ngài. Tuy nhiên không bao giờ Cha lại gần gũi với con hơn lúc mà Linh Hồn Christ cảm thấy mình bị bỏ rơi, vì chính lúc Ngài tiếp xúc đến mức cuối cùng của nỗi khổ đau thì đó là lúc thắng trận của Ngài bắt đầu. Vì bây giờ Ngài học rằng chính Ngài phải trở nên Thượng Đế mà Ngài đã kêu gọi. Chính nhờ cảm nghe nỗi thống khổ cuối cùng của sự chia cách mà Ngài tìm thấy được sự duy nhất vĩnh cửu, Ngài cảm thấy nguồn sống ở trong Ngài và biết rằng chính Ngài cũng vĩnh cửu như thế.
      Không ai có thể trở nên một vị Cứu Thế trọn vẹn hoặc có lòng thiện cảm toàn hảo với tất cả nỗi đau khổ của nhân loại trừ khi nào y đã đương đầu và chiến thắng sự đau đớn, sự sợ hãi và sự chết trong cô đơn, không được ai giúp đỡ ngoài vị Thượng Đế nội tâm. Người ta dễ chịu đựng đau khổ khi tâm thức cẫn còn liên lạc giữa phần thấp và phần cao của y. Nói cho đúng hơn, không có sự đau khổ khi tâm thức chưa bị đứt rời, vì ánh sáng của phần trên sẽ xua đuổi tăm tối khỏi phần dưới, và nỗi khổ sở không phải là khổ sở khi nó được sinh ra trong nụ cười của Thượng Đế. Có một niềm khổ đau mà con người phải đương đầu, đó là khi sự tăm tối choán đầy trong tâm thức con người và không một tia sáng lờ mờ nào có thể chiếu rọi qua được. Y phải học biết sự thống khổ của nỗi tuyệt vọng khi linh hồn con người cảm thấy khắp xung quanh toàn là tăm tối, và tâm thức mò mẫm khôn thể tìm được một bàn tay để nắm. Mỗi người Con của Người (Son of Man) đều phải xuống tận miền tăm tối ấy trước khi y tiến lên chiến thắng. Kinh nghiệm ác liệt ấy mỗi Christ đều trải qua trước khi y tìm thấy Thiêng Liêng xuyên qua y và” có thể cứu người khác toàn vẹn” (Heb 7:25).
      Một người như thế quả thật trở nên thiêng liêng, một Vị Cứu Thế. Ngài gánh lấy công việc trần gian và Ngài đã chuẩn bị mọi điều để làm công việc ấy. Ngài phải nhận tất cả các mãnh lực kình chống con người vào trong Ngài để chúng có thể biến đổi thành những mãnh lực giúp đỡ. Như thế Ngài trở thành một trong những trung tâm Hòa Bình của Thế Giới. Vì những Christ của thế giới là những trung tâm Hòa Bình mà mọi mãnh lực tranh đấu đều đổ xô vào để được biến đổi và phát ra trở lại thành các sức mạnh hoạt động cho sự điều hòa.
      Khi nói Đấng Christ chịu đau khổ cho “con người”, sức mạnh của Ngài thay thế cho sự yếu đuối của họ, sự tinh khiết cùa Ngài thay thế cho tội lỗi của họ, và sự minh triết của Ngài thay thế cho sự vô minh của họ, thì đó là một chân lý; vì Đấng Christ đã trở nên một với con người đến đỗi họ chia xẻ với Ngài và Ngài chia xẻ với họ. Ngài không thay thế cho họ được,nhưng Ngài đem sự sống của họ vào trong sự sống của Ngài, và Ngài tuôn sự sống của Ngài vào trong sự sống của họ. Vì thế khi đã tiến lên đến cõi hiệp nhất thì Ngài có thể chia sớt tất cả những gì Ngài đã đạt được. Vượt khỏi cõi giới chia rẽ và nhìn xuống những linh hồn đang ngụp lặn trong sự phân cách, Ngài có thể tiến đến với họ trong khi họ không thể đến với nhau. Nước có thể từ trên tuôn chảy vào nhiều đường ống, chúng cùng thông mở đối với bồn chứa nhưng lại là đóng kín đối với nhau. Chỉ cần một điều kiện để Christ có thể chia sớt sức mạnh của Ngài với một người em bé nhỏ là: trong đời sống ngăn cách ấy, tâm thức của y phải mở rộng hướng về tâm thức thiêng liêng, tự chứng tỏ dễ thụ cảm với sự sống đã được trao, sẵn sàng đón nhận quà tặng ấy. Vì Thượng Đế rất tôn trọng Tinh Thần (cũng chính là Ngài trong con người) đến đỗi Ngài không thể tuôn sức mạnh và sự sống của Ngài vào linh hốn con người trừ phi linh hồn ấy sẵn lòng chấp nhận nó. Ở dưới phải có cửa mở cũng như ở trên có sẵn nguồn. Bản tánh thấp phải có trạng thái đón nhận cũng như bản tánh cao sẵn sàng cho ra. Đó là dây liên kết giữa Christ và con người, điều mà các giáo hội gọi là sự tuôn xuống “ân điển thiêng liêng”, điều mà bởi “đức tin” để có được ân điển hữu hiệu. Như Giordano Bruno có nói: Linh hồn con người có những cửa sổ và nó có thể đóng lại. Mặt trời bên ngoài vẫn đang chiếu sáng, ánh sáng không hề thay đổi; hãy mở cửa sổ ra và ánh nắng sẽ tràn vào. Ánh sáng của Thượng Đế vẫn luôn đập vào cửa sổ của mỗi linh hồn con người, và khi cửa sổ mở ra thì linh hồn được chiếu sáng. Không có sự thay đổi trong Thượng Đế nhưng có sự đổi thay trong con người. Nhưng không nên cưỡng bức ý chí con người, nếu không, Sự Sống thiêng liêng trong y sẽ bị chận đứng trong bước đường tiến hóa của nó.
      Như thế, trong mỗi Christ đang tiến lên tất cả nhân loại được nâng lên một bậc cao hơn và nhờ sự Minh Triết của Ngài mà sự vô minh của toàn thế giới được giảm bớt. Mỗi người bớt yếu hơn nhờ sức mạnh của Ngài tuôn ra cho tấ cả nhân loại và thấm nhuần vào mỗi linh hồn. Vì hiểu cạn hẹp và sai lầm giáo lý ấy, nên đã phát sinh một quan niệm về sự Cứu Chuộc thay thế như một sự giao tiếp chính thức giữa Thượng Đế và con người, trong đó đức Jesus giữ vai trò kẻ tội lỗi. Người ta không biết rằng Vị nào đã tiến hóa đến mức độ ấy quả thật là một với tấ cả những huynh đệ của Ngài. Sự đồng nhất về bản chất bị hiểu lầm thành sự thay thế cá nhân, và như thế chân lý tinh thần lạc mất đi.
      Bấy giờ Ngài hiểu được vị trí của Ngài trong thế gian và nhiệm vụ của Ngài trong thiên nhiên- trở nên một Đấng Cứu Thế và cứu chuộc tội lỗi cho thế gian. Ngài đứng trong Nội Tâm của thế nhân như một Thầy Tư Tế Thượng Phẩm (High Priest) của nhân loại. Ngài là một với tất cả người huynh đệ, không phải bằng sự thay thế dùm, mà bằng sự đồng nhất trong một sự sống chung. Có tội lỗi chăng? Ngái cũng tội lỗi trong họ để cho sự tinh khiết của Ngài tinh luyện họ. Có khổ đau chăng? Ngài cũng là người đầy khổ đau trong họ, mỗi một trái tim tan vỡ làm tan vỡ tim Ngài. Có vui mừng chăng? Trong họ, Ngài cũng vui mừng và tuôn phát niềm chí phước của Ngài. Có khao khát chăng? Trong họ, Ngài cảm thấy niềm ước muốn sự hài lòng của Ngài tràn đầy người họ. Ngài có mọi điều vì những gì của họ đều là của Ngài. Ngài là toàn vẹn, vậy họ cũng toàn vẹn trong Ngài. Ngài mạnh mẽ, vậy ai có thể yếu hèn khi Ngài ở trong họ? Ngài tiến lên điểm cao để Ngài có thể tuôn xuống cho mọi người, và Ngài sống để mọi người cò thể chia sớt sự sống cùa Ngài. Ngài nâng cao toàn thể thế gian cùng lên với Ngài. Con đường đạo sẽ dễ dàng hơn cho tất cả mọi người vì Ngài đã bước qua. Mỗi người con của người ( son of man) có thể trở nên một người con của Thượng Đế (Son of God) biểu lộ ấy, một vị Cứu Thế. “Thượng Đế biểu lộ trong xác thịt) (I.Tim 3:16) trong mỗi người Con ấy. Để cho Quyền Năng ấy có thể biểu lộ trong linh hồn mỗi người, chỉ cần một điều là: linh hồn phải mở cửa đón Ngài vào. Dẫu Ngài thâm nhập tất cả, nhưng Ngài không thể ép buộc ý chí họ để vào được. Ý chí con người có thể chống lại Thượng Đế và con người. Nhưng theo luật tiến hóa, nó hẳn sẽ pải tình nguyện tự kết hợp với hành đông thiêng liêng. Không nên ép buộc nó khuất phục bất mãn. Hãy để cho ý chí tự mở cửa, rồi sự sống sẽ tràn vào linh hồn. Khi cửa còn đóng thì làn hương thơm chỉ nên thổi ngang qua dịu dàng để cho vị hương ngọt ngào có thể thắng lợi.
      Trở thành một Đấng Christ là như thế. Nhưng làm sao một cây viết khả hoại có thể viết lại những điều bất hoại, hay những lời trần tục có thể kể lại những sự vượt quá khả năng của ngôn từ. Lưỡi không thể nói lên và trí khôn chưa giác ngộ không thể hiểu được sự mầu nhiệm của người Con đã trở thành một với Cha, mang theo vào lòng Ngài những đứa con của người.
      Những ai muốn chuẩn bị tiến lên một đời sống như thế trong tương lai, thì ngay bây giờ, tại đời sống trần thế này, phải bắt đầu dấn thân trên con đường Bóng (Shadow) của Thập Tự. Họ không nên nghi ngờ khả năng tiến lên của họ vì như thế là nghi ngờ Thượng Đế ngự trong họ. “Hãy tin nơi bạn” đó là một trong những bài học phát xuất từ quan điểm cao siêu của con người, vì đức tin ấy thật sự ở trong Thượng đế nội tâm. Có một phương thức để cho bóng của đời sống Christ (Christ-life) có thể chiếu rọi vào đời sống thông thường của con người, đó là làm mỗi hành động như một hành động hy sinh, không phải để đem lại kết quả cho người làm mà là cho người khác; và trong những bổn phận nho nhỏ hàng ngày, những hoạt động tầm thường, những quan tâm nhỏ bé, hãy thay đổi động lực (motive) hành động, và như thế là thay đổi tất cả. Không cần phải thay đổi một điều gì trong đời sống bên ngoài. Trong bất cứ cuộc sống nào, người ta cũng có thể dâng hiến hy sinh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ta cũng có thể phụng sự Thượng Đế. Sự tiến bộ tâm linh được đánh dấu không phải bằng công việc làm, mà bằng cách thức làm như thế nào. Cơ hội tăng trưởng không lệ thuộc hoàn cảnh, mà do theo thái độ của y đối với chúng. Và quả thật, biểu tượng thập tự + này đối với chúng ta là một tiêu chuẩn trắc nghiệm sự phân biệt điều tốt với điều xấu trong các trường hợp khó khăn của đời sống. “Chỉ những hành động nào có ánh sáng của thập tự chiếu rọi qua mới xứng đáng với đời sống của người đệ tử”, câu thi trong một quyển sách châm ngôn huyền bí có nói như thế. Nó có nghĩa là tất cả những gì mà người chí nguyện làm đều phải do lòng nhiệt tâm của tình thương hy sinh mách bảo. Câu thi sau cũng cùng tư tưởng trên: “Khi một người bước vào đường đạo, y đặt trái tim y lên trên thập tự. Khi thập tự và trái tim trở thành một, bấy giờ y đã đạt đến mục đích”. Như thế, bất đồ, chúng ta có thể đo lường mức tiến hóa của chúng ta bằng cách nhìn xem lòng vô ngã, tính hy sinh có ưu thế trong đời sống của chúng ta hay không.
      Khi mỗi sự sống bắt đầu tự uốn nắn như thế, tức là nó đang chuẩn bị cái hang động để Trẻ Christ sẽ được sinh trong đó, và sự sống càng ngày hiệp nhất với sự sống thiêng liêng, càng ngày đem đời sống thiêng liêng vào trong đời sống con người. Mỗi một đời sống như thế sẽ tăng trưởng thành đời sống của một người “con yêu dấu” và có được sự vinh quang của Christ. Mỗi người có  thể hoạt động theo chiều hướng đó để biến mỗi hành động thành một sự hy sinh, cho đến khi mỏ vàng được loại bỏ chất bẩn, chỉ còn lại chất vàng tinh anh.
CHƯƠNG 8
SỰ SỐNG LẠI VÀ SỰ THĂNG THIÊN
      Những giáo điều về Sự Sống Lại và Sự Thăng Thiên của Đấng Christ cũng thuộc về Tiểu Bí Pháp và là những đoạn trong toàn bộ về “Thần Thoại Thái Dương” và về câu chuyện Sự Sống của Christ trong con người.
      Đối với chính Đấng Christ thì những giáo điều ấy quả có căn cứ trên những sự kiện lịch sử về việc Ngài tiếp tục dạy dỗ những môn đệ của Ngài sau khi Ngài chết, và Ngài hiện diện trong Đại Bí Pháp như một vị Đại Tư Giáo sau khi Ngài không còn trực tiếp dạy họ cho đến khi Đức Jesus thay thế nhiệm vụ của Ngài. Trong các chuyện thần thoại thì sự sống lại là sự vinh hiển của một vị anh hùng bao giờ cũng là đoạn kết của câu chuyện tử nạn. Trong Huyền Môn, thể xác của người thí sinh được đưa vào trạng thái mê man như chết, bấy giờ y là một linh hồn được giải phóng, y du hành khắp cõi giới vô hình rồi trở về và sống lại trong thể xác của y sau ba ngày. Còn trong câu chuyện về Sự Sống của mỗi cá nhân đang trở nên một Christ, chúng ta sẽ thấy rằng vở kịch Sống Lại và Thăng Thiên được diễn lại mãi. Nhưng trước khi chúng ta có thể theo dõi câu chuyện này một cách khôn ngoan, chúng ta phải nắm vững những nét đại cương về cơ cấu con người, hiểu các thể tự nhiên và thể tinh thần con người: “Có một thể tự nhiên (natural) và một thể tinh thần (Spiritual).” (I.Cor 15:44).
      Vẫn còn những người xem con người chỉ như một nhị nguyên gồm có linh hồn (soul) và thể xác (body). Họ dùng chữ tinh thần và linh hồn cùng nghĩa như nhau; và họ nói đến “linh hồn và thể xác” cũng không khác gì với “tinh thần và thể xác”, họ muốn nói con người gồm có hai thành phần:một thể sẽ hư hoại đi sau khi chết trong khi đó thể kia sống mãi. Đối với những người đơn giản và không thông hiểu thì sự phân chia sơ sài này cũng tạm đủ nhưng nó sẽ không thể giúp ta hiểu được những lẽ bí nhiệm về sự Sống Lại và Thăng Thiên.
      Mọi người Cơ Đốc nào chỉ nghiên cứu thô thiển về cấu tạo con người cũng nhận thấy được rằng nó có ba thành phần: Tinh Thần, Linh Hồn và Thể Xác. Sự phân chia này hợp lý mặc dầu chúng ta cần phải có thêm một sự phân chia một sự phân chia phụ nữa mới có thể nghiên cứu thâm sâu hơn. Thánh Paul đã dùng cách phân chia ấy trong lời cầu nguyện “nguyện tinh thần, linh hồn và thể xác của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được” (I.Thes 5:23). Thần học Cơ Đốc chấp nhận cách phân chia ba bậc ấy.
      Thật ra, Tinh Thần là một Tam Nguyên, phản ánh của Tam Nguyên Tối Cao, chúng ta sẽ khảo cứu điều này trong chương 9: Tam Nguyên. Con người thật sự, con người bất tử, đó là Tinh Thần, là Tam Nguyên trong con người. Nó chính là sự sống,là tâm thức, và thể tinh thần (spiritual) thuộc về nó mỗi một trạng thái của Tam Nguyên có một thể riêng. Linh hồn là xấp hai gồm trí tuệ và tình cảm với những y phục tương ứng của nó. Và Thể là dụng cụ bằng cật chất của Tinh Thần và Linh Hồn. Có một quan điểm Cơ Đốc cho rằng con người là một xấp mười hai, 6 biến thể cấu tạo con người tinh thần, còn 6 biến thể kia cấu tạo con người tự nhiên. Một quan niệm Cơ Đốc khác lại cho rằng con người là một xấp mười bốn, bảy biến thể thuộc tâm thức và bảy biến thể thuộc các loại sắc tướng, hình thức. Quan điểm sau này hầu như đồng nhất với quan điểm do các nhà Thần Bí học hỏi được, họ thường nói rằng con người là một xấp bảy, vì thực sự y được phân làm bảy phần, mỗi phần là một xấp hai gồm khía cạnh sự sống và khía cạnh hình thể.
      Các cách phân chia chánh và phụ này làm rối trí người ít học, vì vậy Origen và Clement đã nhấn mạnh về sự cần thiết của trí tuệ đối với những ai muốn trở thành người Duy Tri (Gnostic). Sau cùng những ai thấy cách phân chia làm rối trí họ thì có thể xếp chúng qua một bên và đừng ngăn cản các sinh viên nhiệt tâm vì những sing viên này chẳng những thấy chúng có tính cách soi sáng mà chúng còn tuyệt đối cần thiết để hiểu minh bạch những Mầu Nhiệm của Sự Sống và Con Người.
      Chữ Thể (Body) có nghĩa là một vận thể (vehicule), hay một dụng cụ (instrument) của tâm thức (consciousness). Nó là một vận thể vì nó mang theo tâm thức trong nó, hoặc nó là một dụng cụ vì tâm thức dùng nó để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chúng ta cũng có thể ví nó như cái lọ chứa tâm thức bên trong, giống như lọ đựng nước vậy. Đó là cái hình thể được sự sống sử dụng, và chúng ta sẽ không biết được điều gì về tâm thức trừ khi nó có liên quan đến các hình thể. Một hình thể có thể được cấu tạo bằng những vật chất thanh bai nhất và số lượng ít nhất, gần như trong suốt đến đỗi chúng ta chỉ ý thức được sự sống nội tại; tuy nhiên hình thể vẫn có ở đó và được cấu tạo bằng Vật Chất. Hình thể ấy có thể đông đặc đến đỗi nó che mất sự sống nội tại và chúng ta chỉ ý thức được hình thể; tuy nhiên sự sống vẫn có ở đó và được cấu tạo bằng Tinh Thần- đối cực với Vật Chất. Sinh viên phải nghiên cứu nhiều lần sự kiện căn bản này:tính nhị nguyên trong mọi sự hiện hữu, tính cộng sinh không chia ly được của Tinh Thần và Vật Chất trong một hạt bụi cũng như trong Đức Thượng Đế đã biểu lộ. Quan niệm ấy phải trở nên một thành phần của y; nếu không, y không thể tiếp tục việc nghiên cứu các Tiểu Bí Pháp, Christ trong Thượng đế hay trong Con Người cũng chỉ nêu ra cùng một sự kiện về tính nhị nguyên được lập lại khắp trong thiên nhiên. Mọi vật trong vũ trụ đều được cấu tạo trên tính nhị nguyên cơ bản đó.
      Con người có một “thể tự nhiên” (natural body) nó gồm có bốn phần riêng rẽ và khác nhau, thể này sẽ chết. Hai trong bốn phần này làm bằng vật chất cõi trần và không bao giờ tách rời hoàn toàn với nhau cho đến khi chết, mặc dầu chúng cò thể tách rời một phần do thuốc mê hoặc bịnh tật- Hai phần này được xếp chung với nhau và được gọi là Thể Xác. Trong thể này, con người thực hiện các hoạt động có ý thức khi y thức tỉnh. Nói theo kỹ thuật thì thể này là một dụng cụ của tâm thức y trong cõi vật chất.
      Phần thứ ba là Thể Tình Cảm (Desire Body), nó được gọi như thế bởi vì bản tính dục vọng, tình cảm của con người có ở trong dụng cụ đó. Trong giấc ngủ y rời bỏ thể xác và thực hiện các hoạt động có ý thức trong thể tình cảm tại cõi giới vô hình sát cận với trái đất hữu hình của chúng ta. Do đó nó là một dụng cụ của tâm thức tại cõi thấp nhất của những cõi siêu vật chất (superphysical worlds), đó là cõi thứ nhất mà con người bước sang sau khi chết.
      Phần thứ tư là Thể Trí, bản tính lý trí hoạt động trong nó trên phương diện cụ thể. Nó là một dụng cụ của tâm thức tại cõi thứ hai của các cõi siêu vật chất. Đó cũng là cõi thứ hai hay cõi hạ thiên (lower heavenly world) mà con người bước sang sau khi chết và sau khi được giải phóng tự do khỏi cõi thứ nhất vừa nói ở đoạn trên.
      Bốn phần này tạo thành thể tự nhiên mà thánh Paul nói đến. Sự phân chia khoa học này vượt khỏi giáo lý Cơ Đốc thông thường vốn dĩ mơ hồ và lẫn lộn về vấn đề này. Đó không phải là các giáo hội không nắm vững nó. Trái lại, sự hiểu biết về cơ cấu con người là một thành phần trong Tiểu Bí Pháp. Sự phân chia đơn giản thành Tinh Thần, Linh Hồn và Thể Xác chỉ là công truyền, một sự phân chia sơ lược làm nền tảng. Sự phân chia “Thể” thành các phần phụ sẽ được đề cập đến trong giai đoạn giáo huấn về sau, chuẩn bị cho việc huấn luyện mà vị Đạo sư sẽ dạy cho môn sinh tách rời một vận thể này khỏi vận thể khác và sử dụng mỗi vận thể như một dụng cụ của tâm thức tại cõi tương ứng của nó.
      Người ta có thể hiểu được quan niệm này dễ dàng. Nếu ai muốn du hành trên mặt đất cứng thì y dùng chiếc xe như một vận thể của y. Nếu y muốn đi trên biển thì y thay đổi vận thể của y, y đi tàu. Nếu y muốn du lịch trên không thì y lại thay đổi vận thể của y lần nữa, y dùng khinh khí cầu. Y vẫn là một người suốt các cuộc hành trình ấy, nhưng y dùng ba vận thể khác nhau tùy theo loại vật chất mà y muốn du hành trong đó. Thí dụ này không đúng lắm nhưng nó không dẫn ta lạc đường. Khi con người bận rộn ở cõi trần, vận thể y là thể xác, tâm thức của y hoạt động trong và xuyên qua thể xác. Khi y bước sang cõi giới trên cõi hồng trần, trong giấc ngủ hoặc sau khi chết, vận thể y là thể tình cảm, và y có thể học cách dùng thể này một cách có ý thức như khi y dùng thể xác một cách có ý thức vậy. Hàng ngày y đã sử dụng nó một cách vô thức trong đời sống của y khi y đang cảm nghe hay đang ham muốn; hằng đêm y cũng đã sử dụng nó như thế. Khi y tiếp tục bước vào cõi hạ thiên sau khi chết, vận thể của y là thể trí; đó cũng là thể mà y đã sử dụng hằng ngày trong lúc sống khi y đang suy nghĩ, và trong bộ óc sẽ không có tư tưởng nào nếu trong thể trí không có gì cả.
      Con người còn có them “một thể tinh thần”, nó gồm có ba phần riêng biệt, mỗi phần thuộc về một trong ba Ngôi trong Tam Nguyên của Tinh Thần con người. Thánh Paul nói ông được “cất lên đến từng trời thứ ba” và ở đó ông nghe được “những lời không thể nói mà người nào cũng không được phép nói ra.” (II Cor 12:2,4). Những người được Điểm Đạo đều biết đến các cõi trời này, họ cũng biết muốn vào cõi trời thứ nhất thì phải dùng thể tinh thần làm vận thể, và cõi trời nào mà họ có thể vượt vào được thì tùy thuộc sự phát triển của ba phần của thể ấy.
      Phần thấp nhất trong ba phần này thường được gọi là Thể Nguyên Nhân (Causal Body), chỉ có người nào đã học hỏi giáo lý về sự Luân Hồi được dạy trong Giáo Hội Đầu Tiên- mới có thể hiểu rõ đầy đủ tên thể này. Họ biết rằng sự tiến hóa của con người cần rất nhiều kiếp liên tiếp nhau trên trái đất trước khi linh hồn mới phát triển của người hoang dã có thể trở thành linh hồn toàn thiện của Christ, và bấy giờ, toàn thiện như Cha ở trên Trời (S. Matt 5:48) y mới hiểu được sự hiệp nhất của Con với Cha (S.John 17:22.23). Đó là một thể tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác và tất cả dĩ vãng đều được lưu trữ trong trí nhớ của nó. Những nguyên do để cấu tạo nên các hạ thể (các thể tự nhiên) phát xuất từ nó; các hạ thể được cấu tạo thế nào là do theo những đặc tính lưu trữ trong nó. Nó là nơi chứa nhận tất cả kinh nghiệm của một người trong suốt tất cả các kiếp sống của y, là trung tâm của Tâm Thức.
      Phần thứ hai của thể tinh thần được Thánh Paul nói đến trong những câu ý tứ sau: “Chúng ta lại có ngôi nhà đời đời trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra (II Cor 5:1).” Đó là Thể Chí Phước (Bliss Body), thể vinh hiển của Christ “Thể Sống Lại”. Đó không phải là một thể “do đôi tay làm nên” không phải do hành động của tâm thức trong các hạ thể, không do kinh nghiệm lập thành, cũng không phải do các vật chất mà con người thâu thập được trong cuộc hành trình lâu dài của y cấu hợp nên. Nó là một thể thuộc về sự sống Christ, đời sống của Sự Điểm Đạo, nó thuộc về sự phát triển thiêng liêng trong con người. Nó được Thượng Đế tạo nên, do hoạt động của Tinh Thần, và tăng trưởng trong toàn thể đời sống của người được Điểm Đạo; nó chỉ đạt đến sự toàn thiện vào lúc “Sống Lại”.
      Phần thứ ba của thể tinh thần là một màn vật chất mỏng manh thanh nhẹ, nó tách Tinh Thần thành một Hữu Thể (Being) riêng, tuy nhiên nó vẫn cho phép sự thẩm thấu lẫn nhau của tất cả trong tất cả, và như thế nó biểu lộ đặc tính hiệp nhất căn bản. Vào ngày mà chính Con sẽ “phục Đấng đã khiến muôn vật phục mình hầu cho Đức Chúa Trời là mọi sự trong mọi sự” (I Cor 15:28) thì cái màn mỏng manh này sẽ phải bị vượt qua. Nhưng đối với chúng ta thì nó vẫn còn duy trì phần cao nhất của thể tinh thần, nhờ nó chúng ta sẽ tiến lên đến Cha và hiệp nhất với Ngài.
      Cơ Đốc luôn luôn nhận biết sự hiện hữu của ba thế giới hay ba miền mà con người phải trải qua, một là cõi trần, hai là một trạng thái trung gian mà y phải bước vào sau khi chết, và thứ ba là cõi trời. Ba cõi này đều được mọi người Cơ Đốc có học tin tưởng; chỉ những người kém học mới tưởng tượng rằng một người sau khi chết liền bước ngay sang trạng thái chí phúc cuối cùng. Nhưng có vài ý kiến khác nhau về đặc tính của cõi trung gian. Công Giáo La Mã gọi là Luyện Ngục (Purgatory), và tin rằng mọi linh hồn đều vào đó ngoại trừ linh hồn Vị Thánh là người đạt đến sự toàn thiện hoặc linh hồn của một người đã chết với trọng tội. Khối nhân loại đông đảo đều bước vào miền tinh luyện trong đó một người ở lâu hay mau tùy theo các tội lỗi mà y đã phạm, và y chỉ ra khỏi nơi đó để vào cõi trời sau khi y đã trở nên tinh khiết. Còn các cộng đồng Tin Lành thí lại khác nhau về giáo lý lẫn đến chi tiết, và hầu hết đều không nhận quan niệm về sự tinh luyện sau khi chết, nhưng họ đều đồng ý rằng có một trạng thái trung gian, đôi khi được gọi là” thời kỳ chờ đợi”. Các Cơ Đốc nhân thời nay hầu hết đều xem cõi trời như một trạng thái cuối cùng mà họ không có một quan niệm đại cương hoặc rõ rệt về bản chất của nó, và họ cũng không biết những người đã đạt đến đó rồi thì tiếp tục tấn hóa thêm hay đứng yên ở tình trạng cũ. Trong Cơ Đốc Giáo đầu tiên thì cõi trời này được xem như là- và quả thật là- một giai đoạn trong hành trình tiến hóa của con người. Những giáo lý về sự luân hồi trong hình thể này hoặc hình thể khác, về sự tiền-hiện-hữu (pre existence) của linh hồn được dạy rất là đại cương. Kết quả là cái tình trạng trên cõi trời ấy là một tình trạng tạm thời, mặc dầu thường rất lâu, kéo dài “một thời đại” như được xác định trong Tân Ước Hy Lạp, thời đại này chấm dứt khi con người trở lại giai đoạn kế tiếp của sự sống và sự tiến hóa liên tục của y- chớ không “đời đời” như bản dịch được phép của Anh Quốc đã dịch sai (Ghi chú trong sách: Sự dịch sai này là điều tự nhiên vì công tác dịch thuật được thực hiện vào thế kỷ 17 và vì tất cả mọi ý tưởng về sự tiền-hiện-hữu của linh hồn và về sự tiến hóa của linh hồn đều đã phai mờ trước đó rất lâu khỏi Cơ Đốc Giáo, ngoại trừ những giáo lý của một ít giáo phái bị Giáo Hội La Mã xem là tà giáo)
      Để hoàn tất những nét đại cương cần thiết để hiểu Sự Sống Lại và Thăng Thiên, chúng ta nên xem coi các thể ấy phát triển thế nào trong giai đoạn tiến hóa cao hơn.
      Thể xác lúc nào củng ở trong tình trạng lưu chuyển, những phân tử của nó được thay mới luôn và được xây dựng luôn. Vì nó được cấu tạo bởi thức ăn và thức uống của chúng ta, bởi khí trời chúng ta thở và bởi những phân tử rút được từ môi trường xung quanh của cả người và vật, nên chúng ta có thể tinh luyện nó bằng cách chọn lựa những vật liệu tốt đẹp để biến nó thành một vận thể tinh khiết hơn, thụ cảm với những làn rung động thanh bai hơn, dễ đáp ứng với những ước vọng trong sạch hơn và với những tư tưởng cao quý hơn. Vì lý do này mà tất cả ai ước muốn đạt được các Lẽ Mầu Nhiệm đều phải tuân thủ các quy luật về dinh dưỡng, vệ sinh v.v… và phải rất cẩn thận với những người kết giao, những nơi lai vãng.
      Thể tình cảm cũng thay đổi tương tự như thế nhưng các vật liệu được thải ra hay hút vào tùy theo tác động của dục vọng, tình cảm, cảm nghĩ. Nếu chúng thô kệch thì các chất được hút vào cũng thô kệch, còn khi chúng được tinh luyện thì thể tình cảm sẽ trở nên tinh tế và rất nhạy cảm với những ảnh hưởng thanh cao. Khi con người càng chế ngự bản tính thấp hèn của y, khi các ước muốn, cảm nghĩ và xúc động của y trở nên vô ngã, khi y yêu thương mọi người xung quanh một cách vị tha và không chiếm hữu, thì đó là y đang càng tinh luyện dụng cụ của tâm thức cao siêu này. Do đó kết quả là trong giấc ngủ y rời xác thân và học được những kinh nghiệm cao siêu hơn, bổ ích hơn; còn sau khi chết, y vượt qua trạng thái trung gian mau lẹ,  thể tình cảm của y tan rã nhanh chóng không ngăn cản cuộc hành trình tiến lên của y.
      Thể trí của y cũng đang được xây dựng như thế, bằng những tư tưởng, nguyện vọng, tưởng tượng, suy luận, xét đoán, năng khiếu thẩm mỹ của y và bằng cách sử dụng tất cả quyền năng của tư tưởng. Y tạo thể trí ra thế nào thì y phải mang lấy nó như thế ấy. Khoảng thời gian và sự phong phú của trạng thái trên cõi trời của y tùy thuộc vào loại bản chất và cơ cấu thể trí của y mà y đã thành lập trong kiếp sống của y dưới trần.
      Khi một người bước sang giai đoạn tiến hóa cao siêu thì thể nguyên nhân bắt đầu hoạt động độc lập trong cõi vô hình và dần dần y ý thức được đời sống của y trên cõi trời ngay giữa cơn quay cuồng của cuộc sống thế nhân. Bấy giờ y trở nên “Con của người vẫn ở trên trời” (S.Jhon 3:13) y có thể nói các sự trên trời bằng chính năng lực hiểu biết của y. Khi y bắt đầu sống đời sống của Con và tiến bước trên Thánh Đạo (Path of Holiness) thì y đã sống trên cõi trời mặc dầu y vẫn còn đang ở cõi trần, y đã sử dụng thể này một cách có ý thức. Vì lẽ cõi trời không xa chúng ta mà lại bao quanh chúng ta khắp phía, chúng ta không có quan năng nhận thức các rung động của nó chớ không phải chúng không có, mà mọi giây phút chúng đều tác đông lên chúng ta, nên chỉ cần ý thức được chúng là chúng ta đã ở trên cõi trời. Muốn ý thức được, chúng ta phải xây dựng thể trời với các chất liệu cõi trời. Vì thế “Con của người” vẫn luôn ở cõi trời. Nhưng chúng ta biết rằng “Con của người” là một từ áp dụng cho người được Điểm Đạo đang trở nên toàn thiện, chớ không áp dụng cho Christ đã thăng thiên và vinh hiển.
      Trong những giai đoạn tiến hóa dẫn đến Con Đường Dự Bị (Probationary path) và cả trên Con Đường này nữa, thì phần đầu của thể tinh thần phát triển nhanh chóng, giúp y- sau khi chết- tiến vào cõi trời thứ hai. Sau khi được Sinh Lần Hai tức Christ sinh ra trong người, Thể Chí Phúc “trong những cõi trời” (in the heavens) được bắt đầu thành lập. Đây là thể của Christ, phát triển trong khi Ngài còn đang thi hành chức vụ ở thế gian; và khi nó đã phát triển thì tâm thức của “Con của Trời” càng ngày càng rõ rệt và sự hiệp nhất với Cha sắp đến chiếu rọi vào Tinh Thần đang khai mở.
      Trong Bí Pháp Cơ Đốc- cũng như trong các Bí Pháp cổ xưa Ai Cập, Chaldea v.v… có một biểu tượng bên ngoài tượng trưng những giai đoạn mà con người phải trải qua. Y được dẫn vào phòng Điểm Đạo, y giăng tay nằm dài trên đất, trên đá hay đôi khi trên thập tự giá bằng gỗ, theo tư thế của một người chịu đóng đinh. Vị Điểm Đạo dùng tượng Điểm Đạo điểm lên tim y- mũi “giáo” của sự tử nạn- y liền rời xác thân bước vào cõi giới trên. Xác thân y bấy giờ ở trong trạng thái mê man- cái chết của người tử nạn. Sau đó thể xác của y được đặt vào quan tài bằng đá và canh gác cẩn thận. Trong khi đó, trước tiên y sẽ trải qua những miền tối tăm lạ lùng, gọi là “tâm (heart) của trái đất”, và sau đó y sẽ tiến lên ngọn núi cõi trời và đặt lên đấy thể chí phước toàn thiện, bấy giờ đã được hính thành đầy đủ là một dụng cụ của tâm thức. Trong thể này, y trở về thể xác và làm linh hoạt nó lại. Thập tự giá mang thể xác- hoặc cái thể xác mê man và cứng ngắt này trong trường hợp không dùng thập tự- được đem ra khỏi quan tài đá và đặt trên một mặt phẳng nghiêng nhìn về hướng đông, sẵn sàng đón nhận mặt trời lên vào ngày thứ ba. Ngay khi những tia nắng mặt trời chiếu vào gương mặt, thì Christ, người được Điểm Đạo toàn thiện hay là Chân Sư (Master), lại nhập vào  thể xác, làm vinh hiển nó bởi thể chí phúc mà Ngài đang mang, cho nó những đức tính mới, quyền lực mới, biến đổi nó giống như chính Ngài. Đó là sự sống lại của Đấng Christ, và sau đó thể xác ấy thay đổi, có bản chất mới.
      Đó là lý do tại sao lúc nào mặt trời cũng được xem là biểu tượng của Đấng Christ đang tiến lên, và tại sao trong các thi ca Phục Sinh (Easter) luôn nói đến sự đang lên của Ngôi Mặt Trời Công Nghĩa. Thánh kinh cũng có viết về Đấng Christ chiến thắng: “Ta là Đấng sống và đã chết; nầy Ta sống đời đời, và cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ.’ (Rev. 1:18). Tất cả mọi năng lực của các cõi giới thấp đều nằm dưới quyền lực của Con, người đã chiến thắng vinh quang, cái chết không còn uy quyền gì với Ngài nữa. Ngài nắm sự sống và sự chết trong đôi bàn tay mạnh mẽ của Ngài. Ngài là Đấng Christ thăng thiên, Đấng Christ chiến thắng.
      Sự thăng thiên của Đấng Christ là một điều Bí Nhiệm của phần thứ ba của thể tinh thần, sự khoác vào cái Y Phục của Vinh Hiển, chuẩn bị cho sự hiệp nhất của Con với Cha, của con người và Thượng Đế, khi Tinh Thần lại bước vào sự vinh quang mà nó đã có trước khi chưa có thế gian.” (S.John 17:5). Sau đó Tinh Thần xấp ba trở thành một, tự biết mình vĩnh cửu, và Đấng Thượng Đế Ẩn Mật đã được tìm thấy. Đó là hình ảnh của giáo lý về sự Thăng Thiên khi nói về sự tiến hóa của một cá nhân.
      Sự Thăng Thiên đối với nhân loại là khi toàn thể giống dân đã đạt đến trạng thái Christ, trạng thái của Con, là khi Con trở nên một với Cha, và Thượng Đế là tất cả trong tất cả. Đó là mục đích của nhân loại, được hình dung trước trong sự chiến thắng của người được Điểm Đạo, nhưng chỉ đạt đến khi giống dân được toàn thiện, bấy giờ “đứa con Nhân Loại mồ côi” không còn mồ côi nữa, Nó đã ý thức biết rằng Nó là Con của Thượng Đế.
      Khảo cứu những giáo lý về sự Chuộc Tội, sự Sống Lại và sự Thăng Thiên, chúng ta mới thấy được chân lý ẩn trong Tiểu Bí Pháp, và chúng ta mới bắt đầu hiểu được đầy đủ chân lý trong lời dạy của các tông đồ rằng Christ không phải là một nhân vật duy nhất, mà là “những trái đầu mùa của những kẻ ngủ”. (I.Cor 15:20) và mỗi người đều trở nên một Christ. Vậy thì không nên nghĩ Đấng Christ là một Vị Cứu Thế bên ngoài, nhờ công nghĩa của Ngài mà con người được cứu khỏi cơn thạnh nộ của Trời. Trong Giáo Hội hiện phổ biến một giáo lý gây cảm hứng và vinh quang rằng Ngài là trái đầu mùa của nhân loại, là kiểu mẫu mà mỗi người sẽ tự tạo lại trong chính mình, là sự sống mà tất cả mọi người đều chia sớt. Những người được Điểm Đạo luôn luôn được xem là những trái đầu mùa, là sự hứa hẹn của một giống dân sẽ trở nên toàn thiện. Đối với người Cơ Đốc Đầu Tiên, Đấng Christ là biểu tượng sống động cho sự thánh thiện của y, là trái vinh hiển của hạt giống y mang trong tim y. Không phải được cứu chuộc bởi một Đấng Christ bên ngoài, nhưng được vinh hiển trong một Đấng Christ bên trong- đó là giáo lý của Cơ Đốc Giáo bí truyền, của Tiểu Bí Pháp. Giai đoạn đệ tử phải bước sang giai đoạn của Con. Đời sống của Con là phải sống giữa nhân loại cho đến khi nó kết thúc vào lúc Sự Sống Lại và Christ vinh hiển trở nên một với những Vị Cứu Thế toàn thiện.
      Thánh kinh này rộng lớn hơn là Thánh kinh của thời nay biết bao nhiêu! Loại bỏ lý tưởng vĩ đại của phần gióa lý bí truyền, phần giáo lý ngoại truyền của các giáo hội thật là cạn hẹp và nghèo nàn.
CHƯƠNG 9
TAM NGUYÊN
      Tất cả sự nghiên cứu về sự Hiện Hữu Thiêng Liêng đều phải bắt đầu bằng sự xác nhận rằng Nó là Một (one). Tất cả nhà Hiền Triết đều tuyên bố Nó như thế, mỗi tôn giáo đều xác nhận Nó như thế, mỗi triết lý đều chủ trương Nó như thế. “Chỉ có một và không có hai” (Chandogyopanishad).” Nghe đây hỡi Israel! Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất” (Deut 6:4) Thánh Paul tuyên bố “Đối với chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời” (I Cor 8:6). “Không có Thượng Đế nào ngoài Đấng Thượng Đế” Vị sáng lập Hồi Giáo xác nhận như thế và dùng câu ấy làm biểu tượng cho đức tin của Ông. Một Hiện Hữu Duy Nhất (One Existence) vô cùng, chỉ Nó mới biết sự đầy đủ của Nó mà thôi. Tiếng Nó (It) có vẻ tôn kính và bao gồm hơn tiếng Ngài (He). Đó là sự tăm tối Vĩnh Cửu, từ đó phát sinh ra Ánh Sáng.
      Nhưng khi là Thượng Đế biểu lộ (Manifested God) thì Một hiện thành Ba, Một Tam Nguyên gồm Ba Vị Thiêng Liêng (Divine Beings). Một là Thượng Đế, còn Ba là những quyền lực được biểu lộ (Manifested Powers) bao giờ chân lý này cũng được tuyên bố như thế, nó rất quan trọng trong sự tương quan của nó đối với con người và sự tiến hóa của y đến nỗi nó luôn luôn là một phần cần yếu trong Tiểu Bí Pháp…
      Các triết gia Ấn Độ nói về Đức Thượng Đế biểu lộ là Sat-Chit-Ananda, tức Hiện Hữu -Thông Tuệ - và Chí Phước. Còn quần chúng Ấn Độ thì xem Ngài là một Tam Nguyên: Shiva, Vishnou, Bhramâ, tức Đấng Khởi Đầu và Cuối Cùng, Đấng Bảo Tồn, Đấng Sáng Tạo Vũ Trụ…
      Giáo lý Cơ Đốc về Tam Nguyên cũng hoàn toàn đồng ý với những tôn giáo khác về các nhiệm vụ của ba Ngôi Thiêng Liêng. Chữ Ngôi (Person) do từ chữ persona- mặt nạ, vật để che đậy, mặt nạ che Đấng Hiện Hữu Duy Nhất, sự Tự Biểu Lộ dưới một hình thể, Cha là Nguồn Cội và Chung Cuộc của mọi sự. Con có bản chất kép, là Lời (word), là Minh Triết (Wisdom). Thánh thần (Holy Spirit) là Thông Tuệ Sáng Tạo (Creative Intelligence), Ngôi này biến đổi vật chất hổn mang ngươn thỉ thành những vật chất sẵn sàng để tạo nên các hình thể.
      Nhưng trước khi chúng ta tạm rời ý nghĩa công truyền về Tam Nguyên, chúng ta cần ghi nhớ một điểm khác là có một sự biểu lộ cơ bản thứ tư, Quyền Năng của Thượng Đế, luôn lấy hình thức âm (feminin form). Trong Ấn Giáo, mỗi Ngôi trong Tam Nguyên đều có quyền năng biểu lộ (manifested Power) của Ngài. Đấng duy nhất và sáu trạng thái (aspects) nầy tạo thành bảy thiêng liêng. Với nhiều Tam Nguyên của các Tam Nguyên thì có một hình thức âm xuất hiện, lúc nào cũng liên hệ đặc biệt vời Ngôi Hai, như thế ta có Xấp Bốn (Quaternary).
      Bây giờ chúng ta hãy xem chân lý bên trong. Đấng Duy Nhất biểu lộ thành Đấng Đầu Tiên,Đấng Tự Hiện Hữu, Căn Nguyên của mọi sự Cha Tối Cao, Chữ Ý Chí (will)hay Quyền Năng (power) có lẽ là chữ thích hợp nhất để diễn tả Đấng Tự Biểu hiện nầy, vì trước khi ý chí biểu lộ thì không có sự biểu lộ nào, không có động lực thúc đẩy tiến hóa nào. Vũ trụ được xem bắt nguồn trong ý chí thiêng liêng. Kế tiếp đó là trạng thái thứ hai của Đấng Duy Nhất: Minh Triết. Quyền Năng được hướng dẫn bởi Minh Triết. “Ngoài Ngài chẳng có vật gì được tạo nên cả” S.John 1:3). Minh Triết có bản chất kép, như ta thấy sau đây. Khi hai trạng thái Ý Chí và Minh Triết biểu lộ thì một trạng thái thứ ba phải theo sau đó để làm cho hai trạng thái trên hữu hiệu: đó là Thông Tuệ Sáng Tạo, trí thiêng liêng trong Hành Động. Một tiên tri Do Thái viết: “Chính Ngài là Đấng đã lấy quyền năng mình dựng nên đất, lấy sự Khôn Ngoan (Wisdom) mình lập nên thế gian, lấy sự Sáng Suốt mình giương các tầng trời ra”. (Jer 51:15) sự tương quan giữa ba nhiệm vụ ấy rất rõ ràng. Ba Ngôi nầy không tách rời được, không phân ly được, đó là ba trạng thái của Đấng Duy Nhất. Để cho dễ hiểu người ta trình bày ba nhiệm vụ ấy riêng rẽ, nhưng chúng ta không hề cách chia nhau. Mỗi Ngôi này đều cần thiết cho Ngôi kia, mỗi Ngôi này đều hiện hữu trong Ngôi kia. Trong Ngôi Nhất, Ý Chí hay Quyền năng chiếm ưu thế, nhưng Mimh Triết và Hoạt Động Sáng Tạo đều hiện hữu. Trong Ngôi Hai, Minh Triết trội hơn, nhưng Quyền Năng và Hoạt Động Sáng Tạo cũng vẫn nội tại ở đấy. Trong Ngôi Ba, Hoạt Động Sáng Tạo có phần hơn nhưng quyền năng và Minh Triết cũng vẫn có mặt. Và mặc dầu các chữ Nhất, Nhì, Ba được dùng là để chỉ những Ngôi ấy biểu lộ trong thời gian, theo thứ tự của Sự Tự Khai Mở; tuy nhiên trong vĩnh cửu thì ba Ngôi ấy liên quan hỗ tương lẫn nhau và cùng bằng nhau. Không Ngôi nào lớn hơn hoặc kém hơn Ngôi khác.
      Tam Nguyên nầy là một Ngã (self) thiêng liêng, Tinh thần(Spirit) thiêng liêng. Vị Thượng Đế Biểu Lộ, Đấng “đã có, hiện có và còn đến”.(Rev.1:8), Ngài là căn nguyên của mọi Xấp ba căn bản trong đời sống trong tâm thức.
      Nhưng chúng ta thấy có Ngôi Tư- hoặc trong vài tôn giáo là Tam Nguyên thứ Hai, âm tính(feminine), Đức Mẹ. Nhờ Đó (that) mà sự biểu lộ có thể thực hiện được, Đó vẫn vĩnh cửu trong Đấng Duy Nhất và là căn nguyên của sự giới hạn và phân chia, một khi được biểu lộ thì được gọi là Vật Chất. Đây là Phi- Ngã (not-self), Vật Chất thiêng liêng, Thiên Nhiên(Nature) biểu lộ. Nhìn theo quan điểm Duy Nhất “Bà” (She) là Ngôi Tư, giúp cho Ba Ngôi có thể biểu lộ. Bà là Sân Trường(field) cho Ba Ngôi hoạt động nhờ vào đặc tính phân chia vô cùng của Bà. Bà cùng lúc là “Tớ gái của Ngài” (S.Luck 1:38) và là Mẹ của Ngài. Bà nhượng chất liệu (subtance) của Bà để cấu tạo Thân Thể cho Ngài (tức vũ trụ) khi Bà được Quyền Năng của Ngài phủ bóng lên Bà (S.Luke 1:35). Quan sát cẩn thận hơn, Bà cũng là Xấp ba, hiện hữu trong ba trạng thái bất khả phân ly, Bà không thể hiện hữu được nếu không có ba trạng thái này. Đó là Tĩnh Yên, Chuyển Động và Nhịp Nhàng (stability-Motion-Rhythm), những đặc tánh căn bản và cần yếu của Vật Chất. Chúng làm cho Tinh Thần trở nên hữu hiệu nên được xem là những Quyền năng biểu lộ của Tam Nguyên. Tĩnh Yên hay là Quán Tính (innertia) tạo một căn bản, điểm tựa của đòn bẫy. Chuyển Động được biểu lộ, nhưng chỉ tạo nên hỗn loạn. Sau đó nhịp nhàng xuất hiện, và rồi Vật Chất rung động sẵn sàng để được tạo hình. Khi ba trạng thái nầy quân bình nhau, đó là Một (One), là Vật Chất Trinh Nguyên, không sinh hóa (virgin matter). Khi Quyền Năng của Đấng Tối Cao phủ bóng lên Bà và hơi thở của Tinh thần (spirit) đến với Bà thì những đặc tính này bị mất quân bình và Bà trở thành Đức Mẹ Thiêng Liêng của các cõi.
      Tác dụng hỗ tương đầu tiên xảy ra giữa Bà và ngôi Ba của Tam Nguyên. Do tác dụng của Ngôi ấy mà Bà có năng lực sanh hóa hình thể. Rồi Ngôi Hai được biểu lộ, tự bao mình trong vật chất đã được thành lập, và trở nên Vị Trung Gian, nối liền trong chính mình Tinh Thần và Vật Chất, Nguyên Hình (Archetype) của mọi hình thể. Chỉ xuyên qua Ngài mà Ngôi Nhất mới biểu lộ thành Cha của tất cả Tinh Thần.
      Vì thế chúng ta mới thấy tại sao Ngôi Hai của Tam Nguyên Tinh Thần luôn luôn là Xấp Hai, Ngài là Đấng Duy Nhất tự bao mình trong vật chất, trong Ngài hai bán phần sinh đôi của Thượng Đế hiện ra trong sự hiệp nhất (union) chớ không như là một đơn nhất (one). Từ đấy Ngài cũng là Minh Triết; vì trên khía cạnh Tinh Thần, Minh Triết là Thuần Lý (Pure Reason), nó tự biết mình là Ngã Độc Nhất (One Self) và biết mọi sự là Ngã ấy; còn trên khía cạnh Vật Chất, nó là Tình Thương thu hút vô số hình thể sắc tướng lại với nhau, và tạo mỗi hình thể ấy thành một đơn vị chớ không phải chỉ là một đống phân tử hỗn tạp. Đó là nguyên lý hấp dẫn vạn vật, nó duy trì các cõi và giữ cho mọi vật trong đó hoàn toàn trật tự và quân bình. Vì thế người ta nói Minh Triết “điều khiển mọi sự một cách uy mãnh và dịu dàng”, Minh Triết nâng đỡ  và bảo tồn vũ trụ.
      Trong những biểu tượng thế giới tìm thấy trong mọi tôn giáo, Điểm (Poin, chỉ vị trí) được xem như Ngôi Nhất trong Tam Nguyên. Về biểu tượng này, S.Clement nhận xét rằng nếu ta loại bỏ đi khỏi một vật những đặc tính của nó, rồi kế đó là chiều cao, chiều rộng và chiều dài thì “điểm” (point) còn lại là một đơn vị (unit) có một vị trí. Từ đó, nếu chúng ta lại loại bỏ vị trí thì ta chỉ còn quan niệm về đơn vị. Từ nơi Tối Tăm vô cùng, Ngôi Nhất chiếu ra một Điểm Ánh Sáng, trung tâm của vũ trụ tương lai, một đơn vị trong đó mọi vật hiện hữu không phân ly. Vật chất dùng để thành lập vũ trụ, sân trường hoạt động của Ngài, được định biên giới bởi sự rung động lui và tới của Điểm ấy theo mọi hướng (H1)
H1
tạo thành một khối cầu giới hạn bởi Ý Chí, Quyền Năng của Ngài. Đây là sự tạo lập “Thế gian bởi Quyền Năng của Ngài” mà Jeremiah đã nói. Như thế biểu tượng đầy đủ là một Điểm trong một khối cầu, thường được trình bày là một Điểm trong một hình tròn (H2).
H2
Ngôi Hai được trình bày thành một Đường (line) H3, H3
đường kính của vòng tròn, một sự rung động đơn giản đầy đủ của Điểm. Đường này đều bằng nhau theo mọi hướng trong khối cầu, nó chia hình tròn ra làm hai và chỉ rõ Tính Nhị Nguyên của Ngài. Trong Ngài, Vật Chất và Tinh Thần vốn là một đơn vị trong Ngôi Nhất, lại được phân làm hai mặc dầu vẫn hiệp nhất. (H4)
H4
Ngôi Ba được trình bày bằng một chữ thập do hai đường kính thẳng góc nhau tạo thành . Đường kính thứ hai tách phần trên của hình tròn khỏi phần dưới. Đây là Thập Tự Hy Lạp. (H5)  H5
      Khi Tam Nguyên được trình bày như một đơn vị thì người ta dùng biểu tượng tam giác, hoặc nội tiếp trong một vòng tròn (H6)
H6   H7     H8
hoặc tự do (h7). Vũ trụ được biểu tượng hóa thành hai hình tam giác xỏ tréo nhau (H8), Tam Nguyên Tinh Thần có đỉnh hướng lên trên, còn Tam Nguyên Vật Chất có đỉnh hướng xuống dưới. Nếu dùng màu thì Tam Nguyên Tinh Thần màu trắng, vàng hoặc lửa, còn Tam Nguyên Vật Chất có màu đen hay thuộc sắc tối.
      Bây giờ thì chúng ta có thể sẵn sàng theo dõi tiến trình tạo dựng càn khôn. Một trở thành Hai, Hai trở thành Ba, Tam Nguyên biểu lộ. Vật Chất trong vũ trụ đã được định biên cương và chờ tác động của Tinh Thần. Đây là “lúc khởi đầu” trong Sáng Thế Ký, khi “Đức Chúa Trời (God) dựng nên trời và đất.” Lời tuyên bố này được giải thích thêm bằng những câu thường lập lại rằng Ngài “lập những nền của đất” (Job 38:4, zech 12:1). Nơi đây ta thấy sự định biên cương vật chất, nhưng hãy còn là hỗn mang, “không hình thể và trống không”.(Gen.1:2)
      Từ căn bản này, Thông Tuệ Sáng tạo (Đức Thánh Thần, Ngôi Ba) bắt đầu tác động, “Ngài vận hành trên các mặt nước” (Gen 1:2), biển vật chất bao la. Hoạt động đầu tiên này do Ngài mặc dù Ngài thuộc Ngôi Ba- một điểm vô cùng quan trọng.
      Trong Huyền Môn, công việc này được miêu tả chi tiết là sự chuẩn bị vật chất cho vũ trụ, sự thành lập các nguyên tử, sự thu hút chúng lại thành từng khối và kết hợp các khối này thành những nguyên tố, rồi từ những nguyên tố này tạo thành các hợp chất hơi, lỏng, đặc. Công việc này không phải chỉ riêng cho các loại vật chất cõi hồng trần mà còn cho tất cả các trạng thái vật chất mảnh mai tế vi khác trong các cõi vô hình. Hơn nữa Ngài còn là Tinh Thần của Sự Sáng Suốt (Spirit of Understanding) nên Ngài tưởng nghĩ ra các hình thể mà vật chất sau này sẽ được uốn nắn theo đó, chúng thường được gọi là các nghi hình, hình mẫu (prototypes) cõi trời. Đây là công việc được Thánh Kinh viết lại: “Ngài lấy sự sáng suốt mình mà giương các từng trời ra” (Jer 51:15).
      Công việc của Ngôi Hai tiếp theo công việc của Ngôi Ba. Ngài dùng Minh Triết mình mà “tạo lập thế giới”, dựng nên các bầu hành tinh (globes) và mọi sự trên đó, “muôn vật bởi Ngài dựng nên” (S.John1:3). Ngài là Sự Sống cấu tạo của thế giới, và mọi vật đều có cội rễ trong Ngài (Bhagavad Gita 9:4). Sự sống của Con biểu lộ trong vật chất đã được Thánh Thần chuẩn bị (đây lại là một “Thần Thoại” về sự nhập thế) là sự sống tạo dựng, bảo tồn, và duy trì mọi hình thể, vì Ngài là Tình Thương, là năng lực thu hút, tạo sự kết dính trong các hình thể, giúp chúng tăng trưởng mà không bị rời rã. Ngài là Đấng Bảo Tồn, Đấng Nâng Đỡ, Đấng Cứu Thế. Chính vì vậy mà mọi sự đều thuộc về Ngài, mọi sự đều tụ tập trong Ngài, và có lý do tại sao “chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha” (S.John 14:6)
      Công việc của Ngôi Thứ Nhất tiếp theo công việc của Ngôi Hai. Ngài (Ngôi Nhất) còn được gọi là “Cha của các Thần Linh (Spirits)” (Heb 12:9), là “Chúa các Thần Linh trong mọi xác thịt” (Num 16:22).Tinh Thần (Spirit) thiêng liêng-cái Ngã chân thật trong con người- là tặng phẩm của Ngài. Tinh Thần con người là Sự Sống Thiêng Liêng của Cha tuôn xuống vào bình chứa đã được Con chuẩn bị sẵn sàng bằng những vật liệu được Ngôi Ba làm linh hoạt. Và Tinh Thần con người này vốn phát xuất từ Cha- cũng là nơi phát xuất của Con và Thánh Thần- là một Đơn vị giống như Cha, với ba trạng thái trong Một. Vậy thì con người quả thật là “làm như hình Ngài và theo đặc tính Ngài” (Gen 1:26) và có khả năng trở nên “trọn vẹn như Cha trên trời trọn vẹn vậy” (S.Matt 5:48).
      Đó là tiến trình của Vũ Trụ, nó được lập lại trong sự tiến hóa của con người. “Trên sao dưới vậy”.
      Tam Nguyên của Tinh Thần trong con người vì cũng giống với thiêng liêng, nên hẳn phải biểu lộ các đặc tính thiêng liêng. Vì thế chúng ta thấy nơi y có Quyền Năng- hoặc dưới hình thức cao siêu là Ý Chí, hoặc dưới hình thức thấp kém là Dục Vọng- Quyền Năng này phú cho y động lực tiến hóa. Chúng ta cũng thấy trong y có Minh Triết, sự Thuần Lý biểu lộ thành Tình Thương trong thế giới hình thể. Sau cùng nơi y cũng có Thông Tuệ, hoặc Linh Trí, là một năng lực sáng tạo. Và trong sự tiến hóa của y, các đặc tính này cũng biểu lộ tuần tự từ đặc tính Thứ Ba sang qua Thứ Hai rồi Thứ Nhất. Quần chúng nhân loại đang mở mang thể trí, phát triển tính thông minh. Chúng ta có thể thấy hoạt động riêng rẽ của nó ở khắp nơi, phân cách nhân loại thành từng nhóm nhỏ và phát triển mỗi nhóm theo một cách khác nhau để họ có thể trở thành các vật liệu thích ứng cho việc xây dựng một Nhân Loại thiêng liêng. Nhân loại mới vừa đạt đến trình độ này mà thôi, và nó còn phải tiến thêm nữa.
      Khi chúng ta khảo sát một thiểu số nhân loại, chúng ta thấy rằng trạng thái thứ hai của Tinh Thần thiêng liêng trong con người đang xuất hiện, giới Cơ Đốc gọi là “Christ trong người”. Như chúng ta đã thấy, sự tiến hóa của trạng thái thứ hai này vượt khỏi trình độ Điểm Đạo Thứ Nhất. Minh Triết và Tình Thương là những dấu hiệu của người được Điểm Đạo, chúng càng chiếu sáng khi y phát triển trạng thái thứ hai của Tinh Thần. Quả thật nơi đây cũng: “Chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha”, vì chỉ khi nào sự sống của Con đạt đến toàn vẹn, Con mới có thể cầu nguyện: “Cha ơi, bây giờ xin lấy vinh hiển con vốn có nơi Cha trước khi chưa có thế gian mà tôn vinh. Con nơi chính mình Cha (S.John 17:5). Rồi Con lên đến Cha, trở nên một với Cha trong sự vinh hiển thiêng liêng.” Ngài biểu lộ sự tự hữu (self-existence), sự tự hữu này nội tại trong bản tánh thiêng liêng của Ngài, nó phát triển từ hạt giống đến bông hoa, “vì Cha đã có sự sống trong Ngài nên Ngài đã ban cho Con sự sống trong Ngài vậy.” (S.john 5:26). Con trở nên một Trung Tâm tự-ý-thức (self-conscious) sống động, một Trung Tâm tự tại không còn bị ràng buộc bởi các hạn chế của kiếp sống trước, một Trung Tâm sống động mãnh liệt trong Ngọn Lửa Thiêng.
      Chu kỳ tiến hóa này có thể tạo được những Hóa Thân (Giáng sinh, Incarnations) cho tương lai, cũng như cuộc tiến hóa trước đã tạo được những Hóa Thân cho thế giới chúng ta. Những Trung tâm sống động này không bao giờ mất sự đồng nhất của Họ, cũng không mất đi những ký ức của quá khứ của Họ về những gì mà Họ đã kinh nghiệm lúc còn gian lao trên con đường dốc. Và một Vị Tự-Ý Thức như thế (Self-conscious Being) có thể xuất ra khỏi Lòng Cha, tự biểu lộ để giúp đỡ thế giới. Ngài vẫn duy trì trong Ngài sự hiệp nhất giữa Tinh Thần và Vật Chất, tính nhị nguyên của Ngôi Hai. (Mọi sự Hóa Thân thiêng liêng trong các tôn giáo đều liên hệ đến Ngôi Hai trong Tam Nguyên). Từ đó Ngài sẵn sàng khoác lại y phục để biểu lộ trong cõi trần và trở lại thành Người. Ngài vẫn giữ bản chất của Vị Trung Gian, vì thế Ngài là dây liên kết giữa Tam Nguyên thiêng liêng và Tam Nguyên con người. “Thượng Đế ở cùng chúng ta” (S. Matt 1:23), Ngài thường được gọi như thế.
      Một Vị Cao Cả như thế, bông hoa vinh quang của một vũ trụ đã qua, có thể đến trong thế gian này với tất cả sự toàn thiện của Minh Triết và Tình Thương của Ngài, với tất cả ký ức của quá khứ của Ngài. Nhờ ký ức đó mà Ngài có thể trở thành Vị Phò Trợ mọi sinh linh. Ngài biết tất cả mọi giai đoạn tiến hóa vì Ngài đã sống qua, và Ngài có thể giúp đỡ mọi người ở mọi trình độ bởi Ngài đã kinh nghiệm tất cả. “Vì chính mình Ngài đã chịu đau khổ trong khi bị cám dỗ, nên có thể cứu giúp những kẻ bị cám dỗ vậy”. (Heb.2:18).  
      Trong khối nhân loại đi sau Ngài, có thể có sự Hóa Thân Thiêng Liêng. Ngài đã tiến lên cao nhưng Ngài lại trở xuống để giúp đỡ người khác trèo lên bực thang tiến hóa. Và khi chúng ta hiểu được những chân lý này và vài ý nghĩa về Tam Nguyên ở trên cao và ở dưới thấp, thì một tín điều ngày trước rất khó hiểu nay lại trở nên một chân lý linh hoạt. Chính nhờ sự hiện hữu của Tam Nguyên trong con người mà chúng ta có thể hiểu sự tiến hóa của y một cách minh bạch, và thấy được sự phát triển của y trong đời sống trí tuệ rồi sau đó bước sang đời sống của Christ. Thần bí học căn cứ trên sự kiện này, và chúng ta hy vọng chắc chắn sẽ nhận thức được Thượng Đế. Đó là lời dạy của Bậc Thánh Hiền; và khi chúng ta bước trên Con Đường Đạo mà các Ngài đã chỉ, chúng ta sẽ thấy chứng cớ của Ngài rất đúng thật.
CHƯƠNG 10
SỰ CẦU NGUYỆN
      Đôi khi một “tinh thần tân tiến” lại phản đối mạnh mẽ sự cầu nguyện vì nó không tìm thấy một nguyên nhân liên hệ nào giữa lời cầu xin với sự kiện xảy ra. Trong khi đó tôn giáo lại rất chú trọng vào sự cầu nguyện. Tuy nhiên cả đến một người sùng đạo đôi khi cũng cảm thấy khó nghĩ về tính cách thuần lý của sự cầu nguyện; Y có đang dạy Đấng Toàn Tri chăng? Y có đang thay đổi ý chí của Ngài, Người mà “trong Ngài chẳng có sự biến đổi, cũng không có bóng dời đổi” (S.James 1:17) chăng? Nhưng do kinh nghiệm của chính y và của cả những người khác, y lại thấy có “lời đáp ứng cho sự cầu nguyện”, một kết quả xác định cho một lời cầu xin.
      Nhiều lời cầu nguyện không liên hệ đến các kinh nghiệm chủ quan, mà liên hệ đến những sự kiện khó hiểu của thế giới khách quan. Một người cầu xin tiền tài, và bưu điện đã đem đến cho y số bạc cần thiết. Một bà cầu xin thực phẩm, và người ta đã đem đến tận cửa cho bà. Đặc biệt với các công cuộc từ thiện, có rất nhiều chứng cớ về sự cầu xin trong cơn nguy cấp đã được đáp ứng cách mau lẹ và dồi dào. Mặt khác cũng có rất nhiều trường hợp cầu xin không được đáp ứng. Có người phải chết đói, có trẻ bị bệnh chết trong tay bà mẹ mặc cho những lời cầu cứu Thượng Đế thống thiết. Vậy đâu là quan điểm chân thật của sự cầu nguyện?
      Nhưng cũng chưa phải là hết. Có nhiều sự kiện lạ kỳ và rối trí. Một lời cầu xin tầm thường được đáp ứng trong khi đó một lời cầu xin quan trọng lại thất bại; một khó khăn thoảng qua được giải quyết, còn lời cầu xin cứu giúp một sự sống vô cùng yêu quý lại không nhận được hồi âm. Hầu như một sinh viên không thể nào khám phá được một định luật nào để biết một lời cầu nguyện có kết quả hay không.
      Điều cần thiết đầu tiên để tìm hiểu định luật này là phân tách chính sự cầu nguyện, vì chữ này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của tâm thức. Có những lời cầu nguyện đòi hỏi các lợi lộc trần thế, các nhu cầu vật chất: thực phẩm, quần áo, tiền bạc, việc làm, công việc thành công, chóng khỏi bệnh.v..v. Chúng có thể xếp vào loại A. Sau đó có những lời cầu nguyện xin giúp đỡ trong các khó khăn về trí tuệ, về đạo đức và về sự tăng trưởng tinh thần, để vượt qua các cám dỗ, để có nghị lực và giác ngộ. Chúng được xếp vào loại B. Và sau cùng có những lời cầu nguyện không đòi hỏi điều gì, đó là sự tham thiền và chiêm ngưỡng Đấng Toàn Thiện thiêng liêng, một nguyện vọng nồng nhiệt hiệp nhất với Thượng Đế- trạng thái xuất thần của nhà thần bí, cơn thiền định của nhà hiền triết, niềm hoan hỷ của bậc thánh nhân. Đây là sự”giao tiếp chân thật giữa Thiêng Liêng và con người” khi một người đắm mình trong tình thương và tôn kính Thượng Đế vì Thượng Đế vốn thu hút và khơi động tình thương của trái tim. Chúng ta xếp những lời cầu nguyện này thuộc hạng C.
      Trong các cõi vô hình, có các hạng Thông Tuệ (Intelligences) liên hệ tiếp xúc với con người, một cái thang jacob thật sự, “Các Thiên Sứ (Angels of God) đi lên xuống trên thang đó, và trên đầu thang là Đức Chúa Trời” (Gen.28:12,13). Vài hạng Thông Tuệ này là những Quyền Lực tinh thần mạnh mẽ; còn những hạng khác lại rất thấp kém, dưới trình độ tâm thức con người. Khía cạnh huyền bí của Thiên Nhiên này (xem chương 12) là một sự kiện được mọi tôn giáo thừa nhận. Khắp thế giới đều đầy dẫy những sinh linh vô hình trước mắt thường. Những cõi vô hình xuyên thấu cõi hữu hình này và những sinh linh khôn ngoan (intelligent beings) đông nghẹt mọi phía quanh ta. Có vài hạng đáp ứng lời khẩn cầu của con người, và vài hạng khác lại ngoan ngoãn tuân theo ý chí con người. Cơ Đốc Giáo thừa nhận sự hiện hữu của những hạng Thông Tuệ cao siêu hơn dưới tên chung là Thiên Thần (Angels), họ là “những linh hay phục dịch (ministering) được phái đi phục sự” (Heb.1:14). Nhưng chức vụ của họ là gì, bản chất công việc của họ như thế nào, sự liên hệ giữa họ với nhân loại ra sao, tất cả điều đó thuộc về giáo huấn trong Tiểu Bí Pháp trong khi đó sự giao tiếp thật sự với họ xảy ra trong Đại Bí Pháp. Nhưng ngày nay những chân lý ấy đã chìm sâu vào hậu cảnh, trừ một số ít được dạy trong các cộng đồng Hy Lạp và La Mã. Đối với người Tin Lành, “chức vụ của thiên thần” chỉ có chút giá trị hơn một câu văn mà thôi.
      Ngoài ra, chính con người cũng là một tay sáng tạo thường xuyên những vật vô hình, vì các rung động của những tư tưởng và dục vọng của y đã tạo ra những hình thể làm bằng những chất mảnh mai hơn, sự sống duy nhất của chúng chỉ là cái tư tưởng và tình cảm đã phát sinh chúng. Như thế y tạo nên một đội ngũ vật phục dự vô hình. Tuy nhiên, trong những cõi vô hình ấy, còn có những người phụng sự, họ hoạt động trong các thể thanh nhẹ của họ trong lúc thể xác họ đang ngủ yên, họ chăm chú lắng nghe tiếng gọi giúp đỡ. Và trên hết là Sự Sống của Thượng Đế, luôn ý thức, luôn hiện hữu, uy mãnh và đáp ứng mọi nơi trong lãnh vực của Ngài. Không một chim sẻ nào rơi xuống đất, không một sinh vật khờ dại nào vui mừng hay đau khổ, không một em bé nào cười đùa hay nức nở mà Ngài không biết. Sự Sống và Tình Thương ấy quán xuyến tất cả, bao bọc tất cả, hộ trì tất cả “trong Ngài chúng ta sống, động và tồn tại” (Acts.17:28). Vì không có chi gây đau khổ hay sung sướng có thể chạm đến xác thân mà các dây thần kinh cảm giác không mang tín hiệu của sự va chạm ấy truyền lên những trung tâm trong bộ óc và từ đó phát ra mệnh lệnh đón nhận hay xua đuổi xuyên qua các dây thần kinh vận động. Cũng thế, mỗi sự rung động trong vũ trụ- thể xác của Thượng Đế- chạm đến tâm thức của Ngài và vì thế gợi sự đáp ứng. Các tế bào thần kinh, các dây thần kinh, các bắp thịt có thể được xem là các tác nhân thừa hành (agents) của cảm giác và hoạt động, nhưng chính con người mới cảm giác và hoạt động. Do đó hằng hà các Thông Tuệ ấy có thể là các tác nhân thừa hành, nhưng chính Thượng Đế mới là người biết và trả lời. Không có điều gì quá nhỏ bé đến đỗi không tác động được đến tâm thức  thanh bai hiện hữu khắp nơi ấy, cũng không có gì quá lớn lao đến đỗi vượt qua nó được. Chúng ta còn rất hữu hạn đến đỗi chỉ cái quan niệm về tâm thức bao-gồm-tất-cả ấy cũng đủ làm chúng ta kinh ngạc và bối rối. Giáo sư Huxley, trong một đoạn đáng chú ý, đã tưởng tượng có sự khả hữu của những nhân vật có một trí thông minh vô cùng trác tuyệt, một tâm thức bành trướng thêm mãi, họ đạt đến một trình độ cao xa hơn con người rất nhiều trong khi trình độ con người chỉ hơn một loại côn trùng. Đó không phải là một điều tưởng tượng khoa học xa vời phóng đại, mà nó quả miêu tả một hiện thực. Có một Đấng mà tâm thức luôn hiện diện khắp mọi điểm trong vũ trụ của Ngài, vì thế mà chịu ảnh hưởng ở bất cứ nơi nào. Tâm thức ấy không những rộng lớn mà còn tinh nhuệ không tưởng tượng nổi, nó càng nhạy cảm và thông hiểu hơn là một tâm thức bị hạn chế. Đấng ấy càng cao cả bao nhiêu thì tâm thức Ngài càng sễ chịu ảnh hưởng bấy nhiêu.
      Bấy giờ, Sự Sống bao-trùm-tất-cả này sử dụng những sự sống mà Ngài đã sinh ra như những vận hà (channels), bất cứ sự sống nào cũng được dùng như một tác nhân thừa hành của Ý-Chí ý-thức-tất-cả-ấy. Để Ý Chí ấy có thể biểu lộ ra thế giới bên ngoài, cần phải có một phương tiện để biểu lộ. Tùy theo năng lực tiếp nhận của họ, Ngài nhờ họ làm những người hoạt động trung gian giữa nơi này và nơi khác trong vũ trụ. Họ hoạt động như các dây thần kinh hoạt động trong thân thể Ngài và thực hiện động tác yêu cầu.
      Bây giờ chúng ta hãy xét đến các loại lời cầu nguyện trên và xem chúng được đáp ứng bằng cách nào.
      Đối với lời cầu nguyện của một người thuộc loại A có nhiều cách đáp ứng. Bản chất của một người như thế rất đơn giản, rõ ràng ở mực độ tiến hóa hiện nay của y thì tất nhiên y quan niệm Thượng Đế như một người cung cấp các nhu cầu cho y, tiếp xúc mật thiết và trực tiếp với những nhu yếu hằng ngày của y. Y hướng đến Ngài để xin lương thực hằng ngày một cách tự nhiên như khi một đứa trẻ đến với cha mẹ nó vậy. Một trường hợp điển hình này là trường hợp của Georges Muller. Trước khi được người đời biết đến là người nhân từ, ông đã bắt đầu công việc từ thiện với đôi bàn tay trắng, không bạn bè, không tiền bạc. Ông đã cầu xin thực phẩm cho các em, các em không có nguồn cứu trợ nào ngoài lòng nhân từ của ông.Và tiền bạc luôn luôn đến đủ số nhu cầu trực tiếp. Điều gì đã xảy ra? Lời cầu xin của ông là một ý muốn mãnh liệt, ý muốn ấy tạo một hình thể đầy sự sống và năng lực. Cái sinh vật này chỉ có một ý tưởng:cần giúp đỡ, cần thực phẩm. Nó đi khắp cõi trên, tìm kiếm. Có một nhà từ thiện muốn giúp đỡ những người cần dùng, y đang đi tìm cơ hội để cho. Giống như một nam châm hút lấy thép non, một người như thế hấp dẫn cái hình thể ý muốn ấy (desire-form). Nó gợi trong trí y những rung động đồng nhất với nó: G.Muller, đám trẻ mồ côi, các nhu cầu… và y đã tìm được lối thoát cho động lực từ thiện của y, y viết ngân phiếu và gửi đi. Tự nhiên là G.Muller sẽ nói Thượng Đế đã đặt lời cầu xin ấy vào tâm một người như y để y giúp đỡ. Theo ý nghĩa thâm sâu nhất thì lời nói của Muller rất đúng, bởi vì không có sự sống nào, không có năng lực nào trong vũ trụ mà lại không phát xuất từ Thượng Đế; nhưng vật tác nhân thừa hành trung gian, theo các luật thiêng liêng, chính là cái hình thể ý muốn đã được người cầu nguyện tạo nên.
      Người ta cũng có thể nhận được một kết quả y như thế bằng cách sử dụng mạnh mẽ ý chí mà không cần đến lời cầu xin nào của một người biết các cơ năng của sự cầu nguyện. Người dùng phương pháp sau này sẽ nghĩ rõ rệt nhu cầu của y, thu hút về y loại vật chất mảnh mai thích hợp nhất với mục đích của y để bao lấy tư tưởng trên. Sau đấy, y dùng ý chí mạnh mẽ để hoặc là gởi nó đến một người xác định và trình bày nhu cầu của y, hoặc là phóng nó ra các vùng xung quanh để ai có lòng từ thiện sẽ thu hút lấy. Nơi đây không có lời cầu xin, mà chỉ có sự áp dụng ý thức về ý chí và hiểu biết.
      Tuy nhiên đa số mọi người đều không biết về các mãnh lực trong các cõi vô hình và không quen sử dụng ý chí nên sự cầu nguyện đối với họ dễ tập trung tư tưởng và ý muốn nồng nhiệt hơn là việc cố gắng dùng tư tưởng để tạo nên sức mạnh của chính họ. Mặc dầu họ hiểu trên lý thuyết, nhưng họ nghi ngờ năng lực mình, và lòng nghi ngờ rất nguy hại cho sự áp dụng ý chí. Người cầu nguyện có hiểu cơ năng tư tưởng hay không cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả. Một em bé đưa tay ra nắm lấy món đồ, em không cần hiểu chi vế cách vận động của bắp thịt, về các biến đổi điện và hóa do các cử động trong bắp thịt và dây thần kinh, em cũng không cần tính toán công phu khoảng cách món đồ bằng cách đo góc thị giác. Em muốn nắm lấy món đồ, các cơ quan trong thân thể em vâng lời ý chí của em dẫu em không biết đến sự hiện hữu của nó. Đối với người cầu nguyện cũng thế, y không cần biết đến mãnh lực sáng tạo của tư tưởng y, đến sinh vật sống động mà y đã phái đi. Y hành động một cách vô thức như đứa trẻ nắm lấy món đồ nó muốn. Trong tất cả hai trường hợp, Thượng Đế đều là Vị Tác Động chủ yếu, mọi quyền năng đếu phát xuất từ Ngài và công việc thật sự được các cơ quan thực hiện tuân theo các luật của Ngài.
      Nhưng đây không phải là cách thức duy nhất để đáp ứng lời cầu nguyện loại A. Một người nào đó tạm thời rời thể xác và hoạt động trong các cõi vô hình, một vị Thiên Thần đi ngang qua đó, có thể nghe tiếng kêu cứu, rồi có thể y sẽ đưa tư tưởng ấy vào trong trí một người từ thiện nào đó. Người nấy sẽ nói: “Tư tưởng của ông nọ đã đến với tôi sáng nay. Tôi dám nói một tấm ngân phiếu sẽ hữu ích cho ông ta.” Nhiều lời cầu xin được đáp ứng theo cách này, đường liên kết từ nơi nhu cầu đến nơi cung cấp là do một vị Thông Tuệ nào đó. Đấy là chức vụ của các hạng Thiên Thần thấp, họ cung cấp cho các nhu cầu cá nhân và giúp đỡ vào các công việc từ thiện.
      Sự thất bại của loại cầu xin này là do một nguyên nhân ẩn kín khác. Mỗi người đã tạo những món nợ phải trả; những tư tưởng, dục vọng, hành động sái quấy của y đã tạo trở ngại trên con đường y, đôi khi chúng giam y vào các bức tường ngục tù. Một món nợ xấu phải được trả bởi sự đau khổ,  y phải gánh lấy những hậu quả các việc làm sái quấy của y. Một người, do việc làm sái quấy trong quá khứ, ngày nay phải chịu chết đói; y kêu gào cầu xin thoát khỏi số phận nhưng vô ích. Hình-thể-ý-muốn y sẽ tìm kiếm nhưng không thể gặp được; nó sẽ va phải luồng mãnh lực của hành động sái quá khứ và bị dội ngược trở lại. Khắp nơi, chúng ta sống trong môi trường của luật. Những mãnh lực này có thể bị biến đổi hoặc triệt tiêu hoàn toàn bởi những mãnh lực khác. Hai mãnh lực y hệt nhau có thể tác dụng vào hai trái banh giống y nhau. Nhưng trong khi một lực hướng trái banh đến đích nhắm thì lực kia làm cho trái banh kia lệch khỏi đường đi. Cũng vì thế với hai lời cầu xin giống nhau, một lời có thể thẳng tiến trên con đường của mình, không gặp trở ngại và chạm đến mục tiêu; còn lời kia thì bị văng xa bởi một mãnh lực mạnh mẽ hơn của hành động xấu quá khứ. Một lời cấu xin được đáp ứng, còn một lời kia không hồi âm, nhưng kết quả trong hai trường hợp đều là do luật mà thôi.
      Chúng ta hãy xét đến loại B. Những lời cầu xin giúp đỡ trong các trường hợp khó khăn về đạo đức và trí tuệ có một kết quả kép: a) Chúng tác động trực tiếp để thu hút sự giúp đỡ và b) Đồng thời chúng tác động trở lại người cầu nguyện.
      a)Chúng gây sự chú ý cho các Thiên Thần, cho các đệ tử hoạt đông ngoài thể xác, họ luôn luôn tìm kiếm để giúp đỡ những tâm hồn bối rối. Họ đưa lời khuyên nhủ, khuyến khích, ánh sáng vào tâm thức hồng trần của y.”Ngài quỳ xuống mà cầu nguyện… (S.Luke 22:41,43). Những tư tưởng được gợi ý sr4 xóa tan nỗi khó khăn về trí tuệ, chiếu rọi ánh sáng vào một vấn đề đạo đức bí hiểm, hoặc chúng sẽ xoa dịu cơn rối loạn và lo lắng. Và quả nếu không có Thiên Thần nào qua đấy, thì lời kêu cứu của kẻ thất vọng sẽ đạt đến “Trái Tim ẩn kín của Cõi Trời” (Hidden Heart of Heaven), một sứ giả dẽ được phái đi giúp đỡ, một Thiên Thần nào đó sẽ sẵn sàng bay đến ngay khi cảm nghe xung động ấy, mang theo ý chí phụng sự thiêng liêng.
      b) Kết quả thứ hai có tính cách chủ quan: lời cầu nguyện tác động trở lại chính người cầu nguyện. Lời cầu của y đã đưa tâm tri1y vào trạng thái thụ cảm, làm bản tính thấp kém của y yên lặng lại và như thế giúp cho sức mạnh và năng lực khai sáng của bản tính thanh cao tuôn xuống tự do. Những luồng năng lực từ Con Người Bên Trong (Inner Man) luôn tuôn xuống và phát ra thế giới bên ngoài, tâm thức của một bộ óc hồng trần liền sử dụng các năng lực này để thực hiện các hoạt động hằng ngày. Nhưng khi tâm thức bộ óc quyết ý không hướng về thế giới bên ngoài mà hướng vào nội tâm thì nó sẽ trở nên một kho chứa tồn trữ thay vì chỉ là đường ống dẫn giữa thế giới nội tâm và thế giới ngoại cảnh. Trong cảnh yên lặng vì các hoạt động ồn ào bên ngoài chấm dứt, “tiếng nói yếu ớt nhỏ bé” của Tinh Thần có thể được nghe thấy, và sự chú ý tập trung của “cái trí đang chờ đợi” giúp nó ghi nhận được lời thì thầm êm dịu của Chân Ngã Nội Tâm.
      Sự giúp đỡ từ bên ngoài và bên trong còn rõ rệt hơn nữa khi sự cầu nguyện hướng về sự tăng trưởng và giác ngộ tinh thần. Các vị phụng sự- thiên thần và nhân loại- không những nồng nhiệt thúc đẩy sự tiến hóa tinh thần mà còn nắm lấy mọi cơ hội do một linh hồn nguyện ước vươn lên tạo ra. Lòng mong mỏi một sự tăng trưởng tinh thần như thế giải phóng được năng lực cao siêu, lòng mong ước tinh thần ấy đã kêu gọi lời đáp ứng trên cõi tinh thần.
      Một lần nữa, luật đồng thanh lại hiện hữu. Âm điệu của nguyện vọng cao cả  được đáp ứng bởi âm điệu cùng loại,  bởi sự giải phóng một năng lực cùng loại, bởi sự rung động đồng nhịp với nó. Sự Sống thiêng liêng từ trên luôn luôn đè ép xuống màn giới hạn phía dưới, vì thế khi một mãnh lực từ dưới vượt lên phá vỡ màn giới hạn ấy thì Sự Sống thiêng liêng tuôn xuống tràn ngập cả linh hồn. Khi một người cảm nghe dòng sự sống tinh thần ấy, y kêu lên: “Lời cầu nguyện của tôi được đáp ứng, và Thượng Đế đã khiến Thánh Linh của Ngài vào tâm tôi”. Quả thật vậy, nhưng hiếm khi y biết rằng Thánh Linh (Spirit) ấy luôn luôn tìm lối vào, và “Những kẻ thuộc về Ngài chẳng tiếp nhận Ngài” (S.John 1:11). “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy” (Rev. 3:20).
      Nguyên tắc đại cương đối với tất cả lời cấu nguyện loại này là: sự đáp ứng của đời sống bao la bên ngoài và bên trong chúng ta thì tỉ lệ với mức dộ tiêu tan phàm ngã và với cường độ của nguyên vọng hướng thượng. Nếu chúng ta đừng chia rẽ với nhau và hợp nhất đại đồng hơn, chúng ta sẽ thấy ánh sáng, sự sống và sức mạnh tràn ngập lòng ta. Khi ý chí chia rẽ không còn nhắm mục tiêu riêng tư của nó nữa và bắt đầu phụng sự thiên ý, thì bấy giờ sức mạnh của Thiêng Liêng sẽ tuôn vào nó. Khi một người lội ngược dòng, y tiến rất chậm; nhưng khi y xuôi dòng thì cả sức mạnh của dòng nước lôi cuốn y theo. Những năng lực thiêng liêng ấy đang hoạt động trong mọi ngành của Thiên Nhiên. Những công trình lớn lao nhất của y được thực hiện không phải do năng lực của y, mà do tài khéo léo y đã chọn lựa và phối hợp các mãnh lực giúp đỡ y, dùng những mãnh lực thuận lợi để tiêu trừ các mãnh lực đối kháng. Các mãnh lực cuốn xoáy ta như rơm rạ trong cơn gió lốc sẽ trở nên những động lực giúp đỡ chúng ta hữu hiệu nhất khi ta hành động thuận theo chúng. Vậy ra có thể nào ngạc nhiên rằng trong sự cầu nguyện- cũng như trong các công việc khác- những năng lực thiêng liêng sẽ kết hợp với một người đang tìm cách hoạt động như là một thành phần của Thiêng Liêng?
      Hình thức cao nhất của sự cầu nguyện loại B hầu như hòa lẫn với loại C, lúc ấy lời cầu nguyện không còn đặc tính thỉnh cầu mà trở nên sự tham thiền về Thượng Đế hoặc thờ phượng Thượng Đế. Tham thiền là sự yên lặng tập trung tư tưởng cố định vào Thượng Đế, bấy giờ thể hạ trí được giữ yên tĩnh và trống không để cho tinh thần vượt lên cao trong sự chiêm ngưỡng Đấng Toàn Thiện thiêng liêng và phản ánh trong nó Hình Ảnh thiêng liêng ấy. “Tham thiền là sự cầu nguyện im lặng, không bày tỏ (unuttered),” hoặc như Plato đã diển tả nó là “Linh Hồn nồng nhiệt quay về với Thiêng Liêng; không cầu xin điều gì đặc biệt, mà chỉ chính vì điều thiện, vì Đấng Thiện Tối Cao Đại Đồng” (Universal Supreme Good).
      Sự cầu nguyện này giải phóng Tinh Thần nên nó là phương tiện hợp nhất giữa con người và Thượng Đế. Do tác động của các luật về tư tưởng mà con người trở nên điều y suy nghĩ. Vậy khi y tham thiền về sự toàn thiện thiêng liêng, y dần dần tạo trong y sự toàn thiện ấy. Một cái trí được uốn nắn theo điều cao siêu và không theo điều thấp hèn thì không thể ràng buộc được Tinh Thần, và khi Tinh Thần được giải phóng vọt lên đến nguồn cội của nó thì bấy giờ sự chia rẽ bị bỏ rơi lại phía sau và sự cầu nguyện tan hòa trong sự hiệp nhất.
      Thờ phượng cũng thế, sự trầm tư chiêm ngưỡng không có tính khẩn cầu, nó tìm cách đắm mình trong tình yêu chân thật của Đấng Toàn Thiện. Nó là một phương tiện dễ dàng nhất để hiệp nhất với Thượng Đế. Bị giới hạn bởi bộ óc xác thịt, tâm thức này chỉ chiêm ngưỡng được phần nào Hình Ảnh mà nó tạo ra về Ngài và nó cũng biết rằng Ngài vượt xa hơn sự tưởng tượng của nó rất nhiều. Nhưng con người, nhờ tình yêu mãnh liệt đã vượt qua khỏi giới hạn của trí tuệ, bấy giờ y như một Tinh Thần tự do bay bổng lên cao tiến vào các lãnh vực cao siêu, y cảm nhận và hiểu biết được rất nhiều mà y không thể diễn tả lại được khi trở về cõi giới hồng trần.
      Như thế, nhà Thần Bí ngắm nhìn Linh Cảnh Hạnh Phúc (Beatific Vision), Vị Hiền Triết vượt khỏi sự hiểu biết, Vị Thánh Nhân đạt đến sự tinh khiết có Thượng Đế hiện diện trong đó. Sự cầu nguyện như thế chiếu sáng cho người thờ phượng; và từ trên đỉnh núi cao của sự hiệp nhất xuống đến những đồng bằng của trần thế, gương mặt thể xác rạng rỡ vẻ vinh hiển cõi trời, chiếu ngời ngọn lửa đang bùng cháy bên trong. Hạnh phúc thay cho ai biết được thực tại này mà không ngôn từ nào có thể diễn đạt lại cho người chưa biết. Những ai mắt đã thấy “Vị Vua trong sự tốt đẹp của Ngài” (Isa 33:17), sẽ nhớ lại và họ sẽ hiểu.
      Khi sự cầu nguyện được hiểu như thế thì các người tin tưởng nơi tôn giáo sẽ cảm thấy sự cần thiết lâu bền của nó và chúng ta thấy tại sao người nào nghiên cứu về đời sống cao siêu cũng đều khuyên nên cầu nguyện. Lời cầu nguyện của các sinh viên Tiểu Bí Pháp nên thuộc loại B, và y nên cố gắng tiến sang sự tham thiền hay thờ phượng thuần túy của loại C, tránh đi các loại cầu nguyện thấp.
      Nhờ học hỏi và thực hành như thế, một kết quả tất nhiên xảy đến không thể tránh khỏi khi một người bắt đầu hiểu được và khi đời sống nhân loại mở rộng ra hơn trước mắt y. Y thấy rằng nhờ hiểu biết, sức mạnh của y gia tăng rất nhiều; rằng xung quanh y có những mãnh lực mà y có hiểu rõ và kiểm soát được; rằng quyền năng của y gia tăng cùng với sự hiểu biết. Bấy giờ y học biết rằng Thiêng Liêng ẩn trong lòng y, rằng điều phù du mộng ảo không làm thỏa mãn Đấng Thượng Đế bên trong, rằng chỉ có đưa y đến sự hiệp nhất với Thiêng Liêng. Y không còn cố tìm cách thay đổi hoàn cảnh, và không còn gieo những nhân mới vào dòng sự hiệp nhất với Đấng Duy Nhất, Đấng Toàn Thiện mới có thể xoa dịu nỗi khắc khoải của y. Bấy giờ trong y, ý chí dần dần gia tăng hậu quả nữa. Y nhận thức chính y là người thừa hành hơn là một diễn viên, một vận hà hơn là hơn là một nguồn cội, một người tôi tớ hơn là một người chủ. Y tìm cách khám phá những mục đích thiêng liêng và hành động điều hòa với chúng.
      Khi con người đã đạt tới điểm ấy, y đã vượt lên trên tất cả các lời cầu nguyện ngoại trừ sự tham thiền và thờ phượng. Y không còn điều gì để cầu xin trong thế giới này cũng như trong thế giới khác. Y luôn ngụ trong sự thanh khiết, chỉ chăm lo phụng sự Thượng Đế. Đó là trạng thái của Con, Ý Chí của Con là một với Ý Chí của Cha, “Hỡi Thượng Đế, con đến làm theo ý Ngài. Con rất vui mừng làm theo ý Ngài. Luật của Ngài ở trong lòng con”(Ps 40:7,8).
CHƯƠNG 11
SỰ THA TỘI
      Tôi tin sự tha tội” “Tôi tin nhận lễ báp tít xóa tội lỗi”. Những lời ấy được các tín đồ Cơ Đốc thốt lên dễ dàng trong khắp nhà thờ khắp trên thế giới. Họ lập lại những tín điều quen thuộc của các Vị Tông Đồ và nhóm Nicene. Trong những câu nói của Đức Jesus, câu sau đây thường được lập lại: “Tội lỗi của ngươi đã được tha” và điều đáng chú ý là câu này luôn luôn được thốt ra sau khi Ngài áp dụng các quyền năng chữa bệnh của Ngài, đồng lúc chữa khỏi bệnh thể xác lẫn tinh thần. Quả vậy, trong dịp chữa một người bại, Ngài cho thấy việc chữa bệnh là một dấu hiệu chứng tỏ Ngài có quyền tuyên bố tha tội một người. Ngài cũng nói với một người đàn bà rằng: “Tội lỗi nàng vẫn nhiều mà đều đã được tha, vì nàng thương yêu nhiều”.(S.Luke 5:18-26, 7:47).Trong quyển khái luận nổi tiếng về Minh Triết (Gnostic) The Pistis Sophia- có nói mục đích chính của Huyền Môn là để tha thứ tội lỗi. “Dầu họ phạm tội, đầy dẫy tội lỗi và bất công của thế gian mà ta đã nói với con, nhưng nếu họ quay trở lại, ăn năn và từ bỏ các điều ấy, thì con cũng hãy cho họ các mầu nhiệm của cõi sáng chớ đừng giấu đi chút nào. Chính bởi tội lỗi mà ta  đã đem sự mầu nhiệm đến với thế gian để cứu chuộc tội lỗi họ đã phạm từ lúc khởi đầu. Vì thế ngày trước ta đã nói với con “Ta đến không phải để kêu gọi người công nghĩa”. Vì thế bây giờ ta đem các mầu nhiệm để các tội lỗi của mọi người có thể được tha, và họ được đem vào cõi sáng. Các điều mầu nhiệm ấy là cơ yếu của lẽ mầu nhiệm đầu tiên để diệt trừ các tội lỗi và bất công của mọi kẻ phạm tội”.
      Trong các Bí Pháp ấy, việc tha tội được thực hiện bởi lễ Báp  Tít, như được thừa nhận trong Tín Điều Nicene, Đức Jesus nói: “Hãy nghe ta nói với ngươi lẽ thật về sự mầu nhiệm của lễ báp tít thuộc loại nào… Khi một người nhận các sự mầu nhiệm của báp tít, thì các sự mầu nhiệm này trở thành một ngọn lửa vô cùng mãnh liệt, khôn ngoan, đốt cháy mọi tội lỗi.Các mầu nhiệm len vào tâm hồn một cách huyền bí, tiêu hủy mọi tội lỗi mà tinh thần giả mạo đã trồng trong đó”. Và sau khi diễn tả phương cách tinh luyện, Ngài thêm rằng: “Đây là cách thức mà các mầu nhiệm về báp tít giải trừ các tội lỗi và bất công”.
      “Sự tha tội” xuất hiện dưới hình thức này hay hình thức khác trong hầu hết các tôn giáo, nếu không là tất cả. Nơi nào có sự nhất trí thì chúng ta có thể yên tâm kết luận, theo nguyên tắc đã được đặt ra, rằng có một sự kiện trong thiên nhiên tiềm ẩn trong đó. Hơn nữa bản tính con người có khuynh hướng muốn được tha thứ tội lỗi; chúng ta nhận thấy những người mang tâm trạng đau khổ vì việc làm sái quấy khi được thoát khỏi dĩ vãng của họ, khỏi những mối dày vò hối hận, thì họ tiến bước với tâm vui sướng và ánh mắt rạng rỡ, mặc dầu trước kia lòng họ đầy đen tối. Họ cảm nghe như cởi khỏi gánh nặng trên vai “Cảm giác tội lỗi” đã biến mất cùng lúc với sự đau khổ gặm nhấm tâm hồn họ. Họ biết được thời xuân của Linh Hồn, một từ có năng lực đổi mới tất cả. Tự nhiên tim họ vang lên lời hát biết ơn, lúc ấy chim muông vui hót và các “Thiên Thần đều vui mừng”. Cái kinh nghiệm này thường xảy ra nhưng lại khó hiểu; và người đã trải qua- hoặc thấy nơi người khác- sẽ bắt đầu tự hỏi điều gì đã thật sự xảy ra, cái gì đã biến đổi tâm thức, và các hiệu quả của nó rất hiển nhiên.
      Các tư tưởng gia tân tiến quá quen thuộc với những định luật bất biến trong các hiện tượng và đã khảo sát cách vận hành của các luật ấy, thoạt tiên họ sẽ bác bỏ mọi lý thuyết về sự tha tội vì thấy nó không liên kết chặt chẽ với luật căn bản ấy. Giống như các nhà khoa học trung thành với tánh bất khả xâm phạm của định luật sẽ phản kháng tất cả tư tưởng nào không chặt chẽ với tính ấy. Cả hai đều đúng khi đặt nền tảng trên cách hoạt động vững chắc của định luật, vì định luật chỉ là sự biểu lộ của Thiên Nhiên thiêng liêng, trong đó không có sự thay đổi. Chúng ta chỉ có thể chấp nhận những quan điểm tha tội nào không trái với ý niệm căn bản này, nó rất cần thiết cho khoa hôc vật chất cũng như khoa học tinh thần.
      Nhưng khi tiếp tục nghiên cứu, chúng ta chạm phải sự kiện là chính các Vị Giáo Chủ nào nhấn mạnh về định luật vận hành bất biến lại là những vị tuyên bố mạnh mẽ sự tha tội.Có lần Đức Jesus nói: “Mọi lời tầm phào mà con người nói ra đều phải khai trình trong ngày xét đoán” và lần khác: “Con ơi,hãy vững lòng, tội lỗi con được tha” (S.Matt12:36, 9:2).Cũng thế, trong kinh Ấn Độ Bhagavad gita, chúng ta thường đọc thấy các dây ràng buộc của hành động: “Thế gian bị ràng buộc bởi hành động”, “con người khôi phục lại các đặc tính của thân xác trước kia của y”, tuy nhiên kinh cũng chép rằng: “Dầu một người tội lỗi vô cùng mà thờ phượng Ta với một tấm lòng không phân tán thì y cũng được xem là người công nghĩa.” (righteous). Vậy thì hình như từ “tha tội” trong kinh thánh có nghĩa gì đi nữa, ta cũng không nên nghĩ rằng các Ngài, người biết luật lệ hơn ai hết, lại nói trái với những hệ luận bất khả xâm phạm của luật nhân quả.
      Nếu chúng ta khảo sát cả đến ý nghĩa thô sơ nhất về sự tha tội đang phổ biến hiện nay đi nữa, chúng ta cũng thấy rằng những tín đồ tin tưởng việc ấy cũng không nghĩ là người được tha tội có thể thoát khỏi hậu quả của tội lỗi y trong thế gian này. Kẻ say sưa được tha lỗi vì biết ăn năn, cũng vẫn chịu đau khổ về thần kinh nóng nảy, tiêu hóa xáo trộn và mất lòng tin cậy của bạn bè. Khi khảo sát người ta thấy những lời tuyên bố về sự tha tội liên quan chặt chẽ đến sự tương giao giữa kẻ có tội ăn năn và Thượng Đế, đến những hình phạt sau khi chết đối với tội lỗi không được tha thứ trong tín điều của người tuyên bố. Chúng không liên quan đến việc thoát khỏi những hậu quả trần thế của tội lỗi. Vì không tin luân hồi và không có quan điểm lành mạnh về sự liên tục của đời sống, nên người ta tạo nhiều điều vô lý trong đó có ý niệm khủng khiếp và phạm thượng về việc đày đọa đời đời những linh hồn con người đã phạm các tội lỗi trong một kiếp sống ngắn ngủi ở trần gian. Để thoát khỏi cơn ác mộng này, các nhà thần học đã đặt ra sự tha tội, giải thoát kẻ tội lỗi khỏi địa ngục đời đời. Nó không- và người ta cũng không nghĩ như thế- giúp con người tránh được các hậu quả tự nhiên của việc làm sái quấy ở cõi trần này. Nó cũng không giải phóng y khỏi các nỗi đau khổ lâu dài ở nơi luyện tội, nhưng các cộng đồng Tin Lành không tin như vậy. Luật lệ có đường lối tác động của nó, ở cõi trần này và cả nơi luyện tội. Ở mọi cõi- sự buồn rầu luôn theo gót tội lỗi giống như bánh xe theo sau con bò kéo. Mối dày vò đời đời này(chỉ hiện hữu trong sự tưởng tượng đen tối của ai tin như thế) chỉ được giải trừ nhờ sự tha tội, và có lẽ chúng ta có thể gợi ý thêm rằng: các nhà đặt tín điều sau khi đã quy định địa ngục đời đời là kết quả khủng khiếp của những lỗi lầm chỉ xảy ra trong chốc lát, cảm thấy họ phải tạo một lối thoát cho số phận bất công (injust) và khó tin ấy, do đó họ lại đặt thêm sự tha tội cũng bất công và khó tin như thế. Một địa ngục ngoại cảnh dư thừa vô ích cân bằng với một sự tha tội dư thừa vô ích, và như thế cánh cân lệch lạc của công lý lại được lập lại cho cân bằng. Bỏ qua các sai lầm của những người chưa hiểu biết, chúng ta hãy trở lại lãnh vực của sự kiện và của lý trí đúng đắn.
      Khi một người làm một hành động xấu, y đã tự chuốc lấy sự phiền muộn đau khổ bởi vì sự phiền muộn luôn luôn là cái cây mọc từ hột giống của tội lỗi. Người ta có thể nói một cách chính xác hơn rằng tội lỗi và đau khổ chỉ là hai mặt của một hành động, chớ không phải là hai biến cố riêng rẽ. Cũng như mỗi đồ vật có hai mặt, một mặt ở phía sau không nhận thấy được, còn một mặt ở phía trước nhìn thấy được. Mỗi hành động cũng có hai mặt và người ta không thể nhìn thấy cả hai mặt cùng một lúc ở cõi trần này. Nói cách khác, việc tốt và hạnh phúc, việc xấu và đau khổ, đều là hai mặt của cùng một việc. Điều này gọi là Karma- một từ thích hợp đang phổ thông, gốc tiếng Phạn, diễn tả sự liên hệ hay là sự đồng nhất, theo mặt chữ nó có nghĩa là “nghiệp” (action) và vì thế sự đau khổ được gọi là kết quả nghiệp (karmic result) của việc xấu. Cái kết quả, “cái mặt sau”, có thể không xảy ra liền sau đó hay trong kiếp hiện tại, nhưng sớm hoặc muộn nó sẽ xuất hiện và nắm lấy kẻ tội lỗi với đôi bàn tay phiền muộn của nó. Còn bây giờ, một kết quả ở cõi trần- một hậu quả được kinh nghiệm xuyên qua tâm thức hồng trần của chúng ta- chỉ là cái chung cuộc của một nguyên nhân đã được khởi động trong quá khứ.  Nó là trái đã chín, trong nó một mãnh lực đặc biệt biểu lộ và tự kiệt tận. Mãnh lực này từ trước đến giờ đã hoạt động hướng ngoại, và tác động của nó đã xảy ra trong tâm trí trước khi nó xuất hiện trong thể xác. Sự biểu lộ của nó trong xác thân là dấu hiệu hoàn tất cuộc hành trình của nó. Nếu vào lúc ấy kẻ có tội, đã giải trừ hết nghiệp (Karma) của tội lỗi y và gặp được vị Thánh Nhân thấy được quá khứ và hiện tại, phần hữu hình và phần vô hình, thì Ngài sẽ nhận  thức được Nghiệp đặc biệt của y đã hết, Ngài dùng lời tuyên bố tội nhân đã được tự do. Câu chuyện về người bại liệt được xem như tiêu biểu cho nhiều trường hợp khác. Bệnh tật về thể xác là sự biểu lộ cuối cùng của một việc làm xấu trong quá khứ. (Công việc trí tuệ và đạo đức được hoàn tất mau lẹ), và kẻ đau khổ nhờ tác động của một Thiên Thần thừa hành luật hướng dẫn y gặp Vị dùng năng lực cao siêu để chữa bệnh. Đầu tiên, Vị ấy tuyên bố rằng tội lỗi người kia đã được tha thứ. Kế đó Ngài minh chứng sự sáng suốt của Ngài bằng lời nói đầy quyền lực “Hãy đứng dậy, xách giường chiếu ngươi mà về nhà”. Nếu không có Vị giác ngộ ở đấy thì bệnh tật y cũng sẽ được chữa khỏi nhờ mãnh lực khôi phục của thiên nhiên, mãnh lực này do một Thiên Thần tác động tuân theo luật nhân quả. Nhưng khi được Vị cao cả chữa, thì mãnh lực này có quyền năng cưỡng chế mau lẹ và những sự rung động của thể xác tức khắc trở nên điều hòa, đó là sự lành bệnh vậy. Nghiệp quả y đã hết, và "người biết nghiệp quả” tuyên bố sự kiện ấy. Sự xác nhận này làm tâm trí y nhẹ nhàng, cũng giống như khi một tù nhân được lệnh phóng thích. Lệnh này cũng như câu tuyên bố trên đều tuân theo luật mà thôi, nhưng người đã trả hết nghiệp quả xấu vui mừng nhiều hơn vì y không biết được thời hạn tác động của nó kéo dài bao lâu.
      Người ta nhận thấy lời tuyên bố tha tội luôn đi đôi với lời tuyên bố rằng kẻ đau khổ đã tỏ "đức tin”, và nếu không có đức tin thì không điều gì có thể làm được. Điều này có nghĩa là tác nhân thật sự để chấm dứt nghiệp quả chính là kẻ tội lỗi. Trong trường hợp "người đàn bà phạm tội”, hai lời tuyên bố tiếp nối nhau: "Tội lỗi ngươi đã được tha rồi… Đức tin của ngươi đã cứu ngươi, hãy đi bình an” (S.Luke 7:48,50). “Đức tin” này là sự bừng khởi của bản thể thiêng liêng của chính y trong con người y, nó đi tìm biển bản thể bao la cùng bản chất, và khi nó phá vỡ được bản tánh thấp kém đã giam cầm nó- giống như suối nước phun phá vỡ xuyên qua lớp đất chướng ngại, thí năng lực đã được giải phóng ấy hoạt động với tất cả bản tánh của nó và làm cho bản thể nó điều hòa với biển bản thể bao la ấy. Con người chỉ ý thức được điều này khi lớp giáp cứng của nghiệp quả xấu bị năng lực ấy phá vỡ. Và cái tâm thức vui mừng của một quyền năng tiềm tàng trong y từ lâu không được biết đến, nay nó liền tỏ lộ ra ngay khi nghiệp quả xấu vừa tiêu tan. Đó là một yếu tố lớn lao tạo nên sự vui mừng, nhẹ nhõm và sinh lực mới mẻ khi y cảm thấy tội lỗi đã được “tha thứ”.
      Ý nghĩa này đưa chúng ta vào tâm của vấn đề. Những sự biến đổi vẫn đang liên tục xảy ra trong bản thể bên trong của y, nhưng phần tâm thức của y hoạt động trong những giới hạn của bộ óc y không nhận biết được chúng. Đến khi chúng bỗng nổi dậy mạnh mẽ, y chẳng biết chúng từ đâu đến nên lấy làm ngạc nhiên bối rối trước sự đột khởi ấy. Y không biết gì về các mầu nhiệm của bản thể y, y không biết “Đấng Thượng Đế Nội Tâm” chính thật là y, nên những gì thật sự xảy ra bên trong y lại cho là do bên ngoài. Và vì không ý thức được Thiêng Liêng (Divinity) của chính y nên y chỉ nghĩ đến những Thiêng Liêng của thế giới ngoại cảnh. Quan niệm sai lầm này rất dễ vướng phải vì sự tiếp xúc cuối cùng, sự rung động phá vỡ cái vỏ giam cầm ấy, thường là sự đáp ứng của Thiêng Liêng trong người khác hay trong một Vị siêu nhân đối với lời kêu gọi khẩn thiết của Thiêng Liêng đang bị giam giữ trong y. Nhiều lần y nhận thức được giúp đỡ của các huynh đệ nhưng y không biết rằng chính bản thể y đã kêu gọi sự giúp đỡ ấy. Giống như lời giải thích của một người khôn ngoan hơn có thể soi sáng các vấn đề khó khăn trong trí chúng ta mặc dầu chính cái trí chúng ta khi được giúp đỡ như thế đã nắm lấy lời giải. Giống như lời khuyến khích của một người trong sạch hơn có thể giúp chúng ta nỗ lực trên đường đạo đức mà chúng ta nghĩ rằng vượt quá khả năng chúng ta, mặc dầu chính sức mạnh của chúng ta đã tạo nên nó. Cũng thế một Tinh Thần (spirit) cao cả hơn Tinh Thần chúng ta có thể giúp chúng ta phát xuất được năng lực Thiêng Liêng của chúng ta mặc dầu chính sự phát xuất của chúng ta nâng chúng ta lên một cõi giới cao hơn. Tất cả chúng ta đều liên kết giúp đỡ với nhau, với những người trên cũng như những người dưới chúng ta. Vậy thì tại sao chúng ta lại là người luôn muốn giúp đỡ các linh hồn thấp kém phát triển thêm, lại do dự chấp nhận sự giúp đỡ tương tự của những người trên chúng ta và nhờ đó sự tiến bộ của chúng ta có thể mau lẹ hơn?
      Bấy giờ, trong các sự biến đổi nơi bản thể bên trong của một người, có các biến đổi liên hệ đến việc phát xuất ý chí y. Chân Nhân (Ego) nhìn ngược về quá khứ của y, so đo lại những kết quả của hạ thể, chịu đau khổ vì các lỗi lầm của nó, nên quyết định thay đổi lại thái độ và cách hành động. Trong khi hạ thể y vẫn còn theo xung lực cũ và hành động trái luật thì Chân Nhân quyết định một đường lối hạnh kiểm ngược lại. Từ trước đến nay, y chỉ theo thú tính, những thú vui của hạ giới đã xiềng xích chặt chẽ y. Bây giờ y xoay hướng về mục đích tiến hóa chân thật và chí quyết hoạt động vì những niềm vui thanh cao. Y thấy toàn thể thế giới đang tiến hóa và nếu y chống lại dòng thác mãnh liệt ấy thì nó sẽ đẩy y ra ngoài, làm y bầm vập đau đớn. Nhưng nếu y thuận chiều với nó, nó sẽ ôm y vào lòng và đưa y đến nơi ẩn nương mong muốn.
      Sau đó y quyết định thay đổi cuộc sống, y nhất định quay bước hướng mới. Hậu quả đầu tiên của nỗ lực cải đổi bản tánh thấp hèn là sự buồn bực và xáo trộn. Các thói quen theo quan điểm cũ phản kháng ương ngạnh với những xung lực của quan điểm mới, và cuộc xung đột gay gắt diễn ra. Dần dần tâm thức hoạt động trong bộ óc chấp nhận sự quyết định từ trên cõi cao, bấy giờ nó “ý thức được tội lỗi” nhờ nó nhận thức rõ ràng định luật. Cảm nghĩ về lầm lỗi sâu đậm hơn, sự hối hận dày vò tâm trí y, thỉnh thoảng y có những nỗ lực cải thiện, nhưng lại thất bại vì các thói quen cũ. Thất bại liên miên cho đến khi y nặng trĩu ưu sầu vì quá khứ, thất vọng với hiện tại, y đằm chìm vào nỗi u buồn tuyệt vọng. Cuối cùng, nỗi đau khổ mãi gia tăng khiến Chân Ngã y phải thốt lời kêu gọi đến chốn thậm thâm của bản thể y, đến Thượng Đế bên trong y cũng như bên ngoài y. Y từ bỏ bản tánh thấp hèn đã cản trở y để quay về với bản tánh cao siêu là con người sâu kín của y. Y từ bỏ cái ngã chia rẽ của y đã hành khổ y để quay về với cái Ngã Duy Nhất là Tâm của vạn vật.
      Nhưng sự thay đổi trận tuyến này có nghĩa là y quay lưng lại nơi tối tăm để đối diện với ánh sáng. Ánh sáng vẫn có đấy tự bao giờ, nhưng vì y đã quay lưng lại nó. Bây giờ y thấy được mặt trời, nó chiếu sáng đôi mắt y và tuôn tràn hạnh phúc cho y. Tim y trước kia đóng kín, nay nó nở bung ra và cả một biển sự sống ồ ạt tràn vào làm y hân hoan. Từng đợt sóng của đời sống mới nâng y lên cao, và sự vui tươi của buổi bình minh bao quanh y. Y thấy dĩ vãng y đã thuộc về quá khứ bởi vì ý chí y bắt đầu theo con đường cao cả hơn, y không còn quan tâm nhiều đến các đau khổ mà quá khứ có thể để lại cho y. Cảm giác an tịnh vui mừng và tự do được xem như là kết quả của sự tha tội. Những chướng ngại do bản tánh thấp hèn tạo nên giữa Thượng Đế bên trong và Thượng Đế bên ngoài đều được dẹp bỏ, và bản tánh này hiếm khi hiểu được rằng sự thay đổi này vốn ở trong nó chớ chẳng phải ở Đại Ngã (Oversoul). Giống như một đứa trẻ tách khỏi bàn tay hướng dẫn của người mẹ và đi úp mặt vào vách, em có thể tưởng tượng mình bị bỏ rơi cô đơn cho đến khi em kêu la và quay trở lại thì em thấy đôi cánh tay bảo vệ của mẹ luôn sát bên em tự bao giờ. Cũng thế con người trong tình trạng hoang dã, y đã gạt sang đôi tay bảo bọc của Người Mẹ thiêng liêng. Chỉ khi nào y quay lại y mới thấy mình không bao giờ rơi khỏi đôi tay Ngài, và dù y đi nơi đâu thì tình thương che chở ấy luôn vẫn bao quanh y.
      Bí quyết của sự thay đổi khiến một người được “tha tội” được Kinh Ấn Độ Bhagavad Gita cho biết như sau: “Dẫu một người tội lỗi vô cùng mà thờ phượng ta với một tấm lòng không phân tán thì y cũng được xem là người công nghĩa, vì y đã quyết định đúng đắn”. Tiếp theo quyết định đúng đắn đó là một kết quả không thể tránh khỏi: “Y nhanh chóng vâng lời và tiến bước đến bình an”. Bản chất của tội lỗi ở chỗ y đặt ý chí riêng tư chống lại ý chí của toàn thể, ý chí con người chống lại ý chí thiêng liêng. Khi điều này được thay đổi, khi Chân Nhân đặt ý chí riêng tư của nó hiệp nhất với ý chí hoạt động cho sự tiến hóa, thì bấy giờ, trong cõi mà ý muốn là hành động và các hậu quả được thấy hiện diện ngay trong các nguyên nhân, người kia được “xem là công nghĩa. Những hậu quả ở các cõi thấp chắc chắn phải xảy ra. Y nhanh chóng vâng lời” trong hành động sau khi y đã vâng lời trong ý chí. Ở cõi trần này chúng ta xét đoán theo hành động, những lá chết của quá khứ. Ở cõi trên kia, người ta xét đoán theo ý chí, những hạt đang nẩy mầm của tương lai. Vì thế Đấng Christ luôn dạy con người ở trần gian: “Chớ nên xét đoán” (S.Matt 7:1).
      Dẫu khi đã quyết định theo con đường mới và trở nên quen thuộc với đời sống này, y vẫn có lúc thất bại, như trong quyển Pitis Sophia đã ám chỉ, khi có người hỏi Đức Jesus rằng một người có thể được chấp nhận trở lại Huyền Môn chăng nếu y đã thất bại và đang hối hận. Ngài trả lời là có nhưng cho biết rằng đến một lúc nào đó sự chấp nhận trở lại vượt quá quyền năng cứu rỡi của Huyền Môn cao nhất. “Ta nói cùng ngươi, bất cứ ai thọ lãnh những mầu nhiệm của Huyền Môn đầu tiên rồi sau đó quay lại vi phạm [đến]  mười hai lần và hối hận mười hai lần, cầu nguyện trong lẽ mầu nhiệm của Huyền Môn đầu tiên, y cũng sẽ được tha thứ. Nhưng nếu sau đó y quay lại và vi phạm nữa, y sẽ không được tha thứ nữa. Đối với y, không còn cách ăn năn nào trừ khi y đã nhận được những mầu nhiệm của Đấng vô cùng luôn thương xót và tha tội mãi mãi.” Sự phục hối sau cuộc thất bại và “tội lỗi được tha” thường xảy ra trong đời sống con người chúng ta, nhất là trong những giai đoạn tiến hóa cao hơn. Một người được trao cho một cơ hội nếu y biết nắm lấy nó, nó sẽ tạo cho y những khả năng tăng trưởng. Nếu y không chịu nắm lấy nó, y sẽ rơi khỏi vị trí mà y đã đạt được và mất đi các cơ hội khác. Đối với y, vào lúc đó, sự tiến bộ đã tắt nghẽn, y sẽ hết sức khổ cực cố gắng bước trên mảnh đất mà y đã đi qua, gắng đạt lại và đặt chân vững chắc lên nơi mà y đã trượt ngã. Chỉ khi nào y đã làm được như thế, y mới nghe được Tiếng nói dịu dàng bảo y rằng quá khứ đã qua rồi, sự yếu đuối đã biến thành sức mạnh và cửa đạo lại mở cho y qua. Nơi đây cũng thế, “sự tha thứ” chỉ là sự tuyên bố của một thẩm quyền thích ứng với công việc ấy, cửa đạo được mở rộng cho người có năng lực nhưng lại đóng kín đối với người thiếu khả năng. Nơi nào đã có sự thất bại và theo sau là nỗi đau khổ, thì sự tuyên bố này được cảm thấy như một “lễ báp tít tha tội”, nó cho người chí nguyện hưởng lại đặc ân mà chính hành động y đã đánh mất. Chắc chắn việc này làm y vui mừng và an tịnh, giải thoát y khỏi gánh nặng âu lo và khối quà khứ nặng nề sau cùng đã rơi khỏi chân y.
      Xin đừng bao giờ quên một chân lý này: chúng ta đang sống trong một biển ánh sáng, tình thương và ân phước-Sự Sống của Thượng Đế- luôn bao quanh chúng ta. Như ánh sáng mặt trời tràn ngập xuống trái đất, Sự Sống của Ngài chiếu sáng tất cả, Ngôi Mặt Trời ấy không lặn nơi nào. Chúng ta đã ngăn cản ánh sáng này khỏi tâm thức chúng ta bởi lòng ích kỷ, tánh vô tâm, sự ô uế,   tánh không khoan dung của chúng ta. Nhưng ánh sáng ấy vẫn chiếu sáng như bao giờ, tràn ngập mọi phía quanh chúng ta, chiếu một cách dịu dàng và kiên nhẫn lên các bức tường do ta tự tạo ra. Khi linh hồn phá đổ các bức tường ngăn cách ấy, ánh sáng tràn vào, linh hồn cảm thấy ngộp trong ánh nắng, thở không khí đầy ân phước của cõi trời. “Con của Người vẫn ở trên trời”, mặc dầu y không biết Nó. Những làn gió nhẹ của Nó sẽ thổi vào trán y nếu y phơi bày ra. Thượng Đế luôn luôn tôn trọng cá tính của con người, Ngài sẽ không bao giờ bước vào tâm thức của y cho đến khi y tự mở rộng đón tiếp Ngài, “Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ” là thái độ của mọi Vị Thông Tuệ tinh thần đối với sự tiến hóa của một linh hồn. Sự chờ đợi mở cửa này không phải do Ngài thiếu lòng thiện cảm mà chính vì Ngài hiểu biết sâu xa.
      Con người không bị ép buộc, y được tự do. Y không phải là một kẻ nô lệ mà là một Thượng Đế đang thành. Sự tăng trưởng của y không thể bị cưỡng bách mà phải do tự nguyện. Chỉ khi nào ý chí y thuận tình thì Thượng Đế mới ảnh hưởng y, mặc dầu Ngài luôn luôn “hiện diện khắp nơi và sẵn sàng đến giúp đỡ những ai hướng về Ngài do hành động khôn ngoan, những ai không bảo thủ mà mở rộng tâm mình với lòng ưu ái của ý chí”. (The heroic Enthusiasts-Giordano Bruno).
      Cảm nghĩ “tha tội” làm cho tâm tràn đầy vui sướng khi ý chí đồng rung động với Thiêng Liêng, khi phần tử cảm thấy sự duy nhất của nó (oneness) với toàn thể và Sự Sống Duy Nhất (one Life) rung động nguồn cảm hứng của nó. Dầu cho sự trình bày “sự tha tội” thô sơ và chưa đầy đủ về phương diện trí tuệ thì chân lý thanh cao này cũng tạo sinh lực và gợi cảm hứng hướng về một đời sống tinh thần trong sạch ?...

CHƯƠNG 12
PHÉP BÍ TÍCH
                         
NGUYÊN LÝ ĐẠI CƯƠNG
      Trong tất cả các tôn giáo, có một số nghi lễ được các tín đồ xem là rất trọng yếu, các nghi lễ này nhằm ban một số ân huệ cho người dự lễ. Danh từ Bí Tích dùng để gọi các nghi lễ này và chúng đều có một đặc tính chung. Từ trước đến nay người ta ít trình bày đúng đắn bản chất và ý nghĩa của chúng, nhưng đây là một vấn đề trong các vấn đề đã được giải thích từ xưa trong Tiểu Bí Pháp.
      Một Bí Tích có hai tính chất đặc biệt của nó. Trước tiên nó là một nghi lễ công truyền, một chuyện ngụ ngôn bằng hình ảnh, một sự trình bày một điều gì đó bằng các động tác và các vật dụng. Nó không phải là một chuyện ngụ ngôn bằng lời, một lời dạy bằng ngôn từ để truyền đạt một chân lý. Các vật liệu, dụng cụ và cách thức sử dụng chúng trong một nghi lễ có mục đích trình bày một vài chân lý mà nghi lễ ấy muốn ghi vào tâm trí những người hiện diện. Đó là đặc tính đầu tiên và hiển nhiên của một Bí Tích, nó khác với các hình thức thờ phượng hoặc tham thiền. Nó giúp cho những người chưa đủ sức nắm lấy chân lý ẩn vi, nó trình bày chân lý dưới một hình thức sống động và minh họa, nếu không thế họ sẽ không nhận thức được. Khi nghiên cứu một Bí Tích, trước nhất người ta nên có quan điểm rằng đó là một biểu tượng bằng hình ảnh (pictorial). Như thế những điều cần nghiên cứu là: những đồ vật được sử dụng trong biểu tượng, cách thức sử dụng các đồ vật ấy, và ý nghĩa mà toàn thể biểu tượng muốn truyền đạt.
      Đặc tánh thứ hai của một Phép Bí Tích tùy thuộc vào các sự kiện của các cõi vô hình và được khảo sát bởi huyền bí học. Vị hành lễ nên thông hiểu các sự kiện ấy, mặc dầu không thể hoàn toàn được, và hiệu lực của Phép Bí Tích tùy thuộc vào sự hiểu biết của vị hành lễ. Phép Bí Tích nối liền cõi vật chất với các cõi giới thanh nhẹ vô hình liên hệ, nó là sợi dây liên lạc cõi hữu hình với cõi vô hình. Không những thế, nó còn là một phương pháp chuyển hóa những năng lực cõi vô hình biểu lộ hoạt động trong cõi vật chất, một phương pháp hiện thực biến đổi loại năng lực này sang loại năng lực khác, cũng giống như trong bình điện giải, các năng lực hóa được biến sang năng lực điện. Bản thể của mọi năng lực đều giống nhau, trong cõi hữu hình cũng như trong các cõi vô hình. Nhưng các năng lực này khác nhau tùy theo các mức độ vật chất chúng biểu lộ xuyên qua đó. Một Bí Tích giống như một lò linh đan cho khoa luyện kim tinh thần. Một năng lực được đem vào lò và chịu nhiều cách chế luyện, sẽ biểu lộ khác đi. Như thế một loại năng lực tinh tế của một cõi cao siêu trong vũ trụ có thể được biến đổi cho thích hợp trực tiếp với đời sống con người trong cõi trần. Bí Tích giúp những năng lực tác động trực tiếp đến những ai hoàn thành những điều kiện cần thiết và có tham dự vào lễ ấy.
      Những người ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã vào thời “Cải Cách” đã đánh mất đi sự xứng đáng và sự thông hiểu các năng lực huyền bí của các Bí Tích trong Giáo Hội. Sự phân cách trước đây giữa Đông và Tây, phân Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội La Mã, không hề ảnh hưởng đến đức tin về các Bí Tích. Cả hai cộng đồng lớn ấy đều duy trì các Bí Tích như dây liên lạc giữa cõi hữu hình và cõi vô hình, và thánh hóa đời sống của tín đồ từ lúc mới sinh đến lúc chết. Bảy Bí Tích của Cơ Đốc Giáo bao trọn cả kiếp sống con người, từ lễ Báp tít đón mừng đến lễ Xức Dầu Thánh từ biệt. Các lễ ấy do những Huyền Bí Gia là người hiểu các thế giới vô hình lập nên. Những vật liệu, những lời nói, những cử chỉ, tất cả đều được chọn lựa kỹ càng và sắp xếp thế nào để tạo một số kết quả mong muốn.
      Vào thời Phục Hưng, những Giáo Hội ly khai khỏi ách La Mã không còn do Huyền Bí Gia dẫn dắt nữa, mà lại do các người thường của thế gian. Có người tốt và cũng có người xấu, nhưng nói chung tất cả đều không biết về những sự kiện của các cõi vô hình. Họ chỉ biết được lớp vỏ bên ngoài của Cơ Đốc Giáo nghĩa đen (literal) của các tín điều,  và cách thờ phượng công truyền mà thôi. Hậu quả là các Bí Tích mất đi vị trí tối cao trong sự thờ phượng của người Cơ Đốc, và trong hầu hết cộng đồng Tin Lành, các Bí Tích ấy chỉ thu lại còn hai: Lễ Báp tít và lễ Thánh Thể (Baptism and Eucharist).
      Các Giáo Hội ly khai quan trọng nhất không phủ nhận hẳn tính chất của các Bí Tích khác, nhưng họ đã đặt hai Bí Tích ra ngoài năm Bí Tích kia và xem hai Bí Tích này là sự bắt buộc đại đồng mà mỗi hội viên phải thọ lãnh để được chấp nhận là một hội viên trọn nghĩa (full member).
      Định nghĩa đại cương của một Phép Bí Tích đã được nêu chính xác trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Anh, ngoại trừ các chữ hời hợt “do chính Đấng Christ ban cho”, những chữ này cũng được giữ lại nếu người ta muốn gán cho chữ Christ một nghĩa thần bí. Như thế một Phép Bí Tích là: “Một dấu hiệu hữu hình và bên ngoài (outward) của ân huệ tinh thần và bên trong do Đấng Christ ban lệnh cho chúng ta, như một phương tiện nhờ đó chúng ta thọ lãnh ân huệ tinh thần trên và một lời bảo đảm cho chúng ta ân huệ đó.
      Trong định nghĩa này chúng ta thấy có nêu ra hai tính chất rõ rệt của một Phép Bí Tích, “dấu hiệu hữu hình và bên ngoài” là một biểu tượng bằng hình ảnh (pictorial), và câu “phương tiện nhờ đó chúng ta thọ lãnh ân huệ tinh thần và bên trong” thuộc tính chất thứ hai đã nói ở trên. Những tín đồ Tin Lành thường chỉ xem các Bí Tích như một hình thức bên ngoài, một nghi lễ bên ngoài. Họ nên lưu ý đến câu sau cùng. Nó quả quyết rằng một Bí Tích quả thật là một phương tiện để truyền ân huệ, và như thế nó ám chỉ rằng không có phương tiện này thì ân huệ không thể truyền nguyên dạng từ trên cõi tinh thần xuống cõi vật chất được. Đó là điều cần nhận thức minh bạch về một Bí Tích trong tính chất thứ hai của nó, một phương tiện nhờ đó những quyền năng tinh thần được đưa xuống hoạt động ở cõi trần.
      Để hiểu được một Bí Tích, chúng ta cần phải nhận thức rõ rệt sự hiện hữu của khía cạnh huyền bí ẩn mật của Thiên Nhiên. Đó là khía-cạnh-sự-sống của Thiên Nhiên,khía cạnh tâm thức, hay chính xác hơn là Trí trong Thiên Nhiên. Trong các phép Bí Tích, người ta có một niềm tin thầm kín rằng thế giới vô hình có một tiềm năng ảnh hưởng lên thế giới hữu hình. Và để hiểu một Bí Tích, chúng ta phải hiểu đôi điều về các vị Thông Tuệ vô hình điều khiển Thiên Nhiên. Khi học hỏi về giáo điều Tam Nguyên, chúng ta đã thấy rằng Tinh Thần (Spirit) đã biểu lộ thành một Ngã cấp ba (triple self) và môi trường biểu lộ của Ngài là Vật Chất, khía-cạnh-hình-thể của Thiên Nhiên, và người ta thường coi đó là Thiên Nhiên. Chúng ta phải nghiên cứu hai phương diện này: sự sống và hình thể, để hiểu một Bí Tích.
      Từ Tam Nguyên xuống đến nhân loại, có nhiều đẳng cấp vô hình. Cấp cao nhất là bảy Vị Huyền Thiên của Thượng Đế Spirit of God), bảy ngọn lửa trước ngai Thượng Đế (Rev.4:5). Mỗi vị đứng đầu một đại đoàn Vị Thông Tuệ (Intelligences) tất cả cấp dưới đều chia sớt bản chất Ngài và hoạt động dưới sự hướng dẫn của Ngài. Họ phân thành: Thrones, Powers, Princes, Domination, Archagels, Angels. Những văn tự của các Cha Cơ Đốc có nói đến họ trong thi văn Huyền Môn.Như thế bảy đại đoàn những Vị này tiêu biểu cho Trí thiêng liêng trong Thiên Nhiên theo mức độ thông tuệ của họ.Họ đếu được tất cả các tôn giáo đề cập. Họ nhập vào (ensoul) những năng lực của Thiên Nhiên. Theo quan điểm Huyền Bí học, không có mãnh lực nào hoặc vật chất nào gọi là chết. Mãnh lực và vật chất đều sống động và tích cực; mỗi năng lực hoặc một nhóm năng lực là tấm rèm của một Vị Thông Tuệ, một Tâm Thức dùng năng lực ấy để biểu lộ ra bên ngoài. Vật chất đã cho năng lực ấy mượn một hình thức để Ngài hoạt động. Nếu một người chưa thể nhìn thấy Thiên nhiên theo cách ấy thì đối với y, tất cả các giáo lý huyền môn vẫn còn là một quyển sách niêm phong. Không có các thiên thần ấy- tức các tâm thức đã nhập vào mãnh lực và vật chất (ghi chú của sách: Câu lực và vật chất được khoa học biết rất nhiều. Nhưng lực là một trong những đặc tính của vật chất, được gọi là chuyển động- Motion)- thì Thiên Nhiên không những vẫn còn bí hiểm, mà nó còn không liên quan gì đến Sự Sống thiêng liêng đang hoạt động trong và xung quanh nó, và với những sự sống nhân loại đang phát triển giữa lòng nó. Vô số các thiên thần ấy nối liền các cõi với nhau. Họ vẫn đang tiến hóa trong khi giúp đỡ sự tiến hóa của những hạng thấp hơn họ. Guồng máy tiến hóa hiện ra rõ rệt hơn khi chúng ta thấy rằng con người cũng có tham dự trong các đẳng cấp của những vị Thông Tuệ. Những Thiên Thần ấy là “Con của Trời” (Son of God), thuộc về một kỳ sinh trưởng trước chúng ta, họ “kêu reo mừng” (Job 38:7) khi những “nền móng của trái đất” được thành lập trong khi các Sao Mai đồng hát hòa nhau.
      Những hạng khác tiến hóa thấp hơn chúng ta: thú vật, cây cỏ, kim thạch và các loài tinh chất (elementals), trong khi các Thiên Thần tiến hóa cao hơn chúng ta. Và khi chúng ta học hỏi như thế, chúng ta nảy sinh một quan niệm về Bánh Xe của Sự Sống gồm vô số sinh linh tương quan lẫn nhau và đều cần thiết cho nhau, con người là một Thông Tuệ linh hoạt; một tự thức (self-conscious being) có một vị trí của nó trên Bánh Xe này. Bánh Xe cứ quay mãi do Ý Chí thiêng liêng, và các Thông Tuệ cấu tạo nên nó tìm cách cộng tác với Ý Chí đó. Nếu trong sự hoạt động của các Thông Tuệ có một sự gãy vỡ hay khiếm khuyết vì xao nhãng hay chống đối, thì Bánh Xe sẽ lê đi, quay chậm lại và chiếc xe tiến hóa của các thế giới nặng nhọc tiến trên con đường của nó.
      Hằng hà sa số sự sống này, trên và dưới nhân loại, đến tiếp xúc với tâm thức con người theo các đường lối rất xác định, trong số đó có âm thanh và màu sắc. mỗi âm thanh có một hình thể trong cõi vô hình, và các âm thanh phối hợp tạo thành các dáng vẻ phức tạp [xin xem các sách khoa học về vấn đề này, và quyển Voice- figures của Bà Watts Hughe]. Trong những cõi vật chất mảnh mai ấy, các âm thanh đều có màu sắc đi theo, vì thế nhiều khi chúng tạo nhiều hình thể màu mè vô cùng đẹp đẽ. Khi một nốt được đánh lên, sự rung động của nó trong cõi hữu hình tạo nên các rung động trong các cõi vô hình, mỗi âm thanh có một đặc tính riêng và có thể tạo được vài kết quả. Khi giao thiệp với các Thông Tuệ thấp hơn con người hoặc khi muốn kiểm soát và điều khiển họ, người ta dùng những âm thanh thích ứng để tạo các kết quả mong muốn vì ngôn từ nơi đây là những âm thanh xác định. Và khi giao thiệp với những Thông Tuệ tiến hóa cao hơn, vài âm thanh cũng rất hữu ích để tạo một bầu không khí điều hòa, thích hợp với các hoạt động của họ và làm cho các thể tinh vi của chúng ta dễ thụ cảm hơn với các ảnh hưởng của họ.
      Tác động của âm thanh lên các thể tinh vi là một phần quan trọng nhất trong cách sử dụng huyền bí âm thanh. Các thể mảnh mai này cũng giống như thể xác, lúc nào cũng rung động. Các sự rung động này thay đổi theo mỗi một tư tưởng hay dục vọng. Những rung động thay đổi bất thường này gây trở ngại cho các rung động mới đến từ bên ngoài. Để các thể dễ cảm với những ảnh hưởng thanh cao hơn, người ta dùng âm thanh biến đổi các rung động bất thường ấy thành một nhịp điệu không đổi giống như nhịp điệu của Vị Thông Tuệ mà ta muốn đến. Mục đích của những câu thường được lập đi lập lại là để tạo ảnh hưởng trên, giống như một nhạc sĩ đánh vang mãi một nốt nhạc đến khi tất cả nhạc khí cùng chỉnh vào nốt ấy. các thể tinh vi phải được chỉnh cùng nốt với Vị ấy nếu muốn ảnh hưởng của Ngài xuyên dễ dàng qua bản tính của người thờ phượng. Từ xưa người ta đã dùng âm thanh với mục đích đó. Như vậy, âm nhạc đã tạo thành một toàn bộ trong sự thờ phượng, và vài âm điệu xác định nào đó đã được bảo tồn và lưu truyền cẩn thận từ thời đại này sang thời đại khác.
      Mỗi tôn giáo đều có những âm thanh có bản chất đặc biệt, gọi là “Từ Quyền Lực” (words of power) gồm nhiều câu thuộc một ngôn ngữ đặc biệt và được ngân xướng theo một cách thức đặc biệt. Các tôn giáo đều có một kho những câu như thế, những âm thanh đặc biệt nối tiếp nhau. Đông phương gọi chúng là “câu chú” (mantras), khoa học về môn này đã được họ nghiên cứu rộng rãi và công phu. Một câu chú không cần phải thuộc một ngôn ngữ đặc biệt nào. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng dùng được, mặc dầu có vài ngôn ngữ này thích hợp hơn các ngôn ngữ khác, và miễn là người lập câu chú nắm vững được kiến thức huyền bí cần thiết. Có hàng trăm câu chú bằng giọng tiếng Phạn do các Huyền Bí gia ngày xưa rành rẽ luật lệ cõi vô hình lập nên. Chúng được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Lời hát câu chú tạo nên sự rung động do đó tạo nên các hình thể trong cõi vật chất cũng như trong các cõi siêu hình. Tùy theo kiến thức và sự trong sạch của người hát mà lời hát của y có thể ảnh hưởng đến cõi nào. Nếu kiến thức y rộng sâu, nếu ý chí y mạnh mẽ và nếu tâm y trong sạch thì hình như không có giới hạn nào ngăn cản quyền năng tác động của y khi dùng vài câu chú cổ xưa.
      Như đã nói câu chú không cần lập bằng ngôn ngữ đặc biệt nào. Chính vì thế mà trong Giáo Hội La Mã, tiếng La Tinh được dùng trong những nghi thức thờ phượng quan trọng nhất. Tiếng La Tinh được dùng nơi đây không phải vì nó là một tử ngữ để che dấu sự hiểu biết, để mọi người đừng hiểu. Nó được dùng như một mãnh lực sống động trong các cõi vô hình, tạo nên các làn rung động mà những ngôn ngữ Âu Châu thông thường khác không thể tạo đượctrừ khi một Huyền Bí gia giỏi dùng một trong các ngôn ngữ ấy để cấu tạo một dãy âm thanh cần thiết. Dịch một câu chú tức là thay đổi từ một “Từ Quyền Lực” sang câu văn thông thường. Như thế âm thanh đã bị biến đổi và hình thể âm thanh cũng biến đổi theo.
      Có vài cách sắp xếp các từ La Tinh, phụ thêm âm nhạc trong lễ thờ phượng của Cơ Đốc, tạo những ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong các cõi siêu nhiên, và bất cứ người nào nhạy cảm cũng nhận thức được những hiệu quả đặc biệt của lời hát những câu thiêng liêng nhất ấy, nhất là trong lễ Misa. Ai ngồi yên tĩnh trong trạng thái đón nhận đều nhận được những hiệu quả rung động khi vị hành lễ hay ca đoàn thốt ra những câu ấy. Cùng lúc ấy những kết quả được tạo nên trên các cõi giới cao siêu tác động lên các thể tinh vi của các người thờ phượng theo cách thức đã được trình bày, đồng thời chúng cũng kêu gọi các Vị Thông Tuệ ở các cõi ấy chính xác như khi một người này kêu gọi người kia ở cõi trần, dưới hình thức một lời khẩn cầu hoặc trong vài trường hợp là một mệnh lệnh. Âm thanh tạo nên những hình thể chớp sáng linh động vượt xuyên qua các cõi, tác động vào tâm thức của các Vị Thông Tuệ khiến cho vài Vị ấy giúp đỡ các công việc xác định mà những người dự lễ thỉnh cầu. Những câu chú như thế giữ một vai trò quan trọng trong mỗi Phép Bí Tích.
      Phần quan trọng cốt yếu kế tiếp là các cử chỉ- hành thức hữu hình và bên ngoài. Đó lá các Dấu Hiệu. Mỗi dấu hiệu đều có một ý nghĩa đặc biệt riêng và đánh dấu phương hướng tác động lên các mãnh lực vô hình mà người hành lễ đang điều khiển, những mãnh lực này hoặc do của chính ông, hoặc chảy xuyên qua ông. Trong mọi trường hợp đều cần có chúng để thực hiện các kết quả mong muốn, và chúng là phần cốt yếu trong Lễ Bí Tích. Một dấu hiệu như thế được gọi là “Dấu Quyền Lực” (sign of power) cũng như câu chú được gọi là “Từ Quyền Lực”.
      Thật lý thú khi ta đọc thấy trong các tác phẩm huyền bí thới trước những điều liên quan với các sự kiện này. Trong “Book of the Dead” của Ai Cập có diễn tả cuộc hành trình sau khi chết (podt mortem) của một Linh Hồn, chúng ta thấy y bị chặn lại và thử thách ở các giai đoạn khác nhau của cuộc hành trình ấy như thế nào. Y bị ngăn chận và thử thách bởi các Vị Gác Cổng của các cõi liên tiếp nhau. Y chỉ có thể đi qua Cổng ấy và tiếp tục cuộc hành trình khi y biết được hai điều: y phải nói Từ Quyền Lực và làm một Dấu Quyền Lực. Sau khi làm được như thế, các thanh cản của Cổng mới rơi xuống và các Vị Gác Cổng đứng sang bên cho Linh Hồn đi qua. Trong cuốn Thánh Kinh Cơ Đốc thần bí Pitis Sophia cũng có tường thuật một bài tương tự nhưng bài này nói về một người tự ý rời khỏi xác thân trong tiến trình Điểm Đạo chớ không phải một Linh Hồn được tự do, thoát khỏi sự ràng buộc của xác thân sau khi chết. Có những Quyền Lực lớn lao hơn, Quyền Lực của Thiên Nhiên, ngăn cản bước đường y;  cho đến khi người được Điểm Đạo đưa ra Từ và Dấu, họ mới cho phép y qua những cánh cổng vào lãnh vực của Họ. Cả hai kiến thức này đều cần thiết. Không có Từ và Dấu này thì sự tiến hóa bị chận lại và một Bí Tích không còn là một Bí Tích nữa.
      Ngoài ra, tất cả các Bí Tích còn phải dùng- hoặc nên dùng- vài vật liệu hồng trần (Ngày nay, trong Bí Tích Giải Tội, người ta không còn dùng tro ngoại trừ trong vài dịp đặc biệt, nhưng chúng không hề thuộc vào phần nghi lễ). Nó là biểu tượng của điều mà Bí Tích phải đạt đến. Nó nêu rõ bản chất của “ân huệ tinh thần và bên trong” nhận được xuyên qua nó. Đây cũng là một phương tiện vật chất để chuyển di ân huệ một cách thật sự, hiện thực chớ không phải theo nghĩa tượng trưng, và một sự thay đổi tinh tế xảy ra trong nó để thích ứng nó với những mục đích cao siêu.
      Một đồ vật gồm có các phân tử đặc lỏng, hơi mà một nhà hóa học có thể phân tích được. Ngoài ra nó còn có chất dĩ thái (ether) và những đối phần (counterpart) vật chất thanh bai hơn nữa. Trong những phần này, từ điển (magnetism) và những mãnh lực thanh bai hơn tác động.
      Khi một đồ vật được truyền từ điển, thì có một sự thay đổi trong phần dĩ thái của nó, những làn sóng rung động bị biến đổi và hệ thống hóa theo những làn sóng rung động của chất dĩ thái của người truyền từ điển. Như thế nó chia sớt bản tính của y, và các phân tử nặng nề hơn dưới tác dụng của chất dĩ thái sẽ biến đổi chậm chạp mức độ rung động của chúng. Nếu người truyền từ điển có quyền năng tác động những đối phần tinh vi hơn nữa thì chúng sẽ rung động đồng nhịp với những rung động thanh cao hơn của y.
      Đây là bí quyết của sự trị bịnh bằng từ điển. Những sự rung động rối loạn của người bệnh được lập lại điều hòa với những rung động của người chữa trị mạnh khỏe một cách xác định rõ ràng như một quả lắc bất điều hòa được sửa chữa lại cho điều hòa, đúng nhịp điệu chu kỳ. Một bác sĩ sẽ xạ từ điển vào nước để chữa bệnh nhân của ông, hoặc vào một miếng vải đặt lên chỗ đau. Trong mọi trường hợp, người ta dùng chất dĩ thái để tác dụng lên các phân tử vật chất đậm đặc hơn.
      Khi Từ Quyền Lực và Dấu Quyền Lực tác động lên các vật liệu dùng trong phép Bí Tích thì một kết quả tương tự xảy ra,từ điển trong chất dĩ thái thay đổi và những đối phần thanh nhẹ bị tác động tùy theo sự hiểu biết, tính trong sạch và lòng tôn sùng của người hành lễ đã từ điển hóa đồ vật ấy- hay nói theo danh từ tôn giáo là ông đã hiến dâng nó. Hơn nữa, Từ và Dấu Quyền Lực trong buổi lễ còn kêu gọi những Thiên Thần liên hệ đặc biệt với những đồ vật được dùng và với đặc tánh của các động tác phô diễn. Họ trợ giúp tích cực, tuôn những năng lực từ điển của chính họ vào đối phần thanh nhẹ và cả đến phần dĩ thái của món đồ. Như thế Họ tăng cường năng lực của người hành lễ. Ai biết được những năng lực của từ điển sẽ không thể nghi ngờ các sự thay đổi trong các đồ vật trên. Và nếu một nhà khoa học không tin vào điều vô hình lại có được khả năng truyền thấm vào nước sinh lực của chính y để chữa một căn bệnh vật chất, thì tại sao một quyền năng thuộc một bản chất cao cả hơn, mặc dầu tương tự, lại bị phủ nhận khỏi những người có một đời sống thánh thiện, một tánh tình thanh cao, và một tri thức về sự vật vô hình? Những ai có thể cảm nghe các hình thức cao hơn của từ điển đều biết rất rõ rằng các đồ vật được hiến dâng có năng lực khác nhau rất nhiều và sự khác biệt về từ điển ấy là do trình độ hiểu biết, sự trong sạch và tinh thần của người hiến dâng chúng. Chương 14 có đề cập thêm một ít về các “đồ vật thiêng này”.
      Như thế chúng ta thấy phần bên ngoài của phép Bí Tích rất quan trọng. những biến đổi hiện thực xảy ra trong các đồ vật được dùng. Chúng được tạo thành những vận cụ cho các năng lực tự nhiên của nó. Ai đến gần chúng, chạm vào chúng, thí các tiềm lực từ điển của chúng sẽ tác động vào thể dĩ thái và các thể thanh nhẹ hơn của y, làm cho chúng dễ cảm nhận những ảnh hưởng cao siêu hơn, và rung động cùng âm điệu với các vị cao cả liên quan đến Từ và Dấu Quyền Lực dùng trong buổi lễ. Những Vị trong cõi vô hình sẽ hiện diện trong lễ Bí Tích, tuôn xuống ảnh hưởng thiện tâm đầy ân phước của họ, như thế tất cả những ai xứng đáng trong buổi lễ, đủ tinh khiết và tôn sùng để hòa hợp với các làn rung động được tạo nên, sẽ cảm thấy tình cảm của họ được tinh luyện và phấn khích, tinh thần của họ được tăng tiến mau lẹ, và tâm của họ tràn đầy an tịnh nhờ tiếp xúc mật thiết với những Vị vô hình.
                                  
CHƯƠNG 13
PHÉP BÍ TÍCH
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Bây giờ chúng ta hãy áp dụng những nguyên lý đại cương ấy vào các trường hợp cụ thể để xem chúng giải thích các Lễ Bí Tích như thế nào.
      Có lẽ chúng ta đề cập đến ba Phép Bí Tích trong bảy phép dùng trong Giáo Hội Cơ Đốc cũng đủ. Hai lễ được xem như bắt buộc đối với tất cả người Cơ Đốc, mặc dầu những nhóm Tin Lành cực đoan đã loại bỏ tính chất Bí Tích của các lễ ấy, chỉ coi chúng có giá trị tuyên bố và ghi nhớ mà thôi, tuy nhiên ngay trong nhóm của họ, một tâm tôn sùng chân chánh cũng nhận được ân phước thiêng liêng mà đầu óc từ chối. Phép Bí Tích thứ ba không được Hội Thánh Tin Lành công nhận là một Bí Tích dẫu với hư danh đi nữa, mặc dầu nó có những dấu hiệu thiết yếu của một Bí Tích, theo như định nghĩa trong sách giáo lý của Giáo Hội Anh.(xem trang 175). Ba lễ đó lần lượt là Lễ Báptít, lễ Thánh Thể và lễ Hôn phối. Việc loại bỏ lễ Hôn Phối ra khỏi các Bí Tích đã hạ thấp nhiều lý tưởng cao cả của nó và đã đưa đến nhiều sự rời rạc trong mối liên kết của nó.
      Bí Tích Báptít đều có trong mọi tôn giáo, không những nó là cửa ngõ bước vào đời sống hồng trần, mà tổng quát hơn nó còn là một nghi lễ tinh luyện. Nghi lễ này thâu nhận một người gia nhập- mới sinh hay đã trưởng thành- vào một tôn giáo bằng cách rảy nước lên người. Đó là phần cốt yếu của nghi lễ, điều này rất phổ thông từ xưa đến nay. Dr.Giles lưu ý: “Ý niệm dùng nước như một biểu tượng cho sự tinh luyện tinh thần rất là rõ rệt từ thời thượng cổ đến đỗi chúng ta phải ngạc nhiên. Trong quyển khái luận về Tôn Giáo Cổ Ba Tư, Dr.Hyde nói rằng lễ ấy tràn khắp trong dân chúng. Họ không cắt bì cho trẻ em, mà duy chỉ dùng lễ Báptít để tinh lọc linh hồn cho trẻ. Họ đem đứa trẻ cho vị linh mục trong nhà thờ và đặt em trước mặt trời và lửa. Khi buổi lễ chấm dứt, họ nhìn thấy em thiêng liêng hơn. Chúa bảo họ đựng nước trong vỏ cây Holm để dùng cho mục đích này. Cây này thật ra là cây Haum của các giáo sĩ. Đôi khi người ta nhúng y vào một thùng nước lớn, như Tavernier có nói. Sau lễ tẩy rửa Báptít ấy, vị linh mục đặt cho y một tên do cha mẹ chọn”. Bên Ấn Độ, sau khi một em bé sinh được vài tuần, người ta làm một nghi lễ trong đó có phần rảy nước cho em. Nghi thức rảy nước đều có trong tất cả các sự thờ phượng của Ấn Giáo. Williamson nêu những tin tức đáng tin cậy về sự thực hành Lễ Báp tít ở Ai Cập, Ba Tư, Tây Tạng, Mông Cổ, Mexico, Peru, Hy Lạp, La Mã, Scandinavia, và giữa người Druids. Có vài lời cầu nguyện rất là đẹp đẽ: “cầu xin cho nước thánh màu xanh và xanh nhạt này vào thân thể bạn và linh hoạt ở đấy. Tôi cầu xin cho nó tiêu diệt và loại trừ khỏi bạn tất cả điều ác và phản nghịch đã đặt cho bạn trước khi có thế gian”. “Con ơi, hãy nhận lấy nước của Chúa của thế gian, Ngài vốn là sự sống của chúng ta. Nó rửa sạch và tinh lọc. Cầu xin những giọt nước này tẩy sạch tội lỗi đã đặt cho con trước khi tạo lập thế giới, vì tất cả chúng ta đều chịu dưới quyền lực của nó,”
      Tertullian lưu ý rằng Lễ Báp tít rất thông dụng trong các nước không theo Cơ Đốc Giáo.
      Trong hầu hết các cộng đồng tôn giáo, một hình thức Báp tít nho nhỏ theo sau mọi nghi lễ, dùng nước làm biểu tượng cho sự tinh lọc. Họ quan niệm rằng không ai bước vào nghi thức thờ phượng trừ khi y đã tinh luyện tâm hồn và lương thức y; sự tẩy sạch bên ngoài tượng trưng cho sự tẩy sạch bên trong. Trong những nhà thờ La Mã và Hy Lạp, người ta đặt một bình đựng nước Thánh gần mỗi cửa, và mỗi người đến thờ phượng đều chấm vào nước Thánh để làm dấu thánh giá trên người y trước khi y tiến bước hướng về bàn thờ. Robert Taylor nhận xét điều này như sau: “Các chậu đựng nước làm Báp tít trong các nhà hội Tin Lành,- và chúng ta cũng cần kể thêm các bình nhỏ đặt ở ngưỡng cửa các nhà nguyện Cơ Đốc- không phải là những sự bắt chước, phỏng theo, mà là một sự tiếp nối liên tục không bao giờ gián đoạn của cùng một loại bùa nước.
      Trong lễ Báp tít đón nhận lần đầu tiên vào Giáo Hội hoặc trong các lễ rửa thứ yếu khác, người ta thường dùng nước bởi nó là một chất lỏng trong Thiên Nhiên có khả năng tẩy sạch mạnh. Như thế nước là biểu tượng thích hợp nhất cho sự tinh luyện. Trong nghi lễ Anh Quốc, người ta chú nguyện một câu chú vào nước: “Xin thánh hóa nước này thành nước thần bí rửa sạch tội lỗi,…” và kết thúc bằng công thức: “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần Amen”. Đó là Từ Quyền Lực, nối tiếp theo là Dấu Quyền Lực, Dấu Thánh Giá được làm trên mặt nước.
      Từ và Dấu ấy tạo cho nước một đặc tính mới mà trước đây nó không có, bây giờ nó được gọi một cách đúng đắn là”nước thánh”. Những quyền lực hắc ám sẽ không lại gần nó; khi được rảy lên người, nó tạo một cảm giác an tịnh và khêu gợi đời sống tinh thần. Khi một em bé được làm Lễ Báp tít, năng lực tinh thần do Từ và Dấu tạo cho nước sẽ tăng cường sự sống tinh thần trong người em, rồi sau đó Từ Quyền Lực được lập lại lần nữa ngay trên người em, và Dấu Quyền Lực được làm ngay trên trán em, trong các thể thanh nhẹ của em có thêm các làn rung động thanh cao, và những lời kêu gọi gìn giữ đời sống đã được thánh hóa ấy túa ra suốt cõi vô hình. Dấu Quyền Lực này có khả năng tinh lọc và bảo vệ tức khắc- tinh lọc nhờ sự sống đã được tuôn qua dấu ấy, bảo vệ nhờ những làn rung động mà nó tạo nên trong các cõi thanh cao. Những làn rung động này tạo thành một bức tường bảo hộ chống lại những ảnh hưởng xấu trong cõi vô hình. Mỗi khi người ta chạm đến nước Thánh, đọc lên Từ và làm Dấu Quyền Lực, thì năng lực được làm tươi mới lại, những làn rung động được tăng cường thêm; cả hai điều này đều được công nhận là có công hiệu trong các cõi vô hình và giúp ích cho người thực hiện.
      Trong Giáo Hội đầu tiên, người ta chuẩn bị rất cẩn thận trước khi làm Lễ báp tít, những người được nhận vào Giáo Hội hầu hết đều chuyển đổi từ các tín ngưỡng khác. Người cải đạo trải qua ba giai đoạn giáo huấn xác định, y sẽ lưu lại trong mỗi giai đoạn  cho đến khi y đã nắm vững các giáo lý của nó- Bấy giờ y mới được chấp nhận vào Giáo Hội do Lễ Báp tít- Chỉ sau đó y mới được dạy Tín Điều(Creed). Tín Điều không được viết ra và cũng không bao giờ lập lại trước sự hiện diện của một người không tin. Như thế nó được dùng như một dấu hiệu để nhận biết nhau và một bằng chứng về địa vị của người phát ngôn. Vào thời đó người ta đã tin tưởng vô cùng, vào ân huệ do Lễ báp tít ban cho, do đó mà phát sinh ra tục lệ về Lễ Báp tít- trên- giường- chết. Tin tưởng vào sự hiện thực của Báp tít, những người thế gian không muốn từ bỏ các lạc thú trần tục và không muốn sống một đời sống trong sạch, nên họ đã hoãn Lễ Báp tít lại đến khi bàn tay của Tử Thần đã đặt lên họ. Họ tưởng có thể hưởng được ân huệ của Bí Tích, và có thể bước qua cửa Tử trong sự trong sạch và đầy năng lực tinh thần. Để chống lại sự lạm dụng này, vài Cha của Giáo Hội đã phản đối tích cực. Có một câu chuyện lạ kỳ của một Cha, tôi nghĩ là của S.Atanasius, một người có tính châm biếm mẫn tuệ, thích khôi hài để làm cho người nghe hiểu được cái hạnh kiểm hư hỏng của họ. Ông nói với nhóm tín đồ rằng ông đã có thấy một linh ảnh và đã lên đến cửa Trời có Thánh Peter đứng canh giữ. Đón tiếp với một cái cau mày bất mãn, không một nụ cười, Thánh bảo: “Tại sao ông cứ mãi gửi cho tôi những cái bao trống rỗng mà lại dán kín cẩn thận?” Đó là một trong những câu châm chích nhất rất hiện thực với người Cơ Đốc Giáo, lúc mà những Bí Tích rất hiện thực với người Cơ Đốc Giáo, chớ không phải chỉ là những hình thức như ngày nay thường gặp.
      Lễ Báp tít trẻ sơ sinh dần trở nên thông lệ trong Giáo Hội, do đó mà phần giáo huấn trước Lễ Báp tít vào thời trước trở thành phần chuẩn bị cho Lễ Thêm Sức. Bấy giờ lý trí và sự minh mẫn đã thức tỉnh liền nắm lấy những sự hứa hẹn của Lễ Báp tít trước kia. Sự thâu nhân trẽ sơ sinh vào Giáo Hội là một việc làm đúng khi sự sống con người được nhận thức là đang sống trong ba cõi và khi Tinh Thần và Linh Hồn (Spirit and Soul) đến cư ngụ trong xác thân mới, được nhận biết là có ý thức, minh mẫn và hiệu lực trong các cõi vô hình. Rất phải lẽ để cho “người Ẩn Mật trong lòng” (I.Pet 3:4) được đón tiếp vào giai đoạn mới của cuộc hành hương của y, và để cho những ảnh hưởng tốt lành nhất có thể tác động lên cái vận thể mà y đang cư ngụ và đang uốn nắn cho công việc của y. “Nếu mắt con người được mở, như mắt người hầu của Elisa ngày xưa đã mở thì họ vẫn còn thấy đầy ngựa và xe bằng lửa tụ tập trên núi, nơi đó có vị tiên tri của Chúa Trời”.(II King 6:17).
      Chúng ta bước sang nghiên cứu Phép Bí Tích thứ hai là Lễ Thánh Thể, Sự Hy Sinh của Lễ Thánh Thể, một biểu tượng của Sự Hy Sinh đời đời đã được giải thích. Sự hy sinh hằng ngày của Giáo Hội trên khắp thế giới tượng trưng cho sự hy sinh đời đời nhờ đó các thế giới được thành lập và duy trì. Con người, trong hành động Hy Sinh, dự phần vào sự hoạt động của Luật Hy Sinh, đống hóa mình với Luật ấy, nhận thức bản tính kết hợp của nó, và tự nguyện liên kết mình với nó để cùng hoạt động cho thế giới. Nếu sự đồng hóa được trọn vẹn thì người ta có thể hưởng được nhiều lợi ích, và ảnh hưởng trên các cõi được gia tăng nhờ những người thờ phượng sùng tín đã tham gia bằng tâm trí với hành động hy sinh, chớ không bằng hình thức bên ngoài.
      Lễ trọng đại này sẽ mất đi sức mạnh và ý nghĩa của nó khi người ta chỉ xem nó như một lễ tưởng niệm một sự hy sinh đã qua rồi, như một biểu tượng đẹp đẽ mà không chứa một chân lý thâm sâu, như một động tác bẻ bánh mì và rót rượu mà không có sự chia sớt với sự Hy Sinh đời đời. Như thế nó chỉ còn là một cái vỏ, một bức tranh chết thay vì một thực tại sống động. Vị Tông Đồ hỏi: “Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước há chẳng phải là thông [chia sẻ] với huyết của Đấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ há chẳng phải là thông với thân thể của Đấng Christ sao? (I.Cor 10:16). Và ông tiếp tục nêu rõ rằng tất cả ai dùng phần lễ ấy đều chia sớt một bản tính chung, đống liên kết nhau cùng trong một thân thể duy nhất, cùng hiệp nhất với Đấng hiện diện trong sự hy sinh ấy. Nơi đây ông đề cập đến một sự kiện của thế giới vô hình, và ông nói bằng quyền lực của sự hiểu biết. Những Vị vô hình tuôn bản chất của mình vào các vật liệu dùng trong các nghi lễ, và những ai chia sẻ các vật liệu ấy- chúng sẽ được đồng hóa trong cơ thể họ và trở nên thành phần của họ- sẽ được hợp nhất với các Vị ấy, họ cùng chia sẻ một bản chất chung. Điều này cũng rất đúng thật khi chúng ta dùng thức ăn hằng ngày do tay người khác làm ra- một phần của bản tánh và từ điển y trộn lẫn với bản tánh và từ điển chúng ta. Khi thực phẩm được truyền từ điển thanh cao một cách trang trọng và có chủ ý, nó sẽ tác động lên các thể tinh vi cũng như thể xác. Nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa và công dụng của Lễ Thánh Thể, chúng ta sẽ hiểu được những sự kiện này của cõi vô hình, và phải thấy trong lễ ấy một dây liên kết giữa cõi trần với cõi trời, và một hành động thờ phượng đại đồng, một sự hợp tác, một sự kết hợp với Luật Hy Sinh. Bằng chẳng vậy thì Lễ Thánh Thể sẽ mất đi phần ý nghĩa quan trọng hơn của nó.
      Việc dùng bánh mì và rượu làm vật liệu cho Lễ này- giống như nước trong Lễ Báp tít- đã rất lâu đời và phổ thông. Ngưới Ba Tư dâng bánh mì và rượu cho Mithras. Các lễ vật ở Tây Tạng và Tartary cũng tương tự như thế, Jêremiah có nói đến những người Do Thái dự lễ thờ phượng Ai Cập đã dâng bánh và thức uống cho Nữ Vương Trên Trời (Jer 44:17). Trong Sáng Thế Ký, chúng ta đọc thấy Melchisedek, vị Vua được Điểm Đạo, dùng bánh mì và rượu để ban phước cho Abraham (Gen 14:18,19). Trong các Huyền Môn Hy Lạp cũng có dùng bánh mì và rượu, Williamson ghi nhận rằng người Mexico, Peru và Druid cũng thế.
      Bánh mì là một biểu tượng tổng quát tượng trưng cho thực phẩm để cấu tạo thể xác, cũng như rượu biểu tượng cho huyết, được xem như chất lỏng của sự sống (life- fluid) “vì sự sống của xác thịt ở trong huyết” (Levib17:11). Vì thế những người cùng một gia đình cùng chia xẻ một huyết chung.Cùng huyết với ai tức là cùng dòng họ với y. Cũng vì thế mà ngày xưa có lễ “thệ ước bằng huyết”. Khi một người lạ được chấp nhận gia nhập vào một gia đình hay một bộ lạc thì người ta chích vào mạch máu y vài giọt máu của một người trong gia đình, hoặc y uống những giọt máu ấy- thường pha vào nước và từ đấy y được công nhận như một người được sinh ra trong gia đình hay bộ lạc ấy. Tương tự như thế, trong Lễ Thánh Thể, những người thờ phượng nhận lấy bánh tượng trưng cho thân thể, bản chất ( nature) của Đấng Christ, và rượu tượng trưng cho huyết, sự sống của Ngài; và họ trở nên dòng dõi của Ngài, một với ngài.
      Từ Quyền Lực là câu “Đây là Thân Thể của Ta”, “Đây là Máu của Ta”. Chính từ này biến đổi các vật liệu thành những vận thể cho các năng lực tinh thần. Dấu Quyền Lực là bàn tay đưa ra trên bánh và rượu, làm dấu Thánh Giá (người Tin Lành không thường làm như thế). Đây là những điều trọng yếu bên ngoài của Bí Tích Thánh Thể.
      Chúng ta rất cần hiểu sự thay đổi xảy ra trong Bí Tích, bởi vì nó còn vượt xa hơn từ điển đã được giải thích ở trước. Nơi đây chúng ta ở trong một trường hợp đặc biệt của một định luật tổng quát.
      Đối với Người Huyền Bí Học thì sự việc hữu hình được xem như sự việc sau cùng. Tất cả đều là sự biểu lộ vật chất của một tư tưởng. Một đồ vật chỉ là một ý niệm được hình thành và cô đặc lại. Tất cả món vật trong thế giới đều là những ý niệm Thiêng Liêng biểu lộ trong vật chất hồng trần. Như thế, thực tại của một món vật không nằm trong hình thể bên ngoài, mà nằm ở sự sống bên trong, ở ý niệm đã tạo hình và uốn nắn vật chất thành một vật biểu lộ cho ý niệm ấy. Trong các cõi cao, vật chất rất mảnh mai và mềm dẻo, tự lấy hình nhanh chóng theo ý niệm đó, và thay đổi hình thể nó khi tư tưởng thay đổi. Khi vật chất trở nên đậm đặc và nặng nề hơn, nó thay đổi chậm chạp khó khăn hơn. Xuống tận cõi trần những sự thay đổi này trở nên chậm chạp nhất vì tánh đối kháng của các vật chất cấu tạo nên cõi trần. Tuy nhiên nếu thời gian tác động được đầy đủ, vật chất nặng nề này cũng sẽ thay đổi dưới áp lực của ý niệm nhập vào trong nó, như người ta có thể thấy các vết nhăn trên gương mặt biểu lộ những tư tưởng và tình cảm quen thuộc của y.
      Đây là sự thật ẩn trong giáo điều Biến Thể (Transub-stantiation) mà người Tin Lành thông thường hiểu rất sai lầm. Nhưng đây là số phận của các chân lý khi được trình bày cho người không hiểu. Cái “bản thể” (substance) đã thay đổi ấy chính là cái quan niệm tạo ra một vật hợp với tên nó. “Bánh mì không phải chỉ đơn giản là bột mì và nước. Cái ý niệm quán xuyến việc trộn, nhào nặn bột mì và nước, đó là cái “bản thể” tạo chúng thành bánh mì, còn bột mì và nước được gọi theo kỹ thuật là những “vật ngẫu nhiên” (accidents), những sự sắp xếp của vật chất để tạo một hình thể cho ý niệm ấy. Với một ý niệm khác, một bản thể khác, thì lúa mì và nước sẽ lấy một hình thức khác như khi chúng được đồng hóa trong xác thân. Cũng thế, các nhà hóa học đã khám phá rằng các nguyên tử hóa học, cùng loại và cùng số lượng, có thể được phối hợp theo nhiều cách khác nhau và trở nên những chất có các đặc tính hoàn toàn khác nhau mặc dầu các vật liệu không thay đổi. Các chất phức hợp ấy là một trong những phát minh lý thú của hóa học hiện đại. Sự sắp xếp các nguyên tử tương tự theo những ý niệm khác nhau sẽ tạo nên các chất khác nhau.
       Vậy thì sự thay đổi bản thể nơi chất liệu dùng trong Lễ Thánh Thể là gì? Cái ý niệm tạo nên món đồ (object) đã được thay đổi. Trong tình trạng thông thường của chúng thì bánh mì và rượu là những vật liệu thực phẩm, diễn tả các ý niệm thiêng liêng  về những món dinh dưỡng, những món thích ứng để xây dựng các thể. Ý niệm mới mẻ về bản chất và sự sống của Christ, thích ứng để xây dựng bản chất (nature) và sự sống của con người. Đó là sự thay đổi về bản thể. Món đồ vẫn không thay đổi các “vật ngẫu nhiên” của nó, vật liệu hồng trần của nó. Nhưng phần vật chất thanh bai liên hệ với nó đã thay đổi dưới áp lực của một ý niệm thay đổi, và do đó món đồ có thêm các đặc tính mới. Chúng tác động lên các thể thanh bai của người dự lễ, và chỉnh hợp chúng vào bản chất và sự sống của Đấng Christ. Mức độ chỉnh hợp này tùy thuộc”sự xứng đáng” (worthiness) của y.
      Người hành lễ không xứng đáng mà chịu cùng phương thức ấy sẽ bị tác động rất nguy hiểm, vì bản chất y không thể đáp ứng với các mãnh lực cao siêu nên nó sẽ phản kháng lại và vì thế nó sẽ bị chúng phá tan nát.
      Còn người dự lễ xứng đáng sẽ trở nên một với sự Hy Sinh, với Christ, và cũng trở nên một với Sự Sống Thiêng Liêng là Cha của Christ- vì hành động Hy Sinh trên khía cạnh hình thể là sự quy phục Sự Sống riêng rẽ vào Sự Sống chung, là sự dâng hiến cái vận hà riêng biệt để thành một vận hà cho Sự Sống duy nhất, nên chính do sự qui phục ấy mà người  hy sinh hiệp nhất với Thượng Đế. Đó là sự dâng hiến bản thể thấp cho bản thể cao, biến dụng cụ xác thân của ý chí riêng rẽ thành một dụng cụ của ý chí thiêng liêng, và dâng “thân thể mình làm của lễ sống và thánh thiện, đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Roma 12:1) Giáo lý này đã được giảng dạy rất đúng đắn trong Giáo Hội đến đỗi những người dự lễ Thánh lễ đều vui mừng hưởng sự sống Christ ban xuống cho con người. Sự biến thể bản chất thấp kém thành bản thể cao siêu là mục tiêu của Lễ này, cũng như của tất cả Bí Tích khác. Sự biến đổi mãnh lực thấp kém bằng cách hợp nhất nó với mãnh lực cao cả là điều mà người dự lễ mong đạt. Những ai biết được chân lý bên trong này và thông hiểu sự kiện của đời sống cao siêu, thì dầu y ở trong bất cứ tôn giáo nào, y cũng có thể nhờ các bí tích của nó mà tiến đến tiếp xúc đầy đủ hơn, hoàn toàn hơn với Sự Sống Thiêng Liêng đang nâng đỡ thế giới nếu trong cuộc lễ y có tâm trạng đón nhận, tin tưởng và cởi mở. Điều này rất cần thiết để Phép Bí Tích có thể được thực hiện.
      Lễ Hôn Phối cũng có những điểm đặc biệt rõ ràng và xác định của một Phép Bí Tích như Lễ Báp tít và lễ Thánh Thể: dấu hiệu bên ngoài và ân huệ bên trong. Vật liệu là chiếc Nhẫn (ring) vòng tròn tượng trưng cho sự đời đời. Từ Quyền Lực là câu công thức cổ xưa: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Dấu quyền Lực là hai tay bắt nhau, biểu hiệu sự nối liền những đời sống. Chúng hợp thành các điều cần yếu bên ngoài của một Phép Bí Tích.
      Ân huệ bên trong là sự hợp nhất tâm với tâm, trí với trí để có thể thực hiện sự duy nhất của tinh thần (unity of spirit). Không có sự duy nhất của tinh thần này, hôn phối không còn là một hôn phối, mà chỉ là một sự kết nối tạm thời giữa các thể. Cử chỉ tặng và nhận nhẫn, đọc câu công thức, hai tay bắt nhau, tạo nên một biểu tượng đẹp đẽ. Nhưng nếu không nhận được ân huệ bên trong, nếu người dự lễ không mở rộng lòng mình hướng về buổi lễ với niềm ước muốn  kết hợp toàn thể bản chất của họ, thì đối với họ Phép Bí Tích mất đi những đặc tính ân phước của nó và chỉ còn là một hình thức mà thôi.
      Nhưng Hôn Phối còn một ý nghĩa thâm sâu hơn nữa. Các tôn giáo đều đồng một lời tuyên bố rằng nó là hình ảnh thế gian biểu hiện cho sự hợp nhất giữa cõi trần và cõi trời, sự hợp nhất con người và Thượng Đế. Dẫu thế ý nghĩa của nó cũng chưa hết, nó còn là hình ảnh của tương quan giữa Tinh Thần và Vật Chất, giữa Tam Nguyên và Vũ Trụ. Ý nghĩa sự kết hợp người nam và nữ trong Lễ Hôn Phối rất là sâu xa và cao diệu.
      Trong lễ ấy, người nam đứng tượng trưng cho Tinh Thần, Tam Nguyên của Sự Sống; người nữ tượng trưng cho Vật Chất,Tam Nguyên của chất liệu tạo hình. Một bên cho sự sống, một bên nhận lãnh và nuôi dưỡng nó. Hai bên đều bổ túc lẫn nhau, hai nửa không tách rời được của một toàn thể, bên này không thể hiện hữu xa cách bên kia. Cũng như Tinh Thần bao hàm (imply) Vật Chất và Vật Chất bao hàm Tinh Thần, người chồng bao hàm vợ và người vợ bao hàm chồng. Sự Hiện Hữu (Existence) trừu tượng biểu lộ trong trạng thái nhị nguyên:Tinh Thần và Vật Chất, cả hai đều không thể độc lập với nhau, cái này chỉ biểu lộ được cùng với cái kia, cũng thế, nhân loại biểu lộ trong hai trạng thái- chồng và vợ, xuất hiện cùng nhau, không thể hiện hữu ngoài nhau. Họ không phải là hai, nhưng là một, một đơn vị có hai mặt. Thượng Đế và Vũ Trụ được tiêu biểu trong Hôn Phối; như vậy chồng và vợ cũng được kết liền nhau như thế.
      Ở trên có nói rằng Hôn Lễ là hình ảnh của sự hiệp nhất giữa Thượng Đế và con người, giữa Tinh thần đại đồng và Tinh Thần cá tính (individualized). Tất cả mọi Thánh Kinh lớn trên thế giới đều dùng biểu tượng này: Ấn Độ, Do Thái và Cơ Đốc. Ý nghĩa được nới rộng bằng cách xem Tinh Thần cá tánh là một Quốc Gia hay một Giáo Hội, một tập thể các Tinh Thần cá tánh ấy kết hợp trong một đơn vị.
      Isaiah tuyên bố với Do Thái: “Chồng ngươi là Đấng đã tạo thành ngươi, danh Ngài là Đức Jehova vạn quân… chàng rể vui mừng vì vợ mới, Đức Chúa Trời ngươi cũng vui mừng vì ngươi” (Isaiah 54:5,62:5). Và Thánh Paul cũng viết rằng Lẽ bí nhiệm trong Hôn Phối tiêu biểu cho Christ và Giáo Hội (Ẹp:23-32).
      Nếu chúng ta nghĩ về Tinh Thần và Vật Chất như thể còn tiềm ẩn thì chúng ta không thấy sự sanh sản. Còn khi chúng cùng biểu lộ với nhau thì đấy là sự tiến hóa. Và khi hai nửa của nhân loại không biểu lộ như chồng và vợ thì không có sự sanh hóa sự sống xác thịt. Hơn nữa họ nên hợp nhất nhau để đời sống có thể tăng trưởng trong mỗi người, một sự tiến hóa mau lẹ hơn, một sự tấn bộ nhanh chóng hơn; vì là phân nửa bên này có thể cho bên kia những gì bên kia khiếm khuyết. Hai nửa ấy nên hòa lẫn nhau thành một, khơi dậy những khả năng tinh thần của con người. Họ cũng tượng trưng cho Con Người trọn vẹn, trong bản thể của y, Tinh Thần và Vật Chất đều được phát triển toàn mỹ và quân bình tuyệt diệu. Họ cũng là Con Người thiêng liêng, y hợp nhất trong y chồng và vợ, các nguyên tố âm dương trong thiên nhiên, như” Thượng Đế và Con Người là một Christ” (Tín ngưỡng Atharasia).
      Những ai nghiên cứu Bí Tích Hôn Phối như thế sẽ hiểu tại sao các tôn giáo luôn luôn xem hôn lễ không thể bị giải trừ được. Tôn giáo nghĩ rằng các cặp vợ chồng không kết hợp được ấy thà chịu đau khổ ít năm còn hơn là để cho lý tưởng của hôn phối bị hạ thấp mãi cho mọi người. Một quốc gia phải chọn lựa lý tưởng trong Hôn Lễ là một sự kết hợp hoặc là về tinh thần hoặc là về trần thế. Nó phải thấy trong lễ ấy một đơn nhất tinh thần hoặc nó chỉ xem lễ ấy là một sự kết hợp vật chất. Một bên là quan niệm tôn giáo xem Hôn Lễ là một Bí Tích, một bên là quan niệm vật chất xem Hôn Lễ như một khế ước thông thường có thể chấm dứt được. Bao giờ sinh viên Tiểu Bí Pháp cũng phải xem lễ ấy là một Bí Tích.
                                    
CHƯƠNG 14
      Các tôn giáo đều là nơi gìn giữ những Kinh Sách thiêng liêng, và người ta thường tra cứu các sách ấy để giải quyết nghững vấn đề đang tranh luận. Chúng thường chứa đựng lời dạy của những Vị Sáng Lập hoặc của những vị thầy về sau được xem như có một nền kiến thức siêu nhân. Dẫu một tôn giáo phát sinh nhiều giáo phái bất hòa, thì mỗi giáo phái ấy vẫn bám lấy Quy Điều (Canon) thiêng liêng và giải thích chúng sao cho thích nghi nhất với những giáo lý đặc biệt riêng của mình. Tuy đức tin của người Cơ Đốc La Mã cực đoan khác với đức tin của người Tin Lành cực đoan rất nhiều, nhưng cả hai người đều cầu cứu đến cùng một Kinh Thánh. Tuy một triết gia Vedanta rất khác biệt với một người Vallabhacharya thất học nhất, họ cũng đều xem kinh Veda như tối thượng. Dầu người Shias và Sunnis chống đối kịch liệt, họ vẫn xem Kinh Kuran là thiêng liêng. Các cuộc đấu khẩu và bút chiến về ý nghĩa của các đoạn văn có thể gia tăng, nhưng chính Kinh Sách thì trong mọi trường hợp đều được kính trọng sâu xa nhất. Và quả thật vậy, vì tất cả các sách đều chứa các mảnh vỡ (fragments) của sự Khải Thị, được một trong các vị Cao Cả nắm giữ chọn lựa ra. Một mảnh như thế được chúng ta nơi đây gọi là một Khải Thị, một Thánh Kinh, và vài nơi trên thế giới vui mừng với Khải Thị ấy như một kho tàng vô giá. Mảnh được lựa chọn tùy theo nhu cầu của thời đại ấy, khả năng tiếp thu của dân chúng được truyền giảng, và mẫu giống dân mà nó muốn giáo hóa. Thường mảnh Khải Thị ấy được đưa ra dưới một hình thức đặc biệt mà trong đó lịch sử bên ngoài, câu chuyện, lời hát, thi thơ, hay lời tiên tri, hiện ra như một quyển sách trọn bộ đối với một độc giả tăm tối và hời hợt. Nhưng trong đó có những ý nghĩa sâu xa được che kín, đôi khi trong các con số, đôi khi trong những chữ được xây dựng theo một chương trình ẩn mật- một ám hiệu, đôi khi trong những biểu tượng mà các người tinh thông sẽ hiểu được, đôi khi trong những chuyện ngụ ngôn được viết như lịch sử, và trong nhiều hình thức khác nữa. Các sách này có đôi chút tính chất của bí tích, một hình thức bên ngoài và một sự sống bên trong, một biểu tượng bên ngoài và một chân lý bên trong. Chỉ có những ai đã được các Vị tinh thông huấn luyện mới có thể giải thích ý nghĩa ẩn mật ấy. Vì thế Thánh Peter có nói:” chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được (II Pet 1:20). Những lời giải thích tỉ mỉ những đoạn Thánh Kinh- mà văn chương các Cha thường đề cập- xem có vẻ kỳ quái và quá khó hiểu đối với một trí óc tầm thường ngày nay. Cách chơi số và chữ, các sự giải thích dị thường những đoạn văn mà bề ngoài có vẻ chỉ là những câu về lịch sử thông thường, lại làm nhọc trí độc giả thời nay. Y đòi hỏi những sự kiện phải được trình bày rõ ràng, chặt chẽ, và trên hết y đòi hỏi y phải cảm nghe vững chắc dưới chân. Y hoàn toàn từ chối chạy theo bước chân nhẹ nhàng của nhà thần bí bước trên một mảnh đất mà đối với y có vẻ là những vũng bùn lầy lay động, trong một cuộc rượt bắt quanh co khi ẩn khi hiện một cách bất thường, vô lý và điên đầu. Tuy nhiên những người đã viết những luận văn bí hiểm này là những người có một trí tuệ sáng suốt và một sự suy xét bình tĩnh, những bậc thầy xây dựng của Giáo Hội. Và đối với những người đọc chúng một cách đúng, chúng cũng còn chứa đầy các dấu hiệu và các gợi ý, và chúng chỉ nhiều lối đi tăm tối dẫn đến mục tiêu của kiến thức.
      Chúng ta đã thấy Origen, một trong những người có tinh thần ổn kiện nhất, rành rẽ kiến thức huyền bí, dạy rằng các Thánh Kinh đều là xấp ba (threefold) gồm có Thể Xác, Linh Hồn và Tinh Thần. Ông nói Thể Xác được cấu tạo bằng những chữ bên ngoài của các lịch sử, các câu chuyện, và ông không ngần ngại cho biết chúng cũng chẳng đúng thật theo nghĩa đen (literally) mà chỉ là những câu chuyện để dạy dỗ kẻ ít học. Ông còn đi xa hơn nữa khi nhận xét rằng các lời tuyên bố trong những câu chuyện ấy rõ ràng là giả, cốt để cho các mâu thuẫn hiển nhiên ngoài mặt có thể khích động con người tìm tòi ý nghĩa thật sự của các sự liên hệ khó thể có được này. Ông cho rằng ngày nào con người còn tăm tối, thì Thể Xác này vẫn còn là khá đủ đối với họ; nó truyền đạt các giáo lý, đưa ra các huấn thị, và họ không nhìn thấy những sự tự mâu thuẫn và những điều bất khả trong các lời tuyên bố theo nghĩa đen, và vì thế mà chúng không quấy rầy họ. Khi trí óc tăng trưởng, khi sự khôn ngoan phát triển, những mâu thuẫn và bất khả ấy khiến y chú ý và kinh ngạc. Bấy giờ y bị thúc đẩy phải đi tìm một ý nghĩa thâm sâu hơn, và y bắt đầu tìm thấy Linh Hồn của Thánh Kinh. Linh Hồn ấy là phần thưởng cho người tầm kiếm khôn ngoan, y thoát khỏi những dây ràng buộc của mặt chữ giết chết ý nghĩa (II Cor3:6). Còn Tinh Thần của Thánh Kinh chỉ có thể được người đã giác ngộ tinh thần thấy mà thôi. Y hiểu ý nghĩa tinh thần:” Nếu không phải là Thánh Linh (Tinh Thần) của Đức Chúa Trời thì chẳng ai biết các sự trong Đức Chúa Trời… chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Thánh Thần đã dạy” (I Cor 2:11,13).
      Lý do tại sao Khải Thị lại viết theo cách thức ấy cũng dễ hiểu. Đây là một trong nhiều cách thức để một giáo lý có thể tiện lợi cho mọi tâm hồn thuộc nhiều giai đoạn tiến hóa khác nhau, và như thế không những nó huấn luyện trực tiếp những người thuộc thời nó nhưng còn cho các người sau này tiến hóa vượt hơn những người mà Khải Thị được truyền lần đầu. Con người luôn luôn tiến hóa, vì thế ý nghĩa bên ngoài trước kia truyền thụ cho các người chưa tiến hóa hẳn phải chịu rất nhiều hạn chế. Nếu không có gì sâu xa và đầy đủ hơn ẩn dưới ý nghĩa bên ngoài thì giá trị của Thánh Kinh sẽ tàn phai sau vài ngàn năm. Chính nhờ phương pháp những ý nghĩa nối tiếp nhau cao xa hơn mà Thánh Kinh có một giá trị vĩnh cửu. Những người tiến hóa có thể tìm thấy trong Thánh Kinh những kho tàng ẩn dấu, và cho đến một ngày họ nắm vững được toàn thể thì họ không còn cần đến phần tử nữa. Vậy thì những Thánh Kinh trên thế giới là những mảnh nhỏ- những mảnh của Sự Khải Thị.
      Ý nghĩa kế tiếp sâu xa hơn của chữ Khải Thị là khối giáo lý được Đại Đoàn Huynh Đệ Các Vị Huấn Sư tinh thần gìn giữ cho con người. Giáo lý này được thể hiện trong các sách vở dưới dạng biểu tượng, chứa đựng những luật vũ trụ, những nguyên lý thành lập vũ trụ, những phương pháp tiến hóa của vũ trụ, tất cả vạn vật cấu tạo nó, quá khứ, hiện tại và tương lai của nó. Đây là Khải Thị, kho tàng vô giá mà những Vị Canh Gác của nhân loại có trách nhiệm bảo quản. Thỉnh thoảng Ngài lấy từ Khải Thị ấy vài mảnh để làm nên các Thánh Kinh của thế gian.
      Thứ ba là Khải Thị, cao cả nhất, đầy đủ nhất, tốt đẹp nhất, là sự Biểu Hiện Tự Ngã của Thượng Đế trong vũ trụ (Self-unveiling of Deity), sự tiết lộ hết thuộc tính (attribut) nầy đến thuộc tính khác, hết quyền lực này đến quyền lực khác, hết mỹ lệ này đến mỹ lệ khác trong tất cả mọi hình thức đa dạng hợp thành vũ trụ. Ngài biểu lộ vẻ huy hoàng của Ngài trong mặt trời, sự vô tận của Ngài trong không gian đầy sao, sức mạnh của Ngài trong những dãy núi, nét tinh khiết của Ngài trong những đỉnh núi phủ đầy tuyết và trong không khí trong suốt, năng lực của Ngài trong những ngọn sóng biển cuồn cuộn, vẻ đẹp của Ngài trong dòng suối róc rách, trong mặt hồ trong suốt phẳng lặng, trong khu rừng thẳm mát mẻ, và trong đồng bằng ngập nắng, tánh vô úy của Ngài trong người anh hùng, tánh kiên nhẫn của Ngài trong vị Thánh, sự dịu dàng của Ngài trong tình yêu người mẹ, lòng chăm sóc bảo vệ của Ngài trong người cha và vua, minh triết của Ngài trong triết nhân, kiến thức của Ngài trong nhà khoa học, quyền năng chữa bệnh của Ngài trong vị y sĩ, sự công bình của Ngài trong người quan tòa, sự thịnh vượng của Ngài trong thương gia, năng lực giáo huấn của Ngài trong vị linh mục. Ngài thì thầm với chúng ta qua ngọn gió thoảng, Ngài cười với chúng ta qua ánh mặt trời. Ngài quở trách chúng ta qua bệnh tật, Ngài kích thích chúng ta khi bằng thành công khi bằng thất bại. Ngài cho chúng ta thoáng nhìn thấy Ngài ở khắp nơi và trong mọi vật để quyến rũ chúng ta yêu mến Ngài. Ngài ẩn trốn để chúng ta có thể đứng vững một mình. Nhận biết Ngài ở khắp nơi, ấy là Minh Triết chân chánh yêu thương Ngài trong mọi nơi, ấy là Ước Muốn chân chánh. Phụng sự Ngài khắp nơi, ấy là Hành Động chân chánh. Sự tỏ lộ Tư Ngã (Self revealing) của Thượng Đế là sự Khải Thị cao cả nhất, tất cả sự Khải Thị khác đều là thứ yếu và từng phần.
      Người được cảm hứng là người nhận được vài sự Khải Thị ấy đến bằng một tác động trực tiếp của Tinh Thần đại đồng lên Tinh Thần riêng rẽ vốn là con của chính Ngài. Y cảm nghe ảnh hưởng giác ngộ của Tinh Thần đối với Tinh Thần. Không ai biết được chân lý mà lại có thể đánh mất và nghi ngờ nó nếu y được Khải Thị đến với y lúc y đứng vững một mình trên thế gian. Đó là Thiêng Liêng bên ngoài đã nói với Thiêng Liêng bên trong, trong đền thờ của tâm con người, và con người biết được như thế do chính mình chứ không phải do người khác.
      Ở một mức độ thấp hơn, một người được cảm hứng khi có một người khác cao hơn y kích động nơi y những quyền năng hãy còn thụ động, hay cả đến sử dụng tạm thời thể xác y như một vận thể. Người được quang huy (illuminated) ấy, trong thời gian nhận cảm hứng, có thể nói những điều vượt quá kiến thức của y và phát biểu những chân lý không ngờ được. Đôi khi các chân lý được ban xuống xuyên qua một vận hà của con người để giúp đỡ thế giới. Một Vị cao cả hơn y truyền sự sống của Ngài vào y, và các chân lý ấy được thột ra xuyên qua môi y. Bấy giờ Vị Huấn Sư nói những điều trọng đại hơn. “Thiên Thần đã lấy lửa chạm môi y” (Isa 6:6,7. Đấy là những Tiên Tri của dân tộc, trong vài thời kỳ nào đó, đã nói với một sự xác quyết vô cùng, một sự sáng suốt rõ ràng, một sự thông hiểu các nhu cầu tinh thần của con người.Bấy giờ những lời ấy sẽ sống trường cửu và người phát ngôn quả thật là một sứ giả của Thượng Đế. Người nào đã biết được như thế thì không bao giờ có thể quên đi kiến thức ấy, và y luôn mang trong tâm y một lòng xác quyết không bao giờ biến mất hoàn toàn. Ánh sáng có thể lu mờ, tăm tối có thể phủ lên y, luồng sáng cõi trời có thể phai nhạt, mây đen có thể bao phủ lấy y, đe dọa, nghi nan, thử thách có thể tấn công y, nhưng Bí Mật của An Tịnh vẫn ngự trong lòng y- y biết hoặc biết rằng y đã biết.
      Những ai nhận thức được- dầu theo bất cứ nghĩa nào- rằng  Thượng Đế đang ở xung quanh họ, trong họ và trong vạn vật thì họ có thể hiểu được một nơi chốn hoặc một đồ vật có thể trở nên “thiêng liêng” (sacred) như thể nào bằng cách chỉ cần một chút khách quan hóa (slight objectivization) sự Hiện Diện khắp nơi và đời đời này. Thông thường công việc này do một người tiến hóa cao thực hiện. Nơi y, Thiêng Liêng bên trong đã được khai mở cao siêu vì thế những thể thanh nhẹ của y dễ đáp ứng với những làn rung động tinh tế của tâm thức. Những năng lực tinh thần có thể tuôn xuống qua một người như thế và chúng sẽ tự kết hợp với từ điển sinh động tinh khiết của y. Bấy giờ y có thể xạ chúng vào bất cứ đồ vật nào làm cho chất dĩ thái và các chất thanh nhẹ hơn của món đồ trở nên đồng nhịp với những làn rung động của y, và hơn nữa là Thiêng Liêng trong nó có thể biểu lộ rõ ràng hơn. Một món đồ như thế được “từ điển hóa”; và nếu việc từ điển hóa được thực hiện mạnh mẽ thì món đồ tự nó sẽ trở nên một trung tâm từ điển, nó lại có thể từ điển hóa những gì gần đó.
      Một món đồ được làm cho trở nên “thiêng liêng” như thế giúp ích rất nhiều cho sự cầu nguyện và tham thiền. Các thể thanh bai của người thờ phượng cùng hòa nhịp với các rung động thanh cao của nó và y sẽ cảm nghe được yên lặng, êm dịu và hòa bình mà không cần cố gắng chi cả. Y được đưa vào một tình trạng cầu nguyện, tham thiền và dễ dàng có kết quả thay vì khó khăn và trở ngại, nhờ vậy công việc tập luyện chán ngắt ấy sẽ trở nên vô cùng thú vị. Nếu món đồ biểu hiệu cho một Nhân Vật Thiêng Liêng- Tượng Chúa trên Thánh Giá, Thánh Mẫu và Hài Đồng, Thiên Thần, Vị Thánh, thì ảnh hưởng còn nhiều hơn nữa. Nếu từ điển của Ngài đã được truyền vào hình tượng từ trước bởi Từ và Dấu Quyền Lực, thì Ngài có thể tăng cường từ điển ấy bằng cách sử dụng một chút năng lực tinh thần, và như thế Ngài sẽ ảnh hưởng kẻ mộ đạo. Đôi khi Ngài cũng có thể tự biểu lộ xuyên qua hình tượng ấy nữa mà nếu ở trường hợp khác Ngài sẽ không làm như thế. Trong thế giới tinh thần, năng lực cũng phải được tiết kiệm. Chỉ cần một số ít năng lực truyền vào một đồ vật, một nơi chốn, có thể tạo một ảnh hưởng lớn hơn nhiều năng lực dùng không đúng cách.
      Người ta có thể dùng những định luật này để biện minh cho việc dùng tất cả các đồ vật được hiến dâng: thánh tích, bùa v.v… Chúng đều là những đồ vật được truyền từ điển, có khả năng mạnh mẽ hay yếu kém, hoặc cả đến vô dụng nữa, tùy theo kiến thức, sự trong sạch và tinh thần của người truyền từ điển.
      Nơi chốn cũng có thể được làm cho linh thánh một cách tương tự bởi đời sống của một thánh nhân sống nơi đó. Từ khí tinh khiết của Ngài tỏa ra làm cho toàn thể bầu không khí nơi đó rung động một cách an bình. Đôi khi những Vị Thiêng Liêng từ các cõi trên trực tiếp từ điển hóa một nơi nào đó, như trường hợp Thánh John nói đến trong Thánh Kinh: “một thiên sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao, làm cho nước động, truyền cho nước những đặc tính chữa bệnh.(S.John5:4). Tại những nơi ấy, dẫu một người trần tục lơ đễnh cũng đôi khi nhận thấy ảnh hưởng ân phước, tạm thời y sẽ ổn định lại và hướng về những sự việc cao cả hơn. Sự Sống Thiêng Liêng trong con người luôn luôn tìm cách chinh phục hình thể, uốn nắn nó để nó là một biểu hiện của Sự Sống. Rất dễ thấy công việc của Sự Sống sẽ dễ dàng hơn nếu hình thể được làm cho rung động điều hòa với những làn rung động của một Vị tiến hóa cao siêu, và những nỗ lực của Sự Sống sẽ được một quyền năng mạnh mẽ hơn tăng cường thêm. Sự nhận biết bên ngoài của hiệu quả này là một cảm giác yên lặng, an tĩnh và thanh bình, cái trí không còn xao động, cái tâm không còn âu lo. Ai tự cảm nghe trong mình sẽ thấy rằng có vài nơi chốn rất dễ đưa đến sự an tĩnh, sự tôn sùng thờ phượng, sự tham thiền hơn các nơi khác. Trong một căn phòng hoặc một ngôi nhà chứa đầy những tư tưởng thấp hèn, những chuyện tầm phào, và cuộc sống phàm tục náo động, thì khó mà an tịnh cái trí và tập trung tư tưởng hơn là tại một nơi có tư tưởng tôn giáo đã được thể hiện năm này sang năm khác, thế kỷ này sang thế kỷ khác. Những điều gì nơi trước đòi hỏi nhiều cố gắng thì nơi sau không cần gì cả.
      Đây là sự hữu lý của các nơi hành hương, nơi ẩn dật tạm thời. Con người quay về nội tâm để tìm Thượng Đế trong lòng y. Y được giúp đỡ do bầu không khí của hằng ngàn người trước y đã cùng tìm kiếm như thế tại cùng nơi chốn này. Tại đây không những chỉ có từ điển của một Vị Thánh hoặc do cuộc viếng thăm của một Đấng Cao cả cõi vô hình, mà còn do những người viếng thăm nơi ấy với một tấm lòng đầy tôn kính và mộ đạo, họ rung động theo ảnh hưởng ấy, rồi họ lại tăng cường các rung động trước bằng chính đời sống họ, làm cho địa điểm này trở nên tốt hơn trước khi y đến. Năng lực từ điển sẽ tiêu tán từ từ, và một đồ vật hay một nơi chốn sẽ dần mất đi từ điển ấy nếu nó bị lãng quên. Còn nếu ta năng chú ý đến nó, thì từ điển sẽ mạnh mẽ thêm. Nhưng sự hiện diện của người ưa nhạo báng sẽ làm tổn thương đồ vật,  hay nơi chốn bởi vì các làn rung động đối kháng  của y làm suy yếu những làn rung động có sẵn ở đấy. Như một làn sóng âm thanh có thể gặp làn sóng khác đến dập tắt nó, tạo kết quả là sự yên lặng, những làn rung động của tư tưởng nhạo báng sẽ làm suy yếu hay đập tắt các làn rung động của tư tưởng tôn kính và yêu thương. Hậu quả nhiều hay ít tùy theo sức mạnh tương đối của các làn rung động, nhưng những làn rung động xấu xa không phải là không tạo được kết quả, vì những luật rung động ở các cõi cao cũng giống y như ở cõi vật chất, và những sự rung động của tư tưởng là sự biểu lộ của các năng lực hiện thực.
      Lý do và hiệu quả của sự dâng hiến một nhà thờ, một nhà nguyện, một nghĩa trang rất dễ hiểu. Hành động hiến dâng không phải chỉ là sự công bố dành riêng nơi chốn ấy cho một mục đích đặc biệt, nó còn là sự từ điển hóa nơi ấy để tác động hữu ích cho những ai thường đến đó. Vì cõi hữu hình và các cõi vô hình xen lẫn vào nhau, đan dệt vào nhau, nên những người phụng sự cõi vô hình một cách tốt đẹp nhất là những người có thể sử dụng được các năng lực các cõi ấy.

      Chúng ta đã đến cuối quyển sách nhỏ trình bày một vấn đề trọng đại và chúng ta đã vén lên một góc Màn che dấu nàng Trinh Nữ của Chân Lý Vĩnh Cửu khỏi đôi mắt thờ ơ của con người. Cho đến nay người ta cũng chỉ mới thấy được lai viền y phục đầy vàng bạc châu báu của nàng mà thôi. Dẫu thế, nó cũng tỏa ra những hương thơm của các cõi thần tiên hơn cõi giới chúng ta. Một sự vinh quang không tưởng tượng nổi khi tấm Màn được nâng lên và chúng ta thấy được vẻ huy hoàng trên Gương Mặt của Đức Mẹ Thiêng Liêng và trong tay Bà là Hài Nhi tượng trưng Chân Lý. Trước Hài Nhi, Thiên Thần Tối Cao luôn che phủ gương mặt họ, vậy người hữu sanh hữu hoại nào có thể ngắm nhìn Ngài mà tồn tại được?
      Tuy nhiên vì chính Bản Thể của Ngài ngự nơi con người nên ai sẽ ngăn cản được y vượt qua tấm màn che và thấy được “Vẻ Vinh Quang của Ngài”. Từ Hang Động đến Thiên Đường cao nhất: đó là con đường của Ngôi Lời biểu lộ thành xác thịt, và được biết như Con Đường của Thập Tự. Người nào chia xẻ nhân tính cũng chia xẻ Thiên tính, y có thể bước trên con đường Ngài đã đi. “Ngài là Điều gì, Con là Điều ấy”.
                                                             Vạn Vật Thái Bình.
                                                                        1-2-1984.
                Xin cảm ơn Người Bạn Tâm Hồn đã giúp tôi về ý nghĩa, lời văn và thời giờ. 15-4-1984.
                             SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO
      Trong một phiên nhóm vấn đáp, ông G.Hodson đã có giảng về ý nghĩa tượng trưng của những chuyện có ẩn ý của Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo. Ngài có đưa ra chìa khóa để hiểu phần bên trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo cũng như trong các Kinh Thánh khác.
      Sự trình bày đây không có ý làm giảm bớt giá trị lịch sử của Kinh Thánh, nhưng trái lại, ngụ ý củng cố sự thông hiểu đúng đắn ẩn vi trong đó dù thuộc về tôn giáo nào cũng vậy. Những Kinh Thánh được gọi là ngôn ngữ huyền bí do các nhà huyền bí học chân chính viết ra với ngụ ý: một mặt đưa ra lịch sử của một vì giáo chủ, một mặt trình bày chân lý sâu xa ẩn dưới lớp của những biểu tượng hay những chuyện tượng trưng. Điều này có mục đích giúp người học đạo thấu được lý nhiệm mầu, tránh cho người chưa sẵn sàng một nguy hại về sự lạm dụng khoa pháp môn, cứu nhân loại khỏi sự tàn sát kinh khủng.
      Vậy tuy là căn cứ trên nền tảng lịch sử; nhưng ngôn ngữ được diễn tả dưới hình thức tượng trưng ẩn lý một chân lý thâm sâu với nhiều ý nghĩa.
      Đức Christ đã có dặn các đệ tử của Ngài: “Với các con thì Ta có thể dạy trực tiếp giáo lý nhiệm mầu của Chúa, còn đối với người ngoài thì ta dạy dưới hình thức những chuyện ngụ ngôn. Ai có tai thì hãy nghe, ai có mắt thì hãy thấy.”
      Nhiều nhà bác học cho những chuyện trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo rất khó tin, vì những chuyện đó không giải thích được phương diện vật lý học, khoa học. Đó là những chuyện mà người ta cho là phép lạ tỉ như làm cho nước trở thành rượu nho, phân chia thức ăn hóa thành nhiều, cứu người chết sống lại v.v… Nhưng những chuyện đó thật ra ở phạm vi quyền năng nhiệm mầu của những đấng cao cả; và thật ra nếu ta không biết được những chìa khóa để hiểu bên trong những chuyện đó thì khó cho ta giải thích đặng. Chính giáo lý Thông Thiên Học đưa cho chúng ta những chìa khóa nhiệm mầu.
      Kinh thánh Thiên Chúa Giáo cũng như các Kinh Thánh khác, dùng một thứ ngôn ngữ đặc biệt ẩn dưới những chuyện tượng trưng. Ngôn ngữ này dùng để dạy những tư tưởng siêu linh, để tả những trạng thái vô cùng siêu linh mà ngôn ngữ thường không có đủ lời để diễn đạt được.
      Vậy mỗi khi ta đọc Kinh Thánh, ta nên nhớ ta đang đọc một loại sách đầy chân lý ẩn vi mà chúng ta cần có một thứ tự điển để hiểu nghĩa.
      Ông G.Hodson có đưa ra 4 chìa khóa và nhắc lại rằng ông không có ý làm giảm giá trị lịch sử mà trong đó có nhiều chuyện ông tin đã xảy ra thật sự, nhưng ông tin rằng một khi bức màn biểu tượng được vén lên thì chân lý được phô bày một cách rõ rệt và trường cửu. Và chân lý này là những điều mà những nhà viết Thánh Sử muốn cho chúng ta thông hiểu.
      Đây là chìa khóa thứ nhất: những chuyện kể ở trong sách xảy ra ở thâm tâm của người đọc truyện. Nó liên quan đến con người bên trong. Nó tả những kinh nghiệm riêng của dự tiến hóa bên trong của các bạn, cũng như của tôi.
      Thí dụ như sự giáng lâm của Chúa Hài Đồng. Sự ấy chẳng những tả sự lâm phàm của Đức Jesus tại thành Bê Lem, nó còn tả cái Thiên Tánh hay Phật Tánh trong lòng mỗi một chúng ta, mà chúng ta cần phải làm nảy nở, phát triển. Vậy khi đọc loại sách này, chúng ta ráng hiểu với cái tâm rộng của chúng ta, vì tôi xin nhắc lại: Thánh Kinh chúng ta đang xem là chuyện có ở trong lòng chúng ta.
      Còn cái chìa khóa thứ hai là: những nhân vật trong chuyện là để tả tâm tánh hay trạng thái tâm thức của con người. Những nhân vật đó tượng trưng cho đặc tánh của con người (tốt cũng như xấu) và những quyền năng thiêng liêng và như trong chuyện Giu Da bán Chúa vì ganh tị với bạn đồng môn, và Thánh Jean là tượng trưng cho đức tánh trung thành.
      Và khi chúng ta dùng chìa khóa thứ nhất và thứ hai chung với nhau, nó chỉ tâm tánh trong cá nhân chúng ta. Nhờ cách này mà tôi hiểu được chuyện quan trong sau đây: Một hôm kia Đấng Christ  đến nhà người đệ tử của mình tên là Lazare ở tại thành Béthanie. Ông Lazare có hai người chị: Marie và Martha. Khi Đấng Christ đến thì Martha lăng xăng lo công việc đứng ngồi không yên, còn Marie thì lặng lẽ ngồi dưới chân Ngài. Martha đã lo việc mà bị trách, còn Mary thì ngồi không mà được khen. Việc này có vẻ bất công, nhưng bây giờ tôi hiểu được rằng: Muốn nghe được tiếng nói nhiệm mầu của Chân nhân là Đấng Christ thì chúng ta phải lặng yên như Mary vậy, còn hạ trí chúng ta lau chau (lo chạy việc như Martha ngăn cản sự thực hiện đó). Những việc đó xảy ra trong người của chúng ta là Lazare ở tại cõi trần này hay là thành Bethanie. Chuyện này chỉ cho chúng ta thấy, muốn thực hiện Chân Nhân trong lòng ta, sự tham thiền quán tưởng là trọng đại, là cần thiết, mặc dầu khi đó chúng ta phải lo chu toàn những công việc ngoài đời.
      Chìa khóa thứ ba là mỗi chuyện kể là để chỉ sự tiến triển của con người trên con Đường Đạo. Sự tiến triển này có hai cách: cách của “con đường thẳng” hay “con đường chật hẹp” và cách thông thường của quần chúng. Những cách này tả rất khéo léo và áp dụng một cách thực tế cho mỗi cá nhân cũng như cho mỗi dân tộc.
      Và đây là một vài giai đoạn: sự giáng lâm của Chúa có nghĩa là khi chúng ta mãnh liệt hường về một lý tưởng hay một con đường Đạo Đức, đó cũng có nghĩa là lúc chúng ta ráng thực hiện những nguyện vọng, những lý tưởng (về tinh thần cũng như về vật chất). Một hai khi khác, chúng ta bị ở trong bể trầm luân phiền não. Và với lòng can đảm và sự trì chí, chúng ta vượt qua được sự thử thách đó với sự được thêm quyền năng và ân huệ, không khác nào khi từ ở sông Jordan bước lên bờ, Đức Jesus được Chúa Cha và Thánh Thiên Thần hiện xuống mừng sự thắng trận này và ban ân huệ cho Ngài.
      Chúng ta một hai khi bị cám dỗ nơi “cảnh hoang vu”. Cảnh hoang vu này tượng trưng trạng thái khô khan, trơ trọi của tinh thần, khi những hạ thể quật khởi lên, dụ chúng ta từ bỏ những chân lý, những lý tưởng mà chúng ta đã thấu được.
      Đó là khi Đức Jesus bị quỷ Satan cám dỗ về danh, lợi ở một miền hoang vu kia. Lúc khác chúng ta cảm thấy bị bạn bè thân thiết bỏ rơi, những người mà chúng ta tin cậy cũng ngoảnh mặt làm lơ. Cảnh ở vườn Gethsemani tượng trưng trạng thái đen tối của tâm hồn, Đức Jesus cảm thấy những khó khăn mình phải trải qua, chén đắng mình phải uống, và nhìn xung quanh thì thấy những đệ tử của Ngài bỏ Ngài, hãm hại Ngài hay đang mê man ngủ.
      Mỗi cá nhân, mỗi dân tộc hay là nhân loại nói chung, đều trải qua cảnh bi kịch vác thập tự giá có khi nhiều lần trong nhiều kiếp. Một lúc kia, ta bị phản bội, bị ở cảnh chi phối lẻ loi, bản ngã bị đóng đinh, không người giúp đỡ. Và chính Đức jesus cũng phải than rằng: “Hỡi Chúa Cha, sao Cha bỏ Con!”
      Hầu hết chúng ta với một trình độ khác nhau đều trải qua giai đoạn đó, để về sau thực hiện một cách thâm sâu “mình với Thượng Đế chỉ là một”. Đức Jesus đã được sự nhiệm mầu đó và Ngài biết rằng con người thật là bất diệt và không còn bao giờ cảm thấy mình là lẻ loi nữa.
      Vậy trong đời sống của Chúa mà Thánh Kinh đã ghi lại dưới hình thức tượng trưng từ giai đoạn lâm phàm, chịu đóng đinh đến lúc lên Trời, diễn tả một cách rõ rệt những giai đoạn tiến hóa của sự sống của người thường nhân, của vị đệ tử, của bậc đã được điểm đạo và của những Đấng Chân Tiên.
      Một ngày kia chúng ta sẽ trải qua một cách đấy đủ đời sống của Chúa, đến lúc trở thành được như Chúa là trở về với Đức Chúa Cha. Những giai đoạn điểm đạo đang chờ tất cả những ai đã tìm thấy hay đang dấn bước trên con đường toàn-thiện.
      Cái chìa khóa thứ tư là: trong ngôn ngữ thiêng liêng, những đồ vật đều có một ý nghĩa đặc biệt. Đã từ nghìn xưa, trong các Pháp môn, bên đông phương cũng như bên tây phương đều dùng những biểu tượng giống nhau. Cũng như giáo lý bên trong của pháp môn ấy cũng giống y nhau.
      Chúng ta nên nhớ một hình vẽ là một “biểu tượng vẽ” và một bài ngụ ngôn là một “biểu tượng nói”. Những biểu tượng thuộc về một trong 4 chất sau đây: đất, nước, lửa, không khí. Mỗi chất này chỉ một trạng thái tâm thức của con người.
      Những đồ vật gì ở cõi trần (đất) có nghĩa tâm thức ở cõi trần được nảy nở. Những chuyện xảy ra dưới nước liên hệ đến tình cảm. Lửa tượng trưng sự tiêu diệt hoặc khuynh hướng đả kích của cái trí. Lửa cũng tượng trưng thần lực con người và trong vũ trụ. Không khí tượng trung trực giác.
      Đó là những chìa khóa để mở các kho tàng của các Thánh Kinh hay những chuyện thần thoại. Kho tàng ấy hiệncho những ai đi tầm lẽ Đạo và biết cách dùng sự hiểu biết mình. Kho tàng ấy ẩn đối với những người mà sự hiểu biết về khoa pháp môn có thể đem lại sự nguy hại.
      Bây giờ chúng ta thử áp dụng những chìa khóa ấy đối với Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo.
      Những núi non là trạng thái tâm thức tuy ở hồng trần nhưng được nâng lên một mực độ cao. Thí dụ như ông Moisen nhận được Mười điều răn “ở trên núi”. Đức Chúa giảng Đạo và đạt đến sự hiệp nhất tinh thần cũng “ở trên núi” Những cánh đồng bằng tượng trưng tâm thức vừa chớm nở và những thung lũng là những trạng thái của hạ trí. Vườn tược, ruộng lúa chỉ tỏ kết quả về tinh thần hay sự bước qua giai đoạn mới của con đường tinh thần. Thí dụ như sự tích vườn thiên đàng là mở đầu kỷ nguyên mới của sự tiến hóa nhân loại. Sa mạc và cảnh hoang vu là trạng thái khô . khan của tư tưởng, khi lý tưởng của mình bị lung lạc và ước vọng cao cả của mình biến mất. Những thú vật cũng có ý nghĩa tượng trưng những dục vọng.Sư tử, hổ báo là sự ham muốn, mê say vật chất mà những ai muốn tiến mau trên đường Đạo đều sẽ phải đối phó, đối phó riêng một mình và phải thắng chúng nó. Sự thắng trận này không có nghĩa là diệt dục vọng mà làm cho nó trở thành những sức mạnh hướng về tinh thần. Chúng ta có một thí dụ ở ông Samson, là người có sức mạnh vô song, khi đi đường Đạo, đã phải giáp chiến với sư tử, và giết nó với tay không ( nghĩa là không có sự giúp đỡ bên ngoài).
      Nước, như đã nói, tượng trưng cho giới tình cảm và cảm tưởng của con người, còn rượu, nghĩa là nước biến thể- thì tượng trưng trực giác và sự Minh Triết.
      Con cá tượng trưng cho tâm thức của Chúa, cho sự Minh Triết và lòng Bác ái. Từ thời cổ, trước kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo, người ta đã dùng con cá để tượng trưng tâm thức siêu việt đó.
      Con chim bay trên không khí tượng trưng cho tinh thần cao hơn cõi vật chất, và nó cũng tượng trưng cho Thiêng Liêng.
      Lửa là biểu tượng cho sự lau chau của cái trí hay cái lý luận của hạ trí làm cho chân lý khó hiện ra được. Nó cũng để chỉ sức mạnh thiêng liêng trong con người và trong vũ trụ. Những cây, những cột tượng trưng cho đường xương sống mà trong đó có luồng hỏa xà được khơi dậy và con người sẽ có được sự Minh triết và quyền năng.
      Hôn nhân là sự phối hợp giữa phàm nhơn với Chơn nhơn và về sau là sự phối hợp với chơn thần. Trong Thánh Kinh có kể chuyện rằng một hôm kia Đấng Christ đi dự một lễ cưới tại thành Cana. Lúc đó không có rượu uống và Ngài làm cho nước hóa thành rượu. Điều này có nhĩa rằng khi Chơn Nhơn nhập làm một với phàm nhơn (tượng trưng bởi hôn nhân), tình cảm (nước) trở thành trực giác (rượu).
      Còn chuyện Đấng Christ làm bão tố yên lặng là một chuyện tượng trưng rất sâu xa mà phương pháp dùng để diễn tả thật là khéo léo. Câu chuyện ấy như sau. Các vị đệ tử giương buồm cho thuyền ra khơi biển hồ Galilée. Những người này điều khiển chiếc thuyền trong khi Đức Thầy đang theo họ thì nằm ngủ. Mọi việc đều suôn sẻ cho đến khi một cơn bão tố nổi lên. Lúc ấy các vị đệ tử hoảng hốt đánh thức Ngài dậy, và Ngài với quyền năng của mình làm bão tố dịu xuống bằng cách nói: “Hãy lặng yên”.
      Trong bài này có dùng nhiều biểu tượng. Câu chuyện xảy ra trên nước có nghĩa để nói đến những tình cảm trong con người. Chiếc thuyền tượng trưng cho thể xác giữ trong mình cái linh hồn để trải qua những lượn sóng của hồng trần. Những vị đệ tử tượng trưng những đặc tánh của con người, tỉ như sự cương trực của tông đồ Pierre, sự đơn giản của tông đồ Jacques, sự tháo vát của tông đồ Matthieu, lòng thương trung thành của tông đồ Jean; chỉ có vị đệ tử này có mặt trong khi Đấng Christ bị xử án và đóng đinh trên thập tự giá. Tất cả những tánh này đều có trong con người kể cả Juda bán Chúa, một hai khi cám dỗ ta từ bỏ sự thiêng liêng trong lòng ta. Nhưng trong tất cả chúng ta đều có Chúa ngự.
      Khi sự sống khởi đầu (nghĩa là cuộc hành trình mới diễn ra) thì Chúa hay là Thượng Đế trong lòng ta chưa thức tỉnh, cho đến khi những cơn ba đào của đời sống, những cơn gió lốc của ham muốn, của giận hờn oán ghét, ganh tị, quỷ quyệt làm sự an toàn của linh hồn bị rung chuyển. Lúc ấy chúng ta phải hành động như thế nào? Chúng ta phải làm như các đệ tử. Chúng ta phải hướng về bên trong, tìm sự thiêng liêng, tìm Chúa trong lòng ta, kêu Người dậy và đánh thức Người dậy. Nhờ ảnh hưởng cao quý và phi thường của Ngài mà chúng ta mạnh dạn đối phó lại phàm nhơn của chúng ta và chúng ta chắc chắn khắc phục được nó bằng cách bảo chúng nó “hãy lặng yên” nếu không có những cơn thử thách, những trận bão lòng, chưa chắc chúng ta chịu hướng về thiêng liêng để tìm phương cứu cánh, và Thượng Đế trong lòng ta vẫn còn say ngủ. Vậy những sự đau khổ, những lúc khó khăn cũng là những kinh nghiệm giúp chúng ta mau tiến trên đường tiến hóa. Nếu chúng ta biết cách khêu gợi và sử dụng trực giác thì chúng ta có thể đối phó những sự khó khăn ở đời một cách dễ dàng.
      Trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo cũng còn kể những người có bịnh nan y, nhưng khi được đến gần Chúa, chạm đến áo của Ngài thì bịnh liền hết. Những người mù lòa, những người chết (nghĩa là ở cảnh đen tối) cũng được Chúa làm sáng mắt, sống dậy. Ông G.Hodson không phủ nhận quyền năng của Chúa có thể làm người đau lành bịnh, làm kẻ chết sống dậy, nhưng muốn chỉ rõ điều này: Trong mỗi một người đều có phần thiêng liêng: đó là Thiên Tánh hay Phật Tánh mà khi chúng ta kêu gọi đến thì những sự khó khăn bên ngoài được dẹp yên. Và ông Hodson cũng có nói: sự chết ở tâm hồn, sự mù lòa ở trí não còn nguy hại hơn sự chết và sự mù lòa ở xác thân.
      Và đây tôi xin kể một câu chuyện chót. Hôm kia ở trên một đỉnh núi cao, có đến 5,6 ngàn người tụ họp xung quanh Đấng Christ đã từ 3, 4 ngày. Người thì đến nghe thuyết đạo, kẻ thì để được lành bịnh. Có nhiều người từ các xứ xa đến. Trước khi để các người ấy ra về, Ngài liền bảo các môn đệ Ngài cho những nhười ấy ăn uống. Các môn đệ thưa rằng: “Thưa Thầy chúng con chỉ có một ít bánh mì và vài con cá nhỏ thì làm sao cho các người dùng đủ?” Đấng Christ liền truyền đem những thức ăn ấy lại cho Ngài và sau khi cầu nguyện đến Chúa Cha, liền bảo môn đệ đi phát những thức ăn ấy. Những thức ăn ấy khi phát ra thì lại nẩy sanh cái khác. Và khi mỗi người ăn no đầy đủ thì thức ăn còn lại đựng được bảy giỏ đầy.
      Câu chuyện này xảy ra trên núi chỉ nghĩa trạng thái của bồ đề tâm và những con cá tượng trưng cho lòng Bác Ái và Minh Triết. Chúng ta có thể hiểu thêm chuyện này như sau: lòng Bác Ái và sự Minh Triết rất cần thiết cho đời sống tinh thần và hằng ngày của chúng ta. Chúng ta cần khêu gợi nó lên, làm nó phát triển rộng rãi hơn. Và cũng như trong câu chuyện, thứ cá này là thức ăn cần thiết, nhưng càng chia sẻ cho người khác thì chẳng những không hao hụt đi, mà nó còn gia bội một cách nhiệm màu.
      Với tinh thần Thông Thiên Học, tôi thuyết trình những điều trên đây để quý độc giả khảo xét và thử áp dụng phương pháp này để tìm hiểu đạo lý ẩn vi trong các Kinh Thánh.
 Viết theo tài liệu trong quyển
“THE HIDDEN WISDOM IN CHRISTIAN SCRIPTURES”
                                                   Của ông Geoffrey Hodson
Trích” Tìm hiểu Thông Thiên Học”. Số 71 và 72 tháng 5 và 6 năm 1960
VITAL QUESTIONS ANSWERED.
GEOFFREY HODSON
                                   
Trích phần:
NGÔN NGỮ THIÊNG LIÊNG CỦA NGỤ NGÔN VÀ BIỂU TƯỢNG.
      VẤN: Nếu như theo Giáo Hội Cơ Đốc dạy rằng sự chết của Đức Jesus trên thập tự đã cứu chuộc chúng ta khỏi mọi tội lỗi, thì tại sao chúng ta lại phải thực hiện sự cứu rỗi cho chúng ta bằng các kiếp luân hồi liên tiếp?
      ĐÁP: Nơi đây học giả Cơ Đốc Giáo gặp phải một trong nhiều cặp ý tưởng mâu thuẫn khó hòa giải được. Cả hai đều không thể đúng, và mỗi người chúng ta phải tự quyết định nên tin bên nào. Về cá nhân tôi, tôi nghiêng theo các lời của Thánh Paul: “Christ ở trong anh em là niềm hy vọng về sự vinh hiển” (Col 1:27) “…hãy lấy lòng sợ sệt và run rẩy mà làm nên sự cứu rỗi của anh em (your own salvation). Vì đấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em…” (Phil 2: 12,13) “…vì ai gieo giống chi thì gặt giống ấy”. (Gal 6:7) Những giáo lý ấy thu hút tôi hơn cái ý tưởng cho rằng sự cứu rỗi tôi tùy thuộc vào những kết quả, những điều thành đạt và sự chịu đau khổ khủng khiếp của một vị vinh hiển nào khác. Tuy nhiên đây chỉ là một ý kiến cá nhân, mỗi người Thông Thiên Học đều được tự do suy xét cho riêng mình. Tôi phải thú nhận là lý trí tôi không phải cho phép tôi nghĩ rằng sự chịu đau khổ không xiết của Đấng Christ trên Thập Tự khoảng 2000 năm qua là điều thiết yếu để cứu rỗi Linh Hồn tôi, tha mọi tội lỗi của tôi, và như thế đã vô hiệu hóa định luật Nhân Quả đại đồng. Tôi tin rằng tôi- chính tôi- phải trả những lỗi lầm của tôi. Thật vậy, tôi sẽ không muốn một người nào khác chịu đau khổ cho những tội lỗi của tôi.
      Hơn nữa tôi cũng không thấy sự tha tội nhờ người khác (vicariour) là hữu ích. Những nỗi đau khổ và buồn phiền của đời sống- tự nhiên theo sau các sự vi phạm- có tính cách giáo dục. Chúng tự tạo ra chúng mà thôi, và Chơn Nhơn khi nhìn chúng hành động thì đang học hỏi và hoạch đắc được minh triết và kiến thức, nhất là không phạm lại lỗi ấy lần hai. Nếu toàn thể dây nguyên nhân và hậu quả này bị xóa bỏ thì làm sao kinh nghiệm cá nhân có thể giáo dục cá nhân ấy được?
      Tuy nhiên điều này không có nghĩa là: hoặc giáo điều về sự Tha Tội hoặc thánh chức (ministry) tha tội của Đấng Christ phải bị dẹp qua. Không cần thiết phải như thế. Tôi xin gợi ra một ý nghĩa tinh thần về Tha Tội.
      Tóm tắt, một trong những kinh nghiệm mà tất cả những người nào đạt đến trình độ toàn thiện của nhân loại- “tầm thước vóc vạc theo sự đầy đủ của Đấng Christ (Eph. 4:13)- phải bước vào là kinh nghiệm ý thức hợp nhất với Tinh Thần và Sự Hiện Diện Thiêng Liêng trong mỗi người. Đấng Christ biết rằng trên phương diện tinh thần- nói ẩn dụ như thể một tân lang- Ngài vốn hiệp nhất với Linh Hồn Tinh Thần (Spiritual soul) của mỗi người. Người ta nói rằng Chúa chúng ta luôn ý thức là một với Chơn Ngã Tinh Thần đang tiến hóa của mỗi một người chúng ta. Nếu chúng ta có thể nhìn vào nội tâm chúng ta cũng như nhìn vào Chân Ngã Nội Tâm của những người khác, thì chúng ta sẽ khám phá được ở đấy có Sự Hiện Diện và Quyền Năng của Christ. Chúng ta sẽ thấy rằng Ngài tuôn Sự Sống và Sự Sáng toàn hảo của Ngài vào trong chúng ta. Những nhà thần bí học đã hoàn thành điều này và làm chứng cho sự kiện ấy. Dòng lực ấy thúc đẩy sự tiến hóa của chúng ta, đưa chúng ta đến ngày thành đạt sớm hơn, giảm thiểu khuynh hướng làm quấy, khuyến khích chúng ta để chịu đựng đau khổ, và soi sáng cho chúng ta thấy ý nghĩa của các nỗi khổ đau ấy. Quả thật, chúng ta vẫn còn phải chịu tác động của luật nhân quả. Chúng ta phải tiếp tục gặt cả thích thú lẫn đau khổ vì chúng ta đã gieo. Nhưng nếu chúng ta có thể đáp ứng với sự gia tăng của quyền năng tinh thần chúng ta thí bấy giờ thái độ nội tâm của chúng ta khi nhận lãnh cả nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu đều được tinh thần hóa bởi lòng hằng chăm sóc của Chúa. Trong sự duy nhất (at- one- ment) thật sự ấy hơn là sự tha tội lãnh thế dùm, Ngài chia sẻ cho chúng ta. Sự Sống và Sự Sáng toàn hảo, vinh hiển của chính Ngài, không những cho kiếp sống hiện tại này của chúng ta mà cho cả muôn đời. Đó không phải là sự lưu truyền huyết và nước qua nhiều thế kỷ, đó là sự lưu truyền Sự Sống và Sự Sáng mà Chúa- trong sự duy nhất- đã liên tục ban cho chúng ta. Như thế, tôi xin gợi ý, huynh có một quan niệm chấp nhận được về một chức vụ tha tội, quan niệm này đủ chỗ cho cả cái hiệu quả giáo dục của quan niệm cá nhân và cho cả cách tác động của luật nhân quả.
      VẤN: “Cha ôi, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi con” (S.Luke 22:42). Xin Ông soi sáng thêm vấn đề này?
      ĐÁP: Đoạn văn này đã gây nên một trong nhiều vấn đề mà các học giả Thánh Kinh chạm trán. Vấn đề là trong vài đoạn thì Đấng Christ là hình ảnh của Con của Chúa Cha (Son of God), một nhân vật Vũ Trụ phi thường. Thánh Paul  đã đồng hóa Ngài với Đấng Sáng Tạo hay Quyền Năng Sáng Tạo, Ngôi Lời (the Verbum, Logos, Word) bởi đó mọi vật được tạo nên (John 1:1-5). Chính Ngài nói: “Ta và Cha Ta là một” (John 10:30). “Trước khi Abraham có, Ta vẫn hằng hữu”. (John 8:58) “Ta là Anpha và Omega, đầu tiên và cuối cùng”. (Rev 1:8). Tuy nhiên vào những dịp khác- như câu vấn trên- Ngài cũng phô bày các sự yếu đuối của con người: đói, khát, nhạy cảm với cám dỗ, sợ hãi và thoái mình trước công việc của Ngài, y như một thường nhân thoái thác. Điều này mâu thuẫn và tạo nên thắc mắc.
      Vài học giả có giải thích. Họ tham chiếu các văn tự của các Cha đầu tiên, đặc biệt các Cha được xem là Duy Tri ( Gnostics)” người hiểu biết trực tiếp chân lý”. Nếu huynh đọc các văn tự ấy, huynh sẽ thấy rằng trong những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Cơ Đốc, họ đã tin tưởng và giảng dạy rằng có hai con người (beings) một nhân loại và một Thiêng Liêng- hiện hữu trong cá nhân của Đức Jesus the Christ; rằng hai sự sống ấy hòa lẫn với nhau, và rằng tất cả mọi nhân tính mà Đấng Christ phô bày đều được miêu tả giống với những kinh nghiệm của một con người- Jesus- đang bước trên con đường hoàn thiện. Sự hiện diện của Christ (Christ- Presence), mà Thánh John đồng hóa với Đấng Sáng Tạo, quy chiếu về một Vị hoàn toàn khác hẳn, một Quyền Năng bao trùm (overhadowing Power) hòa lẫn với tâm thức của con người Jesus khi Đức Jesus bước trên con đường đi qua năm Cổng Điểm Đạo lớn để đến mục tiêu hoàn thiện.
      Vậy thí câu trả lời của các Vị Duy Tri đối với câu hỏi của huynh là: chính con người Jesus lùi bước trước sự hy sinh, chớ không phải Đấng Christ. Chính Jesus đã chịu đau khổ, rơi lệ, chịu đói khát và chịu đóng đinh, trong khi đó, Trạng Thái Thứ Hai của Thượng Đế, Christ Vũ Trụ (Cosmic Christ), vượt quá mọi điều khả hữu như thế. Nếu người ta có thể chấp nhận cái lý thuyết cổ truyền này một lý thuyết cách mạng thì đúng hơn- thì vấn đề Thiêng tính và nhân tính (Divinity and humanity) phối hợp của Christ đã được giải quyết. Có nhiếu học giả Kinh Thánh hiện đại nghiêng về quan điểm cho rằng có hai câu chuyện trong một câu chuyện. Một là sự biểu lộ của một Vị Tối Cao như Đấng Christ trên Trái Đất này, và hai là những thử thách của mỗi một người được Điểm Đạo được miêu tả giống y đời sống và những kinh nghiệm của Đức Jesus người Nazareth. Origen of Alexandria (thế kỷ thứ ba) cũng có dạy sự Hóa Thân (Incarnation) của Ngôi Lời (Word) hay Christ Vũ Trụ. Ông dạy rằng sự Hóa Thân này đòi hỏi sự trung gian thuận ý của một linh hồn và thể xác con người.
      VẤN: Đấng Christ là toàn thiện, tại sao Ngài lại quở mắng cây vả (fig) già đáng thương? (Matt21,Mark 11).
      ĐÁP: Tôi nhận biết sự khó khăn của huynh, và tôi sẽ gợi một lối thoát- vì thật ra việc quở mắng cây vả có vẻ không hợp với trạng thái của Đấng Christ. Hơn nữa chúng ta còn biết rằng việc quở ấy xảy ra vào đầu mùa xuân trước Lễ Vượt Qua, lúc đó cây vả không thể nào có trái được vì đã hết mùa. Nếu đọc theo mặt chữ thì câu chuyện này rất mâu thuẫn và phi lý. Tuy nhiên chính trong sự phi lý đó lại có một manh mối. Một vị Giáo Sĩ Do Thái uyên thâm, Moses Maimonides, có viết: “Mỗi khi bạn tìm thấy trong mỗi quyển sách của chúng tôi một câu chuyện có vẻ khó thể có thật mâu thuẫn với lý trí cả lương tri, thì bạn hãy chắc chắn rằng câu chuyện ấy chứa một biểu tượng thâm sâu che dấu một chân lý bí ẩn, và các mặt chữ càng vô lý chừng nào thì sự minh triết của tinh thần càng lớn lao chừng đó.”
      Đây là điều khó tin, nó khuyến khích chúng ta đi tầm kiếm minh triết ẩn dấu dưới câu chuyện ấy. Vậy thông điệp trên nói gì? Chúng ta hãy nhớ rằng tất cả mọi sự ciệc được giả định là xảy ra bên ngoài được viết trong Thánh Kinh thật sự mô phỏng lại những kinh nghiệm chủ quan của con người, những sự phát triển và thay đổi bên trong xảy ra khi Linh Hốn tiến hóa từ giai đoạn nhân loại sang trình độ siêu nhân. Thông điệp của câu chuyện trên- tôi góp ý- là sự tuyên bố một định luật thâm sâu rằng nếu chúng ta không cho ra những “quả” (trái,fruits) của đời sống chúng ta thì chúng ta sẽ phải khô héo và chết đi. Người nào tìm cách thâu đạt và nắm giữ mọi điều về cho riêng y- đặc biệt là các “quả” của đời sống nội tâm, của chân lý, minh triết và quyền năng mà y khám phá được, chắc chắn sẽ thấy rằng sự sống bên trong và ngay cả bên ngoài nữa của y và cuối cùng y sẽ khô héo rồi chết. Do đó nên lưu ý đến định luật vĩ đại này, có thể gọi là định luật lưu chảy, rằng: cho để sống, chia sớt để vui mừng, phụng sự để khai mở. Đó là một định luật ký diệu của sự cho ra một cách vô ngã. Duy chỉ nhờ định luật này mà sự sống mới có thể được thực hiện đầy đủ mà thôi.
      Do đó, có lẽ chẳng phải Đấng Christ đã quở trách độc địa cây vả và khiến nó khô héo đâu. Câu chuyện này là một ngụ ngôn viết theo lối biểu tượng, nói rằng ai không cho tặng những “quả” của chính đời sống y mà lại dấu kín và tích trữ cho y, thì người đó được xem như một người chết, chẳng sớm thì muộn y sẽ khô héo và chết đi. Chúa đã nêu rõ chân lý ấy bằng đời sống của chính Ngài và dạy con người yêu thương kẻ khác. Ngài và những Vị Tông Đồ, cũng như các vị giáo huấn cổ xưa, đều có lệ dạy những chân lý huyền bí và tinh thần sâu xa bằng ngụ ngôn như thế.
      VẤN: Đức Jesus Christ muốn nói điều chi khi Ngài nói đến Sự Sống Đời Đời?
      ĐÁP: Tôi không được cho là tôi biết Ngài muốn nói điều chi. Tôi không thể giải thích những lời của Ngài với tư cách quyền thế (authoritative), nhưng tôi có thể đưa ra một gợi ý. Tâm thức con người có hai trạng thái, và một trạng thái trung gian nối liền chúng. Một trạng thái bị áp chế trong thời gian và không có thể nghĩ gì ngoài ba thành phần quen thuộc; quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là trạng thái thông thường của cái trí con người trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên người ta nói rằng có thể đạt đến một trạng thái khác cao hơn trong đó chỉ có một hiện tại bao gồm tất cả (all-inclusive), một loại tổng thể nơi đây và bây giờ (here ness and now ness) vượt ngoài các giới hạn của thời gian, trong đó mọi vật  đều hiện hữu ngay cùng một chỗ, cùng một lúc và trong sự đầy đủ. Thượng Đế được quan niệm như hiện hữu trong trạng thái tâm thức ấy, đôi khi được diễn tả là Hiện Tại Vĩnh Cửu (Eternal Now). Việc đạt đến Sự Sống Đời Đời có thể được xem như sự thực hiện được trạng thái Thiêng Liêng này, vượt quá những giới hạn của thời gian, không gian và biến đổi.
      Nhưng đối với nhân loại thì có sự tiến hóa hoặc về vật chất, trí tuệ, tinh thần, hoặc cả ba cùng phối hợp- từ hạt giống cho đến một bông hoa phát triển đầy đủ theo một giòng thời gian. Tuy nhiên, trong đôi “mắt” của Thượng Đế, hạt giống, bông hoa nở, và tất cả giai đoạn trung gian không thể hiện hữu và được nhận thức cùng một lúc được sao? Đó là một trạng thái của tâm thức Vũ Trụ đầy đủ. Bước vào tâm thức ấy sẽ hiểu được Sự Sống Đời Đời. Người ta nghĩ rằng Đấng Christ ngự trong trạng thái này và dùng từ “Sự Sống Đời Đời” theo nghĩa ấy.
      Còn trạng thái trung gian được diễn tả như sự kéo dài ( duration), hay là thời gian không có các giới hạn. Các triết gia và các nhà toán học nói rằng có thể vượt qua những giới hạn của quá khứ, hiện tại và tương lai để bước vào một trạng thái mà trong đó hiện tại được kéo dài ra vô cùng- mặc dầu vẫn còn ý niệm thời gian- cho đến khi thời gian không còn giới hạn nữa. Khi nào chúng ta nhập vào kinh nghiệm ấy- một kinh nghiệm hạnh phúc đặc biệt- chúng ta sẽ không ý thức thời gian trôi qua. Tuy vậy, Vĩnh Cửu là một mầu nhiệm đồi với chúng ta. Chúa có nói: “…ai ghét mạng sống mình trong thế gian này thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời”. (John 12:25) gợi ý rằng con người phải quyết định từ bỏ các dục vọng và tư lợi ích kỷ của thế giới thời gian hồng trần nầy để bước vào một trạng thái tâm thức không lệ thuộc thời gian, để nhận được Sự Sống Đời Đời.
      VẤN:Ông có thể vui lòng nói đôi điều về Lễ Thánh Thể tác động trong Thời Đại hiện nay?
      ĐÁP: Trước tiên tôi phải tách rời Hội Thông Thiên Học khỏi mọi tôn giáo, đặc biệt là Cơ Đốc Giáo. Lễ Thánh Thể được cử hành trong các xứ Cơ Đốc, và thường theo sau Ngày Chúa Nhật Tam Nguyên (Trinity Sunday). Tiếng “Corpus Christi” có nhĩa là thân thể của Christ. Hầu hết người Cơ Đốc tin rằng có sự thay đổi xảy ra trong “bản thể” (substance) hay là chất chứa (content) tinh thần hiện hữu trong bánh và rượu sau động tác Hiến dâng của Linh Mục, một phương pháp phụ gia cho Quyền năng và sự Hiện Diện của Đấng Christ. Quý vị nào thích thú vấn đề này xin xem quyển sách The Science of the Sacrement của ông C.W.Leadbeater.
      Trong Thánh Kinh có đoạn Chúa nói: “Ai ăn thịt ta, uống huyết ta thì có sự sống đời đời”.(John 6:54) Các nhà biểu tượng học quả quyết những lời ấy không thể hiểu theo mặt chữ vì được viết bằng ngôn ngữ biểu tượng. Huyết của Thượng Đế tượng trưng cho Sự Sống của Ngài hằng tuôn xuống, Sự Sống hiện diện khắp nơi, nâng đỡ Sự Sống của Trạng Thái Thứ Hai của Tam Nguyên Thánh Thiện. Uống huyết ấy được xem như biểu tượng khác của sự thực hiện nơi nội tâm sự hiên hữu của Sự Sống khắp nơi ấy, và sự đồng nhất Sự Sống của cá nhân với Sự Sống của Thượng Đế. Khi bước vào kinh nghiệm hiệp nhất với Sự Sống Thiêng Liêng, người ta thấy như thể đang thâu hút Sự Sống khắp nơi của Thượng Đế vào trong tâm thức và con người của mình. Động tác uống là một biểu tượng cho kinh nghiệm này.
      Tương tự như thế, sự ăn thịt Christ cũng chỉ có thể hiểu theo nghĩa biểu tượng mà thôi. Thường nó tiêu biểu cho sự đồng hóa hoàn toàn Chân Lý Thiêng Liêng, hay là những nguyên lý và định luật căn bản của Sự Sống nằm trong Trí Vũ Trụ tức Trạng Thái Thứ Ba của Tam Nguyên. Biểu tượng của Chân Lý ấy trong Ngôn Ngữ Thiêng Liêng là thịt của Thượng Đế hay là Christ. Động tác ăn thịt, theo biểu tượng, là sự thực hiện thông tuệ (intellectual) Chân Lý Thiêng Liêng ấy. Khi Linh Hồn và Tinh Thần trong chúng ta đã hiểu rõ và ý thức “dự phần” vào Sự Sống Duy Nhất trong tất cả và đã thâu hút Chân Lý duy nhất ẩn trong tất cả, thì bấy giờ chúng ta mới thoát khỏi sự chết và sẽ bước vào Sự Sống Đời Đời. Theo quan điểm con người thì vấn đề này được xem như một ngụ ngôn diễn tả sự thực hiện sự hiệp nhất với Sự Sống Thiêng Liêng và Chân Lý Thiêng Liêng.
      Huynh hỏi điều này sẽ ảnh hưởng lên Thời Đại thế nào? Khi đủ số người đã đến trình độ tiến hóa này, chiến tranh sẽ được đặt ra ngoài vòng pháp luật và hòa bình sẽ vãn hồi. Sự thành lập các tổ chức để hợp tác quốc tế và thống nhất báo hiệu cho sự hoàn thành những tác động của nó. Do đời sống trong sạch và sự tham thiền hàng ngày, mỗi người chúng ta đem sự thành đạt này đến gần hơn, giúp ích rất nhiều cho sự tiến hóa của toàn thể nhân loại.
      Vấn: Thánh Kinh quả có nói: “Lại theo như đã định cho con người phải chết một lần, rồi sau đó có sự xét đoán không?”(Heb.9;27).
      Đáp: không nên trích dẫn trong Thánh Kinh để làm bằng cớ cuối cùng cho một lẽ thật về một sự gì đó, vì người ta có thể tìm được trong đó những câu hỗ trợ cho một quan điểm hoàn toàn khác hẳn. Ở một nơi, Thánh Kinh xác nhận là: “Ai tin và chịu Báp têm thì được cứu, ai không tin thì bị định tội.” (Mark 16:16), và ở nơi khác huynh sẽ tìm thấy lời Thánh Paul: “Hãy lấy sự sợ sệt và run rẩy mà làm nên sự cứu rỗi của anh em…” (Phil 2:12.13). Cả hai câu đều không thể đúng, vì một câu nói sự cứu rỗi tùy thuộc đức tin và Báptít, còn câu kia nói tùy thuộc vào chính sức lực của chúng ta.
      Đó cũng là trường hợp của lời trích dẫn trên. Nếu huynh cho nó thuộc về một ý nghĩa vật chất chớ không thuộc một ý nghĩa triết học thâm sâu thì nó đã trái ngược với lý thuyết Luân Hồi. Vậy chính tùy ý huynh chấp nhận hay không. Tôi e không thể hiến cho huynh một lời giải thích chứng nhận câu ấy đúng thật. Còn nếu sự Luân Hồi là đúng thật, thì bấy giờ không có định cho con người phải chết xác thân chỉ một lần. Thể xác của y chết đi chết lại. Huynh và tôi đã từng chết và sinh ra nhiều lần, và vẫn sẽ còn tiếp tục như thế trong tương lai. Chính Chúa hình như đã xác nhận điều này, vì Ngài có nói: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu người nào chẳng được tái sinh thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” Và “Các ngươi cần phải tái sinh”.(John 3:3,7). Thật vậy, sự tái sinh tinh thần có thể được ám chỉ đến, nhưng điều này không thể ngăn cản được tiến trình tiến hóa hướng thượng bằng những kiếp sống liên tiếp dưới trần.
      VẤN: Xin ông giải thích ý nghĩa Đấng Christ chịu đóng đinh giữa hai kẻ trộm, và ý nghĩa thật sự của lời Ngài nói với một kẻ trộm: “…Hôm nay, ngươi sẽ cùng ta ở trong lạc viên.”(Luke 23:43)?
      ĐÁP: Để gợi ý một câu giải đáp vấn đề này, tôi muốn minh định rằng tôi không hề nghi ngờ tính cách lịch sử của Thánh Kinh, và đặc biệt là những câu chuyện về đời sống của Chúa. Tôi chỉ gợi ý là vài phần trong Thánh Kinh- và tôi nghĩ là câu vấn ở trên thuộc một trong những phần đó- được viết theo Ngôn Ngữ Thiêng Liêng, ngôn ngữ của ngụ ngôn và biểu tượng. Trong ngôn ngữ ấy, kẻ trộm biểu tượng cho cái trí con người, vì cái trí có thể là “kẻ cướp” đại tài của trực giác. Hãy nhớ rằng chúng ta đang đọc không phải một biến cố duy nhất bên ngoài, mà là một vở kịch nội tâm diễn ra trong đời sống của mỗi người. Cái trí (hạ trí) được biểu tượng hóa bằng kẻ trộm vì nó có thể cướp của Người Suy Tư sự thực hiện hợp nhất với Thượng Đế, cái kiến thức về bản chất Thiêng Liêng, sự giác ngộ do trực giác hoạt động. Cái trí hay tranh luận, cụ thể, khinh thị, thâu góp, cái “hạ” trí ấy là một kẻ trộm, một “tay giết chết sự thật.” Cái thuộc tính (Attribut) này của cái trí con người được nhân cách hóa thành kẻ trộm nhạo báng.
      Đấng Christ trên Thập Tự nhân cách hóa cho trực giác tinh thần chiếu rọi vào trí óc (mind-brain). Ánh sáng này chỉ có thể được nhận vào bộ óc khi những thuộc tính phá hoại, “trộm cắp” bị tách rời khỏi những thuộc tính trực giác của trí tuệ trừu tượng, được nhân cách hóa thành kẻ trộm ở phần sau câu vấn của huynh. Cái trí đó đặc tánh kép- thượng và hạ, trừu tượng và cụ thể. Phần cao có đặc tính triết lý, trực giác, báo trước và tổng hợp, còn phần thấp thì cụ thể, thích sự kiện, luận lý, phân tích, và bị giới hạn giữa hiện tại và quá khứ.
      Khi những giai đoạn kết thúc của sự tiến hóa con người đã đến, được miêu tả bằng sự đóng đinh trên Thập Tự, thì hai phần này trở nên xa cách rõ rệt cái này khỏi cái kia và chịu sự kiểm soát. Nói theo biểu tượng thì chúng “mỗi phần một bên”. Chỉ khi nào điều này đã được thực hiện thì ánh sáng đầy đủ của Tâm Thức Christ (Christ Consciousness) mới chiếu rọi xuyên qua thể trí và bộ óc. Lời hứa với kẻ trộm- tượng trưng phần thượng trí- “ngày nay ngươi sẽ cùng ta ở trong lạc viên” đúng ra là một sự  thừa nhận bản chất tinh thần bất tử của Người Suy Tư chân thật. Chân Nhân trong y phục bằng ánh sáng, nó là vân thể của trí tuệ trừu tượng. Phần thượng trí này tiến bước với y đến quả vị Chân Tiên hay sự Thăng Thiên. Còn những thuộc tánh lý luận khiến cho con người nhạo báng tinh thần và trực giác thí sẽ phải tan rã cùng với cái chết của phàm ngã. Nói theo biểu tượng thì nó không vào Thiên Đàng, hoặc Tâm Thức của Nhân Thể (Causal Consciousness).
      Chữ “Ngày” dùng trong Ngôn Ngữ Thiêng Liêng để diễn tả một  tình trạng nội tâm của sự giác ngộ tinh thần. Trái lại, Đêm chỉ sự mù tối của trí và tình trạng không được giác ngộ của nó. Thí dụ như Thánh Peter chối Chúa ban đêm, rồi cảm thấy đầy hối hận khi ngày đến và gà gáy ba lần. Chữ “ngày nay” (today) trong đoạn văn trên có thể có nghĩa là “vào lúc giác ngộ tinh thần”.
      Tất cả điều này xảy ra nơi nào? Ở Golgotha, có nghĩa là “nơi của cái sọ”. Cái sọ bao giữ lấy cái trí óc, nó trở nên giác ngộ nhờ ánh sáng của trực giác được nhân cách hóa thành Christ, và vị được Điểm Đạo sống trong sự thực hiện liên tục hợp nhất với Thượng Đế. Khi đặt quan cảnh Tử Nạn trên Thập Tự trên Núi Golgotha giả định, các vị tông đồ được cảm hứng đã dùng Ngôn Ngữ Thiêng để gạch đậm (underscore) sự giải thích đặc biệt biến cố trọng đại này. Đây là một sự chú giải khả hữu về những lời của Đấng Christ mà huynh đề cập.
      VẤN: Xin ông cho biết ý nghĩa của ngọn giáo đâm vào hông sườn Đức Jesus trên Thập Tự.
      ĐÁP: Theo một ý nghĩ thì sự Tử Nạn quả thật là Lễ Đăng Quang tinh thần của vị được Điểm Đạo đã được giải thoát hoặc gần được giải thoát, người chung cuộc đã chết mất bản ngã riêng tư. Sự đâm thủng làn da, cái đâm của ngọn giáo là sự đâm thủng cái “màn” (film) mảnh mai cuối cùng của ý thức chia rẽ (làn da). Sau đó, con người sẽ hiểu được chân lý về sự hợp nhất. Bấy giờ, xuyên qua những vết thương của thân thể, tay, chân ấy mà ân phước và quyền năng có thể tuôn xuống cho thế gian để thánh hóa và cứu rỗi nó khỏi những sự vi phạm đau khổ trầm trọng mà nó có thể vấp phải.
      Ngọn giáo còn là biểu tượng của lòng thù ghét của thế gian mà mỗi vị được Điểm Đạo Lần Thứ Tư sẵn lòng thâu nhận vào mình để biến đổi thành tình thương. Không được tự bảo vệ mình. Tâm phải rộng mở với sự xấu xa, thù hận, khinh khi, và phỉ báng. Phải được như thế vì đó là định luật. Người ta nói rằng một phần công việc của các Vị được Điểm Đạo cao của thế giới chúng ta là phải dùng khoa luyện kim tinh thần biến đổi những mãnh lực xấu xa thành những mãnh lực ân phước tuôn cho thế gian. Hành động sẵn lòng thâu nhận và biến đổi điều xấu ấy đòi hỏi một sự tự chủ lớn lao. Vị Christ- đang- thành (Christ-to-be) không bao giờ được ngăn cách mình với bất cứ ai dẫu cho họ xấu xa, độc ác thù ghét thế mấy. Một biểu tượng kỷ luật chứng tỏ quyền năng tự chủ là: một người lính đâm ngọn giáo vào bên sườn.
      Nếu huynh chấp nhận được điều này, huynh sẽ thấy rằng những chân lý vĩ đại, cao cả được tìm thấy ẩn dưới những lớp màn của các ngụ ngôn và biểu tượng trong Thánh Kinh trên thế giới.
      VẤN: Đối với chuyện ngụ ngôn các Cô Trinh Nữ Khôn và Dại, theo Thông Thiên Học thì điều gì xảy ra cho năm cô bị đóng cửa ở ngoài? (Matt.25)
      ĐÁP: Tôi nghĩ rằng sự mở cửa- một biểu tượng cho sự bành trướng tâm thức- chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Không có “cửa” nào đóng mãi mãi,không có phương thức tiến hóa nào bị ngăn chặn. Ý chí Thiêng Liêng chỉ có thể bị trì hoãn chớ không thể bị phá hủy. Có một thời kỳ tiến hóa mà lúc đó những mầm giống tinh thần, mầm trực giác, mầm Tâm Thức Christ chưa nẩy mầm trong linh hồn con người. Những cô trinh nữ dại nhân cách hóa của linh hồn trong tình trạng đó. Trong thời kỳ đó bản tính Christ và Quyền Năng Christ chưa được thực hiện. Vì thế những điều liên quan đến họ không tác động đến thể trí. Theo biểu tượng, đó là không còn dầu trong đèn. Tuy nhiên, sẽ đến một thời gian mà sự thức tỉnh tinh thần xảy ra. Cái mầm giống tinh thần thiêng liêng tiềm tàng ẩn kín trong lòng mỗi người chúng ta một ngày kia sẽ nẩy mầm, tăng trưởng và trổ hoa thành một người toàn thiện. Tất cả chúng ta một ngày kia sẽ thấy dầu trong đèn chúng ta và thắp lên. Bấy giờ cái trí sẽ sẵn sàng và có thể đáp ứng với những sự biểu lộ bên trong của Bản Tánh Christ trong con người, nó được chiếu sáng bởi ánh sáng đến từ trực giác tinh thần. Theo biểu tượng, đó là có dầu trong đèn, tim đèn được thắp lên, và khi Tân Lang- Chân Ngã Tinh Thần trong con người- đến thì đã được đón tiếp sẵn sàng.
      Đối với tôi, hình như Nhân Loại hiện nay đang tỏ những dấu hiệu thức tỉnh tinh thần này. Sự hiện hữu của những Phong Trào Quốc Tế lớn lao cho hạnh phúc của nhân loại, như Hội Vạn Quốc, Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế, Phong Trào Hướng Đạo và Hội Thông Thiên Học, chỉ rõ sự thức tỉnh của trí nhân loại về sự hợp nhất của Sự Sống và Tình Huynh Đệ của Con Người. Nói theo biểu tượng, những thành phần của Nhân Loại, như các trinh nữ dại, chưa chuẩn bị và chưa thức tỉnh tinh thần, hiện nay đang cựa mình trong giấc ngủ và đang mơ “Tân Lang đến” có nghĩa là sự đạt đến linh ảnh về sự hợp nhất tất cả mọi Sự Sống và sự áp dụng của nó vào mọi sự tương quan nhân loại. Sự thức tỉnh này có thể gần với tất cả chúng ta, nhất là khi chúng ta bắt đầu cảm thấy “lòng khao khát của Con Người Nội Tâm đối với Đấng vô Cùng”.
      VẤN: Ông có thể giải thích chiếc xe lửa của Elijah?
      ĐÁP: Theo sự hiểu biết của tôi thì chiếc xe (chariot) được dùng theo Ngôn Ngữ Thiêng Liêng và biểu tượng cho lớp y phục bất tử của Linh Hồn mà chúng ta gọi là Nhân Thể (Causal Body). Những vị Duy Tri gọi nó là “chiếc áo của vinh hiển” và người Hy Lạp gọi là “Augoiedes” có nghĩa “một mảnh(fragment) thiêng liêng và tự chói sáng”. Vào một giai đoạn trong sự tiến hóa, giai đoạn Chân tiên, chiếc “xe” của Chân Thần (Monad) trở nên đầy lửa của Thượng Đế bừng cháy sáng rực, toàn thể con người của Vị Chân Tiên thăng vào miền tâm thức, quyền năng và minh triết vượt khỏi các giới hạn của Địa Cầu (Earth) và nhân loại. Câu chuyện này là một ngụ ngôn của sự giải thoát, sự nhập Niết Bàn- tôi ngụ ý như thế- hơn là một bài tường thuật một sự kiện vật chất, theo nghĩa đen, và chiếc xe có thể được xem là một biểu tượng của Nhân Thể.
      VẤN: Sự Tăm Tối Bên Ngoài là gì? (outer Darkness)
      ĐÁP: Một tình trạng tự cô lập. Đó không phải là một nơi chốn, một chỗ nào đó mà Linh Hồn bước vào sau khi chết hoặc lúc còn sống. Đó là một trạng thái của tâm thức. Những ai quá ích kỷ sẽ tự ngăn cách mình với Thượng Đế, hay đúng hơn là họ đã tiêu hủy nơi họ cái quyền năng thực hiện sự Hiện Diện của Thượng Đế, tự đày mình vào sự tăm tối bên ngoài do tính chia rẽ kiêu ngạo. Hẳn nhiên tôi cũng phải nói rằng dẫu ở trong trạng thái đó đi nữa, thật sự Thượng Đế không bao giờ vắng mặt hoặc là có sự tăm tối. Chỉ có tăm tối đối với những người ở trong trạng thái tâm thức đó. Không nơi nào trong vũ trụ mà không có Thượng Đế và ánh sáng hiện diện. Nhưng vài người trở nên quá quy ngã, mọi động lực đều hướng về họ, họ không biết chân lý về sự Duy Nhất, đến đỗi họ tự đưa họ vào trạng thái gọi là “sự tăm tối bên ngoài”, một trạng thái vô cùng ích kỷ và chia rẽ với mọi người khác. Sự tăm tối của họ vốn ở nội tâm hơn là ở bên ngoài.
      Họ là những “tinh thần bị tù” (I Pet 3:19) Vì  họ mà Chúa đã đi rao giảng. Những Huyền Môn xưa dạy rằng mỗi người bước trên “con đường thập tự”, chịu khổ nạn- cách biểu tượng- trên Golgotha, chết và chôn trong mộ đá, phải giúp đỡ những người tự giam mình trong sự tăm tối bên ngoài, hoặc rao giảng cho các tinh thần bị tù. Y cố gắng cứu giúp họ, chỉ rõ sự điên rồ của cách sống chỉ biết quy tư ngã, y đánh thức tâm trí họ hướng về kỳ vọng và hạnh phúc của con đường ánh sáng, đó là con đường của sự hiệp nhất và tình thương đại đồng.



Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate