II-SỐNG, CHẾT VÀ SỐ PHẬN (phần 2)


4-Nơi trú ngụ của linh hồn:
Khi dẫn nhập vào thể xác, linh hồn vào các tế bào gốc, mới hình thành từ trứng và tinh trùng.
Khi sinh ra: Linh hồn phần lương tâm đạo đức-tức là cái gốc Nguyên năng chính, tồn tại trong tim người. Phần vía cùng với các tổ hợp thông tin lý trí tồn tại ở não và trường sinh học xung quanh cơ thể; nhưng hai phần này không tách nhau, mà như một sợi dây vô hình của các sóng với nhau. Vậy, ta có thể nói chính xác hơn là: Linh hồn tồn tại trong tim, óc và nguyên khí thể vía. Trung tâm của linh hồn trú ngụ là trục Long Hoả-Trung Phương. Tâm của linh hồn tồn tại tại óc, nhưng trung cung của nó lưu trữ thông tin ở luân xa 4-tức là luân xa tim.
Khi ta ngủ: Linh hồn rời thể xác ( có thể không rời) theo các huyệt trên đỉnh đẩu. Khi thể xác chết, linh hồn rút khỏi thể xác theo các huyệt âm dương.
Huyệt chẳng qua là các vị trí thông thiên, cổng kết nối năng lượng và dẫn nhập thông tin Vũ trụ và bản thể, để linh hồn, các sóng cơ thể tiếp xúc với Vũ trụ mà thôi. Huyệt là một cổng không thời gian trong các mật độ vật chất của cơ thể, theo Nguyên Lý Trung Phương.
Khi bị một hay nhiều vong linh “nhập vào người”, thì chúng có nhiều đường vào, trực tiếp là não, các huyệt trên đỉnh đầu, thân chúng là các sóng vào các huyệt và kinh mạch của chúng ta.
Các sóng của linh hồn trong cơ thể chạy khắp cơ thể, theo các kinh lạc ( các mạch dẫn sóng), chi phối sự sống của thể xác. Khi Nguyên năng của chúng ta bị ảnh hưởng ( do tự nhiên, do Thượng đế tác động), thì linh hồn bị ảnh hưởng, linh hồn hành động theo ý chí của Thượng đế, làm cho thể xác bị ảnh hưởng. Và nếu một cái hoạ cho thân xác giáng vào, là do “duyên cớ có sẵn” mà chúng ta gặp trong số phận đã định. Điều này Thượng đế đã “qui định” từ trước.  Tránh được hay không tránh được phải do Thượng đế qui định; có thể có một may mắn, có sự giúp đỡ từ các đấng linh thiêng mà Thượng đế chấp nhận.
  Cách tu hành theo các tôn giáo chân chính, sẽ là những cách hữu hiệu nhất tránh hoạ tiếp phúc, làm cho số phận con người thay đổi ( cả khi sống và khi chết). Sứ mệnh của các tôn giáo là thực hiện giáo hoá chúng sinh để được thay đổi các thành tố tạo nên linh hồn của chính chúng ta, từ đó, chúng ta nhận được một nguồn nguyên năng tương ứng phù hợp của Thượng đế ban cho trong kiếp này, để tồn tại theo qui luật tạo hoá. Đó chính là đức năng thắng số, hay nói một cách chính xác hơn, cho phù hợp với ý chí của Thượng đế. Ý chí đó chi phối mọi vấn đề của con người trong hiện tại. Chỉ có con đường duy nhất là theo ý chí đó để cải tạo số mệnh: Cải tạo khi sống và tạo ra kiếp nghiệp tương ứng của linh hồn ở các kiếp sau. Theo lý thuyết phương Đông, có quin luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, là một qui luật chính trong luật Nhân quả vĩ đại của Vũ trụ. Hiểu sâu sắc được điều này, thì sẽ cải sửa được số mệnh cả khi xác thể còn sống và cả khi đã về thiên giới của con người.
5-Thể xác con người:
Thể xác con người là toàn bộ phần vật chất sơ đẳng tạo ra cơ thể sinh vật của con người. Thể xác không tồn tại vĩnh viễn, mà được sinh ra, phát triển, mất đi, không được luân hồi, tái tạo. Là một bộ kết cấu sinh học hoàn chỉnh nhất của tạo háo; là hệ thống các cơ quan, được cấu tạo bằng các phần tử hữu cơ.
Thể xác tồn tại hai phần: Xác phàm (phần vật chất nhìn thấy được) và xác phách (phần vật chất không nhìn thấy được).
Xác phàm: Thuần tuý chỉ là phần xác thịt vô tri giác khi con người không còn lý trí, hoặc khi “chết” đi (linh hồn rút đi), nó sẽ tan rã, phân huỷ nhanh.
Xác phách: Là phần điện từ trường, được tạo ra từ khối vật chất điện hoá học là xác phàm. Các điện từ trường này cũng tồn tại ở dạng sóng thấp, bao bọc thể xác. Khi thể xác chết-tức các điện tử bị phân huỷ, thì nó cũng phân huỷ theo và mất hết, tan vào không gian khi thể xác phân huỷ hoàn toàn. Tuy nhiên trường sinh học này tồn tại rất lâu, để lại các vết trong không gian, cho đến khi bị thời gian xoá bỏ, ( bị sóng từ trường từ khối linh quang-tức Thượng đế thu hút), nó trở về với Thượng đế, trở thành năng lượng chung của Nguyên năng.
Như vậy: Theo định luật bảo toàn năng lượng: “Vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”. Đây vẫn đúng: Linh hồn về với khối Đại Linh quang, thể phách về với Nguyên năng, xác thịt tan rã, chuyển thành vật chất khác, chuyển năng lượng vào đất cát. Cái câu: Con người từ cát bụi trở về cát bụi không đúng, chỉ đúng với xác phàm mà thôi!
Thể xác có các kinh mạch lạc huệt: Đây chính là con đường dẫn nguồn năng lượng của linh hồn nuôi dưỡng cho thể xác. Nguồn năng lượng này chúng ta đã có sẵn do khối linh quang nhỏ (linh hồn chúng ta) và tiếp tục nhận được năng lượng từ Thượng đế (Vũ trụ) trong quá trình tồn tại-thông qua sợi dây bạc nối xuống trục Trung Phương (Long hoả)-theo nguyên lý Dây Trung Phương từ đại khối Nguyên năng. Việc tiếp tục duy trì hay không duy trì, tác động vào quá trình, chất và lượng của nguồn năng lượng này sẽ làm thay đổi sự sống của thể xác (đó chính là số phận được định đoạt từ trước). Thực ra, các đường kinh mạch đó chẳng qua là các đường dẫn sóng, năng lượng tồn tại ở dạng sóng-tức là khí. Sự vận hành của các kinh mạch này lưu thông, làm cho các phần vật chất nhận được khí. Khí bế chỗ nào, chỗ đó hỏng. Khí làm môi trường vận chuyển cho các vật chất hữu cơ (như máu) tới các nơi nuôi cơ thể. Trong các mạch máu cũng chứa nguồn nguyên năng từ linh hồn chỉ đạo. Điều này có thể giải thích: Một nhà thiền sư, hay một nhà Yoga, khí công, có thể dùng ý chí làm bế hay thông các kinh lạc của mình, dồn khí vào một vùng nào đó để chữa bệnh cho toàn cơ thể, dùng ý chí để tiếp nhận năng lượng trời đất (Vũ trụ) nhiều hay ít. Đặc biệt hơn: Làm cho cơ thể ( xác phàm) bất hoại sau khi chết bằng cách: Dùng năng lượng sóng của linh hồn cải hoán phần xác thịt, tác động cho thể phách bảo vệ thể xác, bao bọc không cho thể xác không tan rã. Về năng lượng, họ dồn năng lượng của Vũ trụ ( lấy được do quá trình tu luyện) vào xác thịt, làm cho nó đông cứng, ứ đầy, tồn tại vĩnh viễn. Tất cả các điều đó đã làm cho thể xác không phân rã được nữa (không cần ướp xác). Thể xác lúc đó đặc lại như khối đá và bất hoại. Điều này khoa học thô mộc chưa chứng minh được! ( Vì họ không công nhận linh hồn-vị chỉ huy tối cao trong cải tạo xác thể, theo nguyên lý sử dụng nguyên năng của Thượng đế).
Thể xác cần tiếp năng lượng từ vật chất thông thường, là các chất hữu cơ-chuyển hoá hữu cơ nuôi cơ thể. Chỉ có thể cải tạo thể xác bằng hai cách: Dùng hữu cơ nuôi hữu cơ, và dùng nguyên khí nuôi nguyên khí. Đây là hai cách chăm sóc chữa bệnh muôn đời.
Trong một cơ thể sống, phải chú trọng cả phần xác và phần hồn. Bất cứ một phần nào bị bệnh, thì cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Hay nói một cách chính xác: Bất cứ phần nào không tuân theo qui luật của Thượng đế-Tạo hoá, thì sẽ bị tiêu diệt, thải hồi. Huỷ hoại tâm hồn, làm hỏng nó bằng ý thức, tư tưởng kém, dẫn đến có hành vi đạo đức kém, tất thể xác, sự tồn tại của con người đó sẽ bị các qui luật thiên nhiên chi phối điều chỉnh. Đúng qui luật, được phù trợ, ngược qui luật, bị đào thải. Thực ra, đó chính là sự gia ân, phạt ác trong tâm linh do Thượng đế qui định, chi phối.
Khi phần xác bị bệnh thì phần hồn cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên chỉ ảnh hưởng ở thể vía mà thôi. Có nghĩa: Khi cơ thể bị dị tật, ảnh hưởng đến não bộ, làm cho trí tuệ bị trì độn chẳng hạn, nhưng trước đó linh hồn đã có, sự u mê ảnh hưởng vào thể vía (lớp thông tin bên ngoài), linh hồn đó sau khi xác chết, sự u mê thể vía tan rã dần, thăng lên, thì có thể linh hồn trở về nguyên trạng xưa. Hoặc ví dụ: Khi người sắp chết, thường hôn mê, ý thức không còn, do não bị bế khí, linh hồn co về não, tự bảo vệ bằng thể vía và thể phách. Khi thể xác chết hoàn toàn, thì linh hồn rút về thiên giới. Thể xác có các nhu cầu vật chất sơ đẳng, nên nó tác động, hay nói cho đúng là kích thích các sóng từ trường của linh hồn, thông qua sự biến đổi từ trường các tế bào tạo nên thể xác. Bọn “sóng” này tác động vào sóng của vật chất siêu đẳng (linh hồn), theo qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, làm cho linh hồn nhận được thông tin, có phản xạ trở lại các đòi hỏi đó: Đây là quá trình xử lý thông tin của linh hồn. Đáp ứng hay không đáp ứng đòi hỏi của thể xác, là một cuộc đấu tranh: Đây chính là lúc con người phải suy nghĩ: ăn hay không ăn, làm hay không làm một cái gì đó. Đó là cuộc thử thách về lý trí. Ví dụ: Một tham vọng về tội ác giết người, cướp của chẳng hạn: Do thể xác bị kích thích bởi nhu cầu về tiêu tiền( uống rượu, nhậu, chơi bời). Nó thúc đẩy linh hồn, linh hồn đấu tranh. Nếu làm: Tức thực hiện hành vi, lập tức thể vía nhận được một thông tin về hành vi đó. Sự lưu giữ nó vào trí nhớ của linh hồn, là mặt tối của đạo đức. Nếu không làm, thì ngược lại, thể vía không lưu tiếp thông tin. Nhưng thể vía vẫn có thể lưu thông tin đó-đó là ý xấu cũng tạo ra nghiệp!
Do đó: Khi thể xác được đáp ứng các nhu cầu vật chất tầm thường của nó, tức là đã làm cho thể vía của linh hồn nặng thêm. Càng nhiều cái xấu thì lớp vía này càng nặng. Điều này giải thích tại sao linh hồn hạ đẳng, có tần sóng chậm, lại bị rơi vào canh giới thấp. Đó là các linh hồn kém tiến hoá nhất ở cảnh giới I. Bọn chúng phải sử dụng một năng lượng lớn để nuôi thể vía dày nặng, đó là sự khốn khổ tận cực, vì khi chết đi, không được ăn uống, hưởng thụ gì nữa, do thể xác đã mất, chỉ còn “ăn” “hưởng thụ” trong tư tưởng-như ngửi được, cảm nhận được; nên cảnh giới I là “địa ngục khổ ải” của những tham vọng không thực hiện được nữa, do thể vía đòi hỏi.
Vậy thì: Càng hưởng thụ nhiều vật chất tầm thường ( các dục vọng chung) thì sau khi thể xác chết đi, linh hồn càng bị đày đạo bởi các nhu cầu đó, theo qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. 

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate