Mục từ “Những con số” trong bài
này được dịch từ cuốn Từ điển biểu tượng [A Dictionary of Symbols] của Juan
Eduardo Cirlot. Đây là cuốn từ điển biểu tượng được ưa chuộng nhất thế giới bởi
tính chất ngắn gọn, súc tích và đầy thẩm quyền về sự thông giải tâm linh. Trên
thế giới có vài chục cuốn từ điển về biểu tượng nhưng phần lớn nặng về sự kiện
và tư liệu, thường làm người đọc rối trí vì dữ kiện hơn là sự sáng suốt và có
chiều sâu đạo học như đặc điểm của cuốn này. Nó theo đúng như chủ trương của
Lão Tử - người sáng lập Đạo giáo ở phương Đông: “Học nhật ích, đạo nhật tổn”,
nghĩa là, người lo học thì mỗi ngày một tích lũy thêm, còn người hành đạo thì
ngày một bỏ bớt đi. Từ gần một nửa thế kỉ nay, đây là cuốn từ điển gối đầu
giường của những ai chăm lo nuôi dưỡng nguồn mạch tâm linh trong một thế giới
ngày càng bị tha hoá bản sắc trước hố ngăn cách giàu - nghèo, trước các vấn đề
về toàn cầu hoá, và cả nguy cơ hủy diệt con người và tự nhiên.
Người dịch
Trong tượng trưng, số không chỉ là biểu hiện của lượng, mà còn là những ý lực; mỗi số có một đặc tính riêng.
Những con số thực thụ, như thế, chỉ là lớp vỏ áo khoác ngoài. Mọi con số đều phái sinh từ số 1 (tương đương với điểm không của độ lớn vốn không biểu lộ trong huyền bí học). Con số càng xa với đơn vị (tức số 1) thì càng chuyển nhập vào vật chất, vào tiến trình xoắn ốc, vào “thế gian”. Mười con số đầu trong hệ thống Hi Lạp (hoặc 12 con số đầu trong hệ thống Đông phương) liên quan đến tâm linh: chúng là những thực thể, nguyên mẫu (archetypes) và tượng trưng. Những số còn lại là sản phẩm kết hợp của những con số cơ bản này [1] . Người Hi Lạp thời cổ đại rất quan tâm tới ý nghĩa tượng trưng của những con số. Pythagoras, chẳng hạn, nhận xét rằng: “Vạn vật đều được xếp đặt theo số”. Plato coi số như là yếu tính của hài hoà, và hài hoà là nền tảng của vũ trụ cũng như của con người và xác nhận rằng những vận động của hài hoà “thuộc cùng loại với những xoay vần đều đặn của linh hồn chúng ta” [2] .
Triết học về số được phát triển thêm bởi những người Do Thái, những người phái Ngộ đạo (Gnosticism), và những người phái thần bí thuật số Kabbala rồi truyền sang cả khoa luyện đan (alchemy). Cũng những khái niệm đại đồng cơ bản như thế được thấy trong tư tưởng phương Đông – như Lão Tử, chẳng hạn: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hoà”. (Đạo sinh 1; 1 sinh 2; 2 sinh 3; 3 sinh vạn vật. Vạn vật cõng âm, ôm dương, điều hoà bằng trùng khí). [Đạo đức kinh, thiên 32] và từ bộ ba 1, 2, 3 thành hợp nhất (tức số 1) – thống nhất mới hay trật tự mới, đó là số 4 (Maria Prophetissa) [3] .
Luận lí tượng trưng và lí thuyết về tập nhóm quay trở lại ý tưởng về lượng là nền tảng của phẩm. Nhà ngôn ngữ học Charles S. Peirce gợi ý rằng những luật tắc của tự nhiên và của tinh thần con người đều dựa trên cùng những nguyên lí như nhau, và rằng chúng ta có thể được thứ tự theo cùng những tuyến này [4] .
Ngoài những tượng trưng căn bản về nhất nguyên (số 1) và bội số (số nhiều hơn 1), còn có một sự tượng trưng tổng quát khác gắn với số chẵn (hoặc ngẫu số, biểu lộ nguyên lí Âm tiêu cực và thụ động) và số lẻ (hoặc cơ số, biểu lộ nguyên lí Dương tích cực và hoạt động).
Thêm nữa, những chuỗi số có một tính năng động tượng trưng mà thiết yếu không thể không chú ý. Ý tưởng rằng 1 sinh 2 và 2 tạo 3 được thiết lập trên tiền đề là mọi thực thể có khuynh hướng vượt qua những giới hạn của nó hoặc tự đối đầu với cái tương phản. Hễ có 2 thành tố thì thành tố thứ 3 xuất hiện như là sự kết hợp của hai thành tố đầu tiên, đến luợt số thứ 3 lại làm nẩy sinh số thứ 4 như là sự móc nối giữa 3 thành tố đầu tiên, rồi cứ thế tiếp tục [5] . Kế tiếp sau nhất nguyên (số 1) và lưỡng nguyên (cặp đôi, tức bộ 2, biểu lộ tranh chấp, hồi thanh, và sự nhân đôi nguyên thủy) là bộ 3 và bộ 4 là những kết nhóm chính; tổng số của bộ 3 và bộ 4 là bộ 7; bộ 3 và bộ 4 nhân với nhau cho tích số là bộ 12.
Số 3 là phái sinh trực tiếp hơn của số 7 (vì cả hai đều là số lẻ) và số 4 có tương quan mật thiết hơn với số 12 (cả hai đều là số chẵn).
Sự tượng trưng thông thường là như sau:
* Bộ 3 đại diện cho trật tự trí tuệ hoặc tâm linh;
* Bộ 4 đại diện cho trật tự trần gian;
* Bộ 7 đại diện cho trật tự hành tinh [trong hệ mặt trời] và đạo đức;
* Bộ 12 đại diện cho trật tự đại đồng vũ trụ.
Sau đây là những ý nghĩa tượng trưng thường được chấp nhận một cách phổ biến nhất cho mỗi con số, chúng sẽ dùng làm cơ sở cho một bản tóm lược về lí thuyết tâm lí về những con số của [nhà tâm lí] Ludwig Paneth.
Số không (0): Không hiện hữu/hư vô, liên hệ một cách huyền bí với nhất nguyên (số 1) như là sự đối lập và phản ánh của số 1; nó tượng trưng cho cái ẩn tàng, tiềm năng và là “Quả trứng của Orpheus”. Từ quan điểm của con người trong hiện hữu nó tượng trưng cái chết như là trạng thái trong đó những sinh lực được biến cải [6] . Bởi dạng vòng tròn của nó, nó biểu thị sự vĩnh hằng.
Số 1: Tượng trưng cho hữu thể [7] và cho sự vén mở cho con người về yếu tính tâm linh. Nó là nguyên lí hoạt động, khi vỡ thành phần mảnh, làm nẩy sinh bội số [8] , và được đồng nhất với Trung tâm huyền học [9] , Điểm Bức xạ và Quyền năng Tối thượng [10] . Nó cũng đại diện cho sự nhất nguyên tâm linh – là nền tảng chung giữa vạn vật [11] . René Guénon phân biệt giữa nhất nguyên và số 1 theo cách của những nhà tư tưởng huyền học Islam: nhất nguyên khác biệt với số 1 ở chỗ nó tuyệt đối và tròn vẹn tự thân, không chấp nhận số 2, cũng như không chấp nhận nhị nguyên. Bởi vậy, nhất nguyên là tượng trưng của thần tính [12] , số 1 cũng đồng đẳng với ánh sáng [13] .
Số 2: Đại diện cho hồi thanh, phản ánh, tranh chấp và đối trọng hoặc nghịch vị; hoặc sự tịch lặng nhất thời của của các lực lượng trong thế cân bằng; nó cũng tương ứng với sự trôi chảy của thời gian – cái tuyến đi từ sau ra trước [14] ; nó được biểu lộ trong hình học bằng hai điểm, hai đường hoặc một góc [15] . Nó cũng tượng trưng cho hạt nhân đầu tiên của vật chất, của tự nhiên trong đối lập với tạo hoá, của mặt trăng đối với mặt trời [16] . Trong toàn thể tư tưởng bí truyền (esoteric), số 2 được xem là điểm gở [17] : nó hàm nghĩa cái bóng [18] và sự lưỡng giới tính của vạn vật, hoặc nhị nguyên (đại diện bởi huyền thoại căn bản về cặp Gemini, tức Song nam) trong cái nghĩa của móc khoen nối kết giữa cái bất tử và cái tử vong, hoặc cái bất biến thiên và cái biến thiên [19] . Trong sự tượng trưng huyền học về phong cảnh trong văn hoá cự thạch, số 2 thì liên lạc với hòn núi dạng mandorla [tức dạng hình hạnh nhân hợp bởi phần chung của hai vòng tròn giao nhau], tiêu điểm của sự Nghịch đảo tượng trưng, hình thành cái lò cừ nung nấu sự đời (the crucible of life) và gồm hai cực đối lập của thiện và ác, sống và chết [20] . Vậy nên, số 2 là số liên lạc với Magna Mater tức Mẹ Cả [21] .
Số 3: Tượng trưng cho sự tổng hợp tâm linh và là công thức cho sự sáng tạo của mỗi thế giới. Nó đại diện cho giải pháp của cuộc tranh chấp đặt để bởi nhị nguyên [22] . Nó hình thành một vành bán nguyệt gồm: sinh ra, thiên đỉnh, và hạ giáng [23] . Về mặt hình học, số 3 được biểu lộ bằng 3 điểm và hình tam giác [24] . Nó là tổng số hài hoà của sự tác động từ nhất nguyên lên lưỡng nguyên [25] . Nó là con số liên quan với những nguyên lí cơ bản [26] ; và biểu lộ sự đầy đủ, hoặc tăng trưởng của nhất nguyên trong tự thân [27] . Sau hết, nó liên lạc với những khái niệm về cõi trời [28] và Ba Ngôi.
Số 4: Tượng trưng cho trái đất, cho không gian địa cầu, cho thân phận con người, cho những giới hạn bên ngoài và tự nhiên của nhận thức “tối thiểu” về toàn thể tính và sau hết, về tổ chức thuần lí. Nó đồng đẳng với hình vuông, hình lập phương và chữ thập, đại diện cho bốn mùa và các phương địa bàn. Một số lớn các hình thức vật chất và tâm linh được mô thức theo bộ 4 [29] . Nó là số liên lạc với sự thành đạt hữu hình [30] và với những Nguyên tố [31] . Trong tư tưởng huyền học, nó đại diện cho Tứ tượng (tetramorphs).
Số 5: Tượng trưng cho Con người, sức khoẻ, tình thương yêu và sự tác động của tinh thể lên vật chất. Nó gồm tứ chi của thân thể cộng thêm cái đầu kiểm soát chúng, và cũng thế, 4 ngón tay thêm ngón cái [32] , và 4 phương địa lí với trung tâm [33] . Hôn lễ thiêng liêng (hieros gamos) được biểu thị bằng số 5 bởi nó đại diện cho sự hợp nhất của hai nguyên lí trời (số 3 của tham thiên tức tam thiên) với số của Mẹ Cả (số 2 của lưỡng địa). Về hình học, nó là ngôi sao 5 cánh (pentagram) [34] . Nó tương ứng với sự đối xứng ngũ giác, một đặc tính thông thường của thiên nhiên hữu cơ, với tỉ lệ vàng (như phái Pythagoras ghi nhận) [35] , và với 5 giác quan [36] đại diện cho 5 “mô thức” của vật chất.
Số 6: Tượng trưng cho thế lưỡng lự và quân bình, số 6 gồm sự hợp nhất của hai tam giác (của lửa và nước) và do đó, biểu thị linh hồn con người. Người Hi Lạp cổ đại xem nó như một tượng trưng cho người lưỡng tính (hermaphrodite) [37] . Nó tương ứng với 6 hướng của không gian (2 hướng cho mỗi chiều kích) [38] , và với sự ngưng bặt của vận động (bởi sự Sáng tạo [theo Kinh thánh Do Thái giáo và sau là cả Kitô giáo] chiếm 6 ngày). Do đó, nó liên lạc với thử thách và cố gắng [39] . Nó cũng được vạch ra là có liên quan tới sự trinh tiết [40] , và với hai đĩa cân.
Số 7: Tượng trưng cho trật tự toàn hảo, một thời kì trọn vẹn hoặc còn gọi là chu kì. Nó gồm sự hợp nhất của bộ 3 và bộ 4 và do đó, được phú cho giá trị ngoại hạng [41] . Nó tương ứng với 7 hướng của không gian (tức là 6 chiều kích sinh tồn cộng thêm trung tâm) [42] , với ngôi sao 7 cánh, với sự hoà giải của hình vuông với hình tam giác bằng cách đặt hình sau lên hình trước (như bầu trời cách trên trái đất) hoặc bằng cách nội tiếp. Nó là con số hình thành chuỗi cơ bản của cung điệu âm nhạc, của các màu sắc, và của các hành tinh [43] , cũng như của các thần linh tương ứng với các hành tinh ấy; và cũng là của 7 mối tội đầu và những đức tính tương phản [44] . Nó cũng tương ứng với thập tự 3 chiều kích [45] và sau hết, nó là biểu tượng của đau khổ [46] .
Số 8: Bộ 8, liên hệ tới hai hình vuông hoặc hình bát giác [47] là dạng thức trung gian giữa hình vuông (hoặc trật tự trần gian) và vòng tròn (trật tự vĩnh hằng), và do đó, là một biểu tượng của tái tạo. Nhờ hình dạng của nó, con số 8 liên lạc với hai con rắn quấn nhau trên cây gậy của thầy thuốc (caduceus), biểu thị sự cân phân giữa các lực đối nghịch hoặc sự bình giá của quyền năng tâm linh với quyền năng tự nhiên [48] . Cũng nhờ hình dạng, nó còn tượng trưng cho vận động xoáy ốc vĩnh hằng của các tầng trời (cũng phô bày bằng đường sigma kép gồm hai chữ S – kí hiệu của vô hạn) [49] . Bởi mang những hàm nghĩa về sự tái tạo, số 8 trong thời Trung cổ còn là một huy hiệu của nước rửa tội. Hơn nữa, trong sáng tạo vũ trụ huyền học thời Trung cổ, nó tương ứng với những vì sao cố định của vòm trời, biểu thị những ảnh hưởng của hành tinh đã bị thắng vượt.
Số 9: Tam giác của bộ 3 và sự nhân 3 của số 3. Do đó, nó là hình ảnh trọn vẹn của 3 thế giới. Nó là giới hạn chung cuộc của chuỗi số trước khi nó trở lại với nhất nguyên [50] . Đối với người Do-thái cổ đại, nó là biểu tượng của chân lí, đặc trưng bởi sự kiện là khi nhân lên, nó tái tạo tự thân (trong phép cộng huyền học) [9x2=18, mà 1+8=9; 9x3=27, mà 2+7=9, v.v...] [51] . Trong những nghi thức bào chế, nó là con số tượng trưng tót vời vì nó đại diện cho sự tổng hợp tam trùng, nghĩa là, sự bố trí trên mỗi bình diện của thân thể, cõi trí tuệ, và cõi tâm linh [52] .
Số 10: Trong các hệ thống thập phân, số 10 tượng trưng cho sự trở về với nhất nguyên. Trong Tam giác điểm 4 hàng Tetractys (mà tam giác gồm các điểm – 4, 3, 2, 1 – có tổng số là 10), số 10 có liên lạc với số 4. Nó cũng tượng trưng cho sự thành đạt tâm linh cũng như cho sự thống nhất trong chức năng như một số chẵn (hoặc lưỡng lự) hoặc như khởi đầu của một chuỗi mới đa bội [53] . Theo một số lí thuyết, số 10 tượng trưng cho tính toàn thể của vũ trụ . cả siêu hình và vật chất – bởi nó nâng vạn vật đến nhất nguyên [54] . Từ tư tưởng Đông phương cổ đại, qua trường phái Pythagoras và cho suốt đến Thánh Jerome, nó được biết như con số của sự hoàn hảo [55] .
Số 11: Tượng trưng cho sự chuyển tiếp, quá độ và hiểm nguy, đồng thời cho sự tranh chấp và tuẫn đạo [56] . Theo Schneider, nó mang một tính chất địa ngục do nó vượt quá con số của sự hoàn hảo – là số 10 – vì vậy, nó đại diện cho sự bất khả tiết chế [57] ; nhưng đồng thời, nó cũng tương ứng, giống như số 2, với ngọn núi hình quả trám (mandorla), với tiêu điểm của sự Nghịch đảo tượng trưng và phản đề bởi nó hình thành bằng một thêm một (theo một cung cách có thể so sánh với số 2) [58] .
Số 12: Tượng trưng cho trật tự vũ trụ và sự cứu rỗi. Nó tương ứng với những kí hiệu của vòng Hoàng đạo (zodiac) và là nền tảng của mọi nhóm bộ 12. Kết nối với nó là những khái niệm về không gian và thời gian, và bánh xe hoặc vòng tròn.
Số 13: Tượng trưng cho sự chết đi và sinh ra, cho sự khởi đầu mới lại. Do đó, nó có những hàm nghĩa bất thuận lợi.
Số 14: Đại diện cho sự hỗn hợp và tổ chức [59] và cũng cho công lí và sự điều độ [60] .
Số 15: Mang chất hoa tình rõ rệt và được liên kết với ác quỷ.
Những số khác: Mỗi số trong các số từ 16 đến 22 có liên hệ với quân bài tương ứng trong cỗ bài Tarot và đôi khi ý nghĩa được phái sinh từ sự hỗn hợp của những biểu tượng của những đơn vị cấu thành nó. Có hai cách theo đó sự hỗn hợp này có thể xảy ra: hoặc là bằng phép cộng huyền học (thí dụ: 374=3+7+4=14=1+4=5); hoặc bằng sự kế tục - trong những trường hợp đó, con số bên phía tay phải biểu lộ kết cục của một tình huống biểu thị bằng con số bên phía tay trái (vậy nên, số 21 biểu lộ sự giảm trừ của một cuộc tranh chấp – số 2 – thành sự giải quyết nó – số 1). Những con số này cũng sở hữu những ý nghĩa nhất định rút ra từ những nguồn gốc truyền thống và xa vời với sự tượng trưng nội tại: chẳng hạn, số 24 là con số thiêng liêng trong trường phái Samkhya (Số luận) của triết học Ấn Độ cổ đại và số 50 rất thông dụng trong thần thoại Hi Lạp – có 50 nàng tiên nữ Danaides, 50 thủy thủ Argonauts, 50 con trai của Priam và của Aegyptus, chẳng hạn – như, chúng ta hẳn gợi ý, một biểu tượng của phẩm chất mạnh mẽ về hoa tình và nhân tính rất tiêu biểu của những huyền thoại Hi-lạp. Sự lặp lại một số cho sẵn nhấn mạnh sức mạnh về lượng của nó nhưng lại khấu trừ phẩm giá tâm linh của nó. Vậy nên số 666, chẳng hạn, là con số của Con Thú [Satan] bởi số 6 được xem như thua số 7 [61] . Khi một bội số có thể hàm chứa một số loại ý nghĩa tượng trưng nào đó, tính tượng trưng của con số đó cũng được phong phú và củng cố theo. Ví dụ, số 144 được coi là rất thuận lợi bởi tổng số của các con số là 9 (1+4+4) và bởi nó gồm bội số của 10 và 4 thêm chính bộ 4 tự thân nữa [62] . Dante, trong tập Divina Comedia (Thần khúc) đã thường xuyên nhờ cậy đến sự tượng trưng của các con số [63] .
Tác phẩm của Ludwig Paneth về những con số không liên quan nhiều đến thực chất sự tượng trưng, đúng hơn, nó bận tâm đến sự thông giải hợp quy về các con số theo quan điểm của nhà tâm lí học khi chúng xuất hiện trong những ám ảnh và những giấc mơ của con người bình thường. Sau đây là những kết luận của ông:
Số 1: Hiếm khi xuất hiện nhưng nơi nào có nó xảy ra thì nó bóng gió gợi đến trạng thái thiên đàng trước khi có thiện và ác – có nghĩa là trước khi có sự nhị nguyên.
Số 2: Biểu thị sự đối trọng hoặc kinh nghiệm của con người về sự sinh tồn riêng rẽ, với những vấn đề đi kèm, sự phân tích không thể tránh, phân chia, tan rã bên trong và tranh đấu.
Số 3: Đại diện cho sự tổng hợp sinh học, sinh nở, và giải quyết một cuộc tranh chấp.
Số 4: Như một loại phân chia kép (2 và 2), không còn biểu thị sự li khai (như số 2) mà là sự sắp xếp trật tự những gì đã chia lìa. Do đó, nó là một tượng trưng của trật tự trong không gian và, bằng cách loại suy, của mọi cấu trúc có trật tự cao độ khác. Như thi sĩ Hi Lạp Simonides nhận xét: “Thật khó làm một người cao cả; hình vuông bốn góc bằng hai bàn tay, hai bàn chân và tâm linh, hình thành một toàn thể hoàn hảo”.
Số 5: Là một số thường xảy ra trong cõi tự nhiên linh giác và do đó, sự tăng trưởng vinh quang của nó tương ứng với sự đâm chồi nảy lộc mùa xuân. Nó biểu thị sự tràn trề hữu cơ của đời sống đối lập với sự cứng ngắc của cái chết. Cũng có một cảm thức hoa tình với nó nữa.
Số 6: Giống như số 2, là một số hàm hồ theo một cách riêng: nó biểu lộ sự nhị nguyên (2x3 hoặc 3x2). Tuy nhiên, nó giống như số 4 ở chỗ nó có một giá trị quy phạm như thể đối lập với những khuynh hướng giải phóng của số 5 và tính chất huyền bí (hoặc tranh chấp) của số 7.
Số 7: Giống như mọi số nguyên tố, là một dữ kiện không thể giảm trừ và là một biểu lộ của sự tranh chấp hoặc của một nhất nguyên phức tạp (số nguyên tố càng cao thì sự phức tạp càng lớn). Đôi khi nó liên lạc với mặt trăng (vì 7x4=28 ngày của tháng trăng).
Số 10: Trong dạng chữ số là 10, đôi khi được dùng để biểu lộ hôn nhân.
Số 0: Là số nhân thập phân, nâng sức mạnh về lượng của một tượng trưng về số. Một số gồm những số không lặp lại chỉ ra một sự say mê những điều vĩ đại.
Những đặc tính tống quát của số: Paneth vạch ra một sự phân biệt giữa con số số học và con số tượng trưng. Con số số học xác định một đối tượng bằng số lượng của nó nhưng không nói gì về bản chất của nó, trong khi đó, con số tượng trưng biểu lộ một nối kết bên trong với đối tượng nó xác định nhờ một mối tương quan huyền bí giữa cái được nêu số và chính tự thân số đó. Trong số học, việc cộng 1+1+1 cho ta số 3, nhưng không phải tam nhất nguyên (triunity); trong tượng trưng, con số 1 thứ nhì và con số 1 thứ ba là khác biệt cách nội tại với con số 1 thứ nhất bởi chúng luôn có công năng bên trong những trật tự bộ 3 vốn thiết định hạn từ thứ nhất như một thành tố hoạt động, thành tố thứ nhì như thụ động và thành tố thứ ba như trung tính hoặc hậu quả.
Aristotle nói về “cấu trúc phẩm tính” của những con số như đối lập với tính chất vô định hình của nhất nguyên số học. Còn về những con số cao hơn, Paneth bàn như thế này: “Việc nhân một con số đơn giản chỉ làm tăng sức mạnh của nó như 25 và 15 đều là những tượng trưng của chất hoa tình. Những số gồm hai chữ số biểu lộ một tương quan hỗ tương giữa những chữ số cá biệt (đọc từ trái sang phải). Thí dụ, 23 = 2 (tranh chấp) và 3 (kết cục)”. Những số hợp thành bởi trên hai chữ số có thể phá ra và phân tích theo một số cung cách khác nhau. Chẳng hạn, 338 có thể bằng 300 thêm 2x19, hoặc khác nữa là 3 và 3 và 8. Sự năng động và phong phú về tượng trưng của số 3 là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt đến nỗi không thể quá cường điệu. Chức năng hoà giải của thành tố thứ ba trong bộ 3, chúng tôi xin thêm, có thể xuất hiện hoặc dưới ánh sáng thuận lợi, hoặc thù địch. Chẳng hạn, khi trong huyền thoại và truyền kì có 3 anh em hoặc 3 chị em, 3 người cầu hôn, 3 cuộc thử thách, 3 điều ước, v.v... [64] , thành tố thứ nhất và thứ nhì, nói rộng ra, tương ứng với những gì đã sở hữu, và thành tố thứ ba đại diện cho giải pháp ma thuật hoặc phép lạ được ao ước hoặc kiếm tìm. Nhưng thành tố thứ ba này có thể – như chúng tôi đã nói – cũng có thể là tiêu cực. Vậy nên, bên cạnh những truyện truyền kì mà kẻ thứ nhất và thứ nhì thất bại và kẻ thứ ba thành công – đôi khi 6 kẻ đầu thất bại tiếp theo là kẻ thứ 7 thành công – thì cũng có những truyện khác với sự nghịch đảo của tượng trưng sản sinh ra kết quả đối nghịch: hai kẻ đầu được thuận lợi (và kẻ thứ nhì thường khi còn hơn kẻ thứ nhất) nhưng rồi kẻ thứ ba xuất hiện gây ra sự phá hoại hoặc có những tác động tiêu cực.
Ví dụ, Ba Vua dâng cho Jesus Hài đồng những tặng phẩm bằng vàng, trầm hương (cả hai là tích cực) và nhựa trám (tiêu cực). Trong hầu hết tất cả những huyền thoại và truyện kể có mô típ 3 chén rượu, 3 cái tủ, hoặc 3 căn buồng thì thành tố thứ ba tương ứng với cái chết bởi sự phân chia bất đối xứng của chu kì đời người, gồm hai phần thăng (ấu thơ – thiếu niên, thanh niên – trưởng thành) và phần thứ ba và cuối cùng là giáng (già – chết). Có một truyện kể Do Thái, tên gọi là “Chân hạnh phúc” biểu lộ chính xác sự tạo nghĩa tượng trưng của “thành tố thứ 3” này. Sau đây là truyện ấy trong bản kể được xem là mẫu mực của Loeffle:
'Một nông dân và người vợ, bất mãn với số phận, ghen tức với những kẻ sống trong cung điện, tưởng tượng rằng sống như thế là một chuỗi lạc thú không bao giờ chấm dứt. Trong khi đang làm việc ngoài đồng, anh chợt gặp 3 cái rương bằng sắt. Trên rương thứ nhất có ghi: “Ai mở ta ra sẽ trở nên giàu có”. Trên rương thứ nhì, anh đọc thấy dòng chữ: “Nếu vàng làm ngươi hạnh phúc hãy mở ta ra”. Trên rương thứ ba là: “Ai mở ta ra sẽ mất tất cả những gì đang có”. Rương thứ nhất được mở ngay lập tức và với số lượng bạc nó chứa, cặp vợ chồng đãi một bữa tiệc thịnh soạn, may sắm áo quần huy hoàng và mua cả nô lệ. Những gì chứa trong rương thứ nhì khiến hai vợ chồng ấy khám phá đời sống xa hoa thanh lịch. Nhưng khi mở chiếc rương thứ ba, một cơn dông khủng khiếp hủy diệt toàn thể những gì họ có”. [65]
Sự tượng trưng này có tương quan với chu kì bất đối xứng của năm (Xuân-Hạ-Thu, theo sau là Đông và với toàn thể những tượng trưng về cái cao cả – vì sự cao cả luôn luôn chứa đựng tính hiểm nghèo).
Cuối cùng, cũng có hai lối thông giải thị giác về tượng trưng số, phát xuất từ hình dáng của các chữ số nhưng những sự thông giải như thế mang tính chất chuyên môn và không phải luôn luôn có căn cứ.
Trong tượng trưng, số không chỉ là biểu hiện của lượng, mà còn là những ý lực; mỗi số có một đặc tính riêng.
Những con số thực thụ, như thế, chỉ là lớp vỏ áo khoác ngoài. Mọi con số đều phái sinh từ số 1 (tương đương với điểm không của độ lớn vốn không biểu lộ trong huyền bí học). Con số càng xa với đơn vị (tức số 1) thì càng chuyển nhập vào vật chất, vào tiến trình xoắn ốc, vào “thế gian”. Mười con số đầu trong hệ thống Hi Lạp (hoặc 12 con số đầu trong hệ thống Đông phương) liên quan đến tâm linh: chúng là những thực thể, nguyên mẫu (archetypes) và tượng trưng. Những số còn lại là sản phẩm kết hợp của những con số cơ bản này [1] . Người Hi Lạp thời cổ đại rất quan tâm tới ý nghĩa tượng trưng của những con số. Pythagoras, chẳng hạn, nhận xét rằng: “Vạn vật đều được xếp đặt theo số”. Plato coi số như là yếu tính của hài hoà, và hài hoà là nền tảng của vũ trụ cũng như của con người và xác nhận rằng những vận động của hài hoà “thuộc cùng loại với những xoay vần đều đặn của linh hồn chúng ta” [2] .
Triết học về số được phát triển thêm bởi những người Do Thái, những người phái Ngộ đạo (Gnosticism), và những người phái thần bí thuật số Kabbala rồi truyền sang cả khoa luyện đan (alchemy). Cũng những khái niệm đại đồng cơ bản như thế được thấy trong tư tưởng phương Đông – như Lão Tử, chẳng hạn: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hoà”. (Đạo sinh 1; 1 sinh 2; 2 sinh 3; 3 sinh vạn vật. Vạn vật cõng âm, ôm dương, điều hoà bằng trùng khí). [Đạo đức kinh, thiên 32] và từ bộ ba 1, 2, 3 thành hợp nhất (tức số 1) – thống nhất mới hay trật tự mới, đó là số 4 (Maria Prophetissa) [3] .
Luận lí tượng trưng và lí thuyết về tập nhóm quay trở lại ý tưởng về lượng là nền tảng của phẩm. Nhà ngôn ngữ học Charles S. Peirce gợi ý rằng những luật tắc của tự nhiên và của tinh thần con người đều dựa trên cùng những nguyên lí như nhau, và rằng chúng ta có thể được thứ tự theo cùng những tuyến này [4] .
Ngoài những tượng trưng căn bản về nhất nguyên (số 1) và bội số (số nhiều hơn 1), còn có một sự tượng trưng tổng quát khác gắn với số chẵn (hoặc ngẫu số, biểu lộ nguyên lí Âm tiêu cực và thụ động) và số lẻ (hoặc cơ số, biểu lộ nguyên lí Dương tích cực và hoạt động).
Thêm nữa, những chuỗi số có một tính năng động tượng trưng mà thiết yếu không thể không chú ý. Ý tưởng rằng 1 sinh 2 và 2 tạo 3 được thiết lập trên tiền đề là mọi thực thể có khuynh hướng vượt qua những giới hạn của nó hoặc tự đối đầu với cái tương phản. Hễ có 2 thành tố thì thành tố thứ 3 xuất hiện như là sự kết hợp của hai thành tố đầu tiên, đến luợt số thứ 3 lại làm nẩy sinh số thứ 4 như là sự móc nối giữa 3 thành tố đầu tiên, rồi cứ thế tiếp tục [5] . Kế tiếp sau nhất nguyên (số 1) và lưỡng nguyên (cặp đôi, tức bộ 2, biểu lộ tranh chấp, hồi thanh, và sự nhân đôi nguyên thủy) là bộ 3 và bộ 4 là những kết nhóm chính; tổng số của bộ 3 và bộ 4 là bộ 7; bộ 3 và bộ 4 nhân với nhau cho tích số là bộ 12.
Số 3 là phái sinh trực tiếp hơn của số 7 (vì cả hai đều là số lẻ) và số 4 có tương quan mật thiết hơn với số 12 (cả hai đều là số chẵn).
Sự tượng trưng thông thường là như sau:
* Bộ 3 đại diện cho trật tự trí tuệ hoặc tâm linh;
* Bộ 4 đại diện cho trật tự trần gian;
* Bộ 7 đại diện cho trật tự hành tinh [trong hệ mặt trời] và đạo đức;
* Bộ 12 đại diện cho trật tự đại đồng vũ trụ.
Sau đây là những ý nghĩa tượng trưng thường được chấp nhận một cách phổ biến nhất cho mỗi con số, chúng sẽ dùng làm cơ sở cho một bản tóm lược về lí thuyết tâm lí về những con số của [nhà tâm lí] Ludwig Paneth.
Số không (0): Không hiện hữu/hư vô, liên hệ một cách huyền bí với nhất nguyên (số 1) như là sự đối lập và phản ánh của số 1; nó tượng trưng cho cái ẩn tàng, tiềm năng và là “Quả trứng của Orpheus”. Từ quan điểm của con người trong hiện hữu nó tượng trưng cái chết như là trạng thái trong đó những sinh lực được biến cải [6] . Bởi dạng vòng tròn của nó, nó biểu thị sự vĩnh hằng.
Số 1: Tượng trưng cho hữu thể [7] và cho sự vén mở cho con người về yếu tính tâm linh. Nó là nguyên lí hoạt động, khi vỡ thành phần mảnh, làm nẩy sinh bội số [8] , và được đồng nhất với Trung tâm huyền học [9] , Điểm Bức xạ và Quyền năng Tối thượng [10] . Nó cũng đại diện cho sự nhất nguyên tâm linh – là nền tảng chung giữa vạn vật [11] . René Guénon phân biệt giữa nhất nguyên và số 1 theo cách của những nhà tư tưởng huyền học Islam: nhất nguyên khác biệt với số 1 ở chỗ nó tuyệt đối và tròn vẹn tự thân, không chấp nhận số 2, cũng như không chấp nhận nhị nguyên. Bởi vậy, nhất nguyên là tượng trưng của thần tính [12] , số 1 cũng đồng đẳng với ánh sáng [13] .
Số 2: Đại diện cho hồi thanh, phản ánh, tranh chấp và đối trọng hoặc nghịch vị; hoặc sự tịch lặng nhất thời của của các lực lượng trong thế cân bằng; nó cũng tương ứng với sự trôi chảy của thời gian – cái tuyến đi từ sau ra trước [14] ; nó được biểu lộ trong hình học bằng hai điểm, hai đường hoặc một góc [15] . Nó cũng tượng trưng cho hạt nhân đầu tiên của vật chất, của tự nhiên trong đối lập với tạo hoá, của mặt trăng đối với mặt trời [16] . Trong toàn thể tư tưởng bí truyền (esoteric), số 2 được xem là điểm gở [17] : nó hàm nghĩa cái bóng [18] và sự lưỡng giới tính của vạn vật, hoặc nhị nguyên (đại diện bởi huyền thoại căn bản về cặp Gemini, tức Song nam) trong cái nghĩa của móc khoen nối kết giữa cái bất tử và cái tử vong, hoặc cái bất biến thiên và cái biến thiên [19] . Trong sự tượng trưng huyền học về phong cảnh trong văn hoá cự thạch, số 2 thì liên lạc với hòn núi dạng mandorla [tức dạng hình hạnh nhân hợp bởi phần chung của hai vòng tròn giao nhau], tiêu điểm của sự Nghịch đảo tượng trưng, hình thành cái lò cừ nung nấu sự đời (the crucible of life) và gồm hai cực đối lập của thiện và ác, sống và chết [20] . Vậy nên, số 2 là số liên lạc với Magna Mater tức Mẹ Cả [21] .
Số 3: Tượng trưng cho sự tổng hợp tâm linh và là công thức cho sự sáng tạo của mỗi thế giới. Nó đại diện cho giải pháp của cuộc tranh chấp đặt để bởi nhị nguyên [22] . Nó hình thành một vành bán nguyệt gồm: sinh ra, thiên đỉnh, và hạ giáng [23] . Về mặt hình học, số 3 được biểu lộ bằng 3 điểm và hình tam giác [24] . Nó là tổng số hài hoà của sự tác động từ nhất nguyên lên lưỡng nguyên [25] . Nó là con số liên quan với những nguyên lí cơ bản [26] ; và biểu lộ sự đầy đủ, hoặc tăng trưởng của nhất nguyên trong tự thân [27] . Sau hết, nó liên lạc với những khái niệm về cõi trời [28] và Ba Ngôi.
Số 4: Tượng trưng cho trái đất, cho không gian địa cầu, cho thân phận con người, cho những giới hạn bên ngoài và tự nhiên của nhận thức “tối thiểu” về toàn thể tính và sau hết, về tổ chức thuần lí. Nó đồng đẳng với hình vuông, hình lập phương và chữ thập, đại diện cho bốn mùa và các phương địa bàn. Một số lớn các hình thức vật chất và tâm linh được mô thức theo bộ 4 [29] . Nó là số liên lạc với sự thành đạt hữu hình [30] và với những Nguyên tố [31] . Trong tư tưởng huyền học, nó đại diện cho Tứ tượng (tetramorphs).
Số 5: Tượng trưng cho Con người, sức khoẻ, tình thương yêu và sự tác động của tinh thể lên vật chất. Nó gồm tứ chi của thân thể cộng thêm cái đầu kiểm soát chúng, và cũng thế, 4 ngón tay thêm ngón cái [32] , và 4 phương địa lí với trung tâm [33] . Hôn lễ thiêng liêng (hieros gamos) được biểu thị bằng số 5 bởi nó đại diện cho sự hợp nhất của hai nguyên lí trời (số 3 của tham thiên tức tam thiên) với số của Mẹ Cả (số 2 của lưỡng địa). Về hình học, nó là ngôi sao 5 cánh (pentagram) [34] . Nó tương ứng với sự đối xứng ngũ giác, một đặc tính thông thường của thiên nhiên hữu cơ, với tỉ lệ vàng (như phái Pythagoras ghi nhận) [35] , và với 5 giác quan [36] đại diện cho 5 “mô thức” của vật chất.
Số 6: Tượng trưng cho thế lưỡng lự và quân bình, số 6 gồm sự hợp nhất của hai tam giác (của lửa và nước) và do đó, biểu thị linh hồn con người. Người Hi Lạp cổ đại xem nó như một tượng trưng cho người lưỡng tính (hermaphrodite) [37] . Nó tương ứng với 6 hướng của không gian (2 hướng cho mỗi chiều kích) [38] , và với sự ngưng bặt của vận động (bởi sự Sáng tạo [theo Kinh thánh Do Thái giáo và sau là cả Kitô giáo] chiếm 6 ngày). Do đó, nó liên lạc với thử thách và cố gắng [39] . Nó cũng được vạch ra là có liên quan tới sự trinh tiết [40] , và với hai đĩa cân.
Số 7: Tượng trưng cho trật tự toàn hảo, một thời kì trọn vẹn hoặc còn gọi là chu kì. Nó gồm sự hợp nhất của bộ 3 và bộ 4 và do đó, được phú cho giá trị ngoại hạng [41] . Nó tương ứng với 7 hướng của không gian (tức là 6 chiều kích sinh tồn cộng thêm trung tâm) [42] , với ngôi sao 7 cánh, với sự hoà giải của hình vuông với hình tam giác bằng cách đặt hình sau lên hình trước (như bầu trời cách trên trái đất) hoặc bằng cách nội tiếp. Nó là con số hình thành chuỗi cơ bản của cung điệu âm nhạc, của các màu sắc, và của các hành tinh [43] , cũng như của các thần linh tương ứng với các hành tinh ấy; và cũng là của 7 mối tội đầu và những đức tính tương phản [44] . Nó cũng tương ứng với thập tự 3 chiều kích [45] và sau hết, nó là biểu tượng của đau khổ [46] .
Số 8: Bộ 8, liên hệ tới hai hình vuông hoặc hình bát giác [47] là dạng thức trung gian giữa hình vuông (hoặc trật tự trần gian) và vòng tròn (trật tự vĩnh hằng), và do đó, là một biểu tượng của tái tạo. Nhờ hình dạng của nó, con số 8 liên lạc với hai con rắn quấn nhau trên cây gậy của thầy thuốc (caduceus), biểu thị sự cân phân giữa các lực đối nghịch hoặc sự bình giá của quyền năng tâm linh với quyền năng tự nhiên [48] . Cũng nhờ hình dạng, nó còn tượng trưng cho vận động xoáy ốc vĩnh hằng của các tầng trời (cũng phô bày bằng đường sigma kép gồm hai chữ S – kí hiệu của vô hạn) [49] . Bởi mang những hàm nghĩa về sự tái tạo, số 8 trong thời Trung cổ còn là một huy hiệu của nước rửa tội. Hơn nữa, trong sáng tạo vũ trụ huyền học thời Trung cổ, nó tương ứng với những vì sao cố định của vòm trời, biểu thị những ảnh hưởng của hành tinh đã bị thắng vượt.
Số 9: Tam giác của bộ 3 và sự nhân 3 của số 3. Do đó, nó là hình ảnh trọn vẹn của 3 thế giới. Nó là giới hạn chung cuộc của chuỗi số trước khi nó trở lại với nhất nguyên [50] . Đối với người Do-thái cổ đại, nó là biểu tượng của chân lí, đặc trưng bởi sự kiện là khi nhân lên, nó tái tạo tự thân (trong phép cộng huyền học) [9x2=18, mà 1+8=9; 9x3=27, mà 2+7=9, v.v...] [51] . Trong những nghi thức bào chế, nó là con số tượng trưng tót vời vì nó đại diện cho sự tổng hợp tam trùng, nghĩa là, sự bố trí trên mỗi bình diện của thân thể, cõi trí tuệ, và cõi tâm linh [52] .
Số 10: Trong các hệ thống thập phân, số 10 tượng trưng cho sự trở về với nhất nguyên. Trong Tam giác điểm 4 hàng Tetractys (mà tam giác gồm các điểm – 4, 3, 2, 1 – có tổng số là 10), số 10 có liên lạc với số 4. Nó cũng tượng trưng cho sự thành đạt tâm linh cũng như cho sự thống nhất trong chức năng như một số chẵn (hoặc lưỡng lự) hoặc như khởi đầu của một chuỗi mới đa bội [53] . Theo một số lí thuyết, số 10 tượng trưng cho tính toàn thể của vũ trụ . cả siêu hình và vật chất – bởi nó nâng vạn vật đến nhất nguyên [54] . Từ tư tưởng Đông phương cổ đại, qua trường phái Pythagoras và cho suốt đến Thánh Jerome, nó được biết như con số của sự hoàn hảo [55] .
Số 11: Tượng trưng cho sự chuyển tiếp, quá độ và hiểm nguy, đồng thời cho sự tranh chấp và tuẫn đạo [56] . Theo Schneider, nó mang một tính chất địa ngục do nó vượt quá con số của sự hoàn hảo – là số 10 – vì vậy, nó đại diện cho sự bất khả tiết chế [57] ; nhưng đồng thời, nó cũng tương ứng, giống như số 2, với ngọn núi hình quả trám (mandorla), với tiêu điểm của sự Nghịch đảo tượng trưng và phản đề bởi nó hình thành bằng một thêm một (theo một cung cách có thể so sánh với số 2) [58] .
Số 12: Tượng trưng cho trật tự vũ trụ và sự cứu rỗi. Nó tương ứng với những kí hiệu của vòng Hoàng đạo (zodiac) và là nền tảng của mọi nhóm bộ 12. Kết nối với nó là những khái niệm về không gian và thời gian, và bánh xe hoặc vòng tròn.
Số 13: Tượng trưng cho sự chết đi và sinh ra, cho sự khởi đầu mới lại. Do đó, nó có những hàm nghĩa bất thuận lợi.
Số 14: Đại diện cho sự hỗn hợp và tổ chức [59] và cũng cho công lí và sự điều độ [60] .
Số 15: Mang chất hoa tình rõ rệt và được liên kết với ác quỷ.
Những số khác: Mỗi số trong các số từ 16 đến 22 có liên hệ với quân bài tương ứng trong cỗ bài Tarot và đôi khi ý nghĩa được phái sinh từ sự hỗn hợp của những biểu tượng của những đơn vị cấu thành nó. Có hai cách theo đó sự hỗn hợp này có thể xảy ra: hoặc là bằng phép cộng huyền học (thí dụ: 374=3+7+4=14=1+4=5); hoặc bằng sự kế tục - trong những trường hợp đó, con số bên phía tay phải biểu lộ kết cục của một tình huống biểu thị bằng con số bên phía tay trái (vậy nên, số 21 biểu lộ sự giảm trừ của một cuộc tranh chấp – số 2 – thành sự giải quyết nó – số 1). Những con số này cũng sở hữu những ý nghĩa nhất định rút ra từ những nguồn gốc truyền thống và xa vời với sự tượng trưng nội tại: chẳng hạn, số 24 là con số thiêng liêng trong trường phái Samkhya (Số luận) của triết học Ấn Độ cổ đại và số 50 rất thông dụng trong thần thoại Hi Lạp – có 50 nàng tiên nữ Danaides, 50 thủy thủ Argonauts, 50 con trai của Priam và của Aegyptus, chẳng hạn – như, chúng ta hẳn gợi ý, một biểu tượng của phẩm chất mạnh mẽ về hoa tình và nhân tính rất tiêu biểu của những huyền thoại Hi-lạp. Sự lặp lại một số cho sẵn nhấn mạnh sức mạnh về lượng của nó nhưng lại khấu trừ phẩm giá tâm linh của nó. Vậy nên số 666, chẳng hạn, là con số của Con Thú [Satan] bởi số 6 được xem như thua số 7 [61] . Khi một bội số có thể hàm chứa một số loại ý nghĩa tượng trưng nào đó, tính tượng trưng của con số đó cũng được phong phú và củng cố theo. Ví dụ, số 144 được coi là rất thuận lợi bởi tổng số của các con số là 9 (1+4+4) và bởi nó gồm bội số của 10 và 4 thêm chính bộ 4 tự thân nữa [62] . Dante, trong tập Divina Comedia (Thần khúc) đã thường xuyên nhờ cậy đến sự tượng trưng của các con số [63] .
Tác phẩm của Ludwig Paneth về những con số không liên quan nhiều đến thực chất sự tượng trưng, đúng hơn, nó bận tâm đến sự thông giải hợp quy về các con số theo quan điểm của nhà tâm lí học khi chúng xuất hiện trong những ám ảnh và những giấc mơ của con người bình thường. Sau đây là những kết luận của ông:
Số 1: Hiếm khi xuất hiện nhưng nơi nào có nó xảy ra thì nó bóng gió gợi đến trạng thái thiên đàng trước khi có thiện và ác – có nghĩa là trước khi có sự nhị nguyên.
Số 2: Biểu thị sự đối trọng hoặc kinh nghiệm của con người về sự sinh tồn riêng rẽ, với những vấn đề đi kèm, sự phân tích không thể tránh, phân chia, tan rã bên trong và tranh đấu.
Số 3: Đại diện cho sự tổng hợp sinh học, sinh nở, và giải quyết một cuộc tranh chấp.
Số 4: Như một loại phân chia kép (2 và 2), không còn biểu thị sự li khai (như số 2) mà là sự sắp xếp trật tự những gì đã chia lìa. Do đó, nó là một tượng trưng của trật tự trong không gian và, bằng cách loại suy, của mọi cấu trúc có trật tự cao độ khác. Như thi sĩ Hi Lạp Simonides nhận xét: “Thật khó làm một người cao cả; hình vuông bốn góc bằng hai bàn tay, hai bàn chân và tâm linh, hình thành một toàn thể hoàn hảo”.
Số 5: Là một số thường xảy ra trong cõi tự nhiên linh giác và do đó, sự tăng trưởng vinh quang của nó tương ứng với sự đâm chồi nảy lộc mùa xuân. Nó biểu thị sự tràn trề hữu cơ của đời sống đối lập với sự cứng ngắc của cái chết. Cũng có một cảm thức hoa tình với nó nữa.
Số 6: Giống như số 2, là một số hàm hồ theo một cách riêng: nó biểu lộ sự nhị nguyên (2x3 hoặc 3x2). Tuy nhiên, nó giống như số 4 ở chỗ nó có một giá trị quy phạm như thể đối lập với những khuynh hướng giải phóng của số 5 và tính chất huyền bí (hoặc tranh chấp) của số 7.
Số 7: Giống như mọi số nguyên tố, là một dữ kiện không thể giảm trừ và là một biểu lộ của sự tranh chấp hoặc của một nhất nguyên phức tạp (số nguyên tố càng cao thì sự phức tạp càng lớn). Đôi khi nó liên lạc với mặt trăng (vì 7x4=28 ngày của tháng trăng).
Số 10: Trong dạng chữ số là 10, đôi khi được dùng để biểu lộ hôn nhân.
Số 0: Là số nhân thập phân, nâng sức mạnh về lượng của một tượng trưng về số. Một số gồm những số không lặp lại chỉ ra một sự say mê những điều vĩ đại.
Những đặc tính tống quát của số: Paneth vạch ra một sự phân biệt giữa con số số học và con số tượng trưng. Con số số học xác định một đối tượng bằng số lượng của nó nhưng không nói gì về bản chất của nó, trong khi đó, con số tượng trưng biểu lộ một nối kết bên trong với đối tượng nó xác định nhờ một mối tương quan huyền bí giữa cái được nêu số và chính tự thân số đó. Trong số học, việc cộng 1+1+1 cho ta số 3, nhưng không phải tam nhất nguyên (triunity); trong tượng trưng, con số 1 thứ nhì và con số 1 thứ ba là khác biệt cách nội tại với con số 1 thứ nhất bởi chúng luôn có công năng bên trong những trật tự bộ 3 vốn thiết định hạn từ thứ nhất như một thành tố hoạt động, thành tố thứ nhì như thụ động và thành tố thứ ba như trung tính hoặc hậu quả.
Aristotle nói về “cấu trúc phẩm tính” của những con số như đối lập với tính chất vô định hình của nhất nguyên số học. Còn về những con số cao hơn, Paneth bàn như thế này: “Việc nhân một con số đơn giản chỉ làm tăng sức mạnh của nó như 25 và 15 đều là những tượng trưng của chất hoa tình. Những số gồm hai chữ số biểu lộ một tương quan hỗ tương giữa những chữ số cá biệt (đọc từ trái sang phải). Thí dụ, 23 = 2 (tranh chấp) và 3 (kết cục)”. Những số hợp thành bởi trên hai chữ số có thể phá ra và phân tích theo một số cung cách khác nhau. Chẳng hạn, 338 có thể bằng 300 thêm 2x19, hoặc khác nữa là 3 và 3 và 8. Sự năng động và phong phú về tượng trưng của số 3 là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt đến nỗi không thể quá cường điệu. Chức năng hoà giải của thành tố thứ ba trong bộ 3, chúng tôi xin thêm, có thể xuất hiện hoặc dưới ánh sáng thuận lợi, hoặc thù địch. Chẳng hạn, khi trong huyền thoại và truyền kì có 3 anh em hoặc 3 chị em, 3 người cầu hôn, 3 cuộc thử thách, 3 điều ước, v.v... [64] , thành tố thứ nhất và thứ nhì, nói rộng ra, tương ứng với những gì đã sở hữu, và thành tố thứ ba đại diện cho giải pháp ma thuật hoặc phép lạ được ao ước hoặc kiếm tìm. Nhưng thành tố thứ ba này có thể – như chúng tôi đã nói – cũng có thể là tiêu cực. Vậy nên, bên cạnh những truyện truyền kì mà kẻ thứ nhất và thứ nhì thất bại và kẻ thứ ba thành công – đôi khi 6 kẻ đầu thất bại tiếp theo là kẻ thứ 7 thành công – thì cũng có những truyện khác với sự nghịch đảo của tượng trưng sản sinh ra kết quả đối nghịch: hai kẻ đầu được thuận lợi (và kẻ thứ nhì thường khi còn hơn kẻ thứ nhất) nhưng rồi kẻ thứ ba xuất hiện gây ra sự phá hoại hoặc có những tác động tiêu cực.
Ví dụ, Ba Vua dâng cho Jesus Hài đồng những tặng phẩm bằng vàng, trầm hương (cả hai là tích cực) và nhựa trám (tiêu cực). Trong hầu hết tất cả những huyền thoại và truyện kể có mô típ 3 chén rượu, 3 cái tủ, hoặc 3 căn buồng thì thành tố thứ ba tương ứng với cái chết bởi sự phân chia bất đối xứng của chu kì đời người, gồm hai phần thăng (ấu thơ – thiếu niên, thanh niên – trưởng thành) và phần thứ ba và cuối cùng là giáng (già – chết). Có một truyện kể Do Thái, tên gọi là “Chân hạnh phúc” biểu lộ chính xác sự tạo nghĩa tượng trưng của “thành tố thứ 3” này. Sau đây là truyện ấy trong bản kể được xem là mẫu mực của Loeffle:
'Một nông dân và người vợ, bất mãn với số phận, ghen tức với những kẻ sống trong cung điện, tưởng tượng rằng sống như thế là một chuỗi lạc thú không bao giờ chấm dứt. Trong khi đang làm việc ngoài đồng, anh chợt gặp 3 cái rương bằng sắt. Trên rương thứ nhất có ghi: “Ai mở ta ra sẽ trở nên giàu có”. Trên rương thứ nhì, anh đọc thấy dòng chữ: “Nếu vàng làm ngươi hạnh phúc hãy mở ta ra”. Trên rương thứ ba là: “Ai mở ta ra sẽ mất tất cả những gì đang có”. Rương thứ nhất được mở ngay lập tức và với số lượng bạc nó chứa, cặp vợ chồng đãi một bữa tiệc thịnh soạn, may sắm áo quần huy hoàng và mua cả nô lệ. Những gì chứa trong rương thứ nhì khiến hai vợ chồng ấy khám phá đời sống xa hoa thanh lịch. Nhưng khi mở chiếc rương thứ ba, một cơn dông khủng khiếp hủy diệt toàn thể những gì họ có”. [65]
Sự tượng trưng này có tương quan với chu kì bất đối xứng của năm (Xuân-Hạ-Thu, theo sau là Đông và với toàn thể những tượng trưng về cái cao cả – vì sự cao cả luôn luôn chứa đựng tính hiểm nghèo).
Cuối cùng, cũng có hai lối thông giải thị giác về tượng trưng số, phát xuất từ hình dáng của các chữ số nhưng những sự thông giải như thế mang tính chất chuyên môn và không phải luôn luôn có căn cứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét