Có một vấn-đề mà giải-quyết được cho đúng lý tức là đúng với sự thật thì cuộc diện thế-giới sẽ thay-đổi hẳn và con người sẽ văn-minh tiến-bộ hơn bây giờ nhiều lắm.
Vấn-đề đó là :
Con người là ai ?
Từ đâu đến ?
Sanh ra cõi trần làm chi ?
Xin giải-đáp ba câu hỏi nầy một cách vắn-tắt mà thôi, theo Huyền-Bí-Học.
I
Con người là ai ?
Theo thế thường thì ai cũng đinh-ninh rằng : Xác thân nầy là con người. Nhưng thật ra con người khác hẳn xác thân. Xác thân chỉ là khí-cụ của con người dùng để hoạt-động tại cõi trần trong một kiếp mà thôi.
Thật con người là Chơn-thần hay là một Điểm Linh-Quang của Thượng-Đế. Vì thế con người là con của Trời. Xin gọi con người là linh-hồn cho dể nhớ, vì chúng ta đã quen với danh-từ nầy rồi.
II
Con người từ đâu đến ?
Con người vốn ở trong tâm của đức Thái-Dương Thượng-Đế, từ cõi Đại Niết-Bàn xuống thế-gian.
III
Con người sanh ra cõi trần làm chi ?
Con người sanh ra cõi trần đặng học hỏi luật sanh-hóa và luật tiến-hóa của các loài vật, nói một cách khác, là học-hỏi cơ tiến-hóa. Con người phải học-hỏi và kinh-nghiệm từ kiếp nầy qua kiếp kia, từ hành tinh nầy qua hành tinh khác của dãy địa-cầu.
Tới một ngày kia, khi phá tan được bức màn vô-minh thì con người trở nên trọn sáng trọn lành, thành một vị Siêu-Phàm, người đời gọi là Chơn-tiên. Còn Phật-Giáo gọi là A-Sơ-Ca (Aseka) nghĩa là không còn làm đệ-tử nữa, không còn cái chi học-hỏi tại dãy địa-cầu nầy.
SỰ TIẾN-HÓA CHẤM DỨT Ở ĐÂY SAO ?
Sự tiến-hóa chấm dứt ở đây sao ? Không, sự tiến-hóa sẽ tiếp-tục ở mấy cõi khác, ngoài địa-cầu chúng ta.
Vị Chơn-Tiên tu-hành thêm và tiến lên mãi.
Từ Chơn-Tiên lên bực Đế-Quân.
Từ Đế-Quân lên bực Bồ-Tát.
Từ Bồ-Tát lên bực Phật.
Từ Phật lên bực Ngọc-Đế . . . vân vân
Vũ-trụ vô-tận vô-biên
Tới một ngày kia, không biết bao nhiêu tỷ năm nữa mà nói, vị Chơn-Tiên sẽ thành một vị Thái-Dương Thượng-Đế (Logos d’un systeme solaire) và sẽ sanh-hóa một Thái-Dương-Hệ khác giống như Thái-Dương-Hệ nầy vậy.
Đây mới thật là mục-đích sanh-hóa của con người trên cõi trần.
Nếu con người sanh ra trên thế chỉ chờ lớn khôn, lập thành danh, có gia-đình và trải qua những chuổi ngày sung-sướng, vui-vẻ, đau-khổ, sầu-muộn rồi chờ ngày : Cát bụi phải trở về với cát bụi thì cuộc đời không có mục-đích gì cả và kiếp sống rất vô vị.
MUỐN HỌC CƠ-TIẾN-HÓA THÌ PHẢI LÀM SAO ?
Trên đây chỉ nói vài lời về cội rễ con người mà thôi.
Muốn học cơ tiến-hóa thì phải tìm hiểu chút ít về :
a). Sự thành lập Thái-Dương-Hệ chúng ta.
b). Những thể của con người.
c). Sự liên-quan những thể của con người với những cõi-trời.
d). Con người sau khi bỏ xác-phàm.
đ). Luật Luân-hồi – Nhân-quả.
e). Phương-pháp mở khai tâm-trí đặng tiến mau đến mục-đích đã định sẵn cho nhân-loại trong Thái-Dương-Hệ nầy.
THÁI-DƯƠNG-HỆ LÀ GÌ ?
Thái-Dương-Hệ là một hệ-thống tiến-hóa gồm một ngôi mặt trời ở chính giữa và những bầu hành-tinh xây chung quanh.
CÓ BAO NHIÊU THÁI-DƯƠNG-HỆ TRÊN KHÔNG GIAN ?
Không ai biết được có bao nhiêu. Thái-Dương-Hệ trên không gian : mấy trăm tỷ hay là mấy ngàn tỷ.
Người ta chỉ biết có nhiều ngôi mặt trời cả chục, cả trăm, cả ngàn lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta mà thôi.
Tỷ như tinh cầu Baleine (Mira Ceti) và tinh cầu Bételgeuse (Orien) 300 lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta.
Còn tinh cầu Canopus một triệu lần lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta.
AI SANH RA MỘT THÁI-DƯƠNG-HỆ ?
Không phải do một sự tình cờ mà có một ngôi mặt trời ở chính giữa và những hành-tinh xây chung-quanh cùng trên mỗi hành-tinh lại có các loài vật sanh sống tại đó nữa.
Huyền-Bí-Học dạy rằng : Mỗi Thái-Dương-Hệ đều do một đấng Chí-Tôn sanh ra. Người ta gọi Ngài là Đức Thái-Dương Thượng-Đế.
THÁI-DƯƠNG THƯỢNG-ĐẾ KHÁC VỚI ĐẤNG CHÍ-TÔN GỌI LÀ ÔNG TRỜI
Còn Đấng Chí-Tôn độc nhứt vô nhị không sanh mà có, người ta gọi là Ông Trời hay là Thái Cực Thánh-Hoàng (Dieu, Logos Cosmique Brahman – Allah vân vân..)
Chính là Ngài sanh ra các Đấng Thái-Dương Thượng-Đế.
ĐỨC THÁI-DƯƠNG THƯỢNG-ĐẾ CỦA CHÚNG TA TỪ ĐÂU ĐẾN ?
Đức Tháí-Dương Thượng-Đế của chúng ta vốn ở một Thái-Dương-Hệ khác đến đây : Thái-Dương-Hệ đó sanh ra trước Thái-Dương-Hệ của chúng ta không biết bao nhiêu tỷ năm mà nói.
Đức Thái-Dương Thượng-Đế của chúng ta chọn một chổ trên không gian đặng lập tiểu vũ-trụ của Ngài. Hào-quang của Ngài chiếu ra và dứt tới đâu thì chổ đó là giới-hạn giang-sơn của Ngài.
Ngài biến-đổi chất hổn-ngươn-nhứt-khí cũng gọi là Tiên-Thiên dĩ-thái hay là Koilon (Mulaprakriti Ether primordial ou Koilon) ra 7 thứ khí khác nhau dùng tạo lập Thái-Dương-Hệ của chúng ta.
Thái-Dương-Hệ nầy chia ra làm 7 cõi (7 plans) và gồm :
a. Một ngôi mặt trời ở chính giữa và
b. Mười hệ-thống hành-tinh (10 Systèmes planétaires) xây chung quanh.
Trên mười hệ-thống hành-tinh nầy đều có những loài vật sanh-trưởng và tiến-hóa theo cơ trời đã định trước.
Ngài có nhiều vị phụ-tá, khi xưa vốn đồng ở một Thái-Dương-Hệ với Ngài. Không biết phải gọi là chi bởi vì chúng ta không có danh-từ thích-ứng.
Xin gọi là những vị Đại Thiên-Tôn, trong đó có những đấng Chí-Tôn gọi là Hành-Tinh Thượng-Đế (Logos planétaires) Nam-Tào, Bắc-Đẩu (Lipikas), 7 vị Đại Thiên-Vương, những vị Ngọc-Đế, những vị Phật, những vị Bồ-Tát, những vị Đế-Quân, những vị Chơn-Tiên, những vị Đại Thiên-Thần, vân vân .. Mỗi vị đều có những phận-sự riêng-biệt.
7 CÕI CỦA THÁI DƯƠNG-HỆ CỦA CHÚNG TA (1)
[(1) Trên không-gian cũng chia ra 7 cõi cao hơn 7 cõi của Thái-Dương-Hệ chúng ta rất nhiều và cũng đồng một tên. 7 cõi của Thái-Dương-Hệ của chúng ta thông đồng với 7 cỏi của không-gian].
7 cõi nầy bắt trên kể xuống thì như vầy :
1. Cõi thứ nhứt là : Cõi Tối Đại-Niết-Bàn cũng gọi là cõi Thái-Cực hay là cõi Tối-Đại Thiêng-Liêng (Plan Mahaparanirvana ou Adi).
2. Cõi thứ nhì là : Cõi Đại-Niết-Bàn cũng gọi là cõi Lưỡng-Nghi hay là cõi Đại-Thiêng-Liêng (Plan Paranirvana ou Anoupadaka).
3. Cõi thứ ba là : Cõi Niết-Bàn cũng gọi là cõi Tứ-Tượng hay là cõi Thiêng-liêng (Plan Nirvana ou Plan Atmique).
4. Cõi thứ tư là : Cõi Bồ-Đề cũng gọi là cõi Trực-giác (Plan Bouddhique ou Plan de l’Intuition).
5. Cõi thứ năm là : Cõi Trí-tuệ cũng gọi là cõi Thượng-giới (Plan Mental ou monde céleste).
6. Cõi thứ sáu là : Cõi Dục-Giới cũng gọi là cõi Trung-giới (Plan Astral ou plan Emotionnel)
7. Cõi thứ bảy là : Cõi Hồng-trần cũng gọi là cõi Hạ-giới (Plan Physique).
Mỗi cõi đều chia ra làm 7 cảnh (7 sous plans). Riêng cõi Trí-Tuệ hay là Thượng-Giới thì phân ra làm hai: Cõi Thượng-Thiên và cõi Hạ-Thiên.
1. Cõi Thượng-Thiên cũng gọi là cõi Vô-sắc-giới (Plan Mental supérieur, Ciel supérieur ou monde Aroupa) gồm 3 cảnh cao : Cảnh thứ nhứt, cảnh thứ nhì và cảnh thứ ba.
Tại cõi nầy tư-tưởng không có hình dạng nữa. Nó xẹt ra từ lắn và đi từ cái trí nầy qua cái trí kia.
2. Cõi Hạ-Thiên cũng gọi là cõi Sắc-giới (Plan mental inférieur, Ciel inférieur ou monde Roupa) gồm 4 cảnh thấp : Cảnh thứ tư--- Cảnh thứ năm--- Cảnh thứ sáu và Cảnh thứ bảy.
Tại cõi nầy tư-tưởng có hình-dạng.
7 CẢNH CỦA CÕI TRẦN
Cõi Trần cũng chia ra làm 7 cảnh, bắt dưới kể lên thì như vầy :
Cảnh thứ bảy : Cảnh của chất đặc (đất cát)
Cảnh thứ sáu : Cảnh của chất lỏng (nước)
Cảnh tứ năm : Cảnh của chất hơi (không khí)
Cảnh thứ tư : Cảnh của chất dĩ-thái thứ tư (ether IV)
Cảnh thứ ba : Cảnh của chất dĩ-thái thứ ba (ether III).
Cảnh thứ nhì : Cảnh của chất dĩ-thái thứ nhì (ether II ou sous-atomique)
Cảnh thứ nhứt : Cảnh của chất dĩ-thái thứ nhứt hay là cảnh của chất nguyên-tử căn-bản (ether I ou atomique).
TÊN CỦA MỖI THỨ KHÍ
Xin gọi mỗi thứ khí như sau :
1. Chất khí làm cõi Tối-Đại Niết-Bàn là Ngươn-khí hay là chất Tối-Đại-Thiêng-Liêng.
2. Chất khí làm cõi Đại-Niết-Bàn là Tiên-Thiên-khí hay là chất Đại-Thiêng-Liêng.
3. Chất khí làm cõi Niết-Bàn là Âm-Dương-khí hay là chất Thiêng-Liêng.
4. Chất khí làm cõi Bồ-Đề là Thái-Thanh-khí hay là chất Bồ-Đề.
5. Chất khí làm cõi Thượng-giới hay là Trí-Tuệ là Thượng-Thanh-khí hay là chất Trí-Tuệ.
6. Chất khí làm cõi Trung-giới hay là Dục-giới là Thanh-khí hay là chất Cảm-xúc.
7. Chất khí làm cõi Hạ-giới hay là Phàm trần là chất Hồng-trần.
7 chất khí nầy tuy khác nhau song ở một góc mà ra. Gốc đó là Hỗ-ngươn-nhứt-khí.
Các nhà luyện kim (Alchimistes) dầu xưa, dầu nay, đều biết rõ điều nầy.
ĐẶC-SẮC CỦA MỖI THỨ KHÍ
Chất khí ở cảnh cao chững nào thì càng mịn-màng nhiều chừng nấy. Màu sắc nó rực-rỡ, tốt-đẹp, nó rất nhẹ-nhàng và rung động mau lẹ. Nó chun thấu qua các chất khí làm ra những cảnh thấp hơn nó. Cũng như chất Bồ-Đề chun thấu qua chất Trí-tuệ (cõi Thượng-giới), chất Cảm-xúc (cõi Trung-giới hay Dục-giới) và chất Hồng-trần (cõi Hạ-giới hay Phàm-trần).
Tại cõi trần nầy, chất Dĩ-thái (Dĩ-thái Hồng-trần) chun thấu qua đất cát, nước và không khí.
Vì lẽ nầy, 7 cõi của Thái-Dương-Hệ ở chung một chổ được và xỏ rế với nhau.
Cõi Dục-giới (Trung-giới) bắt đầu từ trung-tâm trái đất lên gần tới mặt trăng.
Cõi Trí-tuệ (Thượng-giới) bắt đầu từ trung tâm trái đất lên khỏi mặt trăng xa lắm, vân vân . . .
Thế thì những cõi Tối-Đại-Niết-Bàn, Đại-Niết-Bàn, Niết-Bàn, Bồ-Đề, Thượng-giới, Trung-giới vốn ở trước mặt, sau lưng ta, tức là chung quanh ta chớ không phải đợi tới lên trên cao cả trăm ngàn cây số mới gặp mấy cõi đó.
Nếu ta không thấy chúng nó là vì con mắt phàm chỉ để xem coi nhân-vật ở cõi phàm mà thôi. Ta còn nhiều quan khác như Thần-nhãn, Thiên-nhãn, Huệ-nhãn, Phật-nhãn, nếu khai mở được mấy quan nầy thì thấy được mấy cõi đó. Chớ chẳng phải : Cái gì con mắt ta không quan-sát được thì không có thật.
MƯỜI HỆ-THỐNG HÀNH-TINH
Mười hệ-thống hành-tinh là mười hệ-thống tiến-hóa (Système d’Evolution) khác nhau.
Trong 10 hệ-thống hành-tinh nầy có:
- 3 hệ-thống vô hình bởi vì chúng nó không có đất cát nên không thấy được.
- 7 hệ-thống hữu-hình vì chúng có những bầu hành-tinh làm bằng đất cát nên thấy được.
Xin nói sơ-lược về 7 hệ-thống hữu-hình mà thôi.
7 HỆ-THỐNG HỮU-HÌNH
Mỗi hệ-thống hữu hình gồm 7 dãy hành-tinh (chaines planétaires).
Mỗi dãy hành-tinh có 7 bầu hành-tinh (7 planètes) có bầu có đất cát, có bầu chưa có đất cát.
7 hệ-thống nầy là :
1. Hệ-thống Kim-Tinh (Système de Vénus).
2. Hệ-thống Mộc-Tinh (Système de Jupiter).
3. Hệ-thống Thủy-Vương-Tinh hay là Hải-Vương-Tinh (Système de Neptune).
4. Hệ-thống Hỏa-Vương-Tinh (Système de Vulcain).
5. Hệ-thống Thổ-Tinh (Système de Saturne).
6. Hệ-thống Thiên-Vương-Tinh (Système d’Uranus).
7. Hệ-thống Địa-Cầu (Système de la Terre).
Tôi để : Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ theo Ngũ-Hành cho để nhớ, chớ kỳ thật trong 7 dãy nầy thì :
1. Tiến-hóa cao hơn hết là dãy Kim-Tinh.
2. Kế đó là dãy Địa-Cầu của chúng ta và
3. Dãy Thủy-Vương-Tinh đồng bực tiến với nhau.
Cuối cùng là 4 dãy kế đó thấp hơn địa-cầu một bực :
4. Dãy Mộc-Tinh.
5. Dãy Hỏa-Vương-Tinh.
6. Dãy Thổ-Tinh và
7. Dãy Thiên-Vương-Tinh.
NHỮNG BẦU HÀNH-TINH THẤY ĐƯỢC
1) Dãy Kim-Tinh có bầu hành-tinh thấy được ấy là Sao Hôm.
2) Dãy Địa-cầu chúng ta có 3 bầu thấy được ấy là :
Hỏa-Tinh (Mars) Trái đất (Terre) và Thủy-Tinh (Mercure)
3) Dãy Thủy-Vương-Tinh cũng như dãy địa-cầu có 3 bầu thấy được.
4) Dãy Hỏa-Vương-Tinh có 1 bầu thấy được.
5) Dãy Thổ-Tinh có 1 bầu thấy được.
6) Dãy Mộc-Tinh có 1 bầu thấy được.
7) Dãy Thiên-Vương-Tinh có 1 bầu thấy được.
Tất cả có 11 bầu thấy được.
Nói tóm lại : 7 dãy hành-tinh có 49 bầu mà chỉ có 11 bầu thấy được còn 38 bầu không thấy được.
Lý do đó sẽ giải ra sau.
KHÔNG PHẢI 7 DÃY HÀNH-TINH CỦA MỘT HỆ-THỐNG SANH RA MỘT LƯỢT VỚI NHAU.
Xin đừng lầm lộn một Dãy hành-tinh (Chaine planétaire) với một Hệ-thống hành-tinh (Système planétaire).
Tôi tưởng cần phải nhắc lại là mỗi Hệ-thống hành-tinh gồm 7 Dãy hành-tinh.
Nhưng không phải 7 Dãy hành-tinh của một Hệ-thống sanh ra một lượt với nhau.
---Dãy thứ nhứt sanh ra đưa các loài-vật tiến tới một mức độ nào đó rồi ta- rã. Phận-sự nó đã xong xuôi.
---Dãy thứ nhì sanh ra để nối tiếp sự tiến-hóa các loài-vật của dãy thứ nhứt, rồi khi hoàn-thành nhiệm-vụ nó cũng tan rã.
Và cứ tiếp-tục như thế cho tới dãy chót là dãy thứ bảy.
Khi dãy thứ bảy tan rã rồi, tức thì một Hệ-thống hành-tinh hay là một Hệ-thống tiến-hóa chấm dứt.
Đức Thái-Dương Thượng-Đế không sanh hóa các loài vật trên dãy đó nữa.
SỰ TAN-RÃ CỦA THÁI-DƯƠNG-HỆ CỦA CHÚNG TA
(Pralaya de notre Système Solaire)
Tới một ngày kia không biết đúng là bao nhiêu tỷ năm nữa, mặt trời và 10 Hệ-thống Hành-Tinh của chúng ta đều tan rã hết.
Thái-Dương-Hệ của chúng ta không còn nữa.
Linh-hồn của vạn-vật đều nhập vô tâm của Đức Thái-Dương Thượng-Đế.
Hết lúc sanh-hóa thì đến lúc nghỉ ngơi.
Hết lúc nghỉ ngơi thì sẽ sanh-hóa lại.
Đức Thái-Dương Thượng-Đế của chúng ta sẽ sanh-hóa một Thái-Dương-Hệ khác lớn hơn Thái-Dương-Hệ nầy nữa.
Thành - Trụ - Hoại – Không là bốn danh-từ trong Đạo-đức dùng để ám chỉ : Sự Sanh-hóa - Sự Tiến-hóa và Sự Tiêu-diệt một Dãy Hành-tinh - Một Thái-Dương-Hệ và luôn tới Vũ-trụ Càn-khôn, bởi vì tới một ngày kia tất cả những Thái-Dương-Hệ trên không-gian, dầu lớn, dầu nhỏ đều phải tan rã một lượt với nhau.
Trên không-gian sẽ tối-tâm mù-mịt không còn sự sống nữa. Rồi đúng ngày giờ sẽ sanh-hóa lại.
Mấy điều nầy bị bắt buộc phải nói ra, chớ kỳ thật chúng ta không tưởng-tượng nổi vì không biết gì hết về mấy việc đó.
Lý-luận rất vô-ích, bởi vì chúng ta còn bị luật-pháp thiên-nhiên chi-phối và hạn-chế những sự hành-động. Chúng ta sanh ra , ban đầu nhỏ bé, sau lớn khôn, kế đó là già nua rồi đúng ngày giờ thì phải bỏ xác.
Chúng ta còn phải đầu thai đi, đầu thai lại, không biết bao nhiêu bận nữa trước khi tiến-hóa đến bực Siêu-phàm.
Điều khôn ngoan hơn hết là bây giờ đây lo học-hỏi rành rẽ Cơ-Tiến-Hóa rồi nương theo đó đi tới, càng ngày càng lên cao cho đến khi đạt được mục-đích đã định sẵn cho Thái-Dương-Hệ nầy.