IV-TẬN THẾ


Hoặc trái đất bị huỷ diệt hoàn toàn, hay lại được tái sinh. Nhưng bất luận thế nào, chúng ta vẫn bất tử, vì chúng ta theo Thượng đế. Thượng đế sẽ gieo lại sự sống trên trái đất. Hoặc vì trái đất quá già nua, bị xa dần khối Nguyên năng của Vũ trụ, nó sẽ bị huỷ diệt. Lúc đó Thượng đế chỉ mất đi một hạt cát trong Vũ trụ mà thôi. (Tuy nhiên Nguyên Lý Trung Phương xác định, trái đất đang trên đường tiến hoá thành Hệ mặt trời, rồi thành Thiên hà trong tương lai xa…).
Chúng ta có thể được Thượng đế gieo xuống miền đất khác, hoặc cho luân hồi hoặc chấm dứt hoàn toàn việc tái sinh của “bộ phận linh hồn trên trái đất này”-Tức là loài người, để ở lại cõi Thượng Thiên vĩnh viễn. Lúc đó chúng ta thành thánh, phật cả rồi! Việc này còn quá xa xôi, và lịch sử trái đất còn khoảng 10.000 đến 15.000 tỷ năm nữa. Có nghĩa sẽ còn vô vàn các cuộc tái sinh và huỷ diệt, tận thế và thiên đường trên hạ giới!
Có hai dạng tận thế: Tận thế tương đối: Có thể trái đất bị va chạm, hoặc bị trục trặc cơ học, khiến loài người bị tiêu diệt-hoặc phần lớn bị tiêu diệt; nhưng loài người chưa xây dựng xong thiên đường hạ giới, nên các tầng cảnh giới còn đầy rẫy các linh hồn phải luân hồi hoàn thiện, thì Thượng đế sẽ cho chúng ta đầu thai trở lại (Ví dụ như cho nảy mầm sự sống, tạo ra lịch sử mới của trái đất. Vì lịch sử đó đến khi con người tiến hoá trở lại, dù có đến hàng trăm triệu năm, nhưng có đáng là bao so với tuổi của Thượng đế, hay tuổi của trái đất. Hoặc Thượng đế cho thiên nhân xuống, hoặc lấy người trái đất khác xuống, gieo mầm rồi đi).
Tận thế tuyệt đối: Như đã nói, là khi trái đất bị huỷ diệt hoàn toàn và tan rã, phần vật chất sơ đẳng trôi về đám rác tinh vân và bụi trong Thiên hà, còn chúng ta về với Thượng đế.
Vào thời gian gấp của sự mạt thế hiện nay, đại tận cũng có nghĩa là đại sàng lọc sẽ diễn ra với mức độ kinh khủng trong lịch sử nhân loại. Lịch sử của loài người còn dài, nhưng lịch sử của nền văn minh hiện nay chỉ còn tính bằng năm, để tiến hoá lên một nền văn minh cao hơn, đó là thời đại Thánh Đức huy hoàng.

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate