Đại đồng là cả thế giới chung một nhà, không phân biệt quốc gia hay chủng
tộc.
Xã hội đại đồng là một xã hội trong đó khắp mọi nơi đều hòa bình, an lạc, mọi
người đều bình đẳng, không còn phân biệt chủng tộc, quốc gia, xem nhau như anh
em một nhà.
Đó là một xã hội thái bình an lạc lý tưởng, là đời Thượng nguơn Thánh đức, mà nhơn loại đều mong ước.
Trong Kinh Lễ, Đức Khổng Tử nói về xã hội đại đồng như sau:
"Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được sử dụng, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, người ta thương kẻ góa, con côi, người già cô độc, người tàn tật được châu cấp, con trai có chức phận, con gái có chồng con. Người ta ghét thấy của cải bỏ phí trên đất mà lượm lên, chứ không chủ ý giấu giếm trong mình, ghét sự không dùng sức mình (tức không chịu ngồi không) nên làm việc chứ không chủ ý lo lợi riêng cho mình. Vì vậy mà cơ mưu phải bế tắc, kẻ trộm cắp, người làm loạn làm giặc không nổi lên, cho nên cửa ngõ không cần đóng. Đó là thời đại đồng.
Nay đại đạo đã bỏ, người ta lấy thiên hạ làm của riêng, ai nấy đều riêng thân cha mẹ mình, đều riêng yêu con mình, cho của cải và sức lực là riêng của mình, vua quan thì cha truyền con nối, quốc gia thì lấy thành quách hào trì mà giữ vững, lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, làm cho chính cái nghĩa vua tôi, hậu cái tình cha con, thuận cái tình anh em, hòa cái đạo vợ chồng, đặt chế độ, lập điền lý, tôn trọng kẻ trí dũng, lập công khởi sự riêng cho mình. Cho nên, sự dùng mưu chước mới sanh ra việc chiến tranh do đó khởi lên.
Vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Võ, Thành Vương, Chu Công, bởi đó mà được chọn là bậc hơn cả. Sáu bậc quân tử ấy chưa từng không cẩn thận ở lễ. Lễ là để làm cho rõ cái nghĩa, thành điều tín, rõ người có lỗi, lấy nhân làm phép, giảng điều tôn nhượng, bảo dân theo phép thường. Nhưng có ai không theo những điều ấy, thì dẫu có thế vị, chúng nhân cho là họa ác, bắt tội mà truất bỏ đi. Ấy là đời Tiểu khang."
Như vậy, theo ý của Đức Khổng Tử, thời Tam Vương: nhà Hạ, nhà Thương, nhà Châu, không phải là thời đại đồng, mà chỉ là thời Tiểu khang; còn thời Ngũ Đế: Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn mới thật là thời Đại đồng.
Từ xưa cho tới nay, đã có nhiều nhà đạo đức, nhiều triết gia, nêu ra nhiều học thuyết để thực hiện đưa đến một thế giới Đại đồng, nhưng tất cả đều không đạt được, vì con người còn có lòng tham lam ích kỷ. Chính cái tham lam ích kỷ đó khiến con người có nhiều dục vọng, nên gây ra biết bao nhiêu tai họa cho loài người.
Muốn tiến tới xã hội đại đồng thì phải có những con người hoàn toàn mới (Tân dân) có hai phẩm chất căn bản là: Bác ái và Công bình.
Bác ái là thương người thương khắp chúng sanh, luôn luôn muốn giúp đỡ chúng sanh, xem nhau như anh em một nhà, vì tất cả đều là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Công bình là nguyên tắc căn bản từ ngàn xưa để lại là: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân", nghĩa là: Điều nào mình không muốn thì đừng làm cho người.
Chỉ có Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, với quyền pháp tuyệt đối của Ngài, mới có thể thực hiện cho loài người một xã hội đại đồng.
Trước nhứt, Đức Chí Tôn mở ĐĐTKPĐ với tôn chỉ qui nguyên Tam giáo, phục nhứt Ngũ chi, để thống nhứt tín ngưỡng của nhơn loại, đồng nhìn nhận Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu là hai Đấng Cha Mẹ Chung thiêng liêng của toàn nhơn loại.
Đức Chí Tôn lập ra một trường thi công quả để tuyển lựa những người đầy đủ bác ái và công bình, đúng theo Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước. Những người nầy sẽ được Đức Di-Lạc Vương Phật chấm đậu và cho tham dự Đại Hội Long Hoa.
Những người không đủ bác ái và công bình thì bị rớt, tức là thể xác của họ bị tiêu diệt và linh hồn của họ phải chờ đợi một thời gian dài để sau đó nhập vào một chu trình tiến hóa mới sau Đại Hội Long Hoa.
Chừng đó, trên thế giới chỉ còn lại những người bác ái và công bình. Đó là những Tân dân có đầy đủ đức tánh để thành lập một xã hội đại đồng đúng nghĩa.
Chính đó cũng là đời Thượng nguơn Thánh đức, khởi đầu một kỷ nguyên mới là kỷ nguyên Thượng nguơn của Đệ tứ Chuyển trên quả địa cầu 68 nầy.
KTP:Muốn cho thiên hạ đại đồng,
Lấy câu Cứu Khổ dụ lòng thương sanh.
Đó là một xã hội thái bình an lạc lý tưởng, là đời Thượng nguơn Thánh đức, mà nhơn loại đều mong ước.
Trong Kinh Lễ, Đức Khổng Tử nói về xã hội đại đồng như sau:
"Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được sử dụng, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, người ta thương kẻ góa, con côi, người già cô độc, người tàn tật được châu cấp, con trai có chức phận, con gái có chồng con. Người ta ghét thấy của cải bỏ phí trên đất mà lượm lên, chứ không chủ ý giấu giếm trong mình, ghét sự không dùng sức mình (tức không chịu ngồi không) nên làm việc chứ không chủ ý lo lợi riêng cho mình. Vì vậy mà cơ mưu phải bế tắc, kẻ trộm cắp, người làm loạn làm giặc không nổi lên, cho nên cửa ngõ không cần đóng. Đó là thời đại đồng.
Nay đại đạo đã bỏ, người ta lấy thiên hạ làm của riêng, ai nấy đều riêng thân cha mẹ mình, đều riêng yêu con mình, cho của cải và sức lực là riêng của mình, vua quan thì cha truyền con nối, quốc gia thì lấy thành quách hào trì mà giữ vững, lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, làm cho chính cái nghĩa vua tôi, hậu cái tình cha con, thuận cái tình anh em, hòa cái đạo vợ chồng, đặt chế độ, lập điền lý, tôn trọng kẻ trí dũng, lập công khởi sự riêng cho mình. Cho nên, sự dùng mưu chước mới sanh ra việc chiến tranh do đó khởi lên.
Vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Võ, Thành Vương, Chu Công, bởi đó mà được chọn là bậc hơn cả. Sáu bậc quân tử ấy chưa từng không cẩn thận ở lễ. Lễ là để làm cho rõ cái nghĩa, thành điều tín, rõ người có lỗi, lấy nhân làm phép, giảng điều tôn nhượng, bảo dân theo phép thường. Nhưng có ai không theo những điều ấy, thì dẫu có thế vị, chúng nhân cho là họa ác, bắt tội mà truất bỏ đi. Ấy là đời Tiểu khang."
Như vậy, theo ý của Đức Khổng Tử, thời Tam Vương: nhà Hạ, nhà Thương, nhà Châu, không phải là thời đại đồng, mà chỉ là thời Tiểu khang; còn thời Ngũ Đế: Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn mới thật là thời Đại đồng.
Từ xưa cho tới nay, đã có nhiều nhà đạo đức, nhiều triết gia, nêu ra nhiều học thuyết để thực hiện đưa đến một thế giới Đại đồng, nhưng tất cả đều không đạt được, vì con người còn có lòng tham lam ích kỷ. Chính cái tham lam ích kỷ đó khiến con người có nhiều dục vọng, nên gây ra biết bao nhiêu tai họa cho loài người.
Muốn tiến tới xã hội đại đồng thì phải có những con người hoàn toàn mới (Tân dân) có hai phẩm chất căn bản là: Bác ái và Công bình.
Bác ái là thương người thương khắp chúng sanh, luôn luôn muốn giúp đỡ chúng sanh, xem nhau như anh em một nhà, vì tất cả đều là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Công bình là nguyên tắc căn bản từ ngàn xưa để lại là: "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân", nghĩa là: Điều nào mình không muốn thì đừng làm cho người.
Chỉ có Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, với quyền pháp tuyệt đối của Ngài, mới có thể thực hiện cho loài người một xã hội đại đồng.
Trước nhứt, Đức Chí Tôn mở ĐĐTKPĐ với tôn chỉ qui nguyên Tam giáo, phục nhứt Ngũ chi, để thống nhứt tín ngưỡng của nhơn loại, đồng nhìn nhận Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu là hai Đấng Cha Mẹ Chung thiêng liêng của toàn nhơn loại.
Đức Chí Tôn lập ra một trường thi công quả để tuyển lựa những người đầy đủ bác ái và công bình, đúng theo Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước. Những người nầy sẽ được Đức Di-Lạc Vương Phật chấm đậu và cho tham dự Đại Hội Long Hoa.
Những người không đủ bác ái và công bình thì bị rớt, tức là thể xác của họ bị tiêu diệt và linh hồn của họ phải chờ đợi một thời gian dài để sau đó nhập vào một chu trình tiến hóa mới sau Đại Hội Long Hoa.
Chừng đó, trên thế giới chỉ còn lại những người bác ái và công bình. Đó là những Tân dân có đầy đủ đức tánh để thành lập một xã hội đại đồng đúng nghĩa.
Chính đó cũng là đời Thượng nguơn Thánh đức, khởi đầu một kỷ nguyên mới là kỷ nguyên Thượng nguơn của Đệ tứ Chuyển trên quả địa cầu 68 nầy.
KTP:Muốn cho thiên hạ đại đồng,
Lấy câu Cứu Khổ dụ lòng thương sanh.
Ý thức hệ Cao
Đài
Thông thường, để
tìm hiểu một tôn giáo người ta tìm hiểu vũ trụ quan, nhân sinh quan, nền giáo
lý và những giáo điều-đạo luật của tôn giáo đó. Cụ thể hơn, tìm hiểu mục đích
tôn chỉ mà vị giáo chủ đã đề ra.Nhưng trong bối cảnh Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế khai minh Đại Đạo không chỉ đơn thuần là sáng lập một tôn giáo mới. Mà đó lại là cuộc vận động vô cùng trọng đại nhằm cải tạo sâu rộng tư tưởng và đời sống nhân sanh toàn thế giới. Đại Đạo TKPĐ không phải chỉ là một đáp ứng nhu cầu đức tin, nhu cầu tâm linh hay làm chỗ dựa cho đời sống thế gian.
Đại Đạo là Cơ đạo nhằm kêu gọi mọi người thời đại đồng hành đạo, tức cùng hành động vì tiền đồ tiến hóa chung của nhân lọai.
Thế nên, từ nền giáo lý tổng quát của Đạo, tức thượng tầng kiến trúc của giáo thuyết, cần phải rút ra một cơ cấu ý thức có công dụng chỉ đạo cho sứ mạng thực hiện tôn chỉ mục đích bằng những đường lối và phương châm hành đạo, sống đạo.
Cơ cấu ý thức đó, nói theo từ ngữ triết học là ý thức hệ.
Để giới thiệu ý thức hệ Cao Đài như một cơ cấu chặt chẽ, những quan điểm làm nền tảng và những phương thức hay giải pháp thực hiện những quan điểm ấy được lần lượt nêu lên sau đây.
Những
trọng điểm của Sứ mạng Đại đạo
Phục
hồi Nhân bản, tạo thế Nhân hòa đi đến Đại đồng nhân loại
Về mặt nhân
sinh, Đại đồng nhân loại là một lý tưởng của thế giới, một ước vọng của loài
người mà cũng là mục tiêu của Sứ mạng Đại Đạo. Gọi là lý tưởng hẳn nhiên không
thể đạt đến một cách dễ dàng. Tuy nhiên, "không phải Đức Chí Tôn cấy
lúa trên tảng đá hay trao quyển binh thư cho người mù chữ" vì Ngài
biết rằng con cái Ngài đã thừa hưởng được cái vốn liếng quí giá của Ngài từ lúc
ra đi. Chỉ còn vấn đề là biết vận dụng, khai thác nó ra sao để mọi người đều có
thể góp phần vào sự nghiệp chung của toàn cõi nhân sinh.Vốn liếng ấy chính là Nhân bản.
Sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ chọn khâu đột phá để thực hiện "thế đạo đại đồng" là phục hồi Nhân bản bởi vì con người đã vô tình hay hữu ý đánh mất cái bản vị cao quí ấy. Do say sưa men đời, đắm chìm trong dục hải, hoặc ngây ngất trên ngôi hư danh ngã mạn.
Nên thánh giáo Cao Đài viết: "Cái bản vị cao quý nhất của con người đối với vạn vật vạn linh cũng là cái rất quan trọng với chính nó trong cuộc sống toàn diện, là sống theo đúng bản vị của con người trong ý nghĩa bất tử bất biến [...] nhưng chính nó đã biến thái rất nhiều trong màn đêm lục thức mà cứ ngỡ rằng vẫn còn rực rỡ huy hoàng đẹp đẽ như cánh bướm, như hoa tươi, trong muôn ngàn tiếng ngợi khen vô nghĩa hão huyền" (Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, CQPTGL, 15.4 Tân Dậu, 1981)
Giáo lý Đại Đạo cảnh tỉnh con người trở về Nhân bản bằng cách:
- Nhắc nhở đẳng cấp tiến hóa
của con người đứng trên vạn vật, vạn vật hiện sinh bằng bản năng và bằng
thú tánh, nhưng con người có thêm trí năng và thiên lương (lương năng).
"Người là muôn mặt cân phân,
Lý tình gồm đủ, hình thần câu diêu."
( câu: cùng; diêu hay diệu: rất hay, rất tốt, huyền diệu)
(Đạo Học Chỉ Nam - Nhân sanh nhất quán)
- Nhìn nhận con người là một
chủ thể đã tiến hóa qua con đường gian khổ diệu vợi bằng vô lượng kiếp mới
đạt đến địa vị gần với Trời, nhưng vẫn phải học hỏi, trau giồi, phụng sự
để tiếp tục tiến hóa đến tận cuối đường là cõi thiêng liêng bất diệt. Thế
gian chưa phải là giai đoạn cuối cùng của con đường tiến hóa. Nhưng cuộc sống
thế gian là điều kiện để tiếp tục tiến hóa. Nếu tự mãn hay bất mãn ở cõi
này đều bị trở ngại hoặc thoái hóa.
"Xét tình trạng nhân sanh xã hội,
Biết tùy thời thay đổi tiến tu;
Cùng nhau vẹt sạch áng mù,
Dắt dìu ra khỏi trần tù bất công."
(ĐHCN - Nhân sanh nhất quán)
"Tự tánh
thiên nhiên không làm cho cuộc đời là giả tạm, mà chính chỗ dục vọng của con
người mới biến đổi là tạm bợ mà thôi." (Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền
Điện, 20.10 Quí Sửu, 1973)- Con người là một tuyệt tác
của Tạo hóa nhưng không phải là một pho tượng mỹ thuật để ngắm nhìn, ngược
lại giá trị kỳ diệu của nó ở chỗ nó vẫn tiếp tục tạo tác không ngừng để
phụng sự cho cuộc tiến hóa chung của đồng loại và vạn vật.
Người đời đang sống, đang hoạt động trong những lĩnh vực, hoàn cảnh khác nhau, nhưng sống và hoạt động mỗi mỗi đều với ý thức nghĩa vụ của một nhân sanh, là đang ở trên nhân bản.
- Nhưng điểm đặc biệt quan
trọng nhứt trong sứ mạng phục hồi Nhân bản của Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ là
khai thông mối liên hệ giữa Người và Trời. Bởi vì Nhân bản không chỉ là
trọng tâm của nhân tính mà tối yếu là hàm ẩn Thượng đế tính trong con
người. Cho nên Nhân bản là điểm nối kết của Tâm linh với Nhân sinh. Sứ
mạng Đại đạo dạy cho con người tìm ra chiếc chìa khóa khai thông ấy ở nội
tâm, tâm trung thanh tịnh thuần khiết.
Đưa
tôn giáo lên tầm vóc Đại Đạo, xây dựng thực thể Đạo cứu thế
Đây là sứ
mạng quy nguyên tôn giáo.Các tôn giáo phát sinh từ Đại Đạo, trải qua lịch sử nhân loại trong mục đích cứu độ con người, đã chịu nhiều biến đổi làm xa cách chơn truyền của các bậc giáo tổ. Một khi đã phân hóa cùng cực, tôn giáo không thể thực hiện sứ mạng cứu rỗi nhân sanh nữa. Tôn giáo muốn giữ được bản chất nguyên thủy, đeo đuổi mục đích cứu độ thực tiễn và toàn diện, phải tùng theo qui luật qui nguyên phục nhứt, tức là phục hồi tinh thần Đại đạo, nêu cao một giáo lý thuần nhứt dẫn dắt nhân sanh tiến hóa tại thế gian và giải thoát xuất thế gian, trở về nguồn gốc tâm linh là Đại Linh Quang.
Do đó, Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Cao Đài nêu lên tôn chỉ:
"Tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhứt."
Trong Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Ngài dạy:
"Ngày nay, Thầy đến đây đem ba nền tôn giáo hiệp nhất lại tạo thành một nền tôn giáo lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơ nạn khổ thảm sầu." (Đại Thừa Chơn Giáo, Trước tiết tàng thơ, 1956, trang 91)
Hiệp nhứt ba nền tôn giáo nói trên không có nghĩa là thống nhứt Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo thành một giáo hội là Cao Đài giáo. Nhưng đó là sự tổng hợp Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo.
"Tam giáo quy nguyên" là sự biểu hiện một công cuộc hồi sinh chánh pháp của Đức Chí Tôn. Quy nguyên được Tam giáo thì chánh pháp sáng tỏ, bởi vì chánh pháp thị hiện ra ở chỗ đắc nhứt của Tam giáo. Từ đó vạn giáo sẽ đều thấy sáng tỏ chánh pháp trong mỗi tôn giáo của mình để góp phần xây dựng con đường phản bổn hoàn nguyên cho nhân sanh.
Thế nên Đức Chí Tôn phán: "Thầy nhứt định quy nguyên phục nhứt." (TNHT, Q1, Tây Ninh, 1973, tr.18)
Đường lối quy nguyên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đặt một sứ mạng quyền pháp mở đầu cơ cứu độ kỳ ba: Sứ mạng Cao Đài.
"Trước xây đắp Cao Đài thánh đức,
Dụng Nam Bang làm mức phóng khai,
Dân Nam sứ mạng Cao Đài,
Năm châu, bốn bể hòa hài từ đây"
(CQPTGL, 15.02. Q.Hợi, 1983)
Chính hai chữ
"phóng khai" cho ta khái niệm đầu tiên về quyền pháp. Quyền pháp là
động năng phóng phát, chuyển hóa, vận hành Đạo vào tất cả các sở vật thực tại
để thúc đẩy cơ tiến hóa tài thành từ vũ trụ vô biên đến vật loại tế vi.Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo định nghĩa một cách rốt ráo phổ quát "Quyền pháp là cơ, là lý, là phương định đưa tuyệt đối vào sở vật tương đối, chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt." (TGST 1968-1969, tr.88)
Cái "cơ", cái "lý" có công năng thần diệu như thế không phải do cơ mưu hay lý trí, mà do quyền năng của Tạo hóa đặt vào.
Phổ
truyền chánh pháp Đại đạo, ban trao Sứ mạng Đại thừa
Từ buổi ban sơ
khai đạo, mục đích Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã nêu lên: "Thế đạo đại đồng,
Thiên đạo giải thoát". Do đó trọng điểm thứ ba của Sứ mạng Đại Đạo,
không thể thiếu được để lập thành cơ cứu độ toàn diện, từ xây đời Thánh đức đến
giải thoát tâm linh, đó là sứ mạng phổ truyền Chánh pháp Đại Đạo.Kể từ ngày mùng 1 tháng Giêng năm Tân Dậu (08.02.1921), khi Đức Cao Đài Tiên Ông ban lệnh cho người đệ tử đầu tiên: "Chiêu, tam niên trường trai" để được thọ truyền đạo pháp, thì chánh pháp Đại Đạo đã được mở đầu cho Tam Kỳ Phổ Độ rồi vậy.
Đến cuối năm 1936 (01.10 Bính Tý), khi ban Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, là quyển kinh đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ về Đạo pháp, Đức Chí Tôn đã nêu Thánh ý như sau:
"Ngày nay Đạo đã trải qua "thời kỳ phổ thông" mà bước đến "thời kỳ giáo hóa" nên chi Thầy mới giáng một pho "Đại Thừa Tâm pháp" để cho các con tầm lối băng về, noi theo giáo lý của Thầy đây, chắc là thoát khỏi bến mê bể khổ." (ĐTCG, Trước tiết tàng thơ, chương 24, tr.116)
Như thế song song với cơ phổ độ công truyền thì cơ tâm truyền chánh pháp Thiên đạo đại thừa cũng được hoằng hóa để cứu độ nguyên nhân.
Thiên đạo đại thừa là pháp môn tự độ độ tha. Trong Thiên đạo giải thoát có Sứ mạng Đại thừa. Trong Sứ mạng Đại thừa phải thực hành Thiên đạo.
"Thiên đạo trường lưu khắp vạn loài,
Chuyển cơ tiến hóa nhiệm mầu thay;
Đại thừa sứ mạng hành thiên đạo,
Nào quản Hè Đông nẻo dặm dài"
(Đông Lâm Tiên Trưởng, 15.10 Đinh Tỵ, 1977)
Tuy nhiên, trên
mục tiêu tận độ, Tân pháp Cao Đài được phổ truyền bằng Tam công
để người tu mọi căn cơ đều có thể tu tiến toàn diện, Đức Vô Cực Từ Tôn từng ưu
ái dặn dò đàn con giác ngộ rằng:"Nay Tam Kỳ Phổ Độ, Trời hé máy thiên cơ vạch đường chỉ lối cho tu, ráng tập luyện công trình (rèn luyện đức tính), công quả (phục vụ xã hội), công phu (thiền định), thì chắc chắn một kiếp sẽ được thành công đắc quả". (CQ, Rằm- 02 Đinh Tỵ, 1977)
Kết luận
Nói một cách
khái quát, Sứ mạng Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ là sứ mạng cứu độ toàn diện cá thể con
người và toàn thể nhân loại.Nhằm thực hiện sứ mạng ấy, Đại đạo đã và đang tiến đến ba mục tiêu:
1. Phục hồi Nhân bản, tạo
thế Nhân hòa, xây dựng đại đồng nhân loại.
2. Quy nguyên tôn giáo, lập
thành thực thể Đạo thuần chánh cứu thế.
3. Phổ truyền Chánh pháp,
ban trao Sứ mạng Đại thừa.
Và ai là người
thực hiện Sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ?Cần nhớ rằng, Sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Sứ mạng Thiên nhân hiệp nhứt rất đặc biệt trong Tam Kỳ Phổ Độ. Nó không phải là sứ mạng riêng của một giáo chủ, của một tôn giáo, một dân tộc để gieo truyền một đức tin làm thế tựa tâm linh đơn thuần.
Kể từ khi Thiên Nhãn thị hiện, rồi danh hiệu "Ngọc Hoàng Thượng Đế Kim Viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" được xưng ra tại thế gian lần đầu tiên và người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài đắc đạo tại tiền, cái trục "Thiên nhơn hiệp nhứt" đã nối liền trung tâm vũ trụ với trung tâm con người để thi hành sứ mạng phổ độ kỳ ba.
Tất cả những nguồn năng lực cứu độ và những đối tượng được cứu độ sẽ qui về trục thần quang này. Đó là trục "vạn linh hiệp với Chí linh", chuyển nhân loại vào thế pháp tái tạo cõi đời, trong đó mỗi con người đã phục hồi Nhân bản thể hiện đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín trở thành một gút lưới của toàn mạng lưới rung động không ngừng, "sửa loạn thành trị, đổi cùng thành thông, chuyển bỉ thành thới".
Do đó Tam Kỳ Phổ Độ không có giáo chủ hữu hình nhưng mỗi người con tin của Thượng Đế nếu chưa là một Thích Ca Mâu Ni, một Khổng Tử, một Giêxu cũng phải là một Ca Diếp, một Nhan Hồi, một Pierre... Có như thế tôn chỉ mục đích và các trọng điểm sứ mạng kỳ ba mới có thể hoàn thành được.
Cho nên Đức Thượng Đế Khai Minh Đại Đạo đồng thời khai minh chân giá trị con người thực hiện sứ mạng vi nhân, nhận lãnh Sứ mạng Đại thừa, tham dự vào Thiên cơ, nhờ đó đại cuộc Tam Kỳ Phổ Độ có cái sức mạnh phi thường bao quát thiên thượng và thiên hạ, cải hóa con người, tái lập cuộc đời, thúc đẩy tiến hóa tâm linh trở về cứu cánh.
"Một ánh linh quang tỏa khắp cùng,
Khai minh Đại đạo gội nhuần chung;
Soi đường chánh giáo kỳ nguơn hạ,
Mở lối Tiên thiên buổi cuối cùng."
(Hội Đồng Tiền Bối Tiền Khai ĐĐ.- CQPTGL, Rằm.10
Kỷ Mùi 1979)
Giải
pháp thực hiện Sứ mạng Đại đạo
Theo giáo lý Cao
Đài, cũng như của nhiều tôn giáo khác, lịch sử nhân loại đang trải qua thời kỳ
sau cùng của một đại chu kỳ từ thượng nguơn, trung nguơn đến hạ nguơn. Và thời
hạ nguơn này là thời mạt kiếp để rồi chuyển sang chu kỳ mới, gọi là tái tạo
dinh hoàn, lập lại trời mới đất mới hay thượng nguơn thánh đức. Đó là quy luật
tiến hóa của vũ trụ. Không thể chỉ có sinh mà không có diệt, không chỉ có
diệt mà không có sinh; sinh diệt, diệt sinh nối tiếp nhau vũ trụ mới vừa trường
cửu vừa tiến hóa. Ví như trong thiên nhiên: "Cánh hoa mai vừa hé nụ,
từng loạt lá đã rụng rơi, rồi hoa lại úa tàn, nhụy hoa tan tác, để dành phần
cho quả hạt tạo thành." (Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, TGST 1970-1971, tr.
54.)Đứng trước diễn tiến sàng sảy ráo riết của hạ nguơn theo dây chuyền nhân quả rất khốc liệt, nhân loại đang trong tình trạng kinh hãi, hoang mang; các chính phủ, các đoàn thể, tổ chức, giáo hội toàn cầu đều khẩn thiết tìm kiếm những giải pháp thỏa hiệp, dàn xếp khủng hoảng, chấm dứt chiến tranh. Nhưng hầu như tất cả đều tuyệt vọng. Vậy, từ Ý thức hệ Cao Đài, có thể nêu lên những giải pháp nào cho công cuộc cứu độ thời kỳ này?
Các
giải pháp cứu độ
Giải pháp tiên
quyết là giải pháp con người, vì chính con người có đầy đủ phẩm chất về thể xác
lẫn tinh thần hiển lộ hoặc tiềm tàng có thể phát huy để trở thành con người
hoàn thiện và tiến hóa. Hơn nữa con người có thể đạt một quyền năng siêu việt
trong mối tương quan với xã hội và vũ trụ.- Sứ mạng cứu độ phải vận dụng
được tối đa đặc ân Thiên nhân hiệp nhứt trong Tam Kỳ Phổ Độ này.
- Từ những xác định đó, chúng
ta có thể đề ra các giải pháp đặc biệt cho cơ cứu độ hạ nguơn.
Giải pháp đối với cá thể con người
Như đã thấy ở
phần trên, con người là:- Hiển dương tốt đẹp nhất của
bản thể vũ trụ tại thế gian.
- Động năng tiến hóa của bản
thân và tác năng tài thành cho vạn loại.
Giải pháp đối với cá thể
- Nếu ta chọn trục ngang biểu
diễn công phu thăng hoa của con người mà điểm trung tâm là nơi Thần Khí tụ
hội, lúc đó, là cao điểm của công phu, và tại nơi đây chủ thể con người sẽ
thu nhập được năng lực của vũ trụ (biểu diễn bằng trục dọc), cũng ở cao
độ.
:"Cái bản vị cao quý nhất của con người đối với vạn vật vạn linh là cái quan trọng với chính nó trong cuộc sống xã hội nhân sinh. :Cái chỗ chứng đắc của con người toàn diện là sống theo đúng bản vị của con người trong ý nghĩa bất tử bất biến."
(Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 15-4 Tân Dậu)
Giải
pháp đối với xã hội nhân sinh
Vẫn lấy bản vị
con người làm gốc để hoàn hảo hóa mối tương quan giữa người và người, đó là căn
bản của giải pháp đối với xã hội nhân sinh.Lý tưởng cứu độ kỳ ba cho xã hội là xây dựng xã hội đại đồng, tức xã hội bình đẳng trên nhân vị và nhân quyền mà mọi sinh hoạt đều hòa hợp bằng tương quan nhân ái. Nói gọn là thiết lập một nền tảng nhân bản để tạo thế nhân hòa. "Có tạo lập được thế nhân hòa thì xã hội đại đồng mới có cơ hội thành hình." (Lê Đại Tiên, TGST 1970-1971, tr. 29.)
Giải pháp đối với xã hội
Vẫn với trục
ngang làm cuộc diện xây dựng xã hội đại đồng, thì điểm trung tâm phải là nhân
bản, nơi đó mọi nhân tính thuộc về nhân sinh lẫn tâm linh, đều đã phục hồi.
Cũng từ trung tâm này, Thượng đế tính trong mỗi cá thể sẽ thúc đẩy con người
hướng lên Đấng Tối Cao hay lý tưởng Chân Thiện Mỹ (biểu diễn bằng trục dọc).Chừng ấy, bản thể đại đồng của nhân loại sẽ hòa nhập vào bản thể vũ trụ hay, nói theo Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hòa nhập vào ân điển cứu độ của Đại Linh Quang. Xã hội sẽ an lạc và tiến bộ toàn diện.
"Có bản chất đơn thuần Tạo Hóa,
Sẵn thiên lương chơn ngã con người,
Trưởng sinh trong một cõi đời,
Non sông gấm vóc của Trời dành chung."
(Đức Lê Đại Tiên, TGST 1970-1971, tr. 28)
Giải
pháp tôn giáo
Giải pháp tôn
giáo được đặt để trên hai chủ thể chính là người sứ mạng của tôn giáo và thực
thể đạo cứu thế.1. Người sứ mạng
Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, người sứ mạng là người được chọn để thi hành giải pháp cứu độ. Đó là người được ban trao quyền pháp khi hội đủ các điều kiện cơ bản:
- Hiến dâng phụng sự nhân
sanh.
- Đứng vào chủ vị của con
người Đại đạo là người đã đạt đến hai điểm giao hội trên đây của bản thân
và của xã hội đại đồng.
- Ý thức sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ
là sứ mạng lịch sử nghìn năm một thuở, sứ mạng quy nguyên phục nhứt.
"Dòng sông muôn ngõ rồi cũng quay về với biển cả. Sứ mạng Thiên ân
của con người Đại đạo là biển cả, là bản thể vô biên." (Đức Giáo Tông
Đại Đạo)
Giải pháp đối với tôn giáo
2. Thực thể
Đạo cứu thếThành lập thực thể Đạo cứu thế là giải pháp cứu độ mà các tôn giáo đích thực được kết thành một thực thể quyền pháp có năng lực thực tiễn chuyển hóa cuộc đời sao cho "Đông thành xuân, phàm tục thành tiên thánh, loạn nên trị, chiến đấu ra an bình, vị kỷ ra đại đồng." (Đức Giáo Tông Đại Đạo, NTTT, 01-01 Kỷ Dậu.)
Chúng ta cần lưu ý danh từ "thực thể quyền pháp". Hai chữ quyền pháp luôn luôn hàm ẩn sứ mạng được Thiên cơ trao phó, tác động của nó vô cùng hiệu quả.
Đức Giáo Tông Đại Đạo đã khẳng định giải pháp tôn giáo trong Tam Kỳ Phổ Độ như sau: "Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể Đạo cứu thế trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy." (Đức Giáo Tông Đại Đạo, NTTT, 01-01 Kỷ Dậu)
- Nếu giản lược sơ đồ thứ 3
trên đây thành hai trục, thì trục ngang chính là Sứ mạng Đại thừa và trục
thẳng đứng là Thiên đạo giải thoát.
"Thiên đạo trường lưu khắp vạn loài,
Chuyển cơ tiến hóa nhiệm mầu thay!
Đại thừa sứ mạng hành Thiên đạo,
Nào quản hè đông nẻo dặm dài."
(Đức Đông Lâm Tiên Trưởng, CQPTGL, 15-10 Đinh Tỵ.)
Kết luận
Đứng trước cuộc
diện thế giới nhơn loại ngày nay với biết bao cảnh tượng chiến tranh, bạo lực
mỗi ngày mỗi giờ có hằng trăm hằng ngàn người ngã gục; với bao thảm trạng đạo
đức suy đồi, từng lớp kẻ đổ xô vào hố thẳm dục vọng, tự hủy diệt từng phút từng
giây.Lẽ ra khoa học văn minh hiện đại đủ sức đưa loài người vào đời sống thiên đàng tại trần gian, nhưng ngược lại đau khổ ngày càng chồng chất đó đây với nhịp độ tăng gia khủng khiếp!
Mọi giải pháp hầu như đều bất lực,loài người đang tủi hổ cho địa vị thiên hạ tối linh, không lẽ chỉ chắp tay chờ tận thế?
Nhưng không! con người chính là tạo hóa trong Tạo hóa:
"Con biết con là ai đó chăng?
Con ôi, lý Đạo ráng tầm phăng,
Con là không phải thân phàm xác,
Con vốn Chơn Thần Thượng Đế ban."
(Đức Chí Tôn, Thánh Huấn Hiệp Tuyển, Q. 1, tr.
207)
Vậy loài người
không thể tìm ra giải pháp tự cứu nếu không biết tự phát huy năng lực trong bản
thân con người. Đó là điểm tiên thiên, là Chơn thần, là Đạo, là chìa khóa mở
cửa Thiên đàng tại thế gian và mở cửa Bạch Ngọc Kinh (thượng giới).Dĩ nhiên cái công trình công phu công quả để nắm được chiếc chìa khóa ấy không phải dễ dàng trong một kiếp, nên khi Thượng Đế khai Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ngài đã ban đặc ân đại ân xá những đứa con biết giác ngộ tu hành, và hơn thế nữa cho các Đấng Thiêng Liêng lâm phàm dìu dắt, đồng thời cả thiên đình chan rưới điển lành tạo thế thiên nhân hiệp nhứt hầu tận độ chúng sanh.
Với bao nhiêu ưu thế đó, giải pháp cứu độ kỳ ba đã lập thành một thế pháp mà trung tâm thần lực được nối kết từ cõi người đến cõi trời rồi tác động bao trùm thế gian như mạng lưới để chuyển thế từ suy đồi sang thánh đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét