Phiêu lưu ngoài thân thể (Out of body Experience)




Trước hết xin chào tất cả mọi người và cảm ơn đã quan tâm đến chủ đề này.

Xin nhắc lại chủ đề là “Trải nghiệm ngoài cơ thể” (Tiếng Anh là “Out-of-body Experiences” viết tắt là OBE và trong khuôn khổ topic này tôi sẽ  dùng “OBE” cho gọn)


Trước tiên, chắc chắn rồi, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm của OBE. OBE là gì?


Theo Wikipedia, Out of body Experience (viết tắt là OBE hay OOBE) là 1 trải nghiệm có đặc trưng là cảm giác trôi nổi bên ngoài cơ thể (vật lý), và trong 1 số trường hợp quan sát thấy cơ thể (vật lý) của mình từ một vị trí bên ngoài cơ thể đó


Vâng. Đó là khái niệm đơn giản nhất về OBE. Nói là đơn giản nhất vì sau khi nghiên cứu kỹ hơn bạn (cũng giống như tôi) sẽ thấy OBE còn cao hơn như vậy rất nhiều. Đến đây có lẽ nhiều bạn thắc mắc: tại sao lại phải trích dẫn từ trang wiki tiếng anh?


Theo tìm hiểu của tôi, các tài liệu, thông tin về OBE bằng tiếng việt là rất hạn chế. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các bạn muốn tìm hiểu kỹ về OBE.


Quay trở lại khái niệm OBE như đã nói ở trên. Có lẽ đọc đến đây, các bạn thấy nó thật xa vời và nhiều người sẽ nghĩ nó chỉ xảy ra với 1 số người, trong 1 số trường hợp nhất định. Nhưng theo những gì tôi đọc thì OBE có liên quan đến rất nhiều hiện tượng đặc biệt trong đó có những hiện tượng không lạ lẫm gì với tôi và bạn như: Giấc mơ, hiện tượng” bóng đè”.


Câu chuyện xảy ra với chính tôi


Và nhân đây, tôi xin kể các bạn nghe lý do khiến tôi bỗng hứng thú với OBE trong lần “gặp gỡ” thứ 2 này. Nhiều cuốn sách của các tác giả khác nhau đều có nói tới 1 hiện tượng khi người ta sắp đạt được OBE (tức là sắp thoát khỏi cơ thể “vật lý” của mình) đó là cảm giác toàn thân rung lắc mạnh một cách không chủ ý.
Trở lại với chuyện của tôi. Trong khi đang lan man đọc về OBE, khi bắt gặp ý này, bỗng nhiên tôi nhớ ra rằng gần đây, thỉnh thoảng, ngay sau khi tỉnh ngủ, tôi có cảm giác như vậy. Đầu tiên tôi nghĩ là đó chỉ là rung do cái quạt và do đầu óc tôi còn đang mụ mị nên thấy nó mạnh hơn thực tế, nhưng 1 lúc sau cảm giác rung ngày càng lớn và tôi biết rằng tôi đang hoàn toàn tỉnh táo thì tôi nhận ra tôi thật sự đang “rung”, có lần tôi đã ngồi hẳn dậy, nhìn ra xung quanh và cảm giác đó càng mạnh hơn. Tiếc là lúc đó chưa biết hiện tượng này có liên quan đến OBE nếu ko tôi đã có thể lần đầu tiên đạt được OBEmột cách có chủ ý. Và sự “rung lắc” này kết thúc khi tôi tiếp tục ngủ.


Nếu bạn cũng từng “bị” như vậy thì sau khi đọc về OBE tôi nghĩ bạn cũng sẽ muốn biết rõ hơn nữa về nó.


Toàn bộ phần trên có thể coi như “lời nói đầu” của topic. Có lẽ hơi dài dòng, nhưng mong các bạn đọc để nắm được tinh thần của bài viết. Hơn nữa, có lẽ trên đây là những gì “của tôi” nhất vì từ nay về sau chủ yếu các bạn sẽ đọc những gì được người khác viết, tôi chỉ là người dịch thôi. Nếu các bạn không đọc những phần trên, e rằng tôi sẽ tủi thân lắm :)


Xin chân thành cảm ơn!


Tên sách:
SCHOOL OF OUT-OF-BODY TRAVEL I.
Practical guidebook.
(Tạm dịch là:
TRƯỜNG HỌC DU HÀNH NGOÀI CƠ THỂ  I.
Sách hướng dẫn thực hành.)
Tác giả:Micheal Raduga (Tôi sẽ cố tìm thêm thông tin về tác giả này, đến giờ chỉ biết là ông có mở lớp dạy về OBE, cuốn sách này có thể xem như là giáo trình dành cho người từ học)



Nội dung: Hướng dẫn các phương pháp để đạt được OBE theo nhiều cấp độ, từ việc đưa mình thoát khỏi cơ thể “vật lý” đến việc kiểm soát hành động (thay vì chỉ quan sát, trải nghiệm 1 cách bị động) trong OBE và còn nhiều hơn thế nữa mà tôi cũng chưa đọc và hiểu hết được. Cuốn sách không bao gồm các nghiên cứu hay kể lại các trải nghiệm OBE mà tập trung vào các phương pháp luyện tập đã thành công với rất nhiều người.
Việc chọn cuốn sách này để giới thiệu đầu tiên là nhằm giúp những ai còn chưa hoàn toàn tin và muốn tự mình kiếm chứng (giống tôi) có thể thử và kiểm chứng để sau đó quyết định có hay không nên tìm hiểu sau hơn về OBE.
Lưu ý: Các nhận xét, lưu ý, chú thích... của tôi sẽ được ký hiệu [*như thế này*] để phân biệt với các các phần trích nguyên văn từ cuốn sách (tất nhiên là đã được dịch sang tiếng việt)


Bạn có thể tìm thấy cuốn sách này (bản tiếng anh) tại www.obe4u.com hoặc google (hoặc đường link trực tiếp sẽ được cập nhật sau). Tại trang web trên bạn cũng có thể tìm được các video trong đó chính tác giả hướng dẫn cách thực hiện và nhiều thông tin khác.


PHẦN I: BƯỚC VÀO TRẠNG THÁI “PHASE”


CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CHUNG


1. Bản chất của trạng thái “Phase”
[**do chưa biết nên dịch từ này sao cho tròn nghĩa nên xin giữ nguyên bản tiếng anh**]


Thuật ngữ “trạng thái Phase” (gọi tắt là “Phase”) bao gồm một số hiện tượng khác thường, trong đó nhiều hiện tượng liên qua tới các thuật ngữ khác nhau như chiêm tinh, hay trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE), khái niệm này cũng bao gồm một thuật ngữ thực tế hơn  - “lucid dream[**tức là những giấc mơ mà trong đó, bạn nhận thức được rằng mình đang mơ - http://en.wikipedia.org/wiki/Lucid_dream **] nhưng phase không luôn luôn tồn tại trong hiện tượng này. Thuật ngữ OBE là để miêu tả cảm giác của một người trải qua trạng thái phase.[**và từ đây trở đi, trong bài viết, bạn sẽ ít bắt gặp thuật ngữ OBE mà thay vào đó là Phase**]


Phase có 2 đặc tính chính:
1. Người thực hiện hoàn toàn tỉnh táo và ý thức trong suốt trải nghiệm.
2. Người thực hiện nhận thấy sự sự chia tách thật sự khỏi cơ thể vật lý của mình.


Nói chung, đây là 1 khái niệm khó hiểu, nhất là với những người chưa từng trải nghiệm qua. Phase có thể hiểu là cấp độ cao hơn của tự thôi miên hay thiền, và thường được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau khi nói đến khả năng cao nhất mà con người có thể đạt được trong nhiều tôn giáo hay các hoạt động thần bí khác (như yoga, đạo phật…)


Về cơ bản, Phase là một trạng thái chưa được khai phá của ý thức con người, mà ở đó một người không thể điều khiển cũng như không cảm nhận được cơ thể vật lý của mình, thay vào đó anh ta nắm bắt được một không gian (có cảm giác) rất thật về những điều rất ảo. [**đoạn này rất khó dịch sát từng từ với nguyên bản tiếng anh nên tôi dịch theo ý hiểu của mình**]


Người ta tin rằng khoảng 1/4 nhân loại từng gặp phải trạng thái này. Tuy nhiên, nếu được nghiên cứu và thống kế chính xác và rộng rãi hơn thì có lý do để tin rằng tất cả mọi người đều đã từng trải qua Phase. Khi mà Phase còn ít được nghiên cứu và ít người biết về nó thì rất có thể nhiều người không nhận ra mình đã từng gặp phải nó.


TẠI SAO BẠN MUỐN ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI PHASE?


Câu hỏi này chỉ đặt ra bởi những người chưa từng trải qua. Với những người đã trải qua và kiểm soát được thì “đây là trải nghiệm đáng kinh ngạc nhất mà người ta có thể đạt được trong đời”
Tác giả cũng nói thêm rằng: trong những lần đầu tiên bước vào Phase, đa số mọi người thường bắt gặp cảm giác hoảng sợ. Nhưng cảm giác này sẽ mất đi theo thời gian (sau nhiều lần) và thay vào đó là 1 trải nghiệm … nói chung là khó có lời để diễn tả nếu chưa từng trải qua
Tác giả cũng chia se quan điểm rằng cho dù Bản chất của Phase là 1 trạng thái của ý thức (tạo ra bởi não bộ) hay là 1 trải nghiệm thực sự (do tương tác với 1 thế giới có thật) thì cũng sẽ mở ra cho bạn cơ hội được nhìn, cảm nhận những thứ mà ta không thể thấy được trong “thế giới thật”. Nói chung là 1 trải nghiệm thú vị, khó quên. Nó không phải 1 trải nghiệm mơ hồ mà nó như một thực tế rất rõ ràng trước mắt bạn.


LỐI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN OBE


Lưu ý: Chế độ ăn kiêng, cách nghi lễ (mê tín dị đoan)… không có tác dụng gì trong việc thực hành OBE và cuốn sách này cũng sẽ không đề cập đến nó. Các phương pháp trình bày trong sách đều không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người thực hiện. Tác giả luôn đề xuất mọi người có một cuộc sống lành mạnh.


Thực tế cho thấy cuộc sống điều độ và khoa học làm cho trải nghiệm “thật” hơn và kéo dài hơn. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh, những người ít bị thiếu ngủ thì thường đạt kết quả tốt hơn.


Thực tế thú vị: Nhiều người tin rằng, khi ngủ, để đầu quay về hướng Tây Bắc (hoặc 1 hướng nào khác) sẽ khiến đạt được OBE dễ hơn. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở việc quay đầu về hướng nào mà là niềm tin sẽ đóng 1 vai trò quan trọng và trong luyện tập OBE, việc tin và có ý định thực hiện là rất quan trọng để thành công.


CÁC BƯỚC ĐỂ LÀM CHỦ TRẠNG THÁI PHASE


1. Các kỹ thuật để bước vào Phase:
Đầu tiên và quan trọng nhất là lựa chọn được kỹ thuật (phù hợp với mỗi người) để bước vào trạng thái Phase. Có 3 nhóm kỹ thuật: trực tiếp, gián tiếp, và tỉnh trong mơ. Bạn không cần phải thông thạo tất cả các kỹ thuật này mà hãy chọn ra 1 kỹ thuật dễ nhất và phù hợp với bạn (mỗi người có thể hợp với các kỹ thuật khác nhau).
[**Sau này bạn sẽ biết rằng với người mới thực hiện thì kỹ thuật “gián tiếp” là dễ tiếp cận nhất, thậm chí ngay cả những người “trình cao” rồi vẫn nhiều khi thích dùng kỹ thuật này**]


2. Kỹ thuật vào sâu trong phase


Trái ngược với quan điểm của nhiều người, khi đã vào trạng thái Phase rồi chúng ta vẫn cần tới các kỹ thuật ý thức để chìm sâu hơn trong Phase và đạt tới  Môi trường Siêu thực (hyper-realistic environment) - nói cách khác là để chúng ta cảm nhận thế giới Phase thật hơn. Nếu không áp dụng các kỹ thuật này các trải nghiệm thế giới Phase sẽ trở nên mơ hồ và kém hấp dẫn [**giống như các giấc mơ vậy**]


3. Kỹ thuật kéo dài thời gian trong Phase


Bước 3 liên quan tới sử dụng các kỹ thuật để kéo dài trải nghiệm trong Phase. Khi ở trong Phase, câu hỏi làm sao để thoát khỏi Phase thường không được đặt ra, người ta thường bị thoát ra chỉ sau khoảng vài giây nếu không thực hiện các kỹ thuật này. [*tóm lại là bạn sẽ không phải lo sợ rằng một khi đã thoát ra khỏi cơ thể rồi thì sẽ không trở lại được nữa, chắc chắn bạn sẽ trở lại với cơ thể mình thôi, chỉ sợ phải trở lại sớm quá sẽ khiến bạn thất vọng :D *]


4. Chủ động hành vi trong Phase:


Trước khi đạt được bước này, bạn sẽ chỉ cảm nhận, quan sát một cách thụ động, bước 4 này giúp bạn tương tác với thế giới trong Phase bao gồm: khả năng di chuyển, tìm và tác động đến các vật thể và môi trường xung quanh v.v…


5. Kết thúc: sau khi thành công trong các bước trên, từ nay, bạn đã có thể trải nghiệm OBE. Và biết đâu qua đó, làm tăng thêm giá trị cuộc sống hàng ngày của mình.


Lưu ý: Tác giả khuyến cáo nên thực hiện ít nhất 1 tuần 1 lần. Nếu bạn thực hiện quá thưa (vd khoảng 1 tháng 1 lần) thì các cảm xúc sẽ quá mạnh (do bạn chưa quen), bạn khó có thể kiểm soát nó để tập trung vào phương pháp luyện tập để đạt tới cấp độ cao hơn.


Tất nhiên, với những người mới (như tôi và các bạn) tần xuất thành công sẽ thấp hơn mong đợi tuy nhiên với luyện tập đều đặn và thường xuyên, thành công sẽ đến nhiều hơn và bạn sẽ quên đi sự thất vọng từ những lần thất bại trước.


CÁC PHƯƠNG PHÁP
Các phương pháp Bước vào Phase chia làm 3 nhóm: Trực tiếp, Gián tiếp, và Tỉnh trong mơ. Các phương pháp này đều được thực hiện trong khi nằm hoặc ngồi tựa, nhắm mắt, thân thể ở trạng thái thả lỏng nhất


Thực tế thú vị: Nhiều người trải qua OBE mà không hề biết hay tin vào trạng thái này. Đáng chú ý hơn, người ta thường đạt được OBE nhiều hơn sau khi nghiên cứu về chủ đề này (như đọc cuốn sách này chẳng hạn :D )


1. Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này được thực hiện trong tình trạng gần như hoàn toàn tỉnh.Phương pháp này chỉ cho phép thiếp đi trong thời gian dưới 5 phút.
Nói chung đây là phương pháp rất khó thực hiện (với 90% người bình thường) nó đòi hỏi phải hoàn toàn không mất tập trung vào các điều kiện bên ngoài.
[**theo tôi, phương pháp này chỉ thành công với những người “trình cao” trong các môn như yoga hay thiền chứ không dành cho chúng ta, ít nhất là bây giờ**]
2. Phương pháp gián tiếp: Phương pháp này được thực hiện khi vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ (awakening from sleep)
Phương pháp này không phụ thuộc vào thời gian ngủ trước khi tỉnh dậy (để thực hiện). Nó có thể thực hiện sau cả 1 giấc ngủ đêm, 1 giấc ngủ ngày hoặc sau 1 vài giờ ngủ thật sâu.
Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất nên được sử dụng bởi rất nhiều người (nhất là những người mới). Giấc ngủ khiến đầu óc được thả lỏng (thư giãn) một cách rất tự nhiên và dễ dàng, điều này thường rất khó với các phương pháp khác. Do đó với những người mới làm quen với OBE, phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất để họ đạt được trạng thái Phase.


3. Tỉnh trong mơ: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để rơi vào Phase thông qua liquid-dream [**Liquid dream: như đã nói ở trên là giấc mơ mà trong đó bạn nhận thức được rằng mình đang mơ, thường thì sau khi tỉnh giấc bạn sẽ nhớ rất rõ về giấc mơ này**]


Nói chung, phương pháp này gồm một số kỹ thuật để áp dụng khi nhận ra mình đang mơ như: kỹ thuật “thoát” khỏi cơ thể hay kỹ thuật tiến sâu vào Phase… để đạt đến các mức độ cảm nhận sâu hơn trong Phase.

[**Phương pháp này không khó hơn phương pháp gián tiếp nhưng lại không thể thực hành thường xuyên (đâu phải lúc nào ta cũng có những giấc mơ này). Do đó, song song với việc hiểu và thực hành phương pháp gián tiếp, ta cũng nên biết về phương pháp này để có thể sử dụng khi gặp phải tình huống thuật lợi**]


[**Kết luận: chúng ta chỉ cần biết 2 phương pháp: 2 và 3. Sau khi thuần thục (đặc biệt là phương pháp 2), nếu thích, bạn có thể thử với phương pháp khó nhất – phương pháp trực tiếp**]


Ngoài ra còn có 1 số phương pháp sử dụng đến các loại thuốc. Tuy chúng có thể giúp đạt tới OBE tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hại đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Tác giả không khuyên khích sử dụng các phương pháp này.


CÁC LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN PHASE


-  Đến nay vẫn chưa có bằng chứng KHOA HỌC nào về sự NGUY HIỂM CŨNG NHƯ AN TOÀN của OBE với người thực hành. Tuy nhiên, có những sự liên quan giữa Phase và 1 số trạng thái tự nhiên thông thường của não bộ thì khó có thể nói rằng Phase gây nguy hiểm. Đáng chú ý nhất là hiện tượng di chuyển nhanh của mắt (Rapid eye movement – REM) thường xảy ra với mỗi người trong thời gian lên tới 2 giờ mỗi đêm. Điều này bắt đầu giải thích được rằng Phase hoàn toàn tự nhiên và an toàn.
-  Phase có thể mang tới cảm giác sợ hãi và khiến người ta bị stress. Điều này đặc biệt đúng với những người mới thực hành hoặc những người chưa biết đến Phase. [**cũng giống như khi chúng ta gặp ác mộng hay bị bóng đè vậy, hoặc giống như trải nghiệm mà bạn koiday đã chia sẻ ở trên. Nhưng chúng ta đều biết khi đã quen và làm chủ được cảm xúc thì ta sẽ được đền đáp rất xứng đáng**]
[**Trên đây là những lưu ý bạn nên biết trước khi quyết định thực hành các phương pháp sẽ giới thiệu ở phần sau. Với những thông tin này, có thể bạn sẽ muốn hoặc không muốn luyện tập nhưng bạn hoàn toàn vẫn có thể tham gia nhận xét, chia sẻ và thú vị hơn là đọc những trải nghiệm thành công của những người tham gia topic (biết đâu đấy nhỉ :) )**]
[**Nếu muốn nghiên cứu sâu hơn, các bạn có thể tìm cuốn “Ultimate Yoga. The Technology of the 2012 Transformation” của cùng tác giả. Ngoài các phương pháp thực hành được giới thiệu trong cuốn sách mà ta đang nghiên cứu, cuốn này còn bao gồm nhiều thông tin hơn, trong đó có các trải nghiệm của chính tác giả. (Thật ra tôi không thích việc tác giá liên kết OBE với năm 2012 cho lắm)**]
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP
------------------------
KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP
Trước hết chúng ta cần biết: phương pháp gián tiếp đảm bảo bạn sẽ đạt được trạng thái phase một cách dễ dàng nhất. Những kỹ thuật trong phương pháp này (và cách phối hợp chúng) phù hợp với mọi đối tượng muốn trải nghiệm trạng thái phase (nói cách khác là muốn có được OBE – Trải nghiệm ngoài thân xác)
Kết quả có thể nhận thấy được ngay sau vài lần thử đầu tiên. Tuy nhiên, để đạt kết quả rõ ràng thì thường mất trung bình 5 lần thử hàng ngày. Bạn cũng có thể thực hiện nhiều hơn 5 lần trong 1 ngày nếu muốn.
Đáng chú ý là với việc thực hành đúng cách, hơn 1 nửa số người tham gia lớp học trực tiếp thành công chỉ sau 2 ngày đầu tiên [**như ta đã biết, tác giả có mở những lớp học trực tiếp bên cạnh việc viết sách và làm video hướng dẫn**]
[*Lưu ý: CÁC BẠN NÊN ĐỌC HẾT CHƯƠNG 2 ĐỂ TRÁNH CÁC SAI LẦM KHI THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP. Vì cách sắp xếp các nội dung trong chương này nhằm mục đích giúp người đọc dễ hiểu nhưng trình tự khi thực hành thì lại gần như là ngược lại. vd: Theo đúng trình tự thực hiện thì điều đầu tiên chúng ta cần biết là Khung thời gian thích hợp, rồi sau đó là cách tạo thói quen giữ cơ thể bất động khi vừa tỉnh giấc và ngay lập tức thực hiện các kỹ thuật cần thiết, Và cuối cùng mới là các kỹ thuật Thoát hay kỹ thuật gián tiếp...*]


CÁC KỸ THUẬT CHÍNH CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP
Các kỹ thuật gián tiếp được giới thiệu trong mục này sẽ được kết hợp thành 1 “chu kỳ các kỹ thuật gián tiếp” (goi tắt là Chu kỳ) sẽ được giới thiệu chi tiết tại các mục sau.
[*phần này mình sẽ cố gắng dịch đầy đủ nhất để giúp các bạn hiểu rõ nhất ý tưởng của tác giả*]
1. Quan sát hình ảnh:


- Kiểm tra hiệu quả:
Ngay khi thức giấc, giữ nguyên trạng thái bất động, mắt nhắm. Trong vòng 3-5 giây, hãy quan sát trong khoảng không trống rỗng (và tất nhiên là đen kịt), cố gắng định ra các bức tranh, hình ảnh hay biểu tượng xuất hiện trong đó. Nếu không nhận thấy gì thì bạn nên chuyển kỹ thuật khác (trong “chu kỳ”). Ngược lại, nếu thấy gì đó, bạn hãy tiếp tục quan sát nó một cách THỤ ĐộNG. Lúc này, các hình ảnh đó sẽ tăng dần độ chân thực và bạn sẽ thấy nó thật sự bao chùm lên mình.Lưu ý: Đừng  vội vàng tìm hiểu các chi tiết của hình ảnh đó, nếu không nó sẽ biến mất hoặc thay đổi. Hãy trải nghiệm nó như 1 bức tranh toàn cảnh, chứa đựng mọi thứ trong đó. Tiếp tục quan sát những hình ảnh này tới chừng nào bạn thấy chúng rõ ràng và thật nhất. Điều này sẽ dẫn tới 2 khả năng: Bạn sẽ dần trở thành 1 phần trong môi trường xung quanh và đạt tới trạng thái phase; hoặc các hình ảnh sẽ trở nên hoàn toàn chân thực, và lúc này bạn có thể thực hiện các kỹ thuật để “thoát”(khỏi cơ thể).
- Luyện tập:
Trong 1 không gian tối (1 căn phòng tối), nằm xuống,thả lỏng cơ thể, nhắm mắt lại. Quan sát trong màn tối trước mắt bạn một vài phút (tất nhiên là đen kịt vì bạn nhắm mắt và đang trong 1 không gian tối). Cố gắng xác định các hình ảnh có thể xuất hiện tại 1 vị trí nào đó hoặc đang di chuyển, rồi dần chuyển thành 1 cái nhìn toàn cảnh, bao trùm. Sau khi luyện tập nhiều, kỹ thuật này sẽ khá đơn giản và dễ thực hiện. Lỗi hay mắc phải trong kỹ thuật này là việc bạn CHỦ ĐỘNG tưởng tượng ra các hình ảnh thay vì quan sát và một cách THỤ ĐỘNG những hình ảnh xuất hiện một cách tự nhiên.


2. Cử động “ảo” (nguyên văn tiếng anh là “Phantom Wiggling” nghe khá rùng rợn :D )


- Kiểm tra tác dụng:
Ngay khi thức giấc, giữ nguyên trạng thái bất động, mắt nhắm. Trong thời gian 3-5 giây, cố gắng cử động 1 bộ phận của cơ thể mà KHÔNG DÙNG ĐẾN CÁC CƠ. Nếu không cảm nhận được sự chuyển động, hãy chuyển sang kỹ thuật khác. Ngược lại, nếu cảm giác thấy dù là những cử động nhỏ nhất, hãy áp dụng kỹ thuật này, cố gắng để làm tăng khoảng cách chuyển động càng nhiều càng tốt. Kỹ thuật này cần được thực hiện một cách rất CHỦ ĐỘNG, chứ không thụ động như kỹ thuật “Quan sát hình ảnh”. Đến khi khoảng cách chuyển động này xấp xỉ 4 inch (khoảng 10 cm), các trường hợp sau có thể xảy ra: Trong 1 thoáng bạn nhận ra mình đang ở trong Phase; hoặc sự chuyển động này cho phép bạn chuyển sang kỹ thuật “thoát” và thật sự thoát khỏi cơ thể.
Kỹ thuật “Cử động ảo” không hướng tới 1 cử động tưởng tượng mà là tập trung cố gắng cử động cơ thể thật, cơ thể vật lý của bạn mà không thông qua tác động của cơ bắp (tuy nhiên trên thực tế cơ thể thật của bạn không hề cử động). Khi thành công, cảm giác cũng không khác nhiều với cảm giác cử động thật và thường kèm theo cảm giác bị kiềm chế lại [**chắc giống như cảm giác khi bị bóng đè**].
Không quan trọng là bộ phận nào chuyển động, có thể là cả cơ thể cũng có thể chỉ là 1 ngón tay; cũng không quan trọng tốc độ di chuyển nhanh hay chậm, mục đich của kỹ thuật này là khoảng cách chuyển động. Khoảng cách này ban đầu sẽ rất nhỏ, nhưng với tập trung nỗ lực, bạn sẽ thấy khoảng cách này tăng lên rõ rệt.
Khi thực hiện kỹ thuật này, bạn sẽ có thể gặp cảm giác rung mạnh tại khoảng thời gian “thoát” khỏi cơ thể, cũng có thể xuất hiện những âm thanh (từ vo ve như tiếng côn trùng bay đến rất khó chịu như tiếng động cơ phản lực) khi đó bạn có thể sử dụng kỹ thuật (tạm gọi là) “Lắng nghe” (sẽ trình bày sau kỹ thuật này) để đạt trạng thái phase.
- Luyện tập:
Nằm, nhắm mắt, thả lỏng 1 bàn tay trong vài phút. Sau đó hãy tích cực hình dung bàn tay đó chuyển động mà không cần các hoạt động cơ bắp, dành 2 đến 3 phút cho mỗi cử động sau: xoay, lên-xuống, trái – phải, duỗi – co các ngón tay, nắm lại-thả ra. Ban đầu sẽ không thấy gì xảy ra. Nhưng dần dần, bạn sẽ thấy cảm giác hoạt động cơ bắp trở nên rõ ràng đến nỗi mà những chuyển động bạn cảm nhận được sẽ không khác gì so với chuyển động thật sự (của cơ thể vật lý). Cảm giác thật đến nỗi khi thực hành phương pháp này, nhiều người sẽ muốn thử mở mắt ra để quan sát xem liệu cơ thể họ có đang thực sự chuyển động hay không.
3. Lắng nghe:
- Kiểm tra hiệu quả:
Ngay sau khi tỉnh giấc, giữ nguyên tình trạng bất động, mắt nhắm [*cũng giống như các phương pháp khác*]. Cố lắng nghe những âm thanh trong đầu bạn trong vòng 3-5 giây, vẫn nằm bất động và nhắm mắt. Nếu không nhận thấy gì bất thường thì chuyển sang kỹ thuật khác. Ngược lại, nếu có cảm giác nghe thấy những âm thanh như: tiếng o o, tiếng vo ve (như tiếng côn trùng kêu) hoặc tiếng huýt sáo, tiếng rền của động cơ [*trong 1 số câu chuyện được kể lại thì có thể giống như tiếng rít khi dò sóng radio*] hoặc 1 giai điệu nào đó thì hãy chăm chú lắng nghe kỹ hơn. Kết quả đạt được là âm lượng sẽ tăng dần, hãy tiếp tục lắng nghe. Khi âm lượng ngừng tăng hoặc đủ lớn thì có thể áp dụng kỹ thuật “thoát”. Đôi khi, bạn đạt được trạng thái Phase ngay trong quá trình thực hiện kỹ thuật Lắng nghe (mà không cần đến kỹ thuật “thoát”). Trong 1 số trường hợp nhất định, âm thanh nghe được có thể miêu tả giống như tiếng rít của động cơ phản lực.
[*cũng như các kỹ thuật ở trên và cả sau này,kỹ thuật “thoát” chỉ cần đến khi bạn không chuyển sang Phase một cách tự nhiên*]
Khi áp dụng kỹ thuật này, bạn phải chăm chú cố gắng đến chi tiết của âm thanh như: âm điệu đặc trưng, khoảng cách (tonality, range) và phản ứng của nó đối với bạn.
Ngoài ra còn có 1 kỹ thuật khác gọi là “lắng nghe cưỡng bức”. Với kỹ thuật này, cần tập trung vào ý muốn nghe thấy tiếng động, trong khi đó cố tạo ra các cảm giác về âm thanh. Thực hiện đúng phương pháp này, âm thanh cưỡng bức đó sẽ tăng lên giống như những gì cảm nhận được trong kỹ thuật Lắng nghe thường.
[*tóm lại kỹ thuật “lắng nghe cưỡng bức” này là tập trung hình dung ra 1 âm thanh kiểu như âm thanh gặp phải trong kỹ thuật “lắng nghe thường”. Theo tôi thì kỹ thuật này chỉ áp dụng được khi bạn đã thành công với kỹ thuật “lắng nghe thường” ít nhất 1 lần (để biết âm thanh đó như thế nào và có thể tưởng tượng ra nó)*]
- Luyện tập:
Nằm trong 1 không gian yên tĩnh, mắt nhắm, lắng nghe những âm thanh hình thành trong đầu. Thông thường, sau vài phút, bạn sẽ đạt được kết quả, khi đó bạn sẽ bắt đầu nghe thấy tiếng động mà ai ai cũng đều có trong đầu. Vấn đề chỉ là bạn phải làm sao để hòa vào nó [*?!*]
[*quả đúng là ai ai trong chúng ta nếu lắng nghe thì đều thấy trong đầu có âm thanh “o…o”. Các bạn đã thử chưa?*]


4. Xoay:
- Kiểm tra hiệu quả:
Ngay sau khi tỉnh giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm.
Trong khoảng 5-10 giây, hãy hình dung rằng cơ thể (vật lý) của bạn đang xoay quanh 1 trục. Nếu không thấy có cảm giác lạ thường nào xuất hiện thì hãy chuyển qua kỹ thuật khác. Ngược lại, nếu thấy rung lắc hoặc cảm giác chuyển động xoay bỗng dưng rất thật thì hãy tiếp tục kỹ thuật Xoay chừng nào cảm giác này còn tăng lên (rung mạng hơn hoặc chuyển động xoay thật hơn). Một vài tình huống có thể xảy ra khi thực hiện kỹ thuật Xoay như:  Tưởng tượng xoay được thay thế bằng một cảm giác xoay thật quanh 1 trục tưởng tượng, khi điều này xảy ra, bạn có thể dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể. Trường hợp khác là bất ngờ xuất hiện rung lắc mạnh hoặc những tiếng động lớn, khi đó có thể bạn sẽ thoát khỏi cơ thể. Nói chung, với kỹ thuật này, nếu thực hiện thành công, bạn sẽ “thoát” một cách tự nhiên mà không phải sử dụng kỹ thuật “thoát”.
- Luyện tập:
Khi đang nằm, mắt nhắm, hãy tưởng tượng mình quay tròn theo 1 trục (tưởng tượng) có phương từ đầu tới chân trong vài phút. Bạn không cần tập trung vào các hiệu ứng thị giác của chuyển động xoay hoặc cảm giác một cách chi tiết, tỷ mỉ. Yếu tố thành công chính là cảm giác giống như bị “tiền đình” sẽ lớn dần. Thông thường, khó có thể đạt được cảm giác xoay 360 độ. Một số người chỉ đạt tới 90 độ, số khác đạt được 180 độ. Với sự kiên trì, luyện tập đúng cách, bạn sẽ đạt được cảm giác xoay 360 độ
5. Giấc ngủ giả: (forced falling asleep)


- Kiểm tra hiệu quả:
Ngay sau khi tỉnh giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Hãy tưởng tượng, bạn sẽ ngủ thiếp đi trong 5-10 giây, sau đó tỉnh lại và tiếp theo hãy sử dụng kỹ thuật “thoát”. Nói chung, sau khi sử dụng kỹ thuật này, trạng thái ý thức của bạn sẽ thay đổi nhanh giữa các trạng thái khác nhau của bộ não. Rung lắc mạng thường xảy ra khi thực hiện kỹ thuật này, khi đó bạn có thể “thoát” được khỏi cơ thể hoặc tạo điều kiện để thực hiện các kỹ thuật khác.
Nói chung, kỹ thuật này nhằm đánh lừa bộ não khi tận dụng các phản ứng của não bộ với hành động gây ra trạng thái “bán-tỉnh” (semi-conscious) nhằm tạo điều kiện để bước vào trạng thái Phase.
[*kỹ thuật này có ý nghĩa là tạo cảm giác bạn vừa ngủ thiếp đi nhưng trên thực tế là cơ thể đã bị đánh lừa. Đây là một trong những kỹ thuật khó hiểu nhưng lại khá quan trọng. Trong phần dịch đầu tiên, tôi đã hiểu nhầm và cho rằng trong kỹ thuật này ta phải ngủ thật. Rất xin lỗi các bạn*]
Hãy nhớ: tránh tình trạng ngủ luôn mà không tỉnh lại ngay được như đã nói ở trên.


CÁC KỸ THUẬT GIÁN TIẾP KHÁC
[*các kỹ thuật này thường được dùng như các kỹ thuật phụ trợ cho các kỹ thuật chính đã nói ở trên*]
1. Tạo áp lực lên bộ não (Straining the brain)
- Kiểm tra hiệu quá
Ngay sau khi tỉnh dậy, giữ nguyên trạng thái bất động, mắt nhắm.
Thực hiện 2 - 3 lần kỹ thuật này. Nếu không có gì đặc biệt xảy ra, hãy chuyển sang kỹ thuật khác. Nếu hiện tượng “rung lắc” xuất hiện, hãy cố di chuyển sự “rung lắc” này khắp cơ thể và tiếp tục thực hiện kỹ thuật để làm tăng độ rung. Rung càng mạng thì càng thuận lợi để thực hiện kỹ thuật “thoát” hoặc có thể bạn sẽ “thoát” mà chưa cần áp dụng kỹ thuật “thoát”. Khi thực hiện kỹ thuật này, bạn có thể sẽ nhận thấy âm thanh lạ xuất hiện và có thể chuyển qua kỹ thuật “Lắng nghe”.
Sự rung lắc có thể xuất hiện trong kỹ thuật này rất mạnh và bạn sẽ dễ dàng nhận ra. Cho nên khi bạn vẫn thấy chưa chắc chắn rằng mình đang “rung” thì tức là lúc đó bạn đang KHÔNG “rung”. Sự rung lắc này có thể được mô tả giống như cảm giác 1 dòng điện mạnh đang truyền qua cơ thể bạn nhưng không hề gây đau đớn, đôi khi giống như cảm giác cơ thể bạn hoàn toàn tê liệt. [*chắc giống cảm giác khi bị bóng đè*]
- Luyện tập:
Nằm xuống, nhắm mắt và hãy thử làm co bộ não lại. Đừng nghỉ gì tới sự thật là việc co bộ não lại là không thể xảy ra. Hãy tưởng tượng bộ não co lại rồi lại được thả lỏng ra một cách đều đặn. Có thể co toàn bộ hoặc 1 phần nào đó của bộ não. Trong khi thực hiện, bạn có thể nhận thấy áp lực lên bộ não như thật sự bộ não được co lại vậy. 95% người thực hiện thường có cảm giác này sau vài phút. Bạn phải tạo thói quen thực hiện kỹ thuật này ngay khi thức giấc. [*(cũng giống như các kỹ thuật khác)*]
Lỗi thường mắc phải là thay vì có giãn bộ não, bạn lại tạo ra sự co giãn thật ở các cơ mặt và cổ. Hãy tránh mắc lỗi này mọi giá.


2. Co giãn cơ thể không dùng đến cơ bắp.
[*tương tự kỹ thuật trên thôi nên không nói nhiều nữa mà chuyển luôn sang kỹ thuật khác nhé*]


3. Tưởng tượng


Ngay sau khi tỉnh giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Trong khoảng 3-5 giây, hãy tạo ra ý muốn nhìn thấy cùng với đó hãy tự tạo ra 1 vật thể nào. Nên để vật thể đó cách xa bạn khoảng 4-8 inch (10-20cm). Hãy tưởng tượng ra những vật đơn giản và quen thuộc như 1 quả táo, bông hoa... Đôi khi, sẽ có tác dụng hơn khi để các vật thể này bay lơ lửng ở tầm cao hơn lông mày 1 chút thay vì ngay trước mắt. Nếu nhận thấy gì đặc biệt, hãy chuyển sang kỹ thuật khác. Nếu vật thể xuất hiện, hãy tập trung quan sát nó. Khi vật thể trở nên rất chân thật, bạn có thể sử dụng kỹ thuật “thoát”
4. Sensory-motor visualization [*chẳng biết dịch thế nào cho phù hợp :( *]
Ngay sau khi thức giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Tưởng tượng ra các cử động vật lý thật trong 10-15 giây. Cùng lúc đó bạn phải chạm vào 1 vật thật và đồng thời thử hình dung ra các chi tiết trong căn phòng. Nếu không nhận thấy gì đặc biệt, hãy chuyển sang kỹ thuật khác. Nếu các cảm giác thật và tưởng tượng trở nên xen lẫn, hòa trộn vào nhau, hãy tiếp tục thực hiện kỹ thuật tới khi cảm giác tưởng tượng lấn át hoàn toàn cảm giác thật.
5. Di chuyển tưởng tượng
Ngay sau khi tỉnh giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Trong 5-10 giây, hãy tập trung tưởng tượng ra các hành động sau: cử động nhẹ (wiggling), đi lại, chạy, nhào lộn, kéo 1 sợi dây, hoặc bơi. Hãy cố tưởng tượng sao cho chúng thật nhất. Nếu không nhận thấy gì đặc biệt, hãy chuyển sang kỹ thuật khác. Nếu nhận thấy cảm giác chuyển động, hãy tiếp tục thực hiện kỹ thuật này tới khi nào cảm giác đó lấn át toàn bộ cảm giác khác. Khi chuyển động đạt tới đỉnh điểm, bạn có thể sẽ đạt được Phase và nếu điều đó không tự xảy ra, (tất nhiên là) hãy thực hiện kỹ thuật “thoát”
6. Cảm giác tưởng tượng
Ngay khi tỉnh giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Trong vòng 3-5 giây, hình dùng ra 1 vật thể nào đó được cầm trong tay bạn. Nếu không thấy gì đặc biệt, hãy chuyển kỹ thuật. Nếu ấn tượng về hình dạng độ nặng trở nên thật hơn, hãy tập trung hơn nữa vào cảm giác này. Khi sự tồn tại của vật thể (tưởng tượng) trong tay bạn đạt tới mức giống như thật, bạn sẽ có thể đạt được Phase. Trong kỹ thuật này, bạn cũng có thể tùy ý chọn vật thể mà bạn muốn tưởng tượng như điện thoại, một cái cốc, cái điều khiển TV, một quả bóng, cái bút hay một cái hộp...
7. Âm thanh tưởng tượng
Ngay khi thức giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Hãy chủ động tưởng tượng mình nghe thấy âm thanh hay từ đó (ví dụ như: tên ai đó hay giai điệu nào đó). Nếu không nhận thấy gì đặc biệt, hãy chuyển kỹ thuật. Nếu âm thanh xuất hiện, hãy cố lắng nghe nó. Khi âm lượng đạt tới đỉnh điểm, bạn có thể “thoát” khỏi cơ thể.
8. Chuyển động của mắt
Ngay khi thức giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Thực hiện 2-5 lần đảo mắt thật nhanh sang trái - phải, lên - xuống. Nếu không nhận thấy gì đặc biệt, hãy chuyển kỹ thuật khác. Nếu nhận thấy rung lắc xuất hiện, hãy cố làm tăng cường độ rung, sau đó bạn có thể “thoát” khỏi cơ thể.
9. Tưởng tượng một điểm trên trán.
Ngay khi thức giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Trong 3 - 4 giây, hãy tưởng tượng ra 1 điểm nằm chính giữa trán. Nếu không thành công, hãy chuyển kỹ thuật khác. Nếu rung lắc xuất hiện, hãy tiếp tục thực hiện kỹ thuật này để tăng cường độ rung hoặc sử dụng kỹ thuật (1) Tạo áp lực lên bộ não (Straining the brain), bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi cơ thể. Cũng có thể âm thanh sẽ xuất hiện và bạn có thể áp dụng kỹ thuật “Lắng nghe”.
10. Sợ hãi
[*có lẽ chỉ nói qua về kỹ thuật này thôi, áp dụng nó quả thật là phải rất “liều” :D *]
Ngay khi thức giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Trong 3-5 giây, hãy tưởng tượng ra điều gì đáng sợ nhất mà bạn có thể nghĩ tới. Nếu thành công bạn cũng có thể nhận thấy sự rung lắc hoặc tiếng động để từ đó sử dụng các kỹ thuật khác.
Lỗi thường gặp trong kỹ thuật này là sự sợ hãi thường khiến người thực hiện thấy khó chịu và họ thường chỉ muốn thoát ra càng sớm càng tốt và sẽ thất bại trong việc đạt được Phase
11. Nhớ lại trạng thái Phase đã trải qua:
Tên kỹ thuật đã nói lên bản chất của nó. Chỉ có điều, kỹ thuật này chỉ có thể áp dụng nếu bạn đã từng trải qua trạng thái Phase (nói cách khác là đã từng có những Trải nghiệm ngoài thân xác) trước đó. Rung lắc hay âm thanh cũng có thể xuất hiện trong kỹ thuật này nếu bạn vận dụng thành công.
12. Tập trung vào nhịp thở
Ngay khi thức giấc, giữ trạng thái bất động, mắt nhắm. Trong 3 - 5 giây, hãy tập trung vào nhịp thở của bạn: chuyển động lên xuống của lồng ngực, sự căng lên hay xẹp xuống của phổi, luồng không khí được hít vào và thở ra... Rung lắc, âm thanh có thể xuất hiện để tận dụng các kỹ thuật khác nhằm thoát khỏi cơ thể thậm chí bạn sẽ thoát khỏi cơ thể ngay trong khi thực hiện kỹ thuật này.


LỰA CHỌN KỸ THUẬT PHÙ HỢP
Bạn đừng chọn một kỹ thuật nào đó chỉ vì thấy nó thú vị hoặc vì nghe người khác nói nhiều về nó. Hãy lựa chọn kỹ thuật nào bạn thấy phù hợp nhất, phát huy hiệu quả cao nhất với cá nhân bạn. [*thậm chí tôi cho rằng trong quá trình trải nghiệm, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo riêng cho mình những kỹ thuật mới*]
Trong số các kỹ thuật gián tiếp chính, chỉ có kỹ thuật “Co giãn bộ nảo” là dễ thực hiện nhất ở lần thực hành đầu tiên (95% học viên) [*ở đây ta hiểu là 95% học viên hiểu cách làm chứ không phải 95% thành công với việc đạt được Phase ngay với kỹ thuật này*]. Các kỹ thuật khác thực hiện được ngay lần đầu với 25-50% học viên. Tuy nhiên, sau 1 vài lần thực hành thì mỗi phương pháp đều cho kết quả với 75% học viên.
Mỗi người nên xác định cho mình 1 nhóm kỹ thuật tốt nhất cho bản thân mình gồm ít nhất 3 kỹ thuật, 4 hay 5 kỹ thuật thì càng tốt. Các kỹ thuật không mang lại hiệu quả cũng không nên bị bỏ qua vì có thể sau này nó lại có hiệu quả.
Để tìm ra các kỹ thuật phù hợp với mình, phải thực hành riêng lẻ từng kỹ thuật, mỗi kỹ thuật thực hành ít nhất 3 ngày. Mỗi lần hãy thực hành trong 2-10 phút trước khi đi ngủ hoặc kể cả vào ban ngày. Tốt hơn, bạn nên lựa chọn cho mình ít nhất 1 kỹ thuật gián tiếp phụ trợ .
Các kỹ thuật trong nhóm phải có bản chất khác nhau. Ví dụ, nếu đã chọn kỹ thuật “Co giãn bộ não” thì không chọn kỹ thuật “co giãn cơ thể” nữa vì về bản chất chúng là một, nếu 1 kỹ thuật không mang lại hiệu quả thì đương nhiên kỹ thuật kia cũng vậy.


KỸ THUẬT “THOÁT”
(Hay kỹ thuật “tách” - Separation Techniques)
Hãy bắt đầu phần này bằng 1 thực tế rất bất ngờ: 1/3 số lần bạn thành công khi thực hiện các Kỹ thuật gián tiếp sẽ đưa bạn tới trạng thái Phase (mà chưa cần sử dụng kỹ thuật “thoát”). Điều này đã được chứng minh tại “Lớp học Du hành ngoài cơ thể” [*nơi tác giả dạy trực tiếp các nội dung liên quan đến OBE cho học viên*] và từ các phân tích khác liên quan đến OBE. Tuy nhiên, hiểu không đúng Kỹ thuật “thoát” có thể dẫn tới những kết quả không như mong đợi. Có thể xảy ra trường hợp bạn đã ở trạng thái Phase nhưng lại không thể thoát khỏi cơ thể. Vì thế, hiểu các kỹ thuật “thoát” là rất quan trọng vì dù sao nó thường là chìa khóa cho thành công của bạn khi thực hành.
Có những lúc bạn chỉ cần có suy nghĩ muốn thoát khỏi cơ thể thì điều đó sẽ tự xảy ra, song trường hợp này khá hiếm. Đó chính là lý do chúng ta cần một loạt các kỹ thuật hỗ trợ. Các Kỹ thuật “thoát” quan trong nhất bao gồm: lăn khỏi giường, ngồi/đứng dậy, trèo ra và tự bay lên. [*tạm dịch như vậy dù nghe hơi ngang tai chút :D *]
1. Lăn khỏi giường:
Hãy cố lăn ra khỏi mép giường mà không dùng tới cơ bắp. Đừng lo rằng bạn có thể bị rơi xuống đất hoặc đập vào tường cũng không cần biết cảm giác có thể sẽ thế nào. Hãy cứ lăn thôi, và bạn sẽ thấy.
2. Ngồi/đứng dậy:
Thử ra khỏi giường (ngồi hay đứng) mà không dùng tới tác động vật lý từ các cơ. Hãy thực hiện điều này một cách thoải mái nhất cho bạn.
3. Trèo ra:
Cố “trèo” ra khỏi cơ thể bạn mà không dùng tới cơ bắp. Kỹ thuật này nói chung là để sử dụng khi bạn sử dụng các kỹ thuật khác và nhận thấy một phần cơ thể mình đã thoát rồi.
4. Tự bay lên:
Hãy tưởng tượng bạn tự nhấc bổng mình lên theo phương song song với mặt đất. Đừng thắc mắc sao lại bay được lên mà hãy cứ làm thôi.
5. Rơi xuống:
Cơ bản thì kỹ thuật Rơi xuống (có thể gọi là chìm xuống) cũng tương tự như kỹ thuật Bay lên, chỉ khác ở chỗ bạn hãy để mình chìm xuống xuyên qua giường.
6. Kéo ra:
Cố thoát khỏi cơ thể bạn từ phần đầu, giống như chui ra từ trong kén vậy.
7. Lăn/lộn ngược lại:
Thử thực hiện động tác lăn/lộn ngược lại qua đầu mà không dùng đến cơ. [*tôi nghĩ giống như khi đang nằm, đưa chân ngược lên đầu và lộn ngược lại phía sau*]
8. Lồi mắt ra: (Bulge the eyes) [*nghe khùng quá :( *]
Cố cho mắt bạn lồi ra hoặc rộng ra mà không hề mở mắt. Bạn có thể sẽ thấy phần trán của mình thoát dần khỏi cơ thể.


Các lưu ý:
Các kỹ thuật “thoát” cùng có một điểm chung là: những chuyển động trên không phải là do tưởng tượng mà phải là những chuyển động rất thật (về cảm giác). Những kỹ thuật này nhằm tạo ra cảm giác giống như bạn cảm nhận trong “thế giới thật”. [*tôi thấy nó giống với kỹ thuật “cử động ảo” đã nói ở trên*]
Khi thực hiện kỹ thuật “thoát”, nếu không thấy hiệu quả ngay tức thì, điều đó có nghĩa là kỹ thuật đó sẽ không thành công ở lần này. Nếu thành công, bạn sẽ nhận thấy ngay lập tức. Tuy nhiên, người ta thường bị bất ngờ bởi cảm nhận quá “thật” và tưởng rằng mình đang chuyển động “cơ thể vật lý” mà không nhận ra mình đang thật sự tách khỏi nó. Vì vậy, hãy phân tích thật kỹ lưỡng cảm nhận để không thất bại 1 cách đáng tiếc như vậy nhé.
Nếu trong quá trình thực hiện, bạn nhận thấy quá trình “phân tách” dừng lại giữa chừng (khi chưa “thoát” hoàn toàn) thì đó chính là dấu hiệu bạn đang làm đúng kỹ thuật, hãy tiếp cố gắng mạnh hơn nữa với kỹ thuật này.7
THỜI GIAN TỐT NHẤT ĐỂ THỰC HÀNH


Các khung thời gian thuận lợi để thực hành OBE sẽ được đề cập trong phần này.
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu các giai đoạn của giấc ngủ. Khi ngủ, cứ mỗi 90 phút chúng ta lại tỉnh 1 lần rồi ngủ lại ngay lập tức. Điều này tạo ra cái gọi là “chu kỳ ngủ”. Hơn nữa, chúng ta trải qua 2 giai đoạn chính của giấc ngủ: REM (rapid eye movement - mắt chuyển động nhanh) và NREM (non-rapid eye movement - mắt không chuyển động nhanh). Riêng NREM cũng lại bao gồm nhiều giai đoạn. Càng ngủ nhiều thì cơ thể càng cần ít NREM hơn, và nhiều REM hơn. Thời điểm thuận lợi nhất để vào Phase là ở giai đoạn REM.
Cách tốt nhất để thực hiện các kỹ thuật gián tiếp là sử dụng phương pháp kéo dài. Mục đích của phương pháp này là làm gián đoạn chu kỳ ngủ tại giai đoạn cuối của nó và ngắt thêm 1 lần nữa ngay sau khi ngủ lại, điều đó khiến giấc ngủ không sâu trong phần còn lại của chu kỳ ngủ. Giấc ngủ như thế này sẽ đi kèm với sẽ có những gián đoạn tạo thuận lợi để thực hành Phase.
Ví dụ, một người (tạm gọi anh ta là Jack) đi ngủ lúc nửa đêm (12pm) thì Jack nên đặt báo thức lúc 6 giờ sáng. Sau khi tỉnh dậy, Jack nên làm một số việc như đi tắm, uống nước, hoặc đọc vài trang sách. Sau đó, Jack nên đi ngủ tiếp và nghĩ xem làm thế nào để trong vòng 2 - 4 giờ tới, anh ta sẽ tỉnh dậy một vài lần để thử bước vào Phase trong mỗi lần tỉnh dậy đó.
Nếu Jack đi ngủ sớm hơn thì anh ta nên đặt báo thức sớm hơn tương ứng, vì 6 giờ ngủ đầu tiên kia là thời gian ngủ thích hợp nhất (tối ưu). Nếu trước đó Jack ngủ ít hơn 6 giờ thì giấc ngủ tiếp theo sẽ quá sâu. Nếu Jack lại ngủ nhiều hơn 6 giờ thì thời gian còn lại để trải nghiệm Phase sẽ ít đi, hoặc thậm chí Jack có thể sẽ không ngủ lại được nữa.
Thực tế thì khi bạn thức dậy và làm một số việc (như Jack) thì sẽ khó để ngủ lại. Do đó, bạn không cần thiết phải ra khỏi giường khi tỉnh lại mà hãy cố ngủ lại luôn.
Cách làm nói trên thường hữu dụng với những người có nhiều thời gian để ngủ hoặc có thể áp dụng vào những ngày nghỉ, ngày cuối tuần. Tại Lớp học trực tiếp, cách làm này có tác dụng với 2/3 học viên ngay trong lần thử đầu tiên.
Khung thời gian tốt thứ 2 là khi thức dậy vào buổi sáng. Sau khi tỉnh dậy, bạn thường có thêm những giấc ngủ nhẹ. [*cũng khá giống với trường hợp trên chỉ khác là bạn không phải chú ý đến thời gian ngủ 6 giờ, và nó sẽ không tốt bằng cách làm với Jack ở vd trên*]
Một khung thời gian tốt khác cho “phương pháp gián tiếp” là sau giấc ngủ ngày. Một lần nữa, giấc ngủ kiểu này thường nhẹ và ngắn, khi đó cơ thể vẫn cần nghỉ ngơi trong khi ý thức được phép tỉnh táo để thực hiện các ý định mà bạn muốn.
Tỉnh giấc trong đêm là thời điểm ít hiệu quả nhất để thực hiện trải nghiệm Phase. Lúc này, ý thức còn mệt mỏi và khó để cố gắng làm gì đó. Dù có thể thành công nhưng thời gian không kéo dài và bạn thường chìm vào giấc ngủ khá nhanh. Khung thời gian này phù hợp với những người ít có cơ hội thực hiện trải nghiệm ở các khung giờ trên.
Tóm lại, các khung thời gian thuận lợi được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về hiệu quả như sau:
- Sau giấc ngủ đêm kéo dài 6 giờ (và tiếp tục ngủ lại).
- Sau khi tỉnh giấc ngủ đêm bình thường.
- Sau giấc ngủ ngày.
- Sau khi tỉnh giấc trong đêm.



CONSCIOUS AWAKENING
[*tiêu đều này khó dịch ra quá nên xin phép tạm để nguyên bản tiếng anh.
Mục tiêu của phần này là hướng dẫn người thực hành cách ghi nhớ, luyện tập để tạo thói quen thực hành OBE ngay khi thức giấc*]
“Concsious awakening” có nghĩa là khi thức giấc với một ý định nào đó trong đầu, trong trường hợp chúng ta đang xét đến thì ý nghĩ đó là về các “Kỹ thuật gián tiếp” để bước vào trạng thái Phase. Các đặc tính và thói quen của ý thức cho thấy, không phải lúc nào cũng để dàng thức giấc và nhớ ngay ra việc mình định làm. Mục đích của nội dung này (“Concsious awakening”) là để luyên tập thói quen thực hành ngay lập tức sau khi thức giấc.
Thực tế thú vị:
Có những người tin rằng hiện tượng Du hành ngoài cơ thể (Out of Body Travel) nói chung là không thể đạt được và chỉ thực hiện được với một số ít người thông qua việc luyện tập nhờ vào những bí mật nào đó. Tuy nhiên, thực tế là, khó khăn lớn nhất trong việc đạt được trải nghiệm này trong một thời gian ngắn là ở việc ngay lập tức nhớ ra phải thực hành cách kỹ thuật khi vừa tỉnh giấc. Nghe có vẻ đơn giản và dễ hiểu nhưng nó lại chính là cản trở lớn nhất trong việc tìm hiểu hiện tượng kỳ lạ này.
Điều này không khó chút nào với khoảng 25% dân số. Tuy nhiên, với 75% còn lại, điều này lại trở thành một rào cản lớn mà nhiều người tưởng như không thể vượt qua được. Thực tế là rào cản này hoàn toàn có thể vượt qua với sự kiên trì luyện tập.
Lý do dẫn tới việc mọi người thường không nhớ ra việc thực hành Phase khi mới tỉnh giấc là: không có thói quen làm bất cứ việc gì khi mới tỉnh dậy; muốn được ngủ thêm nữa; muốn đi tắm; khát nước; muốn ngay lập tức tiếp tục giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày...
[*đoạn sau tác giả có nói thêm một số hướng dẫn để thực đạt mục tiêu này. Tuy nhiên những phân tích đó nói chung khá dài dòng và tôi nghĩ là không cần thiết phải đọc tỉ mỉ cho lắm. Tổng hợp lại thì cũng chỉ là việc bạn hãy cố tạo ra thói quen đó có thể là tự nhắc nhở mình, có thể là nhờ ý muốn được trải nghiệm Phase... nói chung lại thì chẳng qua là nếu bạn quan tâm tới chủ đề này và quyết tâm thực hiện thì tự bạn sẽ nhớ ra thôi*]


GIỮ NGUYÊN TRẠNG THÁI BẤT ĐỘNG KHI TỈNH GIẤC
Đây cũng là một yếu tố quan trọng khác để thực hành OBE. Giữ nguyên trạng thái bất động khi tỉnh giấc cũng khá khó khăn khi mà nhiều người có thói quen cử động sau khi tỉnh giấc. Để thực hành OBE, nên tránh các hành động khi tỉnh giấc như: duỗi chân tay, mở mắt hay nghe [*khó thật!*]. Các hoạt động cơ bắp hay giác quan lúc này sẽ làm mất đi trạng thái thuật lợi cho OBE, khiến ý thức trở lại với thức tại, kích hoạt mối liên lạc của ý thức với các giác quan.
Thoạt nghe, tưởng như điều này là rất khó, thậm chỉ là không thể. Tuy nhiên, thông qua nỗ lực và mong muốn đạt được mục tiêu đặt ra thì chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được. Do đó, nếu bạn gặp khó khăn bước đầu, đừng nản lòng và hãy tiếp tục cố gắng hơn nữa. Sớm hay muộn mọi chuyện cũng sẽ suôn sẻ cả thôi.
Tuy nhiên, cho dù bạn cử động khi tỉnh giấc thì cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ không thể thực hành Phase mà chỉ là cơ hội thành công sẽ giảm đi (khoảng 5 lần). Do đó đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội thực hành Phase khi bạn tỉnh giấc và có cử động. Trong trường hợp này, các kỹ thuật như “Ngủ cưỡng bức”, “Lắng nghe”, “Quan sát vật thể” và cử động ảo sẽ có thể mang lại hiệu quả cao (đặc biệt cao là kỹ thuật “Ngủ cưỡng bức”). Khi đó, bạn phải tăng thời gian “kiểm tra hiệu quả” từ 3-5 giây lên thành 5-15 giây.
“Giữ nguyện trạng thái bất động” nói cho cùng dù rất quan trọng nhưng không phải cần đạt được bằng mọi giá. Nếu khi tỉnh giấc, bạn cảm thấy khó chịu và cần phải làm gì đó thì hãy cứ để nó tự nhiên. Thực tế, có tới 20% cảm giác và hành động khi vừa tỉnh giấc có thể lại không thật như bạn tưởng mà lại là ảo giác. Thường thì bạn sẽ không nhận ra điều này nếu chưa biết tới trải nghiệm Phase. Ví dụ, một người nghĩ rằng anh ta đang gãi tai của anh ta với chính bàn tay thật của mình nhưng thật ra anh ta đang làm điều đó bằng bàn tay ảo. Một người có thể nghe thấy những âm thanh ảo từ trong phong, ngoài phố hay từ nhà hàng xóm mà cho rằng đó là thật. Hoặc một người có thể nhìn quanh gian phòng của anh ta mà không nhận ra rằng thực tế thì mắt anh ta vẫn đang nhắm. Nếu bạn nhận ra những lúc như vậy, hãy thử thực hiện ngay kỹ thuật “thoát”.


VÒNG LẶP CÁC KỸ THUẬT GIÁN TIẾP
Giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp áp dụng các kỹ thuật được giới thiệu ở trên để đạt được kết quả một cách nhanh chóng và thiết thực nhất.
[*ở trên chúng ta đã biết mỗi người nên chọn ra cho mình ít nhất 3 kỹ thuật gián tiếp có hiệu quả với mình nhất, phần này tác giả sẽ giới thiệu việc sử dụng nhóm kỹ thuật đã chọn để tạo ra “Vòng lặp” nhằm mang lại kết quả tốt nhất.*]
Có 4 giai đoạn lần lượt thực hiện sau khi tỉnh giấc như sau:
1. Thực hiện ngay một số kỹ thuật “thoát” trong 5 giây đầu tiên sau khi tỉnh giấc.
2. Nếu kỹ thuật thoát chưa mang đến hiệu quả, chuyển sang thực hiện các kỹ thuật gián tiếp theo trình tự như sau:
- Thực hiện kỹ thuật A
- Nếu kỹ thuật A chưa thành công [*(thường là sau 3-5s)*], chuyển sang thực hiện kỹ thuật B
- Nếu kỹ thuật B chưa thành công, chuyển sang thực hiện kỹ thuật C
3. Nếu sau 1 vòng như vậy vẫn chưa thành công, hãy lặp lại vòng lặp này ít nhất 3 lần nữa.
4. Nếu sau 4 lần thử không mang lại hiệu quả, bạn nên ngủ tiếp rồi tỉnh lại và thực hiện lại các bước trên.


MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC KỸ THUẬT GIÁN TIẾP
Khi tỉnh giấc, nếu để ý thấy các dấu hiệu đặc biệt thì thay vì bắt đầu vòng lặp đã dự định, bạn có thể thực hiện các kỹ thuật gián tiếp phù hợp trước đã. Ví dụ:
1. Hình ảnh:
Nếu khi tỉnh giấc, bạn nhận thấy hình ảnh nào đó, có thể là những gì đọng lại từ giấc mơ trước đó, hãy ngay lập tức thực hiện kỹ thuật “Quan sát hình ảnh”. Nếu không đạt kết quả thì hãy quay lại thực hiện các bước với vòng lặp đã định trước.
2. Tiếng ồn:
Tương tự nếu thấy tiếng ồn xuất hiện trong đầu, hãy thực hiện kỹ thuật “Lắng nghe” trước.
3. Rung:
Tương tự, bạn nên sử dụng dùng kỹ thuật “Gây áp lực lên bộ não” hoặc “Co giãn cơ thể” (Strain the brain or Strain the body)
4. Tê liệt: (có thể thấy tình trạng này chính là “bóng đè”)
Nếu thấy 1 bộ phận của cơ thể (hoặc cả cơ thể) bị tê liệt, hãy áp dụng kỹ thuật “Cử động ảo” với chính bộ phận cơ thể đó.


[*ở một số nội dung sau tác giả nhấn mạnh sự quan trọng của quyết tâm và ham muốn thực hiện trải nghiệm phase như là 1 chìa khoá để thành công bên cạnh việc hiểu các lý thuyết nói trên. Đồng thời tác giả cũng một lần nữa khẳng định nếu thực hiện đúng các kỹ thuật gián tiếp trình bày trong cuốn sách này, bạn chắc chắn sẽ đạt được Phase mặc dù vậy thành công đến sớm hay muộn hơn còn tuỳ vào tố chất từng người. Ông cũng nói thêm rằng, cuốn sách bao gồm các kỹ thuật phù hợp với hầu hết mọi người, tuy nhiên nó chỉ là công cụ bước đầu, khi đã thực hành nhiều (và đặc biệt hơn nếu thành công nhiều) bạn sẽ tự rút ra những kỹ năng khác cho riêng mình*]


CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỚI KỸ THUẬT GIÁN TIẾP
- Không tin tưởng rằng mình sẽ thành công.
- Dừng thực hiện vòng lặp ngay sau khi thất bại ở lần đầu tiên. (thay vì lặp lại nó thêm ít nhất 3 lần nữa)
- Không bao giờ giữ được trạng thái bất động khi tỉnh giấc.
- Thực hiện kỹ thuật gián tiếp vào buổi tối. [*chỗ này theo tôi hiểu thì việc luyện tập cho quen với các kỹ thuật gián tiếp vào buổi tối thì được nhưng để vào Phase thì thời gian khi mới tỉnh giấc mới là mấu chốt*]
- Thực hiện kỹ thuật gián tiếp với thời gian quá lâu (từ 2 phút trở lên). Điều này là hoàn toàn lãng phí thời gian trong hầu hết trường hợp.
- Chuyển kỹ thuật đúng vào lúc nó bắt đầu có tác dụng.
- Thực hiện một cách thụ động, thiếu quyết tâm.
- Suy nghĩ, phân tích quá nhiều khi thực hiện, làm phân tán sự tập trung vào các kỹ thuật.
- Thay vì tiếp tục thực hiện các kỹ thuật gián tiếp thì khi các cảm giác dần xuất hiện, bạn lại ngừng lại và tập trung vào các cảm giác đó.[*từ kinh nghiệm cá nhân: Điều này khiến các cảm giác này dần tan biết trước khi nó đạt đến mức độ cần thiết.*]
- Chờ đợi quá lâu thay vì thực hiện ngay khi tỉnh giấc.
- Vội vàng thực hiện kỹ thuật “thoát” khi các kỹ thuật gián tiếp chưa đạt hiệu quả tới đỉnh điểm.
- Nín thở khi các cảm giác lạ xuất hiện.
- Mở mắt trong quá trình thực hiện.
- Thực hiện trong trạng thái không thư giãn.
- Không tiếp tục kỹ thuật “thoát” khi đã thành công một phần.
- Co duỗi cơ bắp thay vì giữ trạng thái bất động khi thực hiện.
- Không thực hiện khi bất ngờ tỉnh giấc (đây là thời điểm thuận lợi nhất nên cố đừng bỏ qua nhé)
- Chỉ tưởng tượng ra chứ không thật sự thực hiện các kỹ thuật (trừ các kỹ thuật đòi hỏi tưởng tượng như kỹ thuật xoay, vật thể tưởng tượng...)
- Không cố gắng làm tăng khoảng cách chuyển động trong kỹ thuật “cử động ảo”
- Ngủ thật, không tỉnh lại khi thực hiện kỹ thuật “Ngủ cưỡng bức”.
- Tập trung vào các chi tiết của hình ảnh khi áp dụng kỹ thuật “Quan sát hình ảnh”. Điều này khiến hình ảnh dần biến mất. Kỹ thuật này yêu cầu chúng ta chỉ quan sát tổng thể mà thôi.
- Chủ định thay đổi hình ảnh theo ý mình thay vì quan sát một cách tự nhiên trong kỹ thuật “Quan sát hình ảnh”.
- Chỉ nghe mà không chú ý tập trung vào riêng một âm thanh nào..



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP
[*Như đã trình bày ở trên, phương pháp trực tiếp gồm nhóm kỹ thuật khó nhất và không phù hợp với những người mới như chúng ta. Vậy nên chương này chúng ta tạm thời bỏ qua, và sẽ quay trở lại sau nhé*]


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP TỰ Ý THỨC TRONG GIẤC MƠ
(Tỉnh trong mơ)
KHÁI QUÁT
Khi bạn nhận ra mình đang mơ cũng chính là lúc bạn bắt đầu đạt được trạng thái Phase.
Mới đầu, bạn sẽ có thể bị nhầm lẫn giữa “tỉnh trong mơ” và tạo ra giấc mơ (bình thường). Một giấc mơ thông thường được tạo ra từ những suy nghĩ của bạn nhưng trong đó bạn không tự ý thức được nó. “Tỉnh trong mơ” cũng giống như việc cảm nhận, nhận thức được xung quanh giống như lúc tỉnh vậy. Điều này không thể đạt được nếu “cốt truyện” của giấc mơ vẫn tiếp diễn. Khi bạn hoàn toàn ý thức được mọi thứ xung quanh chỉ là một giấc mơ thì bạn sẽ tách mình khỏi “cốt truyện” đó và chỉ làm những gì mình muốn.
Trong quá trình “tỉnh trong mơ”, các hành động của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào sự mong muốn được trải nghiệm trạng thái phase của bản thân. Do đó, trong phương pháp này, các kỹ thuật liên quan đến chìm sâu và duy trì trạng thái phase có tính chất quyết định.
Các kỹ thuật trong phương pháp này rất khác với các kỹ thuật trong các phương pháp đã nói ở trên. Tuy nhiên, chúng đều mang lại kết quả cuối cùng như nhau.
Tất cả các yếu tố liên quan đến các kỹ thuật trong phương pháp này đều phải được thực hiện sau khi bạn ý thức được mình đang trong giấc mơ (tỉnh trong mơ). Điều này có thể giải thích khá đơn giản là nếu một người không nhận thức được điều đó thì sẽ chẳng thể chủ động làm bất cứ điều gì (như thực hiện các kỹ thuật chẳng hạn).
Thực tế thú vị!:
Cho dù bạn không hề chú ý gì các kỹ thuật trong phương pháp “Tỉnh trong mơ” thì với việc thực hiện các kỹ thuật trực tiếp hay gián tiếp, cứ trung bình khoảng 5 trải nghiệm Phase của bạn vẫn sẽ có 1 lần thông qua việc “Tỉnh trong mơ”.
Nhiều người cố gắng áp dụng phương pháp này với mỗi giấc mơ mà mình có được tuy nhiên với những rào cản về sinh học, điều này là rất khó khăn. Khoa học đã chứng minh giấc ngủ và giấc mơ có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người chúng ta bởi nó gắn liền với sự nghỉ ngơi không chỉ của cơ thể mà cả ý thức nữa.
Phương pháp này mang lại khả năng thành công cao hơn phương pháp trực tiếp và tương đương với phương pháp gián tiếp. Bạn cũng không nên kết hợp các kỹ thuật này với các kỹ thuật của những phương pháp khác nhé, hãy chỉ tập trung vào 1 phương pháp tại 1 thời điểm thôi.
CÁC KỸ THUẬT ĐỂ TỈNH TRONG MƠ
Trong phương pháp này, bạn có thể thực hiện đồng thời nhiều kỹ thuật để đạt kết quả vì chúng có tác dụng tương hỗ lẫn nhau.
1. Nhớ lại giấc mơ:
Có một quan điểm sai lầm cho rằng có những người không bao giờ mơ. Thực tế thì tất cả mọi người đều mơ, nhưng không phải mọi trường hợp đều nhớ được giấc mơ của mình sau khi tỉnh dậy. Ngay cả những người mơ rất nhiều cũng chỉ nhớ được một phần nhỏ giấc mơ của mình mà thôi. Do đó, việc bạn không thường xuyên nhớ lại được các giấc mơ của mình không có nghĩa là bạn không mơ, và bạn vẫn có thể dùng các kỹ thuật (sẽ được giới thiệu sau đây) để trở nên “tỉnh” trong giấc mơ của mình.
Đồng thời, khả năng “tỉnh” trong mơ cũng liên quan trực tiếp đến số lượng giấc mơ bạn nhớ được là nhiều hay ít. Vì vậy, vấn đề quyết định ở đây là bạn phải phát triển khả năng ghi nhớ các giấc mơ. Nói chung, khả năng “tỉnh trong mơ” phụ thuộc vào tiềm thức, điều này lại liên quan mật thiết tới các quá trình liên quan đến trí nhớ. Ý thức vốn luôn hoạt động trong giấc mơ nhưng lại không có sự liên kết tức thì với trí nhớ. Người đang mơ có thể nhận biết họ là ai, tên tuổi, cách đi lại, cách nói chuyện và các bản năng quan trọng khác. [Nói cách khác, trong giấc mơ bạn thường không chú ý đến các thông tin được lưu trong bộ nhớ, do đó không liên hệ được chúng với những gì đang xảy ra trong mơ, đồng thời không nhớ lại được giấc mơ sau khi tỉnh]. Với việc làm tăng tần suất nhớ lại được các giấc mơ, bạn dần phát triển khả năng liên hệ thông tin trong bộ nhớ với giấc mơ, điều này khiến cho những trải nghiệm trong mơ của bạn trở nên thực tế hơn [giấc mơ sẽ không còn vô lý, nhiều lúc khiến bạn thấy nực cười khi nhớ lại chúng và không hiểu sao khi mơ mình lại có thể tin vào những điều như thế] và nó sẽ khiến khả năng “tỉnh trong mơ” dần trở nên dễ dàng hơn.
Có 3 kỹ thuật giúp tăng khả năng nhớ lại giấc mơ.
Thứ nhất, đơn giản là hãy nhớ lại các chi tiết trong giấc mơ ngay khi vừa tỉnh dậy. Trong vòng vài phút đầu tiên sau khi tỉnh dậy, hãy cố gắng nhớ lại các giấc mơ bạn vừa trải qua càng nhiều, càng chi tiết càng tốt. Hãy thực hiện điều này thật chăm chỉ và tập trung vì nó sẽ giúp rèn luyện trí nhớ. Nếu có thể, khi có thời gian rảnh, bạn hãy nhớ lại giấc mơ đêm hôm trước [tất nhiên là sau khi bạn đã ghi nhớ lại nó lúc tỉnh dậy vào buổi sáng], trước khi đi ngủ là thời gian tốt để thực hiện điều này.
Bạn cũng nên ghi chép lại những giấc mơ mình nhớ được vào 1 cuốn sổ, việc này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn là chỉ nghĩ trong đầu. Hãy ghi chép càng chi tiết càng tốt.
Một cách khác để nhớ lại các giấc mơ là tạo cho mình một bản đồ về thế giới trong các giấc mơ. Đầu tiên, hãy lập bản đồ cho một giấc mơ, mô tả lại các địa điểm, sự kiện diễn ra trên bản đồ đó. Lập lại điều này với các giấc mơ tiếp theo. Sau một vài lần như vậy, các giấc mơ sau đó sẽ dần liên hệ với các địa điểm trong các giấc mơ trước đó và theo thời gian các giấc mơ ngày càng trở nên liên kết hơn thay vì rời rạc như trước. Kết quả là tần suất và mực độ chân thực của các giấc mơ mà bạn nhớ được sẽ tăng lên và cùng với nó khả năng “tỉnh trong mơ” cũng tăng theo.
Để đạt kết quả tốt nhất, hãy ghi nhớ lại giấc mơ ngay cả những lúc bạn tỉnh giấc trong đêm thay vì chờ tới sáng. Hãy chuẩn bị sẵn giấy bút để có thể nhanh chóng ghi lại các ghi chú về giấc mơ trước khi ngủ tiếp. Những ghi chú này sẽ giúp bạn sau đó nhớ lại giấc mơ tốt hơn.
Những thành quả ban đầu từ các kỹ thuật trên là làm tăng dần số lượng giấc mơ được nhớ lại. Khi số lượng này đạt tới một con số nhất định (từ 5 đến 10 trong một đêm), khả năng “tỉnh trong mơ” cũng sẽ tự nhiên tăng lên theo.
Tạo ý định thường trực. [hơi khó hiểu nhưng dốt văn ko biết dịch thế nào cho đúng và gọn]
Với bất kỳ kỹ thuật nào, điều cốt yếu là người thực hiện phải tạo cho mình một ý định thường trực muốn thực hiện nó. Và để thực hiện kỹ thuật Tỉnh trong mơ thì điều này lại càng cần thiết hơn nữa. Trước khi ngủ, hãy tạo cho mình mong muốn mạnh mẽ rằng mình sẽ nhận biết được khi mơ, và hãy nghĩ xem mình muốn làm gì khi điều này xảy ra..
Tạo ra “Chiếc mỏ neo” cho mình
[Khái niệm chiếc mỏ neo ở đây tất nhiên không liên quan đến thuyền bè :D
“Chiếc mỏ neo” ở đây được hiểu là 1 vật hoặc 1 hành động giúp ta nhận biết mình đang tỉnh hay mơ]
Ví dụ, một học viên sẽ tự đặt cho mình câu hỏi “Liệu có phải mình đang mơ?” mỗi khi anh ta bắt gặp “chiếc mỏ neo” này.
[Kỹ thuật này có thể hiểu ngắn gọn là hãy luyện tập để tự đặt câu hỏi trên và quan trọng hơn nữa là hãy quan sát và trả lời câu hỏi đó. Hãy làm sao để điều này (việc đặt câu hỏi và trả lời) theo thời gian dần trở thành thói quen khi tỉnh. Khi đã thành thói quen, lúc mơ bạn cũng sẽ tự đặt câu hỏi, và khi câu trả lời là “đúng (mình đang mơ)” cũng là lúc bạn đạt trạng thái “tỉnh trong mơ”]
“Chiếc mỏ neo” tự nhiên.
Có những vật thể hay hành động trong giấc mơ thường dẫn tới “tỉnh trong mơ” ngay cả khi ta không chủ định để nó xảy ra. Hãy để ý tới những chiếc mỏ neo tự nhiên này, nó có thể khiến cơ hội thành công của bạn tăng gấp đôi.
Những trải nghiệm sau đây là những mỏ neo tự nhiên phổ biến mà bạn sẽ gặp trong khi mơ: chết, cảm giác đau đớn, sự sợ hãi tột độ, stress, bay, điện giật, cảm giác quan hệ tình dục [:D] và mơ thấy trạng thái phase. Trong khi thực hiện kỹ thuật “tỉnh trong mơ” việc xác định các mỏ neo tự nhiên này sẽ mang tới hiệu quả gần như 100%.
Bạn có thể thử “bay” (!?) mỗi khi tìm cách trả lời câu hỏi “Liệu mình có đang mơ?”. Điều này sẽ thật sự vô lý trong thế giới thật. Tuy nhiên, trong mơ, nó thường xảy ra dễ dàng và khi đó nó sẽ chứng minh những gì xung quanh bạn thật ra chỉ là 1 giấc mơ.
Phân tích giấc mơ
Suy nghĩ của con người từ khi sinh ra đến khi lớn lên dần trở nên quen với các nghịch lý xảy ra trong giấc mơ và do đó chúng thường không được chú ý đến. Ví dụ, trong giấc mơ ta có thể bắt gặp 1 con cá sấu màu đó, biết nói và thậm chí sống trong 1 căn hộ riêng. Điều này nghe thật phi lý và không thể xảy ra trong thế giới thật và nếu có ai nói với bạn điều này thì chắc chắn bạn sẽ cười vào mặt anh ta và cho rằng anh ta là kẻ khoác lác, đời nào bạn lại tin 1 chuyện như vậy. Thế nhưng, trong mơ, khi những điều phi lý như vậy xảy ra, nó lại chẳng khiến bạn thấy nghi ngờ chút nào, bạn sẽ chẳng đặt ra những cẩu hỏi như: sao con cá sấu lại màu đỏ? Sao mà nó lại nói được? Làm thế nào mà 1 con cá sấu lại thuê căn hộ để ở chứ?
Phân tích giấc mơ là nhớ lại các giấc mơ và nghĩ thật kỹ xem tại sao các nghịch lý trong nó lại không được nhận thấy trong trạng thái mơ.
Việc hàng ngày phần tích lại các giấc mơ và sự hợp lý của nó với thực tại sẽ mang tới hiệu quả là giúp bạn hình thành phản xạ đặt câu hỏi khi gặp các nghịch lý trong các giấc mơ. Ví dụ, nếu gặp con cá sâu nói trên, bạn sẽ ngay lập tức đặt câu hỏi và từ đó sẽ biết rằng mình đang mơ.

NHỮNG VIỆC SẼ LÀM SAU KHI ĐÃ BIẾT MÌNH ĐANG MƠ
Để chuyển từ mơ tỉnh sang Phase, bạn có thể sử dụng các  kỹ thuật sau:
Tốt nhất hãy sử dụng kỹ thuật “chìm sâu” ngay khi bạn nhận ra mình đang mơ. Khi vận dụng đúng, điều này hầu như chắc chắn sẽ đưa bạn vào Phase. Sau đó tùy thuộc vào ý định của bạn sẽ làm gì tiếp trong phase để áp dụng các kỹ thuật thích hợp.
Khi nhận biết mình đang mơ, bạn không nên tìm cách trở lại cơ thể để sử dụng các kỹ thuật “Tách” ngay khi chưa “chìm sâu” trong phase. Rất có thể sau khi trở lại cơ thể bạn sẽ không tách được, và coi như thất bại vì lúc này Phase chưa đủ mạnh để lấn át các giác quan vật lý.
Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật “Chuyển địa điểm”. Cũng giống như trên, bạn chỉ nên thực hiện khi đã “chìm sâu”.

Hình ảnh

Năm trăm năm trước đây một vài nhà thám hiểm dũng cảm đã vượt qua đại dương đi tìm miền đất mới - miền đất bí ẩn khuất sau một đại dương chưa từng được khám phá và lập bản đồ. Nhiều người đã coi cuộc hành trình này là lãng phí thời gian và tiền của. Rốt cục, nền văn minh hiện đại đã nở hoa hàng thế kỉ mà chẳng cần đến loại thám hiểm này.
Mặc dầu có sự chống đối mạnh mẽ, nhóm người thám hiểm này vẫn mạo hiểm tiến lên, ước vọng khám phá cháy bỏng của họ thúc đẩy họ tiến vào nơi con người chưa biết. Họ bỏ lại mọi tiện nghi gia đình để lên tàu tiến hành cuộc hành trình bên ngoài chân trời hiểu biết. Đối mặt với cả nỗi sợ và hoài nghi của chính mình và xã hội, họ vẫn tiếp tục hành trình, cuối cùng đạt tới mục tiêu khám phá của mình.

Ngày nay chúng ta đang đối mặt với cùng một loại thám hiểm - một đại dương năng lượng chưa được thám hiểm cần được chinh phục bởi các cá nhân có tầm nhìn xa và ḷòng dũng cảm để vượt qua những giới hạn của chân trời vật lí của mình. Cũng như trong quá khứ, tầm nhìn của nhà thám hiểm phải mở rộng vượt qua làn ranh vật lí. Cũng như trong quá khứ, nhà thám hiểm phải có động cơ và quyết tâm bên trong để du hành ra ngoài những giới hạn đã biết của xã hội và khoa học. Nhà thám hiểm phải du hành đơn độc, xa với đại chúng, những người c̣òn gắn bó với sự an toàn chắc chắn của đất liền.
Cũng như trong quá khứ, các nhà thám hiểm được thúc đẩy bởi một điều - nhu cầu khám phá cho chính họ, bởi vì chấp nhận những gì không phải từ hiểu biết mắt thấy tai nghe chỉ là chấp nhận cho những niềm tin và giả thiết ở giữa đất liền.
Ngày nay mỗi người chúng ta đều có cơ hội vượt qua biên giới vật lí và trở thành một nhà thám hiểm. Cuộc phiêu lưu lớn này có sẵn cho tất cả chúng ta cùng tham gia.

Hành trình đầu tiên

Kinh nghiệm đẹp đẽ nhất chúng ta có thể có là bí ẩn. Nó là xúc động nền tảng, giữ vai tṛò cái nôi cho khoa học thực sự và nghệ thuật thực sự. Bất kì ai không biết về nó thì cũng không thể biết ngạc nhiên, không biết đến những kết quả kì diệu, như người đã chết rồi và có mắt như mù. Albert Einstein đã viết những dòng này nhiều năm trước đây, và chúng vẫn còn khắc măi trong tâm khảm tôi. Hai mươi năm trước tôi tin tưởng chắc chắn rằng thế giới vật lí ta đang thấy và kinh nghiệm là thực tại duy nhất. Tôi tin vào những gì mắt tôi cho tôi thấy - cuộc sống không có những bí ẩn dấu kín, chỉ có vô số dạng vật chất sống và chết. Các sự kiện đó thật rõ ràng, không có bằng chứng hay chứng cớ gì về các thế giới phi vật lí hay sự tồn tại tiếp tục của chúng ta sau cái chết. Tôi nghi ngờ trí thông minh của bất kì ai, những người khờ khạo chấp nhận các khái niệm phi logic về cõi trời, Thượng đế và sự bất tử. 

Trong tâm trí tôi, những thứ đó chỉ là chuyện cổ tích được bịa đặt ra để xoa dịu kẻ yếu và thao túng quần chúng. Đối với tôi, cuộc sống hiểu thật đơn giản: thế giới bao gồm vật chất rắn và các hình dạng, còn khái niệm cuộc sống sau cái chết và cõi trời chỉ là những cố gắng của con người để tạo ra hi vọng vào nơi không tồn tại. Tôi có một hiểu biết khá cao ngạo của một người đánh giá thế giới chỉ bằng các giác quan vật lí của mình. 

Tôi hỗ trợ cho những kết luận của mình bằng vô vàn những quan sát do khoa học và kĩ thuật nêu ra. Rốt cuộc, nếu vẫn còn điều gì đó bí ẩn thì khoa học chắc chắn sẽ biết về nó. Niềm tin vững chắc của tôi về thực tại và cuộc sống vẫn tiếp tục như thế cho tới tháng 6 năm 1972. Trong khi nói chuyện với người hàng xóm, thảo luận của chúng tôi chuyển sang khả năng về cuộc sống sau cái chết và sự tồn tại của cõi trời. Tôi nhiệt thành trình bày quan điểm bất khả tri của mình. Tôi lấy làm ngạc nhiên người hàng xóm chẳng tranh cãi về kết luận của tôi; thay vì vậy anh ta kể lại một chứng nghiệm anh ta đã trải qua nhiều tuần trước đó.

Một buổi tối ngay sau khi chìm vào giấc ngủ anh ta giật mình phát hiện ra chính mình đang nổi lên trên thân mình. Tỉnh thức và nhận biết hoàn toàn, anh ta kinh hãi và lập tức rơi trở về thân vật lí của mình. Rất kích động, anh ta bảo tôi đó không phải là giấc mơ hay tưởng tượng mà là một chứng nghiệm hoàn toàn có ý thức. Bị hấp dẫn bởi chứng nghiệm của anh ấy, tôi quyết định nghiên cứu hiện tượng kì lại này cho chính mình. Sau nhiều ngày nghiên cứu tôi đã phát hiện ra nhiều tài liệu tham khảo về chứng nghiệm xuất vía trong suốt lịch sử. 

Tới việc lục lọi tôi đã tìm ra một cuốn sách về chủ đề mô tả thực tế cách tạo ra chứng nghiệm xuất vía. Toàn bộ chủ đề này dường như là cực kì kì lạ và tôi coi cuốn sách như kết quả của sự tưởng tượng quá mức. Vì thế mà tôi quyết định thử một kĩ thuật xuất vía trước khi ngủ. Sau những cố gắng lặp lại hàng ngày, tôi bắt đầu cảm thấy có đôi chút kì quặc. Trong ba tuần tôi chỉ chứng nghiệm được một điều ngoài qui tắc là tăng khả năng nhớ lại giấc mơ của mình. Tôi càng ngày càng trở nên bị thuyết phục rằng toàn bộ chủ đề này chẳng có gì khác hơn là một giấc mơ sinh động và mạnh mẽ được khuyến khích bởi cái gọi là các kĩ thuật xuất vía.

Rồi một đêm vào khoảng mười một giờ tôi chìm vào giấc ngủ trong kĩ thuật xuất vía của mình và bắt đầu mơ rằng tôi đang ngồi cạnh một chiếc bàn tròn với nhiều người. Họ dường như đang hỏi tôi nhiều câu hỏi có liên quan tới việc tự phát triển và trạng thái tâm thức của tôi. Vào thời điểm đó trong giấc mơ tôi bắt đầu cảm thấy cực kì choáng váng và sự tê dại kì lạ kiểu như bị tiêm thuốc tê Nôvocain, bắt đầu lan rộng khắp thân thể. Không thể nào giữ được đầu ngẩng lên, tôi mê đi, đập đầu vào bàn.

Lập tức tôi tỉnh dậy, tràn đầy ý thức, nằm trên giường quay mặt vào tường. Tôi có thể nghe thấy một âm thanh o o bất thường và cảm thấy khác lạ như thế nào đó. Duỗi tay ra, tôi với tới bức tường phía trước. Tôi ngạc nhiên khi thấy tay tôi thực tế xuyên vào trong tường, tôi có thể cảm thấy năng lượng rung động của nó khi tôi chạm tới chính cấu trúc phân tử của nó.
Đến lúc đó một thực tại tràn ngập tôi, lạy trời, tôi đang ngoài thân mình. Rất kích động, tôi chỉ còn ý nghĩ, thực đây rồi. Lạy trời, nó đúng là thật! Nằm trên giường tôi giang tay mình ra trong hoài nghi. Khi tôi thử siết chặt nắm tay, tôi còn cảm thấy sức căng của cái nắm; tay tôi cảm thấy hoàn toàn rắn chắc, nhưng bức tường vật lí phía trước tôi thì trông và có cảm giác như một thứ vật chất đậm đặc, mù hơi, dầy đặc và có hình dạng.

Quyết định đứng dậy, tôi bắt đầu di chuyển chẳng phải cố gắng gì ra chân giường, tâm trí tôi đuổi theo với toàn bộ thực tại. Đứng dậy, tôi nhanh chóng sờ vào cánh tay và cẳng chân, kiểm tra xem tôi còn rắn chắc nữa không, và tôi lấy làm ngạc nhiên là tôi vẫn hoàn toàn rắn chắc, hoàn toàn thật.

Nhưng xung quanh tôi các đồ vật vật quen thuộc trong phòng tôi không còn xuất hiện hoàn toàn thực hay rắn chắc nữa; thay vì vậy, bây giờ chúng trông giống như những ảo ảnh ba chiều. Liếc xuống, tôi để ý thấy một đống lù lù trên giường. Tôi kinh ngạc thấy rằng đó chính là một hình dạng đang ngủ của thân vật lí của tôi đang yên lặng quay mặt vào tường.

Khi tôi tập trung thị lực sang phía đối diện của căn phòng thì bức tường dường như mờ dần khỏi toàn cảnh. Phía trước tôi có thể thấy một cánh đồng xanh, rộng xa bên ngoài phòng tôi. Nhìn xung quanh, tôi để ý thấy một hình bóng yên lặng đang theo dơi tôi từ cách khoảng chục mét. Đó là một người cao lớn tóc sẫm, có râu và mặc áo choàng mầu tía. Ngạc nhiên bởi sự có mặt của ông ấy, tôi trở nên sợ hăi và lập tức bị "bật về" thân vật lí. Tôi đột ngột choàng tỉnh trong thân và một cảm giác cứng đơ, tê dại lạ kì tan dần khi tôi mở mắt ra. Rất kích động, tôi ngồi dậy, tâm trí tôi tràn đầy với việc chứng kiến về điều vừa xảy ra. Tôi biết nó hoàn toàn thật, không phải là giấc mơ hay tưởng tượng của mình. Toàn bộ nhận biết bản ngă tôi vẫn hiện hữu.

Bỗng nhiên, mọi thứ tôi đã biết về sự tồn tại của mình và thế giới xung quanh tôi đều phải được đánh giá lại. Tôi bao giờ cũng hoài nghi nghiêm chỉnh rằng chẳng có cái gì tồn tại bên ngoài thế giới vật lí. Bây giờ toàn bộ quan điểm của tôi đã thay đổi. Bây giờ tôi hoàn toàn biết rơ rằng các thế giới khác cũng tồn tại và rằng ở đó phải có những người như tôi đang sống. 
Điều quan trọng nhất bây giờ tôi biết rằng thân vật lí của tôi chỉ là một phương tiện tạm thời cho cái tôi thực bên trong, và rằng bằng thực hành tôi có thể tách ra khỏi nó nếu muốn.

Rất kích động về khám phá của mình, tôi vớ lấy bút chì và giấy rồi ghi ra chính xác những điều vừa xuất hiện. Hàng loạt câu hỏi tràn ngập trong đầu tôi. Tại sao tuyệt đại đa số loài người lại không biết về hiện tượng này? Tại sao các khoa học và tôn giáo không nghiên cứu về nó? Có thể chăng thế giới vô hình này là "cõi trời" như được nói đến trong các kinh sách tôn giáo?

Tại sao chính phủ chúng ta không thám hiểm thế giới năng lượng song song rõ ràng này? Có thể chăng là sự phụ thuộc hoàn toàn của ta vào cảm nhận vật lí đã đưa chúng ta đến việc bỏ qua một đại lộ lạ thường những thám hiểm và khám phá?

Khi cơn choáng váng của chứng nghiệm đầu tiên này lặng đi, tôi hiểu ra rằng cuộc đời tôi không bao giờ giống trước nữa. Tôi càng cân nhắc kĩ lưỡng ý nghĩa của chứng nghiệm của mình tôi càng hiểu sâu sắc hơn nó là thế nào. Tôi biết rằng tôi phải đánh giá lại mọi điều tôi đã biết từ hồi trẻ con, mọi điều tôi đã từng coi là đúng.

Những kết luận dễ chịu về khoa học, tâm lí, tôn giáo và sự tồn tại của tôi hiển nhiên đã dựa trên thông tin không đầy đủ. Tôi cảm thấy hứng thú nhưng cũng không dễ chịu - những khái niệm quen thuộc của tôi về thực tại dường như không còn thích hợp nữa. Tôi càng cảm thấy trống rỗng tăng lên. Có đôi lần tôi kể lại cho bạn bè về chứng nghiệm của mình họ đều thấy điều đó kì lạ đến mức không thể coi là nghiêm chỉnh được.

Năm 1972 thuật ngữ chứng nghiệm xuất vía còn chưa có; lùi xa hơn nữa, mô tả thông thường nhất chỉ là phóng chiếu thể vía. Vào thời đó những người tôi biết đều chưa từng nghe nói về phóng chiếu thể vía và nếu bạn có nói với mọi người rằng bạn rời khỏi thân thể thì họ lập tóc nghĩ rằng bạn đã dùng thuốc hay mất trí. Tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng tôi phải dấu kín chứng nghiệm của mình nếu không sẽ gặp những điều bất tín hay còn lố bịch nữa.

Sau chứng nghiệm xuất vía của mình, tâm trí tôi tràn ngập những khả năng và câu hỏi vô tận. Rất cần thông tin và sự giúp đỡ, tôi đã dành nhiều tuần đi các thư viện và hiệu sách để tìm bất kì tri thức nào có sẵn về chủ đề này. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng chẳng có được là bao; chỉ tìm được vài cuốn sách viết tay về chủ đề này, và một số trong đó đã cũ từ vài thập kỉ nay hiện không còn được in nữa. 

Đến cuối tháng bảy năm 1972 tôi hiểu rằng tôi là người duy nhất đang trên con đường của mình. Tôi quyết định tập trung vào một kĩ thuật đã tỏ ra hiệu quả cho tôi trước đây. Kĩ thuật này bao gồm việc quán trưởng một vị trí vật lí tôi biết rõ khi tôi chìm vào giấc ngủ. Như trước, tôi hình dung phòng khách của mẹ tôi thật chi tiết. 

Ban đầu việc này dường như khó khăn nhưng sau vài tuần tôi có thể hình dung được chi tiết căn phòng với sự rõ rệt ngày một cao; đồ đạc, hình chạm trổ, đường viền thậm chí cả những chi tiết bất toàn nhỏ nhặt trong gỗ và tranh cũng bắt đầu rõ rệt trong tâm trí tôi. Tôi hiểu rằng tôi càng tự hình dung mình bên trong phòng tương tác với các đồ vật vật lí bao nhiêu thì quán tưởng của tôi càng trở nên chi tiết bấy nhiêu.

Bằng thực hành tôi học cách dạo bước vật lí xung quanh căn phòng và ghi nhớ những vật đặc biệt có trong đó. Tôi cũng học được tầm quan trọng của "cảm thấy" môi trường trong tâm trí: cảm thấy tấm thảm dưới chân; cảm giác ngồi trong một chiếc ghế, bước đi, bật đèn hay thậm chí mở cửa. Tôi càng tham dự và chi tiết hoá trong quán tưởng của mình thì các kết quả của tôi càng hiệu quả. Mặc dầu ban đầu điều đấy là cả một thách thức nhưng sau một thời gian việc làm quán tưởng trở nên sống động trong tâm trí biến thành trò vui. Đến lúc đó, tôi quyết định ghi lại nhật kí về các chứng nghiệm xuất vía của mình.

Nhật kí, ngày 6 tháng 8 năm 1972
Tôi tỉnh dậy lúc 4 giờ sáng sau ba tiếng rưỡi ngủ và bắt đầu đọc một cuốn sách về chứng nghiệm xuất vía. Sau khi đọc khoảng mười lăm phút tôi bắt đầu buồn ngủ và quyết định quán tưởng phòng khách nhà mẹ tôi. Tôi chọn nơi này vì tôi biết cực kì chi tiết về nó. Trong phòng khách có nhiều thứ tôi đã làm hồi là học sinh phổ thông: cái gạt tàn kim loại, một bậu cửa gỗ và bức tranh mầu về đại dương. Khi tôi hình dung lại căn phòng trong tâm trí, tôi từ từ chuyển sự chú ý sang các vật tôi đã làm.

Tôi cố gắng hình dung thật sinh động hình ảnh tôi đang bước quanh phòng nhìn vào các đồ đạc và nhiều thứ tôi đã làm. Khi tôi tập trung vào các vật đó, tôi bắt đầu thấy căn phòng thật đáng ngạc nhiên. Tôi dời sự chú ý từ vật nọ tới vật kia và quán tưởng mình chạm vào các vật đó. Khi tôi đã trở nên chìm ngập về mặt tinh thần trong cảm giác và thị giác của căn phòng, tôi chìm vào giấc ngủ.
Trong vài giây tôi tôi giật mình tỉnh dậy bởi rung động mạnh và âm thanh ì ầm lan khắp người tôi. Tôi cảm thấy giống như mình đang ở giữa một động cơ phản lực còn thân thể và tâm trí tôi đang rung động tách rời. Tôi choáng váng và hoảng sợ bởi cường độ của rung động và âm thanh rồi đột ngột bật về cơ thể. Khi tôi mở mắt ra, tôi thấy rằng mình hoàn toàn bị cứng đơ và một cảm giác tê tê là lạ chạy khắp thân thể. 

Phải đến vài phút sau các cảm giác vật lí thông thường của tôi mới dần trở lại. Tôi không thể tin được vào sự mạnh mẽ của rung động. Tôi nằm trên giường và tự hỏi các rung động và âm thanh đó là gì và cái gì gây ra chúng. Tôi biết chúng không phải là các cảm giác vật lí. Tôi chỉ có thể đoán rằng chúng chắc có liên quan thế nào đó với dạng phi vật lí của tôi, có thể là sự ghi nhận có ý thức của tôi về việc chuyển nhận biết của tôi từ thân vật lí sang thân phi vật lí. Có thể tôi chỉ ý thức đơn thuần về sự dịch chuyển hay việc chuyển rung động cần thiết để có chứng nghiệm xuất vía. Dù nó là gì đi chăng nữa, nó rõ ràng có thể làm cho bạn sợ. 

Cho dù vậy, tôi vẫn quyết tâm tìm ra cái gì nằm sau những rung động kì lạ kia. Nhất định phải có một sự giải thích logic. Cả tuần tiếp theo chẳng có gì xảy ra cả. Tôi bắt đầu hoài nghi về chính mình và khả năng mình để có được chứng nghiệm. Rồi một buổi tối vào quãng mười một giờ tôi chợp ngủ lơ mơ trong khi quán tưởng căn phòng khách mẹ tôi. Trong vòng vài phút tôi chợt tỉnh bởi âm thanh o o khoan rọi và rung động lan khắp người tôi. Mở mắt ra tôi hiểu rằng tôi đang nửa trong nửa ngoài thân thể mình. Phản ứng đầu tiên của tôi là sợ hãi. Một sự hoảng sợ tràn ngập tâm trí tôi và tôi đột ngột bật về thân thể mình. 

Khi mở mắt vật lí ra, tôi khám phá ra rằng thân vật lí của tôi bị cứng đơ và tê tê; như lần trước, cảm giác này dần tan biến và cảm giác vật lí thông thường của tôi trở lại. Tôi ngồi dậy trên giường, bị choáng váng bởi cường độ của rung động và âm thanh. Tôi rõ ràng nhớ đã nói to, "Cái chết tiệt gì vậy?". Khi xem xét lại chứng nghiệm này tôi hiểu rằng tôi đã hoàn toàn không được chuẩn bị. Một thoáng sợ hãi dường như cuốn tôi trượt qua những chỉ bảo đầu tiên về việc tách. Hai đêm tiếp sau chẳng có gì bất thường xảy ra cả.

Rồi đến đêm thứ ba tôi tỉnh dậy với sự cứng đơ kì lạ và rung động lan từ gáy tôi sang toàn bộ phần còn lại của thân. Tôi cố gắng tối đa giữ bình tĩnh và dẹp nỗi sợ, nhưng tôi không thể làm được. Tôi cảm thấy dường như là tôi hoàn toàn mất kiểm soát và dễ tổn thương. Hoảng hốt, tôi bỗng nhiên nghĩ về thân thể vật lí mình và các rung động dần hạ xuống. Khi các cảm giác vật lí trở lại, tôi cảm thấy thất vọng là tôi đã bỏ lỡ một cơ hội thám hiểm lớn. 

Trong một nỗ lực tiết kiệm thời gian, tôi bình tĩnh lại, tập trung suy nghĩ xa khỏi thân vật lí rồi bắt đầu cổ vũ cho các rung động trở lại. (Tôi làm việc này bằng cách tập trung vào cảm giác rung động tôi vừa chứng nghiệm tại gáy.) Vào khoảng mười lăm phút sau, khi tôi dần dần thư giãn và lại chìm vào giữa ngủ và tỉnh, thì các rung động bắt đầu trở lại. Chúng bắt đầu từ gáy rồi dần dần lan toả ra toàn bộ thân cho tới khi tôi cũng rung động ở điều cảm thấy tựa như một tần số hay mức năng lượng cao hơn. 

Lần này tôi giữ bình tĩnh, mức độ lo âu của tôi giảm đi khi tôi nhận ra rằng các cảm giác rung động là một cái gì đó cũng hay hay khi tôi có chuẩn bị. Một tiếng o o âm vực cao dường như vang dội trong thân thể tôi và tôi cảm thấy được tích năng lượng và nhẹ như lông. Với một thoáng suy nghĩ về việc nổi lên tôi đã cảm thấy bản thân mình được dâng lên. Tôi hoàn toàn vô trọng lượng và lần đầu tiên những cảm giác này mới tuyệt diệu làm sao. Tôi nổi lên trần và lấy tay sờ vào trần. Rất kinh ngạc tôi nhận ra là tôi đang chạm vào bản chất năng lượng của trần. 

Nhấn tay vào trong cấu trúc phân tử mờ ảo, tôi cảm thấy năng lượng rung động tê tê của trần. Khi tôi rút tay khỏi trần tôi để ý thấy cánh tay mình lóe sáng giống như hàng ngàn điểm sáng trắng và xanh chói lọi. Tò mò, tôi đưa tay kia ra và nắm cánh tay đang giang, với sự ngạc nhiên tôi vẫn thấy nó rắn chắc. Tập trung vào cánh tay, tôi trở nên bị thôi miên bởi chiều sâu và cái đẹp của ánh sáng. Tôi nhận ra rằng cánh tay tôi dường như là một vũ trụ các ngôi sao. Thật khó mà mô tả được, nhưng tôi cảm thấy bị kéo vào trong một vũ trụ chính là tôi.Vào thời điểm đó tôi bị bật về thân mình và các cảm giác cứng đơ cùng tê tê nhanh chóng tan đi khi tôi mở mắt trong cảm giác kính sợ.

Nhật ký, ngày 4 tháng 10 năm 1972

Tôi yên lặng, lặp đi lặp lại khẳng định bằng ý nghĩ “tôi xuất thần ngay” trong khoảng mười đến mười lăm phút khi tôi dần đi vào giấc ngủ. Cố gắng hết sức, tôi tăng cường những khẳng định của mình khi chìm vào giấc ngủ.

Gần như ngay lập tức tôi tỉnh dậy bởi những rung động mạnh và tiếng ong ong như điện chạy khắp thân. Tôi hoảng hốt và một đợt sóng sợ hãi dâng lên trong tôi. Tôi tự trấn tĩnh mình bằng việc lặp lại, “tôi được bảo vệ bằng ánh sáng”. Nỗi sợ ban đầu của tôi dần dần tan biến khi tôi quán tưởng bản thân mình được bao bọc trong một hình cầu ánh sáng bảo vệ. Tôi nghĩ tới việc nổi lên và cảm thấy bản thân mình được nâng lên và thoát ra khỏi thân vật lý. Tôi cảm thấy nhẹ như chiếc lông và dần nổi lên. Khi tôi nổi lên khỏi thân thể mình, tôi nhận ra rằng các rung động và tiếng ong ong giảm dần thành một cảm giác o o nhẹ. Cảm thấy an toàn hơn, tôi mở mắt ra và thấy mình đang nhìn lên trần cách quảng nửa mét phía trước tôi. Tôi ngạc nhiên thấy là mình nổi cao thế và bỗng nghĩ tới việc nhìn vào thân thể mình trên giường. Lập tức tôi bật về thân vật lý và cảm thấy một rung động kỳ lạ khi các cảm giác vật lý nhanh chóng trở lại.

Khi nằm trên giường kiểm điểm lại chứng nghiệm này, tôi nhận ra rằng các suy nghĩ trực tiếp hướng tới thân vật lý phải làm cho tôi bật ngay về nó. Tôi biết có thể nhìn được thân vật lý của mình vì trong chứng nghiệm xuất thần đầu tiên tôi đã nhìn nó rõ ràng. Tôi nghĩ điều mấu chốt cho việc quan sát thân vật lý của mình là phải giữ thật tách biệt cả về tinh thần lẫn tình cảm, nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải giữ cho suy nghĩ của mình hướng xa khỏi thân vật lý; chỉ một thoáng suy nghĩ tập trung vào thân vật lý sẽ lập tức bật trở lại nó. Nhìn lại, tôi đáng phải nghĩ đến việc ngoảnh mặt đi khi nổi lên; có như vậy tôi mới có thể quan sát thân vật lý của mình mà không một ý nghĩ nào tập trung vào nó.

Hình ảnh
Nhật ký, ngày 12 tháng 10 năm 1972

Tôi thức dậy lúc 3 giờ 15 phút sau ba tiếng rưỡi ngủ (hai chu kỳ REM), rồi chuyển sang nằm ở chiếc tràng kỷ trong phòng khách. Sau khoảng bốn mươi phút đọc sách, tôi buồn ngủ và bắt đầu thực hiện việc quán tưởng khác. Tôi hình dung mình như một khinh khí cầu da cam sáng chứa đầy khí helium. Tôi có thể cảm thấy bản thân mình trở nên ngày càng nhẹ hơn khi khí cầu nở rộng. Tôi tăng cường và giữ cho quán tưởng kéo dài thật lâu. Chìm dần vào giấc ngủ, tôi tỉnh dậy với cảm giác rung động mạnh và tiếng o o khắp thân. Tôi nhận ra rằng, tôi thực sự tách ra và lập tức nghĩ tới việc nổi lên. 

Các rung động và âm thanh nhanh chóng giảm đi khi tôi tách ra và nổi lên trần. Theo bản năng tôi với tay chạm trần, nhưng thay vì chạm vào trần thì tay tôi lại từ từ đi vào chất liệu rung động tê tê nhẹ của trần. Tôi có thể cảm thấy một sự cản lại nhẹ khi bàn tay và cánh tay tôi xuyên qua trần. Chuyển động dần lên, thân tôi đi vào và xuyên qua lớp cách ly, rui nhà và gác mái. Một xúc động mạnh trào lên trong tôi khi tôi vượt qua lớp mái và nổi trên chóp nhà. 
Tôi nghĩ đến việc đứng lại và lập tức thấy người đứng thẳng trên chỏm cao nhất của ngôi nhà. Khi tôi nhìn xung quanh, tôi có thể thấy rõ ràng cột an ten và ống khói. 

Cho dù lúc đó là nửa đêm, bầu trởi và mọi thứ xung quanh tôi đều sáng lên từng phần bởi màu bạc chói sáng. Đứng trên chóp nhà, tôi bỗng có một thôi thúc bay lên. Tôi duỗi cánh tay, lượn nhẹ từ mái và bay trên sân sau. Tôi dần xuống thấp cho tới khi tôi bay cách mặt đất chừng mét hai. Bởi lý do nào đó, tôi cảm thấy dường như tôi càng ngày càng nặng hơn và tiếp tục xuống thấp nữa cho tới khi chỉ còn cách bãi cỏ vài phân. Tôi nghĩ đến “điều khiển” nhưng đã quá chậm. Rơi uỵch một cái, tôi bị đập mặt lên bãi cỏ. Vào khoảnh khắc đó tôi trở lại trong thân vật lý của mình. Cảm giác vật lý trở lại và tôi tự hỏi, tại sao tôi lại mất điều khiển? Tại sao tôi lại trở nên nặng nề đến vậy?

Tôi tỉnh dậy vì tiếng động và cảm thấy tiếng o o mạnh. Có cảm giác dường như thân và tâm tôi đang rung động từng phần. Ban đầu tôi hoảng sợ vì cường độ của rung động nhưng dần dần tôi tự trấn tĩnh và tập trung toàn bộ sự chú ý vào ý tưởng nổi lên khỏi thân vật lí. Trong vài giây tôi đã nổi lên và thoát ra khỏi thân thể nhưng vẫn còn treo lơ lửng vài chục phân phía trên. Tôi để ý thấy rằng tiếng o o và các rung động lập tức tan đi sau khi tách ra hoàn toàn.

Âm thanh và rung động được thay bởi một cảm giác bình thản. Tôi cảm thấy dường như là mình phi trọng lượng và nổi tựa đám mây. Tôi nghĩ đến việc đi ra cửa và tôi dường như tự động nổi ra chỗ đó. Tôi cảm thấy tràn ngập một cảm giác tự do mà trước đây tôi chưa hề biết tới. Tôi tự phát quyết định bay và nghĩ về việc bay qua mái. Lập tức tôi bay thẳng lên qua trần và vượt qua mái tựa như một quả tên lửa.
Tôi run lên bởi sự đáp ứng và bắt đầu hiểu rằng suy nghĩ của tôi là năng lượng cho việc đẩy tới cá nhân tôi. Tôi giang tay và bay ngang vài trăm mét trong không trung. Bên dưới tôi có thể thấy rõ rệt các toà nhà và đường phố của hàng xóm tôi. Tôi cảm thấy một cảm giác giật nhẹ khi tôi bay cao và cao mãi trên thành phố Baltimore. 

Cảm giác giật tăng dần và tôi nghĩ về thân mình. Lập tức tôi bật về cơ thể. Thân vật lí của tôi cứng đơ và tê tê khi tôi mở mắt ra. Khi các chứng nghiệm xuất vía của tôi tiếp tục, tôi trở nên say mê với các cấu trúc năng lượng phi vật lí mà mình quan sát được. Với mỗi chứng nghiệm, các câu hỏi của tôi dường như lại tăng thêm cho tới khi tôi trở nên bị ám ảnh phải cố gắng hiểu được bản chất của các dạng phi vật lí mà tôi đã gặp. 

Trong một nỗ lực để hiểu mối quan hệ giữa các môi trường vật lí và phi vật lí tôi đã phát triển một loạt các thực nghiệm thô. Chẳng hạn, hàng ngày tôi đặt cân bằng một cây bút chì hay bút máy ở ngay rìa chiếc bàn. Mục đích của tôi là xem liệu bằng cách nào đó tôi có thể di chuyển sự vật vật lí bằng thân phi vật lí hay không.

Tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng thực nghiệm đơn giản này còn khó khăn hơn là thoạt tưởng. Chướng ngại lớn nhất của tôi là việc cố gắng tập trung vào thực nghiệm của mình. Vào lúc tách ra tâm trí tôi chạy đua theo vô số khả năng, còn thực nghiệm của tôi thì dường như là chẳng có ý nghĩa gì nếu so với nhiều điều kì diệu có đó.

Mỗi chứng nghiệm lại làm tăng thêm việc hiểu của tôi rằng trạng thái tâm thức phi vật lí của mình là cực kì nhạy cảm và đáp ứng với từng suy nghĩ nhỏ nhặt nhất. Các suy nghĩ có ý thức hay tiềm thức thịnh hành ngay lập tức đẩy tôi theo một hướng đặc biệt. Tôi nhanh chóng biết rằng tâm tiềm thức của mình cố gắng ảnh hưởng nhiều hơn và kiểm soát hành động của mình nhiều hơn là mình tưởng. 
Thông thường một ý nghĩ hoàn toàn tự phát sẽ tạo ra một phản ứng ngay lập tức. Chẳng hạn, nếu tôi nghĩ về việc bay, tôi cũng thường làm như vậy, thì lập tức tôi sẽ bay qua trần hay tường và lượn trên nhà hàng xóm.







Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate