TỨ ĐẠI ĐỊNH ĐỨC (FOUR GREAT VIRTUE ASSIGNMENTS)


Đêm rạng sáng ngày 28/2/2008, Thái Thượng Lão Quân giáng dạy.
Tứ Đại định đức là 4 đức tu tập, là điều kiện định đức, chuyển đức, rèn đức khi tu đạo.
Đó là:
1- Định Tâm:
Đây là yêu cầu đầu tiên. Không định tâm thì không làm được việc gì. Có tâm tu đạo, hướng đạo, hướng chân thiện mỹ thì mới có đạo, có đức được.
                       Không tâm không sáng không lành
                       Có tâm tâm sáng tâm lành khai tâm
                       Bước qua cửa đạo cao thâm
                       Sáng lòng thì mới sáng danh cõi đời
                       Dạy cho mà biết ở đời
                       Chữ Tâm nhất vạn qui lời thầy đây.
 Tâm có sáng, lòng mới trong. Hướng tâm mình về cõi đời sáng, về cõi thiên linh vĩ đại, sẽ thấy lòng mình sáng láng một niềm tin, một tín điều cao rộng, ấy là tu tâm để thành đắc quả.
Muốn có tâm thì phải giáo tâm mình, tự mình giáo hóa, tự giáo dục theo đường chính giáo. Khi đã thấu nhập Chân lý vĩ đại, được các đấng uyên thâm giáo hóa, thì phải biết đường chính mà đi, lúc ấy mà còn lòng tà vạy thì tâm bất thiện, tâm diệt và chỉ có sám hối thì mới mong sáng láng trở lại.
-Định tâm là định tư tưởng, niềm tin, ý chí về cõi Trời. Biết mình, tự giáo hóa lấy mình để có đức tín, tâm thành với Cha, Mẹ, Thầy và chính mình.
Khi định tâm, ta bước vào cửa đạo, cửa đạo mở ra cho ta, bước vào cõi Thiên linh vĩ đại, là quê hương, nguồn cội, nguồn sống của chúng ta.
Định tâm còn là định ra sự xác tín của niềm tin vĩ đại. Không có niềm tin vào Cha Mẹ Thầy thì không tu được đạo. Sự xác tín không ai dạy cho mình, mà mình phải tìm thấy trong cuộc sống này; mất nó, khó tìm lại, nhưng tìm nó rồi thì chớ để mất. Những kẻ ngu muội sẽ có ánh sáng mà đi, có Cha soi đường cho mà tiến, tu, tiến bộ, mọi vật tiến hóa.
2- Định phận:
-Định phận là xác lập, định tính, định số cho mình, tự mình định liệu lấy con đường số phận, gắn với đường tu đạo của mình. Tức là: Phải biết mình là ai, tính cách của mình, lấy số để biết số phận, biết phận để cải tạo cuộc đời mình; muốn cải tạo thì phải phấn đấu theo Đạo mà tự giáo hóa, tự tiến bộ. Trời định số, đạo là của Trời, vậy theo đạo là theo Trời. Trời sinh, Trời diệt; theo đạo Trời, tức là tuân mệnh Trời, thì Trời dưỡng, Trời nuôi, Trời cứu. Đặc tính "đức năng thắng số " là ở đây, vì không có gì là không cải tạo, cải hoán được. Tất cả là do mình, mình là  "Trời con", Cha cho tất cả những nguồn năng để cải hoán cuộc đời; chỉ có theo Cha mới được điều đó. Phải hoàn toàn tự tin ở chính mình khi tu đạo.
Biết mình, biết người, biết Trời, biết số
Biết tuân Đại phụ, biết lẽ từ bi
Biết Đạo, biết đi, biết vì lẽ lớn
Ân ban vô lượng, Thiên Thượng, Thiên Nhân
Phát tại Chân Nhân- nơi Thầy trú ngụ!
Dạy cho biết đủ mọi thứ nguồn cơn
Định phận là hơn, Đạo lành thắng số
3- Định Thiện.
-Định Thiện là biết hướng thiện, biết ngộ ra chân lý hướng thiện, lập đường thiện, theo đường thiện của chính mình. Định tâm, định phận mà không định thiện thì không theo Đạo được. Định thiện là điều kiện để cho định phận được mãn chí, mãn đức. Thiện là sự vô lượng của lương tâm ở linh quang mà Cha đã ban cho chúng ta ở mọi kiếp, mọi đời, mọi người. Thiện thắng ác; sự tiến bộ phát triển ắt sẽ thắng lạc hậu, ngu dốt. Vì con đường tiến hóa không cùng là không thể đảo ngược. Định thiện không phải là cố gắng tạo cho mình một hành vi thiện, vỏ bọc thiện, mà trong tâm can mình luôn hướng về cái thiện, có thiện tính mọi lúc mọi nơi; muốn có thì tâm từ bi hỉ xả chưa đủ mà còn là nghiệp diệt ác, bảo vệ cái lương thiện, cái tốt ở đời. Từ bi với kẻ thù, với cái ác để giáo hóa nó, tiêu diệt nó, chứ không nuôi dưỡng nó, hoặc né tránh, để mặc nó tung hoành. Ấy là phép cao thâm của Trời vậy.
Hướng thiện thì sẽ có thiện tính, có thiện tính sẽ có sẽ có nghiệp tính, ấy là nghiệp thiện. Góp các nghiệp thiện lại thành đường thiện, đi suốt đường thiện thì đắc quả. Khó mà dễ, dễ mà khó.
- Nghiệp tính không giáo điều, không máy móc, không bắt ai phải nhất thiết phải làm cái nọ, phải làm cái kia, như  thế kẻ dốt-giống như sự nhiệt tình có khi thành phá hoại, vì có khi anh làm ác lại cứ tưởng là thiện! Vậy thì phép tốt nhất là làm theo lương tâm mình mách bảo, làm cái gì thấy cần phải làm để lợi nhất cho chúng sinh, cho đường Chân lý, cho Đạo, cho chính mình một cách chắc chắn, chân chính nhất thì làm.
Định thiện không cần xác tín như định phận, định tâm. Tâm cần định phận theo nghiệp thiện ác, còn đi như thế nào do lương tâm mình chỉ bảo. Định tâm nhưng lại không quyết theo đường thiện thì sao cải tạo được đời, người? Do vậy, dứt khoát định thiện là yếu tố cực kỳ quan trọng, là điều kiện cần có và đủ của tu đạo.
4- Định Nhân:
-Định nhân là định nhân đạo, nhân tâm, nhân nghĩa, nhân ái cho mình, cho người. Có định được thiện rồi, muốn thành thiện, đắc quả thì phải định nhân, hay nói một cách khác: định nhân để thực hiện định thiện.
-Nhân đạo: Thực hiện các điều nghĩa với chính ta, với mọi người xung quanh, với cả kẻ thù, kẻ ác, tà ma ác quỉ. Điều nghĩa là gì? Là làm cho mọi sự ấy, mọi đối tượng ấy tốt hơn, lành hơn, tiến bộ hơn, an lành, an vui, thiện hơn! ấy là việc nghĩa, điều nghĩa. Sống có nghĩa với nhau là ở chỗ đó. Thực hiện nhân đạo mà làm cho nó xấu đi, thì không phải là nhân đạo nữa. Cho nên chú ý việc này. Nhân là nhân nghĩa, đạo là đạo đức, đường đạo chính. Nhân đạo là giúp cho đối tượng theo đường đạo chính-ấy là mục đích cốt lõi, cuối cùng của vấn đề. Tại sao phải nhân đạo? Nhân đạo là con đường quan trọng nhất để cải tạo cái xấu, cái ác. Vì :
                                 Từ bi hỉ xả ở đời
                                 Khơi nguồn thiện tính cho người con ơi
                                 Thế nhân muôn mặt sự đời
                                 ác giả ác báo, thiện rồi thiện căn
                                 Lấy lành báo ác thiện sinh
                                 Lấy ác báo ác, càng đầy ác thôi
                                 Muốn cho hết ác ở đời
                                 gia nhân trì đức cho người ác ngay
                                Để cho phục thiện tốt thay
                                Dùng nhân nghĩa phục, dùng ngày dùng đêm
                                Khó gì một cuộc đỏ đen
                                Hóa thành đỏ cả một miền trường sinh
                                Khen cho các nghiệp -các lành
                                Lấy ân báo oán thiện sinh mọi nhà.

- Nhân tâm:             Nhân ở tại tâm, nhất tâm sinh
                                Khai quang cho tâm sáng tâm lành
                                Tâm mình sáng thì tâm người sáng
                                Qui lại tâm mình đẹp, tâm người sinh.

Có nghĩa: Nhân tâm là tâm của ta. Tâm ta có sáng thì mới mong tâm người sáng với ta, với đời. Nhân tâm là nhân với mình trước, nhân với người sau. vạn đức nhất nhất sinh tại tâm. Tâm định đạo, ắt có nhân tâm. Không định tâm, ắt không nhân đắc.
- Nhân ái, nhân nghĩa: là thứ cần của con người để thực hiện nhân. Chữ nhân này là chữ định nhân, có nhân, vì nhân là người. Nhân nghĩa  là cứ biết việc nghĩa mà làm, đã giải thích. Nhân ái là biết đem lòng yêu thương mọi vật do Cha sinh thành. Nhớ lấy!
Duy nhất: Lòng yêu thương sẽ hóa giải tất cả. Khi phát nguyện lòng yêu thương thì sẽ có yêu thương, được yêu thương. Yêu thương sẽ cứu rỗi tất cả. Cha vô cùng yêu thương tất cả muôn loài, trong đó có chúng ta. Cha dành cho chúng ta lòng yêu và tình yêu vĩnh cửu, vì ta thuộc Cha, Cha là chúng ta, chúng ta là Cha. Yêu Cha, yêu người là yêu chính mình và ngược lại, có yêu chính mình thì mới yêu được mọi người. Yêu là yêu chân chính, theo đạo chính, chứ kẻ ác nó yêu cái xấu của nó thì không thể có chuyện nó yêu mọi người được. Cái gì làm lợi cho chúng sinh nhiều nhất, theo tiến hóa thì làm! Sự cứu chuộc của Cha cho các linh hồn, các kẻ ác là do sự thương yêu. Cha tha thứ, mở lòng hiếu sinh đến mọi vật. Nay thế gian hỗn loạn, đạo đức suy vi, đỏ đen lẫn lộn. Kẻ ác hoành hành, người tốt suy vong, ấy là do mất dần lòng yêu thương nhau. Cũng vì mở lòng giáo hóa vô biên, yêu thương vô biên cho chúng sinh đau khổ, ngu lầm, không muốn cho ngày tận thế tuyệt diệt muôn sinh, mà Cha cho giáo hóa lại khắp hoàn cầu, chỉ ra bản chất của Chân lý, các đường thiên linh, cả khoa học và minh triết cao thâm để các chúng sinh thấu được tình thương, mà tự mình chuyển hóa đạo đức, hướng thiện, cứu mình trước khi trời cứu, trời diệt! ấy là đạo Trời cao diệu, yêu thương nhất nhất vô biên!
Vậy, người thiện cũng đối đãi với cái ác, kẻ ác như vậy, chỉ trừ khi giáo hóa trong yêu thương không được, mới gia ân phạt ác cứu thiện, cứu nhân-ấy là thiện!
Hôm nay, Thầy giáng phép dạy đệ tử như vậy, nhớ lấy mà ghi, mà chép, mà giáo hóa mình, giáo hóa giáo hữu về sau. Ta nói không sai. Đệ Nhất sư phụ là Ta, tối qua Ta trách nhà ngươi, chẳng qua là nhà ngươi chưa tin Ta, quên Ta, mà quên Ta sao thành đạo đức! "Đạo Đức kinh" là ta viết mà! Ta giao lại Tứ Đại định đức này cho Bảo Toàn Phổ Giáo Khai Đạo Đại Thiên Sứ. Thiên Đạo là Đạo Trời, rõ nhé!

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate