NÓI VỀ CÁI DANH, CÁI NGÃ




Khổng Tử nói: Danh chính ngôn thuận. Nay Ta nói: Phải thể hiện Danh Chính của mình.
Đạo vốn không có danh, Thượng đế ở trong bản thể và linh hồn muôn vật nên không có danh, nhưng để thực thi Đạo-tức Định luật Vũ trụ, nên Thượng đế phải có Nhân tính và Danh tính-là cái ngôi vị, vị Tôi của mình, cái tên gọi là do Người Đời đặt cho Thượng đế. Làm gì cũng phải có danh-tức cái tên và cái bản ngã của mình. Cha là Đại Ngã, chúng ta là Tiểu Ngã. Ai ai và muôn vật đều có cái Ngã của mình-tức cái Tôi cá thể. Nếu mất cái Tôi đấy, thì không còn là anh nữa-cho dù anh siêu thoát đến bực nào-thì anh vẫn còn đó Một Linh Hồn Thường Tại-với cái bản tính không lẫn được của riêng anh! Bản tính là thế nào? Là toàn thể cái cấp tổ chức thông tin của Linh hồn anh, cái đó không ai cho anh, mà anh tự học, tự có-tất nhiên ban đầu, thì Cha có nạp vào cho nó một bản tính Thường Tại ban đầu, cho nó một cấp tổ chức đặc trưng.
Chúng ta hình dung thế này, các sao Bắc Đẩu có những thuộc tính riêng của các Ngài. Ta khác, các vị khác.
-Nhưng chúng ta hiểu là: Cái danh, cái tôi cá nhân là Thường Tại-nhưng ở kẻ phàm tục, cái đó biến thành cái tôi cá nhân vị kỷ, bo bo cho riêng mình, cái Tôi đó lấn át, chiếm dụng, chiếm cái Tôi của kẻ khác; chủ nghĩa cá nhân biến con người thành kẻ thù, thành đối tượng để chiếm dụng, mưu lợi nhau. Cái Tôi to quá, thành ra sân hận si mê, đấu đá, tranh dành, tham lam cố vị…Làm quan cốt thỏa cái Huyễn danh, làm giàu cốt thỏa cái Lộc danh, căm thù cốt thỏa cái Hận danh, hãm nhau bởi cái Hèn danh…
Cho nên, người giác ngộ phải quyết bỏ cái Lậu danh đó! Mà thay vào đó bằng Danh Chính.
Danh Chính là gì: Là cái danh chính thực của mình, là mình. Ai cũng có cái tên riêng. Danh đó là danh Thường Tại chân chính, nó phải biểu hiện được Thiên tính-Thiên Lương gốc, hay Thượng đế tính. Trọng bản thân mình, để thương đồng loại; biết mình là ai, biết người là ai, chứ không vô minh, hòa đồng vô nguyên tắc, lu mờ cá tính cá thể; không thể có loại tập thể ngu muội chạy theo một thứ huyễn tưởng, bảo gì nghe lấy! Mà cái tập thể đó là phải danh chính mình lên, làm chủ mình, làm chủ xã hội. Cá nhân cũng thế, vươn lên tầm cao hiểu biết giác ngộ, rồi làm chủ bản thân, sau đó xây dựng cuộc đời chính thực của mình, theo con đường chân chính hợp Định lý Vũ trụ. Cho nên, cái Tôi, cái danh của chúng ta là cái Tôi Minh Triết, cái Danh Linh ngã! Bỏ cái Phàm ngã, tiến lên Linh Ngã! Bỏ cái phàm tục, tiến lên Linh tục! Phải tục chứ, mất sao được tục, nhưng cái tục đó là cái cần, biết chế ngự và dùng nó đúng lúc, đúng chỗ, được việc, tiến hóa, thì đó là cái tục linh!
Xưng danh thì mới định phận. Nên nhớ, vĩnh viễn con người luôn thường có các số phận khác nhau, bản tính khác nhau! Nếu như cả trái đất này mà con người đều giống nhau đến cả bản tính thì…rất kinh! Nếu thế thì không còn là Thượng đế nữa! Ta chỉ cần các vị cùng nhìn về Một Hướng là được, cùng biết Đoàn kết cùng một Lực là xong!
Cho nên, xét rộng ra, sau này cấm cái việc ngu xuẩn là bắt tất cả mọi người sống giống nhau, ăn như nhau, làm như nhau, biến con người thành cái máy, như thế không lâu thì loài người biến thành trại tỵ nạn, rồi thành súc vật hết!
Ta chỉ đường cho các vị, rồi các vị tự đục đẽo, chế tác phương tiện mà đi, trên con đường Thánh Đức vô cùng lâu dài! Ai giỏi thì đi mau, ai kém thì đi chậm, không vì cái vội mà mạo báng nhau, rồi kỳ thị nhau. Nói là Đại đồng, ấy là Qui Về Một Gốc Thống Nhất, chứ không cấm có dị biệt-nhưng không là thứ dị biệt càn rỡ, ngu xuẩn, chống đối, vô đạo mà là cái dị biệt cao quý-nó là thế nào? Nó là sắc da, màu áo, màu dân tộc, là văn hóa và bản sắc vùng miền, là hương của thực phẩm, của cây cỏ hoa lá muông thú đa dạng, là sự tinh diệu của tiến hóa linh hồn, của Linh Hồn Thường Tại của chúng sinh… Đó tạo lên sự Minh Triết, sinh động, sống động của Thượng đế và của Thánh Đức. Trong mỗi một bản thể, có một Thượng đế riêng!
-Cho nên, Ta nói rằng, không những không che lấp cái Tôi, cái Danh của mình, mà phải khẳng định, xưng cái Tôi, cái Danh ấy lên một cách cao đẹp. Nếu cái danh, cái tôi ấy sáng, thì đời sáng, người sáng, Nhân loại sáng, thì phải biết nhân rộng cái tôi ấy cho mọi người biết. Nên sau này, các nhân tài, các cá thể có công lao, các nhà khoa học, tấm gương tốt-thì chúng ta phải quảng bá họ, nêu cao họ, tự quảng mình lên!
Nói về danh xưng. Trên kia, ngay cả bực thần tiên, còn gọi thầy của mình và xưng con-ví như Ngọc Phật xưng con với Di Lặc. Xét cho cùng, Ta vốn là Ngôi của Thượng đế tại trần, các vị tất phải xưng con hết. Nhưng Ta nguyện làm con Cha Trời, gọi Cha, Mẹ Trời, thì phải là anh cả của các vị.
Ta là Ngôi Hai tại thế, tức là ngôi vị Thứ Hai sau Vua Cha tại Thế, hay nói cho đúng là Thượng đế tại trần gian, thay Thượng đế lập Luật, hành Đạo, là “Ngọc Hoàng Thượng đế Tĩnh Tiên phổ độ”-thì Ta phải xưng Danh vị và cái Ngã của Ta. Là “Ta”.
Xã hội nào làm cho cái Huyễn danh, Lậu danh phát triển cao nhất-đó chính là xã hội Tư bản. Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, tận cùng là tội ác cá nhân phát triển vượt bực, đi với nó là sự sử dụng vật dục nhiều và khuyến khích sử dụng vật dục, dụng bạo lực cá nhân và xã hội. Cho nên, về hình thức tổ chức xã hội, chúng ta kiên quyết loại bỏ CNTB.
Đạo Phật chủ trương loại bỏ huyễn ngã, ngã mạn, không có cái bản ngã, không có đại ngã Vũ trụ, để hòa vào Vũ trụ-nhập Niết Bàn. Bây giờ chúng ta nói là có Linh Hồn Tiểu Ngã, có Linh Hồn Đại Ngã. Muốn mất cái Huyễn Ngã, thì phải có Vô ngã, tức loại cái Tục Ngã đi mà hòa vào Đại Ngã. Vô Ngã cũng là Đại Ngã!
Thế có Vô Ngã rồi, có Ngã mạn nữa không? Ngã mạn là cái tôi quá đáng của mình. Thượng đế là tất cả, nên không ngã mạn, nhưng trong từng việc cụ thể, Thượng đế rất ngã mạn. Nên Ta cũng thế! Ngã mà không ngã, mới là Minh Triết Ngã! Ta dùng cái Ngã lực của bản thân, để thúc đẩy tiến hóa, để xóa cái Tục Ngã của chúng sinh, là Ta đã rất Ngã mạn! Nhưng vì Ta hòa vào chúng sinh, là tất cả, nên Ta Vô Ngã. Khi Ta xưng danh, là Ta rất Ngã, để khẳng định cái Tôi của Ta, cái Ta của Tôi. Không thế thì mọi việc không xong. Nhưng Ta sẽ tỏa quyền năng, sứ mệnh của Ta cho tất cả chúng sinh, đó là sức sống và bản ngã của Ta cho tất cả chúng sinh thể hiện cái Tính Tôi, cái Ngã của chúng sinh, các đệ tử, cho nên Ta mất cái Ngã của Ta, hay nói cho đúng, Ta đã biến thành chúng sinh.
Cho nên Ta mới nói: Khi tất cả mọi người trên trái đất này đều vỗ ngực xưng danh: Ta là Thượng đế, thì thành Thánh Đức! Khi tất cả mọi công xã đều Lập Luật, hành Đạo, thì trái đất này biến thành Thiên Đường!
Sự tự trị, tự quản của mọi người, mọi công xã, Khu Tự trị…sẽ là cái Ngã của Ta cho các vị, thành chúng sinh, hóa ra thực sự thì Ta có tất cả-nhưng cũng không có gì. Vì Đạo vốn không của riêng ai, Thánh Đức là của tất cả vậy!
Tóm lại: Tu cho đến thấy cái Bản lai diện mục chính mình là cái Ngã, biết Ngã. Hành cho đến cái Ngã của mình hóa thành Thượng đế Tính-đó là Vô ngã, Vô danh.
Phải có Ngã ( cái Tôi), Danh ( Tên-chính mình); biến nó thành Đại Ngã (Vô ngã), Đại Danh ( Đại chúng). Đó là Danh-Phi Thường Danh, Ngã-Phi Thường Ngã!
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate