Xã hội càng mông muội, Con người càng Tin vào Thần thánh

 Người vô thần có xu hướng gia tăng ở các nước kinh tế phát triển, đặc biệt là các nền dân chủ xã hội của châu Âu. Ở các nước kém phát triển, hầu như không có người vô thần.

Xã hội càng mông muội, con người càng tin vào thần thánh

Chủ nghĩa vô thần (hay thuyết vô thần, vô thần luận – atheism), theo nghĩa rộng nhất, là sự thiếu vắng niềm tin vào sự tồn tại của thần linh. Theo nghĩa hẹp hơn, chủ nghĩa vô thần là sự bác bỏ niềm tin rằng thần linh tồn tại. Theo nghĩa hẹp hơn nữa, một cách cụ thể thì chủ nghĩa vô thần là quan điểm cho rằng không hề có thần linh. Chủ nghĩa vô thần đối lập với chủ nghĩa hữu thần, theo dạng chung nhất, là niềm tin rằng có ít nhất một vị thần tồn tại.

Nhiều người tự nhận là vô thần có thái độ hoài nghi với những gì siêu nhiên, với lý do là không có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của thần linh. Những người khác lập luận ủng hộ chủ nghĩa vô thần trên cơ sở triết học, xã hội và lịch sử. Tuy trong số những người tự nhận là vô thần có nhiều người thiên về các học thuyết triết học thế tục như chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa tự nhiên, không có một hệ tư tưởng hay một bộ hành vi nào mà tất cả những người vô thần cùng chia sẻ; và một số tôn giáo, chẳng hạn đạo Jaina và Phật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thần có vị cách.

Trong các ngôn ngữ của châu Âu, thuật ngữ “vô thần” xuất phát từ cách gọi tên hàm ý bôi xấu (tiếng Hy Lạp: ἀθεότης atheotēs) dành cho những người hoặc những tín ngưỡng xung khắc với quốc giáo. Với sự lan rộng của tư tưởng tự do, chủ nghĩa hoài nghi và sự phê phán tôn giáo, thuật ngữ này đã bắt đầu có được ngữ nghĩa cụ thể hơn và ngày càng được sử dụng như sự tự xác nhận của những người vô thần.

.

Chủ nghĩa vô thần là một hiện tượng đặc thù hiện đại. Tại sao điều kiện hiện đại tạo ra chủ nghĩa vô thần? Có những bằng chứng thuyết phục rằng chủ nghĩa vô thần gia tăng cùng với chất lượng cuộc sống.

Đầu tiên, một mô hình rõ ràng có thể thấy rõ về sự phân bố của chủ nghĩa vô thần trên thế giới. Ở châu Phi cận Sahara, hầu như không có chủ nghĩa vô thần. Niềm tin vào Thiên Chúa suy giảm ở các nước phát triển hơn và chủ nghĩa vô thần được tập trung ở châu Âu tại các nước như Thụy Điển (64% là những người vô thần ) , Đan Mạch (48%), Pháp (44%) và Đức (42%). Ngược lại, tỷ lệ của chủ nghĩa vô thần trong hầu hết các quốc gia cận Sahara là dưới 1%.

Các câu hỏi về lý do tại sao các nước có nền kinh tế phát triển chuyển sang chủ nghĩa vô thần đã được đề cập bởi các nhà nhân chủng học trong khoảng 80 năm. Nhà nhân chủng học James Fraser đề xuất rằng dự đoán khoa học và kiểm soát tự nhiên đã hất cẳng tôn giáo như là một phương tiện kiểm soát sự không chắc chắn trong cuộc sống của chúng ta. Linh cảm này được hỗ trợ bởi các dữ liệu cho thấy các nước có trình độ giáo dục cao hơn thì có mức độ cao hơn về niềm tin vô thần và có những mối tương quan vững chắc giữa chủ nghĩa vô thần và trí thông minh.

Những người vô thần có nhiều khả năng là những người có trình độ đại học sống ở những thành phố và họ tập trung cao ở những nền dân chủ xã hội của châu Âu. Chủ nghĩa vô thần phát triển ở những nơi mà hầu hết mọi người cảm thấy an toàn về kinh tế. Tại sao?

Có vẻ như mọi người chuyển sang tôn giáo như một sự xoa dịu cho những khó khăn và những sự không chắc chắn trong cuộc sống của họ. Trong những nền dân chủ xã hội, những nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn về tương lai ít hơn vì những chương trình phúc lợi xã hội cung cấp một mạng lưới an toàn và những phương tiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ít người chết trẻ hơn. Những người ít bị tổn thương trước những thế lực thù địch của thiên nhiên cảm thấy có nhiều sự kiểm soát hơn trong cuộc sống của họ và ít cần đến tôn giáo. Do đó, niềm tin vào Thiên Chúa thấp hơn ở những nước có gánh nặng về y tế.

Các cuộc khảo sát cũng cho thấy thấy chủ nghĩa vô thần gia tăng ở những nước có phúc lợi xã hội phát triển. Hơn nữa, những nước có sự phân phối thu nhập bình đẳng cũng có nhiều người vô thần hơn.

Ngoài việc là ‘thuốc phiện của nhân dân’ như Karl Marx đã chỉ ra, tôn giáo cũng có thể thúc đẩy khả năng sinh sản, đặc biệt là thúc đẩy kết hôn. Những gia đình lớn được ưa thích ở những nước nông nghiệp như là một nguồn lao động miễn phí. Ngược lại, ở những nước phát triển, phụ nữ có những gia đình nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng chủ nghĩa vô thần thấp hơn ở những nước có nhiều người làm nông.

Ngay cả những chức năng về mặt tâm lý của tôn giáo cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay. Trong những xã hội hiện đại, khi mọi người gặp những khó khăn tâm lý, họ chuyển sang những Bác sĩ, những nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Họ muốn có một giải pháp khoa học và ưa thích những thuốc hướng tâm thần hơn những thuốc phiện ẩn dụ được cung cấp bởi tôn giáo.

Những lý do khiến các nhà thờ dần mất chỗ ở các nước phát triển có thể được tóm tắt trong những điều kiện thị trường. Thứ nhất, với nền khoa học tốt hơn, những mạng lưới chính phủ an toàn và những gia đình nhỏ hơn, có ít nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn trong cuộc sống hằng ngày của con người và do đó ít có chỗ cho tôn giáo. Đồng thời cũng có nhiều sản phẩm thay thế được cung cấp, như những thuốc theo hướng tâm thần và sự giải trí điện tử… nên người ta không cần đến những niềm tin mù quáng và không khoa học.

Đối với Châu Âu, theo thống kê của hãng tin Fides (Agenzia Fides) được công bố ngày 20/10/2017 nhân Ngày thế giới truyền giáo, năm 2015, trong tổng số dân 716 triệu người có 285 triệu người theo Công giáo, giảm 0,21% so với lần thống kê trước đó. Trong khi đó, ¼ số người Đan Mạch và người Slovenia khẳng định rằng họ không tin vào Thiên Chúa. Trong số những người không tin vào Thiên Chúa ở Đan Mạch có những người vẫn là thành viên của Giáo hội ở nước này. Ở các nước như Bỉ và Đức có khoảng 30% dân số không theo tôn giáo. Số người không theo tôn giáo ở nước Anh đang tăng rất nhanh, chiếm tới 50% dân số, số còn lại chỉ có khoảng 2% dân số thường xuyên đi lễ nhà thờ. Ở nước Pháp, số người không theo tôn giáo tuy thấp hơn ở nước Anh, nhưng cũng chiếm tới 40% dân số nước này.

Một điều thú vị là, vào đầu thế kỷ 21 ở Châu Âu đã xuất hiện những nước có số người không theo tôn giáo chiếm đa số, đó là Na Uy và Hà Lan. Điều đáng nói ở đây là, những nước này thuộc tốp đầu các nước trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế – xã hội. Ngoại trừ các nước như: Ba Lan, Malta, Anbani, Rumani và Hy Lạp, có thể nói rằng, Châu Âu đã trở thành châu lục có tốc độ thế tục hóa cao.

Với nước Mỹ, khoảng 25% người Mỹ nói rằng, họ không thuộc về bất kỳ một tôn giáo nào. Hơn thế nữa, càng ngày họ càng xa rời đức tin tôn giáo cả trong suy nghĩ và trong cuộc sống thường ngày. Nước Mỹ hiện nay tuy vẫn là một quốc gia tôn giáo, nhưng nó không còn là một nguyên khối như trước đây. Trong khi mỗi năm ở nước Mỹ có 4.000 nhà thờ được xây dựng mới, thì lại có tới 7.000 nhà thờ ngừng hoạt động. Nếu như 60 năm trước nước Mỹ có tới 450.000 nhà thờ, thì hiện nay con số đó chỉ là 300.000. Thanh niên Mỹ ngày nay đang ngày càng xa rời đức tin tôn giáo. Vì vậy, cùng với tỷ lệ chết theo quy luật tự nhiên, dân số Mỹ đang nghiêng dần về phía chủ nghĩa thế tục.

Nhưng việc dân số Mỹ nghiêng dần về phía chủ nghĩa thế tục không chỉ do nguyên nhân nhiều thanh niên Mỹ ngày nay đang xa rời đức tin tôn giáo, mà ngay cả nhóm cư dân được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số vào những năm 1960 hay còn được gọi là nhóm 60+ cũng đang rời khỏi nhà thờ. Cũng ở Bắc Mỹ, hiện nay có tới ¼ dân số Canada không theo tôn giáo.


(st)

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate