Bản thân việc phát quang và cày bừa cơ giới đã gây hủy hoại, nhưng một vấn đề nữa là sự nhiễm mặn gây ra bởi việc tưới nước. Muối hòa tan có trong tất cả nước tưới. Trong khi hấp thụ nước, rễ cây lọc ra lượng muối dư thừa, bởi vì quá nhiều muối sẽ giết chết cây. Vấn đề là ở chỗ lượng muối đó bắt đầu tích tụ lại trong đất, và sự tích tụ đó cuối cùng đạt đến mức gây nhiễm độc cho cây. Ở những vùng nhiều mưa, lượng mưa đủ để hòa tan muối và đẩy chúng xuống tầng đất sâu hơn nơi rễ không với tới. Dĩ nhiên, ở những vùng đó, bản thân việc tưới nước có lẽ là không cần thiết. Chính những vùng khô hạn hơn sẽ cần tưới nước và rồi không có đủ mưa để rửa trôi lượng muối đi.
Vấn đề này trở nên tồi tệ hơn khi mực nước ngầm dâng lên do việc tưới nước "mà nếu không được rút đi một cách tự nhiên hay nhân tạo, sẽ chảy dồn vào các vùng trũng." Sẽ cần nhiều năm — thậm chí nhiều thế hệ — nhưng cuối cùng mực nước ngầm sẽ dâng lên gần đến bề mặt và bị bay hơi đi. Giờ đây, khi nước ngầm bay hơi từ bề mặt đất, nó kéo thêm nước từ sâu dưới mặt đất lên để tiếp tục bay hơi. Và tất cả những hoạt động bay hơi đó cũng để lại lượng muối hòa tan trong nước. Hãy hình dung một ngày nắng nóng, khi mà làn da của bạn trở nên hơi dinh dính do muối từ mồ hôi bay hơi khỏi da. Nó là cùng một quá trình. Những người nông dân tuyệt vọng trong lịch sử hàng ngàn năm đã cố gắng cứu mảnh đất của họ bằng cách tưới nhiều hơn để rửa trôi muối đi, nhưng điều đó chỉ làm mực nước ngầm dâng lên cao hơn.
Nhiều nền văn minh đã sụp đổ khi điều đó xảy ra với mảnh đất của họ, và quá trình này đang diễn ra tại những vùng trồng ngũ cốc lớn trên khắp thế giới.
~ ~ ~ ~ ~ ~
Trong trường hợp bạn cần được thuyết phục thêm, tôi có trước mặt tôi một danh sách các loài chim. Chim chèo Swainson là một loại chim nhỏ (13 - 15 cm) với giọng hót rất to. Nó sục cái mỏ của nó vào trong lá rụng, làm phẳng những chiếc lá để tìm sâu bọ. "Tình trạng khi mới nở," Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu chim Cornell viết, "bất lực và trần trụi." Chim đớp ruồi Acadian có thể bay tại chỗ hoặc giật lùi. Chim nhạn biển đen với bộ lông bóng tuyệt đẹp vào mùa sinh sản và bản tính thuần khiết của nó sống theo từng đàn lên tới hàng vạn con — thử tưởng tượng bầu trời tối lại với hai hay ba vạn con chim. Con vịt lặn vai buồm đực phát ra những tiếng kêu ngọt ngào khi tán tỉnh, và con cái, như nhiều con chim mái khác, tự nhổ lông của mình để lót ổ.
Tôi sẽ không kéo dài thêm nữa. Danh sách các loài chim là một danh sách bị nguyền rủa. Nó trải dài từ đây đến tận địa ngục. Và bất cứ loài chim nào sống phụ thuộc vào dòng sông sẽ tìm thấy tên của chúng viết ở đó.
Bởi vì tôi cũng có một danh sách các dòng sống, những dòng sông thậm chí tôi chưa bao giờ nghe tới, đang bị hủy diệt để lấy nước tưới. Chúng đang bị nắn dòng và bị rút cạn để cho mùa màng như lúa mì, gạo và bông, và cả các quá trình công nghiệp như thủy điện và nhuộm màu. "70% tất cả nước từ các dòng sông và nước ngầm dưới đất đang được dùng để tưới những cánh đồng nơi trồng ra một phần ba lương thực của thế giới," Fred Pearce viết trong cuốn When the Rivers Run Dry (Khi Các Dòng Sông Cạn Khô), một cuốn sách sẽ làm tan vỡ trái tim bạn. Tại "Ai Cập,
Mexico, Pakistan, Úc và trên khắp vùng Trung Á, 90% hoặc hơn nữa nước lấy từ môi trường được dùng để tưới cho nông nghiệp."
Các vụ mùa từ cuộc Cách mạng Xanh mang lại nhiều ngũ cốc hơn trên mỗi hecta, nhưng để làm vậy, chúng dùng nhiều nước hơn. Nước phải đến từ đâu đó, và điều đó nghĩa là thêm nhiều đập, nhiều giếng, nhiều dòng sông bị nắn dòng — và nhiều đất bị nhiễm mặn. Chúng ta không chỉ đang sử dụng nước không tái tạo — nước từ các tầng nước ngầm rất sâu hầu như không được nạp lại, hoặc cực kỳ chậm nếu có — mà "các dự án ban đầu phủ xanh hoang mạc giờ đang tạo ra hoang mạc." Trên cả thế giới, 10 triệu hecta đất nông nghiệp bị mất đi mỗi năm vì nhiễm mặn.
Lấy Pakistan làm ví dụ. Dòng sông Indus cung cấp nước tưới cho 90% mùa màng của Pakistan. (Nhớ rằng rất ít ngũ cốc được dùng để nuôi gia súc ở châu Á và châu Phi — Chương sau sẽ nói về chủ đề này kỹ hơn.) 40 ngàn hecta mỗi năm bị mất đi vì nhiễm mặn. Đến giờ, 10% tổng số đất nông nghiệp của Pakistan đã bị mất. 20% khác bị ngập úng, và 25% nữa hầu như không trồng trọt được gì. Karachi là thành phố có dân số phát triển nhanh nhất thế giới. Dân số ở đây đang bùng nổ do những người tị nạn môi trường đổ về.
Tại một số vùng của tỉnh Sindh, hơn một nửa đất đai không còn trồng được.
Dòng sống Indus, một trong những nơi khởi nguồn của nền văn minh, bây giờ cạn kiệt ở vài trăm dặm cuối cùng. Đồng bằng sông Indus — và bạn có thể tùy ý thay thế sông Mississippi, Ganges, Ebro, Hoàng Hà, hay Volta vào đây — từng là một vùng đất đầy sinh vật với hàng chuỗi đầm lầy nối tiếp nhau, chứa đầy cá, chim, và các loài khác. Nhưng cuộc tiến quân ra biển đang xảy ra theo chiều ngược lại. Không còn lượng phù sa mà dòng sông từng mang lại, vùng đồng bằng bị xói mòn. Không còn rào cản phù sa ở cửa sông, biển đang lấn dần vào. 250 ngàn hecta rừng ngập mặn giờ đã chết, chìm sâu dưới đại dương.
Hay xem Ấn Độ. Hai phần ba mùa màng của Ấn Độ phụ thuộc vào nguồn nước ngầm. Các giếng ở vùng phía bắc Gujarat từng có lúc đầy nước ở độ sâu 10 mét. Bây giờ cả những giếng sâu 400 mét cũng cạn khô. Người dân đang phải rời bỏ nhiều vùng ở Tamil Nadu và Gujarat. Khi những mùa nước lũ từ các dòng sông mất đi, đầu tiên là biến thành hoang mạc và rồi biến thành chuyện cổ tích, một dòng lũ mới thay thế chúng: dòng lũ những người từ vùng nông thôn đổ vào các khu nhà ổ chuột trong thành phố.
Lúa, lúa mì, ngô — những giống ngũ cốc ngắn ngày mà những người ăn chay muốn cả thế giới ăn — chúng uống cạn cả dòng sông. Các quốc gia phụ thuộc vào những vụ mùa sử dụng công nghệ cách mạng xanh có tỷ lệ nước dùng lớn gấp nhiều lần châu Âu. Trên mỗi đầu người, "Pakistan tiêu thụ nước nhiều gấp 5 lần trên mỗi đầu người so với Ireland, Ai Cập gấp 5 lần Vương quốc Anh, và Mexico gấp 5 lần so với Đan Mạch." Tưới nước cho nông nghiệp không "chỉ" hủy hoại các khu rừng ngập nước và hệ thống sinh thái ven biển. Khi mực nước ngầm hạ xuống, bất cứ cây nào còn sót lại sẽ chết khát vì rễ của chúng không với được tới nước. Tất cả những gì còn sót lại là cát bụi. Và cát bụi đó tập hợp lại thành bão cát, lan rộng, ví dụ, từ những cánh đồng lúa mì của Trung Quốc ra khắp châu Á, "làm nghẹt các lá phổi ở Bắc Kinh, đóng cửa trường học ở Hàn Quốc, phủ bụi lên xe hơi ở Nhật Bản, và rơi theo mưa xuống các dãy núi và bờ biển phía tây Canada." Dòng sông Hoàng Hà bắt đầu từ các cao nguyên ở Tây Tạng, tại một vùng được gọi là "vùng đất của ngàn hồ nước." Hơn một nửa những cái hồ đó giờ chỉ còn là ký ức. Chúng đã biến mất vào các cánh đồng lúa mì và gạo ở bên dưới. Ngân hàng Thế giới cảnh báo về "hậu quả thảm khốc" nếu Trung Quốc không còn khả năng nuôi sống người dân của họ. Các dòng sông cũng đang cảnh báo chúng ta, mặc dù chúng không biết nói tiếng Anh. Trong tổng số 37 ngàn km sông lớn của Trung Quốc, 80% không còn thích hợp để cá sinh sống. Nếu Trái Đất có thể viết một bản báo cáo, nó sẽ chứa hai từ: tám mươi phần trăm.
Hãy để nhiên liệu hóa thạch để cho phân bón và vận chuyển sang một bên. Nếu bạn sống ở Burlington, Vermont hay Santa Cruz, California, và bạn ăn cơm gạo — cơm gạo lứt mà người ăn chay ở đâu cũng ăn — thì đây là những thứ bạn đang ăn: cá chết và chim chết từ một dòng sông đang chết. Cần từ 250 đến 650 lít nước để trồng được một kg gạo. Giả vờ như gạo của bạn được trồng ở Bắc Mỹ. Hãy hình dung Texas hay California.
Đó là những đồng cỏ khô ngắn ngày. Hay lẽ ra nên là vậy. Bây giờ hình dung lúa gạo, với màu xanh màu mỡ của vùng nhiệt đới — và ngập đến tận cổ trong nước. Chỗ nước đó ở đâu ra? Bây giờ thay từ "nơi sinh sống" cho "nước": Đó là những gì xảy ra với những con cá nhái mũi dài, những con cò, con thằn lằn và cá choi choi. Có cái chết trên đĩa của bạn, cái chết của cả hệ sinh thái, nhưng nó xảy ra ở ngoài xa, xa kia, trong một thế giới mà chúng ta sẽ không bao giờ biết đến.
Một số những dự án ấy tồi tệ hơn những cái khác: lúa mì ở rìa Sa mạc Gobi (1500 lít nước/kg); lúa gạo ở Sindh (3000 - 7500 lít/kg); bò sữa quy mô lớn ở Sa mạc Sonora (6000 - 12.000 lít nước cho một lít sữa). Tony Allen, một chuyên gia về nước, gọi đó là "sự mất trí." Và nó đúng là như vậy. Nhưng những dự án tốt và xấu chỉ khác nhau về mức độ chứ không phải về bản chất. Xây đập ngăn các dòng sông giết chết chúng. Và tất nhiên, rút cạn chúng cũng vậy. Nước tưới cho nông nghiệp chắc chắn sẽ tạo ra sự nhiễm mặn: như một đạo quân xâm lược, những người làm nông làm nhiễm mặn đất. Cho đến khi tất cả những gì còn sót lại là đường nhựa và sa mạc, những biến thể của cái chủ đề mang tên "nền văn minh".
~ ~ ~ ~ ~ ~
Dòng sông Logone ở Cameroon lấy nước của nó từ rừng nhiệt đới ẩm Congo. Dòng sông và vùng đồng bằng ngập nước của nó từng là nguồn sống chính của các thợ săn và người đánh cá, nuôi dưỡng một hệ thống động vật hoang dã cho cả thiên nhiên kỷ. Người Fulani, tộc người du mục lớn nhất trên thế giới, đã sống ở vùng này hàng thế kỷ nay. Thế rồi một công ty lúa gạo cùng cái đập nước của họ đến. Kế hoạch là dùng nước để tưới cho đồng lúa. Một cái đập và 60 dặm bờ sông kè đá, thế là vùng đồng bằng ngập nước và hệ sinh thái với bao loài động vật của nó bị hủy diệt.
Bạn có thể tóm gọn cả cuốn sách của tôi vào hai câu sau đây.
"Những đồng cỏ lâu năm màu mỡ chết đi, khiến đàn gia súc 20.000 con phải rời đi nơi khác. Lượng cá đánh bắt được giảm 90%."
Nông nghiệp quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó, kể cả con người. Do đây là châu Phi, họ có lẽ đã sống dựa vào mô hình này — gia súc trên đồng cỏ, cá từ sông, động vật gắn chặt với hệ thống đa canh lâu năm — trong 4 triệu năm nay.
Chúng ta có thể kết thúc bằng ba câu tiếp theo.
Quá trình này đã lặp lại trong 10.000 năm nay. Những người cuối cùng biết sống một cách bền vững — biết cách hòa nhập với môi trường sống của đồng cỏ và dòng sông — đang bị đuổi đi bởi những người làm nông nghiệp, bị biến mất vào một thế giới thù địch nơi mà, giống như các loài động vật, họ chắc chắn sẽ chết.
Chúng ta đều là những người ấy, bởi vì suy cho cùng, không ai trong số chúng ta có thể sống thiếu đồng cỏ và dòng sông, biển cả và rừng. Tiền, đặc biệt là tiền tích tụ thành sự giàu có, có thể làm mua cho chúng ta một chút thời gian. Nhưng cái kim đã sắp về số không rồi. Chúng ta không còn đất màu, không còn nước, không còn các loài vật, và không còn chỗ trong bầu khí quyển cho lượng carbon mà chúng ta không thể ngừng đốt.
~ ~ ~ ~ ~ ~
Rồi còn dòng sông Mississippi. Hãy bỏ qua sông Indus và Logone đi — nói thật, hầu hết chúng ta ở Hoa Kỳ không thể chỉ ra chúng trên bản đồ. Nhưng dòng sông Mississippi chảy qua trái tim của lục địa này, và theo nhiều cách, chảy qua trái tim của cuốn sách này nữa. Chỉ còn 2% các dòng sông và vùng ngập nước ở Hoa Kỳ là còn chảy tự do. Ít hơn một nửa số vùng ngập nước ban đầu còn sót lại. Dọc sông Mississippi và các nhánh của nó, chỉ 20% các khu rừng đất trũng còn lại, và bị cắt đứt khỏi dòng sông bởi các con đê, chúng chắc chắn sẽ chết dần. Cùng với danh sách tử thần của động vật: vịt vai buồm, cá sấu Mỹ (mang con nó xuống nước trong mồm của nó), rùa biển đồi mồi, gấu đen Louisiana, cá cổ ngư vùng Vịnh. Bạn không cần phải nghe phần còn lại.
Cái bạn cần nghe là dòng sông đã bị hủy hoại cho nông nghiệp. Để trồng ngũ cốc ở những vùng với mùa hè nóng, khô cần nhiều nước. Không phải nước sống, chỉ là nước. Một dòng sông thực sự tràn bờ. Những vùng đất ngập nước hưởng thụ phù sa và độ ẩm, rồi từ từ giải phóng nước trở lại cho dòng sông. Nhưng những người làm nông nghiệp muốn đất. Họ lấy nó từ các khu rừng, đồng cỏ và đầm lầy, và họ không muốn nó bị ngập nước. Và một khi lương thực trở thành hàng hóa, nó phải được chở đi từ nơi nó được đào lên theo nghĩa đen từ đất màu của những đồng cỏ đã chết, đến các trung tâm dân cư dọc bờ biển từ Portland, Oregon đến Portland, Maine, và khắp cả thế giới. Thế là dòng sông trở thành dòng nước, giam cầm trong những kênh đào bằng bê tông đủ sâu để cho những cái xà lan chở đầy dầu mỏ và khí đốt dùng làm nhiên liệu cho tất cả những thứ đó, và cho những cái xà lan chở hàng tấn ngũ cốc ngắn ngày sẽ trở thành bánh mì trên bàn của bạn hàng ngày. Những cái kênh đào ngăn dòng nước ngọt không cho nó tràn ngập các khu rừng ngập nước và đầm lầy — và chỗ trống đó được thay thế bởi nước mặn. Việc đào sâu đủ cho tàu thuyền qua lại cũng làm gia tăng tốc độ nước mặn đi vào các đầm lầy và rừng ngập nước. Lượng muối, dĩ nhiên, sẽ giết chết chúng.
Trong khi đó tuyết tan và mưa lớn làm tăng lượng nước và tốc độ dòng chảy trong các kênh đào. Không có các vùng đất ngập nước để hấp thụ lượng dư thừa, sức mạnh của dòng chảy cứ tăng lên mãi cho đến khi những trận lũ lụt không thể tránh khỏi trở thành thảm họa. Ted Williams viết, "Biện pháp phòng tránh lũ lụt duy nhất từng có hiệu quả là các vùng đất ngập nước."
Khi cuối cùng dòng nước xổ tung ra Vịnh Mexico, nó mang một gánh nặng đầy chất dinh dưỡng — nitơ tiết ra từ các cánh đồng và phân động vật trong các nhà máy chăn nuôi — vượt quá ngưỡng mà một hệ sinh thái cân bằng có thể hấp thụ. Lượng nitơ dư thừa khiến tảo phát triển theo cấp số nhân. Khi tảo chết đi, vi khuẩn bước tiếp lên bàn ăn. Giờ đây, có rất nhiều vi khuẩn, và chúng cần ôxy. Chúng cần nhiều đến mức không cái gì khác có thể sống ở đó. Những thứ có thể bơi đủ nhanh đã rời khỏi đó. Những thứ không làm được vậy, chết đi. Có một vùng chết ở cửa sông Mississippi to bằng cả bang New Jersey.
Việc bón phân bằng nitơ tổng hợp dẫn đến nitơ bị tiết xuống sông ngòi bởi vì những thứ phân bón vô cơ đó phá hủy hoạt động sinh học — sự sống — trong đất. Bón phân bằng phân hữu cơ là không chấp nhận được đối với những người ăn chay vì đạo đức, những người coi việc thuần hóa gia súc là "sự bóc lột", và cả đối với những người ăn chay vì môi trường, những người nghĩ rằng tất cả đất đai có thể trồng trọt được cần được dùng để trồng ngũ cốc ngắn ngày. Sa mạc trên đất và vùng chết trên biển là điểm cuối của một nền nông nghiệp trồng cây ngắn ngày mà không có động vật.. Vâng, các nông trang trong vùng châu thổ sông Mississippi có thể dùng phân bón hạn chế hơn. Làm ơn, hãy dùng nó hạn chế hơn. Có lẽ chúng ta sẽ có thể có một vùng chết chỉ to bằng bang Rhode Island thôi. Nhưng có phải đó là tất cả những gì bạn muốn tranh đấu để có?
Bởi vì đây là thế giới mà tôi muốn có.
Và bên cạnh dòng sông là một đồng cỏ nuôi dưỡng bò rừng, linh dương, sói xám và chồn chân đen. Và con người nữa. Chúng ta cũng từng sống ở đó, không phải trên nó, mà là bên trong nó. Chúng ta có một lựa chọn, và nó không phải là lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Đó là lựa chọn giữa kẻ săn mồi hay kẻ hủy diệt, giữa thực phẩm mà chúng ta sống giữa chúng hay thực phẩm mà chúng ta áp đặt trên khắp thế giới.
~ ~ ~ ~ ~ ~
Hệ thống lưu trú Klamath được sử dụng bởi 80% số chim nước di cư dọc đường bay Thái Bình Dương. Hồ Klamath có số đại bàng trắng lớn nhất trên lục địa Hoa Kỳ. Dòng sông Klamath đã có thời là hệ thống sông có sản lượng cá hồi lớn thứ ba ở Bắc Mỹ. Lượng cá hồi di cư giờ đã giảm hơn 90%. Tình hình tệ đến mức một số loài được coi là có nguy cơ tuyệt chủng.
Cá hồi được coi là một loài then chốt.
Trong trường hợp cá hồi ở vùng tây bắc, chúng mang một lượng chất dinh dưỡng rất lớn từ đại dương đến cho các cư dân khác của dòng sông mỗi khi chúng di cư ngược dòng vào mùa sinh sản. Chúng nuôi dưỡng gấu, rái cá, chim ưng, đại bàng. Hàng tấn nitơ chứa trong cơ thể của chúng và được phân bổ trong khắp cộng đồng sinh vật ven sông khi những loài đó ăn, tiêu hóa và thải ra. Thông qua chu trình dinh dưỡng này, những con cá nuôi dưỡng các loài cây, và điều này quan trọng bởi vì cây cối là cực kỳ quan trọng đối với sự sống của dòng sông. Cây cung cấp bóng mát, giữ cho dòng sông đủ mát để các sinh vật dưới nước sống. Cây trữ nước từ các cơn mưa mùa xuân và tuyết tan, và rồi giải phóng nước ra từ từ khi đất khô dần khi mùa hè đến. Điều này giữ mực nước đủ cao để cung cấp ôxy cho cá. Cá nuôi dưỡng cây, cây bảo vệ cá. Giữa cá và cây là cả một dàn cung bậc sự sống từ các động vật giáp xác cực nhỏ cho đến chim đại bàng, và bên dưới tất cả chúng là đất đai.
Bên cạnh sông Klamath là cả một chuỗi trang trại dài. Bất chấp việc vùng này chỉ được nhận 300 mm mưa mỗi năm — dòng sông nhường lại nước của nó cho các trang trại. Do Dự án Thủy lợi Klamath, hầu hết nước từ lưu vực sông ở Oregon đã bị chặn lại và chuyển sang cho mục đích thủy lợi. Năm 2002, mực nước xuống thấp đến nỗi khoảng từ 34.000 đến 68.000 con cá chết. Chúng ngắc ngoải, vật vã và cuối cùng chết vì ngạt thở. Cơ thể chúng trương phềnh và thối rữa, và tôi được kể lại rằng mùi hôi thối là không thể tả được. Điều đó được thực hiện vì các sản phẩm nông nghiệp — khoai tây, ngũ cốc, hành tây — và vì gia súc.
Hai tháng sau, tôi ngồi trong cuộc họp tại hội nghị của các nhà hoạt động. Chúng tôi đều cấp tiến, công chính và chúng tôi tranh luận ầm ĩ về chủ đề thực phẩm. Hội nghị chỉ phục vụ đồ ăn chay, nhưng ngày càng nhiều người trong số chúng tôi thấy như vậy không đủ. Liệu có chỗ cho sự lựa chọn không? Không, bởi vì những con vật vô tội không đáng phải chết. Trong khi đó, trong bếp, có cả một ngăn đầy xà lách trong tủ lạnh. Nó được trồng ở đâu? Ai biết được, chỉ biết là ở xa, xa lắm. Có lẽ là vùng Central Valley của California, nơi mà các loài chim nước trên Sông Sacramento từng có nhiều đến nỗi chúng che kín cả mặt trời. Nhưng dòng sông và các vùng ngập nước của nó đã bị chảy máu đến chết để phục vụ cho nông nghiệp, để trồng xà lách, cà chua, atisô: những thực phẩm chay, không bạo lực, và về cơ bản là bền vững hơn thực phẩm từ động vật. Hay đó là quan điểm của các đồng chí của tôi.
Và trên giá bếp là ba túi khoai tây với dòng chữ "Sản phẩm của Oregon." Không một dòng sông vô tội nào chết vì miếng ăn của tôi, tôi muốn thốt ra. Nhưng tôi đã hơn 30 tuổi rồi nên thay vào đó tôi chỉ hít một hơi thật sâu. Không chỉ là những gì chết trên đĩa của bạn, tôi cố giải thích, có những câu hỏi lớn hơn nhiều mà bạn phải hỏi. Không ai muốn hỏi chúng.
Nhưng đây là cuốn sách của tôi, vậy nên tôi sẽ hỏi chúng ở đây. Cái gì có thể nuôi dưỡng con người với 300 mm mưa mỗi năm? Mở rộng câu hỏi đó ra với mệnh đề: mà không hủy hoại một môi trường dễ bị hủy hoại như vậy? Một môi trường dễ bị hủy hoại với một dòng sông chảy xuyên qua đó? Tại sao lại phải bỏ công ngăn dòng và hủy hoại một dòng sông, một dòng sông dày đặc sự màu mỡ và thực phẩm, và rồi bỏ công sức trồng nên hành tây, cỏ linh lăng và lúa mì, trong khi bạn có thể chỉ cần ngồi chơi và đợi những con cá đến, năm này qua năm khác, từ giờ cho đến mãi mãi về sau? Điều đó có phải điên rồ không? Hay chỉ có tôi nghĩ vậy? Gia súc hay các loài động vật nhai lại lớn khác như hươu cao cổ có thể sống bằng cỏ bản địa, mặc dù với con số ít hơn nhiều so với con số mà cỏ linh lăng luôn khát nước có thể nuôi. Bất cứ cố gắng trồng cây ngắn ngày nào, dù để lấy thức ăn gia súc hay lấy thực phẩm ăn chay như lúa mì và đậu tương, sẽ hủy hoại mảnh đất này. Để lâu thì nó sẽ hủy hoại hầu hết mọi mảnh đất, nhưng bạn sẽ thấy kết cục nhanh hơn trong một môi trường khô cằn.
Những người ăn chay vì đạo đức tin tưởng — và họ tin với tất cả trái tim và tâm trí thánh thiện của họ — rằng đó là lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Nhưng đó không phải là lựa chọn mà tự nhiên đưa ra cho bất kỳ ai trong chúng ta. Tất cả chúng ta — từ cây táo, cá hồi, giun đất, đến chim nhạn biển — đều là kẻ săn mồi và rồi là con mồi. Sự sống hay cái chết? không phải là câu hỏi sẽ cứu vớt chúng ta.
Nhưng câu hỏi này có thể: cái gì mọc lên ở nơi bạn sống? Hãy hỏi nó, và bạn sẽ thấy. Để trả lời, bạn sẽ phải biết rõ nơi bạn sống. Và nếu thực phẩm của bạn, sự sinh tồn của bạn, phụ thuộc vào vùng đất bắt đầu từ trái tim đang đập của bạn và vươn rộng ra đến khoảng cách đôi chân bạn có thể đi trong một ngày, bạn sẽ phải học để biết về các dòng sông, khu rừng, đất đai và mưa. Derrick Jensen viết:
"Cái gì mọc lên ở nơi bạn sống?" nghĩa là cái gì có thể mọc, nên mọc và ai nên trồng nó? Và đối với tất cả chúng ta, nó có nghĩa: ai đang hủy hoại mảnh đất bạn sống? Các chính quyền tham nhũng hay độc tài? Một tên độc tài chính trị? Một hệ thống kinh tế thái nhân cách biến các hội đồng quản trị công ty thành những "con người" về mặt pháp lý không có trách nhiệm với bất cứ cái gì ngoại trừ lợi nhuận của các cổ đông? Các công ty khai thác than hay gỗ? Bộ ba ngành công nghiệp dầu mỏ, xe hơi và xây dựng đang trải nhựa con đường đến địa ngục theo nghĩa đen? Ngân hàng Thế giới? Hay đơn giản là có quá nhiều người để có thể được nuôi sống một cách bền vững từ mảnh đất của bạn? Hơn một trăm quốc gia phụ thuộc vào ngũ cốc từ Canada và Hoa Kỳ, và lượng ngũ cốc đó chiếm 60% tất cả lượng xuất khẩu. Đồng thời, Massachusetts nhập khẩu 85% thực phẩm của họ. Lần cuối cùng Massachusetts tự chủ về lương thực, chỉ có một nửa số người so với bây giờ — và đến 90% rừng đã bị phá. Vậy nên chúng ta có một vấn đề ở đây. Bởi vì có quá nhiều người để mảnh đất ấy — hay để bất cứ mảnh đất nào — có thể nuôi dưỡng, chúng ta thường phải đối mặt với lựa chọn của Hobson: Liệu chúng ta nên trồng hết mức có thể tại nơi chúng ta ở và phá hủy mảnh đất chúng ta sống, hay là chúng ta nhập khẩu, và phá hủy đất đai ở một chỗ khác?
Vậy, câu hỏi "Cái gì mọc lên ở nơi bạn sống?" trở thành "Tại sao chúng ta có quá nhiều người như vậy?" Nó dẫn đến câu hỏi ai kiểm soát cơ thể phụ nữ. Những người trong số chúng ta thực sự là phụ nữ? Hay là phụ nữ chỉ là một tài nguyên khác cho đàn ông sử dụng, trong công cuộc tìm kiếm bất tận để chứng tỏ cái nam tính độc hại của họ, và để nhân giống ra binh lính mới cho trạng thái chiến tranh liên tục của nền văn minh này? Nam tính và chiến tranh — chống lại con người, chống lại hành tinh này — cùng với nhau đã tạo ra cỗ máy chuyển động vĩnh viễn của sự thống trị và hủy diệt đất đai và quyền con người. Chúng ta sẽ cần dừng cả hai thứ lại để cứu hành tinh này. Đấy là lý do tại sao chủ nghĩa quân phiệt là một vấn đề nữ quyền, tại sao hãm hiếp là một vấn đề môi trường, tại sao hủy hoại môi trường là một vấn đề hòa bình.
Tất cả những cái đó là những nhánh cây khổng lồ từ cùng một gốc rễ của sự vật chất hóa con người, biến con người thành đồ vật. Mưa, dòng sông, đồng cỏ — chúng có phải là những thành viên của cộng đồng của bạn hay không? Bạn có sống cùng với thực phẩm của bạn không, hay là mảnh đất sống này chỉ là một thứ đồ được sử dụng cho đến khi nó trở thành cát bụi? Liệu những đồng loại của bạn ở các nước khác có cùng tham gia vào dự án chung của sự chăm sóc và kết nối, hay họ là những cỗ máy lao động để lắp ráp điện thoại cho bạn, và sẽ cần bao nhiêu binh lính để giữ cho họ tiếp tục lắp ráp? Nếu bạn là đàn ông, có phải phụ nữ tồn tại chỉ để nấu ăn và sinh con cho bạn? Nếu bạn là phụ nữ, bạn sẽ nghĩ gì? Và đối với tất cả chúng ta, hành tinh này đang chết dưới ách thống trị của nền văn minh này: sẽ phải đến mức nào để chúng ta đứng lên chống lại?
Cái gì mọc lên ở nơi bạn sống? Một câu hỏi nhỏ có thể cứu cả thế giới.
Vấn đề này trở nên tồi tệ hơn khi mực nước ngầm dâng lên do việc tưới nước "mà nếu không được rút đi một cách tự nhiên hay nhân tạo, sẽ chảy dồn vào các vùng trũng." Sẽ cần nhiều năm — thậm chí nhiều thế hệ — nhưng cuối cùng mực nước ngầm sẽ dâng lên gần đến bề mặt và bị bay hơi đi. Giờ đây, khi nước ngầm bay hơi từ bề mặt đất, nó kéo thêm nước từ sâu dưới mặt đất lên để tiếp tục bay hơi. Và tất cả những hoạt động bay hơi đó cũng để lại lượng muối hòa tan trong nước. Hãy hình dung một ngày nắng nóng, khi mà làn da của bạn trở nên hơi dinh dính do muối từ mồ hôi bay hơi khỏi da. Nó là cùng một quá trình. Những người nông dân tuyệt vọng trong lịch sử hàng ngàn năm đã cố gắng cứu mảnh đất của họ bằng cách tưới nhiều hơn để rửa trôi muối đi, nhưng điều đó chỉ làm mực nước ngầm dâng lên cao hơn.
Nhiều nền văn minh đã sụp đổ khi điều đó xảy ra với mảnh đất của họ, và quá trình này đang diễn ra tại những vùng trồng ngũ cốc lớn trên khắp thế giới.
~ ~ ~ ~ ~ ~
Trong trường hợp bạn cần được thuyết phục thêm, tôi có trước mặt tôi một danh sách các loài chim. Chim chèo Swainson là một loại chim nhỏ (13 - 15 cm) với giọng hót rất to. Nó sục cái mỏ của nó vào trong lá rụng, làm phẳng những chiếc lá để tìm sâu bọ. "Tình trạng khi mới nở," Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu chim Cornell viết, "bất lực và trần trụi." Chim đớp ruồi Acadian có thể bay tại chỗ hoặc giật lùi. Chim nhạn biển đen với bộ lông bóng tuyệt đẹp vào mùa sinh sản và bản tính thuần khiết của nó sống theo từng đàn lên tới hàng vạn con — thử tưởng tượng bầu trời tối lại với hai hay ba vạn con chim. Con vịt lặn vai buồm đực phát ra những tiếng kêu ngọt ngào khi tán tỉnh, và con cái, như nhiều con chim mái khác, tự nhổ lông của mình để lót ổ.
Tôi sẽ không kéo dài thêm nữa. Danh sách các loài chim là một danh sách bị nguyền rủa. Nó trải dài từ đây đến tận địa ngục. Và bất cứ loài chim nào sống phụ thuộc vào dòng sông sẽ tìm thấy tên của chúng viết ở đó.
Bởi vì tôi cũng có một danh sách các dòng sống, những dòng sông thậm chí tôi chưa bao giờ nghe tới, đang bị hủy diệt để lấy nước tưới. Chúng đang bị nắn dòng và bị rút cạn để cho mùa màng như lúa mì, gạo và bông, và cả các quá trình công nghiệp như thủy điện và nhuộm màu. "70% tất cả nước từ các dòng sông và nước ngầm dưới đất đang được dùng để tưới những cánh đồng nơi trồng ra một phần ba lương thực của thế giới," Fred Pearce viết trong cuốn When the Rivers Run Dry (Khi Các Dòng Sông Cạn Khô), một cuốn sách sẽ làm tan vỡ trái tim bạn. Tại "Ai Cập,
Mexico, Pakistan, Úc và trên khắp vùng Trung Á, 90% hoặc hơn nữa nước lấy từ môi trường được dùng để tưới cho nông nghiệp."
Các vụ mùa từ cuộc Cách mạng Xanh mang lại nhiều ngũ cốc hơn trên mỗi hecta, nhưng để làm vậy, chúng dùng nhiều nước hơn. Nước phải đến từ đâu đó, và điều đó nghĩa là thêm nhiều đập, nhiều giếng, nhiều dòng sông bị nắn dòng — và nhiều đất bị nhiễm mặn. Chúng ta không chỉ đang sử dụng nước không tái tạo — nước từ các tầng nước ngầm rất sâu hầu như không được nạp lại, hoặc cực kỳ chậm nếu có — mà "các dự án ban đầu phủ xanh hoang mạc giờ đang tạo ra hoang mạc." Trên cả thế giới, 10 triệu hecta đất nông nghiệp bị mất đi mỗi năm vì nhiễm mặn.
Lấy Pakistan làm ví dụ. Dòng sông Indus cung cấp nước tưới cho 90% mùa màng của Pakistan. (Nhớ rằng rất ít ngũ cốc được dùng để nuôi gia súc ở châu Á và châu Phi — Chương sau sẽ nói về chủ đề này kỹ hơn.) 40 ngàn hecta mỗi năm bị mất đi vì nhiễm mặn. Đến giờ, 10% tổng số đất nông nghiệp của Pakistan đã bị mất. 20% khác bị ngập úng, và 25% nữa hầu như không trồng trọt được gì. Karachi là thành phố có dân số phát triển nhanh nhất thế giới. Dân số ở đây đang bùng nổ do những người tị nạn môi trường đổ về.
Tại một số vùng của tỉnh Sindh, hơn một nửa đất đai không còn trồng được.
Dòng sống Indus, một trong những nơi khởi nguồn của nền văn minh, bây giờ cạn kiệt ở vài trăm dặm cuối cùng. Đồng bằng sông Indus — và bạn có thể tùy ý thay thế sông Mississippi, Ganges, Ebro, Hoàng Hà, hay Volta vào đây — từng là một vùng đất đầy sinh vật với hàng chuỗi đầm lầy nối tiếp nhau, chứa đầy cá, chim, và các loài khác. Nhưng cuộc tiến quân ra biển đang xảy ra theo chiều ngược lại. Không còn lượng phù sa mà dòng sông từng mang lại, vùng đồng bằng bị xói mòn. Không còn rào cản phù sa ở cửa sông, biển đang lấn dần vào. 250 ngàn hecta rừng ngập mặn giờ đã chết, chìm sâu dưới đại dương.
Hay xem Ấn Độ. Hai phần ba mùa màng của Ấn Độ phụ thuộc vào nguồn nước ngầm. Các giếng ở vùng phía bắc Gujarat từng có lúc đầy nước ở độ sâu 10 mét. Bây giờ cả những giếng sâu 400 mét cũng cạn khô. Người dân đang phải rời bỏ nhiều vùng ở Tamil Nadu và Gujarat. Khi những mùa nước lũ từ các dòng sông mất đi, đầu tiên là biến thành hoang mạc và rồi biến thành chuyện cổ tích, một dòng lũ mới thay thế chúng: dòng lũ những người từ vùng nông thôn đổ vào các khu nhà ổ chuột trong thành phố.
Lúa, lúa mì, ngô — những giống ngũ cốc ngắn ngày mà những người ăn chay muốn cả thế giới ăn — chúng uống cạn cả dòng sông. Các quốc gia phụ thuộc vào những vụ mùa sử dụng công nghệ cách mạng xanh có tỷ lệ nước dùng lớn gấp nhiều lần châu Âu. Trên mỗi đầu người, "Pakistan tiêu thụ nước nhiều gấp 5 lần trên mỗi đầu người so với Ireland, Ai Cập gấp 5 lần Vương quốc Anh, và Mexico gấp 5 lần so với Đan Mạch." Tưới nước cho nông nghiệp không "chỉ" hủy hoại các khu rừng ngập nước và hệ thống sinh thái ven biển. Khi mực nước ngầm hạ xuống, bất cứ cây nào còn sót lại sẽ chết khát vì rễ của chúng không với được tới nước. Tất cả những gì còn sót lại là cát bụi. Và cát bụi đó tập hợp lại thành bão cát, lan rộng, ví dụ, từ những cánh đồng lúa mì của Trung Quốc ra khắp châu Á, "làm nghẹt các lá phổi ở Bắc Kinh, đóng cửa trường học ở Hàn Quốc, phủ bụi lên xe hơi ở Nhật Bản, và rơi theo mưa xuống các dãy núi và bờ biển phía tây Canada." Dòng sông Hoàng Hà bắt đầu từ các cao nguyên ở Tây Tạng, tại một vùng được gọi là "vùng đất của ngàn hồ nước." Hơn một nửa những cái hồ đó giờ chỉ còn là ký ức. Chúng đã biến mất vào các cánh đồng lúa mì và gạo ở bên dưới. Ngân hàng Thế giới cảnh báo về "hậu quả thảm khốc" nếu Trung Quốc không còn khả năng nuôi sống người dân của họ. Các dòng sông cũng đang cảnh báo chúng ta, mặc dù chúng không biết nói tiếng Anh. Trong tổng số 37 ngàn km sông lớn của Trung Quốc, 80% không còn thích hợp để cá sinh sống. Nếu Trái Đất có thể viết một bản báo cáo, nó sẽ chứa hai từ: tám mươi phần trăm.
Hãy để nhiên liệu hóa thạch để cho phân bón và vận chuyển sang một bên. Nếu bạn sống ở Burlington, Vermont hay Santa Cruz, California, và bạn ăn cơm gạo — cơm gạo lứt mà người ăn chay ở đâu cũng ăn — thì đây là những thứ bạn đang ăn: cá chết và chim chết từ một dòng sông đang chết. Cần từ 250 đến 650 lít nước để trồng được một kg gạo. Giả vờ như gạo của bạn được trồng ở Bắc Mỹ. Hãy hình dung Texas hay California.
Đó là những đồng cỏ khô ngắn ngày. Hay lẽ ra nên là vậy. Bây giờ hình dung lúa gạo, với màu xanh màu mỡ của vùng nhiệt đới — và ngập đến tận cổ trong nước. Chỗ nước đó ở đâu ra? Bây giờ thay từ "nơi sinh sống" cho "nước": Đó là những gì xảy ra với những con cá nhái mũi dài, những con cò, con thằn lằn và cá choi choi. Có cái chết trên đĩa của bạn, cái chết của cả hệ sinh thái, nhưng nó xảy ra ở ngoài xa, xa kia, trong một thế giới mà chúng ta sẽ không bao giờ biết đến.
Một số những dự án ấy tồi tệ hơn những cái khác: lúa mì ở rìa Sa mạc Gobi (1500 lít nước/kg); lúa gạo ở Sindh (3000 - 7500 lít/kg); bò sữa quy mô lớn ở Sa mạc Sonora (6000 - 12.000 lít nước cho một lít sữa). Tony Allen, một chuyên gia về nước, gọi đó là "sự mất trí." Và nó đúng là như vậy. Nhưng những dự án tốt và xấu chỉ khác nhau về mức độ chứ không phải về bản chất. Xây đập ngăn các dòng sông giết chết chúng. Và tất nhiên, rút cạn chúng cũng vậy. Nước tưới cho nông nghiệp chắc chắn sẽ tạo ra sự nhiễm mặn: như một đạo quân xâm lược, những người làm nông làm nhiễm mặn đất. Cho đến khi tất cả những gì còn sót lại là đường nhựa và sa mạc, những biến thể của cái chủ đề mang tên "nền văn minh".
~ ~ ~ ~ ~ ~
Dòng sông Logone ở Cameroon lấy nước của nó từ rừng nhiệt đới ẩm Congo. Dòng sông và vùng đồng bằng ngập nước của nó từng là nguồn sống chính của các thợ săn và người đánh cá, nuôi dưỡng một hệ thống động vật hoang dã cho cả thiên nhiên kỷ. Người Fulani, tộc người du mục lớn nhất trên thế giới, đã sống ở vùng này hàng thế kỷ nay. Thế rồi một công ty lúa gạo cùng cái đập nước của họ đến. Kế hoạch là dùng nước để tưới cho đồng lúa. Một cái đập và 60 dặm bờ sông kè đá, thế là vùng đồng bằng ngập nước và hệ sinh thái với bao loài động vật của nó bị hủy diệt.
Bạn có thể tóm gọn cả cuốn sách của tôi vào hai câu sau đây.
"Những đồng cỏ lâu năm màu mỡ chết đi, khiến đàn gia súc 20.000 con phải rời đi nơi khác. Lượng cá đánh bắt được giảm 90%."
Nông nghiệp quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó, kể cả con người. Do đây là châu Phi, họ có lẽ đã sống dựa vào mô hình này — gia súc trên đồng cỏ, cá từ sông, động vật gắn chặt với hệ thống đa canh lâu năm — trong 4 triệu năm nay.
Chúng ta có thể kết thúc bằng ba câu tiếp theo.
Quá trình này đã lặp lại trong 10.000 năm nay. Những người cuối cùng biết sống một cách bền vững — biết cách hòa nhập với môi trường sống của đồng cỏ và dòng sông — đang bị đuổi đi bởi những người làm nông nghiệp, bị biến mất vào một thế giới thù địch nơi mà, giống như các loài động vật, họ chắc chắn sẽ chết.
Chúng ta đều là những người ấy, bởi vì suy cho cùng, không ai trong số chúng ta có thể sống thiếu đồng cỏ và dòng sông, biển cả và rừng. Tiền, đặc biệt là tiền tích tụ thành sự giàu có, có thể làm mua cho chúng ta một chút thời gian. Nhưng cái kim đã sắp về số không rồi. Chúng ta không còn đất màu, không còn nước, không còn các loài vật, và không còn chỗ trong bầu khí quyển cho lượng carbon mà chúng ta không thể ngừng đốt.
~ ~ ~ ~ ~ ~
Rồi còn dòng sông Mississippi. Hãy bỏ qua sông Indus và Logone đi — nói thật, hầu hết chúng ta ở Hoa Kỳ không thể chỉ ra chúng trên bản đồ. Nhưng dòng sông Mississippi chảy qua trái tim của lục địa này, và theo nhiều cách, chảy qua trái tim của cuốn sách này nữa. Chỉ còn 2% các dòng sông và vùng ngập nước ở Hoa Kỳ là còn chảy tự do. Ít hơn một nửa số vùng ngập nước ban đầu còn sót lại. Dọc sông Mississippi và các nhánh của nó, chỉ 20% các khu rừng đất trũng còn lại, và bị cắt đứt khỏi dòng sông bởi các con đê, chúng chắc chắn sẽ chết dần. Cùng với danh sách tử thần của động vật: vịt vai buồm, cá sấu Mỹ (mang con nó xuống nước trong mồm của nó), rùa biển đồi mồi, gấu đen Louisiana, cá cổ ngư vùng Vịnh. Bạn không cần phải nghe phần còn lại.
Cái bạn cần nghe là dòng sông đã bị hủy hoại cho nông nghiệp. Để trồng ngũ cốc ở những vùng với mùa hè nóng, khô cần nhiều nước. Không phải nước sống, chỉ là nước. Một dòng sông thực sự tràn bờ. Những vùng đất ngập nước hưởng thụ phù sa và độ ẩm, rồi từ từ giải phóng nước trở lại cho dòng sông. Nhưng những người làm nông nghiệp muốn đất. Họ lấy nó từ các khu rừng, đồng cỏ và đầm lầy, và họ không muốn nó bị ngập nước. Và một khi lương thực trở thành hàng hóa, nó phải được chở đi từ nơi nó được đào lên theo nghĩa đen từ đất màu của những đồng cỏ đã chết, đến các trung tâm dân cư dọc bờ biển từ Portland, Oregon đến Portland, Maine, và khắp cả thế giới. Thế là dòng sông trở thành dòng nước, giam cầm trong những kênh đào bằng bê tông đủ sâu để cho những cái xà lan chở đầy dầu mỏ và khí đốt dùng làm nhiên liệu cho tất cả những thứ đó, và cho những cái xà lan chở hàng tấn ngũ cốc ngắn ngày sẽ trở thành bánh mì trên bàn của bạn hàng ngày. Những cái kênh đào ngăn dòng nước ngọt không cho nó tràn ngập các khu rừng ngập nước và đầm lầy — và chỗ trống đó được thay thế bởi nước mặn. Việc đào sâu đủ cho tàu thuyền qua lại cũng làm gia tăng tốc độ nước mặn đi vào các đầm lầy và rừng ngập nước. Lượng muối, dĩ nhiên, sẽ giết chết chúng.
Trong khi đó tuyết tan và mưa lớn làm tăng lượng nước và tốc độ dòng chảy trong các kênh đào. Không có các vùng đất ngập nước để hấp thụ lượng dư thừa, sức mạnh của dòng chảy cứ tăng lên mãi cho đến khi những trận lũ lụt không thể tránh khỏi trở thành thảm họa. Ted Williams viết, "Biện pháp phòng tránh lũ lụt duy nhất từng có hiệu quả là các vùng đất ngập nước."
Khi cuối cùng dòng nước xổ tung ra Vịnh Mexico, nó mang một gánh nặng đầy chất dinh dưỡng — nitơ tiết ra từ các cánh đồng và phân động vật trong các nhà máy chăn nuôi — vượt quá ngưỡng mà một hệ sinh thái cân bằng có thể hấp thụ. Lượng nitơ dư thừa khiến tảo phát triển theo cấp số nhân. Khi tảo chết đi, vi khuẩn bước tiếp lên bàn ăn. Giờ đây, có rất nhiều vi khuẩn, và chúng cần ôxy. Chúng cần nhiều đến mức không cái gì khác có thể sống ở đó. Những thứ có thể bơi đủ nhanh đã rời khỏi đó. Những thứ không làm được vậy, chết đi. Có một vùng chết ở cửa sông Mississippi to bằng cả bang New Jersey.
Việc bón phân bằng nitơ tổng hợp dẫn đến nitơ bị tiết xuống sông ngòi bởi vì những thứ phân bón vô cơ đó phá hủy hoạt động sinh học — sự sống — trong đất. Bón phân bằng phân hữu cơ là không chấp nhận được đối với những người ăn chay vì đạo đức, những người coi việc thuần hóa gia súc là "sự bóc lột", và cả đối với những người ăn chay vì môi trường, những người nghĩ rằng tất cả đất đai có thể trồng trọt được cần được dùng để trồng ngũ cốc ngắn ngày. Sa mạc trên đất và vùng chết trên biển là điểm cuối của một nền nông nghiệp trồng cây ngắn ngày mà không có động vật.. Vâng, các nông trang trong vùng châu thổ sông Mississippi có thể dùng phân bón hạn chế hơn. Làm ơn, hãy dùng nó hạn chế hơn. Có lẽ chúng ta sẽ có thể có một vùng chết chỉ to bằng bang Rhode Island thôi. Nhưng có phải đó là tất cả những gì bạn muốn tranh đấu để có?
Bởi vì đây là thế giới mà tôi muốn có.
Và bên cạnh dòng sông là một đồng cỏ nuôi dưỡng bò rừng, linh dương, sói xám và chồn chân đen. Và con người nữa. Chúng ta cũng từng sống ở đó, không phải trên nó, mà là bên trong nó. Chúng ta có một lựa chọn, và nó không phải là lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Đó là lựa chọn giữa kẻ săn mồi hay kẻ hủy diệt, giữa thực phẩm mà chúng ta sống giữa chúng hay thực phẩm mà chúng ta áp đặt trên khắp thế giới.
~ ~ ~ ~ ~ ~
Hệ thống lưu trú Klamath được sử dụng bởi 80% số chim nước di cư dọc đường bay Thái Bình Dương. Hồ Klamath có số đại bàng trắng lớn nhất trên lục địa Hoa Kỳ. Dòng sông Klamath đã có thời là hệ thống sông có sản lượng cá hồi lớn thứ ba ở Bắc Mỹ. Lượng cá hồi di cư giờ đã giảm hơn 90%. Tình hình tệ đến mức một số loài được coi là có nguy cơ tuyệt chủng.
Cá hồi được coi là một loài then chốt.
Trong trường hợp cá hồi ở vùng tây bắc, chúng mang một lượng chất dinh dưỡng rất lớn từ đại dương đến cho các cư dân khác của dòng sông mỗi khi chúng di cư ngược dòng vào mùa sinh sản. Chúng nuôi dưỡng gấu, rái cá, chim ưng, đại bàng. Hàng tấn nitơ chứa trong cơ thể của chúng và được phân bổ trong khắp cộng đồng sinh vật ven sông khi những loài đó ăn, tiêu hóa và thải ra. Thông qua chu trình dinh dưỡng này, những con cá nuôi dưỡng các loài cây, và điều này quan trọng bởi vì cây cối là cực kỳ quan trọng đối với sự sống của dòng sông. Cây cung cấp bóng mát, giữ cho dòng sông đủ mát để các sinh vật dưới nước sống. Cây trữ nước từ các cơn mưa mùa xuân và tuyết tan, và rồi giải phóng nước ra từ từ khi đất khô dần khi mùa hè đến. Điều này giữ mực nước đủ cao để cung cấp ôxy cho cá. Cá nuôi dưỡng cây, cây bảo vệ cá. Giữa cá và cây là cả một dàn cung bậc sự sống từ các động vật giáp xác cực nhỏ cho đến chim đại bàng, và bên dưới tất cả chúng là đất đai.
Bên cạnh sông Klamath là cả một chuỗi trang trại dài. Bất chấp việc vùng này chỉ được nhận 300 mm mưa mỗi năm — dòng sông nhường lại nước của nó cho các trang trại. Do Dự án Thủy lợi Klamath, hầu hết nước từ lưu vực sông ở Oregon đã bị chặn lại và chuyển sang cho mục đích thủy lợi. Năm 2002, mực nước xuống thấp đến nỗi khoảng từ 34.000 đến 68.000 con cá chết. Chúng ngắc ngoải, vật vã và cuối cùng chết vì ngạt thở. Cơ thể chúng trương phềnh và thối rữa, và tôi được kể lại rằng mùi hôi thối là không thể tả được. Điều đó được thực hiện vì các sản phẩm nông nghiệp — khoai tây, ngũ cốc, hành tây — và vì gia súc.
Hai tháng sau, tôi ngồi trong cuộc họp tại hội nghị của các nhà hoạt động. Chúng tôi đều cấp tiến, công chính và chúng tôi tranh luận ầm ĩ về chủ đề thực phẩm. Hội nghị chỉ phục vụ đồ ăn chay, nhưng ngày càng nhiều người trong số chúng tôi thấy như vậy không đủ. Liệu có chỗ cho sự lựa chọn không? Không, bởi vì những con vật vô tội không đáng phải chết. Trong khi đó, trong bếp, có cả một ngăn đầy xà lách trong tủ lạnh. Nó được trồng ở đâu? Ai biết được, chỉ biết là ở xa, xa lắm. Có lẽ là vùng Central Valley của California, nơi mà các loài chim nước trên Sông Sacramento từng có nhiều đến nỗi chúng che kín cả mặt trời. Nhưng dòng sông và các vùng ngập nước của nó đã bị chảy máu đến chết để phục vụ cho nông nghiệp, để trồng xà lách, cà chua, atisô: những thực phẩm chay, không bạo lực, và về cơ bản là bền vững hơn thực phẩm từ động vật. Hay đó là quan điểm của các đồng chí của tôi.
Và trên giá bếp là ba túi khoai tây với dòng chữ "Sản phẩm của Oregon." Không một dòng sông vô tội nào chết vì miếng ăn của tôi, tôi muốn thốt ra. Nhưng tôi đã hơn 30 tuổi rồi nên thay vào đó tôi chỉ hít một hơi thật sâu. Không chỉ là những gì chết trên đĩa của bạn, tôi cố giải thích, có những câu hỏi lớn hơn nhiều mà bạn phải hỏi. Không ai muốn hỏi chúng.
Nhưng đây là cuốn sách của tôi, vậy nên tôi sẽ hỏi chúng ở đây. Cái gì có thể nuôi dưỡng con người với 300 mm mưa mỗi năm? Mở rộng câu hỏi đó ra với mệnh đề: mà không hủy hoại một môi trường dễ bị hủy hoại như vậy? Một môi trường dễ bị hủy hoại với một dòng sông chảy xuyên qua đó? Tại sao lại phải bỏ công ngăn dòng và hủy hoại một dòng sông, một dòng sông dày đặc sự màu mỡ và thực phẩm, và rồi bỏ công sức trồng nên hành tây, cỏ linh lăng và lúa mì, trong khi bạn có thể chỉ cần ngồi chơi và đợi những con cá đến, năm này qua năm khác, từ giờ cho đến mãi mãi về sau? Điều đó có phải điên rồ không? Hay chỉ có tôi nghĩ vậy? Gia súc hay các loài động vật nhai lại lớn khác như hươu cao cổ có thể sống bằng cỏ bản địa, mặc dù với con số ít hơn nhiều so với con số mà cỏ linh lăng luôn khát nước có thể nuôi. Bất cứ cố gắng trồng cây ngắn ngày nào, dù để lấy thức ăn gia súc hay lấy thực phẩm ăn chay như lúa mì và đậu tương, sẽ hủy hoại mảnh đất này. Để lâu thì nó sẽ hủy hoại hầu hết mọi mảnh đất, nhưng bạn sẽ thấy kết cục nhanh hơn trong một môi trường khô cằn.
Những người ăn chay vì đạo đức tin tưởng — và họ tin với tất cả trái tim và tâm trí thánh thiện của họ — rằng đó là lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Nhưng đó không phải là lựa chọn mà tự nhiên đưa ra cho bất kỳ ai trong chúng ta. Tất cả chúng ta — từ cây táo, cá hồi, giun đất, đến chim nhạn biển — đều là kẻ săn mồi và rồi là con mồi. Sự sống hay cái chết? không phải là câu hỏi sẽ cứu vớt chúng ta.
Nhưng câu hỏi này có thể: cái gì mọc lên ở nơi bạn sống? Hãy hỏi nó, và bạn sẽ thấy. Để trả lời, bạn sẽ phải biết rõ nơi bạn sống. Và nếu thực phẩm của bạn, sự sinh tồn của bạn, phụ thuộc vào vùng đất bắt đầu từ trái tim đang đập của bạn và vươn rộng ra đến khoảng cách đôi chân bạn có thể đi trong một ngày, bạn sẽ phải học để biết về các dòng sông, khu rừng, đất đai và mưa. Derrick Jensen viết:
"Cái gì mọc lên ở nơi bạn sống?" nghĩa là cái gì có thể mọc, nên mọc và ai nên trồng nó? Và đối với tất cả chúng ta, nó có nghĩa: ai đang hủy hoại mảnh đất bạn sống? Các chính quyền tham nhũng hay độc tài? Một tên độc tài chính trị? Một hệ thống kinh tế thái nhân cách biến các hội đồng quản trị công ty thành những "con người" về mặt pháp lý không có trách nhiệm với bất cứ cái gì ngoại trừ lợi nhuận của các cổ đông? Các công ty khai thác than hay gỗ? Bộ ba ngành công nghiệp dầu mỏ, xe hơi và xây dựng đang trải nhựa con đường đến địa ngục theo nghĩa đen? Ngân hàng Thế giới? Hay đơn giản là có quá nhiều người để có thể được nuôi sống một cách bền vững từ mảnh đất của bạn? Hơn một trăm quốc gia phụ thuộc vào ngũ cốc từ Canada và Hoa Kỳ, và lượng ngũ cốc đó chiếm 60% tất cả lượng xuất khẩu. Đồng thời, Massachusetts nhập khẩu 85% thực phẩm của họ. Lần cuối cùng Massachusetts tự chủ về lương thực, chỉ có một nửa số người so với bây giờ — và đến 90% rừng đã bị phá. Vậy nên chúng ta có một vấn đề ở đây. Bởi vì có quá nhiều người để mảnh đất ấy — hay để bất cứ mảnh đất nào — có thể nuôi dưỡng, chúng ta thường phải đối mặt với lựa chọn của Hobson: Liệu chúng ta nên trồng hết mức có thể tại nơi chúng ta ở và phá hủy mảnh đất chúng ta sống, hay là chúng ta nhập khẩu, và phá hủy đất đai ở một chỗ khác?
Vậy, câu hỏi "Cái gì mọc lên ở nơi bạn sống?" trở thành "Tại sao chúng ta có quá nhiều người như vậy?" Nó dẫn đến câu hỏi ai kiểm soát cơ thể phụ nữ. Những người trong số chúng ta thực sự là phụ nữ? Hay là phụ nữ chỉ là một tài nguyên khác cho đàn ông sử dụng, trong công cuộc tìm kiếm bất tận để chứng tỏ cái nam tính độc hại của họ, và để nhân giống ra binh lính mới cho trạng thái chiến tranh liên tục của nền văn minh này? Nam tính và chiến tranh — chống lại con người, chống lại hành tinh này — cùng với nhau đã tạo ra cỗ máy chuyển động vĩnh viễn của sự thống trị và hủy diệt đất đai và quyền con người. Chúng ta sẽ cần dừng cả hai thứ lại để cứu hành tinh này. Đấy là lý do tại sao chủ nghĩa quân phiệt là một vấn đề nữ quyền, tại sao hãm hiếp là một vấn đề môi trường, tại sao hủy hoại môi trường là một vấn đề hòa bình.
Tất cả những cái đó là những nhánh cây khổng lồ từ cùng một gốc rễ của sự vật chất hóa con người, biến con người thành đồ vật. Mưa, dòng sông, đồng cỏ — chúng có phải là những thành viên của cộng đồng của bạn hay không? Bạn có sống cùng với thực phẩm của bạn không, hay là mảnh đất sống này chỉ là một thứ đồ được sử dụng cho đến khi nó trở thành cát bụi? Liệu những đồng loại của bạn ở các nước khác có cùng tham gia vào dự án chung của sự chăm sóc và kết nối, hay họ là những cỗ máy lao động để lắp ráp điện thoại cho bạn, và sẽ cần bao nhiêu binh lính để giữ cho họ tiếp tục lắp ráp? Nếu bạn là đàn ông, có phải phụ nữ tồn tại chỉ để nấu ăn và sinh con cho bạn? Nếu bạn là phụ nữ, bạn sẽ nghĩ gì? Và đối với tất cả chúng ta, hành tinh này đang chết dưới ách thống trị của nền văn minh này: sẽ phải đến mức nào để chúng ta đứng lên chống lại?
Cái gì mọc lên ở nơi bạn sống? Một câu hỏi nhỏ có thể cứu cả thế giới.
Lierre Keith
The Vegetarian Myth
Dịch bởi Sott