KINH THẬP TỨ - THƯỢNG ĐẾ DẠY CHUNG LOÀI NGƯỜI VỀ CÁCH LÀM CHỦ BẢN THÂN



  KINH THẬP TỨ 

 (14 ĐIỀU LÀM CHỦ BẢN THÂN)
                                               
 THƯỢNG ĐẾ DẠY CHUNG LOÀI NGƯỜI VỀ CÁCH LÀM CHỦ BẢN THÂN


Thượng đế nhập trọc, hóa sinh điều nghiên, giác ngộ chúng sinh các đẳng cảnh giới tuân học, thành đạo, thành người, làm chủ sự sống, tồn tại; tôn kính mình và người, làm tốt đạo đức cá nhân, bảo vệ nguyên khí vũ trụ bằng đạo đức và tránh xa các nghiệp ác.
 1-Khiêm tốn:
-Vì ai cũng có cái tôi và có tài, có trí tuệ riêng, nên mình phải khiêm tốn.
-Đời sống cá nhân kẻ khác làm chúng ta nghiêng mình tôn trọng và khiêm tốn học hỏi, trân trọng.
-Vì khiêm tốn là con đường làm kẻ khác tôn trọng mình.
-Vì khi ta khiêm tốn, ta được lợi và tiếp thu kiến trí của kẻ đối thoại; nếu mình giương cái vây ngã mạn, họ sẽ thu rút bản thân và không muốn cho mình bất cứ cái gì.
-Cao ngạo, nên có thể bị cô đơn.
-Nhưng trước đám đông ô hợp, cao ngạo, ngu tối con khôn ngoan
nên cô độc=đó cũng là một cách khiêm tốn.
-Vì chúng ta là cộng sinh, đồng đẳng ở trong tâm Thượng đế từ lâu rồi, nên cùng đồng hưởng số phận làm người-nên các con phải khiêm cung và nhường nhịn lẫn nhau để tồn tại.
-Vì có nhiều thần thánh giáng sinh làm người, hiền hậu, đời sống đơn giản hoặc có khi nghèo đói là một điều kiện rèn luyện, thì mình
phải khiêm tốn, tôn trọng kẻ nghèo hèn hơn mình; chưa chắc các con giàu sang đã được Thượng đế yêu thương hơn và cho tiến hóa hơn kẻ giàu có, nên trọng mình và thương yêu kẻ bần hàn. Cẩn thận với kẻ ăn mày, vì đôi khi thần thánh hóa xuống thử thách cái tâm của mình.
-Khiêm tốn là một cách chế ngự bản thân.

2-Nhún nhường:
-Khi con nhún nhường, sẽ gặt hái được tình thương và hòa đồng của kẻ như mình và làm kẻ ác xa lánh, tôn trọng.
-Nhún nhường nhưng không suy lụy, nịnh bợ, xun xoe.
-Đôi khi nhún nhường còn là sự cầu thị, con sẽ  được.
-Đôi khi nhún nhường được coi là một biện pháp khôn khéo để xem kẻ đối diện thế nào và là một cách xem xét kẻ đối diện có phải là cao ngạo không; kẻ cao ngạo các con phải cẩn thận-một là vì tiền danh tài nó có thể ăn thịt cả anh em ruột, nên các con không là gì với nó.
-Khiêm cung: Khiêm nhường và cung kính. Kẻ hiền, kẻ có tài đức, cha mẹ ông bà cô dì chú bác, anh chị, thầy giáo, thầy thuốc, thầy cúng, các con phải thực sự khiêm cung; đối với kẻ cao ngạo hoặc gian ác, nên lánh xa chúng, hoặc im lặng. Nếu giáo hóa được kẻ đó nhẹ nhàng bằng phẩm hạnh của mình thì càng tốt.
-Trọng người hiền tại, đạo đức.
-Ưa tiếp thu, học hỏi, cầu tiến bộ: Lặng lẽ chiêm nghiệm, quan sát, đánh giá khách quan-khoa học-chính xác-nhiều mặt và cụ thể một mặt; tiếp thu điều tốt và lánh xa các điều dở, ác, xấu, độc hại,
-Nhịn nhục
-Sợ sự ương bướng
-Sợ sự làm tổn hại-sợ xúc phạm đến người khác
-Sợ người khác đau khổ
-Sợ sự xấc láo, hỗn láo.
-Sợ sự ngạo báng, khinh thị sự kính tín, bỏ qua các điều răn giới của đời và của Trời (Thượng đế).
Nhún nhường là một cách chế ngự bản thân.

3-Kiệm lời:
-Loạn ngôn mất trí, nói nhiều mất khí.
-Nói nhiều thành nói dại.
-Nói nhiều mất khôn.
-Không nói ngoa ngôn, bóng bẩy, ra vẻ có nhiều tri thức; cứ nói giản dị.
-Không nói nống, chua ngoa.
-Kiệm lời là một cách chế ngự bản thân.

4-Khống chế ham muốn:
-Ăn uống:
Tập nhịn đói, làm chủ cảm giác đói, cảm giác thèm ăn.
-Thử học nhịn đói xem, khi học xong, sẽ có cảm giác làm chủ bản thân.
-Thấy thức ăn ngon, mà mình xa tránh, không mua, không bị hút vào đó là thắng lợi, kể cả trong túi có nhiều tiền. Không hẳn cứ có nhiều tiền là ham mua bán và chạy ngay đến chợ. Đó là cảm giác tầm thường.
-Hãy từ chối một bữa ăn mời, và không thích đến chỗ ăn uống đông người.
-“Miếng ăn là miếng nhục”-Nhục=thịt.
Tập nhịn đói là một cách chế ngự bản thân
-Tình dục: Thấy thích, nhưng không thèm, không để ra mặt. Thấy thích, là thấy cái vẻ đẹp khác giới và đôi khi rất trân trọng, cẩn trọng trước đối tượng. Tôn trọng phụ nữ là tránh nhìn vào chỗ hiểm yếu hoặc tránh xấc lấc nhòm ngó.
Khống chế được ham muốn. Cách kỹ thuật là  đưa quán ý về luân xa 1. Không quá độ.
-Ham vật của:
Của cải, vật phẩm…là điều trân quý của xã hội và con người. Nhưng người chân chính và có hiểu biết thì cần chế ngự ham muốn, hãy lấy cái của mình, đáng mình có, đến lượt hoặc xứng đáng, cấm lấy trộm cắp hoặc mượn của người khi không có mặt. Hãy coi vật phẩm, tiền bạc chỉ là phương tiện, không có thì tìm cách khác sinh tồn; không phải là mục đích của cá nhân và coi lao động chân chính là vinh quang.
Khống chế ham muốn là một cách chế ngự bản thân

 5-Khống chế huyễn ngã:
-Thích hơn kẻ khác: Tâm lý thích mình cao hoặc được hơn người. Trẻ em đi học, các con không nên dạy chúng phải hơn bạn, mà dạy hòa hợp và học hỏi, giúp đỡ, đạt được giá trị cao quý như các bạn. Thi đua chứ không trở thành ghanh đua, rồi đấu đá. Sửa chữa điều này bằng cách các con hãy nhìn người khác luôn có điểm để mình học hỏi, chân giá trị sống của người khác như mình. Trong chính trị biểu hiện là tôn trọng nhân quyền và tự do, dân chủ.
-Thích nổi cao hơn, có tiếng có danh
-Không thương người.
-Ham quyền lực.
-Thích oai, thị quyền, bạo lực, trấn áp, leo lên cao, khống chế, chỉ huy, ra lệnh.
-Khoe khoang, dấu dốt.
Khống chế cái ta, cái bản ngã cá thể, cái tôi tiểu thủ, cái sỹ diện cá nhân-đó là là một cách chế ngự bản thân

6-Khống chế sự đố kỵ, ghen tỵ, tỵ hiềm. Coi người với mình là anh em:
-Ghen tỵ là tính cách tiêu cực rất xấu, nó làm cho thể vía đen tối và làm nghiệp quả xấu độc, ảnh hưởng đến não, tim và thận. Kẻ kém trí tuệ, kém tài năng, kém thông minh thường đố kỵ, thèm muốn thứ nó không có, không bằng, nó tham, nó ham, nó muốn, nhưng nó không có; lẽ ra nó cần phấn đấu, để có được hoặc được công nhân giá trị cao quý, thì nó làm ngược lại: Bôi đen nhân phẩm hiền tài, phá rối, đấu đá, độc hiểm đì nén nhân tài, hiềm khích với người sang quý; thậm chí nó còn phá hại cả kẻ chuyên tâm làm từ thiện, vì nó không có danh thiện. Trong vũ trụ, không thiếu kẻ đố kỵ, thèm muốn ngôi Ta-Nhưng các con phải biết Ta là tổng hồn, Ta là Gốc cây Vũ trụ, Ta là Cha đẻ của mọi linh hồn, Ta là duy nhất…Nó đau khổ vì nó không phải là Thượng đế, nhưng cộng trừ nhân chia đôi khi nó chưa thuộc, nói chi đến tổ chức vũ trụ, tạo sự sống. Đó là các linh hồn tối tăm mà các thần thánh phải tra khảo đánh đòn trong vũ trụ, vì bảo vệ Chân Linh Ta là bảo vệ cốt lõi sự sốngVũ trụ.
Tại sao Cha phải dạy về thói ích kỷ và ngu muội của các linh, tội ác, sự dốt nát và lòng tham lam…Là vì khi chúng không siêu thoát, mang cái thói ngu đầu vào cõi vô hình, bắt đầu phá thối, phá rối vũ trụ. Dĩ nhiên, ma quỉ đau khổ, vì chưa siêu thoát.
Ma quỉ cũng đấu đá, tranh đọat, láo xược, tránh bá tranh hùng đủ trò đủ cách, đấu nhau, tranh phá các nguyên khí vũ trụ, làm rối loạn trường tâm linh; đánh chúng mãi cũng chán tay, mỏi mệt…
Tại sao loài người mạt ác, thì nguyên khí trái đất thay đổi, thể vía trái đất thay đổ băng tan, mưa đá, bão tố ngày càng lớn, là vì thể vía trái đất bị ảnh hưởng, làm nguyên khí vũ trụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; các hiện tượng dị thường của trái đất đều là tai dị theo nghiệp quả của chúng sinh mà nên, đặc biệt là do loài người…Loài người càng gian ác, thì nghiệp quả tự nhiên càng nhiều. Cụ thể như xã hội tư bản đã tạo ra các ô nhiêm môi trường và tha hóa tự nhiên.
Hãy coi đồng bào giống như cốt nhục xa. Khi mình coi bạn là anh em, đồng bào là cốt nhục, thì sự khinh nhờn và tham lấn lẫn nhau sẽ mất, chỉ còn tình bằng hữu đại đồng. Trên cao thần thánh đều được như thế. Không đại đồng, bình đẳng và từ bỏ huyễn ngã, thì không thể hòa nhập trở về cùng Ta.
Khiêm nhường, nhường nhịn là cách tốt nhất và trừ bỏ lòng tham, thì không còn tâm tranh đấu, tâm đố kỵ, tâm tỵ hiềm, tạo ra hiềm khích, thù hận.
Một kẻ còn có tính cách ghen tỵ với điều tốt, người tốt, thì có tu bao nhiêu cũng bằng thừa, tất nhiên đó là tâm ma quỷ. Nên người theo bất kỳ tôn giáo nào cũng cần cảnh giác với bản thân, cảnh giác với xung quanh về thói đố kỵ. Bạn bè, người thân mà đố kỵ với mình, nếu mình tốt, thì họ chỉ là các kẻ tồi, nên cảnh giác và có ý lánh xa tránh mắc nghiệp, đỡ cho họ và cho mình.
Khống chế sự đố kỵ, ghen tỵ, tỵ hiềm. Là một cách chế ngự bản thân

7-Sợ sự gièm pha, lắm điều, mách lẻo, lắm lời.
Kẻ gièm pha, lắm điều, mách lẻo, lắm lời đương nhiên là chưa tiến hóa, cấp tiểu nhân mà thôi. Nên cảnh giác với những tính cách đó.
Là một cách chế ngự bản thân.

8-Làm chủ sự giận dữ, tức giận. Sợ đôi co, cãi cọ, tranh dành, đấu đá.
Xa tránh, chế ngự sự giận dữ, cáu giận. Hãy tách mình khỏi hoàn cảnh lúc đó và khôn khéo lánh xa các lời cãi cọ bất lợi cho mình; tuyệt nhiên không theo kiểu “Không đánh được người mặt đỏ như vang; đánh được người mặt vàng như ngệ”.
-Giận mất khôn.
Là một cách chế ngự bản thân

9-Né tránh giảo họat, khôn lanh tinh quái; lừa đảo, dối trá. Né tránh sự độc ác.
Nếu không né tránh nó, thì mình khó ở, khó chịu và bị đau khổ, lương tâm dằn vặt. Nếu theo nó, là sự gian ác, nên tránh xa. Chủ động tránh xa.

10-Không quá cầu toàn, không run sợ trước cái ác, không run sợ sức mạnh của kẻ tà vạy.
Vì mình yếu hèn, không tự chủ, nên bị kẻ gian ác chi phối, khống chế, điều khiển, biếm nhục…nên phải tự chủ; đối với kẻ ác, sự khiêm tốn là xa xỉ, nhưng các con nên tránh xa kẻ gian ác, nếu không tránh xa được thì không bị suy lụy, không hợp tác; nếu bắt buộc phải theo thời thế tà quỷ, thì làm dối, tâm an thiện, cấm hùa theo ác mà thành ác, cấm bán linh hồn cho quỷ dữ.
Là một cách chế ngự bản thân

11-Vô thần-đó là con đường đi đến ngu tối, cao ngạo, dốt nát, sự thiếu công chính, thiếu tình thương, thiếu công bình, không là lẽ phải, không là là sự thật.
-Vô thần thì là vô đạo. Vì Thượng đế sinh ra loài người và tổ chức đời sống loài người có trí tuệ và hiểu biết sự sống và đời sống như một chỉnh thể hoàn chỉnh của tự nhiên và hợp với sự sinh tồn của tự nhiên. Nên, đã vô thần, cao ngạo thì tất nhiên ngu tối. Ngu tối thì thường rơi vào gian ác, bất nhân, phi nhân tính, cùng các biểu hiện như Ta đã dạy trong 65 loại tâm lý ngu gian.
-Vô đạo tất nhiên thiếu lẽ phải, thiếu đạo đức, vì Thượng đế là toàn bộ sự sống, sự thật đạo đức loài người được Cha dạy cho các con vì lẽ tồn sinh của loài người. Không tôn Thần, thì không có Thần. Không có Thần, thì vô đạo, tăm tối ngu muội, mọi rợ…

12-Không phiếm luận, dựa trên các nguyên cớ để phiếm danh, tự huyễn mượn danh Ta:
Đó là cách các con quá yêu kính Thượng đế để nói về Ta quá mức hoặc mượn danh Ta mà nói, mà rao giảng-Nhưng không phải là Ta giáng điển, giáng lâm, tái lâm, thông thần:
Đó là các sách như Thượng đế giảng Chân lý; Đối thoại với Thượng đế; Thông điệp của các Đấng Sáng tạo
Riêng cuốn Thông điệp của các Đấng Sáng tạo là mượn danh các thần thánh, nhưng hỗn láo-làm gì có nhiều đấng sáng tạo? Nó chống lại Thiên Chúa. Đó là thuyết âm mưu của Cabal-tức là hệ thống sao giả trá, ngụy, phiếm luận. Tuy nhiên Ta không chấp, vì trong đó có nói đúng một số điều quan trọng. Và đôi khi có hình dung đóng vai Thượng đế để hiểu và học Thượng đế cũng là một cách tốt được Ta tha thứ và thương yêu. Tuy nhiên, các con đó phải biết mình là ai và cần khiêm tốn trước các con khác, các linh khác.

13-Kiên nghị, có ý chí, không dễ bị lôi kéo vào hiệu ứng đám đông:
Đó là biểu hiện của một nhân cách đã trưởng thành. Khó chịu nếu người ta cứ học mót mình một cách láo khoét; tự do sáng tạo ý thích riêng; không chạy theo ý tưởng hay ý kiến của người một cách tùy tiện; trong các đám đông và dư luận tập thể, hãy bình tĩnh, tự tin đánh giá, tách mình ra và hết sức chú ý cảnh giác với hiệu ứng tiêu cực của đám đông. Sự tài trí của nhân dân không phải là vô cùng và sự ngu dốt đôi khi thành cùng quẫn trong tư tưởng và hành động của đám đông có khi là cực kỳ thảm hại! Nên có khi ngụy tà, ngụy quyền nó nói láo vẫn theo; sự ngu tối hàng ngàn năm không thay đổi một lối tư duy tiêu cực hoặc một lối làm ăn rất kém hiệu quả, nhưng người ta không muốn thay đổi…Hoặc cả tập thể đảng phái, dân tộc ngu tối bị kéo vào vòng tội lỗi ngu dốt như dân tộc Đức-thời phát xít Hitle, dân Nhật thời phát xít, dân Trung quốc bành trướng bá quyền và tự ru ngủ sự thối nát gian phi của cả một dân tộc mấy tỷ người….Hoặc như dân Mỹ, tự láo khoét các trò gian tham độc hiểm của mình mà đôi khi dân chúng cứ tưởng chúng nó chiến đấu vì tự do và hòa bình cho nhân loại! Thật nực cười…
Càng ít học, ý tiếp xúc, ít được thương yêu, sống khép kín tiêu cực, thì càng dễ bị kích động. Càng là nông dân, tiểu nông thì càng dễ bị lôi kéo, chi phối. Càng rơi vào đám đông ô hợp, lưu manh, thì càng dễ bị nhấn chìm trong sự đốn mạt.
Nên các con phải khống chế được tư tưởng tiêu cực của mình nếu bị đám đông tiêu cực tác động.
Con người vốn hay có tính học nhau. Nhất là dân Phương Đông, như dân Kinh (Việt Nam), dân Hán…có nghĩa là học nhau ngay nếu thấy bạn bè, hàng xóm có cái gì đó. Học ăn, học nói, học nhau đủ điều, nhưng tốt không sao, có khi học điều xấu rất nhanh: Cả làng đi buôn lậu, cả làng đi ăn mày, cả làng trộm cắp. Hàng xóm có kiểu nhà, các con sẽ thấy bên cạnh có vài cái giống y nhau; học đút lót, luồn cúi, đố kỵ-đặc biệt tâm lý và thói xấu đố kỵ, nói xấu một ai đó, thì đay nghiến, trì triết, đâm thọc nói kháy cả làng-đôi khi là tiếng vu gian, oan ngay cho người bị hại. Đì người tốt, khó chịu một chút là lôi nhau nháy nhau làm hại người hiền lành, mà không hề có lòng trắc ẩn, có nghĩa bị lôi kéo vào tâm lý tiêu cực và trở thành kẻ ác, gian một cách không chủ động. Đây nói nên một yếu tố tiêu cực và rất chưa tiến hóa của một nhóm người; đôi khi cả kẻ có học rất cao vẫn bị tâm lý tập thể lôi kéo. Đó là bản chất của giống người, của dân tộc đó. Không dễ gì thay đổi hay nhận ra được. Học chơi bời, học mốt này mốt nọ, thanh niên học nhau đủ kiểu cách, dễ bị kích động, kể cả con nhà có học có danh giá, vẫn bị   lôi kéo…Phụ nữ thì bị lôi kéo vào gu nọ, mốt kia, học đòi nhau. Người có đạo hoặc có ý thức cao, không bao giờ đánh phấn bôi son, trang điểm cầu kỳ, ăn mặc mốt chạy theo mốt.

14-Cố gắng các con hãy đi theo các chính đạo và giữ dìn đức tin, dù có mạt pháp:
Tại sao trong Thiên Đạo và thời kỳ Thánh Đức sau này, Ta cứ nói nhiều về các thói xấu và điểm yếu của tính cách con người. Là vì có nhiều tôn giáo đến thế, nhưng loài người vẫn tận mạt và đau khổ…Nhiều tôn giáo vẫn chưa chỉ rõ bản chất tính cách và nguyên nhân của các thói xấu. Mà đôi khi một vị sư, chỉ cần ngã mạn xưng thầy và người dân xưng con đã là sái pháp. Một vị cha cố hay tuyên úy gian ác dạy giết người, chống cộng mà không hiểu cộng sản cũng là Ta mà Karl Marx cũng là Ta…
Rồi đạo đức Hồ Chí Minh cũng chỉ là cái bánh vẽ của đảng viên mà thôi.
Sự cao ngạo, giả hiệu, thích tài lộc danh…của dân phương Đông, của dân đồng cốt, thầy bà, của đảng viên, của sư sãi….
Rồi Hồi giáo các phái đã đánh nhau sau cầu kinh, không biết để làm gì khi Thượng đế bảo chúng nó phải thương yêu anh em mình…
Chính Pháp tất cả các Pháp, các học thuyết đã suy vi, nên Ta buộc lòng phải giáng lâm giảng dạy lại, chấn chỉnh lại…
Thời kỳ mạt thế loài người hiện nay (đầu thế kỷ 21), thì sự gian ác trong loài người đáng kinh chưa từng có! Gian, ác, độc, hiểm, cao ngạo, ngu tối, vô minh, tham lợi danh….
Cùng với lũ lĩ giống dân trên đất, thì các vong hồn chết mang tính xấu độc đó đã không siêu thoát được, dù có cầu cúng độ siêu cũng không siêu hoặc rất khó siêu được, đã quay ra quấy nhiễu và hành hạ chính Ta-Cha đẻ ra chúng.
Và sự thảm khốc đã diễn ra cho chúng, bằng những đòn roi ghê rợn, kinh khiếp. Nhưng đòn roi cũng chỉ là biện pháp nửa vời, không cơ bản, mà giáo hóa lại các con, biết thương chính các con trước, rồi kính thờ Ta sau, thì hay hơn…
Và Ta lại cứu vớt, độ thương các con thêm một lần nữa…

Dạy nhân loại như dạy con trẻ
Có đòn roi, thưởng, phạt nghiêm minh
Giáo trường Ta dạy các Kinh
Thương yêu, cũng chính tình người thế gian.

KHỐNG CHẾ ĐƯỢC BẢN THÂN, CÁC CON SẼ THẤY MÌNH SÁNG SỦA, NHẸ NHÕM, MỞ TRÍ VÀ HÒA ĐỒNG, YÊU ĐỜI HƠN-ĐÓ LÀ SỰ CÔNG CHÍNH CỦA SỐ PHẬN CÁC CON, SẼ ĐƯỢC TA CÔNG BÌNH VÀ YÊU THƯƠNG!




Share:

Lưu trữ Blog

Translate