Tiến hóa không có chỗ cho ích kỷ


Kẻ ích kỷ có thể tìm được lợi thế trong thời gian ngắn, nhưng chỉ có sự hợp tác và trao đổi mới giúp con người thành công về lâu dài. 

Nghiên cứu mới đã thách thức khái niệm cho rằng sự tiến hóa chuộng lợi ích của bản thân so với sự hợp tác. Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng nếu theo đuổi nhu cầu của chính mình mà không màng đến những người xung quanh, các cá nhân ích kỷ dần dà sẽ lao vào cuộc cạnh tranh với nhau và cuối cùng từng người bị loại khỏi con đường sinh tồn của nhân loại.

Chỉ có hợp tác mới giúp các cá nhân tồn tại về lâu dài 
Vào năm ngoái, không ít người ngỡ ngàng khi đọc được báo cáo chứng tỏ rằng tiến hóa ưa chuộng những người sống ích kỷ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới đây đã lật lại toàn bộ luận điểm ngược đời trên, theo đó cho rằng chỉ có sự hợp tác và trao đổi cuối cùng mới giúp con người thành công hơn. Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications, các chuyên gia của Đại học bang Michigan (Mỹ) khẳng định: “Tiến hóa sẽ trừng phạt những kẻ ích kỷ và xấu tính”. Trưởng nhóm Christoph Adami, Giáo sư chuyên ngành vi sinh học và di truyền phân tử, cho biết trong ngắn hạn và phải đối đầu với những địch thủ cụ thể, “một số đối tượng có thể tiến lên phía trước nếu hành động ích kỷ. Nhưng tính xấu này không thể nào tồn tại nổi trong cuộc hành trình dài hơi của tiến hóa”.

Để rút ra kết luận trên, họ sử dụng giả thuyết trò chơi tiến hóa (EGT) chạy trên các máy tính tốc độ cao nhằm thử nghiệm giả thuyết cho rằng tiến hóa chuộng kẻ ích kỷ. Kết quả cho thấy chiến lược này có thể chứng tỏ hiệu quả trong ngắn hạn nếu người chơi biết rõ đối thủ của mình và có thể khai thác điểm yếu của họ. Nhưng đến khi những người chơi bị loại bỏ hoàn toàn, giả thuyết đó lập tức sụp đổ. “Cách duy nhất để những người ích kỷ có thể tồn tại là họ phải nhận diện những đối thủ của mình”, theo đồng tác giả Arend Hintze. Thậm chí ngay cả khi những người ích kỷ cứ tiếp tục chiến thắng, và cuối cùng chỉ còn lại họ với nhau, về lâu dài họ lại trở thành những người có thiện chí hợp tác với nhau hơn.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu theo dõi một trường hợp giả định, trong đó cảnh sát đưa ra một giải pháp đối với hai người vừa bị bắt. Họ sẽ được phóng thích nếu khai ra đồng bọn, nhưng nếu cả hai cùng nói, mỗi người lãnh 3 tháng tù giam. Còn nếu không, họ bị bỏ tù 1 tháng. Khi hai người tù được phép trao đổi với nhau, họ thường chọn cách hợp tác và lãnh án 30 ngày, trong khi ở trường hợp không được trao đổi, ai nấy đều phun ra danh tính đồng bọn của mình. Điều này cho thấy sự liên lạc đóng vai trò chủ chốt dẫn đến khả năng hợp tác, và theo các nhà nghiên cứu, nó cho phép sự hợp tác diễn ra.


Không những thế, các nhà nghiên cứu tin rằng giả thuyết đó đúng ở mọi sinh vật, và thậm chí còn lên kế hoạch tiến hành thí nghiệm ở tế bào men bia để chứng tỏ rằng hợp tác và trao đổi là yếu tố quyết định cho sự tồn tại.

 Nguồn: CDAS
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate