Người tu thân là tự biết mình có “Linh-Hồn” cho nên phải thăng hoa trên đường tiến hóa Tâm-Linh.
May mắn, Linh hồn con người là bất diệt, và có khả năng tiến hóa lên hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật, tiêu diêu tự toại nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
Thời kỳ nầy là thời kỳ Đại Cứu Độ và Đại Ân-Xá. Nếu có công tu thì chắc chắn Linh Hồn sẽ được các Đấng Thiêng-Liêng dìu dắt độ rỗi để thoát khỏi Luân hồi chuyển kiếp.
Đặc biệt nhứt, thời kỳ Mạt-Pháp nầy, chính mình Thượng-Đế giáng trần mở Đạo, dùng “Thiên-Lịnh-Điễn” giáng cơ dạy Đạo, thay vì mượn xác phàm giáng thế như các vị Giáo-Chủ trước kia. Đó là Ngài muốn đánh thức Tâm Linh nhơn sanh, không cho bám víu vào vật chất. Ngoài ra các Đấng Thiêng-Liêng cũng muốn phá mê nhơn loại biết quí trọng “Linh Hồn” mình hầu nhứt quyết tách mình ra khỏi nơi sông mê bể khổ.
May mắn, Linh hồn con người là bất diệt, và có khả năng tiến hóa lên hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật, tiêu diêu tự toại nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
Thời kỳ nầy là thời kỳ Đại Cứu Độ và Đại Ân-Xá. Nếu có công tu thì chắc chắn Linh Hồn sẽ được các Đấng Thiêng-Liêng dìu dắt độ rỗi để thoát khỏi Luân hồi chuyển kiếp.
Đặc biệt nhứt, thời kỳ Mạt-Pháp nầy, chính mình Thượng-Đế giáng trần mở Đạo, dùng “Thiên-Lịnh-Điễn” giáng cơ dạy Đạo, thay vì mượn xác phàm giáng thế như các vị Giáo-Chủ trước kia. Đó là Ngài muốn đánh thức Tâm Linh nhơn sanh, không cho bám víu vào vật chất. Ngoài ra các Đấng Thiêng-Liêng cũng muốn phá mê nhơn loại biết quí trọng “Linh Hồn” mình hầu nhứt quyết tách mình ra khỏi nơi sông mê bể khổ.
Vạn hữu bày ra trước mắt ta đó. Ai cũng nhìn thấy và xét biết, hễ cái gì hữu hình tất hữu hoại. Và lẽ tất nhiên, cái gì vô hình ắt trường tồn vĩnh cửu.
Con người, ai cũng có thể tự hỏi: “Không lẽ con người của ta chỉ là một khối thịt, mà đời sống chỉ hạn định trong vòng trăm năm đầy sự trầm luân đọa lạc (?).” Nếu con người chấp tướng thì chỉ là vật hữu hình, và hễ là hữu hình thì phải chịu Định luật sanh diệt của Tạo-Hóa. Trên dòng đời trăm năm, con người phải chịu sự thay đổi liền liền, triền miên theo chu kỳ “Sanh, Lão, Bịnh, Tử ”. Như vậy đời người chỉ là một chuổi dài đau khổ vì sự tác động bất khả kháng của Định luật thiên nhiên.
Trái lại, nếu con người không chấp tướng, tức là phải “thức tánh” để nhận biết rằng mình là linh vật có “Linh-Hồn”, và đó chính là nguyên căn vô sanh bất diệt, làm nên giá trị cao quí của một kiếp người, như lời Thượng-Đế dạy sau đây:
Con người, ai cũng có thể tự hỏi: “Không lẽ con người của ta chỉ là một khối thịt, mà đời sống chỉ hạn định trong vòng trăm năm đầy sự trầm luân đọa lạc (?).” Nếu con người chấp tướng thì chỉ là vật hữu hình, và hễ là hữu hình thì phải chịu Định luật sanh diệt của Tạo-Hóa. Trên dòng đời trăm năm, con người phải chịu sự thay đổi liền liền, triền miên theo chu kỳ “Sanh, Lão, Bịnh, Tử ”. Như vậy đời người chỉ là một chuổi dài đau khổ vì sự tác động bất khả kháng của Định luật thiên nhiên.
Trái lại, nếu con người không chấp tướng, tức là phải “thức tánh” để nhận biết rằng mình là linh vật có “Linh-Hồn”, và đó chính là nguyên căn vô sanh bất diệt, làm nên giá trị cao quí của một kiếp người, như lời Thượng-Đế dạy sau đây:
Con là một Thiêng-Liêng tại thế,
Cùng với Thầy đồng thể Linh-Quang,
Khóa chìa con đã sẳn sàng;
Khi vào cõi tục, khi sang Thiên-Đình.
Cùng với Thầy đồng thể Linh-Quang,
Khóa chìa con đã sẳn sàng;
Khi vào cõi tục, khi sang Thiên-Đình.
Nhìn ra vạn hữu, dĩ vảng qua rồi đã thay đổi bao nhiêu thế hệ, chỉ còn là ảo ảnh trong lịch sử. Nhìn hiện tại đang diễn ra hằng ngày với sự tang thương biến đổi liên tiếp. Rồi tương lai sẽ đến với bao nhiêu thay đổi cứ diễn biến liên tục để nói lên cái gì (?): “Đời là một cõi vô thường” không hơn, không kém.
Đoái thương nhơn sanh trong cõi vô thường, các Đấng Thiêng-Liêng đã đánh thức Tâm–Linh con người quay trở về cõi trường tồn bất diệt.
Thượng-Đế dạy: “Huỳnh-Lương một giấc cuộc đời in” (Cuộc đời các con ví như một giấc mộng Huỳnh-Lương)
Đức Mẹ dạy: “Phù sinh bá tuế đa như mộng. Thế cuộc nhứt tràng khán tợ vô...” (Cuộc thế tạm trăm năm như mộng ảo. Một trường thế cuộc xem như không).
Đức Quan-Thế-Âm Bồ-Tát dạy: “Khán đắc phù sinh nhứt thế không” (Nhìn xem thế tạm một tuồng không) .
Một vị Chân-Sư ở Ấn-Độ nói rằng: "Ít kẻ hiểu rằng, dầu cho kéo dài đời sống thể xác của một con người đến ngàn năm đi nữa, kết cuộc đời sống con người ấy cũng phải thay đổi. Khi những sinh lực trong cơ thể con người đã tan rã, thì dĩ nhiên con người phải ra đi. Chưa từng có một người nào trên cõi đời này có thể ngăn cản sự biến đổi của thân thể mình, dầu chỉ trong giây lát thôi.”
Thể xác là cái tên của một vật có một dây biến đổi liên tiếp. Trong một con sông, khối nước mỗi lúc mỗi trôi đi trước tầm mắt chúng ta, và có những khối nước khác chảy đến thay thế. Tuy bề ngoài, những khối nước đến sau vẫn đồng có một hình dáng y như trước, như khối nước trước. Thể xác của chúng ta cũng giống như thế. Tuy nhiên, chúng ta phải giử cho thể xác của chúng ta được khang kiện và cường tráng, bởi vì nó là một dụng cụ hoàn hảo mà chúng ta có thể tùy ý sử dụng.
Nhơn thân là cơ thể tinh xảo nhứt của vũ trụ, và con người là sinh vật ưu đẳng, cao hơn tất cả các loài vật, cho đến tất cả các vị Thần nữa, không còn ai lớn hơn “Con Người” trong cõi thế. Cho đến chư Thiên (Déva) cũng phải hạ trần mang một lốt người rồi mới tu luyện để đạt được vĩnh phúc. Chỉ có Con Người mới đạt đến sự toàn thiện, ngoài vạn vật, cho đến chư Thiên cũng không đạt đến trình độ chỉ chơn, chỉ thiện, chỉ mỹ được.
Theo người Do-Thái và Hồi-Hồi, thì khi Thượng-Đế tạo ra Con Người, Ngài khiến các Thần đến chào Con Người. Các Thần đều vâng lịnh, duy chỉ có Iblis là bất tuân Thượng lịnh, bởi lý do đó vị nầy bị Thượng-Đế quở phạt, và từ đó trở thành “Chúa Quỉ Satan.”
Câu chuyện ngụ ngôn trên đây hàm ẩn một chơn lý, tức là: “Được sanh làm Người là điều cao quí nhứt trên đời.”
Con vật hạ đẳng như con thú thì tối tăm, và gồm toàn là “tamas” (một trong ba vật tính tối tăm, trì độn). Loài thú, vì không có Linh-Hồn nên không thể nào có những tư tưởng thanh cao, đạo đức được. Và dầu chư Thần hay chư Thiên cũng chưa đạt đến tự do một cách trực tiếp, nếu không trải qua kiếp người.
Theo luận thuyết kể trên, nếu chúng ta đề cập đến một Con Người hoàn toàn thì phải gọi là “Nhơn-Phẩm” và viết là “Con Người” bằng chữ hoa.
Đoái thương nhơn sanh trong cõi vô thường, các Đấng Thiêng-Liêng đã đánh thức Tâm–Linh con người quay trở về cõi trường tồn bất diệt.
Thượng-Đế dạy: “Huỳnh-Lương một giấc cuộc đời in” (Cuộc đời các con ví như một giấc mộng Huỳnh-Lương)
Đức Mẹ dạy: “Phù sinh bá tuế đa như mộng. Thế cuộc nhứt tràng khán tợ vô...” (Cuộc thế tạm trăm năm như mộng ảo. Một trường thế cuộc xem như không).
Đức Quan-Thế-Âm Bồ-Tát dạy: “Khán đắc phù sinh nhứt thế không” (Nhìn xem thế tạm một tuồng không) .
Một vị Chân-Sư ở Ấn-Độ nói rằng: "Ít kẻ hiểu rằng, dầu cho kéo dài đời sống thể xác của một con người đến ngàn năm đi nữa, kết cuộc đời sống con người ấy cũng phải thay đổi. Khi những sinh lực trong cơ thể con người đã tan rã, thì dĩ nhiên con người phải ra đi. Chưa từng có một người nào trên cõi đời này có thể ngăn cản sự biến đổi của thân thể mình, dầu chỉ trong giây lát thôi.”
Thể xác là cái tên của một vật có một dây biến đổi liên tiếp. Trong một con sông, khối nước mỗi lúc mỗi trôi đi trước tầm mắt chúng ta, và có những khối nước khác chảy đến thay thế. Tuy bề ngoài, những khối nước đến sau vẫn đồng có một hình dáng y như trước, như khối nước trước. Thể xác của chúng ta cũng giống như thế. Tuy nhiên, chúng ta phải giử cho thể xác của chúng ta được khang kiện và cường tráng, bởi vì nó là một dụng cụ hoàn hảo mà chúng ta có thể tùy ý sử dụng.
Nhơn thân là cơ thể tinh xảo nhứt của vũ trụ, và con người là sinh vật ưu đẳng, cao hơn tất cả các loài vật, cho đến tất cả các vị Thần nữa, không còn ai lớn hơn “Con Người” trong cõi thế. Cho đến chư Thiên (Déva) cũng phải hạ trần mang một lốt người rồi mới tu luyện để đạt được vĩnh phúc. Chỉ có Con Người mới đạt đến sự toàn thiện, ngoài vạn vật, cho đến chư Thiên cũng không đạt đến trình độ chỉ chơn, chỉ thiện, chỉ mỹ được.
Theo người Do-Thái và Hồi-Hồi, thì khi Thượng-Đế tạo ra Con Người, Ngài khiến các Thần đến chào Con Người. Các Thần đều vâng lịnh, duy chỉ có Iblis là bất tuân Thượng lịnh, bởi lý do đó vị nầy bị Thượng-Đế quở phạt, và từ đó trở thành “Chúa Quỉ Satan.”
Câu chuyện ngụ ngôn trên đây hàm ẩn một chơn lý, tức là: “Được sanh làm Người là điều cao quí nhứt trên đời.”
Con vật hạ đẳng như con thú thì tối tăm, và gồm toàn là “tamas” (một trong ba vật tính tối tăm, trì độn). Loài thú, vì không có Linh-Hồn nên không thể nào có những tư tưởng thanh cao, đạo đức được. Và dầu chư Thần hay chư Thiên cũng chưa đạt đến tự do một cách trực tiếp, nếu không trải qua kiếp người.
Theo luận thuyết kể trên, nếu chúng ta đề cập đến một Con Người hoàn toàn thì phải gọi là “Nhơn-Phẩm” và viết là “Con Người” bằng chữ hoa.
Trong quyển "Thánh-Giáo" giáng dạy tại Nam-Thành Thánh-Thất (Saigon) Đức Phù-Hựu Đế-Quân (Lữ-Động-Tân) có dạy rằng:
- Loài người sở dĩ được gọi rằng khôn hơn muôn vật là nhờ có cái Đức rất sáng của Trời ban cho. Cái Đức rất sáng ấy gọi là “Linh Tánh hay Linh-Hồn.”
Người có Linh-Tánh ấy nên mới biết cội rễ của mình từ nơi Trời mà ra, từ Trời mà có, nên phải lo giúp Trời mà hành Đạo. Người nhờ có Linh-Tánh ấy và phận sự như vậy, nên có thể giao thông với Trời. Sự giao thông ấy gọi là “Cảm Ứng.”
Trời Người cảm ứng với nhau chẳng hề sai chút phân nào, cũng như kim Nam-Châm với đá Từ-Thạch vậy. Hai vật nầy khác nhau, nhưng nếu chẳng gần nhau thì thôi, bằng gần nhau thì “Khí-Chất” và “Tánh-Chất” nó liền rút hít với nhau. Nếu Người không cảm ứng được với Trời là cũng bởi cái "Linh-Căn" của Người đã hư, đã mục, khiến cho "Linh-Tánh" không còn được linh thông, và Linh-Hồn phải bị mê muội mà ra đó.
- Loài người sở dĩ được gọi rằng khôn hơn muôn vật là nhờ có cái Đức rất sáng của Trời ban cho. Cái Đức rất sáng ấy gọi là “Linh Tánh hay Linh-Hồn.”
Người có Linh-Tánh ấy nên mới biết cội rễ của mình từ nơi Trời mà ra, từ Trời mà có, nên phải lo giúp Trời mà hành Đạo. Người nhờ có Linh-Tánh ấy và phận sự như vậy, nên có thể giao thông với Trời. Sự giao thông ấy gọi là “Cảm Ứng.”
Trời Người cảm ứng với nhau chẳng hề sai chút phân nào, cũng như kim Nam-Châm với đá Từ-Thạch vậy. Hai vật nầy khác nhau, nhưng nếu chẳng gần nhau thì thôi, bằng gần nhau thì “Khí-Chất” và “Tánh-Chất” nó liền rút hít với nhau. Nếu Người không cảm ứng được với Trời là cũng bởi cái "Linh-Căn" của Người đã hư, đã mục, khiến cho "Linh-Tánh" không còn được linh thông, và Linh-Hồn phải bị mê muội mà ra đó.
- Đã gọi rằng Trời Người cảm ứng với nhau được, nhưng trong sự cảm ứng đó chẳng phải tự Trời tạo trước, mà phải do Người gây lấy (Có Cảm mới có Ứng). Hễ Người gây điều lành thì được Trời trả lành lại; bằng gây điều dữ thì có dữ trả lại liền, cũng như trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu vậy. Dây cảm ứng kết chặt Trời với Người, cũng như ánh sáng dọi Hình và Bóng vậy. Dây cảm ứng ấy do bởi đâu mà được ảnh hưởng chắc chắn như vậy(?). Ấy là do nơi một cái “Lý” mà thôi. Lý ấy tự nơi Trời, mà Trời đã trao một mối nơi Tâm con người rồi. Nếu người biết giữ cái mối ấy, tức là cái “Lương-Tâm” cho chánh đáng đặng làm cho trúng Lý, thì cái mối dây ấy sẽ “Cảm” vào cái mối chánh nơi Trời, thì tự nhiên cái mối nơi Trời sẽ “Ứng” lại cho trúng Lý. Trái lại nếu mối Cảm mà sai thì mối Ứng sẽ lạc, và người sẽ bị rối.
Nếu mối Cảm nơi người mà chẳng lạc, nghĩa là đi trúng đường. Hễ trúng đường tức là “Nhằm Đạo” nên mới có tiếng “Đạo-Lý.”
Đạo-Lý lúc phát ra đặng cảm một mối chi thì gọi là “Tánh”, nên cũng có tiếng gọi là “Tánh-Lý.”
Đạo-Lý tuy chứa nơi “Tâm” con người, nhưng nguồn cội của nó ở nơi Trời. Nếu ai biết do nơi nguồn cội mà làm thì trúng; và hễ Tánh-Lý phát ra cho nhằm Đạo-Lý thì tự nhiên trúng con đường "Chơn-Lý" đó, nên mới có tiếng gọi Đạo là Chơn-Lý, mà Chơn-Lý là Đạo vậy.
Đạo-Lý lúc phát ra đặng cảm một mối chi thì gọi là “Tánh”, nên cũng có tiếng gọi là “Tánh-Lý.”
Đạo-Lý tuy chứa nơi “Tâm” con người, nhưng nguồn cội của nó ở nơi Trời. Nếu ai biết do nơi nguồn cội mà làm thì trúng; và hễ Tánh-Lý phát ra cho nhằm Đạo-Lý thì tự nhiên trúng con đường "Chơn-Lý" đó, nên mới có tiếng gọi Đạo là Chơn-Lý, mà Chơn-Lý là Đạo vậy.
Người biết gìn giữ “Lương-Tâm” cho trọn “Thiên-Tánh”, do theo “Chơn-Lý” mà làm cho trúng “Đạo-Lý” mới thật xứng đáng làm “Con Người” là thật Người khôn hơn muôn vật đó.
Người được như vậy mới đem cả vũ-trụ vạn vật vào lòng làm Một với Mình, mới có thể giúp ích cho quần sanh, mới thông hiểu sự thay thế cho Trời là thế nào (?) đặng làm cho trúng Thiên-Lý, mới rõ thấu Thiên-Lý là Thiên-Đạo vậy.
Hãy xét cho kỷ coi “Tâm-Lý, Tánh-Lý, Đạo-Lý, Chơn-Lý” thảy đều do nơi Một Con Đường của Trời ban phú cho Người. Vậy Con Đường ấy là chi (?)
Người được như vậy mới đem cả vũ-trụ vạn vật vào lòng làm Một với Mình, mới có thể giúp ích cho quần sanh, mới thông hiểu sự thay thế cho Trời là thế nào (?) đặng làm cho trúng Thiên-Lý, mới rõ thấu Thiên-Lý là Thiên-Đạo vậy.
Hãy xét cho kỷ coi “Tâm-Lý, Tánh-Lý, Đạo-Lý, Chơn-Lý” thảy đều do nơi Một Con Đường của Trời ban phú cho Người. Vậy Con Đường ấy là chi (?)
-Có phải là “Thiên-Đạo” chăng (?), mà Thiên-Đạo là chi (?) Có phải là “Thiên-Lý” chăng (?)
Bởi vậy cho nên có chỗ gọi “Thiên-Đạo là Thiên-Lý nơi Tâm.”
Người có được Thiên-Lý nơi Tâm rồi thì mới biết làm phận sự cho trúng Đạo. Nhưng đến lúc Thiên-Lý ấy đã được ở vào Tâm rồi, thì chẳng gọi là Nhơn-Lý, mà phải gọi là “Nhơn-Đạo.”
Người phải do nơi Lý đặng làm Đạo, cho trúng Đạo mới hoàn chỉnh “Nhơn-Đạo” mới có đủ tư cách Thế-Thiên Hành Hóa mà độ rổi muôn dân.
Ở nơi người thì không có Lý, cũng như ở nơi Trời thì không có Trí. Lý là của Trời, còn Trí là của riêng con người, nó sanh ra bởi nơi cái Tập-Tánh của người đặng tranh lấn lẫn nhau theo cái Ý riêng của người muốn. Vì vậy nên có tiếng gọi là “Lý-Trí.”
Nếu người dùng Lý-Trí mà hành Đạo, tức là trộm danh Thiên-Lý của Trời vậy. Hễ trộm danh Thiên-Lý mà hành Đạo, thì tự nhiên phá hại Nhơn-Đạo của người vậy. Lý vẫn có Một là ở nơi Trời phú, nào có ở trong Trí của con người đem tư tưởng riêng mà tưởng tượng ra nó được cho trúng với tự nhiên bao giờ (?)
Xét nghiệm lời dạy trên đây của Đức Phù-Hựu Đế-Quân, chúng ta nhận thấy, trên tất cả loài vật ở thế gian “Con Người” là cao quí nhứt. Nhưng muốn cho Nhơn-Vật được cao quí thì phải trau giồi Nhơn-Phẩm. Trong Nhơn-Phẩm có Lương-Tâm. Trong Lương-Tâm có Thiên-Tánh là điểm ưu việt do Trời phú, đưa con người vào “Nhơn-Đạo” để đắc thành “Thiên-Đạo” sánh ngang hàng cùng Trời Đất trong hàng Tam-Tài.
Hơn thế nữa, Nhơn-Đạo là cái Đạo căn bản của con người, hay là cái sở đắc mà Trời ban cho con người để làm điều kiện tiên quyết tiến hóa lên Thiên-Đạo.
Bởi vậy cho nên có chỗ gọi “Thiên-Đạo là Thiên-Lý nơi Tâm.”
Người có được Thiên-Lý nơi Tâm rồi thì mới biết làm phận sự cho trúng Đạo. Nhưng đến lúc Thiên-Lý ấy đã được ở vào Tâm rồi, thì chẳng gọi là Nhơn-Lý, mà phải gọi là “Nhơn-Đạo.”
Người phải do nơi Lý đặng làm Đạo, cho trúng Đạo mới hoàn chỉnh “Nhơn-Đạo” mới có đủ tư cách Thế-Thiên Hành Hóa mà độ rổi muôn dân.
Ở nơi người thì không có Lý, cũng như ở nơi Trời thì không có Trí. Lý là của Trời, còn Trí là của riêng con người, nó sanh ra bởi nơi cái Tập-Tánh của người đặng tranh lấn lẫn nhau theo cái Ý riêng của người muốn. Vì vậy nên có tiếng gọi là “Lý-Trí.”
Nếu người dùng Lý-Trí mà hành Đạo, tức là trộm danh Thiên-Lý của Trời vậy. Hễ trộm danh Thiên-Lý mà hành Đạo, thì tự nhiên phá hại Nhơn-Đạo của người vậy. Lý vẫn có Một là ở nơi Trời phú, nào có ở trong Trí của con người đem tư tưởng riêng mà tưởng tượng ra nó được cho trúng với tự nhiên bao giờ (?)
Xét nghiệm lời dạy trên đây của Đức Phù-Hựu Đế-Quân, chúng ta nhận thấy, trên tất cả loài vật ở thế gian “Con Người” là cao quí nhứt. Nhưng muốn cho Nhơn-Vật được cao quí thì phải trau giồi Nhơn-Phẩm. Trong Nhơn-Phẩm có Lương-Tâm. Trong Lương-Tâm có Thiên-Tánh là điểm ưu việt do Trời phú, đưa con người vào “Nhơn-Đạo” để đắc thành “Thiên-Đạo” sánh ngang hàng cùng Trời Đất trong hàng Tam-Tài.
Hơn thế nữa, Nhơn-Đạo là cái Đạo căn bản của con người, hay là cái sở đắc mà Trời ban cho con người để làm điều kiện tiên quyết tiến hóa lên Thiên-Đạo.
Bởi lý do đó mà sự tiến hóa Tâm-Linh của con người phải khởi từ Nhơn-Đạo, chớ không có cách nào khác hơn. Tuy đã mang danh "Làm Người" nhưng chưa dễ đã có nhiều người hoàn thành Nhơn-Đạo một cách mỹ mãn đễ có đủ điều kiện thăng hoa cao hơn trên con đường tiến hóa Tâm-Linh, chứng đắc quả vị thiêng liêng mà khỏi phải luân hồi chuyển kiếp trở lại bể khổ trầm luân nữa.
Đã nói rằng Nhơn-Đạo là cái Đạo của con người, nhưng phải là “Con Người” hoàn chỉnh, con người thật là “Người” thì mới hoạch đắc Nhơn-Đạo.
Đề cập đến vấn đề Nhơn-Đạo, người ta còn phân chất ra lắm hạng người, căn cứ trên những điểm sau đây:
Đã nói rằng Nhơn-Đạo là cái Đạo của con người, nhưng phải là “Con Người” hoàn chỉnh, con người thật là “Người” thì mới hoạch đắc Nhơn-Đạo.
Đề cập đến vấn đề Nhơn-Đạo, người ta còn phân chất ra lắm hạng người, căn cứ trên những điểm sau đây:
I- Nhơn-Phẩm:
Ông Thiệu-Khang-Tiết, một danh Nho bên Trung-Hoa, phân tách con người trong xã hội ra làm ba phẩm:
Ông Thiệu-Khang-Tiết, một danh Nho bên Trung-Hoa, phân tách con người trong xã hội ra làm ba phẩm:
A- Bực Thượng-Phẩm: Hạng người nầy sanh ra đã trọn lành, trọn tốt, đủ phẩm chất làm Con Người cao quí, đứng trên hết những phẩm người khác. Hạng người nầy không cần người dạy chỉ trọn đủ lòng Nhân mà được liệt vào hàng “Thánh-Nhơn.”
Cái Nhơn-Đạo tối hảo của hạng Người Thượng-Phẩm nầy đưa họ vào đúng vị trí Thiên-Đạo, cho nên họ có đủ tư cách thay Trời độ dân. Điều gì của họ làm từ lòng Nhân mà ra, tức là Trời làm vậy.
Đó là trường hợp của các vị Thượng-Cổ-Nhơn “Phục-Hy, Thần-Nông, Huỳnh-Đế, Vua Nghiêu, Vua Thuấn.”
Cái Nhơn-Đạo tối hảo của hạng Người Thượng-Phẩm nầy đưa họ vào đúng vị trí Thiên-Đạo, cho nên họ có đủ tư cách thay Trời độ dân. Điều gì của họ làm từ lòng Nhân mà ra, tức là Trời làm vậy.
Đó là trường hợp của các vị Thượng-Cổ-Nhơn “Phục-Hy, Thần-Nông, Huỳnh-Đế, Vua Nghiêu, Vua Thuấn.”
B- Bực Trung-Phẩm: Hạng người nầy sanh ra không được trọn lành, trọn tốt nên cần phải có Thầy dạy, nhiên hậu mới hoàn thành Nhơn-Đạo để đủ điều kiện học qua Thiên-Đạo cho nên người đời liệt họ vào hàng “Hiền-Nhơn.”
Nhận xét về sự tiến hóa Tâm Linh của hai bực Người nói trên, danh Nho có câu: “Nghiêu Thuấn Tánh chi giả – Thang Võ phản chi giả” nghĩa là: Vua Nghiêu và Vua Thuấn còn đủ Thiên-Tánh (nên linh thông với Trời). Còn Vua Thang và Vua Võ phải cố công phản phục Thiên-Tánh thì mới đắc Thiên-Đạo.
Như vậy, Vua Nghiêu, Vua Thuấn là bực Thượng-Phẩm, còn Vua Thang, Vua Võ là bực Trung-Phẩm. Trung-Phẩm biết phản phục Thiên-Tánh cũng trở nên Thượng-Phẩm.
Nhận xét về sự tiến hóa Tâm Linh của hai bực Người nói trên, danh Nho có câu: “Nghiêu Thuấn Tánh chi giả – Thang Võ phản chi giả” nghĩa là: Vua Nghiêu và Vua Thuấn còn đủ Thiên-Tánh (nên linh thông với Trời). Còn Vua Thang và Vua Võ phải cố công phản phục Thiên-Tánh thì mới đắc Thiên-Đạo.
Như vậy, Vua Nghiêu, Vua Thuấn là bực Thượng-Phẩm, còn Vua Thang, Vua Võ là bực Trung-Phẩm. Trung-Phẩm biết phản phục Thiên-Tánh cũng trở nên Thượng-Phẩm.
C- Bực Hạ-Phẩm: Hạng người nầy, dù có dạy mấy cũng chẳng lành. Có lẽ cái linh căn của họ đã hư, đã mục, khiến cho Linh Tánh không còn được linh thông, do đó mà Linh Hồn phải bị mê muội. Hạng người nầy là ung nhọt của quốc gia, là cặn bã của xã hội, cam sống một cuộc đời trì độn, tối tăm, sa đọa, chỉ làm hại cho đời mà chịu sự trừng phạt của luật nhân quả, phải chuyển luân trong nhiều kiếp để tu học và tiến hóa lần hồi. Vì thế người đời phải liệt họ vào hạng “Ngu-Nhơn.”
II- Nhơn-Cách:
Nhận xét tổng quát về xã hội con người, người ta căn cứ trên cung cách ăn ở và cư xử của con người mà phân ra:
Nhận xét tổng quát về xã hội con người, người ta căn cứ trên cung cách ăn ở và cư xử của con người mà phân ra:
A- Hạng Thượng-Lưu: Thường là những người có học thức, có trí thức nên gìn giữ tư cách của mình để thiên hạ nể nang mình hoặc không khinh rẻ mình quá đáng. Tuy nhiên, dù cho hạng người nầy có văn minh hơn người, nhưng chưa chắc đã biết hoàn chỉnh Nhơn-Đạo của mình cho đúng mức để đủ điều kiện tiến qua Thiên-Đạo làm bực siêu nhơn. Thiên hạ thường quen gọi họ là hàng Thượng-Lưu Trí-Thức. Dù là trí thức, nhưng chưa chắc đã là đạo đức. Trong xã hội văn minh vật chất, người ta đua nhau ăn học để trở thành Thượng-Lưu Trí-Thức hầu chiếm giữ địa vị sang trọng và ưu thế trong xã hội. Việc tu học để trở thành Thượng-Lưu Thượng-Phẩm cũng rất hiếm.
B- Hạng Trung-Lưu: Thường là hạng người học thức bực trung, trí thức bực thường, nhưng cũng phấn đấu tranh đua trên đường danh lợi, ít chú trọng đến việc hoàn chỉnh Nhơn-Phẩm bằng phương pháp tu thân hành Đạo. Tuy nhiên, theo lời nhận xét của một Chân-Sư Ấn-Độ (Vivekânanda): “Trong xã hội loài người chúng ta, giàu có quá, hay nghèo nàn quá cũng là những mối trở ngại to tát cho sự phát triển linh hồn đến trình độ cao siêu. Chính những hạng Trung-Lưu là nơi sản xuất những bực vĩ nhơn trên thế gian. Nơi hạng nầy, các thứ thế lực được phân phối rất đồng đều và rất mực quân bình.
C- Hạng Hạ-Lưu: Hầu hết là những người, vì số mệnh khắc khe, vì hoàn cảnh trớ trêu mà không được ăn học đến nơi, hành nghề đến chốn, nên thường bị dồn vào cấp thấp trong địa vị xã hội. Tuy nhiên, nói về đạo làm Người, không phải vì địa vị xã hội thấp thỏi mà họ thiếu sót về phần tu học tiến hóa tâm linh. Có khi cái nghèo, cái thấp, cái khổ lại là những động năng hữu hiệu giúp cho họ thêm can đảm, thêm năng lực trên đường tu thân hành Đạo giải thoát (?)
Hạ-Lưu, thật sự, chưa phải là Hạ-Phẩm, Hạ-Căn hay là Hạ-Tiện. Trái lại, Hạ-Lưu cũng có thể trở thành Trung-Đẳng hay Thượng-Đẳng trên đường tiến hóa Tâm-Linh như trường hợp Chân-Sư Milarépa, Lục-Tổ Huệ-Năng chẳng hạn.
Hạ-Lưu, thật sự, chưa phải là Hạ-Phẩm, Hạ-Căn hay là Hạ-Tiện. Trái lại, Hạ-Lưu cũng có thể trở thành Trung-Đẳng hay Thượng-Đẳng trên đường tiến hóa Tâm-Linh như trường hợp Chân-Sư Milarépa, Lục-Tổ Huệ-Năng chẳng hạn.
III- Nhơn-Tánh:
Nói về Nhơn-Tánh, tức là đã nói đến trình độ tiến hóa Tâm Linh của con người. Về phương diện nầy, người ta nhận xét tổng quát có hai hạng:
Nói về Nhơn-Tánh, tức là đã nói đến trình độ tiến hóa Tâm Linh của con người. Về phương diện nầy, người ta nhận xét tổng quát có hai hạng:
A.- Nguyên-Nhơn: Là hạng người mà “Nguyên-Linh” còn đầy đủ sáng suốt. Họ giữ trọn tánh Người, nghĩa là người có lòng Nhân, có đạo lý, chuyên làm lành, chuyên tu thân hành Đạo. Chuyện ác không làm, chuyện thiện không bỏ. Hạng Nguyên-Nhơn nầy cũng chia ra Thánh-Nhơn, Hiền-Nhơn và Phàm-Nhơn. Hạng đầu tiến hóa cao xa. Hạng kế theo chơn các bậc Tiền-Giác. Hạng sau cùng cũng mài miệt, nhưng tiến chậm trên đường tu luyện vì bị cố chấp nên hay vướng mắc bản ngã trên đường đạo.
B.- Hóa-Nhơn: Là hạng người tiến hóa nhiều kiếp từ hạ căn lên làm Người cho nên bản chất chưa thuần Nhơn-Đạo. Hạng Hóa-Nhơn thường nặng về vật chất mà nhẹ về tinh thần. Cốt cách trì độn, tánh tình hung ác, ích kỷ hại nhơn, chỉ biết sống cho bản thân mình, mà không cần biết đến sự thương yêu đoàn kết với đồng loại. Loại người nầy Nguyên-Linh đã tàn héo đi quá nhiều, cần phải phục hồi lại.
Người ta phân Hóa-Nhơn ra nhiều hạng, căn cứ trên sự biểu hiện trược tánh, ác tánh của họ:
Người ta phân Hóa-Nhơn ra nhiều hạng, căn cứ trên sự biểu hiện trược tánh, ác tánh của họ:
a- Thú Tánh:
Chưa thật Người, vì mang thú tánh,
Tham sân si, tranh cạnh hại đời,
Chưa hề học Đạo làm Người;
Dễ chi lãnh hội Đạo Trời tối cao (?)
b- Ma Tánh:
Người ma tánh gây sầu tạo khổ,
Dối gạt người đến chỗ tiêu vong,
Thiện căn hư mục nơi lòng;
Linh hồn tàn lụn còn mong gì đời.
c- Quỉ Tánh:
Giống quỉ tánh hại người vô số,
Gây máu xương tạo khổ cho đời,
Oán hờn chồng chất không vơi;
Biển đời nhận chết bao người vô lương.
d- Hung thần ác sát:
Bọn hung thần lấp đường sinh lộc,
Gây chiến tranh giết chóc khắp nơi,
Mafia, băng đảng hại đời;
Núi xương sông máu ngập trời Á, Âu.
Chưa thật Người, vì mang thú tánh,
Tham sân si, tranh cạnh hại đời,
Chưa hề học Đạo làm Người;
Dễ chi lãnh hội Đạo Trời tối cao (?)
b- Ma Tánh:
Người ma tánh gây sầu tạo khổ,
Dối gạt người đến chỗ tiêu vong,
Thiện căn hư mục nơi lòng;
Linh hồn tàn lụn còn mong gì đời.
c- Quỉ Tánh:
Giống quỉ tánh hại người vô số,
Gây máu xương tạo khổ cho đời,
Oán hờn chồng chất không vơi;
Biển đời nhận chết bao người vô lương.
d- Hung thần ác sát:
Bọn hung thần lấp đường sinh lộc,
Gây chiến tranh giết chóc khắp nơi,
Mafia, băng đảng hại đời;
Núi xương sông máu ngập trời Á, Âu.
Một dị nhơn thấy đời lắm yêu ma quỉ mị, nên để lời cảnh cáo rằng:
Đời Mạt hạ yêu quỉ thật nhiều,
Nên Trời Phật xử tiêu cũng đáng.
Đời Mạt hạ yêu quỉ thật nhiều,
Nên Trời Phật xử tiêu cũng đáng.
Một vị khác nhận xét rằng:
Ma Phật vò tròn viên Tạo-Hóa,
Quỉ thần nhồi lộn cục Càn-Khôn,
Kẻ ác lừng lẫy dập dồn,
Người hiền theo Phật bảo tồn Nguyên-Linh.
Ma Phật vò tròn viên Tạo-Hóa,
Quỉ thần nhồi lộn cục Càn-Khôn,
Kẻ ác lừng lẫy dập dồn,
Người hiền theo Phật bảo tồn Nguyên-Linh.
Trong một Thánh-Giáo, Ơn Trên đã dạy:
Trường thi Thầy mở Hoa-Long,
Tất cả nhơn loại vào trong cửa rồi.
Con Thầy, Thầy dắt về ngôi,
Con Phật, Phật dắt phản hồi Tây-Phương.
Con Tiên, Tiên dẫn lên đường,
Con Thánh, Thánh hiệp nhứt trường nghĩa nhơn.
Con Thần, lên đài Phong-Thần,
Con Người hiền đức hưởng phần thanh cao.
Con Ma, ma dắt lộn nhào,
Con Quỉ, quỉ níu sa vào hố sâu.
Phân kim, phân chất, phân màu,
Bạc chì, vàng kẻm, đồng thau rõ mà.
Con ơi! hai chữ Chánh Tà;
Biết thì phân biệt vậy mà mới ngoan.
Trường thi Thầy mở Hoa-Long,
Tất cả nhơn loại vào trong cửa rồi.
Con Thầy, Thầy dắt về ngôi,
Con Phật, Phật dắt phản hồi Tây-Phương.
Con Tiên, Tiên dẫn lên đường,
Con Thánh, Thánh hiệp nhứt trường nghĩa nhơn.
Con Thần, lên đài Phong-Thần,
Con Người hiền đức hưởng phần thanh cao.
Con Ma, ma dắt lộn nhào,
Con Quỉ, quỉ níu sa vào hố sâu.
Phân kim, phân chất, phân màu,
Bạc chì, vàng kẻm, đồng thau rõ mà.
Con ơi! hai chữ Chánh Tà;
Biết thì phân biệt vậy mà mới ngoan.
Theo sự phân tách các hạng “Con Người” chúng ta đã thấy nấc thang tiến hóa bày ra trước mắt. Chúng ta được quyền tự do lựa chọn hàng ngũ để xếp mình vào, nhưng điều kiện tiên quyết là phải hoàn chỉnh “Nhơn-Đạo” mới tiến hóa trên đường Tâm-Linh siêu thoát.
THAY LỜI KẾT:
THAY LỜI KẾT:
Con Người, giống thiêng liêng tại thế,
Vẹn Đạo Người trọn để làm Người,
Đạo Người từ gốc Đạo Trời,
Thay Trời hành Đạo, lập đời Thượng-Nguơn.
Nay Mạt hạ khải đờn Thánh-Đức,
Kêu gọi Người gắng sức tu thân,
Đạo Người trước giữ ân cần;
Linh-Hồn trong sạch, cân phân Phẩm Người.
Giống Con Trời cuộc đời Thánh thiện,
Trau Thánh-Tâm hoàn thiện Thiên-Lương,
Con Phật rộng rãi Tình-Thương;
Từ-bi, Bác-ái trăm đường độ tha.
Giống con Tiên hiền hòa thanh thoát,
Trau Linh Hồn mà đoạt thiên cơ,
Con Thánh giữ vững thế cờ;
Hoàn thành thiên chức lên bờ giác duyên.
Con Thần phải tinh chuyên trí dũng,
Trải mật gan ứng dụng giúp đời,
Phật, Tiên, Thần, Thánh, và Người;
Năm nhành, năm Đạo, thay Trời độ dân.
Đã tới lúc Phong-Thần chuyển lập,
Thiên tai, địa ách dẩy tràn;
Nhơn tai đại họa mở màn tận tiêu.
Tiêu ác quỉ gây nhiều tội lỗi,
Tiêu loại người chẳng đổi ác tâm,
Tiêu người lòng dạ thú cầm;
Tiêu vong tất cả mọi mầm trược nhơ.
Đại Thanh-Lọc định giờ phán đoán,
Cõi dương trần dựng bảng chiêu hiền;
Đò Trời, Phật, Thánh, Thần, Tiên;
Thiên Linh giáng thế độ miền trần gian.
* * *
Trần gian đại họa đến nơi rồi,
Giác ngộ trau Tâm tiến kịp thời,
Hạnh hưởng Ng̣̣̣̣̣̣ộ duyên cơ Đại-Xá;
May ra còn kịp chuyến “Đò Trời.”
Vẹn Đạo Người trọn để làm Người,
Đạo Người từ gốc Đạo Trời,
Thay Trời hành Đạo, lập đời Thượng-Nguơn.
Nay Mạt hạ khải đờn Thánh-Đức,
Kêu gọi Người gắng sức tu thân,
Đạo Người trước giữ ân cần;
Linh-Hồn trong sạch, cân phân Phẩm Người.
Giống Con Trời cuộc đời Thánh thiện,
Trau Thánh-Tâm hoàn thiện Thiên-Lương,
Con Phật rộng rãi Tình-Thương;
Từ-bi, Bác-ái trăm đường độ tha.
Giống con Tiên hiền hòa thanh thoát,
Trau Linh Hồn mà đoạt thiên cơ,
Con Thánh giữ vững thế cờ;
Hoàn thành thiên chức lên bờ giác duyên.
Con Thần phải tinh chuyên trí dũng,
Trải mật gan ứng dụng giúp đời,
Phật, Tiên, Thần, Thánh, và Người;
Năm nhành, năm Đạo, thay Trời độ dân.
Đã tới lúc Phong-Thần chuyển lập,
Thiên tai, địa ách dẩy tràn;
Nhơn tai đại họa mở màn tận tiêu.
Tiêu ác quỉ gây nhiều tội lỗi,
Tiêu loại người chẳng đổi ác tâm,
Tiêu người lòng dạ thú cầm;
Tiêu vong tất cả mọi mầm trược nhơ.
Đại Thanh-Lọc định giờ phán đoán,
Cõi dương trần dựng bảng chiêu hiền;
Đò Trời, Phật, Thánh, Thần, Tiên;
Thiên Linh giáng thế độ miền trần gian.
* * *
Trần gian đại họa đến nơi rồi,
Giác ngộ trau Tâm tiến kịp thời,
Hạnh hưởng Ng̣̣̣̣̣̣ộ duyên cơ Đại-Xá;
May ra còn kịp chuyến “Đò Trời.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét