DIỆN CHẨN HỌC


Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa, và mỗi một nền văn hóa lại có một nền y học riêng để tự chẩn trị những bịnh tật nẩy sinh trong quốc gia mình. Riêng đối với nước Việt Nam của chúng ta, hiển nhiên chúng ta cũng có một nền y học, và nền y học đó xem ra cũng thật là “Độc Đáo”. “Ẩn Náu” trong những bài Ca Dao, Tục Ngữ và trong nền văn học của dân gian. Nền Y học “Độc Đáo” đó, cuối cùng đã được nhà nghiên cứu y học dân tộc-Giáo Sư-Tiến Sĩ Bùi Quốc Châu-khám phá và“khai quật” trong một dịp“tình cờ đầy Chánh Niệm” vào năm 1980, và ông đã đặt tên cho môn VIỆT Y Học cổ, một tên gọi mới là: DIỆN CHẨN-ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU.
 Trải qua hơn ¼ thế kỷ, “Rừng Chẩn-Biển Pháp” ấy, càng ngày càng thêm phát triển rộng lớn,càngthêm phát triển tinh tường. Vì thế, nên trong sự ứng dụng trị liệu, ngày càng thêm “Thần Kỳ”, “VôKhả Thuyết”. Chính vì vậy mà những người sơ cơ, mới bước vào môn Diện Chẩn hôm nay, đãkhông khỏi ngỡ ngàng, băn khoăn, hoang mang, hoảng sợ. Vì đường đi vào thì “mênh mông-nghìnlối” mà đường đi ra thì cũng “trùng điệp-vạn đường”. Từ đó, người sơ cơ, đã nẩy sinh ra tư tưởng chán nản, buông xuôi, tạo thêm hiểu lầm, và dễ dàng đánh mất niềm tin nơi môn “Diện Chẩn” thần kỳ này.Thấu hiểu những nỗi băn khoăn, khó khăn ban đầu đó, chúng tôi, Nhóm Diện Chẩn đãmạo muội dùng hết kiến thức hạn hẹp của mình, để biên soạn lại tập sách “Diện Chẩn AZ-CA”này, không nhằm mục đích khoa trương kiến thức, mà chỉ mong sao, với cách trình bầy giản dị-chi tiết đầy đủ-phân loại rõ ràng, sẽ giúp cho những người sơcơ, mới bước vào môn Diện Chẩn, có thể nắm được chút căn bản, hầu tạo thêm “Niềm Tin” vào môn Diện Chẩn, ngày một thêm “TínChắc” vững vàng.

DIỆN CHẨN HỌC
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Translate