Nghiên cứu: Ăn uống Điều độ, Đúng bữa, Đúng giờ Giúp Ngăn Bệnh Tiểu đường, Huyết áp cao?

Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc ăn uống trong một khoảng thời gian quy định có thể giúp giảm cân, cải thiện chất lượng giấc ngủ và chống huyết áp cao.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã mang tới những hiểu biết hoàn toàn khác về cách chúng ta ăn uống sao cho đúng để bảo vệ sức khỏe và chống lại bệnh tật.
Nghiên cứu: Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giúp ngăn bệnh tiểu đường, huyết áp cao? - Ảnh 1.

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm sinh học điều tiết thuộc Viện Salk ở California, Mỹ quan sát trên 9 người. Họ đều là những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, đặc trưng với biểu hiện là huyết áp cao, đường huyết lúc đói luôn cao và béo phì. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 23% người trưởng thành và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ.
Để kiểm chứng những lợi ích của việc hạn chế thời gian ăn uống, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các tình nguyện viên, gồm 13 đàn ông và 6 phụ nữ ăn tất cả thức ăn của họ trong khoảng thời gian kéo dài 10 giờ và trong suốt 12 tuần.
Các tình nguyện viên được cho ăn và tập luyện như bình thường. Họ cũng được uống bất cứ thứ gì họ muốn. Ho sẽ phải sử dụng một ứng dụng để theo dõi lượng calo nạp vào người trong 2 tuần trước khi bắt đầu giới hạn giờ ăn trong suốt 12 tuần. Trong số tình nguyện viên có 16 người đang dùng thuốc statin hoặc chống cao huyết áp.
Trong 12 tuần, hầu hết người tham gia dành khoảng 2 giờ ăn sáng và ăn tối trong 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
Nghiên cứu: Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giúp ngăn bệnh tiểu đường, huyết áp cao? - Ảnh 2.

Đồng tác giả nghiên cứu kiêm giáo sư Satchidananda Panda cho biết, giai đoạn cuối của nghiên cứu ghi nhận các bệnh nhân trung bình đã giảm từ 3-4% chỉ số khối cơ thể, ví dụ như mỡ bụng và vòng eo. Huyết áp của họ cũng thấp hơn và mức độ chất béo trong cơ thể thấp. Họ cũng tiết lộ cảm thấy ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, họ không hề tiết lộ gì về những tác dụng phụ xảy ra.
Đồng tác giả nghiên cứu Pam Taub, một bác sĩ tim mạch và là phó giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học California ở San Diego cho biết, một số người đã dừng uống thuốc sau khi nghiên cứu kết thúc.
Nhóm nghiên cứu tin rằng, việc giới hạn thời gian ăn uống là một cách can thiệp lối sống rất khoa học và có thể ứng dụng để điều trị chứng rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên nhóm cũng thừa nhận việc ăn trong một thời gian hạn chế có thể đã làm cho tính tương tác thuốc tốt hơn.
Ăn đúng giờ, đúng giấc là tiền đề quan trọng để phòng ngừa và điều trị các bệnh chuyển hóa
Cũng trong chia sẻ với trang Newsweek, các nhà nghiên cứu tiết lộ họ thường khuyên bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa phải thay đổi triệt để chế độ ăn uống và lối sống, bao gồm cắt giảm lượng calo, chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn và chăm tập thể dục hơn. Nhưng nếu những biện pháp đó không hiệu quả, họ sẽ phải dùng thuốc điều trị.
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, việc ăn vào những thời điểm bất thường trong ngày làm đảo lộn đồng hồ sinh học 24 giờ và nhịp sinh học của chúng ta, qua đó là tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Vì vậy nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu xem, nếu chúng ta ăn uống đúng giờ quy định và ăn trong thời gian hợp lý có giúp cải thiện tình hình hay không.
Panda giải thích, nhóm của ông trước đã phát hiện những lợi ích liên quan đến việc giới hạn giờ ăn ở chuột. Cách làm này giúp giảm đường huyết của chúng ngay cả khi chúng đang ăn theo chế độ dễ làm trầm trọng bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu: Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ giúp ngăn bệnh tiểu đường, huyết áp cao? - Ảnh 3.

Emily Manoogian, một nghiên cứu sinh khác thuộc phòng thí nghiệm của Panda khẳng định, việc ăn và uống trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là 10 tiếng cho phép cơ thể bạn phục hồi và nghỉ ngơi trong 14 tiếng còn lại. Khi đó cơ thể sẽ học được cách dự đoán khi nào chúng ta cần ăn uống và tự động tối ưu hóa quá trình trao đổi chất.
Tất nhiên Panda cũng lưu ý rằng, đa số người bệnh tiểu đường và mắc hội chứng chuyển hóa thường sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát bệnh, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục. Panda không phủ nhận lợi ích của thuốc nhưng ông khẳng định, lợi ích từ một chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Ông khẳng định: "Tôi đã thấy cách tiếp cận này giúp nhiều thành viên trong gia đình tôi chống lại được bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Họ đã kiểm soát lượng đường huyết trong 4 năm qua mà không cần dùng đến thuốc. Vì vậy tôi có một linh cảm mạnh mẽ rằng, phương pháp giới hạn giờ ăn sẽ đem tới hiệu quả cho bệnh nhân".
Hiện tại nghiên cứu mới chỉ được thực hiện trên một nhóm nhỏ nên sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng trên một nhóm bệnh nhân đông hơn.
Tuy nhiên Panda nhấn mạnh, người bình thường hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này. Người khỏe mạnh có thể thử giới hạn giờ ăn một ngày của mình trong vòng 10 giờ và liên tục ít nhất 6-7 ngày để thấy kết quả.
Panda cho rằng, giới hạn thời gian ăn uống đôi khi có thể là một cách nhịn ăn gián tiếp. Nhưng ông khẳng định, đây không phải là một hình thức nhịn ăn. Bởi lẽ nhịn ăn là một cảm giác ăn thiếu, bụng luôn thấy đói. Thêm vào đó việc nhịn ăn sẽ chỉ càng làm hại sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu bạn đang thừa cân béo phì, việc giảm cân sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Và nếu biết cách kết hợp với phương pháp nhịn ăn gián tiếp này, hiệu quả đạt được chắc chắn sẽ rất tốt.
Tham khảo Newsweek
Share:

CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN HÓA CỦA LINH HỒN

Thông thường, 1 linh hồn (soul) từ khi xuống Trái Đất, đầu thai lần đầu tiên, đến lúc được khai sáng, trở về cội nguồn, không tái sinh nữa là khoảng 400 – 500 kiếp sống.
Trong 400 - 500 kiếp sống đó, linh hồn sẽ trải qua 1 quá trình phát triển như sau:
⚜️Giai đoạn 1 - Linh hồn trẻ con (infant soul): sống khoảng 10 – 15 kiếp sống đầu tiên
- Đặc điểm: chỉ tập trung vào việc ăn – chơi và ngủ.
- Vì đây là lần đầu tiên, soul xuống Trái Đất, không có nhiều trải nghiệm, không có nhiều hiểu biết, họ chỉ quan tâm đến bản năng sinh tồn, với rất nhiều nỗi sợ hãi, nên các soul này chỉ ra sức vơ vét để bảo đảm cho sự sinh tồn của chính mình, không quan tâm đến người xung quanh ra làm sao, bị tổn thương như thế nào. Nên giai đoạn này, là lúc tạo ra rất nhiều Bad Karma.
- Thường thấy, họ là những tầng lớp thấp nhất trong xã hội, những người làm công, họ chỉ làm việc để nuôi sống chính bản thân họ, làm việc để có cái cho vào miệng ăn.


⚜️Giai đoạn 2 - Linh hồn thiếu niên (teenager soul): Từ kiếp 15 – 30
- Đặc điểm: chỉ tập trung vào POWER - quyền lực.
- Các soul này không muốn làm việc nữa, họ muốn người khác làm việc cho mình, chỉ huy người khác, người khác phải nghe theo ý kiến của mình. Các linh hồn này, tràn đầy năng lượng sống
- Thường thấy, họ là các leader trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, các thủ lĩnh tôn giáo, hội nhóm, tăng đoàn, các leader của các tổ chức phi chính phủ.
- Và giai đoạn này, cũng là lúc, tạo ra rất nhiều Bad Karma, để chứng tỏ bản thân, bảo vệ quyền lực , POWER, sức mạnh của mình.


⚜️Giai đoạn 3 - Linh hồn trẻ (young soul): Từ kiếp 30 – 250
- Đặc điểm: hoạt động trong các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, hội họa, âm nhạc…
- Thường thấy, họ là các Master về sáng tạo, nghệ thuật. Họ giỏi tất cả mọi thứ.
- Và giai đoạn này, các soul đã dừng lại việc tạo Bad Karma mới, và nhận lại các Bad Karma cũ đã được tạo ra trong các kiếp sống đầu tiên, các linh hồn sống với rất nhiều sự chịu đựng, đau khổ


⚜️Giai đoạn 4 - Linh hồn trưởng thành (Adults soul): Từ kiếp 250 – 400
- Đặc điểm: họ bắt đầu đi giúp đỡ, phụng sự cho xã hội, xây trường học, bệnh viện.
- Thường thấy họ trong các tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động từ thiện cho cộng đồng
- Đây là giai đoạn họ “trả nợ liên tục” cho các Bad Karma họ đã tạo ra trong giai đoạn trước. Họ chỉ cảm thấy hạnh phúc khi đi làm từ thiện, khi cho đi, khi phụng sự xã hội.
- Và giai đoạn này, linh hồn không có thực hành thiền định.
                      
⚜️Giai đoạn 5 - Linh hồn già (Old Soul): Từ kiếp 400 – 500
Trong giai đoạn này, chia ra làm 2 giai đoạn nhỏ:
🎀Giai đoạn 5.1 - Giai đoạn đầu của linh hồn già (early old soul)
- Họ có rất nhiều thách thức – challenge trong cuộc sống.
- Họ bắt đầu hỏi các câu hỏi, tại sao ?
1 khi linh hồn có các câu hỏi tại sao, đó là dấu hiệu cho thấy, đây là 1 linh hồn già (old soul)
* Tại sao việc này xảy ra cho tôi ?
* Tại sao có người giàu, có người nghèo ?
* Tại sao tôi được sinh ra trong gia đình, có người cha, người mẹ như thế này … ?
- Họ bắt đầu tìm kiếm sự thật, họ đi học rất nhiều các khóa học, gặp rất nhiều các vị thầy chỉ để tìm kiếm sự thật tâm linh, tìm kiếm chân lý
- Họ cầu khấn, tụng niệm, đọc sắc lệnh, mantra, câu chú, kinh kệ để giúp tâm trí tĩnh lặng, tìm kiếm sự bình an, tìm kiếm chân lý
- Họ bắt đầu tìm hiểu đến thiền. Và chỉ có linh hồn già, mới tìm hiểu đến thiền và thực hành thiền định. Các giai đoạn trước sẽ ko bao giờ thiền.
🎀Giai đoạn 5.2 - giai đoạn cuối của linh hồn già (Final old soul), chuẩn bị chuyển tiếp sang giai đoạn linh hồn khai sáng.
- Họ đã trả nợ xong hết tất cả các Bad Karma cũ, dừng tạo ra Bad Karma mới, và họ liên tục tạo mới rất nhiều Good Karma, thông qua phụng sự, giúp đỡ xã hội
- Các linh hồn này không còn quan tâm đến tiền bạc, quyền lực, gia đình, xã hội. Họ chỉ quan tâm đến sự thật và chân lý.
- Chỉ ngồi thiền, không tụng niệm, đọc kinh, cầu chú, khấn vai gì nữa. Chỉ khi họ tĩnh lặng hoàn toàn trong thiền định, họ mới trải nghiệm được chân lý.
- Linh hồn không làm bất cứ 1 việc gì khác, ngoài thiền định. Họ sống đời sống tâm linh, thực hành thiền định.
- Trong giai đoạn này, lại có 3 giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn 5.2.1: các soul quan tâm đến những thứ bên ngoài, các mối quan hệ
Giai đoạn 5.2.2: họ từ bỏ hết tất cả mọi thứ, gia đình,
công việc, mối quan hệ xã hội, lên núi, vào rừng để thực hành thiền định, … và lúc này, cũng là lúc họ đạt được sự chứng ngộ, nhưng sự khai sáng chưa thật sự hoàn toàn, họ phải trải qua 1 vài lần tái kiếp nữa, để đi vào
Giai đoạn 5.2.3: thực hành tâm linh trong cuộc sống đời thường, kết hợp hài hòa giữa tâm linh & vật chất, mới đạt được sự khai sáng thật sự. Đây được gọi là con đường trung đạo vàng.
Việc từ bỏ mọi thứ, lên núi đi tu, là 1 việc rất dễ dàng.
Trải nghiệm việc thực hành tâm linh trong đời sống thực tế, mới là thách thức cho linh hồn đó.
Ví dụ: người vợ thực hành thiền, chồng không thiền, nên nói người vợ bị điên, ko lo đi làm kiếm tiền nuôi con, chỉ biết suốt ngày ngồi thiền, thì lúc đó, mới là thách thức thật sự cho người vợ, trong việc cân bằng giữa thực hành tâm linh, và đời sống gia đình, điều tiết giữa vai trò chăm sóc con cái & chăm sóc linh hồn


⚜️Giai đoạn 6 - Linh hồn khai sáng (Diviners soul)
Giai đoạn này, đối với họ, cuộc sống như là 1 lễ hội, họ đã vượt qua mọi đau khổ, buông bỏ mọi dính mắc cảm xúc, tâm trí, tình cảm ….
Đặc điểm:
- Chỉ sống trong sự thật và chân lý.
- Không giết hại, không bạo lực
- Chỉ làm 1 công việc, đó là chia sẻ khoa học thiền định, chia sẻ chân lý, chia sẻ sự thật.
- Đi con đường trung đạo.
- Có sự hợp nhất với Thượng Đế.
Họ đạt được học vị, gọi là Buddha/Christ.
Buddha/Christ là học vị để chỉ trạng thái phát triển của tâm thức, chỉ về sự nhận thức, trí tuệ, sự thông thái, có cái nhìn toàn thể về bức tranh của Vũ trụ, sự khai sáng, chứng ngộ.
Chưa từng có thời điểm nào mà trên 
Trái Đất có rất nhiều vị Phật được tái sinh như hiện nay. Thời Đức Phật Thích ca, chỉ có 1 mình ngài đạt mức độ phát triển tâm thức của sự khai sáng. Nhưng bây giờ, trên Trái Đất đã có hàng trăm, hàng ngàn người đã đạt được sự chứng ngộ. Đây là kỷ nguyên vàng của Trái Đất để bước vào 1 giai đoạn mới.
Những người đạt học vị Buddha/Christ, trông họ rất bình thường, sống cuộc đời bình thường.
Những người đem tiền, của cải , vật chất rất nhiều đi cho từ thiện, cho xã hội, ko phải Buddha - phật sống.
Những nhà healer, những người thể hiện mình có những quyền năng đặc biệt, thần thông, thì cũng chưa đạt được sự khai sáng để nhận học vị Buddha.

Buddha/Christ chỉ về mức độ phát triển tâm thức, ko phải nói về thói quen, hành vi cho từ thiện, hay quyền năng, khả năng thần thông nào đó.
Và muốn khai sáng, các linh hồn già sẽ phải đi từ:
1. Tìm kiếm sự thật
2. Trải nghiệm sự thật, chân lý
3. Chia sẻ sự thật, chân lý.
Muốn tốt nghiệp trường học 
Trái Đất, để đi đến chiều kích cao hơn (Ascension), thì soul đó phải chia sẻ khoa học tâm linh, chưa chia sẽ, sẽ không bao giờ tốt nghiệp được.
Và bất kỳ ai, cũng có thể đạt được học vị Buddha/Christ , nó tùy vào lực chọn – tự do ý chí của mỗi người đó, có thể mất 10 – 30 kiếp (Đức Phật, Chúa Giêsu), trung bình 400 – 500 kiếp, hoặc 1000 – 2000 kiếp, rồi thì ai cũng sẽ tốt nghiệp cả.
Mức độ tiến hóa của linh hồn, sẽ dựa trên:
1. Số lượng kiếp sống đã trải qua (lived)
2. Số lượng bài học đã tốt nghiệp (done)
Và Trái Đất này là 1 trường học, được vận hành bởi quy luật nhân quả, nên đã tạo ra 1 sân chơi rất công bằng, nghiêm khắc :
- Bạn xuống 
Trái Đất bạn tạo Bad Karma (experience)
- Bạn trả nợ cho các Bad Karma đã tạo ra (graduation)
- Bạn học bài học của chính mình (awakening)
- Bạn trở nên khai sáng (enlightenment)
- Bạn trở về cội nguồn (ascension)
Người hướng dẫn & chia sẻ: Pradeep Vijay
-St-
Share:

Tần số Yêu thương 528 Hz | Hàn gắn sâu nhất | Chữa lành DNA


via IFTTT
Share:

PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH BẰNG NIỆM SỐ. HÃY TỰ CHỮA CHO BẢN THÂN!

Những con số kì diệu – chữa bệnh bằng niệm số Chu Dịch
Phương pháp chữa bệnh bằng niệm số theo Chu Dịch được giới thiệu trên 20 năm nay.
Dựa trên lý thuyết của Chu Dịch ứng dụng tượng số của Bát quái
Gồm 8 quẻ là càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn.
Ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 của tiên thiên bát quái đồ.
Các con số trên cũng tương ứng với cơ thể con người từ da lông, tứ chi mình mẩy cho đến tạng phủ khí huyết kinh lạc và các khiếu… theo Thuyết vạn vật đồng nhất thể, nhân thân tiểu thiên địa. Nghĩa là vạn vật trong vũ trụ đều đồng nhất như nhau, con người là một vũ trụ thu nhỏ. Khi ta đọc (niệm) các con số sẽ ứng vào các bộ phận cơ thể và sẽ điều chỉnh các bộ phận đó cân bằng, theo lẽ tự nhiên bệnh sẽ hết .
Nội dung của phương pháp niệm số Chu Dịch
Cách này còn có thể gọi là chữa bệnh theo(tượng số học) vì trong tượng có số.



Cụ thể như sau:
Quẻ càn: tượng là đầu, não, xương sống, bàn tay, dương vật… ứng với số 1
Quẻ đoài: tượng là phổi, họng, đại tràng, miệng, đường đại tiểu tiện… ứng với số 2
Quẻ ly: là tim, mắt, máu, tiểu tràng… ứng với số 3
Que chấn: là gan, mật, ống chân. Ứng với số 4
Quẻ tốn: là gan, mật, đùi… Ứng với số 5
Quẻ khảm: tượng là thận, tai, thắt lưng, răng… Ứng với số 6
Quẻ cấn: tượng là vị(dạ dày), mông, vú, mũi… Ứng với số 7
Quẻ khôn: tượng là tỳ(lách, tuỵ), bụng , buồng trứng, cơ thịt, bàn chân…Ứng với số 8

Khi niệm số thì thêm số 0 vào trước hoặc sau dãy số
Tác dụng của con số không(0)
Số 0 là nguyên khí của vũ trụ theo thuyết từ không đến có.
Số không (0) là số chẵn thiên về âm (làm mát )
Số 0 là số lẻ thiên về dương (làm ấm)
Số 0 đặt trước dãy số thiên về âm. Đặt sau dãy số sẽ thiên về dương.
Ví dụ :
Ho do nhiệt niêm số là 002
Ho do hàn niệm số là 2000
Về cách niệm số
Có thể niệm thành tiếng. Có thể niệm trong ý nghĩ:
Ví dụ : để chữa ho do nhiệt niệm là (không không hai) 002.
Ho do hàn niệm là 2000(hai không không không).
Các bệnh khác cũng niệm cách như trên.
Thời gian niệm số từ vài phút đến vài chục phút
Thông thường chỉ niệm vài phút là đã có hiệu quả .
Có thể niệm số bất cứ lúc nào. Sáng , trưa, chiều, tối.
Đi, đứng nằm, ngồi hay khi nằm ngủ đều được cả
Có thể niệm số kết hợp với các phương pháp khác .
Như thuốc tây, thuốcc bắc, châm cứu, diện chẩn, khí công…
Sau 20 năm ứng dụng cho bản thân, gia đình mang lại hiệu quả hữu hiệu và bất ngờ. Sau này tôi có đưa vào giảng dạy trong các lớp diện chẩn và y dịch ở Hải Phòng, Hà Nội cũng như một số bệnh nhân, người thân ở các tỉnh xa và Nước ngoài mọi người ứng dụng đều mang lại hiệu quả tốt.
Một số công thức niệm số để chữa bệnh
Dưới đây tôi xin giới thiệu một số công thức đã ứng dụng có kết quả, dễ thực hiện để mọi người tham khảo ứng dụng. Nếu thấy kết quả thì phổ biến cho cộng đồng:
1: viêm họng, ho do lạnh . 2000
Viêm họng do nhiệt 002
2: đau dạ dạy ngừoi nóng. 0078
Đau dạ dày người hàn( lạnh) 780
3 : chướng bụng đầy hơi 8020
4: đau cột sốn , thoát vị đĩa đệm . 1000
5: các bệnh về gan , mật 0450
6: điềuu chỉnh về thận 0160
7: đau đầu 7010
8: đau răng 7020
9: đau vai gáy 7210
10: đau ống chân 4000
11: đau đùi 5000
12: đau bàn chân 8000
13: đau tay 7210
13 : đau mắt đỏ 003
14: tim đập nhanh 030
15: tim đập chậm, huyết áp thấp 53000
16: đau vùng tim 3000
17 : huyết áp cao ở người béo, nóng 0025
Huyết áp cao người gầy nóng 0026
18: cận thị 030
Viêm xoang 2000
19: dị ứng, ngứa 0002 nêu không bớt niệm 2000
20 : khó ngủ 00100
Trên đây là những công thức đã ứng dụng có kết quả trong thời gian qua. Còn nhiều điều phải bàn luận về phương pháp này.
Hai công thức niệm số đăc hiệu
1 : công thức niệm số để giảm đau trong mọi trường hợp. Bất kể do nguyên nhân gì gây nên.
007 nếu không bớt niệm 7000
Giải thích: số 7 là quẻ cấn tượng của nó là núi. Ý nghĩa( gặp núi sẽ dừng lại) đau sẽ dừng
2 : công thức đều hoà tạng phủ, kinh lạc, khí huyết toàn thân. Niệm dãy số này giúp tăng cường sức khoẻ và phòng bệnh rất tốt đã được nhiều người ứng dụng .
Đây là dãy số tổng hợp nên có nhiều con số. Đến mỗi dấu chấm ta ngừng lại 1 giây rồi đọc tiếp.
Công thức 650. 30. 820.
Niệm như sau. Sáu năm không . Ba không. Tám hai không .
Giải thích:
Đây là công thức lập theo thứ tự ngũ hành tương sinh. 6 là thuỷ, 5 là mộc, 3 là hoả, 8 thổ, 2 kim
Thuỷ sinh mộc , mộc sinh hoả , hoả sinh thổ , thổ sinh kim… Rồi kim lại sinh thuỷ. Ứng với 5 tạng. Tâm (tim) can(gan) tỳ( lách và tuỵ) phế( phổi) thận
Chúc các bạn khoẻ mạnh, hạnh phúc
PS:
Thời gian niệm số: Mỗi lần niệm vài phút với bệnh cấp. Vài chục phút với bệnh mãn tính. Ngày có thể niệm 3 lần. Sáng chiều tối
Một số công thức niệm số tham khảo:
Tiểu đường, huyết áp thấp 650.30. 82000
Sổ mũi, ngứa, sưng mắt do dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết: 0002
Tê tay niệm1000 vào buỏi sáng . Buổi chiều niệm 540. 30
Sưng chân răng em niêm 002 nêu không bớt niêm 007
002 cũng chữa cả táo bón.
Đau tay phải từ trên vai xuống nặng trĩu tay 380. 210
Huyết áp không ổn định, mất thăng bằng, đi lại sa xẩm mặt mày 530.80.1000
Thoái hóa cột sống, bị thoát vị đĩa đệm e đọc 1000. Sau khi niệm xong có thể niệm thêm 650.30.820 để điều chỉnh ngũ tạng.
Mỏi và đau vai 380.210
Bị tiểu đục, ù tai, mắt mờ, khó tiêu, choáng váng: 650. 30820
đi hay say xe 530. 1000. Truoc khi len xe em hơ nóng bàn chân
Khí hư, đau vùng chậu lan xuống chân 530. 82000
Hen suyễn ở người nhiệt 00802
Ở người lạnh niệm 530. 82000
Viêm kết mạc dị ứng 0003000
Đau khớp gối nặng và bị suy giãn tĩnh mạch sâu kéo dài sau gối trở xuống 006. 0045.
Đau bụng. Cứ đau râm râm âm ỉ 780. 2000
LUẬN GIẢI GIÚP SỐ 030 VÀ 0025
030 là điêu chỉnh mắt và tim.
0025. 2 là quẻ đoài hành kim thuộc phế
sẽ khắc 5 hành mộc thuộc can (kim khắc mộc) làm cho can không bốc hỏa lên. 00 đứng trước có tính âm làm mát.
Cách này đông y gọi là .( thanh phế bình can) nói sâu hơn là( ích tây bình đông) phế thuộc phương tây. Can thuộc phương đông.
Trĩ ngoại 71000
Viêm hang vị dạ dày, thành tá tràng 30. 780
Vẩy nến á sừng ở hai bàn chân 80. 2000
Viêm xơ phổi, ho ra đờm 80. 2000
Cách niệm số trị bệnh hiệu quả
Qua thời gian chúng tôi chia sẻ phương pháp niệm số để chữa một số chứng bệnh thường gặp, đã được đông đảo quý vị và các bạn quan tâm thực hành. Sau khi tự chữa được bệnh cho mình, nhiều người đã thông tin tới chúng tôi để góp ý và động viên. Để đáp ứng yêu cầu của một số quý vị, nay chúng tôi xin bổ sung một số nhóm số mà chúng tôi đã áp dụng có kết quả. Rất mong được các bạn tiếp nhận và chia sẻ cho nhiều bạn bè thân hữu.
Lưu ý:
Nhiều chứng bệnh có triệu chứng gần giống nhau, vì thế sẽ gây khó khăn cho việc xác định đúng bệnh để niệm số điều trị. Ví Dụ: Bị đau vùng lưng có thể do viêm thận, sỏi thận, viêm thần kinh tọa hoặc do thoái hóa cột sống… Gặp trường hợp này mà không nhờ được thầy thuốc để giúp cho việc xác định đúng bệnh thì phải thử. Khi niệm nhóm số nào mà thấy giảm bệnh thì tiếp tục niệm theo nhóm số đó.
Có những nhóm số có thể chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Chúng tôi không ghép chung mà phân theo từng nhóm bệnh.
Niệm số trị bệnh là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất hiệu quả, do Lý y sư nghiên cứu dựa vào thuyết Chu Dịch, thuyết Âm dương ngũ hành và triết lý y học phương Đông. Niệm số có thể chữa được hàng trăm chứng bệnh. Có bệnh chỉ cần niệm một vài lần là khỏi, có bệnh phải niệm vài ngày, cũng có bệnh phải niệm hàng tháng. (Sau mỗi lần niệm sẽ thấy bệnh giảm dần). Nhóm số: 820.650 có thể chữa khỏi bệnh hoa mắt, chóng mặt (Thiểu năng tuần hoàn não hoặc rối loạn tiền đình.)
Cách niệm: Niệm trầm (không cần ra tiếng). Niệm là: “Tám hai không. Sáu năm không”, lại tiếp “tám hai không. Sáu năm không”, niệm liên tục khoảng 5 đến 10 phút mỗi lần. Ngày niệm hai đến ba lần. Khi gặp dấu chấm thì tạm ngưng giống như đọc đoạn văn gặp dấu chấm. Khi niệm tiếp thì ngưng lâu hơn gặp dấu chấm một chút. Niệm từ từ, niệm đến số nào thì phải tưởng tượng ra số đó. Có thể niệm ở tư thế ngồi, nằm hoặc vừa đi vừa niệm. Nếu bị nhiều chứng bệnh thì niệm chữa chứng bệnh cấp kỳ trước hoặc có thể hôm nay niệm chữa bệnh này, mai niệm chữa bệnh khác. Niệm số không gây phản ứng phụ, không công phạt với các loại thuốc, có thể kết hợp vừa dùng thuốc vừa niệm số càng nhanh khỏi bệnh
MỘT SỐ CHỨNG BỆNH CÓ THỂ CHỮA KHỎI BẰNG NIỆM SỐ
A. CHỨNG BỆNH CẢM MẠO VÀ TAI MŨI HỌNG:
1. Cảm lạnh: 40.880
2. Cảm cúm: 20.30
3. Cảm gió, ho nhiều: 20
4. Họng đau, trong miệng sưng cục to không nuốt được đồ ăn: 050.070
5. Viêm mũi, viêm xoang, đau đầu nhức mắt: 60
6. Sưng đau trong họng, viêm sưng Amidal làm nổi hạch sưng đau hạch, nuốt nước bọt đau, cúi xuống càng đau: 5000.20
7. Ù tai, đau đầu, nhức nặng đầu, người bần thần buồn bực. Trong cổ họng như mắc hạt đào: 820 hoặc 80.20.650.30
8. Nấc, kể cả trường hợp đã bị nấc hàng tháng: 20.60.50.30
9. Ho viêm phế quản: 20.640
B. ĐAU ĐẦU, ĐAU MẮT.
1. Đau đầu: 60.50
2. Đau đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn (Thiểu năng tuần hoàn não hoặc rối loạn tiền đình): 820.650
3. Đau đầu, choáng không rõ nguyên nhân: 260
4. Đau một bên đầu, mắt căng, mờ mắt, chóng mặt, nôn ói: 260
5. Mắt đau mở ra khó khăn: 5.650
6. Mắt đau sưng đỏ, đắng miệng, trong lòng buồn bực: 003
7. Viêm giác mạc, đau đầu nhức mắt: 2000
C. TIM MẠCH HUYẾT ÁP:
1. Đau tim, đau vùng ngực trái: 380
2. Đau tim kèm theo huyết áp cao: 720.40
3. Huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đã bị tai biến, liệt nhẹ: 260
4. Hạ đường huyết, khi đói bụng bị choáng: 40.30.70
5. Viêm đau tĩnh mạch, sưng chân, nhức chân: 650.070 hoặc 0007000.2650
D. TIÊU HÓA, TIẾT NIỆU
1. Tiêu chảy: 20.650 (Khi đang ngồi trên xe đò trong cuộc hành trình hoặc vì một công việc nào đó mà bị tiêu chảy hoặc quá mót đại tiện mà không thể đi đại tiện được thì niệm nhóm số: 20.650 sẽ không mót đại tiện nữa. Nếu không phải trong trường hợp như thế thì không nên niệm nhóm số: 20.650 bởi phân cùng độc tố sẽ tích trong ruột gây nhiễm độc.
2. Đau dạ dày cấp (vừa đau lần đầu): 4000
3. Đau dạ dày mạn tính: 70.40
4. Đau dạ dày (Uống rượu vào là đau): 820.40
5. Đau dạ dày (Khi đói bụng là đau): 650.000
6. Đau dạ dày (Không ăn được đồ nguội) ăn vào là đau bụng và có thể tiêu chảy: 40.70
7. Tiểu rắt buốt, tức nặng bụng dưới: 600.50
8. Tiểu nhiều, tiểu không tự chủ: 200.50
9. Tiểu rắt buốt, bụng dưới đau như cắt: 2000.30
10. Viêm túi mật: 40.60.3800
11. Sỏi thận, đau ngang lưng: 720.40.60
12. Sỏi bàng quang , đau bụng dưới: 60.2000
E. MỤN NHỌT, MẨN NGỨA, U BƯỚU:
1. Mụn nhọt ở mặt sưng đau: 2000
2. Mề đay, mẩn ngứa: 0002
3. Da dày cộm lên đen sần (Như da trâu): 650.7200
4. Vú nổi u cục to, đau, có thể phát sốt (Viêm tuyến vú cấp): 640.20
5. Vú nổi u cục (Viêm tuyến vú mạn tính): 640.000.720
6. Sau khi sinh con ít sữa hoặc mất sữa: 38000.40
F. CHẤN THƯƠNG, TRẬT ĐẢ (Bị tai nạn, bị ngã, bị đánh):
1. Trẹo bàn tay, đau khớp cổ tay: 70
2.Trẹo cột sống, đau không quay người được: 6000
3. Chấn thương ở đùi bầm dập đau đớn: 000.000.70
4. Chấn thương vùng sườn ngực đau đớn: 5000.80
5. Chấn thương từ hông xuống dưới gót chân đau: 720.60.430
6. Chấn thương vùng vai: 8000.70
G. VIÊM XƯƠNG KHỚP, THOÁI HÓA CỘT SỐNG, ĐAU LƯNG:
1. Viêm khớp, hai chân nặng nề vô lực: 00100.00700
2. Đau nhức lưng như có vật đè nặng: 640.720
3. Thoái hóa cột sống, đau ngang lưng: 1000.60
4. Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm đau lưng: 7000.40
5. Đau lưng lan xuống hông đùi và bắp chân (viêm đau thần kinh tọa): 70.20
6. Đột nhiên đau lưng không cử động được: 6000.20
7. Đau một đốt sống (không rõ nguyên nhân): 60
8. Viêm sưng đau khớp gối: 1000.7000
9. Thoái hóa đốt sống cổ, đau đầu, đau vai gáy: 2650.380
Niệm nhóm số: 2650.380 còn giúp cho không háo đói và thèm ăn, có thể áp dụng cho trường hợp muốn giảm cân mà lại háo đói, thèm ăn, thích ăn nhiều. Nhóm số này còn giúp tăng thị lực.
H. ĐAU TÊ CHÂN TAY
1. Đau khớp vai, cánh tay không nhấc lên được: 650.000
2. Đau cánh tay: 20.640
3. Gót chân đau: 60
4. Gót chân đau, sưng tấy: 4000.370
5. Đau nhức ở đùi: 720.60
6. Cổ và hai cánh tay đau: 50.70
7. Chân, đùi đau tê: 650.30.80
I. MỘT SỐ CHỨNG BỆNH KHÁC:
1. Ngủ li bì (lúc nào cũng muốn ngủ). Bàn tay ra nhiều mồ hôi, run tay: 650.3820
2. Trĩ nội, trĩ ngoại, thoát giang: 00100.800
3. Phù nề, đau lưng, đau đùi: 650.000.3820
4. Viêm phần phụ, tử cung, nhiều khí hư bụng nhấm nhói đau: 6000
Cám ơn sự quan tâm của quý vị!
Share:

Human - Con Người là thế nào???


via IFTTT
Share:

Nghiên cứu một lần nữa cho thấy Mối Liên hệ giữa Nước Ngọt có Ga và Bệnh Tim mạch, Ung thư

coca cola
Việc sử dụng quá nhiều nước ngọt có ga và đồ uống có đường khác làm tăng đáng kể khả năng tử vong khi còn trẻ do các bệnh tim mạch, cũng như ung thư. Đây là kết luận được các bác sĩ từ Harvard đưa ra khi họ công bố bài viết trên tạp chí Circulation.

"Quan sát của chúng tôi một lần nữa cho thấy rằng tất cả cư dân trên hành tinh nên hạn chế sử dụng mọi các loại đồ uống có đường và thay thế chúng bằng các thức uống khác, tốt nhất là bằng nước thông thường để tối đa hóa cuộc sống và cải thiện sức khỏe", bà Vasanti Malik từ Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho biết.

Theo dữ liệu hiện tại của WHO, trên thế giới, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, ngày nay đang có dịch bệnh béo phì toàn cầu. Cứ ba cư dân trên toàn cầu thì có một người thừa cân, và khoảng 15% mắc các dạng béo phì nghiêm trọng. Khoảng 47% các bệnh, như xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim, tiểu đường và ung thư, có liên quan đến các rối loạn chuyển hóa tương tự.

Nhiều bác sĩ và nhà khoa học cho rằng ngày nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra mối đe dọa của dịch bệnh béo phì chính là đường và đồ uống có ga, loại nước ngọt đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong hai thập kỷ qua.

azúcar coca cola

Một chai Coca-Cola 500ml chứa 53gr đường: 13,25 cục.
Hậu quả của loại đồ uống phố biến đó đã hiển hiện trong ngày hôm nay. Hai năm trước, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ phát hiện ra rằng tiêu thụ quá nhiều đồ uống có ga và có đường dẫn đến cái chết của khoảng 184 000 người/năm. Hầu hết những ca tử vong sớm này xảy ra ở châu Mỹ Latinh và chính Hoa Kỳ.

Khi phân tích dữ liệu thu thập được trong khuôn khổ các dự án HPFS và NHANES trong giai đoạn 1980-2014, Malik và các đồng nghiệp của bà đã xác nhận rằng việc lạm dụng đồ uống có đường thực sự có thể được thừa nhận là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và mạch máu ở lứa tuổi còn trẻ và các trường hợp tử vong liên quan.

Hơn 100 000 chuyên gia y tế đã tham gia dự án này, đồng ý theo dõi lâu dài về sức khỏe, chế độ ăn uống và các khía cạnh khác trong cuộc sống của họ. Cứ hai năm một lần, họ kể với nhân viên dịch vụ xã hội về việc họ đã thay đổi thói quen xấu và lành mạnh của mình như thế nào và trải qua cuộc kiểm tra sức khỏe.

Sử dụng các bộ dữ liệu đồ sộ này, Malik và các đồng nghiệp của bà đã kiểm tra mức độ sử dụng nước ngọt có ga và các loại đồ uống có chứa đường khác ảnh hưởng xấu như thế nào đến khả năng tử vong sớm của những nhân viên y tế này.

Hóa ra, mối liên hệ như vậy không chỉ tồn tại mà còn khá rõ ràng. Ví dụ, những người chỉ uống ba hoặc bốn ly nước ngọt mỗi tuần đã chết nhiều hơn 6% so với những nhân viên y tế không sử dụng những loại đồ uống này. Việc tiêu thụ một ly nước uống có ga có đường hàng ngày làm tăng nguy cơ tử vong sớm thêm 14% và 21% cho hai ly hoặc nhiều hơn.

Theo các bác sĩ Harvard, nguy cơ gia tăng tử vong sớm chủ yếu liên quan đến các bệnh về tim và mạch máu, cũng như ung thư. Đặc biệt, những người tiêu thụ từ hai đến sáu ly nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì đau tim, bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn 30% so với các thành viên khác tham gia HPFS và NHANES. Tương tự, khả năng phát triển ung thư cao hơn 16%.

Theo Malik và các đồng nghiệp của bà, tất cả những điều này nói lên rằng quảng cáo và doanh thu của nước uống có ga, đặc biệt là cho trẻ em và thanh thiếu niên, cần phải bị hạn chế hoặc cấm nghiêm ngặt, cũng như áp thuế cao đối với việc sản xuất các loại đồ uống này, nếu tính đến chi phí khắc phục hậu quả tác hại của chúng.
Share:

Thế Giới Hai Mặt - Two Sides Of The Same World


via IFTTT
Share:

Biến đổi Khí hậu: Những Thách thức về đạo đức

Nhân dịp Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 25) đang tổ chức tại Tây Ban Nha (từ ngày 2 đến 13/12), xin giới thiệu một số ý kiến xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông Bernard Feelz (Bỉ) khẳng định rằng: “Sự nóng lên toàn cầu” không chỉ đơn giản là nói về độ C. Đó là một khía cạnh của cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu, hậu quả trực tiếp của mối quan hệ phức tạp giữa con người và thiên nhiên, giữa khoa học và chính trị”. Theo ông Feelz, khoa học chịu trách nhiệm nặng nề cho sự xuất hiện của vấn đề khí hậu. Ông Catriona McKinnon (Vương quốc Anh) lại cho rằng, phủ nhận tình trạng biến đổi khí hậu sẽ cản trở nghiêm trọng những nỗ lực nhằm cứu chúng ta khỏi tình trạng khí hậu khẩn cấp như hiện nay. Thậm chí Hội nghị còn đặt câu hỏi liệu pháp luật tố tụng hình sự có nên được sử dụng?. Bà Anne-Sophie Novel (Pháp) bổ sung rằng ngày càng nhiều công dân và các tổ chức phi chính phủ (NGO) khắp thế giới sẽ kiện ra tòa để đòi công lý khí hậu. Và đôi khi, họ thắng kiện - điều vẫn còn là không tưởng 6 năm về trước.
Biến đổi khí hậu: Những thách thức về đạo đức - ảnh 1
Bà Zofeen T. Ebrahim (Pakistan), người minh họa quan điểm của mình với dự án trồng 10 tỷ cây xanh ở đất nước mình, phát biểu: “Cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu và cuộc chiến chống đói nghèo là một”. Ông Victor Bwire (Kenya) chia sẻ thêm về một ví dụ khác về việc sử dụng năng lượng xanh là lắp đặt máy bơm và đèn năng lượng mặt trời, đang thay đổi hoàn toàn cuộc sống của các cộng đồng nông thôn ở châu Phi.
Ông Manuel Guzmán Hennessey (Colombia) cho rằng, nếu chúng ta muốn xây dựng một xã hội không có carbon và tránh cơn ác mộng đã được dự đoán, thì phải bắt đầu với các đô thị. Các thành phố chiếm 3/4 lượng khí thải nhà kính và tiêu thụ hai phần ba năng lượng của thế giới. Đây là lý do tại sao chúng đóng vai trò đặc biệt trong quá trình tạo ra các giải pháp sáng tạo và công nghệ cho cuộc khủng hoảng khí hậu, như ông Hastings Chikoko, Giám đốc khu vực châu Phi của mạng lưới C40 chỉ ra.
Ông Johan Hattedh (Nam Phi) chia sẻ, khi các thành phố dễ bị tổn thương nhất nằm ở các nước đang phát triển, sự đoàn kết toàn cầu có thể và phải đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn trên thế giới - cả nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu - ngăn cản loài người hợp tác với nhau.
Biến đổi khí hậu: Những thách thức về đạo đức - ảnh 2
Trước tình trạng vẫn còn rất nhiều người thờ ơ trước tình hình cấp bách của việc biến đổi khí hậu, nhiều nghệ sĩ, trong đó có Đại tá Thierry Geoffroy (người Pháp gốc Đan Mạch) đã thành lập những Phòng Cấp cứu khắp nơi trên thế giới và tổ chức các giải chạy nhằm nâng cao nhận thức của mọi người.
Thực tế, các tranh luận về biến đổi khí hậu vẫn thường nhận được ít sự quan tâm so với các tác động về kinh tế và môi trường. Những đòi hỏi về mặt đạo đức cần được chia sẻ để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo - khí hậu toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu chính là một bài toán khó liên quan đến đạo đức xã hội, với nhiều câu  hỏi chưa có lời giải đáp về công lý, công bằng, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng cá nhân lẫn tập thể, cả cấp quốc gia cũng như quốc tế.
Theo Ngày Nay
Share:

ĐẠO LÝ THỰC NGHIỆM





TU LÀ GÌ ?

Đến thời kỳ nầy mà còn luận bàn về chữ ‘TU’ thì có người sẽ cho là thừa. Nhưng trong khi nhóm trưởng thành đã thông hiểu thì đoàn hậu tấn lại thắc mắc, phân vân, nên chúng tôi thấy có phận sự phải giúp đỡ đàn em còn bỡ ngỡ.


Xưa kia, người ta thường hiểu lầm nghĩa chữ TU, tưởng là phải ly gia cắt ái, bỏ cả sản nghiệp, vào ở đạo viện, hoặc ở chùa, am, cốc, mới thật là tu, nên phần đông không dám nói đến tiếng TU. Bây giờ thì chữ TU đã được thông dụng rồi, như tu thân, tu nghiệp, tu bổ, tu chính, tu thư, v.v. . .


Nghĩa đen của chữ TU là SỬA: sửa cái xấu ra cái tốt, sửa cái vụng thành khéo, sửa cái trật cho trúng; trong Đạo Đức thì sửa tánh nết, hạnh kiểm, kẻ dữ trở nên hiền lương nhân hậu.


Con người phải luôn luôn tu tâm dưỡng tánh thì mới tiến bộ, còn như lỡ sái quấy thì cần tỉnh ngộ ăn năn mới mong được người đời thương mến và trọng dụng.


Người học Đạo Đức mà không tu tâm sửa tánh, trau giồi hạnh kiểm thì làm sao đắc thành chánh quả.


Những ai biết ăn năn sửa mình, tránh tội lỗi là đã hướng về đường Thiện, là kẻ tu hành. Nhưng tu hành không phải chỉ năm bảy năm hay một kiếp mà được viên mãn. Phải bền chí tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ, rút kinh nghiệm để sửa chữa lần lần, từ hạnh kiểm, cách ăn thói ở, kiếp nầy sang kiếp kia, cả ngàn muôn kiếp như vậy mới được toàn thiện, toàn năng, toàn tri, toàn giác, và làm xong bổn phận con người ở tại trần gian nầy.


Vì con đường giải thoát xa vời, bao la, phải học tập lâu đời, phải đầu thai nhiều kiếp mới đạt thành, nên ta cần bền gan nhẫn nại đối với cuộc đời gian lao, nguy khổ, phải siêng năng, chăm chỉ đọc sách Đạo Đức để tránh lầm lạc và thi hành được đúng đắn trên đưởng phản bổn hườn -nguyên.

TU HÀNH ĐẮC ĐẠO

Người nào TU HÀNH cũng đều đắc quả hết phải chăng?


Đúng vậy. Người nào tu hành, học Đạo Đức đều sẽ đắc quả, nhưng có kẻ sớm người muộn, tùy theo căn duyên và công tu tập. Trong xã hội, còn biết bao nhiêu người bơ thờ, ngày ngày cứ thả trôi theo dòng tục lụy, phú cho cuộc đời đưa đẩy, có khi trọn kiếp chưa sửa đổi được một hạnh kiểm nào. Ấy là người chưa mộ Đạo tu hành, tâm trí họ chưa có dịp khai mở, cho đến khi nào bị một sự va chạm khá mạnh trên đường đời, hoặc nhờ một luồng sóng tinh thần thúc đẩy, họ mới cất bước quay sang tìm Đạo, cùng noi gương người Chí-Thiện.


Đức Thích Ca đã nói: “Chúng sanh đều có tánh Phật, nên sớm muộn gì cũng sẽ thành Phật hết”. Ngày nay nếu chúng ta chưa bắt đầu học Đạo và hành đạo thì làm sao Đắc Đạo được.

NGƯỜI CHÁN ĐỜI LO TU HÀNH

Người chán đời rồi tu, có thành công chăng?


Chắc chắn kết cuộc họ cũng sẽ thành công. Hễ bắt đầu tu hành là đã tạo ra giống lành rồi, cho nên dầu còn mê tín dị đoan đi nữa, thì sau nầy, họ cũng sẽ lần lần được giác ngộ và tu hành đúng đắn cho đến nơi đến chốn.


Ngoài người có căn lành mộ Đạo, còn có những kẻ bị thất bại trên bước công danh, đau khổ trong tình trường, bị phá sản trong việc làm ăn cũng tu, dầu là thất tình, thất chí, ngán cảnh trần gian, muốn tìm nơi an tịnh để nhờ câu kinh tiếng kệ làm lãng quên cảnh khổ, tự nhiên họ cũng tạo được một cái mầm đạo đức. Có thể sau một thời gian tu tỉnh, người đó lại gặp dịp may phát tài hay có cơ hội tốt để bước lên nấc thang danh vọng, khiến cho va phát động lại lòng trần, va lại chạy theo cảnh lợi danh hay ý thích cũ. Nhưng chắc chắn, nếu không kiếp nầy thì kiếp khác, va cũng gặp lại dịp để tu hành nữa, bởi vì căn lành không mất.


Nếu ai cố công bền chí tu luyện thì sẽ đắc quả sớm, còn ai không chuyên cần, hễ gặp Phật thì tu, gặp lợi quyền thì giành giựt, ắt phải trễ nải lâu ngày, chớ không phải vì cái lý do khi mới khởi đầu tu hành thấp kém rồi không đắc quả đâu.


Nếu một người thất chí chán đời vì quá khổ đau, hoặc muốn trốn tránh nợ trần mà đi tu, rồi sau say mê Đạo đức, khổ công tu luyện, suy tư tìm chân lý, rút kinh nghiệm trong việc đời, việc Đạo, nhứt quyết tiến thẳng đến mục đích, quên mình, quên cực, chỉ nhớ việc phụng sự cho nhân loại được hạnh phúc, thì những người đó sẽ sớm Đắc Đạo không sai.


Trái lại, những người đã nếm mùi Đạo lý, có địa vị nơi chốn thiền môn hoặc nơi tu viện mà lòng phàm chưa dứt, còn thích lợi danh thì cũng khó đắc quả sớm được.


Chừng nào nhơn loại diệt được lòng ham muốn ích kỷ, an vui với phận sự thì sẽ thấy cuộc đời không còn khổ đau nữa.






TU TẠI GIA


Người tu ở tại nhà có đắc quả chăng?


Người đã quyết chí tu hành thì dầu ở hoàn cảnh nào cũng đều có kết quả. Tục ngữ có nói: “Nhứt là tu ở tại nhà, hai là tu ở non núi, thứ ba là tu ở chùa”. Đây là so sánh các hoàn cảnh, nơi nào dễ tu, nơi nào khó tu mà thôi.


Thật vậy, tu tại gia khó hơn hết, vì gặp nhiều trở ngại nhất. Còn chung đụng với thế trần, người ta khó tránh khỏi việc lập gia đình, vì còn nợ duyên, ân oán phải trả. Rồi do đó lại gây thêm nghiệp quả mới, bởi còn đua chen với thế sự, còn ham mến lợi danh. Nhưng nhờ có vợ chồng mới tạo ra những xác thân mới để cho Linh hồn nhập vào mà học hỏi tấn hóa thêm. Ta sẽ có dịp trả hết oan trái của ta đã gây ra từ mấy kiếp trước. Nếu ta đã học hiểu Đạo đức, ta sẽ lãnh phần dìu dắt những người thân mến trong gia đình như anh em, con cháu, để sau nầy chúng sẽ trở thành những bực hữu dụng cho đời. Trong khi thiên hạ còn vô minh, tham mê danh lợi, chạy theo vật chất, lụy vì tình, mà ta thoát tục, chẳng nhiễm trần ai thì ta đã tiến lên cao lắm. Ta phải đảm đương cả gánh gia đình, tự lo để sanh sống, lo đủ lo thiếu, lo cho cha mẹ, vợ con, em út, nhất là phải lo xong bổn phận đối với gia đình và xã hội. Công việc bề bộn như thế mà biết chia sớt thời giờ để học tập đạo lý, tu tâm dưỡng tánh, nghiền ngẫm Luật Trời để thi hành nghiêm chỉnh, quên mình để giúp đời thì công đức sẽ cao hơn kẻ xuất gia nữa.


Bực tu tại gia dõng mãnh, tuy thân tại gia mà tâm xuất gia, ấy là bực chẳng nhiễm ngũ dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc), chẳng say đắm trong các cuộc vui ở trần thế. Như vậy còn hơn bực thân xuất gia mà tâm chẳng xuất gia, tuy mặc áo nhà Sư, ở chùa chiền, ở tu viện mà vẫn tham mê, mến tiếc việc đời. 


Trong quyển Ưu-bà-tắc giới kinh, đức Phật dạy rằng: “Tại gia còn bị nhiều sự ràng buộc nơi gia đình, khó bề tu học, nhưng nếu tu học được thì công đức nhiều hơn người xuất gia”.


Thuở xưa, có ông Duy-Ma-Cật cư sĩ, sanh đồng thời với đức Phật Thích Ca, được người người kính nể, bái phục vì tài cao đức trọng, biện luận Đạo-lý hơn cả đức Văn-Thù Bồ-Tát, hạnh kiểm đúng đắn, thông hiểu cao siêu, cho đến các vị Đệ tử xuất gia của Phật cũng phải kính phục, và đến nhà nhờ ông giải thích Kinh Luật. 


Ông Bàn–Huẩn cư sĩ, người Trung Hoa, đời nhà Đường, đắc pháp Đốn-Ngộ với ngài Mã-Tổ. Cả nhà ông, vợ, con trai và con gái đều được đắc đạo.


Nếu xét kỹ, người tu tại gia dễ trả nghiệp quả, nhưng thiếu ngày giờ rảnh rang để học tập, suy tư đạo lý. Càng khó tu hơn nữa là người ở thành thị, trước mặt có đủ thú vui, đủ mùi quyến rủ, trai thanh, gái lịch đua nhau phóng túng đùa nghịch, ở nhà lầu lộng lẫy, xe đẹp rong chơi, ăn uống say sưa, rồi bã lợi danh chóa mắt, tăng thêm lòng tham dục, quên mất thiên lương nên không thể tu tập cần chuyên được.(Nhất tu thị, nhị tu sơn).


Ông Anatapandica, tàu dịch là Cấp-Cô-Độc, một Đại phú hộ, có hỏi Phật: ”Bạch Phật, lòng tôi muốn làm lành và ban ân huệ cho muôn loài vạn vật, xin Phật giải bày cho tôi rõ coi, muốn đắc đạo tôi có phải bỏ gia thế, bỏ sự sản của tôi đặng đi ta bà như Phật chăng ?”


Phật bèn đáp: “Người nào giữ tròn Đạo Bát Chánh thì sẽ hưởng đặng hạnh phúc của sự tu hành. Người nào ham mến giàu sang thì mau trừ thói ích kỷ đó đi, đừng để nó nhiễm trong lòng mà phải mang hại. Còn người nào tiền của dư muôn, đã không quí trọng nó, lại còn làm việc phải, đó là người ban hạnh phúc cho nhân loại.


Ta khuyên ngươi hãy cần mẫn trong công việc làm ăn của ngươi, đừng bỏ nhà cửa đi đâu. Không phải tại cuộc đời, tại sự giàu sang hay là quyền thế bắt con người làm tôi mọi cho nó, song tại sự ham mến cuộc đời, tại sự ham mến cảnh giàu sang, tại sự ham mến quyền tước, nó giam hãm con người vào vòng vật chất.


Vị Tỳ-kheo nào lánh trần, đặng trọn đời mãi ở không thì bao giờ thấy đặng Chơn lý; cuộc đời biếng nhác và sự mất nghị lực đáng trách cứ lắm.


Ai muốn đi ta bà hay lánh trần tục thì tự ý. Như Lai không ép điều đó. Song luật ta buộc mỗi người phải rửa lòng cho trong sạch, phải giữ tánh hạnh cho ngay thẳng, phải bỏ dứt sự ham muốn, những sự vui giả trá, phải biết Phàm nhơn là mộng ảo. Dầu con người còn ở chung đụng với người trần tục, hoặc làm thợ thầy, hoặc buôn bán, hoặc làm quan, dân, hay là vào non ở ẩn, nếu tham thiền thì phải hết lòng tập luyện. Mấy vị ấy phải sốt sắng và có nghị lực. Nếu ở trong vòng trần tục, còn lo chống chỏi với đời, nhưng không ganh gổ, không oán vơ, không ích kỷ, giữ một mực chơn chất cũng như bông sen tuy sanh dưới nước mà không thấm nước, thì trong lòng được an vui, hưởng được mọi điều hạnh phúc.”

TU Ở NON NÚI

Hạng người ẩn tu ở núi non dễ tu tâm dưỡng tánh hơn kẻ còn ở chung đụng với người đời. Tối ngày, họ không thấy việc trái tai, gai mắt; Không nghe tiếng kèn giọng quyển rủ ren, không bị công danh lợi quyền quến dụ, nên tâm thần được yên tĩnh, rảnh rang để suy tư, tham thiền nhập định. Nhưng nếu chưa vững tâm bền chí mà ở nơi hiu quạnh, phải tự túc, thiếu ăn thiếu mặc, trong một thời gian, họ sẽ lìa núi non, bỏ việc tu tập để trở về với thế trần.


Hạng nầy không thể so sánh với các vị Chơn tu, đắc đạo, vì thân xác các Ngài rất thanh bai, tinh vi, nhạy cảm, không sao chịu nổi các sự rung động dữ dội ở trần gian, nên các Ngài lên ở non cao, động cả, nơi thanh tịnh để giữ gìn xác thân được sống lâu, khỏe mạnh, ngõ hầu giúp nhơn sanh được lâu ngày.


CÁC VỊ XUẤT GIA






Các vị đã xuất gia, vào ở trong chùa, am, tu viện, không lập gia đình, không mến lợi danh, quyền tước, không còn ham mê sung sướng, an nhàn hay thú vui vật chất, là vì có nhiều kiếp trước đã dày công quả, nên kiếp nầy không đắm say trần tục nữa, chỉ đem hết tâm thần, trí não để lo cho Đạo, mong vớt người ra khỏi cảnh trầm luân. Mấy vị ấy giúp đời trên mấy cảnh cao, và nêu gương tốt cho nhơn loại noi theo mà làm lành lánh dữ. Mấy Ngài biết rằng, ở đời nếu không ai nhắc nhở và dạy dỗ điều lành thì con người mau quên bổn phận. Mấy Ngài không còn ham mến cái gì ở hồng trần nữa, nên không lập gia đình để khỏi gây thêm oan trái. Nếu mấy Ngài có vợ con thì phải mất nhiều thì giờ để lo cho gia thất, thiếu ngày giờ để lo cho xã hội, ngưng trệ nhiều công tác hữu ích, chớ không phải việc vợ con làm ngăn trở sự tu hành của các Ngài; còn việc tạo các xác thịt mới, để cho Linh hồn đầu thai vào đặng tiến hóa, thì đã có nhiều hạng nhơn loại sẵn sàng làm công việc đó. Việc vợ chồng là thay mặt Thượng Đế để tạo ra xác thể cho các Linh hồn nhập vào học hỏi, kinh nghiệm các công việc ở cõi Trần, chớ không phải vì sự vui thích về xác thịt. Cha mẹ, vợ chồng, con cái phải giúp đỡ lẫn nhau để được mau tấn hóa.


Nếu vợ chồng không giữ tiết độ, thì cũng phạm tội tà dâm, mà lại mau bỏ xác vì hoang dâm vô độ nữa. Tại con người không học Luật Trời nên hiểu lầm, lấy việc phụ thuộc đem làm việc chánh, mới sanh ra tai hại. Do đó con người mới mắc bệnh hoạn, thác yểu và còn hại đến nòi giống phải suy nhược, chớ Luật Trời không buộc người tu hành phải độc thân hay phải từ bỏ vợ con. Hễ biết tu hành thì không có cái chi ràng buộc được.


Những người đã đi tu mà không lập hạnh được, lại không hiểu mục đích tu hành, thấy những vị tu cao, không lập gia đình thì bắt chước, hoặc muốn trốn tránh nợ trần nên không cưới vợ, nhưng lửa lòng chưa dập tắt được, ắt chẳng sớm thì muộn cũng sa ngã vào đường sắc dục.


Nếu ai nhìn một người đàn bà, con gái, rồi tưởng nghĩ đến việc quấy là phạm tội tà dâm rồi, chớ không phải đợi đụng chạm nhau mới phạm lỗi. Vậy nếu thấy mình chưa dứt được tình dục, thì nên lập gia đình để khỏi phạm giới.


Người xuất gia được rảnh rang mọi bề, không bận rộn cảnh gia đình, không cần phải giữ của riêng, chỗ ở sẵn có chùa, tự viện, ăn uống có thập phương ủng hộ, nếu xác thân được trong sạch, ý muốn cao siêu, trí thức được thanh tịnh sáng suốt, chỉ nhớ bổn phận là truyền bá cho đời hiểu mục đích thanh cao của Chúa, của Phật, của Thượng Đế, thì sẽ tấn hóa được lẹ làng. Nhưng nếu chưa hy sinh trọn vẹn để giúp đời, nếu không cố gắng truyền bá những giáo lý cao siêu cho thiên hạ biết, nếu không tận tâm khuyên bảo nhơn sanh trên đường Đạo đức, là mình chưa lo trả nợ trần, trong khi đó nếu lại còn tham lam danh lợi, quyền tước là gây thêm nghiệp quả nặng nề, không biết bao giờ mới giải thoát được nỗi trái oan, đó là tu dối thế.


Xét kỹ thì ta thấy: người xuất gia chơn chánh chuyên tu sẽ tiến thật mau, còn người xuất gia mà lại ích kỷ tà vạy sẽ gây thêm nhiều nghiệp quả hơn người tu tại gia.






SỢ NHƠN LOẠI BỊ TIÊU DIỆT






Nhiều người lại có quan niệm sai lầm là: người tu hành phải độc thân, không lập gia thất mới đáng kính trọng. Hễ nghe nói ai đã xuất gia tu hành từ nhỏ thì khen tặng vô cùng. Vì cớ đó mới có một số người quá lo xa, e ngại thiên hạ đều tu hành hết và không lập gia đình thì nhơn loại sẽ bị diệt vong, bởi vì không còn ai sanh con nối dòng nữa, do đó họ mới kích bác và ngăn cản con cháu tu hành khi còn bé thơ.


Nhưng đường tiến hóa của nhơn loại cứ tiếp tục không ngừng. Hễ tre tàn thì măng mọc, nhóm trên giác ngộ được giải thoát thì đám dưới lần theo, rồi loài thú tiến lên đầu thai làm người để tiếp nối mãi mãi. Ở thế gian phải có đủ hạng người, đủ bực trí thức, đủ các giai cấp tinh thần và vật chất để linh hồn đầu thai vào mà học hỏi.


Trong xã hội hiện tại, ta mới thấy có một thiểu số áp dụng được hoàn cảnh tu hành độc thân hoặc xuất gia hành đạo từ nhỏ. Nhưng thỉnh thoảng có người vẫn thầm lén mang tội tà dâm, hoặc xuân tình phát động, không đè nén nổi nhục dục, nên phải hoàn tục lập gia đình.


Các nhà nhân chủng học lo ngại nạn nhân mãn, vì e sanh sản quá nhiều rồi không có đất ở, không đủ thực phẩm để ăn, nên có nhiều nước đã ra lệnh hạn chế sanh sản, mà ta lại lo ngại nhơn loại bị tiêu diệt vì người tu hành xuất gia, không lập gia đình thì không đúng thực tế.

CÓ GIA ĐÌNH RỒI XUẤT GIA

Những người có vợ con mà dám bỏ tất cả để đi tu có thể chia ra làm ba hạng:


1/- Một hạng vì có căn tu kiếp trước, ngày nay oan trái gia đình vừa trả dứt, tự nhiên sanh lòng chán ngán thế sự, nên xuất gia đặng tu hành thêm, trước giải thoát cho mình, sau giải thoát cho đời. Mấy vị nầy toàn là người có đức hạnh. Trước khi ra đi đã sắp đặt việc nhà xong xuôi, cha mẹ vợ con không đói rách cực khổ. Như phần đông mấy vị Bà-La-Môn ở Ấn-Độ, khi sanh ra được vài đứa con thì mấy vị ấy giao gia thế sự sản cho vợ con, rồi vào rừng hoặc vô chùa để tu. Nếu người Bà-La-Môn đều bỏ nhà đi tu từ nhỏ thì dòng giống Bà–La-Mộn đã bị tiêu diệt rồi.


2/- Một hạng gồm những người vì cảnh ngộ nên buộc mình ra đi, hoặc vì thất vọng, thất tình hay thất chí chớ không phải thật lòng mến Đạo. Mấy vị ấy khởi tu kiếp nầy cũng như người đem giống ra gieo, vài kiếp sau mới mọc lên cây, sanh bông trổ trái. Thường thường mấy vị nầy tu mà không mong thành Tiên hay thành Phật, chỉ cầu xin cho các sự uất ức trong lòng được tiêu tan hết mà thôi. Tuy vậy, giống đã gieo thì mầm sẽ mọc, chắc chắn sau nầy cũng sẽ đến ngày hưởng quả lành.


3/- Còn một hạng nữa, tuy có lòng mộ Đạo, song hiểu lầm ý nghĩa bốn chữ ly-gia cắt-ái, hoặc còn theo mục đích ích kỷ, mong thành Tiên, thành Phật nội trong một kiếp, đặng tiêu diêu tự tại, họ bỏ nhà ra đi mà để cho gia đình thiếu trước hụt sau, vợ yếu đau, con dốt nát vì không tiền bạc, không ai dạy dỗ chở che.


Những người như vậy khó thế ngộ Đạo sớm, vì đức tánh chưa hoàn toàn thì làm sao gặp được Chơn Sư. Hơn nữa, quả cũ chưa trả dứt, quả mới đã gây thêm, dầu có trốn nợ kiếp nầy, kiếp sau cũng phải đầu thai gần nhau để trả cho xong. Bổn phận mình không tròn thì làm sao nêu gương tốt cho thiên hạ bắt chước theo được.


Người ta thường đem chuyện Đức Thích Ca ra để làm thí dụ, nhưng Đức Thích Ca lìa tục vì Linh hồn Ngài đã tu nhiều kiếp trước rồi, đến kiếp nầy, Ngài không còn ham muốn sự giàu sang nữa. Đức hạnh của Ngài được hoàn toàn. Ngài ra đi vì muốn tìm một phương pháp hay để giúp nhơn loại, mà ở nhà thì vợ con Ngài vẫn ấm no, sung sướng đầy đủ. Vua Tịnh-Phạn giàu có bốn bể, dầu nuôi bao nhiêu người cũng đủ sức, cho nên Ngài có ở lại nhà cũng không giúp đỡ gì thêm cho vợ con.


Tóm lại, việc tu tại gia hay xuất gia, chỉ là một phương tiện, tùy theo hoàn cảnh của mình mà lựa chọn, điều cần thiết là biết cách tu. Nếu không biết cách tu thì tự nhiên chưa có kết quả. Biết cách tu là ăn ở đúng như lời Tiên, Phật, Thánh Hiền đã khuyên dạy, phải lo làm lành, lánh dữ rửa lòng cho trong sạch, không vì mê tư lợi mà quên bổn phận làm người. Hễ tập đức hạnh được gần hoàn toàn rồi thì dầu còn ở chung chạ với người trần tục, hay có gia đình vợ con đông đủ, Tiên Thánh cũng đến độ mình, tức là thâu nhận mình làm đệ tử để dìu dắt cho mình mau được giải thoát.


Còn không biết tu là không lo sửa tánh nết, không lo giúp đời, mà ham luyện phép tắc, luyện hơi thở, bỏ nhà cửa, vợ con, lên non ẩn mình, hay vào chùa, tu viện vì mục đích ích kỷ, muốn thành Tiên, Phật để được thong dong miền Cực lạc, hay về Thiên Đường vui sướng đời đời, thì không thể thấy được Chơn-lý. Người ham tập phép thần thông sớm, trước khi hạnh kiểm được vững vàng chơn chánh, thì thường bị thất bại, có khi đau ốm, điên khùng hoặc chết nữa.


Hễ tâm lành thì gần Tiên, Phật, tâm dữ thì gần quỉ, ma. Không ông Tiên, ông Phật nào cải luật Trời, dạy phép thần thông hay thâu người ác làm đệ tử bao giờ. Chơn lý ở đâu cũng có, không cần phải lên non cao hay vào rừng sâu mới gặp.


Không có vị Giáo –chủ nào bắt buộc con người phải ở độc thân, hay lìa bỏ vợ con để tu mới tìm được Chơn-lý.


Nếu Trời đã sanh ra có Nam, Nữ, thì việc phối hợp vợ chồng vẫn là tự nhiên, tuân theo Luật Trời, không phải là sự tội lỗi. Có tội lỗi là khi nào tà dâm và vô độ, làm bại hoại cang thường, luân lý, xác thịt hao mòn mau chết. Nếu Nam Nữ không tuân theo luật Tạo Hóa thì làm sao nòi giống sanh sản. Ai mà khuyến khích người ta phải ly-gia, cắt-ái, bỏ cả sự nghiệp để tu là sai lầm. Phải tùy theo hoàn cảnh của mình để thực hành, dùng hết tài sản của mình để giúp đời là đúng.


THỜ PHƯỢNG - CÚNG KIẾN

Đạo đức không buộc ai thờ phượng cúng tế. Ai muốn thờ thì thờ, không thờ thì thôi. Đạo chỉ bắt buộc con người phải làm việc lành, lánh việc dữ, rửa lòng cho trong sạch.


Trái lại luật Tôn-giáo buộc con người thờ phượng, cúng kiến. Thờ phượng có hai ý nghĩa: trước là tỏ dấu biết ơn, hai là để bắt chước gương lành.


Ta phải thờ Trời, thờ Phật, thờ ông bà cha mẹ, bởi vì các đấng ấy có công sanh sản Linh hồn ta, xác thịt ta và dìu dắt ta vào đường chánh giáo. Nếu ta không thờ phượng thì ta là người vong ân bội nghĩa. Song có hai cách thờ phượng: một là thờ trong lòng, hai là thờ có tỏ lộ ra bề ngoài. Người biết Đạo rồi thì thường thờ ở trong lòng, còn phần đông thiên hạ, khi muốn thờ thì phải cất chùa, nhà thờ, lập miễu, dựng trang, lên tượng, v.v…


Vì cớ đó mới xảy ra sự chê bai, kích bác lẫn nhau, do các tín đồ theo tôn giáo khác nhau. Những người thờ phượng có phô bày ra bề ngoài thì nói những người không làm vậy là không biết tôn kính, không có lòng thành. Còn những người thờ trong lòng thì chê người thờ hình tượng là dị đoan, mê tín, vì hữu hình hữu hoại. Những hình tượng do mình tạo ra rồi mình vái lạy, tôn kính, thờ phượng là trái với Đạo lý, v.v. . .


Nhưng mỗi cách thờ phượng, có một sự ích lợi riêng của nó, Hình vẽ, tượng, trang thờ, bàn thờ là những vật cụ thể ở trước mắt ta, mỗi ngày vô ra ta đều nhìn thấy, nó giúp cho ta nhớ đến Trời, Phật, Chúa, Tiên, ông bà v.v. . . Ta nhớ đến công đức và ân huệ của các Ngài đã giúp đời. Ta nhớ đến tánh vị tha, lòng từ bi, bác ái của các Ngài để bắt chước theo. Nó nhắc cho ta khỏi quên các đấng ta tôn kính, thờ phượng. Như thế chỉ hữu ích chớ không có hại.


Rồi đến một ngày kia, khi chẳng có những vật thờ phượng trước mắt mà họ vẫn nhớ đến các đấng đáng kính ấy, thì họ đã đi khá xa trên đường Đạo đức.


Còn người nào không tạo lập những nơi thờ phượng, không có hình tượng mà vẫn bền lòng trì chí tu hành, tham thiền nhập định, tập luyện hạnh kiểm, thành kính các đấng Chí Tôn nơi lòng, thì cũng vẫn được tiến hóa trên đường Đạo vậy.


Thờ phượng là một việc rất tốt, nhưng phải hiểu ý nghĩa của sự thờ phượng mới tránh khỏi sự mê tín dị đoan. Cúng tế cũng vậy.


Tỷ như vào chùa cúng Phật, cầm một bó hoa để trên bàn Phật hay cắm một cây nhang trong lư hương, đó là tỏ dấu biết ơn Phật, đã ra công khó chỉ tám đường chánh cho con người tu hành để mau thoát khỏi biển trầm luân khổ não, chớ không phải vào lạy Phật, đem dâng lễ vật cúng dường cho Phật thì Phật ban ân huệ cho mình được giàu có, chức trọng quyền cao, cùng là hết bệnh hoạn, còn không cúng Phật thì Phật không thương xót. Vào nhà thờ dâng lễ Chúa cũng với tấm lòng thành biết ơn Chúa.


Nếu thờ phượng cúng kiến Trời, Phật, Chúa với ý tưởng đổi chác thấp kém là làm mất phẩm giá các Ngài, vì ta còn mong các Ngài ăn của hối lộ, tưởng lầm là có cúng kiến thì các Ngài mới cứu độ ta.


Sự thật thì Trời, Phật, Chúa, Tiên, Thánh luôn luôn vô tư, từ bi bác ái, không vì lẽ có thờ phượng cúng tế mà giáng phước, cũng không vì thất lễ mà gieo họa. Người trần còn tham lam, ích kỷ, vị tình, vị nghĩa, thù hận nhỏ nhen, rồi tưởng Trời, Phật cũng có lúc vui, lúc buồn, lúc giân, lúc ghét, lúc thương, đủ thất tình lục dục như mình, mới bày ra cúng tế linh đình để cầu phúc, tránh họa.


Không phải dâng lễ vật nhiều mà được phước lớn, còn lễ ít thì phước nhỏ. Cao quí chỉ ở chỗ có lòng thành kính mà thôi. Nhưng nếu mình cúng tế luôn mà cứ làm quấy, làm ác, thì Trời Phật nào cứu độ qua khỏi nạn tai được.


Luật Nhân Quả không bao giờ sai lầm, hễ làm lành thì được phước, làm dữ thì mắc họa. Trời, Phật, Tiên, Thánh không có thưởng, cũng không phạt ai, họa phước xảy đến là tùy theo hành động, lời nói, hay tư tưởng của ta từ nhiều kiếp trước cho đến bây giờ; không ai đền tội thế cho ta được, mà cũng không ai có quyền xá bỏ tội lỗi của ta.


Thờ phượng ông bà là để ghi nhớ ơn tổ tông của mình đã ra công khó nhọc tạo ra sự nghiệp, truyền lại cho mình. Nếu không có ông bà cha mẹ thì đâu có xác thân nầy đây, nên ta nhớ ơn, đó là ý nghĩa chính của sự thờ phượng, chớ không phải thờ phượng để tới ngày cúng giỗ thì ông bà mình hiện hồn về hưởng lễ vật cúng tế, còn không cúng kiến mỗi ngày thì hồn ông bà mình ở âm-phủ bị đói khát, như người ta hiểu lầm.


Người xưa bày ra lục lệ cúng kiến Tổ Tiên ông bà vào ngày giỗ, ngày Tết, là cố ý bắt buộc con cháu, đến ngày đó đều tựu về đông đủ, trước hết là để sum hiệp với nhau, thêm tình thân mật, sau để nghe người trưởng tộc, hay những người lớn tuổi nhắc nhở lại những công đức, các tài năng của ông bà, nhờ đó con cháu mới giữ tròn được tiết tháo của ông cha, chớ người chết đâu còn xác thân mà ăn uống như chúng ta.


Vậy sự cúng kiến là một cách tỏ lòng nhớ ơn những người mà mình tôn trọng kính mến, chớ không phải lo lót, hối lộ để khỏi tội và gặp phước, vì ý nghĩ đó còn tham lam, ích kỷ quá, cũng không phải sợ hồn ông bà đói khát ở cõi Trung-giới.


Nếu ai dùng thần nhãn để nhìn xem và nghiên cứu các cuộc tế lễ trang nghiêm, trọng đại, sẽ thấy hiện ra màu sắc rực rỡ, một thần lực mạnh mẽ vô cùng, nhất là lễ tế Trời, tế Nam-giao. . . .


Những người đến dự lễ đều có những tư tưởng phức tạp, xen lẫn thành kính, sợ sệt, quí mến, tin cậy đấng mà họ cúng tế đó, (như Trời Đất, ông Thần, Thành Hoàng, ông Quan Công, bà Chúa Xứ vân vân. . . .) với những ý muốn nhờ các Ngài cứu độ cho tai qua, nạn khỏi, phước lành đem đến, họa dữ tống đi, hầu hết là những tư tưởng ích kỷ, tham lam, không cao thượng. Nhưng lần lần, nhờ các lời dạy dỗ của các vị Giáo-Chủ, những vị chơn tu soạn ra những bài cầu nguyện mẫu mực đúng đắn, khiến cho người dự lễ nhiễm được ý niệm vị tha, chẳng những cầu xin cho mình được hưởng phước mà luôn cả dòng họ, người sống cũng như người chết cho đến tất cả thiên hạ đều được hưởng ân lành. Các dân tộc dã man, nhờ ánh sáng văn minh, nên cũng hủy bỏ tục giết đồng nam, đồng nữ để tế thần-linh. Nhờ đó, các cuộc cúng tế có ý nghĩa tốt đẹp hơn xưa.


Trong một cuộc cúng tế, dầu lớn hay nhỏ, dầu chánh đáng hay có tính cách dị đoan, cũng có hiện ra một thần lực mạnh mẽ, vì có sự tập trung tư tưởng, nhơn dịp nầy các vị Phúc thần, các vị Tiên Thánh sẽ dùng sức mạnh đó để ban rải ân huệ ra khắp nơi, thúc đẩy nhơn loại làm lành, lánh dữ, mến Đạo, thương người.

THẮP NHANG - THẮP ĐÈN

Tại sao trong lúc cúng kiếng phải thắp nhang, đèn? Không ai buộc phải thắp nhang đèn lúc cúng tế. Song le, tục lệ đó đã có lâu đời rồi và cũng không ai rõ lý do. Khi thấy nơi nào có đốt nhang là nơi đó chắc có sự cầu nguyện, vái van. Nếu có nhang thơm hay xông trầm tức thì mùi thơm làm tan khí trược, như thế chỗ mình thờ phượng hoặc cúng tế được tinh khiết, không còn hôi hám. Nên đốt nhang trầm, nhang thơm mới tốt, chớ nhang thường, không mùi thơm thì đốt đã tốn tiền mà không ích lợi gì. Nhưng nhiều người nói đã quen thấy cây nhang cháy thắp trên bàn thờ, nếu ngày nào không có đốt nhang thì lòng buồn bực, bâng khuâng, nên dầu nghèo nàn, cũng phải nhín tiền mua nhang để thắp. Để bàn thờ hương tàn khói lạnh thì chịu không được.


Người già cả xưa thường nói: ban ngày ở dương gian là ban đêm ở âm phủ, nên đốt đèn trong lúc cúng tế ban ngày. Nhưng chúng ta có thể hiểu nghĩa bóng như vầy: ánh sáng giọi ra thì bóng tối tan đi, cũng như Chơn lý đến thì sự dốt nát mê muội tiêu mất; cái đèn là hình bóng của Chơn lý. Cúng kiến mà thắp đèn là trong sự cúng kiến có Chơn lý.

TẠI SAO THẮP NHANG MỘT CÂY HOẶC BA CÂY
(mà không thắp 2 cây)

Thắp một cây nhang là để tượng trưng hình bóng của Đức Thượng Đế. Ngài là Đấng độc nhất vô nhị. Còn ba cây là hình bóng BA NGÔI của Đức Thượng Đế.


Đạo Thiên Chúa gọi là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.


Bà-la-môn thì Brahma, Vishnu và Siva.


Thông-Thiên-Học thì gọi là 1er Logos, 2e Logos, 3e Logos (Ngôi thứ nhứt, Ngôi thứ nhì và Ngôi thứ ba).


Phật Giáo thì có Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.


Nho Giáo thì có ba Nguyên Lý chánh: Thái Cực, Lưỡng Nghi và Tứ Tượng. Tam-Tài là Thiên, Địa, Nhơn. Tam Quang: Nhựt, Nguyệt, Tinh. Số 3 là một con số thiêng liêng.

NIỆM PHẬT


- Niệm Phật có ích chi không?


- Niệm Phật rất có ích, vì đó là một phương pháp định trí, không cho cái Trí xao lãng. Niệm Phật là tưởng nghĩ đến Phật. Hễ nhớ mấy tiếng “Nam mô A-Di-Đà Phật” hoài thì tư tưởng xấu không thể xen vô Trí của mình để xúi giục mình suy nghĩ quấy. Mà Trí không nghĩ quấy thì mới mong tránh được hành động sai lầm. Còn nói rằng: chỉ niệm Lục Tự Di Đà thì đến khi chết sẽ về được Tây Phương, Cực Lạc (Xứ Phật), được giải thoát. Ai tin như thế thì tùy ý.


Nhưng nếu việc tu hành mà dễ dàng như vậy thì trần gian đâu còn người bị khổ não nữa. Rồi những nghiệp quả xấu từ những kiếp trước bỏ đi đâu? Trong một kiếp làm sao trả cho hết những nghiệp quả tiền khiên để được giải thoát. 


Tu mà chỉ biết niệm Phật, chớ không tìm tòi học hỏi để mở Trí cho sáng suốt thì làm sao thông hiểu Luật Trời, hầu tránh những nghiệp quả do vô minh mà ra. Theo khoa Pháp Môn thì niệm Lục-tự Di-Đà cũng chưa thật hay, vì có hai duyên cớ: Một là cái nghĩa của nó và hai là luật rung động Chữ Nam-mô do chữ Nama hay Na-man, nghĩa là: ứng hiện. (Phật Học từ điển của Đ.T.C dịch nghĩa là: qui y, qui mạng, chí tâm hướng về Phật.)


A-Di-Đà-Phật, vốn do chữ Thiên Trước: Adhi Bouddha.


Adhi: là đầu tiên


Bouddha : là Phật


Adhi Bouddha tức là Ông Phật đầu tiên. Vậy ông Phật A-Di-Đà tức là đấng


Chí Tôn có trước hết, mình gọi là Đức THƯỢNG ĐẾ.


Niệm Nam-mô A-di-đà Phật là quyết chí hướng về Phật, xin Ngài chứng minh chớ không có chi lạ.


Còn về Luật rung động thì mỗi tư tưởng, mỗi ý muốn, mỗi lời nói đều có hình dạng và rung động trong không gian.


Mỗi cách rung động đều làm thay đổi cái tâm mình. Bởi vậy có lời nói làm cho mình ưa, có lời nói làm cho mình ghét, có lời nói làm cho mình giận. Những sự rung động nào hạp với mình thì mình thích, còn những sự rung động trái nghịch làm cho mình ghét. Thường thường các sự rung động êm dịu, điều hòa thì thích hợp với tâm hồn người Đạo đức, ưa thanh tịnh, còn người bồng bột thích cảnh ồn ào náo nhiệt, hạp với cách rung động nặng nề, dữ dội.


Những tiếng vang dội của máy móc, tàu xe, tiếng ồn ào ở chợ búa, làm rung động không khí, khiến các tế bào trong xác thịt chúng ta phải mệt nhọc, hao mòn, suy kém.


Các ý muốn thì làm rung động chất thanh khí, nên nó có ảnh hưởng đến thể Vía. Còn các tư tưởng, sự suy tư thì làm rung động chất thượng thanh khí của thể Trí, nên nó có thể biến đổi Hạ trí thành ra tốt hoặc xấu. Nếu ta suy gẫm điều cao thượng thì chất thượng thanh khí tốt gom lại mạnh mẽ và tống khứ các chất thượng thanh khí xấu đi mất. Hạ trí của ta biến đổi thành đẹp đẽ, màu sắc tốt tươi. Còn nếu ta suy nghĩ điều thấp hèn, thì chất thượng thanh khí xấu xen vào và lấn áp đẩy các chất khí tốt tạt đi, làm cho thể Trí chúng ta trở nên đen tối, xấu xa.


Trong vũ trụ, tất cả đều tùy theo luật rung động mà hiệp lại, tạo thành, rồi sau cũng bị luật rung động mà tan rã.


Pháp môn Tịnh-Độ dạy niệm Lục-tự Di-Đà. Niệm nghĩa là tưởng nhớ, đây không phải là chỉ nhớ sáu chữ Di-Đà, mà còn phải tưởng nhớ đến hành vi, cử chỉ của Phật, nhớ các giới răn, suy tư đến hạnh kiểm tốt để gạn lọc Xác, Vía, Trí cho được trong sạch, tâm hồn được cao thượng, quên mình để giúp đời mới đắc quả.


Mấy vị Chơn Sư có huệ nhãn, thấy rõ sự rung động của mỗi tiếng, mỗi lời nói, nên các Ngài mới lựa những tiếng có sự rung động thật mạnh để ráp lại thành một câu Kinh, một câu thần chú hay Chơn Ngôn. Nếu biết giọng đọc và trong khi đọc lại chăm chú vô đó thì sự hiệu nghiệm sẽ phi thường.


Chơn Ngôn hay là kinh kệ của nước nào thì phải đọc theo tiếng nước đó mới có sức mạnh, nếu dịch ra tiếng nước khác thì giảm bớt hiệu lực rồi. Đọc trật hay sai giọng cũng mất hay.

LẦN CHUỖI
Niệm Phật rồi còn lần chuỗi làm chi?


Lần chuỗi đặng tiếp sức cho sự Định trí, để cái Trí khỏi xao lãng.


Nhưng tại sao xâu chuỗi có 108 hột chuỗi. Tôi không biết người xưa lấy cớ tích nào để định số 108. Trong Pháp-môn không thấy nói số 108 là số hệ trọng. Mấy số chánh là 1,2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 12, 100. Huynh BẠCH LIÊN suy luận như vầy: Có lẽ người ta cọng: Tam thập lục Thiên (36 cõi Trời) và Thất thập nhị Địa (72 từng đất) là 108.


Khoa cựu Thiên văn (astrologie) để coi tuổi tác thì: Cung Huỳnh đạo (Zodiaque) có 12 dấu (signes), cũng như thập nhị chi của Á-Đông (Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Mỗi dấu hay là chi chia ra ba từng (3 décades), mỗi từng có 10 độ (10 degrés). 12 chi có 36 từng (36 décades) hay là 360 độ. Có phải 36 từng nầy là TAM THẬP LỤC THIÊN của Á Đông?


Còn dưới đất theo khoa PHÁP MÔN của người Do Thái thuở xưa (La Kabbale) thì trái đất chia ra 72 phần, mỗi phần có 5 độ (degrés); 72 phần có 360 độ. 


Có 72 vị Thiên Thần cai trị 72 phần trái đất. Mỗi nước trên địa cầu tùy theo phương hướng, thuộc về một phần trong 72 phần nầy. Những nước nào ở cùng một phương hướng với nhau thì thuộc chung về một phần, chớ không phải mỗi nước ở một phần trái đất. 72 phần đất nầy là THẤT THẬP NHỊ ĐỊA. Nếu quả thật vậy thì 108 hột chuỗi là hình bóng của Trời, Đất.

TỤNG KINH

Tụng là đọc thành ra tiếng. Kinh là những sách chép các lời dạy của Thánh-Hiền, của Phật, của Chúa, để làm khuôn phép. Tụng Kinh tức là đọc sách Đạo đức. Nếu đọc một bài Kinh mà không biết trong đó dạy điều gì thì chẳng ích lợi nhiều. Hồi xưa, Kinh sách bằng Hán văn, nghĩa lý rất khó khăn; người biết đọc cũng chẳng nhiều, nên người ta học thuộc lòng, rồi gõ mõ và đọc thường thường để ghi sâu vào trí những lời Kinh-kệ ấy. Lâu đời, thành thói quen, người ta tụng Kinh gõ mõ mà không cần hiểu bài kinh ấy dạy những gì. Như thế, mất nhiều thời giờ mà lợi ích không nhiều. Nó chỉ giúp cho tâm hồn yên tịnh mà thôi. Bây giờ Kinh sách Đạo đức đã được dịch và giải nghĩa ra tiếng Việt, rất tiện cho người tu hành. Ngoài giờ tham-thiền nhập định, ta chẫm rãi đọc Kinh, Sách và nghiền ngẫm, suy xét các lời dạy dỗ của các vị Giáo-chủ để thi hành đúng đắn thì mới mau tiến bộ.

TỤNG KINH SIÊU ĐỘ

SIÊU nghĩa là vượt qua.


ĐỘ là đưa sang.


Tụng Kinh Siêu độ là đọc Kinh cầu nguyện đưa ông bà lên khỏi sự khổ não của 3 cõi: Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh.


Khi có một người mãn phần, con cháu thường rước một hay nhiều nhà Sư về tụng Kinh siêu-độ, tức là cầu nguyện cho Vong linh được về miền Cực Lạc, về cõi Phật. Nhưng điều cốt yếu là người xưa dùng sức rung động mạnh để đánh phá cho cái Vía mau tan rã thì Linh hồn mới được về cõi Thiên Đàng để rồi một ít lâu sau sẽ đi đầu thai. Nếu bài Kinh không phải của người Đắc Đạo đặt ra, và người tụng không biết giọng đọc, cùng không biết định trí, thì bài Kinh không có sức rung động mạnh, không làm tan rã cái Vía được. Một bài Kinh đặt ra bằng Phạn ngữ, có sức mạnh nhiều, nếu dịch ra tiếng nước khác thì không cỏn hiệu nghiệm nữa.


Vậy khi có tang lễ, ta không bị bắt buộc phải rước một ông thầy dưng bông hay ông sư thường để tụng kinh siêu độ. Tất cả con cháu đều nên tâm niệm, dùng tư tưởng để nhắc nhở Vong linh đừng ham luyến cõi Trần, quên tất cả phú quí vinh hoa, chỉ tưởng nhớ Phật, nhớ Chúa, nhớ lòng cao thượng, nhất quyết đánh tan các ý muốn thấp hèn của người chết, để Vía họ mau tan rã. Nếu có lập thêm bàn Phật là để cho thân nhơn cầu nguyện. Khi đến phúng điếu, dùng tư tưởng tiếp thêm sức mạnh để đánh tan những tình cảm và sự mến tiếc của Vong linh, là để cho họ thoát vòng kềm tỏa và mau lên Thiên Đàng. Những tư tưởng cương quyết và tin chắc là người chết được lên Thiên Đàng sẽ mạnh mẽ vô cùng, mạnh hơn ý nguyện cầu xin Phật giúp đỡ, nếu người cầu xin chưa hiểu rành và chưa tin cậy quyền năng của tư tưởng.


Nếu trong khi tang lễ, ai nấy đều đồng lòng cầu nguyện giúp cho Linh hồn mau siêu thăng, rồi sau đó, con cháu lại không tưởng nhớ đến nữa thì sự hiệu nghiệm cũng không được đầy đủ.


Thành tâm cầu nguyện thì bất kỳ lúc nào, hay tại nơi đâu cũng đều có kết quả. Điều cần thiết là phải liên tục. Vì cớ đó nên trong việc tang lễ, người xưa mới bày thêm làm tuần thất, tức là bảy ngày cúng một lần, cho đến 7 tuần là 49 ngày, rồi đến tuần 100 ngày, kế đó là tuần giáp năm, và tuần chót là mãn tang.


Cốt yếu là làm cho thể Vía mau tan rã để Hồn được đi đầu thai sớm chớ không có chi lạ. Vì dân chúng chưa biết áp dụng luật rung động, nên phải nhờ cậy đến nhà Sư. Nhưng nếu nhà Sư cũng không rành rẽ nữa thì công việc làm rình rang chỉ có hình thức mà không có lợi ích.


Trong khi có thân nhơn từ giả cõi Trần, ta không nên khóc lóc, buồn rầu, làm Linh hồn sẽ buồn rầu đau khổ theo và luyến tiếc cõi Trần. Như thế, Hồn không lên cõi Thiên Đàng sớm được, mà lại còn trở xuống thấp, ở cõi Trần để gần gũi con cháu thân yêu. Bổn phận chúng ta là cố gắng làm cho Linh hồn người quá cố được mau siêu thoát.


Kỳ sau chúng tôi sẽ luận bàn tiếp theo.


Kỳ nầy, chúng tôi xin biện luận tiếp về các tục lệ xưa. Có nhiều việc đã vô ích mà lại còn tai hại và trái đạo lý, ta nên cố tránh và bỏ hẳn, còn những việc tuy không có lợi ích gì nhiều, nhưng vô hại thì không cần phải bài trừ nghiêm khắc, nhưng thời gian trôi qua, tự nhiên người ta sẽ bỏ lần lần đến dứt tuyệt, vì nó đã lỗi thời.


Trần gian là trường tiến hóa, nếu ta chú ý quan sát đoạn đường đời đã qua trong vòng đôi ba chục năm nay, ta sẽ thấy những người cố gắng tìm tòi về Đạo đức hoặc Khoa học đã tiến lên rất cao, còn người bơ thờ, ham vui về vật chất, lăn lóc trong vòng danh lợi, thì phần tinh thần không hề tiến tới.


GÕ MÕ - ĐÁNH CHUÔNG 

Theo khoa Pháp Môn thì dùng chuông mõ cũng có ích. Trong lúc cúng kiến, tụng kinh niệm Phật, nhiều người thành tâm cầu nguyện nên Ân-huệ (Điện lành) của Phật Trời ban xuống dồi dào. Rồi nhờ có tiếp tục khẩn cầu, van vái đều đều, nên các vật nơi đó đều có thâu nhận từ điện. Nếu đánh chuông, gõ mõ, có sự rung động mạnh thì từ điện sẽ theo tiếng chuông mõ truyền đi ra xa. Hễ tiếng chuông, mõ tới đâu mà dứt, thì từ điện đến đó mới dứt. Muôn loài vạn vật ở chung quanh chùa am đều gội nhuần ân huệ của Phật, cũng như vạn vật ở chung quanh nhà thờ đều được hưởng ân lành của Chúa. Tuy xác phàm của ta không biết chớ vị Chơn Nhơn ở trong tâm vẫn vui mừng và thọ lãnh từ điện ấy. Do đó người ta mới đúc chuông thật lớn và treo cao, để tiếng Đại-đồng-chung ngân vang, truyền điện lành ra càng xa chừng nào, càng tốt chừng ấy. Ở chùa, nhà thờ, khi làm lễ, lúc cúng Phật, có đánh trống sấm, dộng chuông, gõ mõ, cốt ý là muốn truyền điện lành ra thật xa.


Ý nghĩa chánh của việc dùng chuông mõ là như thế, song có những người kích bác việc dộng chuông, gõ mõ và chê rằng còn theo âm thanh sắc tướng của ông Thần Tú, bởi trong kinh Kim Cang có bài kệ: Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai. Nghĩa là: Nếu dùng âm thanh sắc tướng để tìm gặp Chơn Ngã hay Pháp thân của Phật Như Lai là người theo tà đạo, không thể nào gặp Ngài được.


Thật vậy, nếu muốn thấy được Chơn Tánh Phật thì không thể dùng âm thanh sắc tướng mà cầu gặp được, phải tịnh tâm mới thấy, tức là không còn tranh danh đoạt lợi, không còn tham, sân, si, cương quyết làm lành lánh dữ, rửa lòng trong sạch thì sẽ được giác ngộ và giải thoát.


Nhưng trong lúc đêm khuya, thanh vắng, nếu ai lóng tai nghe được tiếng chuông, tiếng mõ nổi lên đều đều với tiếng kệ, câu kinh thì tâm hồn cũng sẽ thấy thơ thới lâng lâng, hết ham mùi tục lụy, quên cả việc thế trần.


Như thế, người có sáng kiến tạo ra chuông mõ, dùng làm dụng cụ để dập tắt lửa lòng người phàm tục, và truyền ân huệ, điện lành ra thật xa, là một vị thông hiểu khoa Pháp Môn, mới tạo ra được một phương tiện để giúp người tu hành. Dầu vị đó là Thần Tú hay là ai thì cũng là người đáng được khen hơn là bị chê, vì người bày ra điều hay, hữu ích chớ không có hại.






GIẤY TIỀN , VÀNG BẠC






Năm nay, 1969, mà nói về giấy tiền vàng bạc, thì ắt có nhiều bạn thanh niên lấy làm lạ, không hiểu nó ra làm sao, và sự công dụng của nó như thế nào, chớ người lớn tuổi, ở vào thời kỳ 1930 trở về trước đều hiểu rành rẽ và nhiều người đã có dùng nó.


Tục đốt giấy tiền, vàng bạc (vàng mã) nay sắp cáo chung. Tôi xin ghi sơ lược lại đây, để các bạn trẻ hiểu một tục xưa.


Trước thời kỳ Pháp thuộc, ở nước Việt Nam và Trung Hoa có đúc tiền kẻm, vàng thoi, bạc nén để buôn bán, đổi chác. Thông dụng là đồng kẻm hay là tiền ta (sapèques en zinc). Sáu chục (60) đồng kẻm là một tiền; 10 tiền là một quan (ligature).


Giàu có thì tích trữ bạc nén, vàng thoi, tính theo lượng (37gr 5). Đến thời kỳ Pháp thuộc, có đúc thêm đồng nửa xu, đồng 1 xu, 1 cắt bạc, 2 cắt bạc, và một đồng bạc. Mỗi một xu giá bằng 5 đồng kẻm.


Đồng kẻm hay đồng tiền ta tròn và nhỏ hơn đồng xu, bề dày 1 ly và đường kính lối 25 ly; ở giữa là lỗ vuông chớ không phải lỗ tròn như đồng xu; bề mặt có chữ Hán ghi tên hiệu của vị vua đương thời cho phép đúc tiền đó, như Gia Long thông bửu, Minh Mạng thông bửu, Tự Đức thông bửu, v.v. . . Đến sau đồng kẻm hay tiền ta không xài nữa, vì nó dễ bể và nặng nề, mang đi rất bất tiện.


GIẤY TIỀN là những tờ giấy súc mỏng, khổ 2 tấc và 3 tấc, in hình đồng kẻm đầy khắp hết một mặt giấy, mặt sau để trống. GIẤY VÀNG BẠC có hai thứ: Thứ nhỏ (vàng bạc tiểu), khổ giấy là một tấc và một tấc rưỡi, một đầu in bằng chất kim loại màu vàng lá và đầu kia in chất kim loại màu bạc, cũng chỉ in một mặt giấy. Thứ lớn (vàng bạc đại) thì khổ giấy bằng tờ giấy tiên, chỉ in toàn một màu vàng lá, hoặc in toàn một màu bạc.


Những đám cúng kiến, đám tang, làm tuần, đám giỗ, ngày Tết, người ta đều có đốt giấy TIỀN, giấy VÀNG BẠC khi cuối đám cúng, càng nhiều càng tốt. Nếu cúng tế nhiều ngày thì mỗi ngày đều có đốt giấy tiền, vàng bạc. Các chùa am thuở đó đều có đốt giấy tiền, vàng bạc, vì người ta tin rằng: người chết, người khuất mặt, cũng xài tiền bạc như ta. Nếu không đốt thì thân nhơn sẽ bị túng thiếu. Khi đốt, hễ vái van tên họ người nào thì người đó lãnh, kẻ khác không lãnh được. Lúc khiên quan tài đi chôn, người ta cũng rải giấy tiền vàng bạc theo dọc đường, với ý tưởng bố thí tiền bạc cho các vong linh mồ xiêu, mả lạc, không có ai cúng kiến, bị đói khát, thiếu thốn, để họ không phá phách vong linh người mới chết, vì người ta nói: ma cũ ăn hiếp ma mới.


Thời kỳ đó, người ta cũng đốt một loại giấy màu mỏng, láng bóng, có in đủ thứ bông hoa như hàng, lụa, gọi là giấy quần áo, để người chết cắt may y phục tùy ý.


Do đó, có những thợ mã là người chuyên môn làm những ngôi nhà ngói bằng giấy (gọi là nhà minh-khí), giống hệt nhà ngói thật, trong có đủ phòng khách, phòng ngủ, giường, tủ, bàn ghế, đủ vật dụng thật đẹp; ngoài ra còn kèm theo kho vàng, kho bạc, để gởi xuống cho người chết. Lúc sau, người ta còn làm xe hơi bằng giấy để cho người chết dùng nữa.


Nhà minh-khí và kho vàng bạc chỉ làm và đốt trong mấy kỳ làm tuần 49 ngày, 100 ngày, giáp năm hay mãn tang; còn ngày giỗ, ngày Tết thì đốt giấy tiền, vàng bạc và giấy quần áo mà thôi.


Tục lệ đốt vàng mã, nhà minh khí, lầu, kho nầy từ Trung Hoa truyền sang, không biết đã có từ hồi nào, vì không có sách nào ghi chép. Người ta chỉ thấy trong truyện Tây Du của Tàu ghi chuyện đời Đường, vua Lý Thế Dân bị bệnh, hồn đi xuống âm phủ (cõi Trung Giới), gặp vua Diêm-Vương, nhờ Phán quan gian lận, giúp cho ông được sống lại, trở về Dương gian; nhưng đi giữa đường gặp hồn anh là Ngươn Kiết và em là Kiến Thành đòi thường mạng; thêm hồn các quân sĩ chết oan trong các trận giặc đã qua, bị đói rét, tựu lại bao vây, niếu kéo kêu oan. 


Hồn vua Đường Lý Thế Dân không biết làm sao đi được. Phán quan biểu vua vay tiền của một lão tiều, vẫn còn sống, tuy không giàu, nhưng thường thường mua giấy tiền vàng bạc đốt nên bây giờ dự trữ được mấy kho vàng bạc ở cõi Âm-Ty. Vua hãy mượn đỡ để phân phát cho các oan hồn, rồi chừng về Dương gian sẽ bồi hoàn cho ông ấy. Nhờ vậy nên Lý Thế Dân mới đi thoát khỏi vòng vây của oan hồn, yểu tử.


Ngoài mẫu chuyện nầy thì toàn là khẩu truyền, nhưng người ta quá tin việc đốt vàng mã, nên thời kỳ đó có người tính thử và thấy mỗi năm ở Việt Nam đã đốt ra tro cả mấy triệu bạc một cách vô ích.


Ngày nay, thỉnh thoảng cũng còn thấy người đốt vàng mã, nhưng có thể nói là đã bớt đến tám chục phần trăm rồi, vì chúng sanh đã biết đó là việc làm tốn tiền vô ích.


Thật sự, khi chết rồi, hồn con người lìa bỏ xác thịt và Phách, Hồn ở trong thể Vía, sanh hoạt tại cõi Trung-giới, cũng giống như khi còn ở Trần gian, sinh hoạt trong xác thịt.


Cõi Trung-giới sáng rỡ luôn luôn như ban ngày, không có ban đêm như ta lầm tưởng, nên người chết ở trong thể Vía không ngủ bao giờ, không đau ốm bệnh tật, không bị nắng mưa, nóng rét, cũng không đói khát nên không cần ăn uống, nhà cửa, y phục, thuốc men.


Muốn đi đến nơi nào, dầu ở xa vạn dặm, cũng chỉ trong nháy mắt là đến đó rồi, không cần tàu bè, xe ngựa hay máy bay. Linh hôn nào đã học hỏi lúc sanh tiền, có ý thức về cõi Trung-giới rồi, khi bỏ xác thịt sẽ thấy sung sướng, thong thả, tự do vô cùng, không còn bị hạn chế như hồi ở Trần gian nữa.


Nhưng hầu hết người chết chưa hiểu và chưa tin như vậy, nên khi sang qua cõi Trung-giới, cũng cặm cụi lo làm lụng, để kiếm tiền như ở cõi Trần, lo xây nhà cửa để ở, v.v. . . Còn người sống thì hiểu lầm, sợ người chết thiếu thốn, đói khát, nên lo cúng kiến và đốt vàng mã để cho vong- linh được ấm no. Sự thật thì trái ngược lại.


Việc đốt giấy tiền, vàng bạc, đồ mả tuy tốn tiền vô ích, nhưng không có nguy hại bằng thí giàn. 




LÀM CHAY - THÍ GIÀN
Tục THÍ GIÀN cũng thạnh hành vào thời gian từ năm 1930 trở về trước. Ở chùa Phật thì cúng ngày rằm tháng bảy Âm-lịch, gọi là làm chay (Lễ Vu-Lan), để cầu chư Phật hộ trì, xá tội vong nhân. Còn ở chùa Ông Bổn, thì cúng ngày Vía ông Quan-Đế.


Người ta làm một cái giàn cao độ hai thước tây (2m), rộng rãi, trên đó để chưng nhiều cỗ, như cỗ bánh, cỗ trái cây, cỗ có tiền bạc. Ở Chùa Ông, các ông Bang giàu có, bày những cỗ có heo quay, hoặc nhiều tiền bạc, vòng vàng nữa.


Mỗi cỗ chưng bày khéo léo, có bông hoa, bánh trái, mức, kẹo, sắp có thứ lớp, nhiều kiểu thật đẹp mắt. Thiên hạ bao quanh giàn, quan sát trầm trồ; có người chú ý nhận định cỗ nào có giá trị, tiền nhiều, để rồi tổ chức thành nhóm, đợi tới giờ thì giựt những cỗ đó.


Khi các lễ cúng ngọ xong, đúng giờ, người ta lần lượt xô từ cỗ xuống đất cho thiên hạ chen lấn nhau giành giựt, hoặc hốt từ mớ liệng tứ tung, nên thời gian đó mới có danh từ XÔ GIÀN và GIỰT GIÀN.


Trong khi xô đẩy, chen lấn nhau để giựt, họ đạp càn lên nhau, có kẻ trặc tay chân, u đầu, chảy máu; có khi làm khổ lây đến những người đi xem ở chung quanh đó nữa.


Các năm có những cỗ quí giá, nhiều tiền, các tay anh chị tổ chức, dùng đến côn kiếm, búa thầu, đánh nhau đổ máu để giành giựt cho kỳ được mới bằng lòng, vì sợ mất tiếng anh-chị.


Người có lương tâm, khi xem một cuộc thí giàn rồi, không thế nào vui vẻ an lòng được, vì thấy:


1/- Bố thí mà người mạnh khỏe to lớn được hưởng lợi, còn kẻ già cả tật nguyền ốm yếu thì không nhờ cậy được chút nào.


2/- Của bố thí mà quăng ném tùm lum, chỉ một mớ được lượm lên, một phần khác bị giành giựt nên hư nát hoặc rớt xuống đất, bị giậm đạp không còn dùng được, thật là hoang phí.


3/- Cách bố thí như thế thật khinh người và có vô-ý-ác


4/- Bánh trái để đôi ba ngày, ruồi bu kiến đậu, bụi bặm bám lên, vi trùng tấp vào, mất hết vệ sinh.


5/- Tạo ra cảnh tranh giành đến nỗi có người phải bị thương tích.


Mấy năm sau, những người có sáng kiến mới cải cách sự thí giàn, xô giàn, ra cách thí thẻ. Người ta ghi số trên những thẻ tre, khi đúng giờ cũng tung rải thẻ ra cho người lượm; ai có thẻ ấy thì đến lãnh những tặng vật đã định sẵn cho mỗi số.


Như thế cũng chưa công bình, chưa thật thành tâm giúp người nghèo đói, thiếu thốn.


Mấy năm gần đây, người ta đã thi hành được hoàn bị hơn. Khi tập trung được một số tặng phẩm, người ta đi ghi tên và phát thẻ cho những nhà nghèo nàn, người bệnh tật, thiếu thốn. Số thẻ phát ra tùy theo số tặng phẩm phát chẩn. Đúng ngày giờ, những người có thẻ tựu lại nơi chỉ định để lãnh đồ tặng.


Như thế, người thọ lãnh không bị hỗ thẹn và tặng phẩm không bị hủy hoại.


Nếu bỏ tuyệt được cái tục thí giàn, xô giàn, trong cuộc làm chay, cũng đáng gọi là tiến bộ về phương diện Đạo-đức.






THIÊN ĐÀNG – ĐỊA NGỤC






Trên cõi đời nầy, vạn vật đều tương đối, có cao thì có thấp, có sáng thì có tối, có lành thì có dữ, có cảnh sung sướng thì cũng có cảnh cực khổ. Suy rộng ra người ta mới nói: có cảnh THIÊN ĐÀNG ở trên Trời ắt có nơi ĐỊA NGỤC ở dưới Đất, thì cũng phải. Nhưng ta không nên hiểu lầm là ở đưới đất có mười cửa ngục, để trừng phạt những linh hồn làm quấy.


Sự thật, dưới đất không có Âm Phủ, không có các vua Thập Điện cai trị, không có quỉ sứ, dạ xoa, hay sông Nại Hà, không có Mạnh Bà cho ăn cháo lú, hay rắn dữ, thuồng luồng moi gan, móc ruột tội nhơn v.v. . . 


Nhiều người còn lầm tưởng là ai chết rồi, Hồn cũng phải xuống âm phủ để cho Diêm Vương tra xét theo sổ sách, phân xử tùy theo tội phước, hoặc lên Thiên Đàng, về cõi Phật, sung sướng, hoặc bị phạt ở cõi Địa ngục, khổ sở, hoặc cho đi đầu thai lại làm người ở cõi Thiên, Nhơn, A-tu-la, hay làm súc vật. Người ta tin vậy, vì thấy trong truyện Tây-Du, thơ Mục-Liên Thanh-Đề, hoặc Kinh Hồi-dương nhơn-quả, có nói đến 10 cửa ngục ở dưới Âm-phủ, là nơi hành phạt Linh hồn người có tội.


Nhưng khi ta suy nghĩ kỹ, thì ta thấy Luật Trời rất công bình. Xác thịt làm tội ở Trần gian thì phải chờ khi đầu thai lại Trần gian mới đền tội, chớ không phải phạt Vong linh ở cõi khác. Không có cái ngục nào dưới đất để dành nhốt tội nhơn cả.


Thời kỳ chiến tranh, ta thấy nhân quả trả vay thật rõ ràng. Những người hiền lành thoát khỏi nhiều tai họa một cách phi thường. Còn người nào gặp đúng kỳ hạn phải trả quả thì không thể trốn đâu cho khỏi, dầu tính mưu kế thế thần, xoay trở đến bực nào cũng không qua định mạng.


Mấy vị học Đạo cao, mở Huệ-nhãn, nhìn thấy cõi Trung-giới hay là thế giới của người chết rõ ràng. Mấy Ngài tới lui và hoạt động ở đó cũng như ở cõi Trần, nên giải cho ta biết rằng:


Cõi Trung-giới chia ra làm 7 cảnh, hạp với 7 lớp của thể Vía, đúng theo tình cảm tốt xấu của con người. Mỗi cảnh làm bằng một chất khí. Bảy chất khí của 7 cảnh vốn một gốc, nhưng chúng nó khác nhau vì sự nặng nhẹ, thanh hay trược, rung động mau hay chậm, cùng là màu sắc tốt hay xấu, mới sắp thành 7 bực cao thấp.


Chất khí thứ 7 xấu xa, ô trược và nặng nề nhất; chất thứ sáu, nhẹ và tốt hơn một chút; chất thứ năm nhẹ nhàng và đẹp hơn nữa.Chất khí thứ tư trung bình. Chất khí thứ ba, thứ nhì và thứ nhất thì thanh bai và đẹp đẽ lắm.


Cái Vía của ta được tạo ra bằng 7 chất khí của 7 cảnh cõi Trung-giới. Lúc còn sống thì 7 chất khí nầy ở xen lẫn với nhau trong thể Vía. Khi ta ưa mến Đạo đức, ham muốn điều lành, điều tốt, có những tình cảm cao thượng thì thể Vía rút các chất khí tốt: thứ ba,thứ nhì hay thứ nhất vô và tống các chất khí xấu ra, nhờ đó thể Vía của ta trở thành nhẹ nhàng, thanh bai, đẹp đẽ, sáng rỡ, hạp với mấy cảnh cao cõi Trung-giới.


Còn người cứ mơ ước sự thấp hèn, quấy quá, tham lam, hung dữ hoặc ác độc thì thể Vía rút mấy chất khí thấp, xấu: thứ 7, thứ 6 vào, và đẩy tạt các chất khí tốt đi ra, làm cho thể Vía trở nên nặng nề, màu sắc u tối, xấu xa, hạp với mấy cảnh thấp cõi Trung giới.


Cảnh thứ bảy của cõi Trung-giới thì tanh hôi lạ thường. Nơi đó tối mò chớ không có ánh sáng như cõi Trần.


Những kẻ lòng lang dạ thú, đại hung ác, những kẻ dâm loàn, say sưa vất mã, tán tận lương tâm, sau khi chết phải sa vào cảnh thứ bảy nầy, vì cái Vía của họ chứa đầy chất khí xấu xa, nặng nề, nên bị rút vào đây và chịu cảnh u buồn, chung đụng với những kẻ xấu xa như họ. Họ vẫn tự do đi lại nơi cảnh thứ bảy nầy, không ai rầy la quản thúc, nhưng lên cảnh thứ sáu chưa được.


Họ mất xác thịt rồi, các tánh xấu của họ trải ra nơi Vía nên giống nửa người nửa thú. Vì lòng dục của họ không được toại nên họ bức rức khó chịu lắm, cũng như bị lửa đốt, chớ không phải lửa ở ngoài đốt vô. Nếu người ta gọi cảnh thứ bảy nầy là cảnh Địa-ngục cũng trúng.


Những kẻ sát nhơn, thác rồi thấy oan hồn đi theo bên mình đòi mạng, dầu chạy trốn đâu cũng thấy oan hồn theo mãi. Mấy kẻ thắt cổ thường lại chỗ họ quyên sinh, làm vòng, đút đầu vô như hồi tự vận, rồi cũng nghẹt thở, le lưỡi và vùng vẫy. Cái vòng đây vốn là hình tư tưởng của họ hóa thành, chớ không phải sợi dây thật. Bọn ma thắt cổ, hễ thấy người nào muốn đi thắt cổ thì chúng nó xúi đi hủy mình cho mau. Tục rằng: quỉ giục, thật trúng chớ không phải dị đoan. Nó xúi giục, nghĩa là nó cho tư tưởng của nó xen vào trí kẻ xấu số khiến họ phải làm theo.


Thể Vía của những người nầy trọng trược, nặng nề lắm.


Những người hồi còn sống ưa dâm loàn, rượu chè say sưa quá độ, khi chết rồi, lòng dục vẫn bồng bột, chịu không nổi nên phải tìm chốn thanh lâu, tửu điếm, xúi người đồng bệnh làm chuyện nhơ nhớp đặng nhập vô hưởng một chút đỉnh. Có kẻ nhập vô mình thú vật như heo, dê, chó, và bị kẹt luôn trong mình thú vật, không xuất ra được, nhưng không sai khiến con thú được, vì nó có hồn riêng của nó. Chừng nào mấy con thú nầy chết rồi, họ mới thoát ra được, thật là khổ sở. Họ phải chịu đau đớn như thế cho đến khi nào lớp thứ bảy của cái Vía tan rã hết, họ mới lên được cảnh thứ sáu.


Nếu họ biết ăn năn chừa lỗi, sửa tánh nết tốt đẹp thì tự nhiên họ sớm thoát cảnh khổ nầy. Vì cớ đó, các vị Đệ Tử Tiên, tùy tiện khuyên lơn, giúp đỡ cho họ thay đổi ý muốn và tư tưởng thành ra tốt hơn, để họ được mau lên cảnh trên. Càng ngày, các tình cảm, các ý muốn càng rút vào hột lưu-tánh nguyên-tử thì thể Vía càng tan mòn lần lần, con người càng tiến lên cảnh trên của cõi Trung-giới.


Từ cảnh thứ năm lên đến cảnh thứ nhứt, con người rất thong thả tự do. Những người hiền lành, biết tu hành, khi ở mấy cảnh nầy sẽ học hỏi thêm được nhiều điều mới lạ.






THỂ VÍA SẮP LỚP






Khi con người còn sống thì bảy lớp của thể Vía xen lẫn lộn với nhau, không phân biệt từ lớp, vì nhờ có xác thịt đủ sức che chở cho nó khỏi bị các sự rung động dữ dội làm hại, do đó người biết cách xuất Vía có thể lưu thông khắp cả 7 cảnh của cõi Trung-giới để giúp đời và học hỏi.


Đến khi chết, hồn rời khỏi xác thịt thì thể Vía tự nhiên tự nó sắp lớp lại. Lớp thứ nhứt nhẹ nhàng thanh bai ở trong hết, rồi lần đến lớp thứ nhì, thứ ba, thứ tư, v.v. . . lớp nào nặng nề dày đặc hơn hết thì bao ở ngoài, để đủ sức chịu đựng với các sự rung động dữ dội.


Vì vậy, lớp phía ngoài hết của thể Vía giống với cảnh nào thì bị rút vào cảnh đó, rồi bị kẹt luôn ở đó cho đến khi lớp Vía đó rả hết, con người mới vào được cảnh kế trên. Con người cứ tuần tự đi như vậy lần lần, nên mất nhiều thì giờ và tiến hóa chậm lắm.


Ta cần biết phương pháp để không cho cái Vía sắp lớp lại. Muốn được vậy, ta phải tập làm chủ tư tưởng, ý muốn, lời nói và việc làm, đặng cho ý chí trở nên cao thượng, cứng cỏi, vững vàng. Trước khi chết thì tưởng quyết rằng cái Vía mình sẽ không sắp lớp lại được, lúc sống thế nào thì lúc thác rồi cũng như thế ấy. Cái Vía sẽ vâng theo ý-chí mạnh mẽ của ta, nên khi tắt hơi rồi, ta vẫn tỉnh táo, biết mình đã từ bỏ cõi Trần, và sáng suốt như hồi còn sống.


Nếu thể Vía không sắp lớp lại, thì ta vào ra cảnh nào cũng được và học hỏi được nhiều điều mới lạ. 


Tuy cái Vía tự ên sắp lớp, nhưng các Đệ Tử Tiên nhờ Thầy giúp đỡ, biết cách sửa mấy lớp của cái Vía lại in như hồi còn sống để tiếp tục giúp đời.


Người tầm thường, không có dục vọng quá thấp hèn, thường được vào cảnh thứ sáu, còn các Đệ Tử Tiên biết làm lành lánh dữ, không còn ham muốn vị kỷ, nên cái Vía tốt đẹp, mảnh mai, không chứa chất khí thấp, họ chỉ ở cõi Trung-giới trong một thời gian ngắn thì thể Vía rã hết, họ vào ở cõi Thiên Đàng để thung dung nghiền ngẫm rút các kinh nghiệm giúp đời.


Cảnh Thiên-Đàng là 4 cảnh thấp của cõi Thượng-giới, nên cũng gọi là Hạ-Thiên. Ở đây, con người dùng thể Trí (Hạ trí), cũng như dùng Xác thịt ở cõi Trần, hoặc dùng thể Vía ở cõi Trung-giới vậy. Con người ở cảnh nầy lâu hay mau, tùy theo công quả hành thiện hồi sanh tiền. Người chưa tu hành, khi lên đến đây thì đi đầu thai liền. Nếu người làm được nhiều công đức thì được nghỉ ngơi sung sướng lâu ngày ở Thiên Đàng, để các sự kinh nghiệm được ghi vào Thượng-Trí, đến kiếp sau thành ra Thiên-tư. Người tu hành chơn chánh có thể ở đây đến vài ngàn năm mới đi đầu thai lại.


Vậy ta nên xác định lại hai cảnh: Thiên-đàng và Địa-ngục.


Đúng thật: Người nào có suy tư kỹ càng việc Thiện và có làm nhiều điều lành mới được ở cảnh Thiên-đàng. Còn người quá ác, mê sa các việc quá thấp hèn mới bị rút vào cảnh thứ bảy của cõi Trung-giới, thấp hơn mặt đất, tối mờ, hôi hám, giống cảnh tù ngục ở Trần gian, tạm gọi là Địa ngục. Nhưng ở cảnh nầy không có vòng rào, vách ngăn, để nhốt người; không có ai cai trị, xử đoán hay hành phạt kẻ tội lỗi. Chỉ vì các dục vọng đê hèn, ô trược rút họ vào đó. Chừng nào có người giúp họ hiểu biết và sửa đổi tánh nết thì họ sẽ lên được cảnh thứ sáu và thoát khổ.


Mà cũng không phải là các người hèn hạ hư đốn bị khổ não ở cảnh nầy để trừ những tội ác đã làm ở thế gian đâu. Nghiệp quả phải trả tại cõi Trần.


Có người nói rằng: những câu chuyện hành phạt ở mười cửa ngục cũng hữu ích vì có ý răn cho người ta sợ mà không dám làm quấy.


Nhưng bổn phận người học Đạo phải trình bày sự thật, đúng Chơn-lý, để giúp con người mở mang trí thức, phân biệt điều Chơn và Giả, điều Lành và Dữ, điều Trúng và Sai, biết được bảy cõi Trời, bảy thể không phải là Linh hồn. Nếu tu hành mà tâm, trí còn mơ hồ, chưa có Chánh–Kiến thì khó tiến bộ được.






MẠNH - BÀ






Vì không hiểu tại sao con người đầu thai trở lại Trần mà không nhớ chuyện kiếp trước, nên người ta bày ra chuyện Vong linh bị Mạnh Bà cho ăn cháo lú, mới quên hết chuyện cũ. Thỉnh thoảng có người nhớ lại một ít chuyện kiếp trước, thì người ta cho là nhờ dùng mưu mẹo, trốn khỏi ăn cháo lú mới nhớ được.


Sự thật thì khi thể Vía và thể Hạ-Trí rã hết rồi con người mới đi đầu thai lại. Linh hồn nhập vào một Xác thịt mới, có một cái Phách mới, một cái Vía mới, và một Hạ-trí mới. Tánh nết và tài năng các thể mới đều tương đương như các thể kiếp trước. Sở dĩ con người không nhớ được chuyện kiếp trước vì sự nhớ và sự hiểu biết là do Hạ-trí, các việc cũ thì ghi ở Hạ-trí cũ, và đã tan rã rồi, còn Hạ-trí mới không có ghi lại các chi tiết cũ, cũng giống như cuốn sổ nhật ký cũ đã hết, khi dùng cuốn nhật ký mới thì không ghi chuyện cũ lại đây.


Các thứ kinh nghiệm đều có ghi vào Thượng-Trí, nên Linh Hồn nhớ hết, Chừng nào các thể Xác, Vía, Trí chịu tùng phục Linh hồn, biết vâng theo lới sai khiến của Chơn Nhơn thì con người sẽ nhớ lại tất cả những chuyện mình đã làm ở mấy kiếp trước.


Nói cho đúng, con nít mới sanh thì thể Vía và Hạ-trí mới còn trong sạch như cuốn sổ mới, chưa có ghi điều chi cả. Nhưng cũng có kẻ nhớ chuyên kiếp trước, ấy là người đã tấn hóa thật cao (Thần-đồng), hoặc người mới chết trong vài chục năm, thể Vía và Hạ-trí chưa rã hết, kế bị căn quả, cần phải đi đầu thai, nên đối với hạng người nầy, vị Thiên Thần coi sóc về sanh sản phải lấy chất khí của cái Vía và Hạ-trí cũ để tạo nên thể Vía và Hạ-trí mới, do đó, mấy trẻ nhỏ nầy nhớ được một ít điều cần kiếp mà họ đã quan tâm, chú ý hồi còn sống; song càng ngày càng lớn lên họ cũng lần lần quên hết.


Xét kỹ, trong kiếp hiện tại, những chuyện gì quan trọng, ghi sâu trong trí óc thì ta mới nhớ lâu ngày, chớ chuyện tầm thường đã xảy ra hồi còn nhỏ, hay đã qua lâu rồi thì ta cũng quên mất, chừng có ai nhắc nhở khêu gợi lại ta mới nhớ. Vậy chuyện Mạnh-Bà cho ăn cháo lú không có thật.

LỄ BÁI LỤC PHƯƠNG

Lúc Phật ở trong rừng tre (Trúc-lâm), gần Vương-Xá-Thành, (Radjagriha), một hôm Phật đi dạo, thấy một trưởng giả tên là Thi-ca-la (Crigala) đang chấp tay vái lạy sáu hướng: (Đông, Tây, Nam, Bắc, trên Trời và dưới Đất). Phật bèn hỏi: Trưởng giả làm cái chi vậy? – Thi-ca-la đáp: “Bạch Phật, tôi van vái cho cả nhà tôi được bình an, khỏi bị ma quỉ khuấy phá. Hồi cha tôi còn sanh tiền dạy tôi làm như vậy, bây giờ tôi không dám trái mạng”. Phật nói: “Nầy Trưởng giả, ngươi cầu khẩn cho gia quyến đặng mạnh khỏe, điều đó phải lắm. Ngươi vâng theo lời cha mẹ dạy bảo, việc ấy rất tốt, nhưng không phải cúng kiến vái lạy mà gia đình ngươi khỏi tai họa. Ngươi phải thi ân bố đức mới có thể tránh được nạn nghèo. Ngươi không hiểu ý nghĩa của sự vái lạy sáu hướng, để ta giải cho ngươi nghe:


Khi ngươi day mặt qua hướng Đông thì ngươi phải nhớ tới cha mẹ ngươi.


Khi day mặt qua hướng Tây, ngươi phải nhớ tới vợ con ngươi.


Khi day mặt qua hướng Bắc, ngươi phải nhớ tới bằng hữu, thân thuộc của ngươi.


Khi day mặt qua hướng Nam, ngươi phải nhớ tới tình Sư-đệ.


Ngươi ngước mặt lên Trời thì phải nhớ tới các nhà Sư đã dạy dỗ ngươi về Đạo-đức.


Ngươi cúi mặt xuống đất thì ngươi phải nhớ tới bạn bè, tôi tớ, đã giúp ngươi trong công việc làm ăn.


Thân phụ ngươi cố ý dạy ngươi lạy sáu hướng đặng khi làm lễ, ngươi phải nhớ tới bổn phận của ngươi chớ không phải bảo ngươi làm chuyện dị đoan, xua đuổi tà quái đâu. Thi-ca-la nghe hiểu, liền cúi đầu thưa rằng: “Bạch Phật! Tôi nhờ Phật soi sáng tấm lòng của tôi, vậy xin Phật cho tôi nhập môn theo Phật học Đạo.”


Có một cuốn Kinh kia bảo: mỗi tháng phải lạy theo một hướng và lạy mấy trăm lạy thì được tiêu tội. Lạy cho nhiều để trừ hết tội của cả trăm, cả ngàn kiếp. Nếu làm tội rồi lạy trúng hướng mà tiêu tội thì còn đâu là công bình nữa. Nhiều vị mộ Đạo, mỗi lần tụng kinh rồi lạy đến 15, 20 phút. Theo chỗ chúng tôi hiểu biết, thì nên dùng thời gian đó để tham thiền nhập định sẽ có nhiều lợi ích hơn. Nhưng có một em học Đạo lý luận rằng: Việc lạy là một hình thức thể dục của người xưa, nếu lạy được từ 100 lạy sắp lên thì thân thể sẽ mỏi mệt như tập thể dục vậy. Người học võ thì nói: khi cúi đầu xuống thấp, máu vào óc đầy đủ, làm cho con người được sáng suốt, bình tĩnh, hiểu biết lẹ làng thêm, vậy cúi lạy cũng giống những thế võ lộn đầu xuống thấp.


Như thế thì cúi lạy chỉ giúp ích cho xác thân thêm khỏe khoắn, và trong khi đó, nếu ta chăm chỉ nhớ đến luân-thường, Đạo lý thì tinh thần mới tiến bộ.

ĐI HỎA THAN
Năm 1969 mà nói chuyện đi hỏa than thì các bạn trẻ cho đó là chuyện đời xưa, vì bây giờ ở xứ ta không thấy ai thi hành phép lạ nầy nữa, chớ 30 năm về trước, ở Trung Quốc và Việt Nam, khi có cúng tế quan trọng, mấy ông Thầy Pháp ngồi nghinh, mấy ông nhập xác đi hỏa than, tắm dầu sôi, cắt lưỡi đứt lìa rồi ráp liền lại, là việc hằng năm đều có thi hành. Mấy ông nhập xác đó có thể dắt người khác cùng đi trên than lửa mà không bị hại gì cả.


Ở xứ Thiên-trước, nay gọi là Ấn-Độ, mấy vị Đạo sĩ (Yogui) cũng thường biểu diễn đi hỏa than cho người ta xem.


Năm 1938, tại kinh thành Luân Đôn, nước Anh, mấy ông thông thái, các nhà bác học và khoa học, tổ chức một cuộc đi hỏa than. Người đi trên lửa đỏ là một vị đạo sĩ Yogui ở xứ Các-sơ-mia, tên Ca-đa-bút (Kada-Bux).


Người ta đào một cái hầm, bỏ đầy than và củi, rồi đốt lên cho tới chừng than đỏ rực, đạo-sĩ đi chân không, bước đi trên lửa, đi tới, đi lui, đi qua, đi lại một chập rồi bước ra, mình mẩy không cháy mà bàn chân cũng không phồng. Trước mặt muôn người, đạo sĩ không có xảo trá, gian dối được.


Các nhà bác học Âu-châu không phải nhắm mắt tin càn. Mấy ông ấy tìm học kỹ lưỡng lắm để biết nguyên do mỗi việc xảy ra. Khi thấy sự thí nghiệm của Đạo-sĩ Ca-đa Bux, ai nấy đều công nhận là sự thật. Nhưng làm sao để cắt nghĩa bây giờ? Người thường đạp nhằm than lửa thì bị phỏng chơn rồi, cớ sao Đạo-sĩ đi trên than cháy đỏ rực được!


Một ông Bác sĩ nói: có lẽ nhờ đạo sĩ biết cách đi nhịp nhàng nên không phỏng. Một ông khác nói: Tại bàn chân khô rom. Một ông nữa nói không chừng nhờ hơi ướt ở chính giữa than và da đạo sĩ.


Đạo sĩ thấy vậy, xin ban trị sự thí nghiệm một lần nữa. Lần nầy đạo sĩ không đi mà đứng sửng trên than đỏ. Một tấm nĩ của đạo sĩ trải trên than đỏ cũng không cháy, không xém chút nào.


Bây giờ khoa học mới giải làm sao ?


Xin nhớ rằng, nĩ của đạo sĩ là tấm nĩ thường, không tẩm chất hóa học thì không thể nói là nhờ chất hóa học làm cho nĩ không cháy.


Trước khi đạo sĩ bước lên than lửa thì mấy ông thông thái đã xem xét bàn chân kỹ lưỡng lắm, chẳng phải dễ mà lừa gạt mấy ông đâu.


Tại sao đi trên lửa được?


- Theo chỗ chúng tôi hiểu biết, thì có ba cách làm cho khỏi bị phỏng khi thọc tay vô lửa, hoặc đi trên lửa, nhưng phải luyện ý-chí cho cứng cỏi, hay đức tin thật mãnh liệt mới được.


Cách thứ nhứt: Dùng ý chí lấy một lớp dĩ thái (matière éthérique) bao tay chơn lại thì đi trên lửa không phỏng bao giờ.


Cách thứ nhì: Dùng ý chí rút hết sinh lực (prana) trong than lửa ra thì than hết nóng.


Cách thứ ba: Nhờ những vị tinh tú ở trong lửa hay là Hỏa thần bảo hộ thì lửa không làm hại được, như mấy người nhập xác xưng Quan Đế, Châu Thương….


Vạn vật mà sống là nhờ sinh lực. Khi mình đốt than hay nấu nước, lúc than đỏ và nước sôi thì sinh lực bay ra ngoài. Chính là sinh lực làm cho ta phỏng.


Bên Âu Châu, năm 1938, người ta mới thấy đi hỏa than lần thứ nhứt nên cho là việc lạ lắm. Ở Ấn-Độ còn có nhiều thầy tu gọi là Pha-kia (Fakir), chịu thử thách bằng cách để người ta bỏ vô hòm, đậy nắp lại, chôn sống, vài tuần lễ hoặc vài tháng, vài năm, tùy theo công phu luyện tập. Người ta lấp đất lại rồi trồng cỏ lên trên mả và có người canh gác. Đúng ngày kỳ hẹn, đào lên, phá hòm, đem thây ra, lấy khăn ướt chà xát trên mặt và niệm vài câu kinh thì họ sống lại như thường. Mấy chuyện nầy có thật chớ không phải là chuyện bày đặt hoang đường. 


Trong thế kỷ thứ 19, năm 1884, ông Keely, người Mỹ, có làm ra được một cái máy sức mạnh lạ thường. Đem cái máy đó để trước một cục đá lớn, rồi cho máy chạy, trong nửa giờ, cục đá hóa ra tro bụi. Cái máy đó sanh ra một LỰC gọi là VRILL, lực của dỉ-thái (Force inter éthériques).


Cái lực nầy để dùng nhiều việc lắm. Có một lần ông Keely lấy một sợi dây quấn một cây sắt tròn lớn, cân nặng vài ngàn kí, rồi ông cho LỰC đó chạy theo sợi dây vô cây sắt, tức thì cây sắt mất sức nặng, trở nên nhẹ như bong bóng, lấy ngón tay giở nó lên dễ dàng và đem đi đâu cũng được. Ông cũng dùng cách nầy mà dời một cái máy có sức mạnh 500 mã lực, từ đầu xưởng nầy lại đầu xưởng kia chỉ cần có một tay mà không gây một chút trầy xể nào ở dưới gạch.


Người luyện Đạo, biết luật Trời rồi, không cần có máy, chỉ dùng ý chí (volonté), cũng rút được sức nặng ở trong sắt, đá ra.


Các vị Chơn Tiên, thuở xưa cũng dùng phép nầy mà đem những tảng đá lớn, dài 10 thước lên cao, ráp lại để xây dựng tháp Kê-ốp (Pyramide Khéops) bên Ai-cập cao 138m, và có lẽ Tòa Đế-Thiên, Đế-Thích trên Cao Miên cũng xây bằng cách đó.


Đi hỏa than hay là tắm dầu sôi là những phép nhỏ mọn của Tiên gia. Không phải những người có phép tắc là những người Đắc Đạo, mà chính là những người đã làm chủ được vật chất.






ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒ VẬT






Chất Thanh-khí cõi Trung-giới chun ngang qua được Xác thân của ta, cũng chun qua được cả mọi vật trần gian như bàn, ghế, tủ, đồ nữ trang, cây cối, nước, lửa, vách đá, sắt, v.v. .


Ta thấy sắt, đá, cỏ cây là chất đặc, nhưng có những luồng điện thiêng liêng chun ngang qua được, cũng như khí trời chun ngang qua nước vậy. Nếu luồng điện nầy là chất thanh khí tốt, thì thần lực của món đồ rất quí báu, còn nếu là thanh khí trược thì thần lực của nó rất xấu xa, đã không giúp ích cho người mà còn thêm nhiễu hại.


Có nhiều món đồ tự nhiên xẹt ra thần lực thanh bai như: hột bồ đề, vàng gâm, v.v. . . , vì chất thanh khí của các vật ấy tốt tự nhiên. Một số nhiều đồ vật chịu ảnh hưởng của tình cảm và tư tưởng nhân loại.


Hễ con người có cảm tưởng xấu thì các đồ vật chung quanh va đều bị nhiễm một điện lực trược, rồi khi trí va ở không thì điện lực xấu đó lại xúi giục va tưởng nghĩ và cảm xúc quấy, giống như vậy nữa, thành ra Vía va càng ngày càng thô kịch, ô trược.


Những bức tranh treo trong phòng của ta, cũng có ảnh hưởng to tát cho Trí, Vía ta. Trước khi vẽ, họa sĩ đã tưởng tượng trong trí va quang cảnh ấy cho đến khi vẽ xong, nên cảm tưởng của va ghi vào bức tranh; người khác xem đến thì Trí, Vía sẽ bị kích động và cũng sẽ rung động y như vậy.


Vì thế, người học Đạo nên chọn lựa đồ vật trong nhà, chớ treo những bức tranh lõa thể, những bức họa chiến tranh, săn bắn hay cảnh tượng ghê gớm.


Nên treo những bức tranh có tình cảm cao thượng, thanh nhã, êm ái, giúp cho tinh thần nảy nở dễ dàng như: cảnh trời mới mọc, biển lặng sóng, non núi đẹp xinh, đền thờ đồ sộ, nguy nga, có vẻ thanh tịnh u nhàn, hay tranh ảnh, hình tượng các Thánh nhân, v.v. . .


ĐỒ CỔ

Nhiều người ưa chưng trên bàn những hình đồng, đồ gốm nhỏ, lọ hoa, hộp cây quí, ngà voi, v.v. . . , chúng nó không có ảnh hưởng tai hại lớn lao, nhưng phải tốn công lau chùi, nếu để bụi đóng dơ dáy thì cũng sanh ra điện lực xấu xa.


Đồ xưa, như chậu sứ, độc bình, v.v. . , cũng lắm khi có hại đến tinh thần người chủ, vì mỗi vật tồn tại lâu đời, tất nhiên có trải qua nhiều biến cố. Nếu có sự mưu đồ chém giết nhau để tranh đoạt thì nó có nhiều điện lực thật xấu.


Những lâu đài cổ cũng có ảnh hưởng không tốt cho người học Đạo, vì khi xưa, nơi đó có xảy ra nhiều trận giặc, chém giết nhau, gây ra nhiều hình tư tưởng rất gớm ghê. Tuy lâu đời, điện lực xấu có phai bớt đi, nhưng cũng chưa mất hẳn.


Ở Ý-đại-lợi chỉ có đền Pergine là không còn bị ảnh hưởng xấu như các đền đài khác, vì nơi đó, các vị Đại-Đức, các vị La-hán thường đến để giảng Đạo với các vị Đệ-tử Tiên. Tư tưỡng hiền lành mạnh mẽ của các Ngài đã đánh tan những hình tư tưởng xấu xa ghê rợn khi xưa.


Không nên mua sắm những đồ dùng cũ, như bàn ghế, giường ngủ, ván ngựa, vì thường thường có dính tư tưởng không tốt của nhiều người, lúc bệnh hoạn, gây gổ, sợ sệt, v.v. . .






NỮ TRANG






Đồ nữ trang lại có một mãnh lực vô hình rất lớn, mạnh hơn tất cả các đồ vật thông thường, nên người học Đạo không chịu dùng. Mỗi món nữ trang đều thúc giục lòng ham muốn và sự ganh ghét của kẻ khác.


Bên Hoa-kỳ có một hột ngọc xoàn xinh đẹp vô cùng, làm cho muôn ngàn người ham muốn. Giá của nó đến cả triệu đồng vàng. Song biết bao người bị hại vì sắc đẹp của nó. Nó gây ra nhiều trận đổ máu, nhiều sự nghiệp tan tành. Vì vậy điện lực của nó xấu ghê gớm. Người hiểu Đạo chơn chánh rồi dầu cho không họ cũng không dùng.

BỬU BỐI
Chúng ta đã biết Xác thịt có ảnh hưởng với Vía và Trí. Hễ Xác thịt bị ô trược thì Vía và Trí bị nhiễm theo, nên không thể có những tình cảm và tư tưởng cao thượng được. Vì thế, người học Đạo lựa món ăn tinh khiết để cho Xác thân được trong sạch, ngõ hầu ý muốn và tư tưởng được tốt đẹp, thanh cao.


Những đồ dùng cũng sửa đổi được thể Vía, nhất là mấy món Bửu Bối. Có nhiều thứ đá như vàng gâm có thể thâu nhiều thần lực và giữ lại lâu ngày. Vì lẽ đó, người ta thường dùng nó để luyện thành món Bửu Bối mạnh mẽ vô cùng. Nếu lại do các vị Chơn Sư đạo cao đức trọng đem thần lực mạnh mẽ truyền vào thì dầu lâu năm, ảnh hưởng của nó cũng không phai lợt.


Nếu ta có được một món bửu bối chứa đầy thần lực trong sạch thì rất hữu ích cho bước đường tu luyện tinh thần. Người mới học Đạo thường bị nhiều tư tưởng xấu quanh quẩn phá rối, phải lo chống cự luôn luôn, nhiều khi cũng thất bại, và khi đó thì tư tưởng xấu càng mạnh thêm. Nếu ta có được một bửu bối có thần lực thanh cao, tinh khiết, thì ta sẽ thắng dễ dàng các tư tưởng xấu từ ngoài xông đến, vì điện lực trong sạch, mạnh mẽ của bửu bối xẹt ra tiếp đuổi tất cả tư tưởng xấu đi.


Mỗi thứ bửu bối chỉ trừ được một thứ ảnh hưởng xấu mà thôi, như bửu bối có đức tánh thanh khiết thì trừ được các tánh xấu, tư tưởng thấp hèn, nhưng không trừ được sự sợ hãi. Phải dùng bửu bối có thần lực can đảm, vững đức tin, bình tĩnh trước mọi nguy cơ mới hữu ích.

THẦN CHÚ VÀ ẤN BÙA
Thời kỳ nầy, bùa và thần chú hay Chơn ngôn, ít có người biết dùng đến, nên có kẻ cho là mê tín dị đoan, vì không hiểu được sức mạnh của nó. Sự thật, nếu biết cách dùng bùa, đọc chú đúng giọng thì sẽ thấy hiệu nghiệm phi thường. Những vị Đạo cao chọn những tiếng có sức rung động mạnh, ghép thành câu thần chú, trong đó có một vài tiếng mạnh nhất, gọi là Chơn-ngôn.


Lúc đọc thần chú, nếu có kèm thêm bắt ấn thì sức mạnh lại tăng thêm nữa. Theo khoa Pháp-môn bí truyền, hai bàn tay ta là chỗ chứa thần lực và có dính dấp với mấy cõi Trời, cùng liên lạc với nhiều chỗ bí ẩn trong thân người, cho nên bắt ấn là dùng tinh thần ở tại mấy chỗ ẩn đó để rút sức lực của mấy cõi vô hình vào bàn tay rồi phóng ra thật mạnh, cũng như ta chuyển gân cốt để đánh, đá cho thật mạnh.


Trong bàn tay, ngón cái thì lớn nhất, thuộc trái tim, ăn thông với đất (địa), cũng gồm những mãnh lực vô hình của mặt đất.


Ngón trỏ liên quan đến cái xoáy trên đầu, thuộc về nước (thủy), và ăn thông với cõi Trung-giới.


Ngón giữa thuộc lửa (hỏa), ăn thông với cõi Trí (Thượng-giới), và 3 miếng xương sọ ngay mỏ ác.


Ngón áp út thuộc cõi Bồ-Đề, ăn thông với đường gân ở giữa xương sống, chỗ luồng hỏa hậu đi lên.


Ngón út thuộc về cõi Niết-Bàn và vũ-trụ, ăn thông với bộ máy sanh dục.


Nếu ta biết bắt ấn và đọc thần chú phải cách, đúng giọng, thì thần lực chuyển động, xẹt ra che chở cho ta và mấy chỗ bí-yếu trong thân ta rung động, nở nang, càng ngày càng thanh cao.


CHỮ BÙA là bộ máy chứa điện lực vô hình, cũng như ta muốn chứa nước phải dùng lu, mái, muốn chứa điện khí thì dùng bình chứa điện (accumulater) hoặc pile. Ta không thế nào thấy điện lực vô hình, nên phải dùng bùa để thế vào chỗ ghi nhớ và thấy trước mắt. Người khuất mặt thấy được sức mạnh của chữ bùa.


Muốn cho lá bùa có hiệu nghiệm thì khi viết (vẽ) phải tập trung tinh thần vào đó và phải định trí tưởng tượng cho thấy rõ ràng chữ bùa trong trí mình. Thường thường, nhiều ông thầy bùa, thầy pháp, lúc vẽ bùa thì nín thở. Họ nói theo phép thì phải làm vậy mới linh nghiệm, chớ họ không biết sự thật là khi ta định trí, chăm chỉ tưởng sự chi thì lúc đó hơi thở của ta nhẹ nhàng, dường như ngưng thở vậy. Khi ta tưởng chữ bùa, thì chữ đó hiện hình rõ-ràng ở cõi Trung-giới, nên bọn ma quỉ ở gần đó sẽ nhìn thấy chữ bùa. Đối với con ma thì nó không thấy lá bùa cháy ra tro hay thổi bùa, nhưng khi tư tưởng ta ngưng thì sức mạnh chữ bùa liền nổ tung ra như ta đốt pháo vậy. Bọn ma quỉ nào ở gần đó sẽ bị sức rung động dữ dội đánh trúng đau đớn lắm.


Dầu đốt bùa, thổi bùa hay đánh bùa, mà ta biết định trí, làm đúng cách thì bọn ma quỉ phải sợ và tránh xa, vì sức mạnh chữ bùa nổ ra; tất cả thần lực của ta nhốt trong đó đều túa ra, đụng ai chạm nấy, làm đau nhức ghê gớm; nhưng người sống nhờ có Xác thịt che đỡ nên không thấy cảm giác gì.


Các nhà võ-thuật, khi luyện kiếm thuật, kiếm khí, cũng lý luận rằng: Theo âm-dương khí hóa học, lúc con người ở tư thế tĩnh hay động, lục phủ ngũ tạng và 72 kinh lạc trong cơ thể con người vẫn phải phối hợp chuyển hóa với nhau, như Trời, Đất vận hành vậy.


Trời đất càng chuyển động mạnh thì mưa, gió, phong, hàn, nhiệt, thấp, cũng chuyển động rất nhanh. Muốn giữ cho tâm trạng mình ở vào thế quân bình thì phải biết điều hợp những động tác nhịp thở theo dòng nhân điện châu lưu trong cơ thể.


Vì vậy, mọi điệu bộ như đầu ngã nghiêng, ngón tay co duỗi, đều ăn nhập với phủ tạng làm cho nó xúc động đến cực độ, và phát ra điện lực, mạnh phi thường.


Bắt ấn quyết mà không đúng qui tắc tất nhiên dòng điện bị ngưng đứt, tâm thần tránh sao khỏi bấn loạn. Đánh không tới, đâm không trúng, đỡ bị trệch là vì leẽ đó.

KẾT LUẬN

Con người có đủ các chất khí tạo ra Vũ-trụ nên được gọi là TIỂU THIÊN ĐỊA (bầu Trời Đất nhỏ).


Con người vốn là Chơn Thần nên có đủ quyền năng, nhưng chưa phát triển. Nếu biết điều khiển Xác, Vía, Trí, thi hành hạp Thiên Cơ, điều hòa theo Luật Vũ-trụ thì sẽ mau tiến hóa và sớm đắc thành chánh quả.
Share:

Lưu trữ Blog

Translate