TRƯỜNG CHƠN LÝ
Hiền Tài ĐOÀN KIM SƠN
Hiền Tài ĐOÀN KIM SƠN
LỜI NÓI ĐẦU
Trường Chơn Lý có thể hiểu là công năng Pháp, Quyền, Lý, Giáo, tuỳ trình độ sanh chúng mà các bậc Thiên Sứ đến lập ra để nâng đỡ tiến hoá. Lại có thể hiểu đó là những trường phái của con người lập ra để nghiên cứu, truy tầm cái lý thật tận chung của Thiên Địa Nhân.
Theo nghĩa thứ nhất, đó là Đạo tràng của các giáo chủ tôn giáo và các bậc giác ngộ. Theo nghĩa thứ hai, đó là tên gọi có thể dùng chung cho các môn Khoa Học và Triết Học.
Nhiều hệ thống Pháp-Quyền khác nhau đã được xây dựng tuỳ theo các Lý Giáo khác nhau. Gần đây, nhiều nổ lực đã được bỏ ra để tìm hiểu, so sánh hơn thiệt, đúng sai của từng Lý Pháp khác nhau ấy. Chúng có chỗ giống hay khác nhau hoặc ít hoặc nhiều. Trong loạt bài viết này, người viết không theo khảo hướng phân tích riêng từng Lý, Pháp để so sánh, cũng không chú trọng nhiều đến lịch sữ của từng hệ thống Pháp-Quyền-Lý-Giáo trên thế giới mà chủ yếu là quan tâm đến sự chuyển biến của hệ thống éelý pháp theo từng trình độ tiến hoá. Nói khác, những trọng điểm sẽ lần hồi được làm cho rõ dần là:
o Mục tiêu của Pháp-Quyền-Lý-Giáo,
o Tương liên Quyền Pháp,
o Tương liên giữa Lý Giáo và trình độ tiến hoá của tập thể.
Tác giả hi vọng sách này có thể góp được phần nào trong nỗ lực giúp hiểu thêm các mối tương quan này, mọi người sẽ bớt nghi ngờ về sự chánh tà, đúng sai của nhau nữa và những vấn nạn như
o Thượng Đế, cõi vô hình, sự điều hành vũ trụ thế nào?
o Con người là gì? Là ai?
o Do đâu mà sinh tử? Sinh tử là gì?
o Thế nào là tiến hóa? Làm sao để tiến hóa?
o Đúng sai, thật giả… do đâu mà biết?
sẽ có thể được tùy từng mức độ tâm thức mà được duyên khải để có thể tự lãnh hội. Từ đó, nền tảng của sự cộng hoà, tương hiệp có thể được cùng nhau xây dựng trong sự hiểu biết rõ hơn về các tầm mức và cơ hội tiến hoá của cá nhân và của tập thể về cả hai phần tinh thần và vật chất.
Trân trọng,
ĐOÀN KIM SƠN
Ngôn ngữ thông thường của Đông Phương gọi các bậc giác ngộ Thế Đạo là Thánh Nhân, bậc thoát tục (bước vào Thiên Đạo) là Tiên Gia, bậc toàn giác (rõ cả thể pháp và bí pháp Thế Đạo lẫn Thiên Đạo) là Phật. Tây Phương gọi bậc hi sinh cho đời là Thánh và bậc giác ngộ hơn người là hiền triết hay triết gia.
1.1. NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO
Thật ra, dù là Đông hay Tây, các hệ thống pháp quyền lý giáo đã tùy từng mức tiến hoá khác nhau được lập ra để hướng dẫn sự tiến hóa. Trong một xã hội thuần nhất, có thể chỉ có một kiểu đạo tràng nhưng trong các xã hội đã tiến hóa, vì có nhiều trình độ chúng sanh khác nhau nên cũng có nhiều trường tư tưởng đồng hiện diện.
Qua thời gian, số lượng các trường tư tưởng hay tín ngưỡng hiện nay là rất lớn nhưng nói chung, trừ mối Thiên Đạo mà Thượng Đế đã đến lập ra cho nhơn loại kỳ này, có tất cả năm trình độ đạo tràng từ Nhơn Đạo đến Phật Đạo (Ngũ Chi Đại Đạo) như sau:
o Nhơn Đạo dạy sự tùng khổ,
o Thần Đạo dạy sự thắng khổ (vị công yểm tư, dưỡng lành diệt dữ),
o Thánh Đạo dạy sự thọ khổ (để giáo hoá người, cải dữ ra lành),
o Tiên Đạo dạy sự thoát khổ,
o Phật Đạo dạy sự giải khổ (cho người).
Các lý giáo ở bậc cao hơn tất nhiên có bao gồm các bậc thấp. Tuy ngôn từ giảng dạy có khác nhau nhưng trình tự tiến hoá đại thể vẫn phải là khai phóng tâm thức để ngày càng rộng mở hơn nữa. Có khả năng qua được trường lớp tiến hoá dưới thấp mới có thể lĩnh hội các lý giáo và thực hành các pháp quyền của lớp tiến hoá cao hơn.
Thoạt đầu con người phải tùng theo NHƠN ĐẠO mà khai tâm. Nhơn Đạo là nói chung về các phong tục, bổn phận và trách nhiệm con người với chính mình, với các định chế gia đình và xã hội, và có khi còn kể cả với tiền nhân và hậu thế nữa. Các định chế này thường được duy trì nhân danh lợi ích chung của một tầm mức tiến hoá nào đó nên lắm khi cá nhân tiến hoá không đồng với đa số phải chịu hi sinh. Phải sống trong sự ràng buộc tất nhiên phải thọ khổ.
Những mối khổ ấy là tác nhân giúp con người khai tâm. Do khai tâm muốn thắng khổ mà có sự khai khiếu để thấu đạt các thể pháp Thế Đạo nhằm vận dụng sự đồng tâm tạo tác cơ nghiệp vì quyền lợi chung, đó là đã bước qua THẦN ĐẠO. Có một chút thần lực hơn người mới có huy động được các công trình tập thể và các công cuộc phấn đấu và tranh đấu để thắng khổ cho đến thành công và kẻ huy động được vậy thì tương ưng với Thần vị. Tượng đài, dấu tích là những hiện tướng kích động giác quan, làm sống dậy các công nghiệp lưu dấu của các bậc Thần đó vậy.
Bậc Thần điều quân thắng một trận chiến nhưng cũng cần bậc Thánh giữ vững tinh thần quần chúng, dù phải chịu ngàn năm nô lệ vẫn không chịu để cho bị ràng buộc trong vòng hệ luỵ vật chất mà mất đi giá trị con người. Thánh Nhân là bậc có thể khai trí mở tâm cho chúng sanh bằng con đường văn hoá xây dựng nhơn phẩm. Do nắm vững bí pháp Thế Đạo mà các Thánh Nhân xây dựng tinh thần, lập danh thể lưu truyền hậu thế khiến cho ai nấy đồng ý ưng tùng các chuẩn mực chung của phải quấy, đẹp xấu (THIỆN và MỸ) làm khuôn cho các giá trị xã hội. Các chuẩn mực tinh thần này nằm ở tầng tri thức cao hơn các giác quan nên không dựa vào hình tượng nữa. Cho nên sự chối bỏ lối tôn thờ hình tượng và đề cao tinh thần là một dấu hiệu của THÁNH ĐẠO.
Cao hơn các sự phải quấy ước định ấy là sự hiển CHƠN của các bậc đồng tâm thức hiệp ưng với Đạo Pháp bao la trong các cõi không gian. Đó là do TIÊN ĐẠO khai đường Thánh Đức dò lối trường sanh mà thể pháp của Thiên Đạo hiển thành.
Đạo Trời (Tiên Đạo, Phật Đạo) coi Đức là biểu lộ bên ngoài của cái Đạo tàng ẩn bên trong. Đạo là sự thật tự có có mãi sâu bên trong, là tâm thức và khả năng thống hợp các phân biệt nhị nguyên. Đức là tính cách ứng duyên biểu lộ ra bên ngoài để kiến tạo sự hài hòa thống nhất. Đạo và Đức ấy vẫn là một và là hai mặt không thấy được và thấy được của một cá thể, chúng chẳng phải là hai thứ tư cách, hai bộ mặt một giả một thật.
Tu Đức ắt minh Đạo: khi cố gắng cải thiện tư cách, bỗng nhiên có tương thông với nguồn Thánh Đức bàng bạc trong không gian bao la. Đó là do nhìn sự phản chiếu của bản thân từ ánh mắt của Thượng Đế trong mọi nơi mọi người mọi lúc và trong các Đấng thiêng liêng mà qui phục Đấng Đại La Thiên Đế, tự chơn hơn nữa hơn nữa. Đạo từ ngoài thành vào là như vậy.
Minh Đạo nên Đức hiển: Bên trong nhất quán khiến có sự Hiệp Thiên, theo sự trực truyền từ cái nhìn của Đấng Thái Cực Thánh Hoàng[1] nên vạn sự Minh Thương hiển lộ ra bên ngoài đều phù hợp. Tự thắp đuốc mà đi, Đạo từ trong hiển lộ ra bên ngoài thành sự minh thương là như vậy.
Đạo Người (Thần Đạo, Thánh Đạo) vì chưa đủ thâm sâu nên chỉ coi đức như một thứ tính tốt của nhơn sanh hướng đến chỗ cao trọng hơn, như đức hi sinh, đức nhẫn nại, đức khiêm cung hoà ái…
Lý, Giáo về Đức ở Thần Đạo và Thánh Đạo có tính cách khuôn thước chuẩn mực rõ ràng nhằm un đức sự tận thiện tận mỹ. Trong khi đó khuôn thước của Tiên Đạo và Phật Đạo lại là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự và đức ấy đã thành ra Huyền Đức nhằm un đúc sự tận chơn. Tận chơn hay thuần chơn là thuận theo Thiên ý. Dù có kết quả ra sao đi nữa cũng là hiệp Thiên ý: Chơn, rồi chơn nữa, chơn thêm hay chơn nữa, chánh nữa, chơn nữa chánh nữa. Tự chơn là thiền, là an, là định, là tự chủ tiến hoá.
Hành giã có tâm vào với thể pháp Thiên Đạo tất thấy mình có quyền linh hoạt ứng xử, tuỳ lúc tuỳ chỗ mà im lặng hay nói năng chứ không cần phải cố định theo khuôn mẫu nào thấy biết được bằng giác quan hay trí thức phải quấy thông thường.
Ở mức Tiên Đạo, sự chối bỏ các thước đo của danh nghĩa thế tình là điều không chi khó hiểu. Vì nhận thức rõ mỗi khi có xướng xuất một chánh danh chánh nghĩa thì nhân thế bắt chước theo mà lập nên vô vàn những nguỵ danh nguỵ nghĩa vốn ngăn cản sức sống linh hoạt và sự trong sáng thiên nhiên; rốt cuộc lại Thần Đạo vận dụng cảm xúc qua các phương pháp tuyên truyền, Thánh Đạo vận dụng các thứ văn hoá, danh nghĩa ràng buộc trí não đều là những lợi khí dễ bị lợi dụng khiến người hiền lành chơn chất bị gạt.
Cho nên Tiên Đạo dạy cho người hoặc trong sáng ngây thơ hoặc đủ trí lự tự giải phóng khỏi tâm thức suy tư theo danh nghĩa phải quấy vốn có tính nhị nguyên ấy để hoà mình vào với thánh đức chơn thật tự bên trong. Đó cũng là sự hoàn nhiên mà hòa đồng.
Nhìn từ góc độ con người trong cảnh đời vị ngã thì gọi là sự đại bi đại ái từ bên trên nhưng nhìn từ cái chơn thật nhất nguyên thì đó là một thái độ hiển nhiên như vậy và chẳng có chi để bàn. Có được vậy là do có tâm thức được khai phóng khỏi các tín điều huyền hoặc và mê muội, huyền hợp được các thứ ý nghĩ về có không, phải quấy. Có được vậy nên có thể liên thông với các khối tinh thần cao trọng và với nguồn sống linh hoạt, tự do, bàng bạc trong không gian mà chứng được Tiên vị.
Đã giải phóng được mình khỏi tâm thức buộc ràng trong tín ngưỡng và tham vọng phi thực của thế tục, bậc chứng được Đạo Pháp liên không gian (Tiên vị) khi ra công tạo lập Đạo Pháp trường lưu liên thời gian (lập đời) để đào tạo, un đúc công năng Đại Bồ Tát, tạo cơ tiến hoá thực tiễn cao hơn về cả vật chất lẫn tinh thần cho chúng sanh, thì có thể nắm trọn được bí pháp Thiên Đạo độ chúng, đó là PHẬT ĐẠO.
Sự thể hiện Huyền Đức Hiệp Thiên bấy giờ không còn là một hành tàng bí mật và cách ly hẳn với thế sự mà là điều kẻ khai tâm đến mức độ lìa nhàm các tầng thức giác dưới thấp và muốn hoà nhập vào bí pháp Thiên Đạo thì có thể được khai khiếu để chứng ngộ và nhìn nhận những cái thật cụ thể khách quan ấy. Nếu còn mãi sử dụng các thức giác thấp kém để giải thích hầu chối phăng các điều cao hơn thói quen của chính mình thì không hề cảm nhận đủ để chấp nhận được những điều đang diễn ra sờ sờ trước mắt mình.
Nói một cách vắn tắt,
Thể pháp Nhơn Đạo: Thần vị,
o Hiệp lực tập thể, duy vật,
o Bài bác sự bất động,
o Tạo tượng đài, dấu tích kích động cảm quan,
o Giành sống.
Bí pháp Nhơn Đạo: Thánh vị,
o Hiệp trí, xây dựng tinh thần hướng thượng, duy tâm,
o Bài bác các cảm xúc hữu hạn[2],
o Lập văn hoá trong vòng thời gian (danh nghĩa phê phán đời trước lưu truyền cho đời sau),
o Đề cao các chuẩn mực của Thiện, Mỹ,
o Chia sống.
Thể Pháp Thiên Đạo: Tiên vị,
o Hiệp thông với các cõi không gian tinh thần và nguồn sống vô biên,
o Nghịch chuyển từ không gian cõi trí thế tập đến cõi Linh hằng hữu,
o Bài bác các ý tưởng hữu hạn trong vòng nhân quả nhị nguyên,
o Từ chối nhơn tâm hay nghiêng đổ, cũng từ chối đạo tâm quá nhặt nhiệm tế vi, mà chú trọng sự dụng khí để gìn giữ cái thật của sự sống, ấy là tinh và thần[3].
o Hiệp Chơn: hiệp được với cái sống, đạt được bí mật của sự Sống.
Bí Pháp Thiên Đạo – Phật vị,
o Hiệp chơn thánh đức siêu nhiên với mọi cõi không gian không phân biệt cao thấp,
o Theo khối đại hoà điệu vũ trụ, lấy Linh làm căn bản,
o Pháp Vô Pháp, tuỳ nhơn độ chúng, nhưng nói chung là hiệp cùng trời đất mà hoá dục quần sanh,
o Trực trực truyền thừa,
o Bất nhiễm với mọi dấu tích thời gian (đoạn lìa tâm thức phàm phu),
o Thoát ly hẳn mọi thứ sở định về mình về kẻ khác, về người tu hay không tu, về sự vô hạn hay hữu hạn,
o Chứng Chơn: đạt được bí mật của sự Linh, có thể hiệp linh và chiết linh.
Đó là bốn mức độ hành chơn[4] để đạt phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Từ góc độ thế gian mà nói thì có sự phân biệt như vậy nhưng nói cho rốt ráo thì chỉ có phân biệt Chưa Trọn Lành vàTrọn Lành mà thôi. Có trọn lành mới có trọn khả năng biến cái sống của vật chất thân thể thành cái linh của tinh thần và dùng tinh thần để điều ngự thế giới vật chất.
Dù là hiền triết Đông Phương hay Tây Phương cũng không dạy ngoài các thể pháp và bí pháp của Nhơn Đạo và Thiên Đạo đại để như vậy. Chúng liên quan đến các chủ điểm công, đức, huệ, tình trong việc xiển dương sức sống của vật chất thân thể và tâm lý tinh thần cho đến mức diệu ứng được với thiên nhiên tức là có thể hiệp nhất được với Thiên tâm mà vạn sự ứng xử toàn chu.
Vậy chủ yếu của Tam Giáo (Đạo Thánh, Đạo Tiên, Đạo Phật) hay Ngũ Chi (Tam Giáo + Nhơn Đạo và Thần Đạo) là chiếc thang năm nấc cho nhơn loại khai mở khả năng vô tận của mình. Nếu thiếu tâm vô tư tầm chơn hoặc chỉ xem đó là những trường tư tưởng dạy các lối sống theo các quan điểm của các con người có ý tưởng khác nhau, không từng thực hành các mật pháp thực tế của từng mức lý giáo ấy, chỉ dùng trí não mà cân phân suy xét thì khó chứng được hết các diệu dụng của chúng.
Các cuộc hô hào dụng công tập thể chỉ ở tầm vóc Thần Đạo, các nghi lễ phong tục trong các nền văn hoá thuộc về các bậc Thiên Thánh, Nhơn Thánh hay Địa Thánh, các sự khai mở khả năng trí thức tinh thần thuộc vào các bậc Địa Tiên hay Nhơn Tiên còn đến bực Thiên Tiên mới là tương ưng với Phật vị.
Đến một tầm mức nào đó, công đức huệ tình vừa nói trên phải đạt được tính cách vô tướng pháp thì mới đủ sức thoát ly các thúc phược thế tục. Vô tướng pháp là sao? Là pháp mà không thấy biết có pháp. Đó là không làm mà thực ra có làm mọi thứ (vô vi nhi vô bất vi), đó là con đường tam lập vô vi (lập công lập đức lập ngôn trong cõi tâm linh, không hiện tướng ra bên ngoài).
Công quả vô vi không có nghĩa là công quả chẳng cần ghi sổ sách ban thưởng tại thế mà đó là sự hành công không thấy có tướng trạng chi nhưng lại có kết quả cụ thể. Đức vô đức (huyền đức) hay ngôn vô ngôn cũng vậy. Đó không phải là những công thức hay thước đo hữu tướng hoặc sự sử dụng bùa phép hay máy móc bí mật mà là công năng thực sự của khối tinh thần ngưng đọng được trong bản thân. Sức mạnh ấy có thể chuyển đổi tâm lý, trí thức và can thiệp vào mọi mặt của sự sống nếu theo đúng lối. Đó là công phu hoá chuyển vô tướng của bậc Ma Ha Tát. Phải qua các giai đoạn Cao Đài, Tiên Ông, Đại Bồ Tát rồi mới đến giai đoạn ấy.
Ngày nay mỗi lần tiến hóa thân tâm như nói trên đều do có theo Đạo Hư Vô. Tất cả các Đạo hữu hình đều có sự ngăn trở và bị làm lệch hướng. Chỉ theo Đạo Hư Vô với Sư Hư Vô mới ổn mà thôi.
Kẻ giỏi học theo các bậc giác ngộ ẩn nơi vô hình như vậy được gọi Hiền Đồ, kẻ có thể cùng các bậc ấy luận bàn được gọi là Hiền Hữu, còn Hiền Nhơn là kẻ có thể ra mặt sống với đời, Hiền Triết là kẻ có thể dạy đời. Cao hơn nữa là Triết Hiền, bậc có thể dạy dỗ Phật Tiên.
1.2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐẠO PHÁP
Do càng ngày càng có thêm những thông tin mới mà ước tính của khoa học về nguồn gốc loài người càng phải đổi thay. Những hóa thạch mới tìm thấy gần đây cho thấy có dấu hiệu loài người xuất hiện trên mặt đất cách đây rất lâu hơn người ta từng nghĩ[5].
Ngoài ra, người ta có thấy có dấu vết con người khổng lồ bên cạnh dấu vết của khủng long và cũng từng thấy có các vật dụng và các bộ xương của loài người có kích thước cao lớn khác thường.
Anaxagoras từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã có nói đến việc sự sống trên trái đất là từ một nơi khác mang đến. Vấn đề này đã không được nhắc đến mãi cho đến khi xuất hiện quyển sáchTelliamed được in năm 1748 sau khi tác giả Benoît de Maillet (1656-1738) chết. Từ đó, nhiều khoa học gia đã nói đến sự sống có thể truyền giữa các hành tinh trong thái dương hệ hay giữa các ngân hà nữa. Mới đây, một mẫu vẫn thạch từ Hỏa Tinh (ALH84001) đã cho thấy có nhiều mầm sống khiến cho tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton phải có buổi công bố chính thức trên truyền hình ngày 7-8-1996 (http://www2.jpl.nasa.gov/snc/ clinton.html).
Đạo Cao Đài nói rõ là có ba thời kỳ bày Đạo ra để độ người, gọi là Nhất, Nhị và Tam Kỳ Phổ Độ:
* Thời kỳ Thánh đức:
Sơ khai Long Hoa Đại Hội, Đức Di Lạc, kiếp Tiên vị mệnh danh là Hoàng Cực Chủ Nhân, lãnh lịnh Lão Mẫu tức là Diêu Trì Kim Mẫu hay là Thiên Hậu buổi nọ, Ngài làm chủ Thuyền Bát Nhã chở các nguyên nhân xuống thế, lần đầu 24 chuyến thuyền, hai lần sau mỗi lần 6 chuyến, đúng như quyển kinh thứ nhứt và thứ nhì Ngọc Lộ Kim Bàn.
Nguơn Thánh đức gọi là: Nhứt Kỳ Phổ Độ:
Giáo chủ đạo Phật: Nhiên Đăng Cổ Phật.
Giáo chủ đạo Tiên: Thái Thượng Đạo Quân.
Giáo chủ Đạo Thánh: Văn Tuyên Đế Quân.
Các vị Giáo chủ đã sáng khai nền đạo, lập thành qui điều, luật pháp, an ninh trật tự cho nhơn loại tiến bước trên đường tu tỉnh. Đức Chí Tôn Ngài mới dạy: Khai Long Hoa Đại Hội Nhứt Kỳ nên có câu: Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội Nhiên Đăng Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn. Đức Nhiên Đăng làm chủ hội, điểm đạo chỉ có 6 ức nguyên nhân đắc đạo.
* Nhị Kỳ Phổ Độ:
Thời kỳ văn minh tiến hóa từ ấy mới nổi danh trong Tam giáo:
Phật thì có Đức Thích Ca làm Giáo chủ.
Tiên thì có Đức Lão Tử làm Giáo chủ.
Thánh thì có Đức Khổng Tử làm Giáo chủ.
Sau 551 năm, Ngài cho Đức Chúa Jésus Christ giáng sanh, cũng thời Nhị Kỳ.
Sau khi thành lập luật pháp qui điều, Ngài mới khai Long Hoa Nhị Kỳ Phổ Độ, có câu: Nhị Hội Long Hoa Hồng Vương Đại Hội Di-Đà Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn.
Đức Di-Đà làm chủ hội, điểm đạo được 2 ức nguyên nhân đoạt pháp, phần nhiều là môn đồ của Lão Tử đắc đạo, còn 92 ức nguyên nhân luống chịu đọa trần.
* Tam Kỳ Phổ Độ:
Đến thời kỳ Hạ nguơn mạt kiếp, tức là thời kỳ qui cổ, chính mình Đức Chí Tôn giáng trần, dùng huyền diệu cơ bút, để Tam Trấn Oai Nghiêm thay cho Tam giáo lập Đạo vô vi, không hình thể như trước, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ[6].
Khai Pháp Trần Duy Nghĩa 8-11-35
Qui cổ là sao? Theo nghĩa đen, đó là trở lại với cung cách xa xưa. Khi quả địa cầu này đã biến chuyển đến lần thứ bảy thì nó sẽ chuyển lại đến trạng thái ban sơ để khởi đầu cho cuộc tiến hóa bảy chuyển của một lớp chúng sanh mới. Còn như hiện nay nó đang ở bước ngoặc giữa hạ ngươn tam chuyển và thượng ngươn tứ chuyển nên qui cổ là trở lại trạng thái ngây thơ của tuổi trẻ con nhưng thuộc một tầm vóc tiến hóa cao hơn.
Tam Trấn Oai Nghiêm là sao? Là Đệ Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Thánh Đế Quân, chơn linh của lửa sống bừng lên, Đệ Nhị Trấn Oai Nghiêm Quan Thế Âm Bồ Tát, chơn linh của nước sống nhuận xuống, là thời gian vô cùng và Đệ Nhứt Trấn Oai Nghiêm Thái Bạch Kim Tinh chơn linh của ánh sáng Thái Cực, là nước lửa hiệp một, là ngọn lửa lạnh. Lửa, nước, ánh sáng là ba trạng thái của sự sống nơi vạn vật, chí linh và vạn linh.
Đạo vô vi là sao? Đó là con đường tương thông tương cảm tương truyền năng lực giữa vạn linh với nhau và với Đấng Chí Linh mà không buộc phải qua một thủ tục hay hành tàng nào mà người ngoài có thể thấy được nhưng lại có kết quả thực tế. Có là vô vi như vậy mới tránh khỏi những ngụy danh ngụy nghĩa do vô minh mà ràng buộc lẫn nhau.
Các thuyền Bát Nhã nói trên chỉ đề cập đến các nguyên nhơn giáng trần nhưng Phật Mẫu Chơn Kinh còn nói rõ rằng Tam Kỳ Phổ Độ này là một cơ duyên để tất cả các nguyên nhơn, hóa nhơn và quỉ nhơn đồng được hộ giúp để tiến hóa:
…Hội Nguơn Hữu Chí Linh huấn chúng,
Ðại Long Hoa nhơn chủng hòa ki (cơ).
Tam kỳ khai hiệp Thiên thi,
Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên.
Trung khổ hải độ thuyền Bát Nhã,
Phước từ bi giải quả trừ căn.
Huờn hồn chuyển đọa vi thăng,
Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn chưởng Âm.
Thập Thiên can bao hàm vạn tượng,
Tùng Ðịa chi hóa trưởng Càn Khôn.
Trùng huờn phục vị Thiên môn,
Nguơn linh hóa chủng quỉ hồn nhứt thăng.
Vậy nguyên nhơn, hóa nhơn và quỉ nhơn là những ai?
1.2.1. NGUYÊN NHƠN
Nguyên nhơn là những nguyên linh mà Đức Chí Tôn cho xuống trần để học hỏi về cơ tấn hóa[7]. Vì đã có ngôi vị rồi nên nguyên nhơn luôn có Chơn Linh theo hướng dẫn các hành tàng.
Chơn-Linh[8] điều khiển xác thân qua Chơn-Thần[9] của nguyên nhơn. Nếu họ phạm tội thì Chơn Linh ấy trở về, và Chơn Thần phải tái kiếp đặng đền bù tội lỗi. Chừng tội lỗi đền xong, thì Chơn- Linh sẽ trở lại, mà dìu-dẫn Chơn-Thần thêm nữa, trên đường tấn-hoá của họ.
Nếu nguyên nhơn tăng tiến được trên trường tấn hóa thì phẩm vị ấy sẽ được cao thăng. Còn nếu như Chơn Thần quá ư mê muội thì cựu vị phải để trống.
1.2.2. HÓA NHƠN
Hóa nhơn là cầm thú tiến hóa lên loài người. Họ đi từ vật-chất lần đến loài người, và đoạt được phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật do nơi công-quả tạo nên.
Hoá-nhân là khi phân Lưỡng- Nghi biến thành Bát-Quái mà tạo ra vật-chất , thì họ chỉ là vật-chất biến thể, lần đến loài người, nên Chơn-Thần của họ vẫn còn là thể-chất; khi họ chưa tạo được vị, họ chỉ có giác hồn chế ngự họ mà thôi. Họ có lương tri nhưng chưa có lương năng. Do Tạo Hóa công pháp mà Chơn Thần của họ lần lần được trong sáng. Ánh sáng ấy của Chơn Thần được gọi là Âm Quang.
Khi tạo được phẩm-vị rồi họ mới được hưởng hồng ân của Chí-Tôn ban cho điểm linh-quang[10] và từ đó mới có lương năng, tức là có khả năng thực hành được những gì mà lương tri khiến họ biết. Nếu lập được vị rồi lại còn muốn lập vị thêm nữa, thì lúc xuống thế đặng lập công thêm nữa, cũng được gọi là nguyên-nhơn.
1.2.3. QUỈ NHƠN
Quỉ Nhơn là thuộc hàng hóa nhơn phạm lỗi. Do Chơn Thần (phần hồn) của họ vẫn là thể chất nên không chế ngự được các hành vi của thể chất và bị quyến rũ rơi vào hệ cấp của Quỉ Vương.
… Quỉ Vương là tay diệt hóa. Cũng như có sống của Thầy, ắt có chết của Quỉ vương vậy.
Thầy, 11-11-1930 ( 12-12- Kỷ Tỵ)
Có và không cùng nhau sinh ra. Biết là có tức so sánh nó với không. Có cái sống tức có cái không sống. Quỉ Vương có thể tạo ra cái chết nhưng không tạo ra được cái sống. Cái chi nghịch lại sự sống tức là nghịch lại với Thượng Đế. Tam Thập Lục Động là giả cảnh của Quỉ vương bắt chước theo Tam Thập Lục Thiên (ba mươi sáu từng trời) mà bày ra mỗi nơi một giả cuộc.
1.2.4. CƠ CHUYỂN BIẾN TUẦN HƯỜN CỦA VẠN VẬT
Cao Thượng Phẩm
Bần-Đạo chào mấy em.
Hôm nay Bần Đạo dạy cho mấy em hiểu rõ nguyên căn biến chuyển tuần huờn của vạn vật.
Vạn vật trong vũ trụ không vật nào hơn hay kém. Trước sau đều đồng một thể là Chơn Linh lập đời, định thể đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi, và thi dụng tài năng hầu tô điểm thêm phẩm giá Thiêng Liêng vị. Do lẽ đó, các phẩm chưa đủ sức lo tròn địa-vị phải luân-hồi chuyển kiếp mà bồi bổ thêm. Lúc khai Thiên lập Địa thì các đẳng Chơn Hồn ấy phải đi từ vật chất lên thảo-mộc, thú cầm, rồi mới chuyển kiếp làm người được. Tính ra, mỗi phẩm đi từ đầu chí cuối mà không bị lầm lạc, thì phải đủ chín chục ngàn kiếp (90.000) mới trở về Thiêng Liêng vị được. Vì cớ mà các đẳng Chơn-hồn lúc bị lầm lạc, sa đọa, phải luân hồi chuyển kiếp mãi mãi, chưa về đặng nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Các Chơn-hồn ấy, lúc mới là hóa-nhân, thì còn bản chất thật thà, vì chưa bị sự cám dỗ của vật chất cho mấy. Sự cám dỗ ấy lại cũng do các Chơn hồn còn nhỏ phẩm kiếp, muốn cho các Đấng trên mình đồng về một lượt, mới bày cơ thử thách. Lần lần, các Chơn-hồn nhiểm vật-chất, rồi do vật chất ấy, mà tạo thành hình thể hữu vi đặng phô bày cho hết lẽ huyền vi ra thiệt tướng. Vì vậy, chúng ta thấy sự biến chuyển của Tạo Đoan càng ngày càng tăng tiến là lẽ đó.
Khi loài người đã lột hết lẽ huyền vi cho nhau đặng hiểu rồi thì cơ bí mật chẳng còn nữa. Do đó mà sự qui cổ phải trở lại đạng cho các nguyên nhân thấy rõ mọi đường học hỏi về sự biến chuyển là lẽ nào. Ngày nay các nguyên nhân xuống thế mà hiện còn ở tại thế , đã chuyển kiếp mấy lần chín chục ngàn kiếp rồi. Bởi thế mà Chí Tôn xây cơ chuyển thế cho các nguyên nhân thấy rõ sự huyền vi bất khả xâm phạm của Thiên Điều, là dầu cho tay phàm kiếm đặng sự bí mật của Tạo Hoá mà họ có thể kiếm đặng sự sanh của Đức Chí Tôn hằng để hay chăng?
Ngày nay các nguyên nhân đã thấy rõ sự tiến hóa của họ về vật chất là mầm tiêu diệt, nên tự họ phải nhường bước trước hình phạt Thiêng-Liêng. Họ đã hiểu đặng huyền-vi bí-mật của vũ-trụ mà họ không hiểu lẽ sanh tồn do đâu mà có. Vì vậy mà lần hồi, họ chỉ nhờ học hỏi nơi đạo-đức mới hiểu lẽ ấy do đâu. Lần nầy, vì các Chơn Linh xuống phàm quá lâu nên Đức Chí-Tôn muốn đem về hết một lượt, rồi cho trở xuống học lại lớp khác. Bởi cớ, Tam-Ngươn tận mãn, thì nhứt ngươn kế tiếp là vậy.
Còn quỷ-nhơn là những Chơn-hồn của Quỷ-Vương nơi Tam-Thập Lục-Động cho xuống đặng cho làm các bài vở cho các nguyên-nhân học hỏi. Vì cớ, cho nên các nguyên-nhân mà tội lỗi cũng phải đến cõi Phong-đô chịu sự giáo-hóa mà định trí, định thần, rồi chuyển kiếp nữa, chớ chẳng hề vì Quỷ-vương mà tiêu-diệt cho đặng.
Luật Tam Thể, đêm 16-9-Canh Dần
2. CÁC TRƯỜNG TRIẾT HỌC
|
|
2.1. ĐẠO HỌC VÀ TRIẾT HỌC
2.1.1. ĐẠO HỌC
Một tôn giáo hay một Đạo tràng thực sự bao giờ cũng phải có thể pháp và bí pháp của nó. Thể pháp là phần nghi lễ hay hành động có danh nghĩa có tướng trạng thấy được. Bí pháp khẩu truyền là pháp nói riêng cho người đủ điều kiện tín thọ phụng hành còn bí pháp tâm truyền là pháp linh hoạt tự cảm hiểu khi được gần gủi các bậc có chứng Đạo. Ngoài ra còn có thể nói Đạo là sự bí mậtnữa.
Trọn dụng linh quang của mình và có lời cầu nguyện chân thành thì mới có thể gặp được phần nào các bí mật ấy:
“Bởi cái chí hướng của loài người bị quyền năng của Nhứt điểm linh quang thôi thúc, nên trí não tinh thần cũng xu hướng theo sự bí mật ẩn vi của quyền năng Tạo đoan còn chất chứa.
Hễ có tìm thì có biết, hễ biết lại còn phải biết nữa, càng biết lại càng giấu, bởi sự hay biết của tánh đức loài người chưa hề thấu đáo đặng sự bí mật Tạo đoan cho cùng tận, tức gọi là “Tầm Đạo”. Hễ càng tìm càng dốt, hễ gọi biết lại là ngu, vì chưa có một mắt phàm nhơn nào tại thế nầy mà Đức Chí Tôn đã giao trọn huyền vi bí mật.”
Đức Hộ Pháp PHẠM CÔNG TẮC, 20-8-1937
Đức Chí Tôn dạy:
Thầy cho con hiểu rằng nếu không có ý muốn của Thầy, thì trên quả địa-cầu nầy chẳng có vật chi sanh tồn tất cả. Lại có lắm kẻ đáng thương hại lại tự-phụ rằng họ hiểu thấu cả lẽ mầu-nhiệm của Ðấng Tạo-Hóa. Nhưng Thầy không bao giờ cho một kẻ nào dưới cõi trần nầy tiết lậu Thiên-cơ cả. Muốn đến Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chơn-thành.
Vendredi 17 Décembre 1926 (13 tháng 11 năm Bính Dần)
Đẳng đẳng chư Thần Thánh Tiên Phật với quyền tuyệt đối muốn cứu độ chúng sanh cùng hiệp nhau hình thành nên Thiên Điều. Thiên Điều ấy rất nên nhặt nhiệm và vẫn chỉ một mục tiêu nâng đỡ và điều hòa cuộc tiến hóa.
Quyền của Thiên Đình và quyền của sanh chúng hiệp nhau thành Quyền Vạn Linh. Quyền Chí Linh của Thầy chỉ có Quyền Vạn Linh tương đối được mà thôi.
Hiệp thành quyền độ rỗi, duy có mực thước được quyền Chí Linh và Quyền Vạn Linh công nhận mới thành công. Cái chuẩn thằng mực thước đó là để lập vị cho những cá nhân tự nguyện tín thọ phụng hành trong nội môn của Tông Đường cứu khổ chúng sanh. Trong nội môn thì có sự hộ hiệp can thiệp còn chúng sanh chưa có tự nguyện như vậy thì chỉ do tương ưng tương hoà với nhau mà đi chứ không hề bị áp chế.
Thiên Điều (hiến pháp vũ trụ) nhặt nhiệm, người thành tâm cầu Đạo nên khéo suy xét, đừng ép buộc Đấng cao cả phải phơi bày trắng trợn mọi lẽ, cũng đừng vội bài bác các sự thật tuyệt đối mà mình chưa kịp hiểu. Nếu cái hiểu của mình, của sách vở mình biết hay của quần chúng là đủ để hướng dẫn mình, Thượng Đế và các Đấng cao siêu đâu cần phải đến lập Đạo. Sự thật, chơn tâm, chơn pháp…lắm lời nhiều ngõ cụt, cũng bởi qua sự hiểu của phàm tâm, không màn tới việc Thầy Trời dạy cái gì khác nữa.
Một khi đã trót dấn thân theo hướng đi của cái trí vong chơn thì chính cái quyền tự tâm làm cho mình mãi dấn thân vào lối né tránh hay đối nghịch lại sự thật vũ trụ, tức nhiên phải sa vào vạn thứ giả cuộc rối bời không lối thoát. Việc vô thường (hội đủ điều kiện mới có) thì nhiều vô số nhưng sự thật thường hằng không điều kiện (không do trí tạo ra) thì chỉ có một mà thôi.
2.1.2. TRIẾT HỌC
Không như một đạo tràng, một trường phái triết học không có bí pháp phát huy các khả năng nội tại của con người và chỉ có pháp dụng trí suy luận thôi. Lịch sữ triết học chứng tỏ rằng các tư tưởng xuất hiện về sau không phải lúc nào cũng cao trọng và đáng giá hơn các tư tưởng của tiền nhân.
2.2. TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG
2.2.1. SỰ TRUY TÌM KIẾN THỨC
Ở Tây Phương, tuy thỉnh thoảng vẫn có những Đạo gia như Pythagore (585-497tTL) hay Empedocles (Hi Lạp, 490-430tTL), người ta thường vẫn quen thuộc với ý niệm triết gia hơn. Triết học được coi như có nguồn cội là sự khao khát kiến thức và triết gia thường là các nhà trí thức nghiên cứu các vấn đề thiên nhiên và nhân văn không thuộc phạm vi đạo học bí truyền mà họ không được biết hay không thể nói.
Triết học là sự truy lùng cái uyên thâm, là sự theo đuổi kiến thức không mỏi mệt cho tới những nguồn gốc sâu xa nhất, vì rằng trí não con người lúc nào cũng tìm cách để biết, và để rành rẽ nắm lấy cái tại sao và cái như thế nào cho những gì nó biết. Loài người có sự khát khao hiểu biết không nguôi. Đây cũng không phải là ý muốn có chỉ các số liệu, hay các sự thật tế và sự cố đơn thuần mà là một ước mưốn có các số liệu kèm theo lời giải thích, sự biện minh, bằng chứng và minh chứng. Và nếu bằng chứng hay sự giải thích tự nó không hiển nhiên và không là điều thực tế chẳng tránh được, cái trí tìm chứng minh cho cái chứng minh ấy. Cho nên sự tìm kiếm kiến thức chắc chắn và đáng tin – nói một lời là sự thật, được theo đuổi, hay tự nhiên có khuynh hướng được theo đuổi, cho đến khi hoàn tất. Cái trí dùng sự thật chứng minh cho sự thật; nó giữ cho các sự thật liên hệ nhau và liên kết với nhau, nó đào sâu để thống nhất và làm rõ nét những tìm tòi của mình trong một sư hiểu biết tận chung..
radicalacademy.com/adiphiroots.htm
Nói chung, triết học Tây Phương nhằm truy tìm sự biết vì Tây Phương coi cái Trí là khả năng tối thượng của con người. Từ triết học của Hi Lạp có nghĩa là sự yêu thích cái uyên thâm sáng suốt còn Đông Phương xưa không có từ triết học. Đông Phương có từ chứng ngộ. Sự chứng ngộ hàm ngụ sự khai thị. Nó liên quan đến những khả năng khác của toàn bộ cơ thể kề cả các chức năng tương thông với nguồn cao hơn cái trí nữa.
Theo một cách phân loại cổ điển, Triết Học Tây Phương nghiên cứu về chơn lý tận chung của con người trong vũ trụ và kiến trúc tâm lý và trí thức con người trong cuộc sống. Trong ý nghĩa này, ngoài Khoa Học ra, còn có Thần Học, Siêu Hình Học, Nhận Thức Luận, Đạo Đức Học, Mỹ Học.
Theo tập quán Tây Phương coi triết học bao trùm mọi sinh hoạt của con người, cùng với đà tiến hóa của khoa học, người ta còn nghĩ đến các thứ triết học chuyên biệt như Triết Lý Ngôn Ngữ (Luận Lý Học), Triết Lý Giáo Dục, Triết Lý Lịch Sữ, Triết Lý về Cái Trí, Triết Lý của Khoa Học, Triết Lý của Chánh Trị và Luật Pháp. . .
Định nghĩa của từ “philosophy – triết học” trong tiếng Anh đã có nhiều thay đổi qua thời gian. Vào thời Trung Cổ, bất cứ sự nghiên cứu nào ngoài lĩnh vực Y Khoa và Thần Học đều được gọi là “triết học”. Cho nên “Kỷ Yếu Triết Học của Hội Hoàng Gia - Philosophical Transactions of the Royal Society”, là tên của một tạp chí khoa học từ 1665. Học vị Doctor of Philosophy (Ph.D.) không chỉ dùng riêng cho ngành Triết Học. Các bộ môn khác cũng dùng chữ viết tắt Ph.D. cho học vị Tiến Sĩ trong bộ môn của mình. Cambridge Philosophical Society (Hiệp Hội Triết Học Cambridge) thật sự liên hệ đến điều mà nay ta gọi là Khoa Học chứ không phải là triết học hiện đại.
2.2.2. CÁC MÔN TRIẾT HỌC CHÍNH YẾU HIỆN NAY
Hiện nay, năm ngành triết học cơ bản là:
Thần Học (Theology): Nghiên cứu đức tin, pháp tu tập và kinh nghiệm tôn giáo. Từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên, Plato gọi Thần Học là môn học về Thượng Đế, còn Aristotle thì phân chia triết học thuần lý thành Toán Học, Vật Lý Học và Siêu Hình Học (Metaphysics). Môn Siêu Hình Học này nghiên cứu
o Sự tồn tại củaThượng Đế và cõi Thần Tiên,
o Những tương quan của các Đấng ấy với thế giới,
o Bản chất tận chung của con người: phần hồn và phần xác thể.
Ngày nay môn Siêu Hình Học nghiên cứu các nguyên lý của thực tại vượt quá thực tại khoa học. Môn này gồm có
o Vũ Trụ Học nghiên cứu thế gian như một tổng thể các hiện tượng trong không gian và thời gian,
o Bản Thể Học xét
· các vấn đề liên quan đến các cá thể tồn tại hay có thể bảo là tồn tại,
· các cá thể này có thể phân nhóm ra sao, liên hệ nhau theo hệ thống tôn ti thế nào, và phân thành các nhóm nhỏ tuỳ theo sự giống nhau hay khác nhau thế nào.
Nhận Thức Luận:
o Thế nào là biết?
o Làm sao biết?
o Người ta biết cái gì?
o Làm sao ta biết ta biết?
o Tại sao ta biết ta biết?
Đạo Đức Học:
o Siêu Đạo Đức Học: tìm hiểu bản chất của các thuộc tính đạo đức, và của các phát biểu, thái độ và phê phán đạo đức;
o Đạo Đức Học Qui Phạm: các giá trị đạo đức nên được xác định thế nào,
o Đạo Đức Học Ứng Dụng: hành vi đạo đức có thể được thực hiện trong hoàn cảnh chuyên biệt như thế nào,
o Tâm Lý Đạo Đức Học: khả năng đạo đức hay tác nhân đạo đức phát triển thế nào, bản chất nó ra sao,
o Đạo Đức Học Mô Tả: giá trị đạo đức nào con người thực sự ưng tùng.
Mỹ Học:
o Những suy tư bình phẩm về nghệ thuật, văn hoá và thiên nhiên,
o Những phương pháp mới mẻ trong cách nhìn và cách cảm nhận thế giới.
Xét theo sự phân giải về Ngũ Chi Đại Đạo ở phần trên, Triết Học Tây Phương nói chung là sự trăn trở giữa Thánh Đạo và Tiên Đạo: giữa các quan điểm về cuộc sống tốt hơn và các kiến thức mỗi lúc được khai mở thêm về cái sống.
Triết Học Tây Phương vẫn có các chuẩn mực về đạo đức nhưng điểm khác biệt là các chuẩn mực của Tây Phương là thuộc về tinh thần (hi sinh, khắc kỷ, vượt thắng…) còn của Đông Phương là thuộc về Thánh Đức. Thánh Đức của Đông Phương liên quan đến sự thông cảm, chia sẻ và hòa đồng trong tâm thức rằng mọi người đều cùng một nguồn sống còn chữ đức của Tây Phương được hiểu là arete, có ý nghĩa là sự kiên cường hay năng lực, hay cả đến sức lực nữa.
Đối với Tây Phương, mục tiêu của một cuộc sống thành công là danh dự (doxa). Ngoài ra, trong văn hóa Hi Lạp còn có một quan điểm về hybris, nghĩa là nỗ lực vượt qua khả năng của chính mình (xem Oedipus Rex). Sử thi của Homer hoặc các chuyện ngụ ngôn của Aesop chứa nhiều hình ảnh về cái đức theo lối ấy.
2.2.3. NHỮNG NÉT CHÁNH CỦA DIỄN TRÌNH TRUY TÌM KIẾN THỨC
Triết học truy tìm kiến thức ấy đã trải qua nhiều biến chuyển. Một số chủ trương chỉ có được tính thời thượng trong một thời gian ngắn (như phong trào Sophists ở thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch chủ trương dùng sự khéo léo lý luận để thắng thế trong cuộc tranh cải hay nhóm triết gia Vienna giữa hai cuộc thế chiến ở thế kỷ 20 chủ trương từ chối các vấn đề tâm linh), nhưng một số khởi xướng khác lại có tính vang dội, khơi dậy một số các vấn đề được kiên trì theo đuổi qua nhiều thế kỷ.
Thoạt đầu, triết học khởi từ sự nghiên cứu về con người và sự sống liên quan đến các vận hành trong trời đất. Rồi người ta lại nghiên cứu các phương pháp lý luận để tới được các kết quả được cho là thật. Socrates (469-399tTL), thầy của Plato, dạy sự khéo dùng phương pháp diễn dịch để đánh đổ các quan điểm sai lầm và khơi dậy cái thật biết tiềm tàng trong bản thân để có thể sống cuộc sống đạo đức. Plato (427-347tTL), thầy của Aristotle, nói đến sự tồn tại nhị nguyên nhưng quan tâm vào phần thật tính vĩnh cữu nhiều hơn phần vũ trụ biến dịch, Aristotle (400-320tTL), thầy của hoàng đế Alexandre, quan tâm nhiều vào thể của vạn vật mà giác quan con người ghi nhận hơn là phần tính. Ông được hậu thế gọi là cha của khoa học.
Theo truyền thống luận lý được xây dựng cụ thể bởi Aristotle, ngay cả những nhà tôn giáo như Thomas Aquina hay St Anselm thời Trung Cổ cũng dùng lý luận diễn dịch để bào chữa cho đức tin là quả thật có Thượng Đế.
Lý luận dẫn đến biện bác và sự biện bác các cách lý luận có gút mắc lỗi lầm đã dẫn đến “Thời Kỳ Phục Hưng” (phần nào phục hưng tư tưởng của Plato và Aristotle), sau đó nữa là“Thời Đại của Lý Trí” (Age of Reason), còn gọi là “Thời đại Duy Lý” (Age of Rationalism) của thế kỷ 17, tách ly khỏi lề lối triết học Trung Cổ và nhất là triết học kinh viện (scholasticism) của thời kỳ từ năm 1100 đến 1500, một lề lối học tập kinh điển nhấn mạnh đến phương pháp biện chứng, đem phương pháp lý luận của Socrate vào sự thuyết giảng giáo lý Công Giáo.
Ở thế kỹ thứ 17, triết học có khuynh hướng hệ thống hóa các lập luận trên những tiền đề nền tảng. Một trong những tiền đề mà René Descartes (1596-1650) coi như hiển nhiên rõ rệt của sự tồn tại là cái trí đang truy tầm sự thật. Ông được coi như cha đẻ của triết học hiện đại khi kèm theo những phát minh toán học và triết học, ông có lời phát biểu nổi tiếng rằng "Je pense donc je suis"[11].
Theo Descartes, đây là phát biểu duy nhất đã lọt qua được cách thử nghiệm mà ông gọi là sự nghi ngờ có phương pháp. Ông lập luận rằng phát biểu này là hiển nhiên không tranh cãi được, vì cho dù có một ác quỷ toàn năng toan gạt gẫm ông để ông nghĩ rằng mình tồn tại trong khi thực ra mình chẳng tồn tại, thì cũng hẳn nhiên ông cũng vẫn đang tồn tại để mà bị lừa. Cho nên mỗi khi ông nghĩ suy, ông tồn tại.
Hơn nữa, Descartes còn xác quyết rằng phát biểu “Je suis” diễn tả một trực giác tức thì chứ không phải là kết luận sau một tiến trình suy tư, cho nên đó là hiển nhiên không phải tranh cãi.
Lời ấy có thể được hiểu đơn giản rằng nếu ta thắc mắc ta có tồn tại hay chăng, thì tự nơi việc ấy là bằng chứng rằng ta có tồn tại vì ít nhất, có cái “Tôi” đang làm việc nghĩ suy[12].
Descartes được hiểu là có lập trường như vậy nhưng rất lâu trước khi Descartes phát biểu điều này, phương pháp thực hành sự tỉnh thức về chính mình mà Plato từng gọi là “sự biết cái biết” (noésis noéseós) đã được Socrate giảng giải nhiều:
Nhưng nếu cuộc sống tự nó là tốt lành và vui sướng (...) và ngưới thấy ý thức là mình thấy, người nghe ý thức là mình nghe, người bước đi ý thức là mình bước đi và tương tự như vậy vì đối với mọi hành động của con người (luôn) có một năng lực ý thức về hành tàng của mình, cho nên mỗi khi ta cảm nhận, ta ý thức là ta cảm nhận và mỗi khi ta suy tư, ta ý thức là ta suy tư và có tỉnh thức rằng ta đang cảm nhận hay đang suy tư tức là có ý thức rằng ta tồn tại…
Nicomachean Ethics, 1170a25 ff.
Quan điểm duy lý về sự tồn tại như của Descartes đã gặp nhiều sự tranh cãi.
Từ thế kỹ 17 đến nay, rất nhiều các trào lưu tư tưởng đã nổi lên. Để dễ theo dõi sự giống nhau hay khác nhau giữa các chủ trương, người ta thường có khuynh hướng phân loại và gán nhãn hiệu cho từng người dù tập quán này thường không phản ảnh trung thực sự thật.
Nói chung, đó là một khung cảnh mà Albert Einstein mô tả là
hầu như hỗn độn vô biên trong các quan điểm triết học khi mà mỗi quan điểm đều bị các con mắt cú vọ nghi ngờ dò xét … từ sự công kích Siêu Hỉnh Học của Hume, triết học Tây Phương đã có những bước phát triển mới nhưng cũng từ đó sự e sợ Siêu Hình Học đã trở thành một cái bệnh của Triết Học Thuần Nghiệm hiện đại[13].
2.2.4. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG
Kể gộp tất cả các quan điểm xưa nay, người ta tạm phân biệt các trường phái sau đây:
Trường phái nhận thức luận thực nghiệm từ chối hay nghi ngờ tính xác thực của cái biết do trí thức và chỉ chấp nhận sự chắc chắn của cái biết do giác quan mà thôi.
Trường phái nhận thức luận duy lý: từ chối hay nghi ngờ tính xác thực của cái biết do giác quan và chỉ chấp nhận sự chắc chắn của cái biết do trí thức mà thôi.
Trường phái duy tâm siêu hình (Metaphysical Idealism): Không gì tồn tại ngoài trí ý; thực tại vật chất là ảo giác. Trí là cái duy nhất tồn tại.
Trường phái duy vật siêu hình (Metaphysical Materialism): Không gì tồn tại ngoài vật chất đang chuyển động (thực tại vật chất). Cái trí chỉ là một cá thể vật chất.
Trường phái thực dụng (Pragmatism) : Chủ thuyết (hay thái độ) đặt mọi kiến thức và sự thật trong mối tương quan trực tiếp với hành động và cuộc sống. Sự thật là những gì thỏa mãn nhu cầu và sở thích có tính xã hội của con người.
Trường phái thực chứng (Positivism): Chủ trương theo thuyết tự nhiên từ chối tính hợp pháp của các vấn đề và phương pháp triết học và cho rằng khoa học là kiến thức duy nhất đúng đắn.
Trường phái khoa học vạn năng (Scientism): Không gì là tồn tại trừ những thứ đo đạc được bằng các công cụ khoa học. Thực tại là vũ trụ vật chất.
Trường phái chính trị trên hết (Politicism): Mọi vấn đề của con người đều có bản chất chính trị và giải pháp cho chúng phải là một giải pháp chính trị. Phép bầu cử công cộng xác định sự thật và luân lý.
Trường phái theo thuyết tiền định (Determinism): Loài người không có ý chí tự do, cho nên không có trách nhiệm cá nhân cho thái độ con người.
Trường phái nhận thức luận chủ quan (Epistemological Subjectivism): Không thể nào có được sự khách quan; sự thật hoàn toàn có tính tương đối.
Trường phái tương đối về đạo đức (Moral Relativism): Không tồn tại đạo đức khách quan; nguyên tắc đạo đức bao giờ cũng tương đối. Không gì cơ bản là đạo đức hay phi đạo đức.
Trường phái theo chủ nghĩa tập thể xã hội (Social Collectivism): Cá nhân con người chỉ sống cho lợi ích quốc gia hay xã hội, từ đó mà có các thứ quyền.
2.3. TẦM CHƠN LÝ, TẦM CHƠN VÀ TU CHƠN
Người viết không có ý định trình bày diễn trình chuyển biến của các ý tưởng triết học, chỉ muốn nêu ra vài nét chánh của việc dụng trí truy tìm kiến thức đã đưa đến các lập trường đa dạng như thế nào.
Vì coi cái biết là do trí năng và tưởng trí năng là khả năng tối thượng của con người nên người này đề nghị tiêu chuẩn của chơn lý phải là thế này, người kia nghĩ rằng nó có thể là thế khác. Tầm chơn lý thì có trắng đen phân biệt, không chỗ dung hòa. Tầm chơn thì lại khác, nó tầm cái chi có thể hơn có thể kém cái lý, miễn là chơn thì thôi. Và người tu chơn là tu theo cái chơn mình vói tới.
Còn nói về lý thì có những chơn lý ngoài tầm của cái trí quẩn quanh trong lãnh vực quen thuộc và có giới hạn của mình. Câu chuyện năm người mù sờ voi chỉ rõ việc này.
- Không tự thị mình đã biết tất, sẵn sàng học thêm nữa,
- Lòng tràn đầy một tình tạo hóa bao la,
Đó là dấu chứng của tâm chơn thật không chấp chứa chi cả.
- Không dám nhấc chân mình khỏi bậc thang đang đứng,
- Làm tựa hồ như chia phe phân phái, lạnh lùng, khinh chê, dối gạt, ghét bỏ, toan tính trừ diệt nhau,
Đó là dấu chứng của bệnh tâm linh lạc đường trong bẫy rập của quỉ vương, cho dù các lý thuyết đưa ra có màu mè hoa mỹ thế nào chăng nữa.
Khẳng định gần với cái chơn hơn. Phủ định ngay từ đầu đã mâu thuẫn rồi: nói rằng “không có cái thật” thì ngay nơi phát biểu không có cái thật ấy là một phát biểu giả dối rồi.
Trong cái chơn thật của vạn linh đồng sống, có cái chơn thật phản ảnh lại thái độ của chính mình nữa. Nhơn nơi mình gặp duyên phản ảnh, không phải nhơn nơi người gặp duyên là mình.
Tầm chơn gặp bạn chơn, tầm chơn lý gặp người bắt bẻ.
Ngoài ra, ở một tầm mức tiến hóa nào đó, chính cái ý chí tâm linh và cái trực giác nó điều khiển cái lý, không phải chỉ có trí hay lý là tối thượng. Một nhà phát minh chưa hề có trí kinh nghiệm nào trước về cái mình chưa phát minh nhưng vẫn dùng ý chí tiếp tục tìm tòi.
Có sự quanh quẩn trong trí năng vì nguyên lý điều hành vũ trụ và nâng đỡ tiến hóa chưa được phổ biến sâu rộng cho loài người, cấu trúc của tam thể xác thân (tinh thần – linh hồn – thể xác) của con người chưa được nhận biết thấu đáo mặc dù trong kinh sách xưa từng có đề cập đến.
Thessalonian 5.23: Cầu cho chính Đức Chúa Trời, Đức Chúa của Hoà Bình, mãi làm cho con được hoàn toàn thánh hóa. Cầu cho toàn thể Chơn Linh, Chơn Thần và thân thể của con được không chi đáng trách vào lúc Đấng Cứu Thế Jesus Christ giáng lâm.
(May God himself, the God of peace, sanctify you through and through. May your whole spirit, soul and body be kept blameless at the coming of our Lord Jesus Christ.)
(http://www.biblegateway.com/passage/?search=1+thessalonians%205:23-5:23&version=NIV)
Các tôn giáo khác có nói đến điều này tuy không khai triển nhiều. H.P.Blavatsky viết trong sách Giáo Lý Bí Truyền:
Người theo đạo Kabalists của Do Thái khi lập luận rằng không Chơn Linh nào có thể nhập vào cảnh giới của Thiên Phẩm trừ khi Ruach (Chơn Linh) hiệp nhất được với Nephesh (linh hồn đang sống) chỉ lập lại giáo huấn nội môn của Đông Phương là ʺMột Dhyani (Thiền giã) phải là một Atma-Buddhi (Phật Thông[14]); một khi cái ý Buddhi-Manas (mạt na thức) tháo gỡ được khỏi cái Atma (ngã tính) bất tử của nó[15] mà cái Buddhi (Trí) là vật chở, bấy giờ Arman (tiểu ngã) đến với trạng thái vô ngã, vốn là cái ngã tuyệt đối.”
The Secret Doctrine, Cosmic Evolution, Stanza 6
Vì chỗ ráp nối các trình độ giáo lý khác nhau chưa được phổ biến và vì chưa có một góp sức chung tìm một sự giải thích thống nhất nên sự phân biệt và mâu thuẫn nhau giữa các trường phái triết học hay các thứ chủ nghĩa chưa được giải quyết.
Sự duy trí tầm chơn của Tây Phương đưa đến các lập trường rất đối nghịch nhau còn trong văn hoá và đạo học Đông Phương thì không như vậy. Ở Đông Phương, người ta hiểu rằng do sức sống phát huy đến trình độ thân thể và tâm thức nào thì có thể chứng biết cái sống đến đó chứ không phải như một số người phương Tây chỉ thuần suy tư vận trí (không có phương pháp hành tu thích hợp) cố lập thuyết về cái sống trong thiên nhiên.
Tuy nhiên, cũng từng có người đã thấy rõ những gút mắc trong triết học phương Tây. Ludwig Wittgenstein thọat đầu thích môn Toán học và Triết Học, và dù có khi là giáo sư dạy triết tại Cambridge nhưng ông tin rằng các phát biểu Toán học dù có giá trị là đúng vẫn không có ý nghĩa chi thực sự, chúng chỉ diễn tả các ý nghĩa được ước định của một số các biểu tượng mà thôi; các vấn đề triết học cũng lẩn quẩn như vậy.
Hầu hết các triết gia Tây Phương kể từ Plato đều có quan điểm ước lệ rằng công tác của họ là dùng các phân tích luận lý để giải quyết một số vấn đề hầu như hóc búa như là vấn đề “ý chí tự do”, vấn đề tương quan giữa “trí” và “vật”, “thiện”, “mỹ” và vân vân. Nhưng Wittgenstein lại luận rằng những “vấn đề” ấy thật ra chỉ là những vấn đề giả tạo chỉ do các triết gia đã dùng ngôn ngữ không đúng cách mà thôi. Theo Wittgenstein, đem cái ngôn ngữ thường ngày để giải thích cái mà nó không thể làm được thì sinh ra vấn đề. Có cái nói được và bày tỏ được nhưng có cái bày tỏ được mà không nói được. Nói khác, đối với cái chỉ bày tỏ được mà không nói được ấy, ta phải im lặng mà thôi[16].
Wittgenstein cho rằng triết gia phương Tây đã bị dính mắc vào chỗ lầm lộn ngôn ngữ vì đã đem nó sử dụng vào nơi không phải chỗ sở trường của nó. Thay vì “chỉ lối cho con ruồi bay ra khỏi cái chai bẫy ruồi” họ đã dằn vật mình với những vấn đề thực ra chẳng là vấn đề chi cả. Triết gia lẽ ra nên dẹp bỏ sự lầm lộn hơn là nắn nót các luận đề triết học.
Câu chuyện các triết gia Tây Phương này cho thấy rõ rằng sự dụng trí tầm chơn hay dụng ngôn thuyết chơn là rất khó. Còn dụng công tu chơn, tức là giữ dạ tín thành, quán xét kỹ và để cho chơn tình lan tỏa lại là là bước tiếp cận trực tiếp hơn với cái chơn và cái sống.
2.4. ĐẠO HỌC ĐÔNG PHƯƠNG
2.4.1. THÁI CỰC ĐỒ VÀ TINH KHÍ THẦN
2.4.1.1. Thái Cực Đồ
Ở Đông Phương, quyển Kinh Dịch nói đến tiến trình sáng tạo và chuyển hóa trong cả đại vũ trụ lẫn tiểu vũ trụ nên vừa có thể dùng như một quyển sách bói toán vừa như một kỳ thư hướng dẫn nỗ lực sinh hoạt đời thường, các môn võ công, phong thủy, các suy tư triết học và các nỗ lực tu hành. Các lời nói về Vô Cực, Thái Cực, Lưỡng Nghi và Tứ Tượng là những điều thường được nghe nhắc đến ở Đông Phương..
Ở Đạo Cao Đài, Thượng Đế cũng dùng các ý niệm quen thuộc về Bát Quái để nói về sự hình thành vạn linh và vạn vật.
… Khi chưa có chi trong càn-khôn Thế-Giới thì khí Hư-Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-Cực. Thầy phân Thái-Cực ra Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tuợng biến Bát-Quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng, mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh.
Thầy, 1928
Hình 2 thường được gọi là Thái Cực Đồ, là hình ảnh cô đọng của hình 1. Thượng Đế nói "Ngôi của Thầy là Thái Cực". Ta có thể hiểu ấy là điểm không gian nhỏ nhất chẳng thể phân chia được nữa. Nếu phân chia không gian được mãi hóa ra mũi tên chẳng bao giờ đến đích được vì lúc nào nó cũng còn một khoảng không gian chưa thể vượt qua. Zeno xứ Elea ở thế kỷ thứ V trước công nguyên đã nói đến điểm này rồi. Điểm nhỏ nhát ấy hay tập họp sít sao một số vô lượng các điểm ấy vẫn là một ngôi Thái Cực mà thôi. Cực tiểu là Thái Cực, cực đại cũng vẫn là Thái Cực, và bất cứ tập họp nhất quán nào của các sinh thể đều là Thái Cực, chỗ ngự của Thầy.
Thales đã đúng khi nói Vạn Linh ngự đầy trong vạn vật. Mỗi vật có sự sống đều có điểm Thái Cực ngự bên trong. Sự phân biệt giữa Dương Quang và Âm Quang là sự hình thành ngôi Lưỡng Nghi, bước đầu vô tướng của sự hình thành đại hoặc tiểu vũ trụ. Dương Quang và Âm Quang là phần linh của vạn vật hữu thể. Linh ngự vào thể để thể hiện công tạo tác hữu vi, thể dựa vào linh để tiến hóa cho tận thiện tận mỹ. Thấn (tức Dương Quang và Âm Quang), Khí (tức Dương Khí và Âm Khí) và Tinh (tức tinh hoa của hình chất có cái sống riêng) là cái "ta" chủ đạo có tính tam phân ngự vào cái sống trong từng cảnh giới, một hình ảnh của cái "TA" của Đấng Tối Cao.
Thái Cực Đồ cũng từng được Chu Đôn Hi (1017-1073) trình bày theo một cách khác như trong hình 4. Để hình vẽ của Cu Đôn Hi từ thế kỷ 11 bên cạnh hình 5 vẽ lại một đấng vô hình mà một người thuộc thế kỷ 20 có thần nhãn (Geoffrey-Hodson, 1886-1983 thấy được, ta thấy rõ có sự tương đồng.
Trong hình 4, vòng tròn đỏ trên cùng tương ứng với phần Dương Quang ở bên ngoài và phía trên đầu người. Các vòng tròn đồng tâm kế đó tượng cho hai quẻ Khảm Ly tương tác nhau để tạo ra Chơn Thần (linh hồn) của con người mà chỗ xuất nhập thân thể là đỉnh đầu. Vòng tròn nhỏ giữa hai vòng có chữ Mộc và Kim là hạ đan điền. Vòng tròn lớn với chữ Càn Đạo thành nam, Khôn Đạo thành nữ tượng cho cơ quan sanh hóa. Vòng tròn lớnn ở dưới cùng tượng cho Âm Quang.
Nam nữ vốn là sự phân tính tịnh động, riêng chung, khứ lai của Dương Khí và Âm Khí; để riêng nhau thì tính trội trái hẳn nhau dù tính lặn muốn tìm nhau, cho nên hòa đồng lại thì diệu huyền chẳng dứt.
Hai Tứ Tượng chồng lên nhau biến thành Bát Quái, BátQuái chuyển vận sinh ra Ngũ Hành. Ngũ Hành tương sinh tương khắc nhau tạo thành vạn vật.
Trong hình 4, Ngũ Hành được vẽ như hiện ra nơi hai vai, hai bàn tay và nơi tim con người. Ngũ hành thuộc phần thân thể. Cái Dương Quang nguyên thủy của Thái Cực là phần sẵn sàng bên trên nê hườn cung để hiệp với âm quang mà tạo thành Chơn Linh – cái Chơn Ngã, cái Ta thật sự và vĩ đại của mỗi người – ở ngoài thân thể. Linh hồn hay Chơn Thần tức là âm quang do Càn Đạo và Khôn Đạo (con đường sinh hóa) mà tạo ra.
Càn () Khôn () là chủ của Bát Quái Tiên Thiên tương sinh ban tính cá thể cho sinh linh, làm cho nhứt bổn tán vạn thù. Khảm () Ly () là chủ của Bát Quái Hậu Thiên vận chuyển để vạn thù qui nhứt bổn. Khảm Ly tương tác tạo lập linh hồn có đủ âm tính nhị nguyên của cái trí vị ngã và dương tính nhất quán của cái thần nhất nguyên (tức khả năng tự chủ hay cái tâm hòa hiệp muôn loài). Đó là cái tiểu ngã (ego), cái ta thứ hai chịu ảnh hưởng vừa của tính nhất quán bên trong thân thể vật chất vừa của Ngôi Thái Cực bên ngoài thân thể.
Thuộc tính của Chơn Thần (cái Ta gần với Địa) mang nặng nhân duyên là Chơn Tình. Thuộc tính của Chơn Linh (cái TA gần với Thiên) vốn có đầy Pháp Chất. Pháp Chất là chi? Là những tác hợp cao siêu mà Phật quyền từ ngôi Thái Cực của mỗi cá thể () đã tạo ra nơi Phật Giới, tức cảnh giới linh diệu của các ngân hà Phật Tiên.
2.4.1.2. Tinh Khí Thần
Tinh, Khí, Thần là ba cách biểu hiện của Âm Quang tại ba tầng thức giác cõi vật chất, cõi vía và cõi Trí và thường được xem như ba thành phần cấu tạo nên Chơn Thần con người. Nếu ba thành tố này có các rung động đồng bộ nhau, sức sống, tình cảm, trí não càng được phát huy. Mục tiêu trước nhất của y học và Đạo Học Đông Phương là tạo nên sự đồng bộ này.
Ngày nay, người ta cũng đã biết rằng rung động tạo hình tính đặc trưng cho các thứ vật thể và ngược lại mỗi vật thể đặc trưng tạo ra tần số rung động riêng. Alexander Lauterwasser đã thí nghiệm thấy rằng với mỗi tần số rung động khác nhau, cát rắc trên đĩa thí nghiệm tự gom tụ thành một hình thù tương ứng.
Hình thù này càng phức tạp khi tần số càng cao và ở một tần số thích ứng, nước tự chuyển thành hai vòng xoáy bên trong và bên ngoài ngược chiều nhau[18].
Các tần số rung động có thể thuận lợi cho một sinh thể này nhưng lại làm cho một sinh thể khác phải bị phân hủy. Nói một cách chung, con người càng có thân tâm trí thuần nhiên không xung động nghịch nhau thì Chơn Thần thành ra một thể thống nhất. Chơn Thần (linh hồn, cái tâm) khi đã thống nhất rồi thì nó được sáng suốt mà giữ gìn bảo dưỡng thân thể và hồn xác tương liên nhau được tốt. Đệ nhất xác thân (thân thể) và đệ nhị xác thân (linh hồn – Chơn Thần) thống nhất nhau thì đệ tam xác thân không mời cũng đến. Cả ba phần thân thể, chơn thần, chơn linh hòa hiệp thống nhất nhau thì gọi là đắc Đạo tại thế, được sự sáng suốt trong mọi việc.
Càng tạo được sự thống nhất trong tam thể càng gần tính Thái Cực hơn, càng có nhiều sức khỏe, sắc đẹp, trí khôn, và linh tánh hơn. Để thống nhất tam thể xác thân, trước phải thống nhất hai thể xác và hồn. Hai thể xác và hồn được thống nhất khi không có sự thái quá hay bất cập.
Tinh có hai thứ: ngươn tinh là tinh ba của vật chất khí biến thành, nếu khí động thì ngươn tinh trong con người sẽ biến thành trược tinh để sinh con. Phụ nữ khi động khí thì sẽ biến thành trược huyết, tức là chu kỳ kinh nguyệt.
Khí vốn là dòng vận chuyển của dương khí và âm khí. Có khí Hậu Thiên vận chuyển cảm giác và Khí Tiên Thiên truyền tải năng lực. Giống như gió phát sinh để điều hòa nhiệt độ, sanh khí phát sinh để điều hợp tinh thần. Thế giới huyền bí bao nhiêu thì Khí cũng huyền bí bấy nhiêu. Luyện Mạng là việc chính trên đường hành Đạo. Mạng là Sanh Khí.
Tinh bao nhiêu Thần bấy nhiêu[19], chỉ do Khí động mà Tinh Khí Thần không hiệp. Chúng sanh có hiệp tâm hiệp lực thì Tinh, Thần mới mạnh được. Thần đây là Chơn Thần. Chơn Thần này là để điều ngự thất tình lục dục khi âm quang phát động nơi đệ nhất xác thân. Còn Ngươn Thần là phần vô hình tương ưng với ngôi Thái Cực và Lưỡng Nghi vô tướng.
Do biết xây dựng Tinh, Khí, Thần mà thân thể, trí não được gầy dựng thêm cho đến tột bậc cao trọng của phẩm người, gọi là Thượng Sanh. Do âm quang được thống nhất mà sáng rỡ và có thể trưởng dưỡng thêm cao trọng, một khi dương quang giáng ngự vào nơi nê hườn cung để hiệp với âm quang, cái Ta thật sự vĩ đại và sáng suốt xuất hiện, gọi là đắc Đạo.
2.4.2. TRIẾT LÝ TAM PHÂN
Thái Cực là ngôi của Thượng Đế. Như đã nói, ấy là điểm không gian nhỏ nhất chẳng thể phân chia được nữa () hoặc một tập họp một số vô lượng các điểm ấy (). Điều này có nghĩa rằng mọi cá thể (bất kể độ lớn nhỏ) đều có ngôi Thái Cực ẩn ngự bên trong. Cá thể tính (hay còn gọi là nhân cách của mỗi người) là tính chất của ngôi Lưỡng Nghi còn thống nhất tính (tức là Thánh Đức) là tính chất của ngôi Thái Cực.
Không gian đang tồn tại quanh ta có vẻ như trống không với mắt thường nhưng khi ta đủ tiến hóa đến mức có một kiểu thấy biết khác (được khai khiếu), ta thấy thật ra đó là khoảng không trung đầy ứ, cho nên gọi đó là cõi Hư Vô. Thật Vô chỉ là một ảo tưởng mà sáng tạo về con số không của con người đã đem đến. Parmenides người xứ Elea (khoảng 520- 450 tCN) cũng từng chỉ rõ rằng không hề có khoảng không chẳng có chi. Cái gọi là “trống không - void” thực sự chẳng tồn tại.
Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật[20]. Mỗi sinh thể được sáng tạo lại là một ngôi sáng tạo có chung tính một của vũ trụ () nhưng cũng có riêng tính một của ngôi mình (), do vậy lại có thể bảo sanh để mở rộng cõi tinh thần hay truyền sinh để sự sống thêm phát huy vào cõi vật chất.
Khi Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, có liền ba tính chất:
- Tính Thái Cực xác định sự hiện tồn của chủ thể. Ban tính Thái Cực cho một chủ thể có tính chất nào đó là xác nhận sự tồn tại của chủ thể đó trong vũ trụ và cho phép chủ thể đó có thể truyền sinh. Sự điểm Đạo cũng tương tự như vậy, điểm Đạo cho một chủ thể nào đó là xác nhận pháp chất mà chủ thể đó đã tạo được.
- Dương tính (của Dương Quang) liên hệ đến sự nhất quán, sự qui phục nguồn Đại Ngã. Đó là tính trực cảm liên không gian với mọi nguồn Thái Cực, không còn động tâm tranh cải của tiểu ngã nữa,
- Âm tính (của Âm Quang) liên hệ đến sự sinh sôi nẩy nở. Nếu sự ái yêu hiển thành mà chơn khí của thân thể không ô trược thì sự minh thương hiển lộ. Đây là nguồn của trí kinh nghiệm ẩn bóng thời gian. (Trong hình 6, Dương tính là Cao Chứng, Âm tính là Minh Tâm. Cả hai đều vô ngôn tướng)
Vậy triết lý tam phân này xác định sự tồn sinh vô tướng của một cá thể, có bản chất cội nguồn trong không gian trực cảm với sự ái yêu Qui Phục và Minh Thương. Đó là không gian tính chất, là phần thiêng liêng ẩn tàng thuộc dương (số 3 của tam giác Ngươn Thần) điều ngự các thứ biểu lộ (số 4, sẽ thấy ở phần sau).
2.4.3. CƠ SÁNG LẬP TINH THẦN
2.4.3.1. Tinh Thần Thái Cực Nhất Quán
Thế tam phân có gốc từ tính Nhất Nguyên của Thượng Đế là để tạo lập tinh thần còn thế Tứ Tướng có gốc từ tính Nhị Nguyên của Phật Mẫu là để tạo lập hình chất. Hình là hình thể trong không gian còn chất là chỗ chứa của năng lượng tích hợp do các duyên từ những không gian khác nhau.
Có tất cả là bảy tầng tiến hóa. Trong tôn giáo Cao Đài, Vườn Ngạn Uyển nói trong Kinh Đệ Nhứt Cửu, Ngân Kiều nói trong Kinh Đệ Nhị Cửu đều thuộc vào thế gian này (tương ưng với Nhơn phẩm và phẩm Địa Thần) và nếu có khả năng của miền Bồng Đảo thì kể như đi đến được tầng Thanh Thiên, có thể điều ngự và chuyển hóa cái vía thuộc tầng tiến hóa thứ hai, tầng sinh hoạt thất tình lục dục. Chuyển hóa được thất tình lục dục thì ứng với phẩm Nhơn Thần.
Con thú nếu có được cái vía (thuộc cõi tình cảm, gọi là tầng tiến hóa hay tầng trời thứ hai) thì sẽ được cho thêm năng lượng để kiến tạo nên tam thể tinh thần, khởi đầu của nhơn phẩm.
Cái ngã tướng của con người được tạo ra lần lần phát triển do có phối hợp thân thể tứ tượng và tinh thần tam phân với các cõi cao hơn. Sự hợp nhất các tinh thần tam phân có sự chủ đạo của Ngôi Chí Tôn trong trời đất được tượng hình bằng sáu vòng tròn chung quanh một vòng trung tâm.
Vòng tròn tượng cho Vô Cực nhưng vì Vô Cực mà cũng là Thái Cực[21] nên vòng tròn cũng tượng cho một điểm, một ngã tướng (có khả năng truyền sinh). Cho nên người theo truyền thống Merkaba gọi bảy vòng tròn cơ bản này là Hạt của Sự Sống. Sáu vòng tròn bên ngoài có tâm nằm ngay trên vòng tròn Thái Cực ở giữa, cũng đồng thời tiếp xúc với vòng ngoài cùng. Vòng tròn giữa là tâm linh Thái Cực, vòng tròn ngoài cùng cũng là biểu hiện của Thái Cực. Sự biểu hiện này chẳng phải là kết quả của các sự cố tình cờ mà luôn tuân theo một qui luật chung:
Theo qui luật Thái Cực thì không hề có chi khác nhau: lớn thế nào, nhỏ thế ấy, như các vòng tròn đồng tâm của sóng nước lan tỏa ra từ một điểm mà thôi. Nhận sức sống từ nguồn Thái Cực, có tinh thần Thái Cực, đó chính là tính cách của hạt giống Thái Cực.
2.4.3.2. Hình Thể Lưỡng Phân Nhất Luật
Từ Lưỡng Nghi trở đi mới có qui luật về sự phân chia hình thể có sự khác biệt âm dương. Cái nhất quán của qui luật Thái Cực là đồng tánh thể còn cái nhất quán của qui luật phân chia Lưỡng Nghi thì đồng qui luật. Sự phân tánh từ ngôi Lưỡng Nghi khiến cho có sự khác tánh thể nhưng vẫn có thể theo qui luật ấy mà đến với qui luật Thái Cực.
Người ta đã thấy rằng trong thiên nhiên, có một qui luật phân chia một toàn thể Mẹ 𝒶 thành hai thành phần con 𝓍 và 𝓎 theo cùng một tỉ lệ giữa chúng nó với nhau:
Mẹ/con lớn = chị/em; hay là
Tương tự:
AB/AC = AC/CB = AD/DC = AE/ED…
= AC/AD = AD/AE = AE/AF…
Cái Đạo của tam giác nguyên thỉ () là Đạo hằng hữu và vô pháp tướng (Thái Cực Lưỡng Nghi) trong không gian.Từ nguyên thể vô tướng ấy, sự xuất hiện ngôi Tứ Tượng khiến nên hình Bát Quái, Ngũ Hành và Càn Khôn Thế Giới. Thầy lại phân tánh Thầy lập Càn Khôn Vạn Vật. Mỗi vật có tánh linh nguyên thủy vô pháp tướng của Đấng Chí Tôn ngự vào dủ rằng cái tánh hữu pháp tướng () từ sau ngôi Lưỡng Nghi có khác. Cho nên ở mỗi tầng trời trong bảy tầng sinh tồn[23]đều có một thần thức Cao Minh chủ ngự. Thần thức đó là ngã, là chủ của tâm () có hai kiểu ánh sáng thị và phi.
2.4.3.3. Lưỡng Phân Qui Nhất Quán
Đại ngã Cao Minh không có dấu tích thời gian nhưng tiểu ngã Triết Tâm lại ghi nhận thời gian nhân quả trước/sau. Xét đến hình vẽ minh họa về số trung bình hoàng kim trong phép tắc tạo hóa, ta thấy rằng CB =AD, DC = AE, ED = AF. Cái phi ngã CB lại là thành phần lãnh thừa kế AD của cái ngã AC, và cứ thế tiếp tục, cái phi ngã DC lãnh phần thừa kế AE của cái ngã AD…
Nói khác đi, có bao nhiêu phần ta nghĩ là khác với ta thì có bấy nhiêu phần ta phải thí xả. Câu tục ngữ Việt Nam “ghét của nào Trời trao của ấy” xem ra rất phù hợp với qui luật trung dung của Tạo Hóa! Vậy chỉ còn có một cách để giải thoát, đó là nhận hết và cho tất, thương yêu muôn loài như tình yêu của Chí Tôn Phật Mẫu mà thôi.
Cái “ý” trong mạt na thức của tiểu ngã là động lực của cơ sáng thế. Ý thức của tiểu ngã học theo Thiên ý, đó là thời gian muốn vào với không gian. Thầy không bao giờ chậm đáp ứng những lời cầu nguyện chân thành, đó là không gian nâng đỡ thời gian. Sự sống tâm linh là sự phối hiệp tinh thần như vậy.
Tam phân là Thái Cực và tiềm thế của Thái Cực (là Lưỡng Nghi) cùng tồn tại. Ở chỗ nguyên thủy đó là Cao, Minh, và cái vô ngôn tướng làm phát sinh và điều ngự Cao, Minh (hình 8). Ở mức hữu ngôn tướng đó là Triết Tâm có sự phân định nhị nguyên phải, quấy và sự sáng vượt cao hơn phải, quấy.
Thị Phi là phải quấy. Trong chữ tâm 𢖩 ở hình trên, hai chấm hai bên tượng cho Thị, Phi và chấm ở giữa tượng cho trọng tài giữa hai thứ đối nghịch nhị nguyên đó. Tâm thị phi là Tâm xác nhận, Tâm phủ nhận và Triết Tâm làm chứng cho hai thứ tâm kia. Triết tâm không phải là trí xác nhận cái đang quan sát so với một tiêu chuẩn có sẵn. Triết tâm không đến từ cũng không tạo ra những thước đo hữu tướng nhưng là sự sáng có thể thấy rạch ròi những diễn trình xác nhận và phủ nhận của cái trí. Do đã thấy rõ như vậy mà cái Linh tánh Cao Minh của mình có mạnh hơn. Diễn trình gia tăng sự cao minh này thực tế là sự hình thành và kết nối ba hạt nguyên tử trường tồn tạo ra bản ngã của con người.
2.4.3.4. Ba Hạt Nguyên Tử Trường Tồn
Hình dạng chữ Tâm gợi ý ba hạt nguyên tử trường tồn trong cái “Ta” của một cá thể cao cấp loài người. Ở trung tâm linh hồn con người, có ba hạt nguyên tử trường tồn giúp con người có cái biết. Lúc con người còn sống, đó là nơi nê hườn cung bên dưới đỉnh đầu. Hạt nguyên tử trường tồn thứ nhất là hạt ghi nhận các đặc tính từ thân thể cõi vật chất. Hạt thứ hai ghi nhận các đặc chất của thân thể cõi trung giới (cái vía). Hạt thứ ba ghi nhận các vấn đề của cõi Trí.
Cõi trung gian giữa trời đất trong vũ trụ là cõi Trực Giác. Trên hết là ba cõi Bạch Ngọc Kinh, Tây Phương Thế Giới và Ngọc Hư Cung.
Các thể tạo ra tâm và thân con người không phải như các lớp áo mặc hay các lớp vỏ của một cái củ hành, cứ vất bỏ cái tạm bợ bên ngoài sẽ thấy hiện ra cái trường cữu bên trong. Chúng có những tần số rung động, tính chất và cường độ tương quan liên đới nhau, mỗi tầng từ 1 đến 7 đều có các phụ tầng 11, 12, 13, …17 hay 21, 22, 23, …27 cho đến 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77. Các phụ tầng của các tầng dù cực thô (1) hay cực thanh (7) cùng tính chất nhau như 14, 24, 34, ..74 đều có tương liên nhau.
Một Thể Ba Ngôi (Tam Phân) này vốn là cơ trường tồn của ngôi chủ đạo tinh thần ở mỗi cá thể thuộc mọi trình độ tiến hóa hay mỗi tổ chức thuộc các tầng trời. Đây là một tư thế cơ bản của sự thống hợp nhị nguyên.
Thái Cực đã hàm ngụ Lưỡng Nghi thì Tam Phân cũng hàm ngụ hai thứ Tam Phân. Lưỡng Nghi có Thái Cực mới thành ngôi, Hai thứ Tam Phân cũng phải có Thái Cực mới hiện thế vững bền liên kết Đại Ngã và Tiểu Ngã. Có ban Thái Cực Pháp, hiệp Thần cho tiểu ngã () thì các đứa con đọa thế của Thượng Đế mới học được phẩm tính thiêng liêng (). Cho nên mới có sự thất phân: ( ). Đó là không gian nâng đỡ thời gian.
Vì 1 là 3; 3 là 1; 1,3,7,9 vẫn là ngôi Thái Cực, ngôi hiệp nhất các đối tính.
2.4.4. THẾ GIỚI THẤT PHÂN HIỆP THẦN VỚI VẬT
Theo theo Alice Bailey và Dwjhal Khul, cơ sáng tạo đã làm xuất hiện bảy tầng thức giác ứng với bảy tầng vật thể khác nhau từ tế đến thô, mỗi tầng lại chia ra bảy phụ tầng khác.
Cấu tử tế vi nhất của phụ tầng trên cùng (tầng thứ bảy) là hạt Koïlon:
Chất cơ bản có từ ngôi hai và do ngôi ba mà xuất hiện ba tính Tịnh-Động-Nhịp nói trên là chất Tiên Thiên Khí (Koïlon). Chúng nó lấy từ cõi Hư Không mà ra nhưng có một mật độ dày đặc hơn chất nước gấp mười ngàn lần và chiếm trọn không gian của một Đức Thái Dương Thượng Đế.
Thần lực Fohat của Đức Thượng Đế xoay tít chất Koïlon này khiến hiện ra các bọt Koïlon. Mỗi bọt là một trung tâm mãnh lực của Ngài, chúng là những Nguyên Tử Căn Bản Huyền Không (ultimate cosmic atoms), nền tảng của vũ trụ. Cõi thứ bày có bảy phụ tầng, chúng nó là chất khí thuộc phụ tầng thấp hơn hết của tầng thứ bảy (Maha-Paranirvanic = Tối Đại Niết Bàn) này.
Trong sự rung động tanmatra thứ nhất vừa nói, Thần lực Fohat làm xoáy tít khiến 49 Nguyên Tử Cơ Bản Huyền Không (bọt Koïlon) của tầng thứ bảy kết hợp với nhau thành ra Nguyên Tử Cơ Bản Của Thiên Khí, chất khí thuộc phụ tầng thấp nhất của tầng thứ sáu (Paranirvanic = Đại Niết Bàn). Bọt Koïlon nào không cố kết nhau thì làm chất khí của tầng thứ bảy.
Trong cái gọi là hơi thở thứ hai của Đức Thượng Đế (rung động tanmatra thứ hai), 49 Nguyên Tử Cơ Bản của Thiên Khí tầng thứ sáu (chứa 49 hạt Koïlon) lại bị xoáy tít cùng nhau để tạo ra Nguyên Tử Cơ Bản Của Âm Dương Khí (chứa 492 tức 2401 hạt Koïlon), thuộc phụ tầng thấp nhất trong bảy phụ tầng của tầng thứ năm (Nirvanic = Niết Bàn). Số nguyên tử Thiên Khí nào không kết hợp nhau thì ở lại làm cơ bản cho tầng thứ sáu.
Trong sự rung động thứ ba, Fohat lại biến thành lằn điển quay mù khiến 49 Nguyên Tử Âm Dương Khí của tầng thứ năm kết hợp với nhau thành ra nguyên tử cơ bản tức là thuộc phụ tầng thấp nhất trong bảy phụ tầng của tầng thứ tư. Nguyên Tử Cơ Bản Của Cõi Trực Giác (Buddhic = Bồ Đề) này tích hợp 493 tức 177.649 hạt Koïlon. Số nguyên tử Âm Dương Khí nào không kết hợp nhau thì ở lại làm cơ bản cho tầng thứ năm.
Cứ thế tiếp tục, chất nguyên tử cơ bản của mỗi tầng thấp hơn là do 49 chất nguyên tử cơ bản của tầng kế trên kết quyện nhau mà ra.
Luồng năng lực thứ bảy không hành động như sáu luồng năng lực kia mà kết tập những nguyên tử vật chất thành những nguyên tố hóa học.
Bailey and Djawhal, A Treatise on Cosmic Fire
Tóm tắt:
Tầng
|
Số bọt Koïlon trong mỗi nguyên tử cơ bản
|
7.Tối Đại Niết Bàn
6. Đại Niết Bàn
5.Niết Bàn
4.Trực Giác
3.Trí
2.Tình Cảm (cõi Vía)
1.Vật Chất
|
1
49
492 (= 2401)
493 (= 117649)
494 (=5.764.801)
495 (=282.475.249)
496 (=13.841.287.201)
|
2.4.5. HÌNH ẢNH THẤT PHÂN TRONG ĐẠO CAO ĐÀI
Tinh thần của Vạn Linh là thuộc về Bạch Ngọc Kinh có Chí Tôn cao ngự. “Cao” là nói về tinh thần .
Pháp
|
Phật
|
Tăng
|
Cao Đài
|
Tiên Ông
|
Đại Bồ Tát
|
Ma Ha Tát
|
Tên của các cõi trời theo Đạo Cao Đài thì không giống như tên mà Bailey và Djawhal đã dùng trong sách A Treatise on Cosmic Fire nhưng nếu ta tin rằng các mối Đạo đều có chung một Tổng Pháp Tông, ta có thể dùng các hình ảnh trình bày trong sách trên để có các hình 11,12 và 13 giúp hiểu rõ các giáo huấn Cao Đài hơn.
Tam thể Phật Pháp Tăng (tầng thức giác 7,6,5) là tinh thần chung cho mọi phụ tầng 7,6,5 cũa các tầng thức giác từ 1 đến 4; bốn sắc thái Cao Đài, Tiên Ông, Đại Bồ Tát, Ma Ha Tát là bốn giai đoạn đào tạo của các tầng thức giác 4,5,6,7). Gieo truyền hạt thánh cốc Thần Chất Phật hòa vốn có năng lực bảo sanh cho Vạn Linh, để bảo trì và linh hóa Càn Khôn Thế Giới (quảng khai Thiên Thượng, biến vật chất thành tinh thần) đó là nét chính yếu của quyền năng Chí Tôn.
Khí lực, tức là sanh khí trong Càn Khôn Thế Giới, là thuộc về tầng trời được gọi là Tây Phương Phật (Giữa Tây Phương nắm giữ Thiên Điều). Có sanh khí tiên thiên trước Thái Cực và sanh khí hậu thiên sau Thái Cực. Mỗi tầng từ 1 đến 7 đều có một kiểu thị hiện Thái Cực, nhưng nói chung, đó là trước khi có sự phân định tinh thần và hình thể .
Nơi tương tác và hóa hợp các sanh khí tiên thiên và hậu thiên ấy là Đài , là cái nền cao, là Diêu Trì Cung, cung điện nơi cái ao bằng ngọc Diêu. Đó là Bát Cảnh Cung, nơi mà các tương tác Tứ Tượng Bát Quái hoặc ra hoặc về của vạn vật hữu hình diễn ra. Quyền Hiệp Thiên của Phật Mẫu là nơi tam thể
- Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn,
- Cửu Vị Tiên Nương,
- Bạch Vân Động chư Thánh.
Từ tầng trời thứ sáu, Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh (ba đỉnh của tam giác trong hình 12) giúp đào độn Tinh Khí Thần để Chơn Thần con người được đủ cường liệt, thanh khiết, và an hòa mà Hiệp Thiên còn Tam Trấn (ba đỉnh của tam giác trong hình 13) thì lo việc Thiên Hiệp, dắt dìu các Thần Thánh Tiên Phật, trong đó có các Bắc Đẩu Tinh Quân của tầng thứ tư.
Nỗ lực Hiệp Thiên thành công trong việc đắc thế gặp cơ duyên Thiên hiệp thì đắc Linh.
2.4.6. TIÊN HẬU THIÊN HIỆP CHUYỂN ĐỊA BÀN
Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh, quái hào bác ái tại Bát Cảnh Cung vận chuyển không chỗ dừng, các Tứ Tượng thuộc Thiên Địa Nhân hiệp lập Địa Bàn với Thập Nhị Địa Chi tương tác nhau mà sinh ra cuộc sống. Địa Bàn, hoặc được tượng bằng hình vuông như trong phép bói toán Tử Vi của Trung Quốc, hay được tượng hình trái xoan như vòng Hoàng Đạo hay như trong văn hóa của người Do Thái hay Ai Cập.
Giữa dòng biến sinh hầu như lưu lãng trong biển đời không biết được lối về nguồn cội, Pháp Hiệp Thiên chủ yếu dạy công năng nghịch chuyển Hậu Thiên để ngăn trừ các thứ hại hao mòn sinh lực. Sự sắp đặt Tiếp Khai Hiến Bảo như ở hình 14 chỉ rõ hướng chuyển vận của Bát Quái Hậu Thiên:
Hiệp Thiên Đài nơi cửa Tam Kỳ Phổ Độ là hình ảnh về các chức năng của tầng trời Nhất Nguyên (Monadic) giúp cho thân thể được triệt tiêu trược chất và tăng cường năng lực của ba hạt nguyên tử trường tồn trong nê huờn cung.
Các nguyên tử trường tồn ấy là trung tâm của Chơn Thần, chỗ tích chứa cái biết kinh nghiệm của tầng tâm thức thứ ba và cũng là chỗ có thể liên kết với cái biết từ cõi trực giác thuộc tầng tâm thức thứ tư và cái năng lực chủ tể từ cõi ý chí tâm linh ở tầng thứ năm.
Thượng Phẩm
|
Hộ Pháp
|
Thượng Sanh
|
Tiếp Đạo
Tiếp Pháp
Tiếp Thế
|
Khai Đạo
Khai Pháp
Khai Thế
|
Hiến Đạo
Hiến Pháp
Hiến Thế
|
Bảo Đạo
Bảo Pháp
Bảo Thế
|
Trong Thường Đạo tự nhiên, Bát Quái vận chuyển sanh biến vô cùng, bước tiến hóa trước sau rồi cũng đến nhưng do Phi Thường Đạo có hộ hiệp từ cõi Nhất Nguyên, con đường Minh Thương Qui Phục rút ngắn lại nhiều.
2.4.7. TIÊN HẬU THIÊN TẠI THIÊN BÀN
Trong phi thường pháp, sự Hiệp Thiên và được hộ thần giúp đào luyện âm quang. Rồi lại do pháp Thiên Hiệp thuận chuyển Tiên Thiên mà đào luyện được dương quang.
Trong cuộc Hội Yến Diêu Trì giữa Hộ Pháp Thượng Phẩm Thượng Sanh và các Bắc Đẩu Tinh Quân, Đức Chí Tôn nói Ngài vẫn có mặt nhưng dùng pháp ẩn thân. Điều này hàm ngụ sự mật hộ Thần lực để xây dựng được hạt Thánh Cốc thiêng liêng hầu có thể điều động các năng lượng Hậu Thiên và sau đó là bổ sung các năng lực Tiên Thiên hỗ trợ cho con người.
Pháp Hiệp Thiên của Hiệp Thiên Đài được thực hiện qua Thập Nhị Thời Quân với Thập Nhị Địa Chi còn pháp Thiên Hiệp của Bát Quái Đài nhờ có Thập Nhị Thiên Chi tức là mối tương quan của các Chơn Linh Đông Tây Nam Bắc hay Mộc Kim và Thủy Hỏa mà có , từ đó mới có được Thập Thiên Can.
Pháp của Thiên Bàn là Pháp dạy sự sử dụng năng lực Thủy Hỏa để xây dựng năng lực Thái Cực của Âm quang và sử dụng năng lực Mộc Kim để xây dựng Thiên Nhãn.
Thiên Nhãn
| ||
Quả
|
Đèn Thái Cực
|
Hoa
|
Nước trà
|
Ba Ly Rượu
|
Nước trắng
|
Đèn Lưỡng Nghi bên Nữ
|
Lư Hương
|
Đèn Lưỡng Nghi bên Nam
|
Thái Cực là khởi thủy của Càn Khôn, ngôi của Thầy. Thiên Nhãn ngự trên ngôi Bắc Đẩu tượng cho sự chứng kiến của Thầy. Trước Thái Cực là Tiên Thiên, sau Thái Cực là Hậu Thiên, tại Thái Cực là Tiên Hậu Thiên hiệp nhất.
Phần thuộc Âm Quang (sức sống của vật chất) là phần bên ngoài và phía trước, phần thuộc Dương Quang (sức sống của tinh thần) thì ở trong và bên trên:
Trong thí nghiệm như đã kể ở phần 3.3.1.2., khi nước trong đĩa được cho rung đến một tần số nào đó thì nó tự hiện thành hai vòng xoáy, vòng bên trong quay thuận chiều kim đồng hồ còn vòng ngoài thì nghịch chiều kim đồng hồ. Điều này cũng trùng hợp với sự thật rằng khi Hậu Thiên Khí được nghịch chuyển đủ mạnh thì dòng Tiên Thiên Khí thuận chuyển () tự nhiên xảy ra.
Thái Cực hữu nhất điểm Khí thì thành ra Khí Vô Cực của Phật Mẫu (Vô Cực Đại Thiên Tôn). Vô Cực sinh sinh thêm mãi, đó là trạng huống của Địa Bàn với Thập Nhị ĐịaChi . Khi Khí Vô Cực hữu nhất điểm Thần , tình thế lúc có tinh thần cường liệt ngự vào để cân bằng với sanh khí, thì thành ra Thái Cực . Nhất điểm Thần là nỗ lực tầm nguyên, là Thiên Nhãn. Tầm nguyên cho tới mức không còn bị điều kiện hóa của bất cứ nghiệp chướng nào tất sẽ đến chỗ Nhất Thần Phi Tướng Trị Kỳ Tâm (chuyên Nhất và không trụ tướng tất sẽ có Thần và trị được tâm mình). Đó gọi là hỗn hòa vào Vô Cực mà vẫn trở lại được với Thái Cực.
Người ta thường nói đến thiền định để khỏi bị nhân dục đưa đẩy đến sự phóng dật. Thiền thật ra là tự chơn. Mà chơn là tự phát, không bị điều kiện hóa, cho nên thiền định là ổn định chính mình trong cái cao của Thần lực, minh của Khí lực và cao minh của Tinh lực (chứ không phải là ổn định trong cái Triết Tâm hay tĩnh tâm). Triết Tâm chưa phải là ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm và tĩnh tâm không bằng tỉnh tâm.
Thầy đến trước cuộc Hội Yến Diêu Trì, đó là Thái Cực xuất hiện. Khi Phật Mẫu đến chủ trì cuộc Hội Yến, đó là Thái Cực đã thành ra Vô Cực. Và sau cuộc Hội Yến, Thầy lại xuất hiện, để tượng cho sự quân bình Thần Khí.
Sinh vật nào có quân bình giữa Thần và Khí đều mạnh khỏe nhưng có ở mức Tinh lực tột cùng thì mới diệu biến được với thiên nhiên. Pháp chính yếu của Tam Kỳ Phổ Độ hiện rõ nơi Thiên Bàn là pháp dạy sự xây dựng Tinh Khí Thần cho ngày càng cao trọng mà đến mức thành Phật thành Trời.
Tất cả đều là sự rung động của sanh khí nhưng từ các mức tần số đơn thuần chậm dễ đến tinh vi phức tạp nhiều biến hóa, cần phải có Thần. Thần đây là khả năng tự chủ không thái quá hay bất cập, không chủ ý nói là thuật biến hóa vô lường.
2.4.8. SỰ HỘ HIỆP
Vạn linh do sự sống tự nhiên có sai lầm và sửa sai, lần hồi đi đủ bảy chuyển thì cũng trọn được con đường tiến hóa nhưng trong lần phổ độ này vì để rước các bậc nguyên nhân đọa trần, Đức Chí Tôn đến để hộ Thần và cho dụng pháp của Bát Cảnh Cung mà hườn tồn Phật Tánh, hồi phục Phật Quyền cho họ.
Mỗi đỉnh của các biểu tượng tam giác, hình vuông, lục giác, bát giác…dùng để phổ Đạo tượng hình cho một nguồn năng lượng và tính chất đặc trưng trong trời đất.
Trong Thánh Đức vô pháp tướng của quyền năng Tạo Hóa, từ xưa người ta đã biết rằng các phẩm chất Tiên Thiên của các cõi không gian vẫn có ngõ vào với các tâm ý Hậu Thiên trong chu kỳ thời gian và vẫn có các giao thoa tại những địa điểm năng lực đặc biệt trên mạng lưới năng lực của quả địa cầu.
Nhưng sự đợi chờ thời khắc ấy và tìm kiếm các nơi chốn đặc biệt ấy vốn rất khó. Cho nên sự tham trần của các bậc giác ngộ vẫn luôn là đại nhân duyên cho chúng sanh. Chúng sanh gọi các phần tử tải chở những gen di truyền trong xoắn DNA là những “messenger”. Các sứ đồ cũng được gọi như vậy. Tam Trấn là các Đấng sẵn sàng hỗ trợ hoặc Tinh, hoặc Khí hoặc Thần cho hành giã trên đường qui nguyên.
Tương quan tinh thần / hình thể lúc nào cũng là số 3 ẩn để điều hành số 4 hiển lộ. Khi lấy dấu khởi đầu làm lễ trước Thiên Bàn, các lời chú nguyện sau đây đi ngay sau lời chú nguyện Phật Pháp Tăng, Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát:
Quan Thế Âm Bồ Tát
Ma Ha Tát
|
Lý Đại Tiên Trưởng kiêm
GTĐĐTKPĐ
|
Hiệp Thiên Đại Đế
Quan Thánh Đế Quân
|
Chư Thần
|
Chư Thánh
|
Chư Tiên
|
Chư Phật
|
Dẫn dắt chư Thần Thánh Tiên Phật là việc của Tam Trấn. Tam Kỳ Phổ Độ không chú trọng nhiều đến sự luyện Đạo mà chú trọng đến sự hiến thân tâm trí mình cho việc cứu khổ chúng sanh. Nếu có tâm vì chúng sanh mà vô tư lo việc cứu khổ cho họ, sẽ có sự Thiên hiệp để giúp cho nên công: thiếu Tinh sẽ được cho Tinh, thiếu Khí sẽ được cho Khí, thiếu Thần sẽ được cho Thần.
Các Bắc Đẩu Tinh Quân trung gian nối kết ba tầng trời trên cao và ba tầng trời dưới thấp là các bậc hỗ trợ công năng Tạo Hóa trong buổi này. Tương quan luôn được thị hiện trong mọi tầng của Cửu Thiên Khai Hóa.
Đức Thái Bạch Kim Tinh đã nói là Ngài có trách nhiệm dẫn dắt các Tinh Quân trong Càn Khôn thế giới trong bài sau đây:
Ánh Thái-Cực biến sanh Thái-Bạch,
Hiện Kim-Tinh trọng trách Linh-Tiêu
Quyền-năng vưng thửa Thiên-Triều,
Càn-Khôn thế-giái dắt-diu Tinh-Quân.
Đức Hộ Pháp, 18-5-Kỷ Sửu
Tam Nguyên tinh thần có trong mọi cảnh giới:
- Tam thể Ngươn Tinh – Nguơn Thần – Ngươn Khí là ba sắc thái của Thầy với tư cách khởi thỉ của Thiên Địa ở cảnh giới Chí Linh (tầng thứ năm, sáu và bảy).
- Tam thể Ý chí tâm linh, Hoạt động (Tình thương) và Huệ là ba sắc thái của Mẹ ở ngôi nhất nguyên (tầng thứ sáu = monadic)
- Tam thể Linh – Trực Giác – Thượng Trí là cái ta chủ thể của con người (liên kết các tầng 3,4,5).
- Tam thể Thân – Tình – Trí là cái ta khách thể (các tầng 1,2,3).
2.4.9. CƠ SÁNG LẬP VẬT THỂ: TRIẾT LÝ NGŨ HÀNH
2.4.9.1. Thần và Khi
Mỗi tầng trời đều có phần vật chất hữu tướng và phần tinh thần tương ứng. Phần vật thể là các sắc thái Ngươn Khí () còn phần tinh thần là Ngươn Thần () của tầng ấy. Khoa học gọi chung các lực chi phối vật chất thế gian này là các sức nhưng với cái nhìn tinh vi của Đạo Học, các lực ấy lại là thể cho các tâm linh cao hơn điều ngự. Ngay cả cái Thượng Trí mà khoa học coi như phần giá trị cao cấp nhất của con người, thật ra nó chỉ là vật thể sống so với ý chí tâm linh vốn là chủ của nó.
Các phần hữu tướng của mỗi tầng trời được biểu tượng bằng hình vuông hay chữ thập thể cho Tứ Tượng. Hai Tứ Tượng nam nữ hiệp nhau thành Bát Quái (), công năng sáng tạo của cơ sanh hóa. Hai Tứ Tượng ấy lại còn có thể được tượng hình bằng hai chữ thập: và . Từ đó hai vạch đứng () tượng cho sự đồng tâm tương liên Thiên Địa (tinh thần/vật chất) còn hai vạch ngang () tượng cho sự đồng tâm hiệp nhất Nữ Nam. Hai thế đồng tâm này tạo thành hình vuông của sự Hiệp Pháp (). Khi có sự đồng tâm thì Bát Quái () lại trở thành () và Ngươn Khí từ tầng trời thứ năm (tầng Tứ Tượng) tự nhiên xạ đến.
Ngươn Khí là , hay là để diễn tả sự thuận sinh của Tiên Thiên Khí hay để diễn tả sự nghịch khắc của Hậu Thiên Khí. Xin nhắc lại: là sự hiệp lập thế giới tinh thần còn là sự hiệp lập thế giới hữu thể.
Mỗi Quái trong Bát Quái đều có ba hào diễn tả sự rưới chan phẩm chất thiêng liêng () cho cơ sanh hóa trong toàn sanh chúng của ba cõi Thiên Địa Nhân. Cho tới nay, người ta quen nghe nói đến hai hai thứ Bát Quái, Bát Quái Tiên Thiên chỉ rõ thế tương sanh của cả tinh thần lẫn vật thể và Bát Quái Hậu Thiên chỉ cách dùng sự tương khắc để lấy tinh thần chế ngự vật thể.
2.4.9.2. Thần và Khí trong Hai Thứ Bát Quái
Tiên Thiên Bát Quái chỉ rõ quyền pháp Càn (tinh thần) Khôn (vật thể) tương sinh còn Hậu Thiên Bát Quái chỉ rõ quyền pháp Thủy Hỏa khéo đường nghịch chuyển. Quyển Kinh Dịch có hai phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh. Thượng Kinh dẫn lối từ Càn Khôn (đạo của trời đất) đến Thủy Hỏa. Hạ Kinh dẫn lối từ Hàm Hằng (đạo vợ chồng) đến Thủy Hỏa Ký Tế và Hỏa Thủy Vị Tế.
Hai thứ Ngũ Hành của Thiên và của Địa có khi được gọi là Dương Ngũ Hành và Âm Ngũ Hành. Chúng là dấu ấn của Thiên đi vào trong Địa, gọi là thập Thiên Can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỹ Canh Tân Nhâm Quí, đem các phẩm chất của không gian phô diễn tại thế gian mà ký ức của dòng thời gian chuyển vận tại thế gian còn ghi lại. Trong những bài sau sẽ nói rõ về các thứ Bát Quái và Ngũ Hành này.
Tại đây, có thể tạm nói ngắn gọn rằng Tiên Thiên là năng lực từ Chơn Linh tương tác , Hậu Thiên là cảm giác từ thân thể tương tác . Tiên Hậu Thiên hỗn hiệp đào tạo Chơn Thần.
2.4.9.3. Nhất Hoa Sinh Ngũ Diệp
Thái Cực, rồi Lưỡng Nghi, rồi Tứ Tượng, rồi Bát Quái, rồi Ngũ Hành, rồi Ngũ Hành tương tác nhau sinh ra vật chất.
- Thái Cực là ngôi vô tướng của Thượng Đế Chí Tôn,
- Lưỡng Nghi là ngôi vô tướng của Diêu Trì Kim Mẫu làm chủ công trình Tạo Hóa,
- Tứ Tượng là ngôi hữu tướng của Phật Mẫu.
Ngũ Hành là năm ngôi thuộc không gian cá thể có các phẩm tính tùy theo ba lớp[24] Thiên Địa Nhân như sau:
Hỏa
|
Thủy
|
Mộc
|
Kim
|
Thổ
| |
Thiên (Ngũ Đức)
|
Khiêm
|
Cung
|
Ái
|
Nhẫn
|
Hòa
|
Nhân (Ngũ Thường)
|
Trí
|
Lễ
|
Nhân
|
Nghĩa
|
Tín
|
Địa (Ngũ Tính)
|
Viêm thượng
|
Nhuận hạ
|
Khúc trực
|
Tòng cách
|
Giá sắc
|
Tính của vật chất thuộc Địa là
- Hoặc nhuận xuống (thủy nhuận hạ),
- Hoặc bốc lên (hỏa viêm thượng),
- Hoặc thẳng thắn (mộc khúc trực),
- Hoặc dễ uốn nắn (kim tòng cách)
- Hoặc khéo léo tương tác tương điều hòa các đối nghịch như sự gieo trồng cấy gặt đúng thì tiết (thổ viên giá sắc).
Ở đây ta nói đến ba trình tự của lửa sống ở ba lớp Địa Nhân Thiên là (1) Hỏa viêm thượng, (2) Trí và (3) Khiêm còn Alice Bailey & Djwhal Khul trong sách A Treatise on Cosmic Fire cũng nói đến ba thứ lửa: (1) lửa vật chất tức lửa ma xát, (2) lửa cõi trí do luật hút đẩy mà có (ta gọi là lửa Minh Thương) và (3) lửa điện là lửa do ý chí thông minh thuộc về trí lực và tình yêu vũ trụ (mà phần trên ta gọi là Qui Phục).
Do nhân duyên tương hiệp với các đại linh căn trong trời đất, người ta có thể được khai mở các thứ lửa khác nhau, như lửa tình cảm, lửa trí huệ, lửa Hỏa Hầu Kundalini[25], lửa Tiên Thiên Prâna và lửa điện Fohat. . .
Khi một thực thể hữu tướng thuộc Địa rung động thì tính nhị nguyên và tính Thái Cực đồng tác dụng mà tạo nên dạng ngũ phân trong không/thời gian. Số 5 trung cung của hành Thổ là hình ảnh sổ chủ của ngôi Tứ Tượng, ngôi ba.
2.4.9.4. Hà Đồ
Đã có Ngũ Hành tất có Âm Ngũ Hành và Dương Ngũ Hành. Hà Đồ, tương truyền là hình vẽ phỏng theo các xoáy mà vua Phục Hy trông thấy trên lưng con Long Mã xuất hiện tại sông Hà ở Trung Quốc thời xưa (hình 18). Nếu biểu diễn các vằn xoáy trên lưng long mã bằng các con số, ta có hình 19. Nếu bẻ ngoặc các nhánh để chỉ chiều quay, ta có hình 20.
2.4.9.5. Sinh và Thành
Trong các hình này, số lẻ là Thiên Số (chỉ sự sinh và thành của phần tinh thần) , số chẵn là Địa Số (chỉ sự sinh và thành của phần vật chất).
Vòng trong là số sinh, vòng ngoài là số thành. Trên là Nam, dưới là Bắc, trái là Đông, phải là Tây.
Hình này biểu diễn những thế tương sinh tương thành sau đây:
Thiên nhất sanh thủy, Địa nhị sanh hỏa,
Thiên tam sanh mộc, Địa tứ sanh kim,
Thiên ngũ sanh Thổ, Địa thập thành chi.
Địa nhị sanh hỏa, Thiên thất thành chi,
Địa tứ sanh kim, Thiên cửu thành chi.
Âm hỏa (số 2) ứng dương thủy (số 1) mà sanh,
Âm kim (4) ứng dương mộc (3) mà sanh,
Địa dương thổ và địa âm thổ hữu tướng (2x5) ứng Thiên thổ vô tướng (5) mà sanh.
Dương hỏa (7) ứng âm hỏa (2) mà thành,
Dương kim (9) ứng âm kim (4) mà thành.
Gọi là Thiên số hay Dương số để chỉ “tinh thần”, Địa số hay âm số để chỉ “hình thể”. Theo đây thì có tinh thần tự sanh như 1,3, cũng có tinh thần ứng sanh như 7, 9 nhưng không hề có hình thể tự sanh.
Lực hướng tâm và lực ly tâm như khởi từ hai cực dương thổ và âm thổ giống như trong đĩa trung tâm của ngân hà có hai lỗ đen; khi sự rung động tương tác giữa hai lỗ đen này đúng mức, chúng sẽ chuyển sang trắng và sản sinh các ngôi mặt trời vật chất và phản vật chất. Hai thứ vật chất và phản vật chất từ trong hai hệ này nếu gặp nhau sẽ tự hủy diệt nhau và sản sinh năng lượng và đó là nguồn năng lượng chính yếu đã vận hành vũ trụ.
Hà Đồ cho thấy hai lực âm dương tương sinh tương thành cùng nhau và cuốn hút nhau như cơn lốc xoáy của các ngân hà. (Hình 22 là ởwww.Matter-AntiMatter.com/milky_way_galaxy.htm).
Hữu vô tương diễn, sanh diệt tương thành là đây. Qui tâm, hiệp nguồn nhất nguyên là về cội Hư Vô, chỗ không mà là khởi nguyên cho cái có. Ly tâm, tìm vào chỗ có lại mất đi năng lượng sáng tạo siêu nhiên, rốt lại phải hao mòn sức sống.
Đồng thời với lực sáng tạo 1,3,7,9, có ngay lực hủy diệt 2,4,6,8. Vũ trụ dường như có một số 5 tại trung cung biến
* Địa sanh ra Thiên thành:
o 2: sự hăng hái thể chất " 7: sự cường liệt tinh thần.
o 4: khí thở Hậu Thiên " 9: hơi thở nội tức Tiên Thiên.
* Thiên sanh ra Địa thành:
o 1: ngươn tinh " 6: trược tinh,
o 3: nhất dương sơ động " 8: mộng tinh.
Chính vì những sự lôi kéo của lực lượng phủ định biểu diễn bằng các âm số 6 và 8 đã làm cho năng lực Tiên Thiên giúp cho sự về nguồn là 1 và 3 phải mất hết tác dụng. Nền nhà mềm lún vì mưa ngập liên miên, khô khan lạc khí hao mòn hồng tinh, đó là cái khổ mà người thế gian nào cũng phải chịu nếu không Đạo, không Pháp.
2.4.9.6. Lạc Thư
May thay đã có xuất hiện các dấu hiệu trên lưng rùa gặp được trên sông Lạc (hình 23) giúp vua Hạ Võ thành công trong việc trị thủy của mình. Từ bản đồ này mà có được hình chữ Vạn nghịch chuyển Sauvatiska (hình 24). Nó chỉ rõ do đâu mà năng lượng của Tiên Thiên Ngũ Hành phải bị khắc chế:
- Âm thủy 6 khắc dương hỏa 7,
- Âm hỏa 2 khắc dương kim 9,
- Âm Kim 4 khắc dương mộc 3,
- Âm Mộc 8 khắc dương thổ 5,
- (Lạc Thư chỉ đến số 9, không có tượng Âm Thổ khắc Dương Thủy)
Hướng quay nghịch chiều kim đồng hồ của chữ Vạn Sauvatiska này cốt để cảnh giác qui luật ấy cho người chơn tu biết mà liệu phương tránh né ngăn ngừa.
- Trược tinh 6 làm sự sáng tâm linh 7 lu mờ,
- Sự bồn chồn nóng nảy 2 ngăn trở nội tức 9,
- Hơi thở ngoại tức 4 (quỉ phách) làm cản trở nhất dương sơ động 3,
- Mộng tinh 8 (du hồn) làm linh khí trung cung 5 hao mòn.
Nếu ngăn ngừa được sự tương khắc của Hậu Thiên Ngũ Hành thì Ngũ Khí triều ngươn, thế tương sinh của Tiên Thiên Ngũ Hành tự động diễn ra và Âm Quang đầy đủ, Khí Thái Cực cường liệt, phẩm chất Thượng Sanh trỗi rõ và do vậy mà tinh thần đầy xác và bản thân lộ vẻ tinh anh.
2.4.9.7. Thần/Vật Tiên Thiên và Thần/Vật Hậu Thiên
1,3,7,9 đều là tinh thần hướng tâm nhưng 1 và 3 là nguyên sanh của Thủy và Mộc, 7 và 9 là ứng sanh Hỏa và Kim sau khi có 2 Hỏa và 4 Kim. Vậy 1,3 là Tiên Thiên, 7,9 là Hậu Thiên. 2,4,6,8 đều là cơ hình thể ly tâm để Tạo Hóa nên vạn vật nhưng 2 và 4 là nguyên sanh ra Hỏa và Kim nên là Tiên Thiên. 6 và 8 là ứng sanh sau khi có 1 và 3 nên là Hậu Thiên.
Vậy vòng trong gồm các số sinh là Tiên Thiên. Vòng ngoài gồm các số thành đều là Hậu Thiên
5 là cái Đạo bàng bạc tự nhiên vô hình làm cho nên sự thành. Thí dụ như khi nói Thiên nhất sinh Thủy, Địa Nhị sinh Hỏa thì chưa thấy vai tuồng của số 5 trung cung nhưng khi nói Thiên nhất sinh thủy Địa lục thành chi thì ta thấy là 1+5=6. Đây không phải là phép toán cộng số lượng hay tính chất. Phép toán cộng này là hình ảnh đơn giản để ta hiểu có sự can thiệp của quyền năng biến hóa của chủ thể. Số 5 tượng cho quyền vô vi mặc nhiệm của mình, mình có thể phóng dật để 1 thành 6 hay nghiêm túc chuyển 2 thành 7.
1,3,7,9 là con đường của Đạo Kiền. 2,4,6,8 là con đường của Đạo Khôn. Đạo Kiền (Càn) là Đạo Trời, Đạo của tinh thần vô lượng, của sự qui nhất tâm linh, của Nam. Đạo Khôn là Đạo của hình thề, của sự Nhất Nguyên sanh hóa hình thể (tẩn mã chi trinh: cái chính bền của con ngựa cái, ý nói về sự trung thành với qui pháp), của cá tính, của Nữ.
Thiên sanh 1,3; Địa ứng sanh 2,4; 2 và 4 tuy gọi là Địa số nhưng vẫn có kết quả làm tốt cho tinh thần (2 = nhiệt tình, 4= khí lực). Thiên thành 7,9: tuy là Hậu Thiên nhưng đó là có thêm bạn tâm linh.
Thiên sanh 1,3; Địa thành 6,8: 1,3 bạn tâm linh giúp trở về nguồn bị giành ngôi. Cho nên nói Đông Bắc tán bằng Tây Nam đắc bằng (Đông Bắc mất bạn, Tây Nam được bạn).
Xem đây ắt rõ rằng thiên nhiên vốn có sức mạnh qui nhất tâm linh quảng khai Thiên thượng hơn là quảng sanh vật hình. Nếu chế ngự được 6 và 8, mọi việc đều theo chiều hướng tốt. Mỗi giọt máu là một khối chơn linh, không dâm quá độ thì không sát mạng chơn linh ấy (bế được số 6). Biết giữ tâm thanh khiết mà dụng công của Nữ Oa quăng đá vá trời thì tránh được cảnh mơ màng chưa khỏi lụy phồn hoa. Nữ Oa là lò lửa của phái nữ (số 2). Lửa làm nước bốc hơi, Ly Khảm hoàn lại Càn Khôn mà an định.
Đạo của con người có cả hồn và xác là cái Đạo hòa hợp Dương Quang của Ngươn Thần () với Âm Quang của Ngươn Khí (), không nằm lệch ở một bên nào mà song hành giữa hai thứ có không, Thiên Địa này. Phương pháp dụng thế sinh khắc của Ngũ Hành mà chế phục các động lực buộc ràng trong qui luật vật chất (Địa) là để trưởng dưỡng năng lực con người cho đến tột mức sống của mình (chứng bựcThượng Sanh). Duyên ngộ Thiên Hiệp để nhận hạt Thánh Cốc bất nhiểm trần giúp đi trọn con đường Cửu Thiên Khai Hóa (chứng bực Thượng Phẩm). Có Âm Quang đến bực Thượng Sanh và tinh thần đến bực Thượng Phẩm thì Dương Quang tự động đến hiệp.
Một vấn đề quan trọng của nhân loại không phải là việc có biết Pháp nghịch chuyển hay chăng mà là có đủ Thần lực để hành pháp cần thiết hay chăng. Nếu Nhơn mà có Thần để làm trọng tài giữa Thiên và Địa, giữ sự quân bình không thái quá bất cập thì sẽ có thể nghịch chuyển Tinh hóa Khí, Khí hóa Thần mà biến vật chất (Địa) thành tinh thần (Thiên), mà ngày càng cao trọng thêm. Đây là sự chuyển đổi cả tinh thần và thể chất, không chỉ khéo dụng vật chất bên ngoài để bồi dưỡng vật chất bản thân.
Nếu không có Thần, lúc thì tinh thần vượt trỗi, thể chất bị héo hon; lúc thể chất dậy lên sức đòi hỏi, tinh thần phải nhường bước, thối lui; hai cực đoan ấy đều là duyên cớ cho cái khổ.
Triết lý Ngũ Hành xác định cuộc tồn sinh hữu tướng của một cá thể có bản chất thiêng liêng vô tướng. Ngươn thần tam tính tại trung cung liên hệ đến năng lực Tiên Thiên vô tướng mà lại giúp thêm khả năng tự chủ tự điều hòa. Xác thân tứ diện có các đặc tính Hậu Thiên nếu không do theo ngươn thần linh hoạt này thì sẽ hoặc vì động mà phải đục hoặc vì tịnh mà phải dơ.
Pháp hòa hợp và chuyển biến Tiên/Hậu Thiên quả thực quý báu, giáo chủ nào cũng muốn lần hồi khai mở khả năng này cho môn sinh của mình. Duy cái khó là ở chỗ môn sinh chỉ muốn học pháp sử dụng Hậu Thiên, hoặc pháp dùng Tiên Thiên bồi dưỡng Hậu Thiên và chưa khai tâm muốn chuyển Hậu Thiên thành Tiên Thiên, cho đến mức hiệp hòa cùng Thái Cực.
Bậc nguyên nhân đã có Chơn Linh theo điều độ thì không lo vì thái quá hay bất cập mà mất hẳn đường về. Duy đáng ngại cho kẻ chỉ dụng trí để chối bỏ cái nhiên chơn phải chịu mất lối đi dễ dàng ổn thỏa.
2.4.10. KHAI TRIỂN TRIẾT LÝ THẤT PHÂN
Dòng diễn biến thất phân trong thời gian là dòng diễn biến thuộc Nhân trong Tam Tài Thiên (3), Địa (5) và Nhân (7). Số 3 diễn tả sự hiện tồn trong không gian trực cảm vô hình, số 5 diễn tả sự hiện tồn trong không gian hữu hình và thời gian nhân quả, số 7 diễn tả sự tiến hóa hữu vô để Vạn Linh trong trạng thái thất phân (1,7…748) trở về với Chí Linh.
2.4.10.1. Một Tuần Lễ theo Tây Lịch
Tên các ngày trong một tuần lễ theo lịch Tây Phương cũng hàm ngụ đạo pháp Ngũ Hành:
- Nam Bắc: Hỏa Thủy (Mardi, Mercredi / Mars, Mercure),
- Đông Tây: Mộc Kim (Jeudi, Vendredi / Jupiter, Vénus)
và tam thể trung cung là ánh sáng của Nhựt Nguyệt Đăng:
- Nhựt: (Dimanche / Dieu),
- Nguyệt (Lundi / Lune),
- Đăng (Thổ / Samedi / Saturne).
Xem lại sự giảng giải về Thiên Bàn ở hình 16, ta thấy sự đặt tên cho các ngày trong tuần lễ của lịch Tây Phương cùng nói đến việc đào tạo Âm Quang và Dương Quang. Chủ Nhật, Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư là Nhật Nguyệt Thủy Hỏa để tạo Khí Thái Cực. Thứ Năm Thứ Sáu Bảy (Mộc Kim Thổ) kín đáo hàm ngụ sự đào tạo Thiên Nhãn tại trung cung. Thổ trung cung tuy lấy hình ảnh cụ thể của thần Đất Mẹ Gaïa nhưng vốn dĩ liên quan đến quyền tự chủ nội tại trong mỗi người.
2.4.10.2. Nhật Nguyệt
Ngay trước cửa vào Đền Thánh Cao Đài có hai cột rồng màu đỏ, trên đầu cột rồng ấy có ghi rõ dấu hiệu Nhật, Nguyệt. Đây là sự chỉ rõ nghĩa lý của ngụ từ Nhật Nguyệt đã từng được dùng nhiều trong văn chương triết lý mật truyền trong các tôn giáo. Nhật là Dương Khí, Nguyệt là Âm Khí. Đó là hai cây đèn Lưỡng Nghi nói ở hình 16.
Dương Khí và Âm Khí là sanh khí nam nữ. Cửa vào giữa hai cột rồng này là ở tầng dưới cùng. Ở tầng thứ ba là hình một Thiên Nhãn trong khung vuông. Vì là ở bên ngoài cửa trời nên có cảnh tượng rồng đỏ với Thiên Nhãn trong khung vuông. Dưới chân hai cột rồng này là ảnh tượng của cá nước vẫy vùng.
2.4.10.3. Nguyên Tử Khí
Cá hóa long là một ngụ từ để nói về việc chuyển hóa sinh khí thành Nguyên Tử Khí (hay còn gọi là Huyền Ảnh Khí) từ đó có thể làm sạch thân thể và tăng cường trí não, người ta thường gọi đây là sự chuyển hóa năng lực sinh dục thành năng lực trí não. Thiên Nhãn trong khung vuông tượng cho cái trí của tầng trời thứ ba (xin xem hình 12).
Thiên Nhãn trong khung vuông được cố tình cho hiển lộ nét thô kệch so với Thiên Nhãn trong các hình tam giác. Đó là để nói rằng cái biết của cái trí không thể sánh với cái biết của cái linh. Cái linh ấy đã càng ngày càng mở ra thêm do:
1. Nỗ lực Hiệp Pháp đã giúp qua được cửa Tịnh Tâm, nghịch chuyển các khuynh hướng Hậu Thiên,
2. Duyên ngộ Thiên Hiệp làm khai mở các quan khiếu và năng lực Tiên Thiên, người ta thường gọi đây là tiến trình chuyển hóa năng lực trí não thành năng lực tâm linh, biến Huyền Ảnh Khí thành Hư Vô Khí.
3. Biết sử dụng pháp thất nhựt dương.
Trong hình 27, bảy tia hướng xuống là thất nhựt dương, chín tia hướng lên là Cửu Thiên Khai Hóa, ý nói dùng pháp Thất Nhựt Dương để mở sự sáng của mình mà đi trọn con đường Cửu Thiên Khai Hóa.
2.4.10.4. Hư Vô Khí
Suốt cả Cửu Thiên Khai Hóa đều có năng lực Tiên Thiên tương tác (xin xem hình 11 và 12). Tinh thần hiệp ứng tinh thần, hình thể chuyển biến hình thể mà sanh sanh hóa hóa không ngừng trong Càn Khôn Thế Giới. Hình thể của tầng trời cao hơn vẫn là vô hình đối với tầng bên dưới nhưng đó vẫn là hình thể, chỗ thi thố của tinh thần của tầng trời ấy.
Tinh thần liên kết nhau, đó là ảnh tượng của nhưng trên nóc vòm tròn của chín tầng Cửu Trùng Đài tượng cho Cửu Thiên Khai Hóa. Ứng với mỗi tầng trời khai hóa bên trên là một tầng của Cửu Phẩm Thần Tiên tượng bằng hình vuông. bên dưới.
Pháp thất nhựt dương là pháp tích tụ cái dương trong một tuần lễ để có Hư Vô Khí.
2.4.10.5. Thất Nhật Lai Phục
Kinh Dịch đề cập đến thời gian bảy ngày khi nói đến quẻ Phục:
Phản phục kỳ Đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng.
Thoán viết: Phục hanh, cương phản, động nhi dĩ thuận hành, thị dĩ xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.
Phản phục kỳ Đạo, thất nhật lai phục, thiên hành dã.
(Đạo phản phục ấy bảy ngày lại trở lại, có lợi cho việc đi. Lời Thoán rằng: Phục hanh, cứng lại, động mà thuận hành, tức là ra vào không quấy, bạn đến không lỗi. Cái Đạo phản phục, bảy lại phục là vận trời vậy.)
Điều luật về ngày sa bát trong Kinh Cựu Ước cũng liên quan đến pháp thất nhựt dương này:
…Ngày thứ bảy là ngày Sa Bát (sabbath) đối với Đức Chúa Trời của ngươi. Vào ngày ấy ngươi sẽ không làm việc gì cả, ngươi, con trai con gái, tớ trai tớ gái, cả đến súc vật của ngươi hay người lạ nào khác trong cửa nhà ngươi cũng vậy.
Exodus 20: 10
Moses hôi họp toàn thể cộng đồng Do Thái lại và bảo họ rằng: “Này là những điều mà CHÚA đã lệnh cho các ngươi phải thi hành. Trong sáu ngày, các việc phải được làm nhưng ngày thứ bảy sẽ là ngày linh thiêng của các ngươi, một ngày Sa bát Chúa dành ra để nghỉ ngơi. Ai làm bất cứ việc chi phải bị tội chết. Không được nhóm lửa trong bất cứ chỗ ở nào của các ngươi vào ngày Sa Bát.
Exodus 25:3
Nếu hiểu được ý kín dạy sự đào tạo âm quang và dương quang trong điều luật này, người ta ắt không còn bắt bẻ Đức Jessus Christ khi Ngài đã trị bệnh vào ngày ấy.
2.4.10.6. Nhật Nguyệt Đăng Minh
Nhật Ngyệt Đăng lại còn tượng cho ba đơn điền Hạ, Trung, Thượng trong thân thể vật chất Ngũ Hành của con người. Nhật là sức sống của tầng vật thể, Nguyệt là sức sống của tầng Trung Giới (Tình Cảm) còn Đăng là sức sống của cõi Trí.
Nhật Nguyệt Đăng Minh có liên hệ đến Phật Di Lạc, vị Phật dẫn thẳng từ tình đời đến cửa Đạo, dùng pháp tận độ mở cửa Cực Lạc Thế Giới và lập đời mới dẫn dắt nhân loại kỳ này. Tận độ là còn một chút hướng về cội nguồn cũng độ. Đức Di Lạc Bồ Tát nói về Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh như sau:
Di Lặc Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
Con nhớ vô số kiếp trước, có Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh ra đời, con dù theo Phật xuất gia, còn ham danh dự thế gian, ưa giao du với các quý tộc. Lúc ấy, Thế Tôn dạy con tu tập Duy Tâm Thức Định, vào Tam Ma Địa. Từ nhiều kiếp đến nay, dùng Tam Muội này phụng sự hằng sa chư Phật, sự ham cầu danh dự đã dứt sạch. Đến đời Phật Nhiên Đăng, con mới được thành "Vô Thượng Diệu Viên Thức Tâm Tam Muội", ngộ các pháp dơ, sạch, có, không, nơi tất cả cõi Phật, đều do tâm thức biến hiện.
Thế Tôn! Vì con ngộ Duy Tâm thức như thế, nên từ tánh thức hiện ra vô số Như Lai, nay được thọ ký sẽ thừa kế ngôi Phật ở cõi này. Phật hỏi về viên thông, con do Quán Mười Phương Duy Thức, Tâm Thức Sáng tỏ, chứng nhập Viên-Thành-Thật, Xa Lìa Tánh Y-Tha-Khởi và Biến-Kế-Chấp, Đắc Vô Sanh Nhẫn là hơn cả.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Nhật Nguyệt Đăng Minh chính là phần trong Thái Cực Đồ của Chu Đôn Hi nói ở trên. Nó thể cho Chơn Thần (tạo bởi Tinh Khí Thần) có quẻ Khảm () tượng bằng Nhật, quẻ Ly () tượng bằng Nguyệt và vòng đỏ ở giữa thể cho sự tích hợp Nhật Nguyệt trong người thành ánh Huệ Đăng.
Địa ứng Thiên mà sanh chứ không tự sanh. Cũng vậy, Nguyệt phản chiếu ánh mặt trời chứ không tự sáng. Nhưng khi Địa nhị sanh hỏa, địa tứ sanh kim thì Thiên thất và Thiên cửu thành chi. Thể tướng (Địa) hay sức sống của Nữ Phái (Nguyệt) hóa ra lại có thể giúp nên việc cho tinh thần hay tâm linh. Nếu từ chối Đạo thể thì Đạo linh không thể hiện được. Đạo thể là thể pháp của Đạo, tức là pháp âm dương nam nữ.
2.4.10.7. Địa Động và Thiên Thanh
Thanh Tịnh Kinh nói:
Phù Ðạo dã, hữu thanh trược, hữu động tịnh. Thiên thanh, Ðịa trược, Thiên động, Ðịa tịnh. Thanh dã trược chi nguyên, động tịnh dã chi cơ.
Nam thanh, Nữ trược; Nam động, Nữ tịnh, giáng bổn, lưu mạc nhi sanh vạn vật.
Nhơn năng thường thanh tịnh, Thiên địa tất giai qui.
(Ôi cái Đạo thì có thanh trược, có động tịnh.Thiên thanh, Địa trược, Thiên động Địa tịnh. Thanh là nguồn của trược, động là máy của tịnh. Nam thanh nữ trược, nam động nữ tịnh, giáng gốc truyền ngọn mà sinh ra vạn vật. Nếu ai thường thanh tịnh thì Thiên Địa tất qui về.)
Vậy, Đạo không phải thuần Thiên hay thuần Địa, thuần động hay thuần tịnh, thuần thanh hay thuần trược, thuần nam hay thuần nữ. Do khéo dụng thanh trược động tịnh nam nữ, cũng như khéo dụng Địa động để tạo ra Thiên thanh hay do khéo tránh sự cực cùng, người ta ắt có thể giữ bền sự sáng.
Đạo Đức Kinh (chương 15):
Cổ chi thiện vi sĩ giả, vi diệu huyền thông, thâm bất khả thức. Phù duy bất khả thức, cố cưỡng vi chi dung. Dự yên nhược đông thiệp xuyên; do hề nhược uý tứ lân; nghiễm hề kì nhược khách; hoán hề nhược băng chi tương thích; độn hề kì nhược phác; khoáng hề kì nhược cốc; hỗn hề kì nhược trọc. Thục năng trọc dĩ chỉ, tĩnh chi từ thanh; thục dĩ an dĩ cửu, động chi từ sinh. Bảo thử Đạo giả bất dục doanh. Phù duy bất doanh, cố năng tế bất tân thành.
(Kẻ sĩ khéo hành động thời xưa thì vi diệu huyền thông, sâu kín chẳng biết tới được. Ôi vì do không biết được nên cố cượng hình dung. E ngại như qua sông mùa Đông, do dự như sợ hãi bốn bên hàng xóm, nghiêm kính như khách, rả chảy như băng sắp tan, mộc mạc như thô sơ, trống vắng như hang không, lộn lạo như đục vẩn. Ai hay đục tịnh lại từ từ trong. Ai dụng an dụng bền, động lên từ từ sống. Kẻ giữ Đạo ấy không muốn đầy. Ôi chỉ vì không muốn đầy, tức là có khả năng ký tế mà không thành ra cái mới.)
Không thành ra cái mới là không giáng gốc (không vì 6 và 8 mà mất 1 và 3), cũng không lưu ngọn (không giữ nguyên 2 và 4 mà chẳng chuyển thành 7 và 9).
Địa động là Sanh Khí (2 và 4, hay Âm Quang) do Tinh Lực cao minh (1 và 3) mà trỗi phát. Thiên thanh là Thần Lực (hay Dương Quang, tức là 7 và 9) xuất hiện. Khéo dụng địa động có thể hườn lại Thiên thanh.
Địa là cần thiết, nhưng nếu xem Địa là cơ bản của sự sinh tồn thì không đúng. Địa là luật, là sinh diệt. Thiên là hòa, là ái, là vô sinh (không sinh ra 6,8) nên vô diệt.
2.4.10.8. Duy Tâm Thức
Nhật Nguyệt Đăng Minh là lửa sống đã chuyển thành ánh sáng của Chơn Thần (Âm Quang) ở ba phần trong thân thể. Theo ánh Nhiên Đăng (ánh đèn tự nhiên) của mình, Phật Di Lạc đạt pháp Duy Tâm Thức nên nhận biết rằng toàn cả Nhật Nguyệt Đăng nói trên đều là tự tâm (nương theo pháp thiên nhiên mà kiến tạo nên).
Do nơi tự tâm tức là do nơi Phật tâm của mình, không còn bị Pháp buộc, xa lìa tính Y Tha Khởi, (hay còn gọi là Duyên khởi tính). Theo duyên khởi thì không độc lập, cứ mãi đợi chờ hay tưởng tượng về tâm của người khác. Cũng không còn bị cảnh buộc (lìa tánh biến kế chấp, lìa huyễn giác), không nhìn các pháp bằng dáng vẻ bề ngoài, không cho các pháp huyễn giả là thật (không ưng đứng lại tại thể pháp mà còn muốn đạt bí pháp nữa).
Pháp nhập thế của Phật Di Lạc sở dĩ thực hiện được là nhờ có sự hiệp nhất cõi thiêng liêng tinh thần với cõi vật chất hữu hình. Theo diễn biến trước sau trong một tuần lễ, Mardi (thuộc Hỏa, thứ ba) đi trước Mercredi (thuộc Thủy, thứ tư), nhưng trong tương quan ngũ hành, Hỏa (Mars) và Thủy (Mercure) cùng ứng nhau mà sinh. Trong tương tác lực của phép Tạo Hóa, hoàn toàn không có thời gian do đó không có cả ý niệm về vận tốc. Tất cả đều tức thời, vì vũ trụ bao la () vẫn là Thái Cực (). Tương tự, Jeudi (thứ năm) đi trước Vendredi (thứ sáu) nhưng Mộc (Jupiter) và Kim (Venus) là đồng thời.
Tóm lại,
Sự nghĩ suy và các hành động khác của ta là sự tồn sinh trên đường tiến hóa, con đường Duy Tâm Thức có thường + vô thường (3+4=7). Sự trông chừng cái nghĩ suy của chính mình là sự hướng đến cái thông điệp từ thường thể hằng sống (phi điều kiện hóa) của ta trong không gian (số 3). Tính cách hữu hạn hữu tướng (vô thường) của ta trong không/thời gian là một thuộc tính của Ngũ Hành (số 5).
Vậy lời phát biểu của Socrates rằng khi đi ta biết ta đi, khi nói ta biết ta nói, khi suy nghĩ, ta biết ta suy nghĩ không hẳn chứng minh được sự hiện tồn của cái TA vĩnh cữu nhưng ít ra cũng là một cách thực hành để có sự tỉnh giác và tự chủ, không đợi chờ chi cả, từ tánh thức hiện ra vô số Như Lai…chứng nhập sự thành thật tròn đầy mà thực hiện cho nên cái hòa hiệp vĩnh cữu của Chơn Linh (tinh thần ngoài thân thể) và Chơn Thần (linh hồn trong thân thể), gọi là đạt Đạo, tạn mặt các Đấng cao trọng trong Càn Khôn Vũ Trụ.
Tại đây có thể có câu hỏi “Làm sao biết những đường lối này là thật?” Câu trả lời là “Dùng tai linh thì nghe, mắt linh thì thấy, trí linh thì biết.” Xưa Đức Jesus Christ cũng từng dạy:
Kẻ có tai (để nghe), hãy để hắn nghe.
Mathew 11:15, 13:19, 13:42-44, Mark 4:8-10.
Mắt kẻ đã thấy sẽ không bao giờ nhắm lại. Tai kẻ đã nghe sẽ lắng nghe.
Isaiah 32:3
Năm màu làm mắt linh bị mù, năm âm làm tai linh bị điếc, nếu chỉ dùng trí thức rút ra từ giác quan thông thường (như trường phái duy nghiệm – empiricism) thì cho dù kiến tạo được một nền văn minh vật chất cao độ đi nữa, ngõ tâm linh giúp chuyển đổi khả năng và tâm thức nội tại không hề mở ra được. Ngay cả sự dùng trí thức suy tư (như trường phái duy lý - rationalism) cũng không thoát khỏi sự ràng buộc của các qui luật ngũ hành làm cho sự chuyển hóa và thăng hoa không thực hiện được.
Nhiều trường phái, lý thuyết về sự thật đã góp phần khai mở nhiều ngõ ngách mới của kiến thức và cuộc sống. Nhân loại ngày nay được trang bị rất nhiều thông tin và dụng cụ nhưng do các bước quá đà trong nỗ lực chống lại các tập quán sai lệch về tâm linh, hầu như các ngõ ngách của khoa học và triết học vẫn còn dấu vết của nhiều quan điểm cứng nhắc làm cho con đường truy tìm sự thật bị bế tắt.
________________________________
[1] Các thứ huyền bí do sự buông trôi thả lỏng linh hồn mình cho các thứ hồn linh từ ngoài nhập vào không gì bảo đảm rằng đó là tốt. Xin xem trích dẫn lời Thánh Ngôn ngày 5-5 Mậu-Thìn (22-6--1928) trong phần 5.2.1.
[2] Hình tượng không có trấn thần chỉ là nơi mà tập thể tạo ra lực tự ám thị nhau mà thôi.
[3] Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi, duy Tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung, câu này được kể là lời vua Thuấn ân cần dặn dò vua Đại Vũ chớ nên xem nhẹ việc lo cho sức sống thực của quần chúng (Kinh Thư, thiên Đại Vũ Mô). Tuy nhiên, Diêm nhược Cừ (1637-1740) và Huệ Đống (1697-1758) đời Thanh, trong sách Thương Thư Cổ Văn Sớ Chứng đã cho rằng câu này là gốc từ Đạo Kinh của Lão Tử. {Phan Khôi dẫn sách của Lương Khải Siêu, đăng báo năm 1931 - www.viet-studies.info/Phankhoi/PKhoi_VanDeSachNguy.htm)
[4] Bồ Tát Pháp cũng có khi dụng Lý để chuyển tâm chúng sanh nhưng chơn Phật Pháp chính là Phật vô lượng thọ rồi, không chấp Lý nữa. Cho nên nói “hành chơn” chớ không nói “tầm Chơn”.
[6] Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn xuất hiện từ 29-11-1880 tại Đơn Thành Đài, tòa Bửu Liên thuộc năm thứ 6 đời vua Quang Tự, nhà Đại Thanh, Trung Quốc có nói đến việc đưa các nguyên nhân đến quả đất cách đây 60.000 năm và việc lập pháp cứu các bậc nguyên nhân ấy cho khỏi bị hệ lụy bởi các hóa nhân và quỷ nhân mà có thể trở về ngôi vị cũ.
[7] Cũng có phần nguyên-nhân đến đặng mở cơ giáo-hoá; song không ở trong số một trăm ức của Chí-Tôn đã cho xuống thế từ buổi thượng-ngươn.
[8] Phần hồn của cái hồn bên ngoài xác thân, tiếng Anh gọi là “spirit”.
[9] Phần hồn nhập vào xác thân để làm trung gian giữa Chơn Linh và xác thân. Phần này tiếng Anh gọi là “soul”.
[10] Do Đức Chí Tôn cho nhất điểm Dương Quang của Ngài đến hiệp với nhất điểm Âm Quang mà có được Chơn Linh.
[11] “Tôi nghĩ nghị, vậy tôi có hiện tồn” (trong phần IV của sách Phương Pháp Luận (tiếng Pháp, năm 1637). Dịch sang tiếng Anh cho rõ nghĩa hơn thì câu ấy là I think, therefore I am; or I am thinking, therefore I exist. Lời nói tiếng Latin ego cogito, ergo sum xuất hiện về sau trong phần I đoạn 7 của sách Nguyên Lý Triết Học (1644) và từ đó, trong thế giới sử dụng tiếng Anh, người ta thường gọi đó là lập luận "Cogito Ergo Sum"
[12] http://en.wikipedia.org/wiki/Cogito_ergo_sum
[13] Nhận Định về Lý Thuyết Cái Biết của Bertrand Russell, (The Philosophy of Bertrand Russell, Quyển 5.trong The Library of Living Philosophers.)
[14] Chơn Linh.
[15] Chơn Thần do Phật Mẫu tạo ra trong Tạo Hóa Công Pháp.
[16] Cũng từ sự không hiểu rõ quan điểm này mà một số người, đặc biệt là những hội viên của “Vienna Circle” tưởng ông có chủ trương như họ là gạt bỏ môn Siêu Hình Học khỏi con đường triết học.
[17] The Kingdom of Gods, Plate 16, page 225. (http://www.amazon.com/Kingdom-Gods-Geoffrey-Hodson/dp/8170590604)
[19] Từ đây mà hiểu tại sao Đức Thượng Đế dạy rằng “Sự hành-tàng nào về Ðạo, mà vừa lòng trong cả chư chức-sắc và chư tín-đồ, ấy là hiệp thiên-ý. Còn điều nào mà phần nhiều Môn-đệ của Thầy chẳng khứng chịu theo, ấy là bất hiệp thiên-ý đó. “ TNHT 3-2-1928.
[20] Lão Tử, Đạo Đức Kinh.
[21] Không hề có cái thực vô, khi tâm người trở về sự như nhiên, không có cái “có” lẫn cái “không” (hay không cố chấp chứa chi trong tâm) thì tính Thái Cực bất phân, phi nhị nguyên, liền hiển lộ.
[22] Người ta gọi đây là số trung bình hoàng kim. Nó là kết quả của phép tính sau đây:
Φ = 𝒶/𝓍 = 𝓍/𝓎 (1)
𝒶= 𝓍+𝓎 (2) " 𝒶/𝓍 = 1+ 𝓎/ 𝓍
Φ = 1+1/ Φ
_ Φ2- Φ+1 = 0
[23] Xin xem hình 11.
[24] Cấu trúc phân “lớp” đây ý nói như “fractual” structure của sự sống đi vào con người theo từng lớp, mỗi lớp một phân nhánh thêm nhưng theo một điệu chung. Thí dụ như ở lớp đầu tiên, một gốc cây sinh ra ba nhánh, cứ sinh ra như thế thì lớp thứ hai có chín nhánh, lớp thứ ba có hai mươi bảy nhánh nhỏ hơn. Ở con người thì giống như sự nối dõi tông đường. Cấu trúc “Phân Ngũ Hành” giống như “gauge field” cho năm vùng không gian. Ở con người thì như sự tương tác của năm sắc dân hay năm loại cơ quan trong thân thể. Sự phân ba lớp Thiên Địa Nhân là nói về chiều sâu, sự phân Ngũ Hành là nói về chiều rộng.
[25] Xem 7.1.5. Tinh Lực và Thần Lực
Trở về đầu chương 2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét