I-Tính chất chung
1-Về giải thích thế giới, và thế giới tâm linh: Không một đạo giáo nào giải thích chính xác về thế giới, về khoa học tâm linh và các hiện tượng tâm linh, thế giới vô hình, linh hồn chính xác, trên cơ sở khoa học vật lý lượng tử hiện đại. Một số đạo dùng bí hiểm tâm linh để dẫn dụ tín chủ; lại có pháp môn phức tạp, kinh tự rắc rối. Bất lực trước một số hiện tượng tâm linh, như hiện vong, nhập vong, xem bói, tiên tri, xác thân bất hoại, thần giao cách cảm, tâm năng điều khiển, linh tính, giấc mơ, xuất vía…Không giáo chủ tôn giáo nào được và đã được Thượng đế cho thấy Người bằng mắt huệ, để Người giáo dạy trực tiếp! Nên có khi hiểu sai về Cha, hoặc dùng bí hiểm mô phỏng, dẫn dụ tín chủ, dọa nạt tâm linh tùy tiện.
2-Không một đạo giáo nào đưa ra lý luận triết học tự nhiên và lý luận triết học xã hội, xây dựng con đường và biện pháp cải tạo xã hội loài người, để loài người thực sự thông minh, thông linh, văn minh, đạt đại thiện, đại mỹ, để đạt chính quả, siêu thoát ngay khi sống, nhưng lại cũng cải tạo, xây dựng xã hội an lạc. Họ chỉ đưa ra các biện pháp và tiêu chí đạo đức. Về mặt lý tưởng xã hội HẠ GIỚI là không. Đạo Ki-Tô mơ đến thiên đường trên cao, Chúa đưa hội thánh lên không trung trong tận thế, rồi xây nước trời ngàn năm bình an. Cái nước trời ấy ở đâu, trên trời hay dưới đất, xây nó như thế nào, đặc điểm của nó ra sao, thì rất mơ hồ, không có triết lý và phương pháp tiến hành cụ thể. Tức là không có cách mạng xã hội và cách mạng tâm linh. Trong khi nhân loại còn tồn tại hàng tỷ năm, vậy nhân loại sống như thế nào, ra sao, vào chùa hết hay lên thiên đường hết, thì không ai lý giải được.
Đạo Phật tu đạt giác ngộ, diệt dục, xuất thế, xa rời các nguyên lý tồn tại của xã hội là sinh sống, sinh sản của loài người. Tu đạt siêu thoát-tức đạt trạng thái Niết bàn, chết đi lên Niết bàn. Nhưng còn xã hội hiện tại thì ai lo? Tu sỹ Phật giáo còn phải ăn, phải mặc, dùng vật phẩm của chúng sinh, vậy còn nghiệp phải trả, vì tu chỉ ích mỗi bản thân thôi. Người ta đi chùa cầu Phật, nhưng họ không hiểu nhiều về đạo đức và đạo pháp nhà Phật. Ngày nay và mai sau, pháp Phật có độ, cứu nhân loại khỏi chiến tranh, bệnh họa không? Phật tổ đã nói: vào thời mạt pháp, tu sỹ độ mình đã khó, nói chi đến độ người.
Cho nên Hồ Chí Minh có nói: Ông Bụt trong chùa hiền lành tốt tính, nhưng chả giúp được gì.
Khái niệm xã hội Thánh Đức là của đạo Phật, vậy Ta hỏi: Muốn có Thánh Đức phải làm gì? Xây nó ra sao? Nó như thế nào? Ai sẽ xây nó, vào chùa xây hay sao? Hay là khuyên người ta sống có đạo đức là được?
Đạo Phật chờ bồ tát Di Lặc giáng lâm, xây Thánh Đức, vậy Di Lặc xuống với hình ảnh ông béo à? Mặc áo cà sa vào chùa xây Thánh Đức sao? Ai đã biết mặt của Di Lặc thế nào? Bao lâu nữa, tới 8400 năm sau khi Thích Ca nhập diệt, Di Lặc mới giáng lâm, vậy đến lúc đó, xã hội loài người sẽ ra sao? Rất siêu hiện đại rồi, vậy Di Lặc sẽ dạy gì vào lúc đó?
Nay Phật Thích Ca đã hết nhiệm kỳ lãnh đạo, đã về giời, tất cả các cảnh chùa đã không được còn giáng bóng nữa. Đây là luật mới của Thiên đình. Ngoài ra, như chúng ta biết, Phật coi Thượng đế là Phạm Thiên Vương. Thiên Vương là một vị thần lãnh đạo một tinh cầu, như quả đất, sao Hỏa…Có rất nhiều vị Thiên Vương. Cho nên sai lầm, tín đồ phật giáo hiểu sai, phạm tội bất kính với Cha! Cha là đấng Đại toàn năng, còn sinh ra cả Phật Thích Ca, cho Ngài xuống thế gieo đạo. Chúng ta nên nhớ, Ấn Độ giáo-hay đạo Bà La Môn-thờ đấng Brahman-tức Thượng đế. Phật Thích Ca, vì thấy Ấn giáo suy đồi, không cứu độ được đau khổ cho chúng sinh, nên vì thương xót chúng sinh, Ngài đã phát nguyện, tu luyện và sáng tạo ra pháp môn mới, trên nền tảng của Ấn giáo, vẫn là phép tu thiền, luân hồi, kiếp nghiệp quả luân hồi, nhưng chủ trương thoát tục để thoát khổ; chủ trương không có ta-tức là vô ngã; trong khi Ấn giáo xác định con người là tiểu ngã-linh hồn, trong đại ngã-thượng đế. Đây là khác biệt chính yếu của Đạo Phật, và khi đạt trạng thái niết bàn, thì trở về hư vô, về không-thực chất là trở về với Cha, hết luân hồi. Nhưng đạo Phật nguyên thủy không công nhận có linh hồn, Thượng đế. Nay các đức Phật đã đắc đạo, linh hồn họ vẫn đang hiện hóa, hồn người ta nhìn thấy hàng ngày, thì lý thuyết nhận thức kia còn đúng hay đã sai? Và Đức Phật nói: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, vậy đúng hay sai? Ta chỉ biết có một vị duy ngã độc tôn, đang tưới đức và sinh ra tất cả, là Thượng đế!
Cha vẫn đang lãnh đạo cả chư thần-thánh-tiên-phật. Trước khi ngài Thích Ca Mâu Ni xuống thế để gieo đạo Phật, thì Ngài đã trải qua vô lượng kiếp tu rồi.
Chính pháp của đạo Phật, như chính đức Phật nói trong kinh phật, chỉ phát triển có 2500 năm, sau khi ngài nhập diệt, rồi mạt. Nay Ngài đã nhập diệt được 2553 năm.
Đạo Phật nay đang hoằng dương hơn, nhưng nhân loại cần một cuộc cải cách vĩ đại để cả nhân loại thành một trường học, phải sống.
Đức Phật mãi là một bậc thầy khai ngộ về Đạo Đức và lòng từ bi cho chúng ta phấn đấu.
3-Nhiều luận điểm mang tích chất hoang đường trong kinh tự và pháp tu, đã làm khoa học hiện đại chống lại. Các tôn giáo này bí, do kinh tự đôi khi có những luận cứ quan trọng sai, thậm chí mang tính huyền thoại; nên dùng phương thức bảo thủ, bí nhiệm để lôi kéo con người. Thậm chí dùng thủ đoạn làm con người u mê, ngu đần, với cách muốn ngu để trị- có tính phản động!
Không có tôn giáo nào đưa ra được các qui luật lớn về Đạo Trời-Hay chính xác là khoa học về nhận thức các qui luật lớn trong tự nhiên và vũ trụ.
Các tôn giáo trước đã có tính chất làm tôn giáo và khoa học chống lại nhau; vì sao: Vì sự bí nhiệm của pháp môn, bí hiểm tâm linh, không có khoa học tâm linh soi đường. Khoa học tâm linh không thống nhất được và không có điểm chung với khoa học lý hóa thô mộc, triết học duy vật thô mộc hiện có.
4-Các tôn giáo không ngừng miệt thị nhau, thậm chí dùng thần quyền tiêu diệt nhau, gây chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo, tôn giáo bị lợi dụng phục vụ tham vọng tàn độc bành trướng xâm lược trong suốt 2000 năm qua, như một vết nhơ trong lịch sử nhân loại. Dùng tôn giáo làm lá bài để chống các dân tộc khác, gây khủng bố, áp đặt quyền tự do và độc lập của các dân tộc.
“ Thế Kỷ 20, ta thấy có khoảng 10 cuộc chiến mang tính tôn giáo:
Thứ nhất phải kể cuộc chiến ở Bắc Ái Nhĩ Lan giữa những tín đồ Tin Lành và Thiên Chúa Giáo thuộc La Mã đã kéo dài hàng thế kỷ.
Thứ hai: Cuộc chiến Bosnia và Kosovo giữa người Albania theo Hồi Giáo và người Serbia theo Chính Thống Giáo, cuộc chiến này còn mang thêm tính sắc tộc nữa.
Thứ ba: Cuộc chiến Croatia giữa những người theo Thiên Chúa Giáo La Mã và Hồi Giáo.
Thứ tư: Cuộc chiến ở Nam Sudan giữa những tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã và các tín đồ Hồi Giáo.
Thứ năm: Cuộc chiến giữa người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo và người Hy Lạp theo Chính Thống Giáo tức Thiên Chúa Giáo, ở đảo Cyprus.
Thứ sáu: Cuộc chiến ở Kashmir giữa những người theo Hồi Giáo được Pakistan hỗ trợ với những người theo Ấn Ðộ Giáo được Ấn Ðộ hậu thuẫn.
Thứ bẩy: Cuộc chiến ở Ambon, Indonesia giữa những người Hồi Giáo và tín đồ Thiên Chúa Giáo. Trước đó là cuộc chiến tại Ðông Timor cũng của hai tôn giáo này.
Thứ tám: Cuộc chiến ở Sri Lanka giữa chính quyền theo Phật Giáo và phe Ấn Giáo đòi ly khai gọi là Hổ Tamil.
Thứ chín: Cuộc chiến tại Afghanistan trước đây giữa hai phe Hồi Giáo Taliban và Liên Minh Phương Bắc, nay là cuộc chiến chống khủng bố.
Thứ mười: Cuộc chiến tại Philippines giữa chính phủ theo Thiên Chúa Giáo La Mã và lực lượng Hồi Giáo gọi là Moro. Hiện nay đang có cuộc chiến tiêu diệt nhóm Abu Sayab theo Hồi Giáo, được coi như thành phần khủng bố có liên lạc với tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Mới đây nhất là cuộc xung đột tôn giáo đẫm máu tại Ấn Ðộ khởi đầu từ ngày 27-2-2002 giữa những người theo Hồi Giáo và những tín đồ Ấn Ðộ Giáo, chỉ trong vòng một tuần lể mà có tới 700 người chết và nhiều nhà bị đốt cháy tại bang Gujarat.”
( Tư liệu Internet)
5-Đặc điểm chung nhất là: Sự suy vi của Chính pháp, dẫn đến sự suy loạn của Đạo đức và Đạo pháp, chính trong họ đang mâu thuẫn, chia rẽ và phản pháp; đồng thời nhận thức loanh quanh lại, đấu tranh và đưa ra các triết lý vụn vặt về để bảo vệ chính pháp. Thời mạt pháp của các đạo, ứng với thời mạt thế hiện nay, trước chuyển thế.
Chúng ta sẽ thấy, sự suy mạt khủng khiếp của các linh mục Ki-tô và Giáo hội…Nga cũng thờ Chúa, Mỹ cũng thờ Chúa, nước nào đúng trong đạo đức? Và sự mạo báng và bỏ pháp của rất nhiều ni sư, trốn đời vào chùa hưởng lạc…Đạo Hồi gắn với sự hỗn loạn đánh nhau ngay giữa phái Hồi là Sunni và Shiite.
6-Các tín điều đạo đức không phản ánh hết và không thỏa mãn được tính chất phức tạp của đời sống và không đủ khả năng răn đe một cách tự giác khoa học một cách lâu dài trong toàn bộ tiến hóa nhân loại.
7-Vấn đề siêu thoát: Không một tôn giáo nào có phương cách siêu thoát hiện đại và khoa học, đắc hiệu và nhanh chóng, được nhiều như chúng ta! Họ thường đọc kinh cầu chú, cho linh hồn tự giác ngộ hoặc phải dùng tha lực của các thần thánh tiên phật khác; vì họ không có lý luận về trường sinh học và linh hồn đúng đắn. Ki-tô giáo khi có người chết, đào sâu chôn chặt…thực tế quá ít linh hồn được siêu và còn lâu mới lên được cảnh giới 9 là Thiên đường! Ngoài ra, Phật giáo cũng ít được Niết bàn-tức giải thoát.
................
Như vậy: Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chúng ta là pháp môn tu tập siêu ngộ Chân Lý và có cách siêu thoát cho vong nhân siêu đẳng nhất, mà không có vị pháp chủ nào từ trước có thể làm được như Ta; ngoài ra, cũng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có sự kết hợp chặt chẽ Tôn giáo với Lý thuyết xã hội, giữa thần quyền với chính quyền, giữa khoa học hiện đại với khoa học về tâm linh và tôn giáo, thống nhất khoa học, thống nhất nhận thức về tín ngưỡng tâm linh-tôn giáo, thống nhất tự nhiên với lý tưởng về Thượng đế, giữa tự nhiên với con người, mà không có sự bí hiểm, bí nhiệm nào. Tất cả sáng rõ, trong sáng, chân chính, lý tưởng cao đẹp và triết lý khả thi, hơn bất cứ một triết thuyết xã hội hay tôn giáo nào đã có từ trước đến nay!
Do đó, chúng ta không là tôn giáo.
Chúng ta theo Đạo Trời muôn năm của Vua Cha Thượng đế vĩ đại.
8-Vấn đề bàng môn, tả đạo: Khi Đức Thích Ca ra đời, đạo Ấn Độ giáo, Jaina giáo đã có trước khoảng mấy ngàn năm với thuyết luân hồi, nhân quả; đặc biệt, pháp tu kiểu thoát tục Đạo sỹ Yoga đã có trước đó khoảng 6 ngàn năm. Một thời gian vô cùng lâu. Họ tập huyền môn siêu đẳng, siêu thoát ngay tại thế, xa lánh tục trần. Sau này, vì thương xót chúng sinh trầm luân trong bể khổ, Đức Thích Ca đã sáng tạo ra pháp môn mới, với hệ thống đạo đức và tu tập tự giác ngộ ( tự ngộ tự tha), trên cơ sở thiền truyền thống, xa tục trần xuất thế, nhưng có tổ chức ( thực tế là cải cách tôn giáo Ấn). Lúc đó, Ấn giáo coi ngài Thích Ca là bàng môn tà đạo. Đạo Phật không phát triển được ở Ấn Độ, phải sang Tây Tạng và phía Đông. Khi đạo Phật phát triển, chia thêm nhánh Đại Thừa, thì những người Tiểu Thừa coi đó là bàng môn. Sau còn rất nhiều pháp môn khác nhau. Đạo Ki-tô cũng có hoàn cảnh tương tự. Do Thái giáo thờ Chúa Trời-thánh Jehovah có trước khi Jesus ra đời mấy ngàn năm.
Tôn giáo là cụ thể, có tính cụ thể, lịch sử, phù hợp với giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội loài người. Lịch sử loài người đã có vô số các tôn giáo khác nhau, cái sau sinh ra từ cái trước, thừa kế tinh hoa và cũng là phủ định cái trước; cái trước có khi nói cái sau là bàng môn tà đạo. Nhưng cái nào hợp qui luật tiến hóa, và hợp với giai đoạn lịch sử phát triển kế tiếp của loài người thì tồn tại, phát triển, rồi mạt, diệt, theo qui luật thành trụ dị diệt, thành trụ hoại không, như muôn sự vật hiện tượng khác, không có gì là lạ.
Những người sáng tạo-ban đầu, luôn luôn bị chống đối, bị phá hại, thậm chí bị làm hại, theo qui luật phản phục, không có gì là lạ. Nhưng rồi, cái mới, cái tiến bộ sẽ đi lên, thậm chí có khi bị thụt lùi…
Vậy nhận thức của nhân loại, với tính cụ thể là các hình thái ý thức, trong đó có tôn giáo, đạo đức…luôn luôn phát triển từ thấp đến cao, theo chiều xoáy trôn ốc, đi lên, càng sau càng hoàn thiện. Ý thức, nhận thức nào hợp qui luật tất yếu tiến hóa và phù hợp với điều kiện phát triển mới của xã hội loài người thì tồn tại và phát triển, rồi cũng sẽ bị lụi tàn là tất yếu. Cái gì cũ, lạc hậu, sẽ tan rã; đương nhiên cái cũ sẽ chống lại cái mới sinh ra, bảo thủ sẽ chống tiến bộ, nhưng theo thời gian và qui luật, cái gì hợp lý, hợp qui luật thì tồn tại và đi lên. Vấn đề là ở chỗ tách ra, có cái nhìn chung, để đánh giá và phân tích, không vô minh, không kỳ thị, nhưng cũng không cố tình bảo thủ thành phản động, thậm chí gây tội ác chống lại tiến hóa. Xã hội, hay các triết thuyết cũng đều thế.
9-Về các nghi thức tâm linh: Đa số các tôn giáo đều rườm rà, nặng nề, thậm chí bắt dân đóng góp xây dựng nặng. Dân nghèo, xây lắm chùa chiền nhà thờ. Việc đưa vong cốt vào thờ trong chùa là sai lầm về linh pháp, vì chùa là nơi để con người tu hành, chứ không phải là nhà mồ; người ta đã hiểu sai việc nhờ Phật tiếp dẫn vong đi siêu, với chuyện cho vong vào chùa tu tập. Tu chỗ nào? Học ai? Nhiều vong nói với Ta là họ rất đói, lạnh, buồn thê thảm! Xin về nhà cho ấm áp! Việc chôn sâu không cải táng của Công giáo không diệt, hoặc làm tan rã được linh hồn, mà càng làm họ khó siêu thoát, trở lên bất trị và phá lại hạ giới. Địa ngục không phải dưới đất. Thực tế, yểm phong thủy…không phải lúc nào cũng được. Có quá nhiều các vong người Công giáo hành lại chính người thân, Ta chữa bệnh tâm linh, bắt họ, siêu, dạy, rồi mới bắt họ chữa cho người thân của chính vong đó.
Theo đạo, nhưng không ăn chay, không thiền công siêu đẳng, lại tham tiền tài vật dục danh, lợi, ghen tỵ, hoặc thèm khát khi tu, hoặc nhận thức tri thức thấp kém…thì làm sao chết siêu thoát được!?
Một số tôn giáo, từ khi ra đời đến nay, mang lại đau khổ, đau thương cho nhân loại, hơn là cứu rỗi, cứu độ! Đó là sự thật không thể chối cãi!
Cha là của chung, không phải là của riêng của bất cứ tôn giáo hay pháp môn nào.
Có hàng vô số pháp tu tập để về với Cha, pháp nào đã lạc hậu, tất suy bại.
Các vị hãy nghe chính những lời nhận xét của Cha về họ.
……………………..
Ngoài ra, cần nhấn mạnh: Thời Thánh Đức, thuộc về một giáo lý mới; bản chất xã hội Thánh Đức-thực chất là xã hội cộng sản Thiên Đạo tại thế này; người ta sống và tu tập học hành tại gia, mà vẫn hiền lương, đạt lục thông, đó mới là điều vĩ đại! Không thể vào chùa hết mà xây xã hội an lạc, nhân dân thái bình được. Cũng không thể khuyên chúng sinh sống đạo hạnh, giác ngộ Chân lý, giải thoát, khi xã hội còn điêu linh, đói nghèo và bệnh tật. Con người muốn tồn tại, không thể thoát ra khỏi cộng đồng được-xét nghĩa toàn thể nhân loại. Con người ta phải ăn mới đến Đạo, không thể khất thực của xã hội mãi được; không có ăn thì không thành đạo, Phật Tổ đã từng bỏ lối tu khổ hạnh để đi vào Trung đạo; mà Đạo là sự tồn tại của các qui luật, trong đó có qui luật sinh hóa. Không tiến hành cải tạo xã hội, thì không thể giải quyết tận gốc sự đau khổ của con người. Ai xuống thế, cũng vào chùa hết, thì ai làm cho mà ăn? Hoặc từ bi hỷ xả, xả thiền, bỏ tam độc là tham sân si…nhưng cuộc sống khốn nạn làm họ bầm dập, thì họ liệu có an nhiên tự tại hay loại bỏ sự đấu tranh trong bản thân và xã hội với nhau được chăng? Loại người dĩ hòa vi quí đáng sợ hơn cả, và chúng ta sợ nhất là loại người quá tốt! Đúng không khen, sai không chê, hỷ xả cho kẻ ác một vài lần, nhưng tổng số chúng thì thành họa cho xã hội! Chúng ta quá hiểu, thời mạt, kẻ hiền tài, người hiền lương hay bị oan trái, bị đọa đày, thiệt thòi thế nào rồi!
Hạnh phúc không phải là tu nhàn, mà là cống hiến cho loài người và tu tập khoa học đắc cách, để có hạnh ngộ phúc đạo, sống đạo đời hợp nhất. Chỉ có xã hội Thiên Đạo mới làm được Đại đồng Thánh Đức, giải phóng được nhân loại khỏi tội ác, chiến tranh, tham tàn và vô minh, vô thần, hoặc mê tín mê muội; lại chính thờ Cha thực của mình là Thượng đế-tuân theo luật Trời hay Đạo Trời, mà không tôn giáo nào hiện nay có thể mô phỏng hay thể hiện được một cách khoa học. Chúng ta là tiểu ngã trong đại ngã, tiểu hồn trong đại hồn, thực tế hiện nay linh hồn Phật tổ vẫn tồn tại, vẫn hiện hóa, chứ không phải là không. Thượng đế còn vô vàn đau khổ, vì con cái của Người còn đau khổ, đưa vài chục vạn người lên thượng giới trong một thế kỷ là quá ít, nhưng nếu thế giới này là một xã hội lành mạnh, thì sẽ có hàng chục triệu, hàng trăm triệu người đạt đạo. Còn mọi chư phật và bồ tát, đều luôn theo chỉ lệnh của Vua Cha. Các cổ thần, hay cổ phật, hay các thần thánh, hay các thần tinh…đều là một, là cách gọi khác nhau của các tôn giáo mà thôi; vì Nhân loại cũng chỉ là Một.
Tuy nhiên: Tương lai, chúng ta sẽ chọn lọc những tinh hoa cao quí của Phật giáo để xây Thánh đức là: Đạo đức cao đẹp, Bát chánh đạo, thuyết luân hồi, nhân quả (tất nhiên cần sửa lại), pháp thiền, vì không thiền, không thể đạt thần thông và năng linh. Phật Tổ mãi là người thầy vĩ đại của chúng ta.
Chúng ta cần kế thừa, phát huy tính tốt của Nho giáo Phương Đông: Ngày nay chế độ phong kiến không còn tồn tại với tư cách là hình thái chính trị, pháp quyền, cơ sở kiến trúc thượng tầng cũng như hạ tầng của nó đã bị sụp đổ; nhưng với tư cách là một hình thái ý thức đạo đức (đạo Nho) thì những mảng vỡ cuả nó vẫn còn, dù ít dù nhiều, vẫn ảnh hưởng lớn tới xã hội phương Đông hiện nay. Do đó phải xét cái hay, cái dở của nó để góp phần xây dựng nền văn hoá mới phát triển lành mạnh theo tinh thần tiếp thu chọn lọc tinh hoa của nó, không phủ định sạch trơn mà kế thừa biện chứng có chọn lọc.
Một phần tư tưởng nho Giáo tồn tại, do các nguyên nhân sau: Do cơ sở kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp với sản xuất lạc hậu, kiểu truyền thống. Ở Trung Quốc, Đông Nam Á…vẫn còn bộ phận kinh tế nông nghiệp nông thôn lạc hậu. Tính chất sản xuất nông nghiệp như thế này còn tồn tại khá lâu nữa, nhất là ở các vùng nghèo, kém phát triển, miền núi.
Đô thị hoá nhanh, nhưng diễn ra chủ yếu ở các đô thị lớn và quanh đô thị. Nông dân vẫn chiếm số đông. Làng xã, thôn xóm không khép kín như xưa, nhưng vẫn tồn tại văn hoá tiểu nông lạc hậu. Văn hoá chưa được hiện đại hoá toàn diện, chưa xoá hết mù chữ. Phong tục tập quán cổ truyền luôn luôn có xu hướng bảo thủ và phát triển rất chậm.
Trung với nước: Tinh thần trung quân ái quốc, trung với vua, hiếu với cha mẹ được cải biến thành trung với nước, hiếu với dân.
Đạo tam cương ngũ thường, ngũ luân của phong kiến, tạo ra riềng mối rường cột trong quản lý xã hội cũ, biến cải thành một số kinh nghiệm trong xây dựng các mối quan hệ mới, trong xây dựng thiết chế văn hoá, thiết chế chính trị, đạo đức, trong quản lý xây dựng gia đình và xã hội mới, con người mới.
Đức là nội dung quan trọng nhất của xã hội phong kiến; đức là phẩm chất, tập trung ở: Lễ, nghĩa, nhân, trung, hiếu, tiết hạnh. Ngày nay xã hội phương Đông vẫn trọng đức làm đầu: “ Có tài mà không có đức như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” ( Hồ Chí Minh). “ Cái nết đánh chết cái đẹp”…do đó đạo đức vẫn là nền tảng muôn đời của xã hội. Ý nghĩa và tầm quan trọng đó ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Ngũ luân: Vua tôi, cha con, vợ chồng, trưởng ấu, bè bạn. Ngày nay quan hệ vua tôi thành quan hệ cá nhân với lãnh tụ, hiểu rộng ra là với thầy, với cấp trên, với tổ chức, vẫn cần có chuẩn mực, có tình, có lý, vừa là đạo lý làm người. Làm công dân phải trung với nước, con phải hiếu với cha mẹ, vợ chồng vẫn phải “tương kính như thân”, hoà hợp. Em phải kính anh, bạn bè phải nghĩa, hiệp, thuận, thân.
Tu thân vẫn là một giá trị quan trọng trong xây dựng nhân cách con người. Cả đời người lúc nào cũng phải tu thân. Thanh niên thì lập thân mới lập nghiệp, người thành đạt lập nghiệp mới lập ngôn. Giá trị danh chính-ngôn thuận vẫn còn tác dụng lớn. Hiền tài vẫn là nguyên khí của quốc gia. Con người ta sinh ra vẫn phải tuân theo luân lý chung, đó là đạo làm người. Có trí, lễ, nghĩa, trung, liêm thì mới thành nhân. Đặc biệt là cán bộ. Cụ Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Đạo đức vẫn là cáo gốc của người cán bộ cách mạng.
Cụ Hồ Chí Minh còn nói: “Học để làm người, học để làm cán bộ” phục vụ nhân dân. Xưa học để làm quan, nay học để phụng sự nhân dân, làm đày tớ của nhân dân.
Nho giáo lấy đức trị làm đầu…xét cho cùng, tính chất ưu việt ở chỗ, lấy giáo dục thuyết phục làm trước, sau mới chế áp. Phương pháp giáo dục đạo đức vẫn coi trọng yếu tố làm gương trước, xử phạt sau. “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Trong gia đình và ngoài xã hội, bên cạnh việc bình đẳng về quyền lợi của cá nhân, và tổ chức do pháp luật qui định, vẫn phải có tôn ti trên dưới. Xác định chỗ đứng, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng công dân, trong gia đình, từng người trong xã hội, không thể tự do tuỳ tiện, đều phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hạn chế những ảnh hưởng xấu và điều chỉnh văn hoá phương Đông nói riêng và văn hoá Nhân loại nói chung:
-Đó là óc địa vị, tôn ti trật tự, đẳng cấp, cục bộ có nguồn gốc do giai cấp phong kiến (tầng lớp vua quan, nho sỹ) là giai cấp trên, được quyền chiếm đoạt, sử dụng của cải xã hội (đứng trên nhân dân, coi khinh lao động). Địa vị luôn gắn với đặc quyền đặc lợi, làm quan có sức hấp dẫn đặc biệt. Tư tưởng địa vị thâm căn cố đế ( do đạo tam cương) tìm cách để có địa vị, địa vị chức quyền càng cao, bổng lộc càng nhiều. Để vinh thân phì gia. Muốn có quyền lực, phải kết bè phái, cục bộ ê kíp, cục bộ địa phương, cục bộ dòng họ. Cục bộ còn do tính chất bảo thủ làng xã. Điều này chúng ta cần tránh trong xây dựng thiết chế tự trị sau này của xã hội đại đồng. Muốn bảo vệ quyền lợi, thì phải cục bộ. Giá trị con người được xét theo địa vị và danh vọng, mà coi nhẹ đạo đức. Vì tư tưởng quyền danh mà háo quyền hành, háo danh. Tâm lý háo danh còn ảnh hưởng tới cả lớp trẻ khi học, chọn nghề và cả xã hội. Đạo đức phong kiến trọng người quân tử ( xét kỹ là người có học), cho nên quân tử phải đem sự học ấy để hành đạo ( giáo hoá, chăn dân, huệ dân). Nên đôi khi, biến dị đi, quan tham cũng là “cha mẹ dân’. Xuất phát từ tư tưởng đặc quyền đặc lợi, nên để bảo vệ địa vị ấy, vua phải dựa vào dòng tộc, cho mình là “thiên tử ” chăn dân. “Thần thiêng phải có bệ hạ”, quan thì phải dựa vào vua, nịnh nọt vua, dựa vào dòng họ, cục bộ. “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Vô số vua quan vì quyền lợi cá nhân, mà tranh ngôi vị, tranh đất, tranh thiên hạ, đưa xã hội bao năm vào chinh chiến nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Không biết họ thay trời hành đạo cái gì?
Đã có tư tưởng như thế, nên phải có những thủ đoạn như kéo bè kéo cánh, tiêu diệt lẫn nhau, tranh dành chức quyền, làm hại người tài, người lương thiện. Đặc biệt là tính cách đố kỵ ghanh ghen xấu xa, nguồn gốc là để tranh dành, gây vô vàn tội ác.
Thời loạn thì trọng nhân tài, đến khi thời thịnh, thì triệt hạ hiền tài. Trong lịch sử có vô khối chuyện đau lòng về chia rẽ đất nước, triệt hạ hiền tài, bảo thủ phản động, phản dân hại nước vì quyền lợi cục bộ.
Kết luận
Muốn thực hiện đại đồng, hợp nhất tôn giáo, nhân loại, phải: Có một Chính Pháp lớn đủ bao trùm mọi pháp cũ, cao hơn mọi triết-thuyết xã hội hiện có, giải thích khoa học mọi vấn đề của tự nhiên-xã hội-con người-khoa học hiện đại, hợp lý hóa được lý tưởng xã hội, khoa học với Đạo pháp-Chính pháp và huyền thuật-tức là Huyền pháp; hiện đại, nhưng không cũ trong hàng vạn năm; không lặp lại cách thức tu tập và nghi lễ đã cũ… đáp ứng được tiêu chí và phản ánh được sự phát triển của mọi thời đại tương lai; đồng thời, thực hiện cuộc cách mạng tâm linh sâu rộng, cùng lý tưởng xã hội, cả lý tính, cảm tính; và phải chứng minh được sự hiện hữu và khả năng khả thi của Pháp. Phải có một pháp tu tích cực, đắc hiệu, nhưng không xa rời cuộc sống bình thường của con người. Nghi lễ giản dị, Đạo-Đời hợp nhất, dành cho hàng vạn năm.
1-Nhân loại tương lai cần một đạo chung mới, hợp nhất là Không tôn giáo-hay gọi là ĐẠO TRỜI, đủ cho cả nhân loại hòa bình an lạc. Không thờ, hay thờ Thượng đế không quan trọng bằng thực hiện lý tưởng theo con đường của Thượng đế chỉ dạy, định hướng-là qui luật tất yếu của xã hội loài người.
2-Nhân loại cần một triết thuyết khoa học-tâm linh chính xác về qui luật tiến hóa của Vũ trụ-nhân loại. Hiện triết học phương tây hiện đại bế tắc và khủng hoảng, CNTB sẽ tất yếu bị diệt vong. Triết học và khoa học hiện đại bó tay không đủ khả năng giải thích các hiện tượng bí hiểm và sự thật tâm linh.
3-Có người sẽ nói chúng ta là gì mà có quyền “phán xét” các tôn giáo?
Ta nói các lý do sau:
-Thứ nhất:-Đã là đứng ngoài họ, và là con người có nhận thức, thì phải biết hay dở tốt xấu, khi nhận thức cái khác, ví như nhận thức người khác và người khác nhận thức về mình vậy. Do đó, ta có quyền nhận thức cái hay, cái dở của các tôn giáo. Cái mới sinh ra, thì luôn phủ định cái cũ; xưa các tôn giáo lúc mới ra đời, hay các học thuyết cũng thế.
-Thứ hai: Các đạo đã mạt pháp-do chính họ, có tính phổ biến, không cưỡng lại được. Vì chúng ta được lệnh xây dựng Chính pháp mới, có quyền lực tâm linh của Thiên đình ban cho, có sắc lệnh, có khả năng thông linh, ngồi chính vị ghế bóng-nên có quyền so sánh, tự tin nghiên cứu và nhận xét, trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học, theo nhận thức của chúng ta, chứ chúng ta cũng không vơ vào, không chửi rủa bới móc, hay miệt thị tôn giáo, mà trân trọng, thận trọng đánh giá, không chỉ chúng ta, mà theo như đánh giá chung và ngay trong đánh giá của chính các tôn giáo đó. Thậm chí chúng ta tiếp thu nghiêm túc, khoa học các giá trị tinh hoa của họ. Tại sao? Vì đạo đức chính thống của mọi tôn giáo đều cao đẹp, các bậc giáo chủ xưa đều là những linh căn lớn do quyền phép và tiên tri của Cha giáng thế lập đạo. Cái gì cũ, không hợp nữa, thì nói là cũ.
-Thứ ba: Hiện nay, luật Thiên đình lập Thánh đức tại thế, nhưng tất cả các pháp môn cũ đã và sẽ không bao giờ đáp ứng được tương lai ấy, không thể tiến hành một cuộc cách mạng về khoa học tâm linh và khoa học về xã hội được! Nếu ai tiến hành được, thì chúng ta cầu cho họ thành công! Họ sẽ bất lực trước hiện trạng đau khổ của Cha và loài người chúng ta hiện nay.
..............
Lời Thượng Đế
Thượng Đế là Ta, Ta là Thượng Đế
Sinh ra muôn loài, Ta là chúa tể
Ta là cỏ cây, hoa lá, nhân sinh
Ta là đất đai, hạnh phúc, hoà bình
Là Chân lý, cội nguồn cuộc sống
Là văn minh, là màu xanh, đích đợi
Ta là phúc phần giáng khắp nơi nơi
Ta ở đâu giáng phúc ở đó
Kẻ nào rẻ rúng Ta sẽ mất Ta
Kẻ bỏ Ta sẽ quay trở lại
Kẻ Ta bỏ sẽ làm lại từ đầu
Kẻ hại Ta sẽ tự tiêu diệt
Kẻ phản Ta là tự phản mình
Kẻ chống lại Ta sẽ bị người chống
Kẻ nhạo báng Ta là tự huỷ thân mình
Ta là đấng Cao Minh
Thiện-Mỹ-Chân vĩ đại
Đạo Hằng Ta phổ ba ngàn Thế giới
Mười phương Trời, Ta ngự ở Trung Phương
Ấy là Bắc Đẩu tinh-Toà Bạch Ngọc phi thường
Ta là Thượng Đế
Thượng Đế là Ta
Ta là chúng sinh
Chúng sinh là tất cả
Chí Tôn là cây, Thiên Tôn là lá
Ta là ông Trời
Trời cao khôn tả.
Thần Thánh Phật Ta sinh
Ta là Thiện sinh, Thiện Đạo.
Ai nói về Ta, Ta sẽ ở bên
Ai nghĩ về Ta, Ta sẽ ở trong lòng
Thờ Ta là Đạo
Đạo Thiện, Đạo Đồng
Đạo Trời muôn thủa thuỷ chung
Ấy dòng nhựa sống máu hồng muôn năm….
THIÊN ĐẠO THÁNH ĐỨC - PHỔ GIÁO CHÚNG SINH
ĐẠI ĐỒNG - ĐẠI THIỆN - ĐẠI MỸ - ĐẠI LINH
http://www.thiendao.co.vu/2015/09/th...hap-chinh.html I-Tính chất chung
1-Về giải thích thế giới, và thế giới tâm linh: Không một đạo giáo nào giải thích chính xác về thế giới, về khoa học tâm linh và các hiện tượng tâm linh, thế giới vô hình, linh hồn chính xác, trên cơ sở khoa học vật lý lượng tử hiện đại. Một số đạo dùng bí hiểm tâm linh để dẫn dụ tín chủ; lại có pháp môn phức tạp, kinh tự rắc rối. Bất lực trước một số hiện tượng tâm linh, như hiện vong, nhập vong, xem bói, tiên tri, xác thân bất hoại, thần giao cách cảm, tâm năng điều khiển, linh tính, giấc mơ, xuất vía…Không giáo chủ tôn giáo nào được và đã được Thượng đế cho thấy Người bằng mắt huệ, để Người giáo dạy trực tiếp! Nên có khi hiểu sai về Cha, hoặc dùng bí hiểm mô phỏng, dẫn dụ tín chủ, dọa nạt tâm linh tùy tiện.
2-Không một đạo giáo nào đưa ra lý luận triết học tự nhiên và lý luận triết học xã hội, xây dựng con đường và biện pháp cải tạo xã hội loài người, để loài người thực sự thông minh, thông linh, văn minh, đạt đại thiện, đại mỹ, để đạt chính quả, siêu thoát ngay khi sống, nhưng lại cũng cải tạo, xây dựng xã hội an lạc. Họ chỉ đưa ra các biện pháp và tiêu chí đạo đức. Về mặt lý tưởng xã hội HẠ GIỚI là không. Đạo Ki-Tô mơ đến thiên đường trên cao, Chúa đưa hội thánh lên không trung trong tận thế, rồi xây nước trời ngàn năm bình an. Cái nước trời ấy ở đâu, trên trời hay dưới đất, xây nó như thế nào, đặc điểm của nó ra sao, thì rất mơ hồ, không có triết lý và phương pháp tiến hành cụ thể. Tức là không có cách mạng xã hội và cách mạng tâm linh. Trong khi nhân loại còn tồn tại hàng tỷ năm, vậy nhân loại sống như thế nào, ra sao, vào chùa hết hay lên thiên đường hết, thì không ai lý giải được.
Đạo Phật tu đạt giác ngộ, diệt dục, xuất thế, xa rời các nguyên lý tồn tại của xã hội là sinh sống, sinh sản của loài người. Tu đạt siêu thoát-tức đạt trạng thái Niết bàn, chết đi lên Niết bàn. Nhưng còn xã hội hiện tại thì ai lo? Tu sỹ Phật giáo còn phải ăn, phải mặc, dùng vật phẩm của chúng sinh, vậy còn nghiệp phải trả, vì tu chỉ ích mỗi bản thân thôi. Người ta đi chùa cầu Phật, nhưng họ không hiểu nhiều về đạo đức và đạo pháp nhà Phật. Ngày nay và mai sau, pháp Phật có độ, cứu nhân loại khỏi chiến tranh, bệnh họa không? Phật tổ đã nói: vào thời mạt pháp, tu sỹ độ mình đã khó, nói chi đến độ người.
Cho nên Hồ Chí Minh có nói: Ông Bụt trong chùa hiền lành tốt tính, nhưng chả giúp được gì.
Khái niệm xã hội Thánh Đức là của đạo Phật, vậy Ta hỏi: Muốn có Thánh Đức phải làm gì? Xây nó ra sao? Nó như thế nào? Ai sẽ xây nó, vào chùa xây hay sao? Hay là khuyên người ta sống có đạo đức là được?
Đạo Phật chờ bồ tát Di Lặc giáng lâm, xây Thánh Đức, vậy Di Lặc xuống với hình ảnh ông béo à? Mặc áo cà sa vào chùa xây Thánh Đức sao? Ai đã biết mặt của Di Lặc thế nào? Bao lâu nữa, tới 8400 năm sau khi Thích Ca nhập diệt, Di Lặc mới giáng lâm, vậy đến lúc đó, xã hội loài người sẽ ra sao? Rất siêu hiện đại rồi, vậy Di Lặc sẽ dạy gì vào lúc đó?
Nay Phật Thích Ca đã hết nhiệm kỳ lãnh đạo, đã về giời, tất cả các cảnh chùa đã không được còn giáng bóng nữa. Đây là luật mới của Thiên đình. Ngoài ra, như chúng ta biết, Phật coi Thượng đế là Phạm Thiên Vương. Thiên Vương là một vị thần lãnh đạo một tinh cầu, như quả đất, sao Hỏa…Có rất nhiều vị Thiên Vương. Cho nên sai lầm, tín đồ phật giáo hiểu sai, phạm tội bất kính với Cha! Cha là đấng Đại toàn năng, còn sinh ra cả Phật Thích Ca, cho Ngài xuống thế gieo đạo. Chúng ta nên nhớ, Ấn Độ giáo-hay đạo Bà La Môn-thờ đấng Brahman-tức Thượng đế. Phật Thích Ca, vì thấy Ấn giáo suy đồi, không cứu độ được đau khổ cho chúng sinh, nên vì thương xót chúng sinh, Ngài đã phát nguyện, tu luyện và sáng tạo ra pháp môn mới, trên nền tảng của Ấn giáo, vẫn là phép tu thiền, luân hồi, kiếp nghiệp quả luân hồi, nhưng chủ trương thoát tục để thoát khổ; chủ trương không có ta-tức là vô ngã; trong khi Ấn giáo xác định con người là tiểu ngã-linh hồn, trong đại ngã-thượng đế. Đây là khác biệt chính yếu của Đạo Phật, và khi đạt trạng thái niết bàn, thì trở về hư vô, về không-thực chất là trở về với Cha, hết luân hồi. Nhưng đạo Phật nguyên thủy không công nhận có linh hồn, Thượng đế. Nay các đức Phật đã đắc đạo, linh hồn họ vẫn đang hiện hóa, hồn người ta nhìn thấy hàng ngày, thì lý thuyết nhận thức kia còn đúng hay đã sai? Và Đức Phật nói: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, vậy đúng hay sai? Ta chỉ biết có một vị duy ngã độc tôn, đang tưới đức và sinh ra tất cả, là Thượng đế!
Cha vẫn đang lãnh đạo cả chư thần-thánh-tiên-phật. Trước khi ngài Thích Ca Mâu Ni xuống thế để gieo đạo Phật, thì Ngài đã trải qua vô lượng kiếp tu rồi.
Chính pháp của đạo Phật, như chính đức Phật nói trong kinh phật, chỉ phát triển có 2500 năm, sau khi ngài nhập diệt, rồi mạt. Nay Ngài đã nhập diệt được 2553 năm.
Đạo Phật nay đang hoằng dương hơn, nhưng nhân loại cần một cuộc cải cách vĩ đại để cả nhân loại thành một trường học, phải sống.
Đức Phật mãi là một bậc thầy khai ngộ về Đạo Đức và lòng từ bi cho chúng ta phấn đấu.
3-Nhiều luận điểm mang tích chất hoang đường trong kinh tự và pháp tu, đã làm khoa học hiện đại chống lại. Các tôn giáo này bí, do kinh tự đôi khi có những luận cứ quan trọng sai, thậm chí mang tính huyền thoại; nên dùng phương thức bảo thủ, bí nhiệm để lôi kéo con người. Thậm chí dùng thủ đoạn làm con người u mê, ngu đần, với cách muốn ngu để trị- có tính phản động!
Không có tôn giáo nào đưa ra được các qui luật lớn về Đạo Trời-Hay chính xác là khoa học về nhận thức các qui luật lớn trong tự nhiên và vũ trụ.
Các tôn giáo trước đã có tính chất làm tôn giáo và khoa học chống lại nhau; vì sao: Vì sự bí nhiệm của pháp môn, bí hiểm tâm linh, không có khoa học tâm linh soi đường. Khoa học tâm linh không thống nhất được và không có điểm chung với khoa học lý hóa thô mộc, triết học duy vật thô mộc hiện có.
4-Các tôn giáo không ngừng miệt thị nhau, thậm chí dùng thần quyền tiêu diệt nhau, gây chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo, tôn giáo bị lợi dụng phục vụ tham vọng tàn độc bành trướng xâm lược trong suốt 2000 năm qua, như một vết nhơ trong lịch sử nhân loại. Dùng tôn giáo làm lá bài để chống các dân tộc khác, gây khủng bố, áp đặt quyền tự do và độc lập của các dân tộc.
“ Thế Kỷ 20, ta thấy có khoảng 10 cuộc chiến mang tính tôn giáo:
Thứ nhất phải kể cuộc chiến ở Bắc Ái Nhĩ Lan giữa những tín đồ Tin Lành và Thiên Chúa Giáo thuộc La Mã đã kéo dài hàng thế kỷ.
Thứ hai: Cuộc chiến Bosnia và Kosovo giữa người Albania theo Hồi Giáo và người Serbia theo Chính Thống Giáo, cuộc chiến này còn mang thêm tính sắc tộc nữa.
Thứ ba: Cuộc chiến Croatia giữa những người theo Thiên Chúa Giáo La Mã và Hồi Giáo.
Thứ tư: Cuộc chiến ở Nam Sudan giữa những tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã và các tín đồ Hồi Giáo.
Thứ năm: Cuộc chiến giữa người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo và người Hy Lạp theo Chính Thống Giáo tức Thiên Chúa Giáo, ở đảo Cyprus.
Thứ sáu: Cuộc chiến ở Kashmir giữa những người theo Hồi Giáo được Pakistan hỗ trợ với những người theo Ấn Ðộ Giáo được Ấn Ðộ hậu thuẫn.
Thứ bẩy: Cuộc chiến ở Ambon, Indonesia giữa những người Hồi Giáo và tín đồ Thiên Chúa Giáo. Trước đó là cuộc chiến tại Ðông Timor cũng của hai tôn giáo này.
Thứ tám: Cuộc chiến ở Sri Lanka giữa chính quyền theo Phật Giáo và phe Ấn Giáo đòi ly khai gọi là Hổ Tamil.
Thứ chín: Cuộc chiến tại Afghanistan trước đây giữa hai phe Hồi Giáo Taliban và Liên Minh Phương Bắc, nay là cuộc chiến chống khủng bố.
Thứ mười: Cuộc chiến tại Philippines giữa chính phủ theo Thiên Chúa Giáo La Mã và lực lượng Hồi Giáo gọi là Moro. Hiện nay đang có cuộc chiến tiêu diệt nhóm Abu Sayab theo Hồi Giáo, được coi như thành phần khủng bố có liên lạc với tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Mới đây nhất là cuộc xung đột tôn giáo đẫm máu tại Ấn Ðộ khởi đầu từ ngày 27-2-2002 giữa những người theo Hồi Giáo và những tín đồ Ấn Ðộ Giáo, chỉ trong vòng một tuần lể mà có tới 700 người chết và nhiều nhà bị đốt cháy tại bang Gujarat.”
( Tư liệu Internet)
5-Đặc điểm chung nhất là: Sự suy vi của Chính pháp, dẫn đến sự suy loạn của Đạo đức và Đạo pháp, chính trong họ đang mâu thuẫn, chia rẽ và phản pháp; đồng thời nhận thức loanh quanh lại, đấu tranh và đưa ra các triết lý vụn vặt về để bảo vệ chính pháp. Thời mạt pháp của các đạo, ứng với thời mạt thế hiện nay, trước chuyển thế.
Chúng ta sẽ thấy, sự suy mạt khủng khiếp của các linh mục Ki-tô và Giáo hội…Nga cũng thờ Chúa, Mỹ cũng thờ Chúa, nước nào đúng trong đạo đức? Và sự mạo báng và bỏ pháp của rất nhiều ni sư, trốn đời vào chùa hưởng lạc…Đạo Hồi gắn với sự hỗn loạn đánh nhau ngay giữa phái Hồi là Sunni và Shiite.
6-Các tín điều đạo đức không phản ánh hết và không thỏa mãn được tính chất phức tạp của đời sống và không đủ khả năng răn đe một cách tự giác khoa học một cách lâu dài trong toàn bộ tiến hóa nhân loại.
7-Vấn đề siêu thoát: Không một tôn giáo nào có phương cách siêu thoát hiện đại và khoa học, đắc hiệu và nhanh chóng, được nhiều như chúng ta! Họ thường đọc kinh cầu chú, cho linh hồn tự giác ngộ hoặc phải dùng tha lực của các thần thánh tiên phật khác; vì họ không có lý luận về trường sinh học và linh hồn đúng đắn. Ki-tô giáo khi có người chết, đào sâu chôn chặt…thực tế quá ít linh hồn được siêu và còn lâu mới lên được cảnh giới 9 là Thiên đường! Ngoài ra, Phật giáo cũng ít được Niết bàn-tức giải thoát.
................
Như vậy: Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chúng ta là pháp môn tu tập siêu ngộ Chân Lý và có cách siêu thoát cho vong nhân siêu đẳng nhất, mà không có vị pháp chủ nào từ trước có thể làm được như Ta; ngoài ra, cũng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có sự kết hợp chặt chẽ Tôn giáo với Lý thuyết xã hội, giữa thần quyền với chính quyền, giữa khoa học hiện đại với khoa học về tâm linh và tôn giáo, thống nhất khoa học, thống nhất nhận thức về tín ngưỡng tâm linh-tôn giáo, thống nhất tự nhiên với lý tưởng về Thượng đế, giữa tự nhiên với con người, mà không có sự bí hiểm, bí nhiệm nào. Tất cả sáng rõ, trong sáng, chân chính, lý tưởng cao đẹp và triết lý khả thi, hơn bất cứ một triết thuyết xã hội hay tôn giáo nào đã có từ trước đến nay!
Do đó, chúng ta không là tôn giáo.
Chúng ta theo Đạo Trời muôn năm của Vua Cha Thượng đế vĩ đại.
8-Vấn đề bàng môn, tả đạo: Khi Đức Thích Ca ra đời, đạo Ấn Độ giáo, Jaina giáo đã có trước khoảng mấy ngàn năm với thuyết luân hồi, nhân quả; đặc biệt, pháp tu kiểu thoát tục Đạo sỹ Yoga đã có trước đó khoảng 6 ngàn năm. Một thời gian vô cùng lâu. Họ tập huyền môn siêu đẳng, siêu thoát ngay tại thế, xa lánh tục trần. Sau này, vì thương xót chúng sinh trầm luân trong bể khổ, Đức Thích Ca đã sáng tạo ra pháp môn mới, với hệ thống đạo đức và tu tập tự giác ngộ ( tự ngộ tự tha), trên cơ sở thiền truyền thống, xa tục trần xuất thế, nhưng có tổ chức ( thực tế là cải cách tôn giáo Ấn). Lúc đó, Ấn giáo coi ngài Thích Ca là bàng môn tà đạo. Đạo Phật không phát triển được ở Ấn Độ, phải sang Tây Tạng và phía Đông. Khi đạo Phật phát triển, chia thêm nhánh Đại Thừa, thì những người Tiểu Thừa coi đó là bàng môn. Sau còn rất nhiều pháp môn khác nhau. Đạo Ki-tô cũng có hoàn cảnh tương tự. Do Thái giáo thờ Chúa Trời-thánh Jehovah có trước khi Jesus ra đời mấy ngàn năm.
Tôn giáo là cụ thể, có tính cụ thể, lịch sử, phù hợp với giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội loài người. Lịch sử loài người đã có vô số các tôn giáo khác nhau, cái sau sinh ra từ cái trước, thừa kế tinh hoa và cũng là phủ định cái trước; cái trước có khi nói cái sau là bàng môn tà đạo. Nhưng cái nào hợp qui luật tiến hóa, và hợp với giai đoạn lịch sử phát triển kế tiếp của loài người thì tồn tại, phát triển, rồi mạt, diệt, theo qui luật thành trụ dị diệt, thành trụ hoại không, như muôn sự vật hiện tượng khác, không có gì là lạ.
Những người sáng tạo-ban đầu, luôn luôn bị chống đối, bị phá hại, thậm chí bị làm hại, theo qui luật phản phục, không có gì là lạ. Nhưng rồi, cái mới, cái tiến bộ sẽ đi lên, thậm chí có khi bị thụt lùi…
Vậy nhận thức của nhân loại, với tính cụ thể là các hình thái ý thức, trong đó có tôn giáo, đạo đức…luôn luôn phát triển từ thấp đến cao, theo chiều xoáy trôn ốc, đi lên, càng sau càng hoàn thiện. Ý thức, nhận thức nào hợp qui luật tất yếu tiến hóa và phù hợp với điều kiện phát triển mới của xã hội loài người thì tồn tại và phát triển, rồi cũng sẽ bị lụi tàn là tất yếu. Cái gì cũ, lạc hậu, sẽ tan rã; đương nhiên cái cũ sẽ chống lại cái mới sinh ra, bảo thủ sẽ chống tiến bộ, nhưng theo thời gian và qui luật, cái gì hợp lý, hợp qui luật thì tồn tại và đi lên. Vấn đề là ở chỗ tách ra, có cái nhìn chung, để đánh giá và phân tích, không vô minh, không kỳ thị, nhưng cũng không cố tình bảo thủ thành phản động, thậm chí gây tội ác chống lại tiến hóa. Xã hội, hay các triết thuyết cũng đều thế.
9-Về các nghi thức tâm linh: Đa số các tôn giáo đều rườm rà, nặng nề, thậm chí bắt dân đóng góp xây dựng nặng. Dân nghèo, xây lắm chùa chiền nhà thờ. Việc đưa vong cốt vào thờ trong chùa là sai lầm về linh pháp, vì chùa là nơi để con người tu hành, chứ không phải là nhà mồ; người ta đã hiểu sai việc nhờ Phật tiếp dẫn vong đi siêu, với chuyện cho vong vào chùa tu tập. Tu chỗ nào? Học ai? Nhiều vong nói với Ta là họ rất đói, lạnh, buồn thê thảm! Xin về nhà cho ấm áp! Việc chôn sâu không cải táng của Công giáo không diệt, hoặc làm tan rã được linh hồn, mà càng làm họ khó siêu thoát, trở lên bất trị và phá lại hạ giới. Địa ngục không phải dưới đất. Thực tế, yểm phong thủy…không phải lúc nào cũng được. Có quá nhiều các vong người Công giáo hành lại chính người thân, Ta chữa bệnh tâm linh, bắt họ, siêu, dạy, rồi mới bắt họ chữa cho người thân của chính vong đó.
Theo đạo, nhưng không ăn chay, không thiền công siêu đẳng, lại tham tiền tài vật dục danh, lợi, ghen tỵ, hoặc thèm khát khi tu, hoặc nhận thức tri thức thấp kém…thì làm sao chết siêu thoát được!?
Một số tôn giáo, từ khi ra đời đến nay, mang lại đau khổ, đau thương cho nhân loại, hơn là cứu rỗi, cứu độ! Đó là sự thật không thể chối cãi!
Cha là của chung, không phải là của riêng của bất cứ tôn giáo hay pháp môn nào.
Có hàng vô số pháp tu tập để về với Cha, pháp nào đã lạc hậu, tất suy bại.
Các vị hãy nghe chính những lời nhận xét của Cha về họ.
……………………..
Ngoài ra, cần nhấn mạnh: Thời Thánh Đức, thuộc về một giáo lý mới; bản chất xã hội Thánh Đức-thực chất là xã hội cộng sản Thiên Đạo tại thế này; người ta sống và tu tập học hành tại gia, mà vẫn hiền lương, đạt lục thông, đó mới là điều vĩ đại! Không thể vào chùa hết mà xây xã hội an lạc, nhân dân thái bình được. Cũng không thể khuyên chúng sinh sống đạo hạnh, giác ngộ Chân lý, giải thoát, khi xã hội còn điêu linh, đói nghèo và bệnh tật. Con người muốn tồn tại, không thể thoát ra khỏi cộng đồng được-xét nghĩa toàn thể nhân loại. Con người ta phải ăn mới đến Đạo, không thể khất thực của xã hội mãi được; không có ăn thì không thành đạo, Phật Tổ đã từng bỏ lối tu khổ hạnh để đi vào Trung đạo; mà Đạo là sự tồn tại của các qui luật, trong đó có qui luật sinh hóa. Không tiến hành cải tạo xã hội, thì không thể giải quyết tận gốc sự đau khổ của con người. Ai xuống thế, cũng vào chùa hết, thì ai làm cho mà ăn? Hoặc từ bi hỷ xả, xả thiền, bỏ tam độc là tham sân si…nhưng cuộc sống khốn nạn làm họ bầm dập, thì họ liệu có an nhiên tự tại hay loại bỏ sự đấu tranh trong bản thân và xã hội với nhau được chăng? Loại người dĩ hòa vi quí đáng sợ hơn cả, và chúng ta sợ nhất là loại người quá tốt! Đúng không khen, sai không chê, hỷ xả cho kẻ ác một vài lần, nhưng tổng số chúng thì thành họa cho xã hội! Chúng ta quá hiểu, thời mạt, kẻ hiền tài, người hiền lương hay bị oan trái, bị đọa đày, thiệt thòi thế nào rồi!
Hạnh phúc không phải là tu nhàn, mà là cống hiến cho loài người và tu tập khoa học đắc cách, để có hạnh ngộ phúc đạo, sống đạo đời hợp nhất. Chỉ có xã hội Thiên Đạo mới làm được Đại đồng Thánh Đức, giải phóng được nhân loại khỏi tội ác, chiến tranh, tham tàn và vô minh, vô thần, hoặc mê tín mê muội; lại chính thờ Cha thực của mình là Thượng đế-tuân theo luật Trời hay Đạo Trời, mà không tôn giáo nào hiện nay có thể mô phỏng hay thể hiện được một cách khoa học. Chúng ta là tiểu ngã trong đại ngã, tiểu hồn trong đại hồn, thực tế hiện nay linh hồn Phật tổ vẫn tồn tại, vẫn hiện hóa, chứ không phải là không. Thượng đế còn vô vàn đau khổ, vì con cái của Người còn đau khổ, đưa vài chục vạn người lên thượng giới trong một thế kỷ là quá ít, nhưng nếu thế giới này là một xã hội lành mạnh, thì sẽ có hàng chục triệu, hàng trăm triệu người đạt đạo. Còn mọi chư phật và bồ tát, đều luôn theo chỉ lệnh của Vua Cha. Các cổ thần, hay cổ phật, hay các thần thánh, hay các thần tinh…đều là một, là cách gọi khác nhau của các tôn giáo mà thôi; vì Nhân loại cũng chỉ là Một.
Tuy nhiên: Tương lai, chúng ta sẽ chọn lọc những tinh hoa cao quí của Phật giáo để xây Thánh đức là: Đạo đức cao đẹp, Bát chánh đạo, thuyết luân hồi, nhân quả (tất nhiên cần sửa lại), pháp thiền, vì không thiền, không thể đạt thần thông và năng linh. Phật Tổ mãi là người thầy vĩ đại của chúng ta.
Chúng ta cần kế thừa, phát huy tính tốt của Nho giáo Phương Đông: Ngày nay chế độ phong kiến không còn tồn tại với tư cách là hình thái chính trị, pháp quyền, cơ sở kiến trúc thượng tầng cũng như hạ tầng của nó đã bị sụp đổ; nhưng với tư cách là một hình thái ý thức đạo đức (đạo Nho) thì những mảng vỡ cuả nó vẫn còn, dù ít dù nhiều, vẫn ảnh hưởng lớn tới xã hội phương Đông hiện nay. Do đó phải xét cái hay, cái dở của nó để góp phần xây dựng nền văn hoá mới phát triển lành mạnh theo tinh thần tiếp thu chọn lọc tinh hoa của nó, không phủ định sạch trơn mà kế thừa biện chứng có chọn lọc.
Một phần tư tưởng nho Giáo tồn tại, do các nguyên nhân sau: Do cơ sở kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp với sản xuất lạc hậu, kiểu truyền thống. Ở Trung Quốc, Đông Nam Á…vẫn còn bộ phận kinh tế nông nghiệp nông thôn lạc hậu. Tính chất sản xuất nông nghiệp như thế này còn tồn tại khá lâu nữa, nhất là ở các vùng nghèo, kém phát triển, miền núi.
Đô thị hoá nhanh, nhưng diễn ra chủ yếu ở các đô thị lớn và quanh đô thị. Nông dân vẫn chiếm số đông. Làng xã, thôn xóm không khép kín như xưa, nhưng vẫn tồn tại văn hoá tiểu nông lạc hậu. Văn hoá chưa được hiện đại hoá toàn diện, chưa xoá hết mù chữ. Phong tục tập quán cổ truyền luôn luôn có xu hướng bảo thủ và phát triển rất chậm.
Trung với nước: Tinh thần trung quân ái quốc, trung với vua, hiếu với cha mẹ được cải biến thành trung với nước, hiếu với dân.
Đạo tam cương ngũ thường, ngũ luân của phong kiến, tạo ra riềng mối rường cột trong quản lý xã hội cũ, biến cải thành một số kinh nghiệm trong xây dựng các mối quan hệ mới, trong xây dựng thiết chế văn hoá, thiết chế chính trị, đạo đức, trong quản lý xây dựng gia đình và xã hội mới, con người mới.
Đức là nội dung quan trọng nhất của xã hội phong kiến; đức là phẩm chất, tập trung ở: Lễ, nghĩa, nhân, trung, hiếu, tiết hạnh. Ngày nay xã hội phương Đông vẫn trọng đức làm đầu: “ Có tài mà không có đức như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” ( Hồ Chí Minh). “ Cái nết đánh chết cái đẹp”…do đó đạo đức vẫn là nền tảng muôn đời của xã hội. Ý nghĩa và tầm quan trọng đó ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Ngũ luân: Vua tôi, cha con, vợ chồng, trưởng ấu, bè bạn. Ngày nay quan hệ vua tôi thành quan hệ cá nhân với lãnh tụ, hiểu rộng ra là với thầy, với cấp trên, với tổ chức, vẫn cần có chuẩn mực, có tình, có lý, vừa là đạo lý làm người. Làm công dân phải trung với nước, con phải hiếu với cha mẹ, vợ chồng vẫn phải “tương kính như thân”, hoà hợp. Em phải kính anh, bạn bè phải nghĩa, hiệp, thuận, thân.
Tu thân vẫn là một giá trị quan trọng trong xây dựng nhân cách con người. Cả đời người lúc nào cũng phải tu thân. Thanh niên thì lập thân mới lập nghiệp, người thành đạt lập nghiệp mới lập ngôn. Giá trị danh chính-ngôn thuận vẫn còn tác dụng lớn. Hiền tài vẫn là nguyên khí của quốc gia. Con người ta sinh ra vẫn phải tuân theo luân lý chung, đó là đạo làm người. Có trí, lễ, nghĩa, trung, liêm thì mới thành nhân. Đặc biệt là cán bộ. Cụ Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Đạo đức vẫn là cáo gốc của người cán bộ cách mạng.
Cụ Hồ Chí Minh còn nói: “Học để làm người, học để làm cán bộ” phục vụ nhân dân. Xưa học để làm quan, nay học để phụng sự nhân dân, làm đày tớ của nhân dân.
Nho giáo lấy đức trị làm đầu…xét cho cùng, tính chất ưu việt ở chỗ, lấy giáo dục thuyết phục làm trước, sau mới chế áp. Phương pháp giáo dục đạo đức vẫn coi trọng yếu tố làm gương trước, xử phạt sau. “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Trong gia đình và ngoài xã hội, bên cạnh việc bình đẳng về quyền lợi của cá nhân, và tổ chức do pháp luật qui định, vẫn phải có tôn ti trên dưới. Xác định chỗ đứng, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng công dân, trong gia đình, từng người trong xã hội, không thể tự do tuỳ tiện, đều phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hạn chế những ảnh hưởng xấu và điều chỉnh văn hoá phương Đông nói riêng và văn hoá Nhân loại nói chung:
-Đó là óc địa vị, tôn ti trật tự, đẳng cấp, cục bộ có nguồn gốc do giai cấp phong kiến (tầng lớp vua quan, nho sỹ) là giai cấp trên, được quyền chiếm đoạt, sử dụng của cải xã hội (đứng trên nhân dân, coi khinh lao động). Địa vị luôn gắn với đặc quyền đặc lợi, làm quan có sức hấp dẫn đặc biệt. Tư tưởng địa vị thâm căn cố đế ( do đạo tam cương) tìm cách để có địa vị, địa vị chức quyền càng cao, bổng lộc càng nhiều. Để vinh thân phì gia. Muốn có quyền lực, phải kết bè phái, cục bộ ê kíp, cục bộ địa phương, cục bộ dòng họ. Cục bộ còn do tính chất bảo thủ làng xã. Điều này chúng ta cần tránh trong xây dựng thiết chế tự trị sau này của xã hội đại đồng. Muốn bảo vệ quyền lợi, thì phải cục bộ. Giá trị con người được xét theo địa vị và danh vọng, mà coi nhẹ đạo đức. Vì tư tưởng quyền danh mà háo quyền hành, háo danh. Tâm lý háo danh còn ảnh hưởng tới cả lớp trẻ khi học, chọn nghề và cả xã hội. Đạo đức phong kiến trọng người quân tử ( xét kỹ là người có học), cho nên quân tử phải đem sự học ấy để hành đạo ( giáo hoá, chăn dân, huệ dân). Nên đôi khi, biến dị đi, quan tham cũng là “cha mẹ dân’. Xuất phát từ tư tưởng đặc quyền đặc lợi, nên để bảo vệ địa vị ấy, vua phải dựa vào dòng tộc, cho mình là “thiên tử ” chăn dân. “Thần thiêng phải có bệ hạ”, quan thì phải dựa vào vua, nịnh nọt vua, dựa vào dòng họ, cục bộ. “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Vô số vua quan vì quyền lợi cá nhân, mà tranh ngôi vị, tranh đất, tranh thiên hạ, đưa xã hội bao năm vào chinh chiến nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Không biết họ thay trời hành đạo cái gì?
Đã có tư tưởng như thế, nên phải có những thủ đoạn như kéo bè kéo cánh, tiêu diệt lẫn nhau, tranh dành chức quyền, làm hại người tài, người lương thiện. Đặc biệt là tính cách đố kỵ ghanh ghen xấu xa, nguồn gốc là để tranh dành, gây vô vàn tội ác.
Thời loạn thì trọng nhân tài, đến khi thời thịnh, thì triệt hạ hiền tài. Trong lịch sử có vô khối chuyện đau lòng về chia rẽ đất nước, triệt hạ hiền tài, bảo thủ phản động, phản dân hại nước vì quyền lợi cục bộ.
Kết luận
Muốn thực hiện đại đồng, hợp nhất tôn giáo, nhân loại, phải: Có một Chính Pháp lớn đủ bao trùm mọi pháp cũ, cao hơn mọi triết-thuyết xã hội hiện có, giải thích khoa học mọi vấn đề của tự nhiên-xã hội-con người-khoa học hiện đại, hợp lý hóa được lý tưởng xã hội, khoa học với Đạo pháp-Chính pháp và huyền thuật-tức là Huyền pháp; hiện đại, nhưng không cũ trong hàng vạn năm; không lặp lại cách thức tu tập và nghi lễ đã cũ… đáp ứng được tiêu chí và phản ánh được sự phát triển của mọi thời đại tương lai; đồng thời, thực hiện cuộc cách mạng tâm linh sâu rộng, cùng lý tưởng xã hội, cả lý tính, cảm tính; và phải chứng minh được sự hiện hữu và khả năng khả thi của Pháp. Phải có một pháp tu tích cực, đắc hiệu, nhưng không xa rời cuộc sống bình thường của con người. Nghi lễ giản dị, Đạo-Đời hợp nhất, dành cho hàng vạn năm.
1-Nhân loại tương lai cần một đạo chung mới, hợp nhất là Không tôn giáo-hay gọi là ĐẠO TRỜI, đủ cho cả nhân loại hòa bình an lạc. Không thờ, hay thờ Thượng đế không quan trọng bằng thực hiện lý tưởng theo con đường của Thượng đế chỉ dạy, định hướng-là qui luật tất yếu của xã hội loài người.
2-Nhân loại cần một triết thuyết khoa học-tâm linh chính xác về qui luật tiến hóa của Vũ trụ-nhân loại. Hiện triết học phương tây hiện đại bế tắc và khủng hoảng, CNTB sẽ tất yếu bị diệt vong. Triết học và khoa học hiện đại bó tay không đủ khả năng giải thích các hiện tượng bí hiểm và sự thật tâm linh.
3-Có người sẽ nói chúng ta là gì mà có quyền “phán xét” các tôn giáo?
Ta nói các lý do sau:
-Thứ nhất:-Đã là đứng ngoài họ, và là con người có nhận thức, thì phải biết hay dở tốt xấu, khi nhận thức cái khác, ví như nhận thức người khác và người khác nhận thức về mình vậy. Do đó, ta có quyền nhận thức cái hay, cái dở của các tôn giáo. Cái mới sinh ra, thì luôn phủ định cái cũ; xưa các tôn giáo lúc mới ra đời, hay các học thuyết cũng thế.
-Thứ hai: Các đạo đã mạt pháp-do chính họ, có tính phổ biến, không cưỡng lại được. Vì chúng ta được lệnh xây dựng Chính pháp mới, có quyền lực tâm linh của Thiên đình ban cho, có sắc lệnh, có khả năng thông linh, ngồi chính vị ghế bóng-nên có quyền so sánh, tự tin nghiên cứu và nhận xét, trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học, theo nhận thức của chúng ta, chứ chúng ta cũng không vơ vào, không chửi rủa bới móc, hay miệt thị tôn giáo, mà trân trọng, thận trọng đánh giá, không chỉ chúng ta, mà theo như đánh giá chung và ngay trong đánh giá của chính các tôn giáo đó. Thậm chí chúng ta tiếp thu nghiêm túc, khoa học các giá trị tinh hoa của họ. Tại sao? Vì đạo đức chính thống của mọi tôn giáo đều cao đẹp, các bậc giáo chủ xưa đều là những linh căn lớn do quyền phép và tiên tri của Cha giáng thế lập đạo. Cái gì cũ, không hợp nữa, thì nói là cũ.
-Thứ ba: Hiện nay, luật Thiên đình lập Thánh đức tại thế, nhưng tất cả các pháp môn cũ đã và sẽ không bao giờ đáp ứng được tương lai ấy, không thể tiến hành một cuộc cách mạng về khoa học tâm linh và khoa học về xã hội được! Nếu ai tiến hành được, thì chúng ta cầu cho họ thành công! Họ sẽ bất lực trước hiện trạng đau khổ của Cha và loài người chúng ta hiện nay.
..............
Lời Thượng Đế
Thượng Đế là Ta, Ta là Thượng Đế
Sinh ra muôn loài, Ta là chúa tể
Ta là cỏ cây, hoa lá, nhân sinh
Ta là đất đai, hạnh phúc, hoà bình
Là Chân lý, cội nguồn cuộc sống
Là văn minh, là màu xanh, đích đợi
Ta là phúc phần giáng khắp nơi nơi
Ta ở đâu giáng phúc ở đó
Kẻ nào rẻ rúng Ta sẽ mất Ta
Kẻ bỏ Ta sẽ quay trở lại
Kẻ Ta bỏ sẽ làm lại từ đầu
Kẻ hại Ta sẽ tự tiêu diệt
Kẻ phản Ta là tự phản mình
Kẻ chống lại Ta sẽ bị người chống
Kẻ nhạo báng Ta là tự huỷ thân mình
Ta là đấng Cao Minh
Thiện-Mỹ-Chân vĩ đại
Đạo Hằng Ta phổ ba ngàn Thế giới
Mười phương Trời, Ta ngự ở Trung Phương
Ấy là Bắc Đẩu tinh-Toà Bạch Ngọc phi thường
Ta là Thượng Đế
Thượng Đế là Ta
Ta là chúng sinh
Chúng sinh là tất cả
Chí Tôn là cây, Thiên Tôn là lá
Ta là ông Trời
Trời cao khôn tả.
Thần Thánh Phật Ta sinh
Ta là Thiện sinh, Thiện Đạo.
Ai nói về Ta, Ta sẽ ở bên
Ai nghĩ về Ta, Ta sẽ ở trong lòng
Thờ Ta là Đạo
Đạo Thiện, Đạo Đồng
Đạo Trời muôn thủa thuỷ chung
Ấy dòng nhựa sống máu hồng muôn năm….
THIÊN ĐẠO THÁNH ĐỨC - PHỔ GIÁO CHÚNG SINH
ĐẠI ĐỒNG - ĐẠI THIỆN - ĐẠI MỸ - ĐẠI LINH
http://www.thiendao.co.vu/2015/09/th...hap-chinh.html
1-Về giải thích thế giới, và thế giới tâm linh: Không một đạo giáo nào giải thích chính xác về thế giới, về khoa học tâm linh và các hiện tượng tâm linh, thế giới vô hình, linh hồn chính xác, trên cơ sở khoa học vật lý lượng tử hiện đại. Một số đạo dùng bí hiểm tâm linh để dẫn dụ tín chủ; lại có pháp môn phức tạp, kinh tự rắc rối. Bất lực trước một số hiện tượng tâm linh, như hiện vong, nhập vong, xem bói, tiên tri, xác thân bất hoại, thần giao cách cảm, tâm năng điều khiển, linh tính, giấc mơ, xuất vía…Không giáo chủ tôn giáo nào được và đã được Thượng đế cho thấy Người bằng mắt huệ, để Người giáo dạy trực tiếp! Nên có khi hiểu sai về Cha, hoặc dùng bí hiểm mô phỏng, dẫn dụ tín chủ, dọa nạt tâm linh tùy tiện.
2-Không một đạo giáo nào đưa ra lý luận triết học tự nhiên và lý luận triết học xã hội, xây dựng con đường và biện pháp cải tạo xã hội loài người, để loài người thực sự thông minh, thông linh, văn minh, đạt đại thiện, đại mỹ, để đạt chính quả, siêu thoát ngay khi sống, nhưng lại cũng cải tạo, xây dựng xã hội an lạc. Họ chỉ đưa ra các biện pháp và tiêu chí đạo đức. Về mặt lý tưởng xã hội HẠ GIỚI là không. Đạo Ki-Tô mơ đến thiên đường trên cao, Chúa đưa hội thánh lên không trung trong tận thế, rồi xây nước trời ngàn năm bình an. Cái nước trời ấy ở đâu, trên trời hay dưới đất, xây nó như thế nào, đặc điểm của nó ra sao, thì rất mơ hồ, không có triết lý và phương pháp tiến hành cụ thể. Tức là không có cách mạng xã hội và cách mạng tâm linh. Trong khi nhân loại còn tồn tại hàng tỷ năm, vậy nhân loại sống như thế nào, ra sao, vào chùa hết hay lên thiên đường hết, thì không ai lý giải được.
Đạo Phật tu đạt giác ngộ, diệt dục, xuất thế, xa rời các nguyên lý tồn tại của xã hội là sinh sống, sinh sản của loài người. Tu đạt siêu thoát-tức đạt trạng thái Niết bàn, chết đi lên Niết bàn. Nhưng còn xã hội hiện tại thì ai lo? Tu sỹ Phật giáo còn phải ăn, phải mặc, dùng vật phẩm của chúng sinh, vậy còn nghiệp phải trả, vì tu chỉ ích mỗi bản thân thôi. Người ta đi chùa cầu Phật, nhưng họ không hiểu nhiều về đạo đức và đạo pháp nhà Phật. Ngày nay và mai sau, pháp Phật có độ, cứu nhân loại khỏi chiến tranh, bệnh họa không? Phật tổ đã nói: vào thời mạt pháp, tu sỹ độ mình đã khó, nói chi đến độ người.
Cho nên Hồ Chí Minh có nói: Ông Bụt trong chùa hiền lành tốt tính, nhưng chả giúp được gì.
Khái niệm xã hội Thánh Đức là của đạo Phật, vậy Ta hỏi: Muốn có Thánh Đức phải làm gì? Xây nó ra sao? Nó như thế nào? Ai sẽ xây nó, vào chùa xây hay sao? Hay là khuyên người ta sống có đạo đức là được?
Đạo Phật chờ bồ tát Di Lặc giáng lâm, xây Thánh Đức, vậy Di Lặc xuống với hình ảnh ông béo à? Mặc áo cà sa vào chùa xây Thánh Đức sao? Ai đã biết mặt của Di Lặc thế nào? Bao lâu nữa, tới 8400 năm sau khi Thích Ca nhập diệt, Di Lặc mới giáng lâm, vậy đến lúc đó, xã hội loài người sẽ ra sao? Rất siêu hiện đại rồi, vậy Di Lặc sẽ dạy gì vào lúc đó?
Nay Phật Thích Ca đã hết nhiệm kỳ lãnh đạo, đã về giời, tất cả các cảnh chùa đã không được còn giáng bóng nữa. Đây là luật mới của Thiên đình. Ngoài ra, như chúng ta biết, Phật coi Thượng đế là Phạm Thiên Vương. Thiên Vương là một vị thần lãnh đạo một tinh cầu, như quả đất, sao Hỏa…Có rất nhiều vị Thiên Vương. Cho nên sai lầm, tín đồ phật giáo hiểu sai, phạm tội bất kính với Cha! Cha là đấng Đại toàn năng, còn sinh ra cả Phật Thích Ca, cho Ngài xuống thế gieo đạo. Chúng ta nên nhớ, Ấn Độ giáo-hay đạo Bà La Môn-thờ đấng Brahman-tức Thượng đế. Phật Thích Ca, vì thấy Ấn giáo suy đồi, không cứu độ được đau khổ cho chúng sinh, nên vì thương xót chúng sinh, Ngài đã phát nguyện, tu luyện và sáng tạo ra pháp môn mới, trên nền tảng của Ấn giáo, vẫn là phép tu thiền, luân hồi, kiếp nghiệp quả luân hồi, nhưng chủ trương thoát tục để thoát khổ; chủ trương không có ta-tức là vô ngã; trong khi Ấn giáo xác định con người là tiểu ngã-linh hồn, trong đại ngã-thượng đế. Đây là khác biệt chính yếu của Đạo Phật, và khi đạt trạng thái niết bàn, thì trở về hư vô, về không-thực chất là trở về với Cha, hết luân hồi. Nhưng đạo Phật nguyên thủy không công nhận có linh hồn, Thượng đế. Nay các đức Phật đã đắc đạo, linh hồn họ vẫn đang hiện hóa, hồn người ta nhìn thấy hàng ngày, thì lý thuyết nhận thức kia còn đúng hay đã sai? Và Đức Phật nói: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, vậy đúng hay sai? Ta chỉ biết có một vị duy ngã độc tôn, đang tưới đức và sinh ra tất cả, là Thượng đế!
Cha vẫn đang lãnh đạo cả chư thần-thánh-tiên-phật. Trước khi ngài Thích Ca Mâu Ni xuống thế để gieo đạo Phật, thì Ngài đã trải qua vô lượng kiếp tu rồi.
Chính pháp của đạo Phật, như chính đức Phật nói trong kinh phật, chỉ phát triển có 2500 năm, sau khi ngài nhập diệt, rồi mạt. Nay Ngài đã nhập diệt được 2553 năm.
Đạo Phật nay đang hoằng dương hơn, nhưng nhân loại cần một cuộc cải cách vĩ đại để cả nhân loại thành một trường học, phải sống.
Đức Phật mãi là một bậc thầy khai ngộ về Đạo Đức và lòng từ bi cho chúng ta phấn đấu.
3-Nhiều luận điểm mang tích chất hoang đường trong kinh tự và pháp tu, đã làm khoa học hiện đại chống lại. Các tôn giáo này bí, do kinh tự đôi khi có những luận cứ quan trọng sai, thậm chí mang tính huyền thoại; nên dùng phương thức bảo thủ, bí nhiệm để lôi kéo con người. Thậm chí dùng thủ đoạn làm con người u mê, ngu đần, với cách muốn ngu để trị- có tính phản động!
Không có tôn giáo nào đưa ra được các qui luật lớn về Đạo Trời-Hay chính xác là khoa học về nhận thức các qui luật lớn trong tự nhiên và vũ trụ.
Các tôn giáo trước đã có tính chất làm tôn giáo và khoa học chống lại nhau; vì sao: Vì sự bí nhiệm của pháp môn, bí hiểm tâm linh, không có khoa học tâm linh soi đường. Khoa học tâm linh không thống nhất được và không có điểm chung với khoa học lý hóa thô mộc, triết học duy vật thô mộc hiện có.
4-Các tôn giáo không ngừng miệt thị nhau, thậm chí dùng thần quyền tiêu diệt nhau, gây chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo, tôn giáo bị lợi dụng phục vụ tham vọng tàn độc bành trướng xâm lược trong suốt 2000 năm qua, như một vết nhơ trong lịch sử nhân loại. Dùng tôn giáo làm lá bài để chống các dân tộc khác, gây khủng bố, áp đặt quyền tự do và độc lập của các dân tộc.
“ Thế Kỷ 20, ta thấy có khoảng 10 cuộc chiến mang tính tôn giáo:
Thứ nhất phải kể cuộc chiến ở Bắc Ái Nhĩ Lan giữa những tín đồ Tin Lành và Thiên Chúa Giáo thuộc La Mã đã kéo dài hàng thế kỷ.
Thứ hai: Cuộc chiến Bosnia và Kosovo giữa người Albania theo Hồi Giáo và người Serbia theo Chính Thống Giáo, cuộc chiến này còn mang thêm tính sắc tộc nữa.
Thứ ba: Cuộc chiến Croatia giữa những người theo Thiên Chúa Giáo La Mã và Hồi Giáo.
Thứ tư: Cuộc chiến ở Nam Sudan giữa những tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã và các tín đồ Hồi Giáo.
Thứ năm: Cuộc chiến giữa người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo và người Hy Lạp theo Chính Thống Giáo tức Thiên Chúa Giáo, ở đảo Cyprus.
Thứ sáu: Cuộc chiến ở Kashmir giữa những người theo Hồi Giáo được Pakistan hỗ trợ với những người theo Ấn Ðộ Giáo được Ấn Ðộ hậu thuẫn.
Thứ bẩy: Cuộc chiến ở Ambon, Indonesia giữa những người Hồi Giáo và tín đồ Thiên Chúa Giáo. Trước đó là cuộc chiến tại Ðông Timor cũng của hai tôn giáo này.
Thứ tám: Cuộc chiến ở Sri Lanka giữa chính quyền theo Phật Giáo và phe Ấn Giáo đòi ly khai gọi là Hổ Tamil.
Thứ chín: Cuộc chiến tại Afghanistan trước đây giữa hai phe Hồi Giáo Taliban và Liên Minh Phương Bắc, nay là cuộc chiến chống khủng bố.
Thứ mười: Cuộc chiến tại Philippines giữa chính phủ theo Thiên Chúa Giáo La Mã và lực lượng Hồi Giáo gọi là Moro. Hiện nay đang có cuộc chiến tiêu diệt nhóm Abu Sayab theo Hồi Giáo, được coi như thành phần khủng bố có liên lạc với tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Mới đây nhất là cuộc xung đột tôn giáo đẫm máu tại Ấn Ðộ khởi đầu từ ngày 27-2-2002 giữa những người theo Hồi Giáo và những tín đồ Ấn Ðộ Giáo, chỉ trong vòng một tuần lể mà có tới 700 người chết và nhiều nhà bị đốt cháy tại bang Gujarat.”
( Tư liệu Internet)
5-Đặc điểm chung nhất là: Sự suy vi của Chính pháp, dẫn đến sự suy loạn của Đạo đức và Đạo pháp, chính trong họ đang mâu thuẫn, chia rẽ và phản pháp; đồng thời nhận thức loanh quanh lại, đấu tranh và đưa ra các triết lý vụn vặt về để bảo vệ chính pháp. Thời mạt pháp của các đạo, ứng với thời mạt thế hiện nay, trước chuyển thế.
Chúng ta sẽ thấy, sự suy mạt khủng khiếp của các linh mục Ki-tô và Giáo hội…Nga cũng thờ Chúa, Mỹ cũng thờ Chúa, nước nào đúng trong đạo đức? Và sự mạo báng và bỏ pháp của rất nhiều ni sư, trốn đời vào chùa hưởng lạc…Đạo Hồi gắn với sự hỗn loạn đánh nhau ngay giữa phái Hồi là Sunni và Shiite.
6-Các tín điều đạo đức không phản ánh hết và không thỏa mãn được tính chất phức tạp của đời sống và không đủ khả năng răn đe một cách tự giác khoa học một cách lâu dài trong toàn bộ tiến hóa nhân loại.
7-Vấn đề siêu thoát: Không một tôn giáo nào có phương cách siêu thoát hiện đại và khoa học, đắc hiệu và nhanh chóng, được nhiều như chúng ta! Họ thường đọc kinh cầu chú, cho linh hồn tự giác ngộ hoặc phải dùng tha lực của các thần thánh tiên phật khác; vì họ không có lý luận về trường sinh học và linh hồn đúng đắn. Ki-tô giáo khi có người chết, đào sâu chôn chặt…thực tế quá ít linh hồn được siêu và còn lâu mới lên được cảnh giới 9 là Thiên đường! Ngoài ra, Phật giáo cũng ít được Niết bàn-tức giải thoát.
................
Như vậy: Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chúng ta là pháp môn tu tập siêu ngộ Chân Lý và có cách siêu thoát cho vong nhân siêu đẳng nhất, mà không có vị pháp chủ nào từ trước có thể làm được như Ta; ngoài ra, cũng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có sự kết hợp chặt chẽ Tôn giáo với Lý thuyết xã hội, giữa thần quyền với chính quyền, giữa khoa học hiện đại với khoa học về tâm linh và tôn giáo, thống nhất khoa học, thống nhất nhận thức về tín ngưỡng tâm linh-tôn giáo, thống nhất tự nhiên với lý tưởng về Thượng đế, giữa tự nhiên với con người, mà không có sự bí hiểm, bí nhiệm nào. Tất cả sáng rõ, trong sáng, chân chính, lý tưởng cao đẹp và triết lý khả thi, hơn bất cứ một triết thuyết xã hội hay tôn giáo nào đã có từ trước đến nay!
Do đó, chúng ta không là tôn giáo.
Chúng ta theo Đạo Trời muôn năm của Vua Cha Thượng đế vĩ đại.
8-Vấn đề bàng môn, tả đạo: Khi Đức Thích Ca ra đời, đạo Ấn Độ giáo, Jaina giáo đã có trước khoảng mấy ngàn năm với thuyết luân hồi, nhân quả; đặc biệt, pháp tu kiểu thoát tục Đạo sỹ Yoga đã có trước đó khoảng 6 ngàn năm. Một thời gian vô cùng lâu. Họ tập huyền môn siêu đẳng, siêu thoát ngay tại thế, xa lánh tục trần. Sau này, vì thương xót chúng sinh trầm luân trong bể khổ, Đức Thích Ca đã sáng tạo ra pháp môn mới, với hệ thống đạo đức và tu tập tự giác ngộ ( tự ngộ tự tha), trên cơ sở thiền truyền thống, xa tục trần xuất thế, nhưng có tổ chức ( thực tế là cải cách tôn giáo Ấn). Lúc đó, Ấn giáo coi ngài Thích Ca là bàng môn tà đạo. Đạo Phật không phát triển được ở Ấn Độ, phải sang Tây Tạng và phía Đông. Khi đạo Phật phát triển, chia thêm nhánh Đại Thừa, thì những người Tiểu Thừa coi đó là bàng môn. Sau còn rất nhiều pháp môn khác nhau. Đạo Ki-tô cũng có hoàn cảnh tương tự. Do Thái giáo thờ Chúa Trời-thánh Jehovah có trước khi Jesus ra đời mấy ngàn năm.
Tôn giáo là cụ thể, có tính cụ thể, lịch sử, phù hợp với giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội loài người. Lịch sử loài người đã có vô số các tôn giáo khác nhau, cái sau sinh ra từ cái trước, thừa kế tinh hoa và cũng là phủ định cái trước; cái trước có khi nói cái sau là bàng môn tà đạo. Nhưng cái nào hợp qui luật tiến hóa, và hợp với giai đoạn lịch sử phát triển kế tiếp của loài người thì tồn tại, phát triển, rồi mạt, diệt, theo qui luật thành trụ dị diệt, thành trụ hoại không, như muôn sự vật hiện tượng khác, không có gì là lạ.
Những người sáng tạo-ban đầu, luôn luôn bị chống đối, bị phá hại, thậm chí bị làm hại, theo qui luật phản phục, không có gì là lạ. Nhưng rồi, cái mới, cái tiến bộ sẽ đi lên, thậm chí có khi bị thụt lùi…
Vậy nhận thức của nhân loại, với tính cụ thể là các hình thái ý thức, trong đó có tôn giáo, đạo đức…luôn luôn phát triển từ thấp đến cao, theo chiều xoáy trôn ốc, đi lên, càng sau càng hoàn thiện. Ý thức, nhận thức nào hợp qui luật tất yếu tiến hóa và phù hợp với điều kiện phát triển mới của xã hội loài người thì tồn tại và phát triển, rồi cũng sẽ bị lụi tàn là tất yếu. Cái gì cũ, lạc hậu, sẽ tan rã; đương nhiên cái cũ sẽ chống lại cái mới sinh ra, bảo thủ sẽ chống tiến bộ, nhưng theo thời gian và qui luật, cái gì hợp lý, hợp qui luật thì tồn tại và đi lên. Vấn đề là ở chỗ tách ra, có cái nhìn chung, để đánh giá và phân tích, không vô minh, không kỳ thị, nhưng cũng không cố tình bảo thủ thành phản động, thậm chí gây tội ác chống lại tiến hóa. Xã hội, hay các triết thuyết cũng đều thế.
9-Về các nghi thức tâm linh: Đa số các tôn giáo đều rườm rà, nặng nề, thậm chí bắt dân đóng góp xây dựng nặng. Dân nghèo, xây lắm chùa chiền nhà thờ. Việc đưa vong cốt vào thờ trong chùa là sai lầm về linh pháp, vì chùa là nơi để con người tu hành, chứ không phải là nhà mồ; người ta đã hiểu sai việc nhờ Phật tiếp dẫn vong đi siêu, với chuyện cho vong vào chùa tu tập. Tu chỗ nào? Học ai? Nhiều vong nói với Ta là họ rất đói, lạnh, buồn thê thảm! Xin về nhà cho ấm áp! Việc chôn sâu không cải táng của Công giáo không diệt, hoặc làm tan rã được linh hồn, mà càng làm họ khó siêu thoát, trở lên bất trị và phá lại hạ giới. Địa ngục không phải dưới đất. Thực tế, yểm phong thủy…không phải lúc nào cũng được. Có quá nhiều các vong người Công giáo hành lại chính người thân, Ta chữa bệnh tâm linh, bắt họ, siêu, dạy, rồi mới bắt họ chữa cho người thân của chính vong đó.
Theo đạo, nhưng không ăn chay, không thiền công siêu đẳng, lại tham tiền tài vật dục danh, lợi, ghen tỵ, hoặc thèm khát khi tu, hoặc nhận thức tri thức thấp kém…thì làm sao chết siêu thoát được!?
Một số tôn giáo, từ khi ra đời đến nay, mang lại đau khổ, đau thương cho nhân loại, hơn là cứu rỗi, cứu độ! Đó là sự thật không thể chối cãi!
Cha là của chung, không phải là của riêng của bất cứ tôn giáo hay pháp môn nào.
Có hàng vô số pháp tu tập để về với Cha, pháp nào đã lạc hậu, tất suy bại.
Các vị hãy nghe chính những lời nhận xét của Cha về họ.
……………………..
Ngoài ra, cần nhấn mạnh: Thời Thánh Đức, thuộc về một giáo lý mới; bản chất xã hội Thánh Đức-thực chất là xã hội cộng sản Thiên Đạo tại thế này; người ta sống và tu tập học hành tại gia, mà vẫn hiền lương, đạt lục thông, đó mới là điều vĩ đại! Không thể vào chùa hết mà xây xã hội an lạc, nhân dân thái bình được. Cũng không thể khuyên chúng sinh sống đạo hạnh, giác ngộ Chân lý, giải thoát, khi xã hội còn điêu linh, đói nghèo và bệnh tật. Con người muốn tồn tại, không thể thoát ra khỏi cộng đồng được-xét nghĩa toàn thể nhân loại. Con người ta phải ăn mới đến Đạo, không thể khất thực của xã hội mãi được; không có ăn thì không thành đạo, Phật Tổ đã từng bỏ lối tu khổ hạnh để đi vào Trung đạo; mà Đạo là sự tồn tại của các qui luật, trong đó có qui luật sinh hóa. Không tiến hành cải tạo xã hội, thì không thể giải quyết tận gốc sự đau khổ của con người. Ai xuống thế, cũng vào chùa hết, thì ai làm cho mà ăn? Hoặc từ bi hỷ xả, xả thiền, bỏ tam độc là tham sân si…nhưng cuộc sống khốn nạn làm họ bầm dập, thì họ liệu có an nhiên tự tại hay loại bỏ sự đấu tranh trong bản thân và xã hội với nhau được chăng? Loại người dĩ hòa vi quí đáng sợ hơn cả, và chúng ta sợ nhất là loại người quá tốt! Đúng không khen, sai không chê, hỷ xả cho kẻ ác một vài lần, nhưng tổng số chúng thì thành họa cho xã hội! Chúng ta quá hiểu, thời mạt, kẻ hiền tài, người hiền lương hay bị oan trái, bị đọa đày, thiệt thòi thế nào rồi!
Hạnh phúc không phải là tu nhàn, mà là cống hiến cho loài người và tu tập khoa học đắc cách, để có hạnh ngộ phúc đạo, sống đạo đời hợp nhất. Chỉ có xã hội Thiên Đạo mới làm được Đại đồng Thánh Đức, giải phóng được nhân loại khỏi tội ác, chiến tranh, tham tàn và vô minh, vô thần, hoặc mê tín mê muội; lại chính thờ Cha thực của mình là Thượng đế-tuân theo luật Trời hay Đạo Trời, mà không tôn giáo nào hiện nay có thể mô phỏng hay thể hiện được một cách khoa học. Chúng ta là tiểu ngã trong đại ngã, tiểu hồn trong đại hồn, thực tế hiện nay linh hồn Phật tổ vẫn tồn tại, vẫn hiện hóa, chứ không phải là không. Thượng đế còn vô vàn đau khổ, vì con cái của Người còn đau khổ, đưa vài chục vạn người lên thượng giới trong một thế kỷ là quá ít, nhưng nếu thế giới này là một xã hội lành mạnh, thì sẽ có hàng chục triệu, hàng trăm triệu người đạt đạo. Còn mọi chư phật và bồ tát, đều luôn theo chỉ lệnh của Vua Cha. Các cổ thần, hay cổ phật, hay các thần thánh, hay các thần tinh…đều là một, là cách gọi khác nhau của các tôn giáo mà thôi; vì Nhân loại cũng chỉ là Một.
Tuy nhiên: Tương lai, chúng ta sẽ chọn lọc những tinh hoa cao quí của Phật giáo để xây Thánh đức là: Đạo đức cao đẹp, Bát chánh đạo, thuyết luân hồi, nhân quả (tất nhiên cần sửa lại), pháp thiền, vì không thiền, không thể đạt thần thông và năng linh. Phật Tổ mãi là người thầy vĩ đại của chúng ta.
Chúng ta cần kế thừa, phát huy tính tốt của Nho giáo Phương Đông: Ngày nay chế độ phong kiến không còn tồn tại với tư cách là hình thái chính trị, pháp quyền, cơ sở kiến trúc thượng tầng cũng như hạ tầng của nó đã bị sụp đổ; nhưng với tư cách là một hình thái ý thức đạo đức (đạo Nho) thì những mảng vỡ cuả nó vẫn còn, dù ít dù nhiều, vẫn ảnh hưởng lớn tới xã hội phương Đông hiện nay. Do đó phải xét cái hay, cái dở của nó để góp phần xây dựng nền văn hoá mới phát triển lành mạnh theo tinh thần tiếp thu chọn lọc tinh hoa của nó, không phủ định sạch trơn mà kế thừa biện chứng có chọn lọc.
Một phần tư tưởng nho Giáo tồn tại, do các nguyên nhân sau: Do cơ sở kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp với sản xuất lạc hậu, kiểu truyền thống. Ở Trung Quốc, Đông Nam Á…vẫn còn bộ phận kinh tế nông nghiệp nông thôn lạc hậu. Tính chất sản xuất nông nghiệp như thế này còn tồn tại khá lâu nữa, nhất là ở các vùng nghèo, kém phát triển, miền núi.
Đô thị hoá nhanh, nhưng diễn ra chủ yếu ở các đô thị lớn và quanh đô thị. Nông dân vẫn chiếm số đông. Làng xã, thôn xóm không khép kín như xưa, nhưng vẫn tồn tại văn hoá tiểu nông lạc hậu. Văn hoá chưa được hiện đại hoá toàn diện, chưa xoá hết mù chữ. Phong tục tập quán cổ truyền luôn luôn có xu hướng bảo thủ và phát triển rất chậm.
Trung với nước: Tinh thần trung quân ái quốc, trung với vua, hiếu với cha mẹ được cải biến thành trung với nước, hiếu với dân.
Đạo tam cương ngũ thường, ngũ luân của phong kiến, tạo ra riềng mối rường cột trong quản lý xã hội cũ, biến cải thành một số kinh nghiệm trong xây dựng các mối quan hệ mới, trong xây dựng thiết chế văn hoá, thiết chế chính trị, đạo đức, trong quản lý xây dựng gia đình và xã hội mới, con người mới.
Đức là nội dung quan trọng nhất của xã hội phong kiến; đức là phẩm chất, tập trung ở: Lễ, nghĩa, nhân, trung, hiếu, tiết hạnh. Ngày nay xã hội phương Đông vẫn trọng đức làm đầu: “ Có tài mà không có đức như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” ( Hồ Chí Minh). “ Cái nết đánh chết cái đẹp”…do đó đạo đức vẫn là nền tảng muôn đời của xã hội. Ý nghĩa và tầm quan trọng đó ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Ngũ luân: Vua tôi, cha con, vợ chồng, trưởng ấu, bè bạn. Ngày nay quan hệ vua tôi thành quan hệ cá nhân với lãnh tụ, hiểu rộng ra là với thầy, với cấp trên, với tổ chức, vẫn cần có chuẩn mực, có tình, có lý, vừa là đạo lý làm người. Làm công dân phải trung với nước, con phải hiếu với cha mẹ, vợ chồng vẫn phải “tương kính như thân”, hoà hợp. Em phải kính anh, bạn bè phải nghĩa, hiệp, thuận, thân.
Tu thân vẫn là một giá trị quan trọng trong xây dựng nhân cách con người. Cả đời người lúc nào cũng phải tu thân. Thanh niên thì lập thân mới lập nghiệp, người thành đạt lập nghiệp mới lập ngôn. Giá trị danh chính-ngôn thuận vẫn còn tác dụng lớn. Hiền tài vẫn là nguyên khí của quốc gia. Con người ta sinh ra vẫn phải tuân theo luân lý chung, đó là đạo làm người. Có trí, lễ, nghĩa, trung, liêm thì mới thành nhân. Đặc biệt là cán bộ. Cụ Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Đạo đức vẫn là cáo gốc của người cán bộ cách mạng.
Cụ Hồ Chí Minh còn nói: “Học để làm người, học để làm cán bộ” phục vụ nhân dân. Xưa học để làm quan, nay học để phụng sự nhân dân, làm đày tớ của nhân dân.
Nho giáo lấy đức trị làm đầu…xét cho cùng, tính chất ưu việt ở chỗ, lấy giáo dục thuyết phục làm trước, sau mới chế áp. Phương pháp giáo dục đạo đức vẫn coi trọng yếu tố làm gương trước, xử phạt sau. “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Trong gia đình và ngoài xã hội, bên cạnh việc bình đẳng về quyền lợi của cá nhân, và tổ chức do pháp luật qui định, vẫn phải có tôn ti trên dưới. Xác định chỗ đứng, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng công dân, trong gia đình, từng người trong xã hội, không thể tự do tuỳ tiện, đều phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hạn chế những ảnh hưởng xấu và điều chỉnh văn hoá phương Đông nói riêng và văn hoá Nhân loại nói chung:
-Đó là óc địa vị, tôn ti trật tự, đẳng cấp, cục bộ có nguồn gốc do giai cấp phong kiến (tầng lớp vua quan, nho sỹ) là giai cấp trên, được quyền chiếm đoạt, sử dụng của cải xã hội (đứng trên nhân dân, coi khinh lao động). Địa vị luôn gắn với đặc quyền đặc lợi, làm quan có sức hấp dẫn đặc biệt. Tư tưởng địa vị thâm căn cố đế ( do đạo tam cương) tìm cách để có địa vị, địa vị chức quyền càng cao, bổng lộc càng nhiều. Để vinh thân phì gia. Muốn có quyền lực, phải kết bè phái, cục bộ ê kíp, cục bộ địa phương, cục bộ dòng họ. Cục bộ còn do tính chất bảo thủ làng xã. Điều này chúng ta cần tránh trong xây dựng thiết chế tự trị sau này của xã hội đại đồng. Muốn bảo vệ quyền lợi, thì phải cục bộ. Giá trị con người được xét theo địa vị và danh vọng, mà coi nhẹ đạo đức. Vì tư tưởng quyền danh mà háo quyền hành, háo danh. Tâm lý háo danh còn ảnh hưởng tới cả lớp trẻ khi học, chọn nghề và cả xã hội. Đạo đức phong kiến trọng người quân tử ( xét kỹ là người có học), cho nên quân tử phải đem sự học ấy để hành đạo ( giáo hoá, chăn dân, huệ dân). Nên đôi khi, biến dị đi, quan tham cũng là “cha mẹ dân’. Xuất phát từ tư tưởng đặc quyền đặc lợi, nên để bảo vệ địa vị ấy, vua phải dựa vào dòng tộc, cho mình là “thiên tử ” chăn dân. “Thần thiêng phải có bệ hạ”, quan thì phải dựa vào vua, nịnh nọt vua, dựa vào dòng họ, cục bộ. “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Vô số vua quan vì quyền lợi cá nhân, mà tranh ngôi vị, tranh đất, tranh thiên hạ, đưa xã hội bao năm vào chinh chiến nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Không biết họ thay trời hành đạo cái gì?
Đã có tư tưởng như thế, nên phải có những thủ đoạn như kéo bè kéo cánh, tiêu diệt lẫn nhau, tranh dành chức quyền, làm hại người tài, người lương thiện. Đặc biệt là tính cách đố kỵ ghanh ghen xấu xa, nguồn gốc là để tranh dành, gây vô vàn tội ác.
Thời loạn thì trọng nhân tài, đến khi thời thịnh, thì triệt hạ hiền tài. Trong lịch sử có vô khối chuyện đau lòng về chia rẽ đất nước, triệt hạ hiền tài, bảo thủ phản động, phản dân hại nước vì quyền lợi cục bộ.
Kết luận
Muốn thực hiện đại đồng, hợp nhất tôn giáo, nhân loại, phải: Có một Chính Pháp lớn đủ bao trùm mọi pháp cũ, cao hơn mọi triết-thuyết xã hội hiện có, giải thích khoa học mọi vấn đề của tự nhiên-xã hội-con người-khoa học hiện đại, hợp lý hóa được lý tưởng xã hội, khoa học với Đạo pháp-Chính pháp và huyền thuật-tức là Huyền pháp; hiện đại, nhưng không cũ trong hàng vạn năm; không lặp lại cách thức tu tập và nghi lễ đã cũ… đáp ứng được tiêu chí và phản ánh được sự phát triển của mọi thời đại tương lai; đồng thời, thực hiện cuộc cách mạng tâm linh sâu rộng, cùng lý tưởng xã hội, cả lý tính, cảm tính; và phải chứng minh được sự hiện hữu và khả năng khả thi của Pháp. Phải có một pháp tu tích cực, đắc hiệu, nhưng không xa rời cuộc sống bình thường của con người. Nghi lễ giản dị, Đạo-Đời hợp nhất, dành cho hàng vạn năm.
1-Nhân loại tương lai cần một đạo chung mới, hợp nhất là Không tôn giáo-hay gọi là ĐẠO TRỜI, đủ cho cả nhân loại hòa bình an lạc. Không thờ, hay thờ Thượng đế không quan trọng bằng thực hiện lý tưởng theo con đường của Thượng đế chỉ dạy, định hướng-là qui luật tất yếu của xã hội loài người.
2-Nhân loại cần một triết thuyết khoa học-tâm linh chính xác về qui luật tiến hóa của Vũ trụ-nhân loại. Hiện triết học phương tây hiện đại bế tắc và khủng hoảng, CNTB sẽ tất yếu bị diệt vong. Triết học và khoa học hiện đại bó tay không đủ khả năng giải thích các hiện tượng bí hiểm và sự thật tâm linh.
3-Có người sẽ nói chúng ta là gì mà có quyền “phán xét” các tôn giáo?
Ta nói các lý do sau:
-Thứ nhất:-Đã là đứng ngoài họ, và là con người có nhận thức, thì phải biết hay dở tốt xấu, khi nhận thức cái khác, ví như nhận thức người khác và người khác nhận thức về mình vậy. Do đó, ta có quyền nhận thức cái hay, cái dở của các tôn giáo. Cái mới sinh ra, thì luôn phủ định cái cũ; xưa các tôn giáo lúc mới ra đời, hay các học thuyết cũng thế.
-Thứ hai: Các đạo đã mạt pháp-do chính họ, có tính phổ biến, không cưỡng lại được. Vì chúng ta được lệnh xây dựng Chính pháp mới, có quyền lực tâm linh của Thiên đình ban cho, có sắc lệnh, có khả năng thông linh, ngồi chính vị ghế bóng-nên có quyền so sánh, tự tin nghiên cứu và nhận xét, trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học, theo nhận thức của chúng ta, chứ chúng ta cũng không vơ vào, không chửi rủa bới móc, hay miệt thị tôn giáo, mà trân trọng, thận trọng đánh giá, không chỉ chúng ta, mà theo như đánh giá chung và ngay trong đánh giá của chính các tôn giáo đó. Thậm chí chúng ta tiếp thu nghiêm túc, khoa học các giá trị tinh hoa của họ. Tại sao? Vì đạo đức chính thống của mọi tôn giáo đều cao đẹp, các bậc giáo chủ xưa đều là những linh căn lớn do quyền phép và tiên tri của Cha giáng thế lập đạo. Cái gì cũ, không hợp nữa, thì nói là cũ.
-Thứ ba: Hiện nay, luật Thiên đình lập Thánh đức tại thế, nhưng tất cả các pháp môn cũ đã và sẽ không bao giờ đáp ứng được tương lai ấy, không thể tiến hành một cuộc cách mạng về khoa học tâm linh và khoa học về xã hội được! Nếu ai tiến hành được, thì chúng ta cầu cho họ thành công! Họ sẽ bất lực trước hiện trạng đau khổ của Cha và loài người chúng ta hiện nay.
..............
Lời Thượng Đế
Thượng Đế là Ta, Ta là Thượng Đế
Sinh ra muôn loài, Ta là chúa tể
Ta là cỏ cây, hoa lá, nhân sinh
Ta là đất đai, hạnh phúc, hoà bình
Là Chân lý, cội nguồn cuộc sống
Là văn minh, là màu xanh, đích đợi
Ta là phúc phần giáng khắp nơi nơi
Ta ở đâu giáng phúc ở đó
Kẻ nào rẻ rúng Ta sẽ mất Ta
Kẻ bỏ Ta sẽ quay trở lại
Kẻ Ta bỏ sẽ làm lại từ đầu
Kẻ hại Ta sẽ tự tiêu diệt
Kẻ phản Ta là tự phản mình
Kẻ chống lại Ta sẽ bị người chống
Kẻ nhạo báng Ta là tự huỷ thân mình
Ta là đấng Cao Minh
Thiện-Mỹ-Chân vĩ đại
Đạo Hằng Ta phổ ba ngàn Thế giới
Mười phương Trời, Ta ngự ở Trung Phương
Ấy là Bắc Đẩu tinh-Toà Bạch Ngọc phi thường
Ta là Thượng Đế
Thượng Đế là Ta
Ta là chúng sinh
Chúng sinh là tất cả
Chí Tôn là cây, Thiên Tôn là lá
Ta là ông Trời
Trời cao khôn tả.
Thần Thánh Phật Ta sinh
Ta là Thiện sinh, Thiện Đạo.
Ai nói về Ta, Ta sẽ ở bên
Ai nghĩ về Ta, Ta sẽ ở trong lòng
Thờ Ta là Đạo
Đạo Thiện, Đạo Đồng
Đạo Trời muôn thủa thuỷ chung
Ấy dòng nhựa sống máu hồng muôn năm….
THIÊN ĐẠO THÁNH ĐỨC - PHỔ GIÁO CHÚNG SINH
ĐẠI ĐỒNG - ĐẠI THIỆN - ĐẠI MỸ - ĐẠI LINH
http://www.thiendao.co.vu/2015/09/th...hap-chinh.html I-Tính chất chung
1-Về giải thích thế giới, và thế giới tâm linh: Không một đạo giáo nào giải thích chính xác về thế giới, về khoa học tâm linh và các hiện tượng tâm linh, thế giới vô hình, linh hồn chính xác, trên cơ sở khoa học vật lý lượng tử hiện đại. Một số đạo dùng bí hiểm tâm linh để dẫn dụ tín chủ; lại có pháp môn phức tạp, kinh tự rắc rối. Bất lực trước một số hiện tượng tâm linh, như hiện vong, nhập vong, xem bói, tiên tri, xác thân bất hoại, thần giao cách cảm, tâm năng điều khiển, linh tính, giấc mơ, xuất vía…Không giáo chủ tôn giáo nào được và đã được Thượng đế cho thấy Người bằng mắt huệ, để Người giáo dạy trực tiếp! Nên có khi hiểu sai về Cha, hoặc dùng bí hiểm mô phỏng, dẫn dụ tín chủ, dọa nạt tâm linh tùy tiện.
2-Không một đạo giáo nào đưa ra lý luận triết học tự nhiên và lý luận triết học xã hội, xây dựng con đường và biện pháp cải tạo xã hội loài người, để loài người thực sự thông minh, thông linh, văn minh, đạt đại thiện, đại mỹ, để đạt chính quả, siêu thoát ngay khi sống, nhưng lại cũng cải tạo, xây dựng xã hội an lạc. Họ chỉ đưa ra các biện pháp và tiêu chí đạo đức. Về mặt lý tưởng xã hội HẠ GIỚI là không. Đạo Ki-Tô mơ đến thiên đường trên cao, Chúa đưa hội thánh lên không trung trong tận thế, rồi xây nước trời ngàn năm bình an. Cái nước trời ấy ở đâu, trên trời hay dưới đất, xây nó như thế nào, đặc điểm của nó ra sao, thì rất mơ hồ, không có triết lý và phương pháp tiến hành cụ thể. Tức là không có cách mạng xã hội và cách mạng tâm linh. Trong khi nhân loại còn tồn tại hàng tỷ năm, vậy nhân loại sống như thế nào, ra sao, vào chùa hết hay lên thiên đường hết, thì không ai lý giải được.
Đạo Phật tu đạt giác ngộ, diệt dục, xuất thế, xa rời các nguyên lý tồn tại của xã hội là sinh sống, sinh sản của loài người. Tu đạt siêu thoát-tức đạt trạng thái Niết bàn, chết đi lên Niết bàn. Nhưng còn xã hội hiện tại thì ai lo? Tu sỹ Phật giáo còn phải ăn, phải mặc, dùng vật phẩm của chúng sinh, vậy còn nghiệp phải trả, vì tu chỉ ích mỗi bản thân thôi. Người ta đi chùa cầu Phật, nhưng họ không hiểu nhiều về đạo đức và đạo pháp nhà Phật. Ngày nay và mai sau, pháp Phật có độ, cứu nhân loại khỏi chiến tranh, bệnh họa không? Phật tổ đã nói: vào thời mạt pháp, tu sỹ độ mình đã khó, nói chi đến độ người.
Cho nên Hồ Chí Minh có nói: Ông Bụt trong chùa hiền lành tốt tính, nhưng chả giúp được gì.
Khái niệm xã hội Thánh Đức là của đạo Phật, vậy Ta hỏi: Muốn có Thánh Đức phải làm gì? Xây nó ra sao? Nó như thế nào? Ai sẽ xây nó, vào chùa xây hay sao? Hay là khuyên người ta sống có đạo đức là được?
Đạo Phật chờ bồ tát Di Lặc giáng lâm, xây Thánh Đức, vậy Di Lặc xuống với hình ảnh ông béo à? Mặc áo cà sa vào chùa xây Thánh Đức sao? Ai đã biết mặt của Di Lặc thế nào? Bao lâu nữa, tới 8400 năm sau khi Thích Ca nhập diệt, Di Lặc mới giáng lâm, vậy đến lúc đó, xã hội loài người sẽ ra sao? Rất siêu hiện đại rồi, vậy Di Lặc sẽ dạy gì vào lúc đó?
Nay Phật Thích Ca đã hết nhiệm kỳ lãnh đạo, đã về giời, tất cả các cảnh chùa đã không được còn giáng bóng nữa. Đây là luật mới của Thiên đình. Ngoài ra, như chúng ta biết, Phật coi Thượng đế là Phạm Thiên Vương. Thiên Vương là một vị thần lãnh đạo một tinh cầu, như quả đất, sao Hỏa…Có rất nhiều vị Thiên Vương. Cho nên sai lầm, tín đồ phật giáo hiểu sai, phạm tội bất kính với Cha! Cha là đấng Đại toàn năng, còn sinh ra cả Phật Thích Ca, cho Ngài xuống thế gieo đạo. Chúng ta nên nhớ, Ấn Độ giáo-hay đạo Bà La Môn-thờ đấng Brahman-tức Thượng đế. Phật Thích Ca, vì thấy Ấn giáo suy đồi, không cứu độ được đau khổ cho chúng sinh, nên vì thương xót chúng sinh, Ngài đã phát nguyện, tu luyện và sáng tạo ra pháp môn mới, trên nền tảng của Ấn giáo, vẫn là phép tu thiền, luân hồi, kiếp nghiệp quả luân hồi, nhưng chủ trương thoát tục để thoát khổ; chủ trương không có ta-tức là vô ngã; trong khi Ấn giáo xác định con người là tiểu ngã-linh hồn, trong đại ngã-thượng đế. Đây là khác biệt chính yếu của Đạo Phật, và khi đạt trạng thái niết bàn, thì trở về hư vô, về không-thực chất là trở về với Cha, hết luân hồi. Nhưng đạo Phật nguyên thủy không công nhận có linh hồn, Thượng đế. Nay các đức Phật đã đắc đạo, linh hồn họ vẫn đang hiện hóa, hồn người ta nhìn thấy hàng ngày, thì lý thuyết nhận thức kia còn đúng hay đã sai? Và Đức Phật nói: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, vậy đúng hay sai? Ta chỉ biết có một vị duy ngã độc tôn, đang tưới đức và sinh ra tất cả, là Thượng đế!
Cha vẫn đang lãnh đạo cả chư thần-thánh-tiên-phật. Trước khi ngài Thích Ca Mâu Ni xuống thế để gieo đạo Phật, thì Ngài đã trải qua vô lượng kiếp tu rồi.
Chính pháp của đạo Phật, như chính đức Phật nói trong kinh phật, chỉ phát triển có 2500 năm, sau khi ngài nhập diệt, rồi mạt. Nay Ngài đã nhập diệt được 2553 năm.
Đạo Phật nay đang hoằng dương hơn, nhưng nhân loại cần một cuộc cải cách vĩ đại để cả nhân loại thành một trường học, phải sống.
Đức Phật mãi là một bậc thầy khai ngộ về Đạo Đức và lòng từ bi cho chúng ta phấn đấu.
3-Nhiều luận điểm mang tích chất hoang đường trong kinh tự và pháp tu, đã làm khoa học hiện đại chống lại. Các tôn giáo này bí, do kinh tự đôi khi có những luận cứ quan trọng sai, thậm chí mang tính huyền thoại; nên dùng phương thức bảo thủ, bí nhiệm để lôi kéo con người. Thậm chí dùng thủ đoạn làm con người u mê, ngu đần, với cách muốn ngu để trị- có tính phản động!
Không có tôn giáo nào đưa ra được các qui luật lớn về Đạo Trời-Hay chính xác là khoa học về nhận thức các qui luật lớn trong tự nhiên và vũ trụ.
Các tôn giáo trước đã có tính chất làm tôn giáo và khoa học chống lại nhau; vì sao: Vì sự bí nhiệm của pháp môn, bí hiểm tâm linh, không có khoa học tâm linh soi đường. Khoa học tâm linh không thống nhất được và không có điểm chung với khoa học lý hóa thô mộc, triết học duy vật thô mộc hiện có.
4-Các tôn giáo không ngừng miệt thị nhau, thậm chí dùng thần quyền tiêu diệt nhau, gây chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo, tôn giáo bị lợi dụng phục vụ tham vọng tàn độc bành trướng xâm lược trong suốt 2000 năm qua, như một vết nhơ trong lịch sử nhân loại. Dùng tôn giáo làm lá bài để chống các dân tộc khác, gây khủng bố, áp đặt quyền tự do và độc lập của các dân tộc.
“ Thế Kỷ 20, ta thấy có khoảng 10 cuộc chiến mang tính tôn giáo:
Thứ nhất phải kể cuộc chiến ở Bắc Ái Nhĩ Lan giữa những tín đồ Tin Lành và Thiên Chúa Giáo thuộc La Mã đã kéo dài hàng thế kỷ.
Thứ hai: Cuộc chiến Bosnia và Kosovo giữa người Albania theo Hồi Giáo và người Serbia theo Chính Thống Giáo, cuộc chiến này còn mang thêm tính sắc tộc nữa.
Thứ ba: Cuộc chiến Croatia giữa những người theo Thiên Chúa Giáo La Mã và Hồi Giáo.
Thứ tư: Cuộc chiến ở Nam Sudan giữa những tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã và các tín đồ Hồi Giáo.
Thứ năm: Cuộc chiến giữa người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo và người Hy Lạp theo Chính Thống Giáo tức Thiên Chúa Giáo, ở đảo Cyprus.
Thứ sáu: Cuộc chiến ở Kashmir giữa những người theo Hồi Giáo được Pakistan hỗ trợ với những người theo Ấn Ðộ Giáo được Ấn Ðộ hậu thuẫn.
Thứ bẩy: Cuộc chiến ở Ambon, Indonesia giữa những người Hồi Giáo và tín đồ Thiên Chúa Giáo. Trước đó là cuộc chiến tại Ðông Timor cũng của hai tôn giáo này.
Thứ tám: Cuộc chiến ở Sri Lanka giữa chính quyền theo Phật Giáo và phe Ấn Giáo đòi ly khai gọi là Hổ Tamil.
Thứ chín: Cuộc chiến tại Afghanistan trước đây giữa hai phe Hồi Giáo Taliban và Liên Minh Phương Bắc, nay là cuộc chiến chống khủng bố.
Thứ mười: Cuộc chiến tại Philippines giữa chính phủ theo Thiên Chúa Giáo La Mã và lực lượng Hồi Giáo gọi là Moro. Hiện nay đang có cuộc chiến tiêu diệt nhóm Abu Sayab theo Hồi Giáo, được coi như thành phần khủng bố có liên lạc với tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Mới đây nhất là cuộc xung đột tôn giáo đẫm máu tại Ấn Ðộ khởi đầu từ ngày 27-2-2002 giữa những người theo Hồi Giáo và những tín đồ Ấn Ðộ Giáo, chỉ trong vòng một tuần lể mà có tới 700 người chết và nhiều nhà bị đốt cháy tại bang Gujarat.”
( Tư liệu Internet)
5-Đặc điểm chung nhất là: Sự suy vi của Chính pháp, dẫn đến sự suy loạn của Đạo đức và Đạo pháp, chính trong họ đang mâu thuẫn, chia rẽ và phản pháp; đồng thời nhận thức loanh quanh lại, đấu tranh và đưa ra các triết lý vụn vặt về để bảo vệ chính pháp. Thời mạt pháp của các đạo, ứng với thời mạt thế hiện nay, trước chuyển thế.
Chúng ta sẽ thấy, sự suy mạt khủng khiếp của các linh mục Ki-tô và Giáo hội…Nga cũng thờ Chúa, Mỹ cũng thờ Chúa, nước nào đúng trong đạo đức? Và sự mạo báng và bỏ pháp của rất nhiều ni sư, trốn đời vào chùa hưởng lạc…Đạo Hồi gắn với sự hỗn loạn đánh nhau ngay giữa phái Hồi là Sunni và Shiite.
6-Các tín điều đạo đức không phản ánh hết và không thỏa mãn được tính chất phức tạp của đời sống và không đủ khả năng răn đe một cách tự giác khoa học một cách lâu dài trong toàn bộ tiến hóa nhân loại.
7-Vấn đề siêu thoát: Không một tôn giáo nào có phương cách siêu thoát hiện đại và khoa học, đắc hiệu và nhanh chóng, được nhiều như chúng ta! Họ thường đọc kinh cầu chú, cho linh hồn tự giác ngộ hoặc phải dùng tha lực của các thần thánh tiên phật khác; vì họ không có lý luận về trường sinh học và linh hồn đúng đắn. Ki-tô giáo khi có người chết, đào sâu chôn chặt…thực tế quá ít linh hồn được siêu và còn lâu mới lên được cảnh giới 9 là Thiên đường! Ngoài ra, Phật giáo cũng ít được Niết bàn-tức giải thoát.
................
Như vậy: Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chúng ta là pháp môn tu tập siêu ngộ Chân Lý và có cách siêu thoát cho vong nhân siêu đẳng nhất, mà không có vị pháp chủ nào từ trước có thể làm được như Ta; ngoài ra, cũng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có sự kết hợp chặt chẽ Tôn giáo với Lý thuyết xã hội, giữa thần quyền với chính quyền, giữa khoa học hiện đại với khoa học về tâm linh và tôn giáo, thống nhất khoa học, thống nhất nhận thức về tín ngưỡng tâm linh-tôn giáo, thống nhất tự nhiên với lý tưởng về Thượng đế, giữa tự nhiên với con người, mà không có sự bí hiểm, bí nhiệm nào. Tất cả sáng rõ, trong sáng, chân chính, lý tưởng cao đẹp và triết lý khả thi, hơn bất cứ một triết thuyết xã hội hay tôn giáo nào đã có từ trước đến nay!
Do đó, chúng ta không là tôn giáo.
Chúng ta theo Đạo Trời muôn năm của Vua Cha Thượng đế vĩ đại.
8-Vấn đề bàng môn, tả đạo: Khi Đức Thích Ca ra đời, đạo Ấn Độ giáo, Jaina giáo đã có trước khoảng mấy ngàn năm với thuyết luân hồi, nhân quả; đặc biệt, pháp tu kiểu thoát tục Đạo sỹ Yoga đã có trước đó khoảng 6 ngàn năm. Một thời gian vô cùng lâu. Họ tập huyền môn siêu đẳng, siêu thoát ngay tại thế, xa lánh tục trần. Sau này, vì thương xót chúng sinh trầm luân trong bể khổ, Đức Thích Ca đã sáng tạo ra pháp môn mới, với hệ thống đạo đức và tu tập tự giác ngộ ( tự ngộ tự tha), trên cơ sở thiền truyền thống, xa tục trần xuất thế, nhưng có tổ chức ( thực tế là cải cách tôn giáo Ấn). Lúc đó, Ấn giáo coi ngài Thích Ca là bàng môn tà đạo. Đạo Phật không phát triển được ở Ấn Độ, phải sang Tây Tạng và phía Đông. Khi đạo Phật phát triển, chia thêm nhánh Đại Thừa, thì những người Tiểu Thừa coi đó là bàng môn. Sau còn rất nhiều pháp môn khác nhau. Đạo Ki-tô cũng có hoàn cảnh tương tự. Do Thái giáo thờ Chúa Trời-thánh Jehovah có trước khi Jesus ra đời mấy ngàn năm.
Tôn giáo là cụ thể, có tính cụ thể, lịch sử, phù hợp với giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội loài người. Lịch sử loài người đã có vô số các tôn giáo khác nhau, cái sau sinh ra từ cái trước, thừa kế tinh hoa và cũng là phủ định cái trước; cái trước có khi nói cái sau là bàng môn tà đạo. Nhưng cái nào hợp qui luật tiến hóa, và hợp với giai đoạn lịch sử phát triển kế tiếp của loài người thì tồn tại, phát triển, rồi mạt, diệt, theo qui luật thành trụ dị diệt, thành trụ hoại không, như muôn sự vật hiện tượng khác, không có gì là lạ.
Những người sáng tạo-ban đầu, luôn luôn bị chống đối, bị phá hại, thậm chí bị làm hại, theo qui luật phản phục, không có gì là lạ. Nhưng rồi, cái mới, cái tiến bộ sẽ đi lên, thậm chí có khi bị thụt lùi…
Vậy nhận thức của nhân loại, với tính cụ thể là các hình thái ý thức, trong đó có tôn giáo, đạo đức…luôn luôn phát triển từ thấp đến cao, theo chiều xoáy trôn ốc, đi lên, càng sau càng hoàn thiện. Ý thức, nhận thức nào hợp qui luật tất yếu tiến hóa và phù hợp với điều kiện phát triển mới của xã hội loài người thì tồn tại và phát triển, rồi cũng sẽ bị lụi tàn là tất yếu. Cái gì cũ, lạc hậu, sẽ tan rã; đương nhiên cái cũ sẽ chống lại cái mới sinh ra, bảo thủ sẽ chống tiến bộ, nhưng theo thời gian và qui luật, cái gì hợp lý, hợp qui luật thì tồn tại và đi lên. Vấn đề là ở chỗ tách ra, có cái nhìn chung, để đánh giá và phân tích, không vô minh, không kỳ thị, nhưng cũng không cố tình bảo thủ thành phản động, thậm chí gây tội ác chống lại tiến hóa. Xã hội, hay các triết thuyết cũng đều thế.
9-Về các nghi thức tâm linh: Đa số các tôn giáo đều rườm rà, nặng nề, thậm chí bắt dân đóng góp xây dựng nặng. Dân nghèo, xây lắm chùa chiền nhà thờ. Việc đưa vong cốt vào thờ trong chùa là sai lầm về linh pháp, vì chùa là nơi để con người tu hành, chứ không phải là nhà mồ; người ta đã hiểu sai việc nhờ Phật tiếp dẫn vong đi siêu, với chuyện cho vong vào chùa tu tập. Tu chỗ nào? Học ai? Nhiều vong nói với Ta là họ rất đói, lạnh, buồn thê thảm! Xin về nhà cho ấm áp! Việc chôn sâu không cải táng của Công giáo không diệt, hoặc làm tan rã được linh hồn, mà càng làm họ khó siêu thoát, trở lên bất trị và phá lại hạ giới. Địa ngục không phải dưới đất. Thực tế, yểm phong thủy…không phải lúc nào cũng được. Có quá nhiều các vong người Công giáo hành lại chính người thân, Ta chữa bệnh tâm linh, bắt họ, siêu, dạy, rồi mới bắt họ chữa cho người thân của chính vong đó.
Theo đạo, nhưng không ăn chay, không thiền công siêu đẳng, lại tham tiền tài vật dục danh, lợi, ghen tỵ, hoặc thèm khát khi tu, hoặc nhận thức tri thức thấp kém…thì làm sao chết siêu thoát được!?
Một số tôn giáo, từ khi ra đời đến nay, mang lại đau khổ, đau thương cho nhân loại, hơn là cứu rỗi, cứu độ! Đó là sự thật không thể chối cãi!
Cha là của chung, không phải là của riêng của bất cứ tôn giáo hay pháp môn nào.
Có hàng vô số pháp tu tập để về với Cha, pháp nào đã lạc hậu, tất suy bại.
Các vị hãy nghe chính những lời nhận xét của Cha về họ.
……………………..
Ngoài ra, cần nhấn mạnh: Thời Thánh Đức, thuộc về một giáo lý mới; bản chất xã hội Thánh Đức-thực chất là xã hội cộng sản Thiên Đạo tại thế này; người ta sống và tu tập học hành tại gia, mà vẫn hiền lương, đạt lục thông, đó mới là điều vĩ đại! Không thể vào chùa hết mà xây xã hội an lạc, nhân dân thái bình được. Cũng không thể khuyên chúng sinh sống đạo hạnh, giác ngộ Chân lý, giải thoát, khi xã hội còn điêu linh, đói nghèo và bệnh tật. Con người muốn tồn tại, không thể thoát ra khỏi cộng đồng được-xét nghĩa toàn thể nhân loại. Con người ta phải ăn mới đến Đạo, không thể khất thực của xã hội mãi được; không có ăn thì không thành đạo, Phật Tổ đã từng bỏ lối tu khổ hạnh để đi vào Trung đạo; mà Đạo là sự tồn tại của các qui luật, trong đó có qui luật sinh hóa. Không tiến hành cải tạo xã hội, thì không thể giải quyết tận gốc sự đau khổ của con người. Ai xuống thế, cũng vào chùa hết, thì ai làm cho mà ăn? Hoặc từ bi hỷ xả, xả thiền, bỏ tam độc là tham sân si…nhưng cuộc sống khốn nạn làm họ bầm dập, thì họ liệu có an nhiên tự tại hay loại bỏ sự đấu tranh trong bản thân và xã hội với nhau được chăng? Loại người dĩ hòa vi quí đáng sợ hơn cả, và chúng ta sợ nhất là loại người quá tốt! Đúng không khen, sai không chê, hỷ xả cho kẻ ác một vài lần, nhưng tổng số chúng thì thành họa cho xã hội! Chúng ta quá hiểu, thời mạt, kẻ hiền tài, người hiền lương hay bị oan trái, bị đọa đày, thiệt thòi thế nào rồi!
Hạnh phúc không phải là tu nhàn, mà là cống hiến cho loài người và tu tập khoa học đắc cách, để có hạnh ngộ phúc đạo, sống đạo đời hợp nhất. Chỉ có xã hội Thiên Đạo mới làm được Đại đồng Thánh Đức, giải phóng được nhân loại khỏi tội ác, chiến tranh, tham tàn và vô minh, vô thần, hoặc mê tín mê muội; lại chính thờ Cha thực của mình là Thượng đế-tuân theo luật Trời hay Đạo Trời, mà không tôn giáo nào hiện nay có thể mô phỏng hay thể hiện được một cách khoa học. Chúng ta là tiểu ngã trong đại ngã, tiểu hồn trong đại hồn, thực tế hiện nay linh hồn Phật tổ vẫn tồn tại, vẫn hiện hóa, chứ không phải là không. Thượng đế còn vô vàn đau khổ, vì con cái của Người còn đau khổ, đưa vài chục vạn người lên thượng giới trong một thế kỷ là quá ít, nhưng nếu thế giới này là một xã hội lành mạnh, thì sẽ có hàng chục triệu, hàng trăm triệu người đạt đạo. Còn mọi chư phật và bồ tát, đều luôn theo chỉ lệnh của Vua Cha. Các cổ thần, hay cổ phật, hay các thần thánh, hay các thần tinh…đều là một, là cách gọi khác nhau của các tôn giáo mà thôi; vì Nhân loại cũng chỉ là Một.
Tuy nhiên: Tương lai, chúng ta sẽ chọn lọc những tinh hoa cao quí của Phật giáo để xây Thánh đức là: Đạo đức cao đẹp, Bát chánh đạo, thuyết luân hồi, nhân quả (tất nhiên cần sửa lại), pháp thiền, vì không thiền, không thể đạt thần thông và năng linh. Phật Tổ mãi là người thầy vĩ đại của chúng ta.
Chúng ta cần kế thừa, phát huy tính tốt của Nho giáo Phương Đông: Ngày nay chế độ phong kiến không còn tồn tại với tư cách là hình thái chính trị, pháp quyền, cơ sở kiến trúc thượng tầng cũng như hạ tầng của nó đã bị sụp đổ; nhưng với tư cách là một hình thái ý thức đạo đức (đạo Nho) thì những mảng vỡ cuả nó vẫn còn, dù ít dù nhiều, vẫn ảnh hưởng lớn tới xã hội phương Đông hiện nay. Do đó phải xét cái hay, cái dở của nó để góp phần xây dựng nền văn hoá mới phát triển lành mạnh theo tinh thần tiếp thu chọn lọc tinh hoa của nó, không phủ định sạch trơn mà kế thừa biện chứng có chọn lọc.
Một phần tư tưởng nho Giáo tồn tại, do các nguyên nhân sau: Do cơ sở kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp với sản xuất lạc hậu, kiểu truyền thống. Ở Trung Quốc, Đông Nam Á…vẫn còn bộ phận kinh tế nông nghiệp nông thôn lạc hậu. Tính chất sản xuất nông nghiệp như thế này còn tồn tại khá lâu nữa, nhất là ở các vùng nghèo, kém phát triển, miền núi.
Đô thị hoá nhanh, nhưng diễn ra chủ yếu ở các đô thị lớn và quanh đô thị. Nông dân vẫn chiếm số đông. Làng xã, thôn xóm không khép kín như xưa, nhưng vẫn tồn tại văn hoá tiểu nông lạc hậu. Văn hoá chưa được hiện đại hoá toàn diện, chưa xoá hết mù chữ. Phong tục tập quán cổ truyền luôn luôn có xu hướng bảo thủ và phát triển rất chậm.
Trung với nước: Tinh thần trung quân ái quốc, trung với vua, hiếu với cha mẹ được cải biến thành trung với nước, hiếu với dân.
Đạo tam cương ngũ thường, ngũ luân của phong kiến, tạo ra riềng mối rường cột trong quản lý xã hội cũ, biến cải thành một số kinh nghiệm trong xây dựng các mối quan hệ mới, trong xây dựng thiết chế văn hoá, thiết chế chính trị, đạo đức, trong quản lý xây dựng gia đình và xã hội mới, con người mới.
Đức là nội dung quan trọng nhất của xã hội phong kiến; đức là phẩm chất, tập trung ở: Lễ, nghĩa, nhân, trung, hiếu, tiết hạnh. Ngày nay xã hội phương Đông vẫn trọng đức làm đầu: “ Có tài mà không có đức như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” ( Hồ Chí Minh). “ Cái nết đánh chết cái đẹp”…do đó đạo đức vẫn là nền tảng muôn đời của xã hội. Ý nghĩa và tầm quan trọng đó ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Ngũ luân: Vua tôi, cha con, vợ chồng, trưởng ấu, bè bạn. Ngày nay quan hệ vua tôi thành quan hệ cá nhân với lãnh tụ, hiểu rộng ra là với thầy, với cấp trên, với tổ chức, vẫn cần có chuẩn mực, có tình, có lý, vừa là đạo lý làm người. Làm công dân phải trung với nước, con phải hiếu với cha mẹ, vợ chồng vẫn phải “tương kính như thân”, hoà hợp. Em phải kính anh, bạn bè phải nghĩa, hiệp, thuận, thân.
Tu thân vẫn là một giá trị quan trọng trong xây dựng nhân cách con người. Cả đời người lúc nào cũng phải tu thân. Thanh niên thì lập thân mới lập nghiệp, người thành đạt lập nghiệp mới lập ngôn. Giá trị danh chính-ngôn thuận vẫn còn tác dụng lớn. Hiền tài vẫn là nguyên khí của quốc gia. Con người ta sinh ra vẫn phải tuân theo luân lý chung, đó là đạo làm người. Có trí, lễ, nghĩa, trung, liêm thì mới thành nhân. Đặc biệt là cán bộ. Cụ Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Đạo đức vẫn là cáo gốc của người cán bộ cách mạng.
Cụ Hồ Chí Minh còn nói: “Học để làm người, học để làm cán bộ” phục vụ nhân dân. Xưa học để làm quan, nay học để phụng sự nhân dân, làm đày tớ của nhân dân.
Nho giáo lấy đức trị làm đầu…xét cho cùng, tính chất ưu việt ở chỗ, lấy giáo dục thuyết phục làm trước, sau mới chế áp. Phương pháp giáo dục đạo đức vẫn coi trọng yếu tố làm gương trước, xử phạt sau. “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Trong gia đình và ngoài xã hội, bên cạnh việc bình đẳng về quyền lợi của cá nhân, và tổ chức do pháp luật qui định, vẫn phải có tôn ti trên dưới. Xác định chỗ đứng, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng công dân, trong gia đình, từng người trong xã hội, không thể tự do tuỳ tiện, đều phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hạn chế những ảnh hưởng xấu và điều chỉnh văn hoá phương Đông nói riêng và văn hoá Nhân loại nói chung:
-Đó là óc địa vị, tôn ti trật tự, đẳng cấp, cục bộ có nguồn gốc do giai cấp phong kiến (tầng lớp vua quan, nho sỹ) là giai cấp trên, được quyền chiếm đoạt, sử dụng của cải xã hội (đứng trên nhân dân, coi khinh lao động). Địa vị luôn gắn với đặc quyền đặc lợi, làm quan có sức hấp dẫn đặc biệt. Tư tưởng địa vị thâm căn cố đế ( do đạo tam cương) tìm cách để có địa vị, địa vị chức quyền càng cao, bổng lộc càng nhiều. Để vinh thân phì gia. Muốn có quyền lực, phải kết bè phái, cục bộ ê kíp, cục bộ địa phương, cục bộ dòng họ. Cục bộ còn do tính chất bảo thủ làng xã. Điều này chúng ta cần tránh trong xây dựng thiết chế tự trị sau này của xã hội đại đồng. Muốn bảo vệ quyền lợi, thì phải cục bộ. Giá trị con người được xét theo địa vị và danh vọng, mà coi nhẹ đạo đức. Vì tư tưởng quyền danh mà háo quyền hành, háo danh. Tâm lý háo danh còn ảnh hưởng tới cả lớp trẻ khi học, chọn nghề và cả xã hội. Đạo đức phong kiến trọng người quân tử ( xét kỹ là người có học), cho nên quân tử phải đem sự học ấy để hành đạo ( giáo hoá, chăn dân, huệ dân). Nên đôi khi, biến dị đi, quan tham cũng là “cha mẹ dân’. Xuất phát từ tư tưởng đặc quyền đặc lợi, nên để bảo vệ địa vị ấy, vua phải dựa vào dòng tộc, cho mình là “thiên tử ” chăn dân. “Thần thiêng phải có bệ hạ”, quan thì phải dựa vào vua, nịnh nọt vua, dựa vào dòng họ, cục bộ. “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Vô số vua quan vì quyền lợi cá nhân, mà tranh ngôi vị, tranh đất, tranh thiên hạ, đưa xã hội bao năm vào chinh chiến nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Không biết họ thay trời hành đạo cái gì?
Đã có tư tưởng như thế, nên phải có những thủ đoạn như kéo bè kéo cánh, tiêu diệt lẫn nhau, tranh dành chức quyền, làm hại người tài, người lương thiện. Đặc biệt là tính cách đố kỵ ghanh ghen xấu xa, nguồn gốc là để tranh dành, gây vô vàn tội ác.
Thời loạn thì trọng nhân tài, đến khi thời thịnh, thì triệt hạ hiền tài. Trong lịch sử có vô khối chuyện đau lòng về chia rẽ đất nước, triệt hạ hiền tài, bảo thủ phản động, phản dân hại nước vì quyền lợi cục bộ.
Kết luận
Muốn thực hiện đại đồng, hợp nhất tôn giáo, nhân loại, phải: Có một Chính Pháp lớn đủ bao trùm mọi pháp cũ, cao hơn mọi triết-thuyết xã hội hiện có, giải thích khoa học mọi vấn đề của tự nhiên-xã hội-con người-khoa học hiện đại, hợp lý hóa được lý tưởng xã hội, khoa học với Đạo pháp-Chính pháp và huyền thuật-tức là Huyền pháp; hiện đại, nhưng không cũ trong hàng vạn năm; không lặp lại cách thức tu tập và nghi lễ đã cũ… đáp ứng được tiêu chí và phản ánh được sự phát triển của mọi thời đại tương lai; đồng thời, thực hiện cuộc cách mạng tâm linh sâu rộng, cùng lý tưởng xã hội, cả lý tính, cảm tính; và phải chứng minh được sự hiện hữu và khả năng khả thi của Pháp. Phải có một pháp tu tích cực, đắc hiệu, nhưng không xa rời cuộc sống bình thường của con người. Nghi lễ giản dị, Đạo-Đời hợp nhất, dành cho hàng vạn năm.
1-Nhân loại tương lai cần một đạo chung mới, hợp nhất là Không tôn giáo-hay gọi là ĐẠO TRỜI, đủ cho cả nhân loại hòa bình an lạc. Không thờ, hay thờ Thượng đế không quan trọng bằng thực hiện lý tưởng theo con đường của Thượng đế chỉ dạy, định hướng-là qui luật tất yếu của xã hội loài người.
2-Nhân loại cần một triết thuyết khoa học-tâm linh chính xác về qui luật tiến hóa của Vũ trụ-nhân loại. Hiện triết học phương tây hiện đại bế tắc và khủng hoảng, CNTB sẽ tất yếu bị diệt vong. Triết học và khoa học hiện đại bó tay không đủ khả năng giải thích các hiện tượng bí hiểm và sự thật tâm linh.
3-Có người sẽ nói chúng ta là gì mà có quyền “phán xét” các tôn giáo?
Ta nói các lý do sau:
-Thứ nhất:-Đã là đứng ngoài họ, và là con người có nhận thức, thì phải biết hay dở tốt xấu, khi nhận thức cái khác, ví như nhận thức người khác và người khác nhận thức về mình vậy. Do đó, ta có quyền nhận thức cái hay, cái dở của các tôn giáo. Cái mới sinh ra, thì luôn phủ định cái cũ; xưa các tôn giáo lúc mới ra đời, hay các học thuyết cũng thế.
-Thứ hai: Các đạo đã mạt pháp-do chính họ, có tính phổ biến, không cưỡng lại được. Vì chúng ta được lệnh xây dựng Chính pháp mới, có quyền lực tâm linh của Thiên đình ban cho, có sắc lệnh, có khả năng thông linh, ngồi chính vị ghế bóng-nên có quyền so sánh, tự tin nghiên cứu và nhận xét, trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học, theo nhận thức của chúng ta, chứ chúng ta cũng không vơ vào, không chửi rủa bới móc, hay miệt thị tôn giáo, mà trân trọng, thận trọng đánh giá, không chỉ chúng ta, mà theo như đánh giá chung và ngay trong đánh giá của chính các tôn giáo đó. Thậm chí chúng ta tiếp thu nghiêm túc, khoa học các giá trị tinh hoa của họ. Tại sao? Vì đạo đức chính thống của mọi tôn giáo đều cao đẹp, các bậc giáo chủ xưa đều là những linh căn lớn do quyền phép và tiên tri của Cha giáng thế lập đạo. Cái gì cũ, không hợp nữa, thì nói là cũ.
-Thứ ba: Hiện nay, luật Thiên đình lập Thánh đức tại thế, nhưng tất cả các pháp môn cũ đã và sẽ không bao giờ đáp ứng được tương lai ấy, không thể tiến hành một cuộc cách mạng về khoa học tâm linh và khoa học về xã hội được! Nếu ai tiến hành được, thì chúng ta cầu cho họ thành công! Họ sẽ bất lực trước hiện trạng đau khổ của Cha và loài người chúng ta hiện nay.
..............
Lời Thượng Đế
Thượng Đế là Ta, Ta là Thượng Đế
Sinh ra muôn loài, Ta là chúa tể
Ta là cỏ cây, hoa lá, nhân sinh
Ta là đất đai, hạnh phúc, hoà bình
Là Chân lý, cội nguồn cuộc sống
Là văn minh, là màu xanh, đích đợi
Ta là phúc phần giáng khắp nơi nơi
Ta ở đâu giáng phúc ở đó
Kẻ nào rẻ rúng Ta sẽ mất Ta
Kẻ bỏ Ta sẽ quay trở lại
Kẻ Ta bỏ sẽ làm lại từ đầu
Kẻ hại Ta sẽ tự tiêu diệt
Kẻ phản Ta là tự phản mình
Kẻ chống lại Ta sẽ bị người chống
Kẻ nhạo báng Ta là tự huỷ thân mình
Ta là đấng Cao Minh
Thiện-Mỹ-Chân vĩ đại
Đạo Hằng Ta phổ ba ngàn Thế giới
Mười phương Trời, Ta ngự ở Trung Phương
Ấy là Bắc Đẩu tinh-Toà Bạch Ngọc phi thường
Ta là Thượng Đế
Thượng Đế là Ta
Ta là chúng sinh
Chúng sinh là tất cả
Chí Tôn là cây, Thiên Tôn là lá
Ta là ông Trời
Trời cao khôn tả.
Thần Thánh Phật Ta sinh
Ta là Thiện sinh, Thiện Đạo.
Ai nói về Ta, Ta sẽ ở bên
Ai nghĩ về Ta, Ta sẽ ở trong lòng
Thờ Ta là Đạo
Đạo Thiện, Đạo Đồng
Đạo Trời muôn thủa thuỷ chung
Ấy dòng nhựa sống máu hồng muôn năm….
THIÊN ĐẠO THÁNH ĐỨC - PHỔ GIÁO CHÚNG SINH
ĐẠI ĐỒNG - ĐẠI THIỆN - ĐẠI MỸ - ĐẠI LINH
http://www.thiendao.co.vu/2015/09/th...hap-chinh.html