THIÊN ĐỊA THI - HOA LONG THẾ KỶ MỚI

(Chúc Muôn Loài Vạn Vật Năm Mới Bình An - Hạnh Phúc)

THIÊN cơ trao tặng người hữu duyên
ĐỊA mãn khai hoa, ước nguyện thề
THI nhân đàm đạo xoay chuyển thế
HOA Long hội tụ đắc nhân sinh
LONG Pháp giáng trần cứu sinh linh
THẾ mới càn khôn biến muôn hình
KỶ nguyên vũ trụ đồng nhất thể
MỚI là Thiên Đạo xóa u minh.
     (Hien Nguyen. Giao thừa 2015)

THÁNH thần giáng xuống đón Xuân
ĐỨC hiền Thế giới đón mầm hoan ca
HỘI quần tiên chính chúng ta
TOÀN là căn số cao xa thế này…
CẦU cho Nhân loại đổi thay
THÁI hòa yên ấm muôn ngày vui hơn
BÌNH yên bốn bể nước non
THẾ kỷ ánh sáng người tròn chữ Nhân
GIỚI định tu luyện cân phân
TRÊN cao soi sáng Đạo trần thời nay
THIÊN thời đại lợi Tâm chay
ĐÌNH đền thần thánh về này cũng ta
CHÚC cho thế giới một nhà
XUÂN hồng Long giáng Hoa hòa tình thương
    (Thiên Chủ)

THẦN thánh ca ngay bài Chúc Xuân
CHÀO đón Thế gian phút huy hoàng
THIÊN địa chuyển giao thời ánh sáng
CHỦ trì lịch sử sẽ sang trang
    (Hien Nguyen)

Mừng xuân mới Ất Mùi hội ngộ
Thiên Địa Nhân hợp nhất kỳ này
Luyện Công ra Quả mới tài
Thiền Thiên hợp nhất đón thời Hoàng Kim
Thánh Đức Hội quy căn trần thế
Hội Long Hoa Thánh bảng đã ghi
Ất Mùi tết đến xuân sang
Một năm thịnh vượng Đạo Trời hiển uy.
    (SH NTuan)

CHÚC sang năm mới chúc giàu sang
MỪNG nhau vạn sự mãi an khang
THIÊN định nhân duyên đều tốt đẹp
ĐẠO đời hai chữ vẹn song hành
GIÁNG thêm sức khỏe mừng "Xuân" mới
THẾ thời vững bước vẻ căng tràn...
    (Dung Tr)

CUNG Trời chuyển tiết xuân sang
CHÚC cho đại sự đạt thành đẹp tươi
TÂN niên vạn sự tốt lành
XUÂN đến minh triết tỏ soi con đường
QUẦN tụ Thánh địa nơi đây
THẦN Tiên tại thế xây đời lập công
QUY căn phụng sự cơ Trời
HỘI Long Hoa đó nơi này ta xây
    (KTy)
Share:

Hệ thống liên lạc liên thiên hà sử dụng năng lượng mặt trời

                                     [​IMG]


Trong tương lai, con người có thể liên lạc với nhau giữa các vì sao thông qua việc sử dụng một mạng truyền thông liên thiên hà khổng lồ hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Mạng truyền thông này sẽ được lắp đặt ở vị trí cách mặt trời khoảng 550 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn = 149,598,000km) tại một vị trí trong không gian mà nơi đó sóng ánh sáng bị bẻ cong bởi các thấu kính hấp dẫn. Tại điểm này, mạng truyền thông sẽ có nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu được truyền đi.

Ý tưởng về mạng truyền thông liên ngân hà sẽ có giá trị rất lớn cho ngành thám hiểm vũ trụ, với những chuyến đi xa ra khỏi hệ mặt trời của chúng ta. Đối với những chuyến thám hiểm có khoảng cách lớn hơn 10 tỉ km, tín hiệu radio sẽ bị nhiễu hoặc mất do chịu sự ảnh hưởng của bức xạ sóng vũ trụ. Đây cũng là lý do được nhiều nhà khoa học đưa ra để giải thích tại sao chúng ta không thể tiếp nhận được các tín hiệu giao tiếp của người ngoài hành tinh

Phần khó khăn của ý tưởng này là xây dựng mạng tiếp nhận thông tin. Ngoài mạng truyền thông được đặt tại vị trí 550 đơn vị thiên văn tính từ mặt trời, chúng ta phải xây dựng một mạng tiếp nhận tương tự ở nơi chúng ta muốn giao tiếp. Giả sử mạng tiếp nhận được đặt trong hệ thống chòm sao Alpha Centauri, người láng giềng gần nhất, thì khoảng cách cũng đã là 4.37 năm ánh sáng, chưa kể đoạn đường 749 đơn vị thiên văn tính từ chòm sao Alpha Centauri đến điểm lý tưởng để đặt mạng tiếp nhận. Những con số khổng lồ!

Ý tưởng về một mạng truyền thông liên ngân hà rất táo bạo và thú vị, tuy hiện tại nó đang gặp một số trở ngại về tính khả thi như đã nêu trên. Mặc dù vậy, một khi sự tiến bộ của công nghệ đủ để biến những điều không tưởng thành hiện thực, thì đây sẽ là một nền tảng quan trọng giúp con người tiến xa hơn vào vũ trụ!



Rối lượng tử hay vướng víu lượng tử là một hiệu ứng trong cơ học lượng tử trong đó trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau, dù cho chúng có nằm cách xa nhau. Ví dụ, có thể tạo ra hai vật thể sao cho nếu quan sát thấy spin của vật thứ nhất quay xuống dưới, thì spin của vật kia sẽ phải quay lên trên, hoặc ngược lại; dù cho cơ học lượng tử không tiên đoán trước kết quả phép đo trên vật thứ nhất. Điều này nghĩa là phép đo thực hiện trên vật thể này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái lượng tử trên vật thể vướng víu lượng tử với nó.


Rối lượng tử là hiệu ứng được ứng dụng trong các công nghệ như tính toán lượng tử, mật mã lượng tử, viễn tải lượng tử. Hiệu ứng này, được khẳng định bởi quan sát thực nghiệm, cũng gây ra sự thay đổi nhận thức rằng thông tin về một vật thể chỉ có thể thay đổi bằng tương tác với các vật ngay gần nó.

Rối lượng tử thường được mô tả với hai photon có sự liên hệ với nhau, trạng thái của photon này quyết định trạng thái của photon kia. Nếu đo được trạng thái của một photon thì ngay lập tức sẽ biết được trạng thái của photon có liên hệ với nó. Điều này cũng có nghĩa là nếu ta buộc photon này có một trạng thái nào đó thì lập tức photon kia cũng có trạng thái tương ứng.

Sự liên hệ trạng thái giữa 2 photon chứng tỏ rằng giữa chúng có một quan hệ tương tác nào đó tuy nhiên tương tác này không phải là một trong bốn tương tác cơ bản như ta đã biết; mà là một hệ quả của các định luật cơ học lượng tử.



 Ứng dụng:

Rối lượng tử được ứng dụng vào công nghệ viễn tải lượng tử, dùng để vận chuyển thông tin cũng như vật chất. Trong kỹ thuật này, người ta tạo ra hai vật thể ở cách xa nhau và có vướng víu lượng tử với nhau. Sau đó thông tin về trạng thái lượng tử của vật thứ nhất được cố định, qua phép đo; dẫn đến thông tin này được truyền tải đến vật thứ hai. Phương pháp này không cho phép thông tin, ở dạng kèm theo vật chất, được di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng.



Bước đột phá trong vật lý lượng tử: chuyển thông tin tức thời


Thí nghiệm chuyển ánh sáng tức thời tại Đại học Quốc gia Australia.
Thông tin mã hóa được chuyển gần như tức thời từ nơi này đến nơi khác mà không cần đến một dòng chuyển động nào của các hạt cơ bản. Thí nghiệm đang gây chấn động thế giới, vì nó có thể mở ra một thời đại thông tin mới.

Nhà vật lý Australia gốc Trung Quốc Ping Koy Lam cùng cộng sự tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra (ANU) vừa thực hiện thành công thí nghiệm chuyển thông tin theo nguyên lý hoàn toàn mới dựa trên "tương tác ma quỷ" của các quang tử (photon). Đúng vào lúc một chùm laser chứa những dữ liệu thông tin nhất định bị hủy tại một vị trí trong phòng thí nghiệm, thì nhóm của Lam đã tạo ra một chùm laser khác giống hệt như thế tại một vị trí khác cách vị trí ban đầu 1 mét. Mặc dù chùm sáng không hề chuyển động từ điểm này đến điểm kia nhưng vì hai chùm sáng giống hệt nhau nên người quan sát có cảm tưởng rằng, chùm sáng đã được di chuyển tức thời từ điểm này đến điểm kia .
Các nhà khoa học gọi kỹ thuật này là sự "chuyên chở tức thời qua không gian xa cách" (teleportation) . Vì hai chùm sáng giống hệt nhau, tức là thông tin chứa trong chúng như nhau, nên kết quả thí nghiệm cho thấy: Thông tin đã được chuyển tức thời qua không gian mà không cần đến một dòng chuyển động nào của các hạt cơ bản. Đây là nguyên lý truyền thông tin hoàn toàn mới.

Thật vậy, trong liên mạng computer điện tử và trong sợi cáp quang hiện nay, thông tin hoặc được chuyển qua các mạch điện tử (tức là nhờ dòng chuyển động của electron), hoặc được truyền trong sợi cáp quang (tức là dòng chuyển động của các photon). Hai dạng truyền thông tin này, mặc dù đã rất nhanh, nhưng đều không thể so sánh được với tốc độ truyền tin tức thời trong thí nghiệm của ANU. Nguyên lý truyền tin này có hai ưu điểm vượt trội: tốc độ siêu nhanh và siêu an toàn (rất khó giải mã ngay cả trong trường hợp thông tin bị đánh cắp). Vì thế, thí nghiệm của ANU đang gây nên một chấn động trong giới khoa học, như tiếng chuông báo hiệu một thời đại thông tin mới sắp ra đời.

Thực ra, không phải các nhà khoa học Australia đã khám phá ra một nguyên lý hoàn toàn mới. Họ chỉ khai thác một hiện tượng vật lý đã được biết đến từ lâu, đó là hiện tượng "vướng lượng tử", hoặc "rối lượng tử" (quantum entanglement), trong đó hai quang tử (photon) được tạo ra cùng lúc có liên hệ rất kỳ lạ với nhau. Thật vậy, nếu hai photon được tạo ra đồng thời và được đặt ở hai vị trí khác nhau, chúng sẽ không tồn tại một cách biệt lập riêng rẽ, mà ngược lại, luôn có mối ràng buộc chặt chẽ với nhau - trạng thái của photon này quyết định trạng thái của photon kia. Nếu ta buộc photon này tuân theo một trạng thái lượng tử nào đó, thì photon kia cũng lập tức có ngay một trạng thái lượng tử tương ứng. Nói cách khác, nếu biết trạng thái của photon này, thì lập tức ta sẽ biết trạng thái của photon kia. Điều đó có nghĩa là, giữa hai photon tồn tại một quan hệ tương tác nào đó. Tương tác này không phải là một trong 4 tương tác đã biết (hấp dẫn, điện từ, hạt nhân yếu, hạt nhân mạnh). Vậy nó là tương tác gì ? Đến nay, vẫn chưa ai đưa ra được một khái niệm chính xác. Albert Einstein từng gọi đó là "tương tác ma quái" (spooky interaction). Tờ Guardian của Anh số ra ngày 18/6/2002 bình luận: "Hiện tượng này còn bí hiểm hơn cả chính sự tồn tại của vũ trụ". Đa số các nhà vật lý hiện nay "đành" giải thích điều bí hiểm này như một biểu hiện của thế giới lượng tử mà nguyên lý bất định của Heisenberg đã chỉ rõ.

Bạn có thể hình dung ra nguyên lý bất định này trong ví dụ sau: Giả sử, nếu biết lực tác dụng vào quả bóng trong cú sút phạt của Ronaldinho trong trận Brazil - Anh vừa qua ở World Cup, thì cơ học Newton có thể giúp thủ môn Seaman tính chính xác quả bóng đó sẽ bay ra sao và sẽ rơi vào đâu. Đó là vì trong thế giới vĩ mô, quan hệ nhân - quả là chìa khóa giúp giải thích rõ ràng mọi hiện tượng. Nhưng trong thế giới của các "quả bóng vi mô" (thế giới của các hạt hạ nguyên tử) thì quan hệ nhân - quả hoàn toàn sụp đổ. Các hạt cơ bản hoàn toàn bất định. Tính chất này biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, một trong những biểu hiện đó chính là hiện tượng "vướng lượng tử": Một hạt cơ bản có thể cùng một lúc tồn tại ở hai vị trí khác nhau mà giác quan thông thường của chúng ta coi là hai hạt khác nhau.

Những năm gần đây đang dấy lên một làn sóng vật lý đi tìm những biểu hiện bất định của các hạt cơ bản. Năm 1995, một nhóm vật lý ở Colorado đã làm lạnh vật chất xuống tới -273 độ C (gần 0 độ tuyệt đối), trong điều kiện đó các nguyên tử "ứng xử" giống hệt nhau và tạo thành một "đại nguyên tử". Năm 2001, một nhà vật lý Đan Mạch đã làm chậm ánh sáng đến mức như đứng lại, giữ được nó trong một khoảnh khắc, rồi lại "thả" nó ra để cho nó trở lại chuyển động với tốc độ ánh sáng. Nhưng kỳ quái nhất vẫn là hiện tượng "bất định vị" (nonlocality) của các hạt hạ nguyên tử, tức hiện tượng một hạt có thể xuất hiện cùng một lúc ở hai vị trí khác nhau nói trên. Một bộ óc kỳ lạ như Einstein cũng đành phải mô tả nó như là "tác động ma quỷ từ xa" (ghostly action at a distance), thay vì đưa ra một giải thích theo một công thức toán học nhân - quả.

Nhưng nhờ thái độ chấp nhận "tương tác ma quỷ" như là một biểu hiện của nguyên lý bất định nên các nhà vật lý đã hướng mục tiêu nghiên cứu vào ứng dụng tương tác đó. Người đi tiên phong theo hướng này là giáo sư Athon Zeilinger (Áo). Năm 1997, lần đầu tiên ông đã nêu lên ý kiến cho rằng do tính chất đồng thời tồn tại tại nhiều vị trí khác nhau nên các hạt ánh sáng có thể được "vận chuyển tức thời" qua những khoảng cách lớn trong không gian. Ngay lập tức 40 phòng thí nghiệm trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu nhằm biến ý tưởng của Zeilinger thành hiện thực. Thí nghiệm của ANU là một trong số đó, và đây là lần đầu tiên thực hiện được việc chuyển thông tin tức thời qua khoảng cách không gian 1 m, trong đó hai chùm sáng laser thực chất chỉ là một, nhưng đồng thời tồn tại ở hai vị trí khác nhau!

Tiến sĩ Lam nói: "Về lý thuyết, không có gì ngăn trở con người di chuyển tức thời trong không gian, nhưng vào thời điểm hiện nay, đó vẫn là chuyện viễn tưởng. Tuy nhiên trong tương lai không xa, việc vận chuyển tức thời một vật rắn có thể trở thành hiện thực. Tôi dự đoán trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa khoa học sẽ có thể vận chuyển tức thời một nguyên tử".



"CÁI CHẾT CỦA NGUYÊN LÝ BẤT ĐỊNH"

Đó là đề bài báo của Mark Buchanan đăng trên tạp chí khoa học uy tín nhất của Anh - Australia, số mới ra ngày 6 thángNew Scientist, tuần san 3 năm 1999, đang gây xôn xao dư luận giới khoa học trên toàn thế giới. Bài báo công bố thí nghiệm của một nhóm nhà khoa học Đức cho thấy Nguyên lý bất định của Heisenberg, một trong hai nền tảng của vật lý hiện đại có nguy cơ sụp đổ. Sau khi nhắc lại cuộc tranh luận lịch sử giữa Einstein và Bohr về nguyên lý này (Einstein chống đối quyết liệt, Bohr bảo vệ), bài báo cho biết:
Bohr và Einstein đã phải đưa ra những thí nghiệm tưởng tượng để chứng minh lý thuyết của họ, vì công nghệ hồi đó chưa cho phép làm một thí nghiệm thật. Nhưng tình hình ngày nay đã thay đổi. Với kỹ thuật laser, Gerhard Rempe và các cộng sự của ông tại Đại học Konstanz ở Đức đã thực hiện một trong các thí nghiệm nổi tiếng mà những "người khổng lồ" của lý thuyết lượng tử đã tranh cãi - đó là thí nghiệm quen thuộc, thường được gọi là "thí nghiệm hai khe" (two-slit experiment). Phương pháp thí nghiệm mới được đề xuất vào năm 1991 bởi MarLan Scully, Berthold - Georg Englert và Herbert Walther tại Học viện quang lượng tử Max Planck ở Garching, Đức, với việc chọn hạt lượng tử là nguyên tử, vì nó dễ để lại dấu vết hơn. Nhiều năm trước đây, người ta cũng đã từng làm thí nghiệm này nhưng với điều kiện thô sơ hơn, do đó không phát hiện thấy giao thoa, điều này làm cho người ta tin rằng Nguyên lý bất định hoàn toàn đúng. Nhưng khi Rempe và các cộng sự báo cáo kết quả thí nghiệm của họ vào tháng 9 năm ngoái, các nhà vật lý đã thực sự lo lắng. Bài báo viết: "Kết quả của họ chứng tỏ rằng lập luận của Bohr dựa trên một sự nhầm lẫn". Bài báo cho biết là trong bao nhiêu năm qua các nhà vật lý đã không hề hay biết rằng có một lý thuyết quan trọng nhất, đó là thuyết rối lượng tử (quantum entanglement). Hiện tượng không thấy dấu vết giao thoa thực ra là quy luật rối lượng tử - một đặc trưng của thế giới lượng tử - chứ không phải là yếu tố quyết định.
Về mặt lý thuyết, bài báo nhắc tới quan điểm của nhà vật lý Yu Shi tại Đại học Cambridge phê phán rằng Bohr chỉ dựa trên những quan hệ đơn giản Planck và De Broglie. Shi đã phân tích lại các thí nghiệm tưởng tượng, sử dụng các phương trình chính xác của lý thuyết lượng tử từ mô tả đầy đủ nhất khả năng của một hạt lượng tử. và ông nhận thấy rằng bất chấp mọi điều Bohr đã nói, Nguyên lý bất định chẳng liên quan gì tới sự huỷ giao thoa sóng. Shi nó: "Mọi người nghĩ rằng Bohr đúng, Einstein sai, nhưng điều này còn xa sự thật lắm… Hãy quên mọi quan niệm mập mờ về bất định đi mà hãy nghĩ tới khái niệm chính xác hơn, đó là quy luật rối lượng tử". Và Mark Buchanan kêu lên: "Hãy vẫy chào tạm biệt Nguyên lý bất định, bạn không còn cần đến nó nữa. Hãy chào tạm biệt Thuyết rối loạn lượng tử". Cuối cùng Buchanan dùng ý tưởng của Bohr "trái ngược nhưng không phải là mâu thuẫn" để kết, hàm ý rằng đã đến lúc làm một tư tưởng trái ngược với Bohr mới là chân lý!
Nếu thí nghiệm của Rempe là đúng thì đây là cuộc "cách mạng lại" khoa học vật lý nói riêng và vũ trụ quan nói chung. Rõ ràng đây là điều không thể tưởng tượng vì hơn 70 năm qua, Nguyên lý Bất định của Heisendberg đã đi vào lịch sử như một chân lý tổng quát của tự nhiên, ngang tầm cỡ với thuyết tương đối của Einstein. Nhiều nhà khoa học đang tìm cách khắc phục yếu tố bất định bằng con đường kết hợp nó với Thuyết tương đối, mặc dù Stephen Hawking đã cảnh cáo rằng đó là hai cực đối lập không tương thích với nhau. Tất cả những phương hướng nghiên cứu này kể cả những công trình vừa mới công bố vào cuối năm 1998 đầu năm 1999, đều coi Nguyên lý bất định như là một cực của chân lý. Chỉ có trường phái Thuyết rối loạn lượng tử mới phủ định Nguyên lý bất định. Phải chăng trường phái này được thúc đẩy bởi niềm tin mạnh mẽ của chính Einstein, và vô tình họ đã chứng minh rằng Einstein mới thực sự là thiên tài? Mọi kết luận vội vã lúc này đều thiếu nghiêm túc. Hãy chờ xem, và có lẽ tốt hơn, hãy cùng nghiên cứu xem. Tuy nhiên dù sự thật có thế nào đi chăng nữa thì dường như những thách thức thú vị đang lấp ló ở cánh cửa của thế kỷ 21.
Share:

SƯ PHỤ DẠY CÁCH TRỊ ĐAU NHỨC BẰNG

Ta sẽ xin đưa ra 1 bài tập quán tưởng mọi người về sau bị đau là tự cứu được bản thân. Các bạn đau ở đâu thì hãy lấy ngón tay ấn vào đó sau đó nhắm mắt lại hình dung nơi đó hình như thế nào. Sau đó, hãy tưởng tượng nhá tưởng tượng đơn giản lắm, hít vào quán hơi thở vào chỗ đau đó, cứ chà đi chà lại vết đau đó bởi chúng ta hiểu bị đau là do cái trí suy nghĩ ta hay nghĩ đến nó thì nó đau. Bởi dây thần kinh chúng ta chạy qua đó mà, nên nghĩ đến là đã đau rồi đó.
Share:

VÔ MINH

  Từ ngàn xưa, tại hai Châu Lémurie và Atlantide,[1] Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa trong những Đạo viện lớn đều có dạy một cách kín đáo khoa Triết học bí truyền cho những tín đồ đã được chọn lựa gắt gao về Hạnh kiểm, để đào tạo những vị Thánh Nhân, Hiền Triết sau thành những Đấng Cứu Thế.
          Khoa này giải rành rẽ về vũ trụ nhân sinh, xin kể vài điểm chính như sau đây:
       1      Lý do sinh hóa Thái Dương Hệ này.
       2      Cội rễ con người. Vì lý do nào con người sinh ra tại cõi Trần?
       3      Mục đích định sẵn cho con người trong Thái Dương Hệ này.
       4      Phương pháp biến đổi con người thành một vị Siêu Phàm trước ngày giờ đã định sẵn.
          Những vị đầu tiên đem khoa này ra dạy là những Đấng Cao Cả đã dự phần vào việc thành lập Thái Dương Hệ này. Vì thế không bao giờ có sự sai lầm. Từ đó mối Đạo truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ kia cho tới ngày nay và mai sau nữa. Dù cho tới một ngày kia, đúng ngày giờ Thái Dương Hệ này tan rã, mối Đạo vẫn còn tồn tại với thời gian.
          Ngày nay các tôn giáo lớn đã mất Khoa Bí Truyền này gọi là Khoa Mật, chỉ còn Khoa Công Truyền gọi là Hiển mà thôi. Nhưng nó lại nhuộm màu ích kỷ, chia rẽ. Ấy tại con người quá say mê vật chất, quí trọng quá mức danh vọng, tiền tài, quyền thế, quên mất phần tinh thần, không lo trau giồi tâm tánh cho thật tốt đặng thọ lãnh Chơn truyền. Con người bằng lòng với số phận kiếp này, chứ không màng tới kiếp sau do nhân quả định đoạt.
          Tuy nhiên, Cơ Trời đã đinh sẵn, qua năm 1975, một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên Tinh Thần gọi là kỷ nguyên Huyền bí học sẽ mở màn.
          Vì vậy gần cuối thế kỷ 19, năm 1875 Thiên Đình mới cho phép đem vài Chương đầu của Khoa Triết Học Bí Truyền phổ biến khắp thế gian đặng thức tỉnh quần chúng.
          Một bức màn vô minh vén lên, thiên hạ sẽ thấy thêm một chút ánh sáng hơn trước.
          Con người phải tự biết mình là ai? Tại sao sinh ra ở cõi Trần và phải làm những điều gì cho hợp với Cơ Tiến Hóa cứ thúc đẩy con người đi tới mãi, chứ không bao giờ lùi lại được.
          Tất cả những quyển tôi viết ra đều theo Khoa Minh Triết Cổ Truyền này. Thiết tưởng trong kỷ nguyên mới này nên làm sống lại Tứ Diệu Đề và Đạo Bát Chánh là căn bản của Phật Pháp cả ngàn năm nay đã bị lãng quên vì nước xa nguồn càng ngày càng hóa ra đục không còn được trong trẻo như xưa.
          Vì lý do nào?
          Nên biết rằng: Phật bỏ xác chưa được một tuần (có chỗ nói khoảng mười ngày) thì mười tám Phái đã nổi lên công kích lẫn nhau. Phái nào cũng nói rằng mình đã thọ lãnh được Chơn truyền.
          Thế nên mới có hai lần Phật Giáo Hội Nghị đầu tiên, cách nhau hai mươi năm. Tới kỳ Kết tập lần thứ nhì, các vị Đệ tử lớn đều từ trần hết.
          Từ lúc Đức Phật nhập Niết Bàn cho tới khoảng 240 năm sau, Phật giáo chỉ được truyền khẩu mà thôi. Cứ Thầy truyền trò nối, từ thế hệ này qua thế hệ kia.
          Mãi tới đời Vua A Dục (Asoka), sau khi quy y rồi, vua mới cho lập Phật Giáo Hội Nghị lần thứ ba khoảng 244 hay 242 trước Tây lịch kỷ nguyên đặng thống nhất Phật giáo.
          Người ta duyệt lại ba Tạng Kinh, sửa đổi nhiều chỗ rồi mới viết ra thành sách.
          Từ đó Kinh sách Phật giáo mới phát triển và Phật giáo chia ra làm hai phái: Đại Thừa và Tiểu Thừa.
          Trong vòng 240 năm có không biết bao nhiêu chuyện thần thoại hoang tưởng, những tín ngưỡng dị đoan pha lẫn vào Kinh sách Phật rồi truyền đến ngày nay và vì thế mới có quyển Kinh này phản đối quyển Kinh kia. Nếu không được Chơn truyền, chưa mở được trực giác thì không thể nào phân biện được cái nào đúng với Chân lý, còn cái nào phải loại ra ngoài.
          Chắc chắn trong quyển Đâu Là Chân Lý có nhiều đoạn, nếu không phải là hầu hết, không hợp với những bạn nào xưa nay đã quen thuộc với Kinh kệ Công truyền tụng niệm hàng ngày. Có lẽ chúng cũng còn làm phật ý quí bạn đó nữa. Nhưng không có chi khó khăn. Đoạn nào quí bạn chấp nhận được thì cứ đọc, còn chỗ nào quí bạn cho là kỳ lạ thì để qua một bên. Vài tháng hay vài năm sau, giở ra xem lại, coi có chút ánh sáng nào hiện ra không?
          Trước khi phê phán, quí bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng và sâu xa vì trong mọi việc đều có lý cao và lý thấp.
          Luôn luôn Chân lý hiện ra nhiều mặt, ở mỗi thời đại, một mặt khác, tùy theo trình độ tiến hóa của dân chúng.
          Chân lý giống như một ngọn đèn ở trong cái lồng đèn có bốn mặt và bốn tấm kính màu xanh, đỏ, vàng, tím. Ngọn đèn hiện ra với màu đỏ, hoặc tím, hoặc vàng, hoặc xanh, tùy theo vị trí của người xem.
          Người học Đạo là người tìm ngọn đèn chứ không phải đứng xem tấm kính của lồng đèn rồi cho bạn mình thấy sai, còn mình thì thấy đúng sự thật.
          Ở cõi Trần, tất cả đều tương đối, tới cõi Niết Bàn mới là tuyệt đối, không còn đen, không còn trắng, không còn tối, không còn sáng, không dữ, không lành.
          Trong quyển này, tôi chỉ trình bày ý kiến của tôi về vài câu chuyện ghi chép trong Kinh sách Phật phổ biến bấy lâu nay mà tôi cho rằng vốn của người đời sau bịa đặt chứ không có thật, chúng hạ danh giá Đấng Chí Tôn xuống thấp, thay vì nâng nó lên cao, như ý họ lầm tưởng.
          Tôi thấy trong Kinh này nói: Đức Phật dạy như vầy. Còn trong Kinh kia cho rằng: Ông Sư này, ông Sư kia làm những điều này, những việc nọ.
          Tôi xin thanh minh rằng: Tôi không tin rằng mấy điều đó có thật vì tác giả mấy quyển Kinh đó không phải sinh  đồng thời với Đức Phật hay là mấy ông Sư đó nên biết Đức Phật hay mấy ông Sư đó có nói hay có làm như vậy. Họ chỉ nghe truyền thuyết rồi viết ra theo ý nghĩ của họ và thêm bớt rất nhiều.
          Nhưng trong khi nói cảm tưởng của tôi, tôi phải kể tên ông Sư X hay ông Sư Y. Đây là sự bất đắc dĩ, xin quí bạn hiểu cho.
          Vì lẽ tôi mới kể ra trước đây, tôi mới đề tên quyển tôi viết: Đâu Là Chân Lý.
          Trong quyển Vô Minh tôi đã lập lại một cách vắn tắt và rõ ràng những điều tôi đã viết trong mấy quyển trước, bởi vì chúng vẫn liên quan với nhau và rất cần thiết cho sự hiểu biết của độc giả, nhất là cho bạn nào mới xem quyển này chứ chưa thấy mấy quyển đó.
          Trong quyển Giác Ngộ, dưới vài bài có những sự nhận xét trùng với nhau vì lẽ mấy bài này liên quan với nhau và phải có những sự nhận xét như thế mới hiểu rõ.
          Xin quí bạn hãy lượng thứ.
          Người học Đạo phải có đức tin, nhưng đức tin này là đức tin sáng suốt chứ không phải là đức tin mù quáng.
          Phải phá tan những bức màn vô minh che lấp Chân lý. Những bức màn đó là sự mê tín dị đoan. Xin quí bạn đọc bài Phải suy nghĩ sâu xa khi đọc những Kinh sách Phật.
          Trong đó tôi có chép những lời của Phật dạy những  người Kalama và đoạn: Đặc sắc của Phật giáo của Tỳ Khưu Jagadish, nói về ba Tạng Kinh. Chúng ta nên nghĩ rằng dù cho ba Tạng Kinh đi nữa, chúng được chép ra khoảng 240 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn. Làm sao dám chắc chúng chứa toàn là Chân lý mà không có sự thêm bớt của đời sau.
          Ngoài ba Tạng Kinh, còn những Kinh của đời sau đặt ra. Phải đề phòng vì nhiều quyển chứa đựng nhiều chuyện hoang đường, dị đoan làm độc giả thành ra mê tín và tin theo. Câu nào cũng cho là Phật ngôn mà sự thật là của họ đặt ra hay là nghe theo truyền thuyết rồi viết lại.
          Họ không ngờ rằng: nếu họ thuật lại không đúng với sự thật thì họ phạm hai tội: vu cáo Phật và vọng ngữ vì nói sai ngoa hại nhiều thế hệ sau nhắm mắt tin theo, không phân biệt được vàng, thau, ngọc, đá, mà sự thật Kinh kệ không khác nào những tấm bảng dựng bên lề đường để chỉ cho khách lữ hành phải theo lối nào ngay thẳng đặng mau tới chỗ và tránh khỏi hầm hố, chông gai và những cạm bẫy dựng lên dọc đường.
          Không phải ngồi tụng kinh mãi mà được Đắc Đạo  làm một vị Siêu Phàm. Nhưng phải tụng kinh đặng ghi nhớ vào Trí những việc phải làm bởi vì còn không biết bao nhiêu điều cần phải học hỏi và thực hành. Trước khi và sau khi được bước vào Cửa Đạo, từ kiếp này qua kiếp kia.Tụng Kinh còn một sự lợi ích khác nữa là rải những tư tưởng tốt lành lên không gian đặng giúp ích cho những người ở chung quanh trước nhất. Tuy nhiên, phải được những Kinh do những vị đã vào hàng Tứ Thánh viết ra chứ không phải những Kinh tầm thường, tác giả chưa phải là một vị đệ tử của Chơn Sư.
          Tôi viết quyển Đâu Là Chân Lý với hai mục đích:
          Mục đích thứ nhất: nhắc nhở quí bạn đừng quên rằng: Thật con người là Chơn Thần hay nói một cách dễ hiểu: Con người là Linh Hồn ở trong xác thân. Xác thân không phải thật là con người. Nó là một con ngựa để cho con người cưỡi để đi qua một quãng đường đời. Tới một ngày kia ta sẽ bỏ nó, rồi kiếp sau ta có con ngựa mới khác. Tại con người ngỡ xác thân là mình nên đồng hóa với nó. Muôn ngàn tội lỗi đều do sự lầm lạc này gây ra.
          Nên biết con người sinh ra ở cõi Trần đặng học hỏi Cơ Tiến Hóa hầu đi mau tới bậc Siêu Phàm là mục đích đã định sẵn cho con người trong Thái Dương Hệ này.
          Mục đích thứ nhì: giúp quí bạn thấy rõ rằng Đạo Bát Chánh là con đường Trung Đạo, nó ở chính giữa thói xa hoa phóng túng và sự tu khổ hạnh. Nó dắt hành giả đi tới cõi Niết Bàn thành một vị Siêu Phàm thoát đọa luân hồi. Ít ai biết được mục đích cao siêu của nó, cứ đinh ninh rằng nó chỉ để khuyên người ta làm những việc lành, bỏ những việc dữ, chứ không có cái gì mới lạ. Nếu mục đích rất tầm thường thì tại sao Phật thuyết pháp lần đầu tiên tại Sarnath trong vườn Lộc Dã Viên mà được gọi là Phật Chuyển Pháp Luân?
          Quí bạn suy nghĩ thì rõ. Phải sống với Đạo Bát Chánh thì mới thấy giá trị của nó lớn lao là bực nào. Vì theo lời của các vị thành Chánh quả đã nói thì cái hậu quả còn kéo dài tới kiếp sau. Đây có nghĩa là bất cứ là ai cố gắng thực hiện tám lẽ Chánh thì kiếp sau đầu thai lại thì có sẵn những mầm của chúng nó trong mình, chúng nó sẽ phát triển thêm.
          Vậy thì cầu xin những quyển của tôi soạn ra giúp được quí bạn có một quan niệm đúng đắn về những lời Phật dạy thuở xưa, và hiểu được đôi chút về sự liên quan mật thiết giữa con người và vũ trụ, tức là Vũ trụ và Nhân sinh.
Lành thay! Lành thay!
Tự giác nhi giác tha!
Tự do tín ngưỡng – Tự do tư tưởng.
Một người Phật tử,
bẠch liên  phẠm ngỌc đa
53 Nguyễn đình Chiểu
cHÂU ĐỐC

chương thỨ nhẤt
vô minh là gì?
          Vô Minh là không sáng suốt, còn tối tăm, dốt nát, mê muội. Từ ngàn xưa, các Tôn giáo lớn đều dùng hai chữ Vô Minh. Như Ấn giáo, chữ Avidya, Pháp dịch là Ignorance. Còn Ai Cập giáo có nói về Vô Minh như sau đây:
          Trong quyển Pimandre, Hermès là đệ tử, còn Pimandre  là Thầy. Sau Hermès Đắc Đạo, Ngài khuyên con người như sau đây:         
          “Hỡi những người say sưa! Các anh chạy đi đâu? Các anh đã uống rượu Vô Minh, các anh chịu không nổi nên hất đổ nó rồi. Bây giờ hãy có tiết độ và hãy mở Tâm các anh nếu không được tất cả thì ít ra ai có thể làm  được thì làm, bởi vì cái tai hại của Vô Minh đã lan tràn khắp cả Địa Cầu, nó cám dỗ Linh Hồn ở trong xác thân không cho vào Bến Giác. Hãy kiếm một người hoa tiêu đặng dắt các anh vào Cửa Đạo, nơi đó ánh sáng chiếu ra rực rỡ, không chút tối tăm, nơi đó không có ai say sưa, tất cả đều có tiết độ và hướng tâm hồn về Đấng Cao Cả muốn con người chiêm ngưỡng, Ngài là Đấng Phi Thường, Đấng Chí Tôn, không có cây viết nào diễn tả nổi, không thấy được bằng con mắt, nhưng thấy được bằng Tâm và Trí.”
(Hermès Trismégiste)
          Thường thường Phật giáo gọi Vô Minh là không biết Tứ Diệu Đề và Bát Chánh Đạo.
          Nhưng thực sự, Vô Minh là không biết Cơ Tiến Hóa. Không biết con người là ai? Sinh ra ở cõi Trần để làm gì?
          Muôn vàn tội lỗi đều do điều này mà sinh ra, cho nên Phật giáo mới bảo: Tự giác nhi giác tha. Mình phải tự khai sáng cho mình rồi, mình mới khai sáng cho người khác được.
mỘt sỰ vô minh
mà chúng ta thưỜng phẠm hàng ngày
          Có một sự Vô Minh mà mỗi ngày con người đều phạm là đồng hóa với Xác Thân chúng ta. Ta nói: Tôi ăn, tôi uống, tôi ngủ, tôi mệt mỏi, tôi đau, tôi mạnh. Nhưng thực sự là xác thân ta ăn, xác thân ta uống, xác thân ta ngủ, xác thân ta đau, xác thân ta mạnh. Chứ thực sự con người là Linh Hồn trong Xác Thân, Linh Hồn đâu có ngủ nghê hay đau ốm bệnh hoạn. Xác thân là một khí cụ Trời sinh để cho ta dùng tại cõi Trần. Nó là con thú để cho ta cưỡi đặng đi qua một khoảng đường đời.
     Nói bao nhiêu đây cũng đã thấy: Chúng ta chưa tự biết mình. Chúng ta cứ đinh ninh xác thân là mình. Còn không biết bao nhiêu điều khác nữa mà chúng ta cần phải học hỏi. Chúng ta đâu có ngờ: Chung quanh chúng ta có không biết bao nhiêu Luật Trời ngày đêm đang Hành Động. Tỷ như những Luật sau đây:           
       1     Luật Tiến Hóa.
       2     Luật Rung Động.
       3     Luật Động và Phản Động gọi là Luật Nhân Quả.
       4     Luật Luân Hồi.
       5     Luật Tư Tưởng.
       6     Luật Tiết Điệu.
       7     Luật Thăng Bằng.
       8     Luật Tuần Hoàn.
       9     Luật Thay Hình Đổi Dạng.
     10     Luật Hy Sinh.
     11    Luật Di Truyền.
          Còn nhiều Luật khác nữa, phải học hỏi cho rành rẽ chúng nó rồi áp dụng chúng nó vào đời sống hàng ngày, nghĩa là chúng ta phải tuân theo chúng nó mà đi tới thì sẽ tiến mau. Nếu làm nghịch lại thì chúng ta sẽ thất bại và sẽ bị mấy Luật đó nghiền nát tức bỏ mạng. 
VÀi sỰ vÔ minh khÁc nỮa
          Còn vài sự Vô Minh khác nữa là:
          Con người chưa tự biết mình là ai?
          Sinh ra ở cõi Trần để làm gì?
          Đây là hai điều quan trọng hơn hết mà trừ ra những người học Đạo thì không ai biết cả. Vì vậy, con người sinh ra lớn lên lo học tập, lập thân danh, có gia đình, làm những công việc thường ngày rồi chờ tới một ngày kia, nắm hai bàn tay trắng mà xuống mồ.
          Nếu kiếp sống con người chỉ có bao nhiêu đó thôi thì nó rất vô vị và cuộc đời không có mục đích gì cả.
          Xin hỏi: Sau khi chết rồi con người sẽ ra sao? Còn hay mất? Nếu còn, ở tại đâu? Kiếp sau con người có đầu thai lại thế gian nữa không? Tại sao có những người thông minh, những người dốt nát, những người hiền lương, những người  hung dữ, tánh tình khác nhau rất xa?
          Tại sao có những vị Thánh Nhân, Hiền Triết và những vị gọi là Tiên là Phật?
          Mấy vị ấy tiến hóa cách nào mà bây giờ tới được bậc đó?
Ở ngoài đời về mấy câu hỏi này chưa có lời giải đáp nào đúng với sự thật.
*
*    *

chương thỨ nhì
diỆt vô minh cách nào?
          Có hai cách:
          – Một là: Về phương diện lý thuyết.
          – Hai là: Về phương diện thực hành.
*
*     *
vỀ phương diỆn lý thuyẾt
         
Về phương diện này chúng ta phải học rành rẽ Vũ Trụ và Nhân Sinh. Vũ Trụ đây là Thái Dương Hệ của chúng ta chứ không phải là Vũ Trụ Càn Khôn vô biên vô tận.
          Về Nhân Sinh thì phải biết:
          Con người là ai? Từ đâu đến? Xuống cõi Trần làm chi?
          Nếu khởi đầu giải về Thái Dương Hệ thì chắc chắn những người mới mộ Đạo không hiểu nổi nhiều chỗ khó khăn. Thế nên, trước hết phải học hỏi Nhân Sinh, vì điều này có thể dễ hiểu hơn.
*
*     *
con ngưỜi là ai? tỪ đâu đẾn?
xuỐng cõi trẦn làm chi?
          Một khi con người tự biết mình rồi thì sẽ biết được Vũ Trụ và các Vị Thượng Đế.
          1 – Con người là ai?
          Ở đây tôi phải lập lại một lần nữa những điều tôi đã nói về cội rễ con người trong những quyển tôi đã viết trước đây.
          Thật con người là Chơn Thần, một Điểm Linh Quang của Đức Thái Dương Thượng Đế, có đủ những quyền năng như Ngài, song chúng còn tiềm tàng chứ chưa phát triển đầy đủ như Ngài vậy.
          2 – Con người từ đâu đến?
          Con người hay là Chơn Thần ở tại cõi Đại Niết Bàn (Paranirvana ou Anupadaka).
          3 – Con người xuống cõi Trần làm chi?
          Con người xuống cõi Trần đặng học hỏi Cơ Tiến Hóa.
          Mục đích đã định sẵn cho con người tại Thái Dương Hệ này là: Khi sự tiến hóa của Dãy Địa Cầu này chấm dứt thì con người thành một vị Siêu Phàm, toàn năng toàn thiện, không có cái chi phải học hỏi nữa. Phật giáo gọi là A Sơ Ca (Asekha), Tàu dịch là Vô Học, chúng ta gọi là Chơn Tiên.
          Mà sự tiến hóa không chấm dứt ở đây. Vị Chơn Tiên càng ngày càng tiến lên nhiều cấp bậc cao hơn nữa.
          Rồi tới một ngày kia không biết đúng là bao nhiêu tỷ năm nữa, vị Chơn Tiên sẽ thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ tạo lập một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ này vậy, cũng có Mặt Trời, Mặt Trăng, các Dãy Hành Tinh, các Cõi Trời và nhân vật trên mấy cõi đó.
          Cõi Trần là cõi tạm mà cũng là một Trường học lớn. Mỗi kiếp ta có nhiều bài học khác nhau, phải học cho thật thuộc, đặng sau khỏi phải học lại. Chừng nào hết chương trình thì tới chừng đó mới thoát đọa Luân Hồi.
con ngưỜi tẠi cõi trẦn
có phẢi là Chơn ThẦn (Monade) không?
          Thế thì con người sinh ra tại cõi Trần là Chơn Thần?
          Không. Không phải là Chơn Thần mà là Phàm Nhơn đại diện cho Chơn Thần. Điều này rất kỳ lạ, phải nói về Ba Ngôi của con người mới hiểu được.
sỰ sinh ra chơn nhơn
(ego – soi supérieur)
          Chơn Thần ở tại cõi Đại Niết Bàn, Chơn Thần không thể xuống thấp được, bởi vì càng xuống thấp chất khí càng nặng nề, Chơn Thần khó hoạt động được dễ dàng. Vì thế, Chơn Thần mới sinh ra Chơn Nhơn để thay thế mình đặng học hỏi ở Ba cõi kế dưới là:
          1 – Cõi Niết Bàn (Nirvana ou Plan Atmique).
          2 – Cõi Bồ Đề (Plan Bouddhique).
          3 – Cõi Thượng Thiên (Plan Mental supérieur ou Monde Céleste supérieur).
phàm nhơn
(soi inférieur – personnalité)
          Chơn Nhơn lại sinh ra Phàm Nhơn để đại diện cho mình đặng hoạt động ở 3 cõi chót là:
          4 – Cõi Hạ Thiên (Plan Mental inférieur).
          5 – Cõi Trung Giới hay cõi Tinh Quang (Plan Astral).
          6 – Cõi Hạ Giới hay là cõi Hồng Trần (Plan Physique).
          Chơn Thần, Chơn Nhơn và Phàm Nhơn là Ba Ngôi của con người.
          Con người trên thế gian là Phàm Nhơn nhập vào Bốn Thể thường dùng hàng ngày là:
         1     Xác Thân để hoạt động.
        2    Cái Phách để chuyển di sinh lực Prana khắp châu thân đặng nuôi dưỡng các tế bào và làm chúng liền lại với nhau.
         3     Cái Vía để biểu hiện ý muốn và tình cảm.
         4     Hạ Trí để học hỏi, phân biện, xét đoán, ghi nhớ, tưởng tượng.
phàm nhơn Ở trong mình tẠi chỖ nào?
          Tùy theo giống dân và Cung mạng, Ngôi sao này không phải ở tại Luân xa gần trái tim mà ở chỗ khác.
          Tỷ như: Người da trắng bây giờ thuộc về Nhánh thứ Tư và thứ Năm của Giống dân thứ Năm, thì Ngôi sao này ở trong đầu, gần hạch mũi (Corps pituitaire).
          Muốn thấy được Chơn Nhơn thì phải tu hành tới bậc La Hán và mở được Huệ Nhãn.
          Muốn thấy được Chơn Thần thì phải là một vị Siêu Phàm dùng được Tối Thượng Huệ Nhãn.
*
*    *
  
chương thỨ ba
bỐn thỂ hư hoẠi
          Bốn Thể thường dùng hàng ngày là: Xác Thân, Phách, Vía, Hạ Trí.
          Sau khi con người chết rồi một ít lâu, thì chúng nó tan rã lần lần ra những nguyên tử đã cấu tạo chúng nó.
          Kiếp sau khi đi đầu thai, con người sẽ có 4 Thể mới. Tuy mới mà cũ bởi vì bản tánh của chúng nó là bản tánh của 4 Thể kiếp trước. Đây là do theo Luật Nhân Quả, chứ không có chi gọi là lạ. Kiếp này là kết quả của kiếp trước, còn kiếp sau là kết quả của kiếp này.
          Bởi vì 4 Thể trên đây chỉ dùng được có một đời mà thôi, cho nên chúng nó là những Thể Hư Hoại.
ba thỂ trưỜng tỒn
          Ngoài 4 Thể này, con người có 3 Thể nữa là:
          5 –  Thượng Trí hay là Nhân Thể để sinh ra những tư tưởng trừu tượng, vô hình. Gọi nó là Nhân Thể là vì nó chứa đựng những nguyên nhân ngày sau sinh ra những hậu quả.
          6 –  Kim Thân hay là Thể Bồ Đề là Thể Trực Giác.
          7 –  Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng Đại Đồng.
          Ba Thể này theo con người từ kiếp này qua kiếp kia cho tới chừng nào con người thành một vị Siêu Phàm. Vì vậy con người gọi chúng nó là những Thể Trường Tồn. Nhưng tương đối trường tồn chứ không phải tuyệt đối, bởi vì sau khi thành Chánh quả, vị Siêu Phàm có thể giữ chúng nó lại hay là bỏ chúng nó, tùy theo con đường Ngài theo đuổi.
ai niỆm PhẬt?
          Một nhà Sư niệm Phật rồi hỏi: “Ai niệm Phật? Ai niệm Phật?”
          Ấy là Phàm Nhơn niệm Phật, chứ không có ai vô đó cả. Nhà Sư hỏi như thế cũng khá lắm rồi.

*
*    * 
chương thỨ tư
tẠi sao con ngưỜi có nhiỀu thỂ?
          Tại sao con người có 7 Thể, nhiều quá vậy? Và điều này tưởng phải giải nghĩa cho rành rẽ mới được.
          Trước đây tôi có nói: Con người ngày sau sẽ thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ sinh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ này vậy, cũng có Mặt Trời, Mặt Trăng, 7 cõi, những Dãy Hành Tinh, con người và loài vật.
          7 Thể con người để dùng học hỏi 5 cõi Trời, từ cõi Trần cho tới cõi Niết Bàn:
          1 – 2 – Xác Thân và Cái Phách để học hỏi và hoạt động tại Cõi Trần.
          3 –   Cái Vía để học hỏi và hoạt động tại cõi Trung Giới.
          4 –   Hạ Trí để học hỏi và hoạt động tại cõi Hạ Thiên.
          5 –   Thượng Trí hay là Nhân Thể để học hỏi và hoạt động tại cõi Thượng Thiên.
          6 –  Kim Thân hay là Thể Bồ Đề để học hỏi và hoạt động tại cõi Bồ Đề.
          7 –   Tiên Thể để học hỏi và hoạt động tại cõi Niết Bàn.

tẠi sao 7 thỂ
chỈ dùng trong 5 cõi mà thôi?
          Bởi Cái Trí con người chia ra làm hai phần: Hạ Trí và Thượng Trí.
          Còn cõi Thượng Giới hay là cõi Trí Tuệ (Plan Mental) vẫn chia ra làm hai:
          Cõi Thượng Thiên là 3 cảnh cao của cõi Trí Tuệ gồm: Cảnh  thứ Nhất, cảnh thứ Nhì và cảnh thứ Ba.
          Cõi Thượng Thiên (Aroupa) là cõi vô hình bởi vì tại đây tư tưởng xẹt ra từng làn chứ không có hình dạng như ở mấy cõi dưới.
          Phật giáo gọi cõi Thượng Thiên là: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên. Cõi Hạ Thiên (Roupa) gồm 4 cảnh chót của cõi Trí Tuệ là cảnh thứ Tư, cảnh thứ Năm, cảnh thứ Sáu và cảnh thứ Bảy.
          Thế thì, hai cõi Thượng Thiên và Hạ Thiên nhập lại làm ra cõi Thượng Giới hay là cõi Trí Tuệ.
vì lý do nào con ngưỜi
phẢi hỌc hỎi 5 cõi trỜi?
          Bây giờ ta nên biết: Vì lý do nào con người phải học hỏi 5 cõi Trời?
          Nếu con người không biết 5 cõi này ra thế nào thì làm sao tạo lập chúng nó được khi thành một vị Thái Dương Thượng Đế. Thế nên sự học hỏi 5 cõi là điều cần thiết và rất quan trọng.
nhỜ cái gì mà con ngưỜi
hỌc hỎi đưỢc 5 cõi trỜi?
          Bây giờ, ta phải đề cập đến vấn đề: Nhờ cái gì mà con người học hỏi được 5 cõi Trời?
          Phải học hỏi rành rẽ phận sự mỗi thể của con người, chúng ta mới thấy Đấng Tạo Công chu đáo là dường nào! Ta hãy thử nghĩ điều này: Nếu sinh ra ở cõi Phàm, không có cặp mắt thì ta là một người đui mù, ta không thấy những sự vật ở chung quanh ta, làm sao ta học hỏi chúng được vì ta có biết chúng nó ra sao đâu.
          Thế nên, Đấng Tạo Hóa mới cho mỗi Thể của con người có một quan để thấy đặng học hỏi một cõi. Cõi nào con mắt nấy. Một quan đó là:
          Con mắt phàm – Nhãn quan của Cái Phách – Thần Nhãn – Thiên Nhãn – Huệ Nhãn – Tối Thượng Huệ Nhãn.
1 – cõi phàm và con mẮt phàm
          Cõi Phàm làm bằng một chất khí căn bản gọi là Hồng Trần (Matière physique). Chất Hồng Trần chia ra làm 7 chất nhỏ nữa, mỗi chất làm ra một cảnh (Sous plan). Thế nên cõi Trần có 7 cảnh (Xin nói tóm tắt là: 7 cõi Trời, cõi nào cũng chia ra làm 7 cảnh khác nhau).
             Cảnh thứ Nhất của cõi Hồng Trần làm bằng chất Dĩ Thái Hồng Trần thứ Nhất (Ether 1er).
            Cảnh thứ Nhì của cõi Hồng Trần làm bằng chất Dĩ Thái Hồng Trần thứ Nhì (Ether 2è).
            Cảnh thứ Ba của cõi Hồng Trần làm bằng chất Dĩ Thái Hồng Trần thứ Ba (Ether 3è).
            Cảnh thứ Tư của cõi Hồng Trần làm bằng chất Dĩ Thái Hồng Trần thứ Tư (Ether 4è).
            Cảnh thứ Năm là cảnh chất hơi (Không khí).
            Cảnh thứ Sáu là cảnh của chất lỏng (Nước).
            Cảnh thứ Bảy là cảnh của chất đặc (Đất cát).
          Xác phàm làm bằng 3 chất Hồng Trần chót là: Chất đặc, chất lỏng và chất hơi. Cho nên con mắt phàm chỉ để xem những việc xảy ra ở 3 cảnh này mà thôi.
2 – cái phách và nhãn quan cỦa cái phách
(clairvoyance éthérique)
          Cái Phách làm bằng 4 chất Dĩ Thái Hồng Trần. Nên biết, chất Dĩ Thái mịn hơn chất đặc, chất lỏng và chất hơi, nó chun thấu qua ba chất này, nên con mắt phàm không thấy Cái Phách và 4 cảnh Dĩ Thái được.
          Tuy nhiên, Trời cho Cái Phách có một quan, khi luyện tập cho nó mở ra rồi thì con người thấy được 4 cảnh Dĩ Thái và nhân vật 4 cảnh đó. Nói rằng một quan như một con mắt cho dễ hiểu, chứ kỳ thật nó giống hình một cái đĩa quay tròn giữa hai chơn mày Tiếng Phạn gọi là Charka.
          Có nhãn quan của Cái Phách Thì Thấy được:
          1     Bốn cảnh Dĩ Thái.
          2      Những vật để cách vách, dù cho vách đó làm bằng ván, bằng gạch, bằng đá háy bằng sắt.
          3     Những vật để dưới đất cái.
          4     Những Tinh Linh hay Ngũ Hành thân mình làm bằng chất Dĩ Thái. Có nhiều loại mà người ta nói đến là những Fê (fées).[3]
          Những Tinh Linh ở trong đất gọi là Thổ Thần (Gnomes).
          Những Tinh Linh ở trong nước gọi là Thủy Thần (Ondines). Những Tinh Linh ở trong lửa gọi là Hỏa Thần (Salamandres).
          Họ ở trong đất, trong đá, trong nước, trong lửa, trong không khí. Họ có nhiệm vụ phải thi hành cho Thiên Cơ khác hơn con người.
3 – cái vía và thẦn nhãn
(clairvoyance astrale)
          Cái Vía làm bằng 7 chất của cõi Trung Giới gọi là chất Thanh Khí hay là chất Tinh Quang (Matière astrale).
          Cái Vía có một Luân Xa ở chính giữa hai chơn mày. Luân Xa này mở ra thì con người có Thần Nhãn. Nhưng phải nói thêm rằng Hạch Mũi (Corps pituitaire) làm trung gian giữa Cái Vía và cái óc xác thịt. Khi Luân Xa mở ra rồi và Hạch Mũi phải hoạt động, con người mới dùng Thần Nhãn được. Còn như Hạch Mũi nằm im lìm, dù cho Luân Xa mở ra, con người vẫn chưa có Thần Nhãn.
          Người có Thần Nhãn thấy được:
          1 –   Cõi Trung Giới.
          2 –   Các Hạng Thiên Thần ở tại cõi đó gọi là Kama Dévas.
          3 –   Nhiều Phái Huyền bí học. Phái thì theo Chánh Đạo, Phái thì theo Tà Đạo và cũng có một Phái nửa Tà nửa Chánh, nghĩa là họ giúp người cũng được mà hại người thì cũng không từ nan.
          4 – Những hình tư tưởng của ý muốn và tình cảm.
          5 –   Hồn người chết và Hồn người sống đang ngủ. Lúc Cái Vía xuất ra và qua cõi Trung Giới. Chừng về nhập xác, con người thức dậy.
          6 –   Những Tinh Linh thân hình làm bằng chất Tinh Quang.
          7     Những Tinh Chất thứ Ba (3è Essence élémen-tale), có tới 2.401 thứ Tinh Chất (Elémentals). Chúng thay hình đổi dạng liền liền, cũng chớ nên tưởng rằng hễ có Thần Nhãn thì dùng được liền.
          Một trăm lần đầu tiên nói sai hết chín mươi chín lần. Phải nhờ một vị Đại Sư Huynh tới bậc La Hán chỉ bảo cặn kẽ mới hết sự lầm lạc.
          Ngày nay nhân loại tiến tới mức độ khá cao, nhiều người có Thần Nhãn song còn ở bậc thấp.
          Có nhiều cách luyện Thần Nhãn, duy có phương pháp mở luồng Hoả Hầu (Kundalini) là cao hơn hết mà cũng nguy hiểm hơn hết.
4 – hẠ trí và hẠ thiên nhãn
(clairvoyance mentale inférieure)
          Ngày nay, ngoại trừ các vị Cao đồ của Chơn Sư đã vào hàng Tứ Thánh, thì ngoài đời, chưa có một ai có Thiên Nhãn.
          Từ Thiên Nhãn sắp lên, không có sự tiết lộ nhiều, chỉ nói tổng quát thôi.
          Hạ Trí cấu tạo bằng bốn chất Trí Tuệ (Matière mentale) thấp hơn hết là chất thứ Tư, chất thứ Năm, chất thứ Sáu và chất thứ Bảy. Chúng làm ra 4 cảnh chót của cõi Thượng Giới gọi là cõi Hạ Thiên (Plan inférieur ou Ciel inférieur). Cõi Hạ Thiên là cõi Thiên Đàng của người Trần thế.
          Hạ Trí có một Luân Xa, mở ra rồi thì con người có Hạ Thiên Nhãn. Nhưng phải nói thêm rằng Hạch óc liên quan mật thiết với Luân Xa này và làm trung gian giữa Hạ Trí và bộ óc. Nó phải hoạt động, con người mới dùng được Ha Thiên Nhãn.
          Có Hạ Thiên Nhãn thì thấy được:
     1     Cõi Hạ Thiên.
     2     Các Đại Thiên Thần thuộc về Hạng Sắc Giới (Roupa Dévas).
     3     Tiên Thánh và các Đệ tử.
     4     Tinh Chất thứ Nhì (2è Essence élémentale).
     5     Hồn người chết khi bỏ cõi Trung Giới lên Thiên Đàng.
     6     Hồn thú vật sắp có cá tính.
     7     Những hình tư tưởng thuần tuý v.v. . . .
5 – thưỢng trí và thưỢng thiên nhãn
(clairvoyance mentale supérieure)
          Thượng Trí hay là Nhân Thể cấu tạo bằng 3 chất Trí Tuệ (cũng gọi là Thượng Thanh Khí) cao hơn hết của cõi Trí Tuệ là cõi Thượng Giới. Chúng làm ra cảnh thứ Nhất, cảnh thứ Nhì và cảnh thứ Ba của cõi Thượng Giới. Ba cảnh này nhập chung gọi là cõi Thượng Thiên (Plan mental supérieur ou Monde Céleste supérieur). Cõi này là quê hương của Chơn Nhơn.
          Có Thượng Thiên Nhãn Thì thấy được:
          1     Cõi Thượng Thiên.
          2 –   Các Đại Thiên Thần thuộc về Hạng Vô Sắc Giới (Aroupa Dévas).
          3 –   Tiên Thánh và các Đệ tử.
          4 –     Những vị Chơn Nhơn tức là 60 ngàn triệu Linh Hồn đều có mặt tại đây, vì số dân chúng trên Dãy Địa Cầu là 60 tỷ. Họ xuống Trần từng đợt, hết đợi này đến đợt kia chứ không phải xuống một lượt.
          5 –   Tinh Chất thứ Nhất (1ere Essence élémentale).
6 – kim thân hay là thỂ bỒ đỀ và HuỆ nhãn
(claivoyance bouddhique)
          Kim Thân hay là Thể Bồ Đề cấu tạo bằng 7 chất khí làm ra cõi Bồ Đề cũng gọi là Thái Thanh Khí.
          Nhãn quan của Thể Bồ Đề gọi là Huệ Nhãn.
          Có Huệ Nhãn thì thấy:
          1 –   Cõi Bồ Đề.
          2 –   Các Đại Thiên Thần.
          3 –   Tiên Thánh và các bậc Đệ tử tới bậc La Hán v.v. . . .
          Phải tu hành tới bậc La Hán mới sử dụng được Huệ Nhãn.
7 – tiên thỂ và tỐi thưỢng huỆ nhãn
(corps atmique et vision atmique)
          Tiên Thể hay là Thể Atma (Corps Atmique) làm bằng 7 chất khí đã cấu tạo ra cõi Niết Bàn (Nirvana).
          Phải tu hành tới bậc Siêu Phàm gọi là Chơn Tiên (Asekha) mới ở vĩnh viễn được tại cõi Niết Bàn và biết nó ra sao.
          Con người không có ngôn ngữ để diễn tả những điều đã thấy ở cõi Trung Giới, nói chi tới cõi Niết Bàn.
          Những vị La Hán sau nhiều năm luyện tập vào được cõi Niết Bàn đặng học hỏi. Các Ngài cũng không thể thuật lại rành rẽ những điều đã nhận xét.
con ngưỜi là tiỂu thiên địa
          Tới đây mới giải vì sao kinh sách xưa gọi con người là Tiểu Thiên Địa.
ba ngôi cỦa ĐỨc ThưỢng ĐẾ
          Theo Ấn giáo thì Đức Thượng Đế phân làm 3 Ngôi:
          1 –   Ngôi thứ Nhất là brahma – Phạm Vương –
          2 –   Ngôi thứ Nhì là vishnou – Quích Nu –
          3 –   Ngôi thứ Ba là shiva – Si Hoa –
          Theo Thiên Chúa giáo:
          1 –   Ngôi thứ Nhất là ĐỨc Chúa Cha – Dieu, Le Père –
          2 –   Ngôi thứ Nhì là ĐỨc Chúa Con – Dieu, Le   Fils –
          3 –   Ngôi thứ Ba là ĐỨc Chúa Thánh ThẦN – Dieu, Le Saint Esprit –
ba ngôi cỦa con ngưỜi
          Con người là một Tiểu Thượng Đế, nên cũng phân làm Ba Ngôi như Cha mình:
          1     Ngôi thứ Nhất là Chơn Thần – Monade –
          2     Ngôi thứ Nhì là Chơn Nhơn – Égo, Soi Supérieur –
          3     Ngôi thứ Ba là Phàm Nhơn – Personnalité, Soi inférieur –
          Con người có 7 Thể. Bảy Thể này do các chất khí đã tạo lập ra 5 cõi Trời, từ cõi Niết Bàn cho tới cõi Phàm cấu tạo nên.
          Bởi vì con người là một vị Tiểu Thượng Đế và trong mình có đủ các chất khí đã tạo lập Tiểu Vũ Trụ của chúng ta, cho nên người xưa nói: Con người là Tiểu Thiên Địa.
          Ngày nào con người tu hành và làm chủ được 7 Thể của mình thì con người làm chủ được từ cõi Trần cho tới cõi Niết Bàn. Con người sẽ thành một vị Siêu Phàm.
          Thế nên, hãy tìm Đạo trong mình chúng ta, đừng tìm Đạo ở ngoài. Quả thật, ở khắp mọi nơi, từ trên Trời xuống tới dưới đất đều có Đạo, song nó đầy đủ hơn ở trong mình con người, khỏi đi tìm đâu xa cho thất công. Câu châm ngôn:
“Khi thí sinh sẵn sàng,
  Chơn Sư sẽ hiện đến.”
          Nếu Ngài bận việc thì Ngài bảo một vị Đệ tử lớn tới chỉ dạy cho ta.
          Ai có kinh nghiệm rồi thì biết điều này không bao giờ sai. Chỉ e một điều là ta chưa hội đủ những điều kiện cần thiết mà thôi. Có một việc mà tất cả các hàng Phật tử nên làm là: Lấy Đạo Bát Chánh làm một cái gương để soi mình hàng ngày. Nếu bền chí và cố gắng sống như lời Phật đã dạy thì  sẽ lần lần vén lên được những bức màn Vô Minh, từ cái này tới cái kia.
*
*    * 
chương thỨ năm
tâm thỨc bỒ ĐỀ và tâm thỨc NiẾt Bàn
          Nhưng thiết tưởng người học Đạo cũng nên biết chút ít về Tâm Thức Bồ Đề và Tâm Thức Niết Bàn.
tâm thỨc bỒ đỀ hay LÀ bỒ đỀ tâm
(conscience bouddhique)
          Vị La Hán mở được Huệ Nhãn và sử dụng được Tâm Thức Bồ Đề hay là Bồ Đề Tâm.
          Đức Leadbeater là một vị La Hán. Ngài đã lên tới cõi Bồ Đề quan sát và học hỏi. Ngài có thuật những sự kinh nghiệm của Ngài về Bồ Đề Tâm trong quyển Giảng Lý Ánh Sáng Trên Đường Đạo, qui tắc 5 - 8 và 21. Tôi xin chép vài đoạn đó ra đây cho quí bạn xem.
– I –
qui tẮc 5 - 8
          “. . . . Không có sự chia rẽ trên cõi Bồ Đề, nơi đây ở cảnh thấp hơn hết, những Tâm Thức không cần phải hòa hợp với nhau, nhưng lại mở rộng ra từng bậc. Khi tiến tới cảnh cao nhất của cõi Bồ Đề và sau khi chúng ta tự mở mang trọn vẹn trong tất cả 7 cảnh của cõi này thì chúng ta mới nhận thấy mình vẫn là một với nhân loại. Ấy vậy kể từ trình độ này mà sự chia rẽ mới hoàn toàn không có thật, còn sự hợp nhất có ý thức với tất cả vạn vật thì thuộc về cõi trên của cõi đó tức là cõi Niết Bàn.
          Huynh hãy tưởng tượng rằng tất cả chúng ta đều có thể tự mình phát triển một lượt Tâm Thức Bồ Đề (Bồ Đề Tâm). Mỗi người sẽ nhận thấy rằng mình tiến lên cao tới cõi đó và Tâm Thức của y chứa đựng tất cả Tâm Thức của những kẻ khác, nhưng y sẽ luôn luôn biết rằng Tâm Thức của kẻ khác cũng là Tâm Thức của y nữa. Mỗi người trong chúng ta không mất cái ý niệm về cá tính của mình, trái lại, cá tính này sẽ bành trướng như chưa bao giờ có điều đó vậy. Hình như mỗi người cũng biểu lộ ra ở những kẻ khác. Kỳ thật cái Tâm Thức mà chúng ta hiểu biết được là Tâm Thức duy nhất mà tất cả chúng ta là những thành phần trong đó. Nó chính là cái Tâm Thức của Đức Thượng Đế vậy.”
– II –
          “. . . . Khi Thể Bồ Đề phát triển trọn vẹn trên 7 cảnh rồi mà chỉ lúc đó, con người mới làm chủ được toàn cõi Bồ Đề và có năng lực đồng hóa một cách mỹ mãn với toàn thể nhân loại. Cái năng lực này giúp cho y biết được tư tưởng và tánh ý của tất cả mọi người.
          Trước khi đạt được Tâm Thức Bồ Đề, chúng ta có thể gắng sức làm giảm bớt cái ý niệm chia rẽ và nói về mặt trí thức thì sự thành công to tát lắm, tuy nhiên chúng ta còn đứng ở bên ngoài, đó có nghĩa là chúng ta chưa biết được đồng loại mình. Đối với chúng ta họ cũng còn là một sự bí mật tuyệt đối, bởi vì đối với con người thì con người là một sự bí mật to lớn nhất. Chúng ta có thể giao thiệp mật thiết trong một thời gian khá lâu với nhiều người, nhưng mà chúng ta không am hiểu tường tận. Có thể trước khi tới cảnh Bồ Đề không ai biết rành rẽ một người nào cả, nhưng sau khi lên tới cõi Bồ Đề rồi y có thể hòa mình vào Tâm Thức của những kẻ khác và biết rõ những việc làm của họ và lý do nào họ hành động theo thế này hay theo thế khác. Tại đó, vạn vật đều ở trong Tâm y, chứ không phải ở bên ngoài và y quan sát vạn vật cũng như quan sát những bộ phận của chính mình y vậy. Ở thế gian thì không thể làm như vậy được, nhưng cảm giác được bấy nhiêu cũng là đủ lắm rồi. Tất cả niềm vui vẻ, tất cả nỗi đau khổ của nhân loại cũng chính là niềm vui vẻ và nỗi khổ đau của y.”
– III –
QUI TẮC 21
          “. . . . Đặc điểm lớn lao của cõi Bồ Đề là hoạt động từ trong Tâm phát ra ngoài (Ly tâm lực). Nếu ta muốn bày tỏ thiện chí với người nào đó và hiểu biết họ trọn vẹn hầu giúp đỡ họ có hiệu quả thì ta hoạt động trong Thượng Trí (Nhân Thể). Ta phóng ra một tia sáng như tia sáng của một ngọn đèn khí đá vào Nhân Thể của y (đây là nói một cách bóng dáng) rồi ta học hỏi những đặc tính, những cái riêng biệt của chúng nó rất rõ ràng và rất dễ xem xét, nhưng luôn luôn chúng ta thấy từ bên ngoài. Nếu chúng ta có năng lực Bồ Đề và muốn đạt được sự hiểu biết này thì ta nên đem Tâm Thức ta lên cõi Bồ Đề và tại đó ta nhận thấy Tâm Thức của người mà ta muốn học hỏi là một thành phần của chúng ta. Tại đây, ta gặp trong Tâm Thức của ta, một điểm, có thể nói là một kẽ hở hơn là một điểm, nó tiêu biểu cho Tâm Thức của y, đây là mức độ thấp mà ta đã chọn lựa. Ta thấy tất cả mọi vật đúng như y đã thấy. Ta thấy chúng nó bằng cách ta vào ở trong Tâm y, thay vì từ bên ngoài nhắm vào.
          Người ta hiểu dễ dàng rằng phương pháp này giúp chúng ta hiểu biết và có thiện cảm một cách trọn vẹn.
          Khi tầm mắt ta mở rộng nhờ sự hiểu biết mới mẻ này thì tất cả những vấn đề liên hệ đến chúng nó trở thành một thành phần của chúng ta. Chúng ta học hỏi chúng nó từ bên trong chứ không phải từ bên ngoài, chúng ta có thể nhất định điều khiển tinh lực của chúng ta theo chiều hướng nào. Đây là sự lợi ích lớn lao và rất mới mẻ. Chúng ta biết phải bàn đến những vấn đề dưới thế gian cách nào.
          Như vậy, chúng ta mới sử dụng được Bồ Đề Tâm chứ không phải chỉ nghe nói mà thôi.”
quyỀn năng cỦa Chơn Tiên (ASEKHA)
*
*     *
tỐi thưỢng huỆ nhãn (vision atmique)
tâm thỨc NiẾt Bàn (conscience atmique)
          Nói cho đúng, chúng ta chưa sử dụng được Tâm Thức Cái Vía mà nói đến Tối Thượng Huệ Nhãn và Tâm Thức Niết Bàn thì không khiêm tốn chút nào. Nhưng ở đây, tôi chỉ lập lại những điều mà các vị La Hán đã có kinh nghiệm tại cõi Niết Bàn nói cho các em nhỏ nghe, chứ một đứa học trò lớp Nhì, lớp Ba mà nói tới sự hiểu biết của một Thạc sĩ, Tiến sĩ thì làm trò cười cho những vị Tú tài, Cử nhân và tỏ ra mình còn dốt đặc mà khoe mình thông minh tót chúng.
          Xin lập lại một lần nữa câu châm ngôn khắc trên ngạch cửa Thánh điện Delphes: “Ngươi hãy tự biết ngươi rồi ngươi sẽ biết Vũ Trụ và các Vị Thượng Đế.”
sau đây là nhỮng đoẠn nói vỀ tâm thỨc NiẾt Bàn
          a – Chính là ở trên cõi Niết Bàn, chúng ta mới lãnh hội Chân lý này (Tâm Thức của Đức Thượng Đế mà chúng ta là những thành phần) một cách sâu xa hơn hết. Tất cả điều gì ta tưởng là Tâm Thức của chúng ta, Tình Thương của chúng ta, Trí Tuệ của chúng ta, thì thật ra, Tâm Thức của Ngài, Trí Tuệ của Ngài, Sùng Tín của Ngài do chúng ta biểu hiện chút ít ở bên ngoài như một luồng ánh sáng đi qua thấu kính. Đối với con người, sự hiểu biết này không được toàn diện trên cõi Bồ Đề, nhưng nó trở nên toàn diện trên cõi Niết Bàn.
*
*     *
          b – Người ta nói đến sự an nghỉ ở cõi Niết Bàn, nhưng đứng về phương diện thấp thỏi mà thôi. Sức mạnh của khí lực mới là đặc tính của đời sống cao siêu này, khí lực quá cao diệu cho đến đỗi không thể lấy một thứ vận động thông thường nào mà giải thích được. Chính nó là một triều lưu vô biên, không có chi chống lại nổi. Ở dưới nhìn lên thì nó như là một sự yên lặng, nhưng nó có nghĩa là Tâm Thức của quyền lực tuyệt đối. Không có danh từ nào để trình bày tất cả những điều này.
          Đi đến đó chúng ta mới thắng phục được cây cỏ dại to lớn. Kẻ thù nguy hiểm của chúng ta tức là ý niệm chia rẽ.
          Tóm lại, đó là phận sự khó khăn hơn hết đang chờ đợi chúng ta, bởi vì nó bao hàm tất cả.
*
*     *
          c – Các nhà học giả Âu Châu dịch nghĩa Nirvana là tiêu hủy, theo nghĩa một ngọn đèn cầy bị thổi tắt. Điều này trái hẳn với Chân lý.
          Nói cho đúng ấy là sự tiêu hủy tất cả những cái chi tiêu biểu cho con người, bởi vì không còn con người nữa mà chỉ còn Đức Thượng Đế trong con người, một vị Thượng Đế ở giữa những vị Thượng Đế lớn hơn Ngài.
          Hãy tưởng tượng một Đại dương ánh sáng rực rỡ, linh động và chuyển động như thủy triều dâng lên không có chi ngăn cản được. Ánh sáng này tiến tới trên một cõi, không có sự tương đối, nó có một mục đích nếu ta có thể hiểu được điều đó. Thật ra không có đủ lời để diễn tả. Trong ánh sáng này, lại có những điểm sáng rõ hơn nữa. Lần lần chúng ta biết được những Mặt Trời phụ thuộc này là những Đấng Cao Cả như những vị Đại Thiên Thần, những Đấng Nam Tào, Bắc Đẩu, những vị Phật, những vị Bồ Tát, các Chơn Sư và những vị khác mà chúng ta không biết tên. Ánh sáng và sự sống xuyên qua các vị ấy mà ban rải cho chúng ta.
          Vào cõi Niết Bàn, trước nhất ta cảm thấy một sự an lạc tuyệt vời, một hạnh phúc vô biên.
          Con người không mất cá tính của mình, mà còn hưởng được một sự sống cao thượng mới mẻ và tin chắc rằng có sự trường tồn bất diệt. Ở vào mức độ này, Chơn Thần vẫn còn bao phủ mình bằng một bức màn, khó mà diễn tả được.
*
*     *
          d – Tâm Thức Niết Bàn của Chơn Sư.
          Tâm Thức của Chơn Sư là một điểm, nhưng nó chứa đựng toàn cõi Niết Bàn, nghĩa là toàn cõi Niết Bàn ở trong Tâm Thức này, không khác nào mênh mông đại hải đều chun vào một giọt nước biển, chứ không phải giọt nước biển mất trong Đại dương.
          Đây là một việc kỳ lạ, mâu thuẫn với nhau. Ở dưới Trần không ai tin được, nếu chưa phải là Đệ tử Chơn Sư.
          Chơn Sư đem Tâm Thức của Ngài xuống cõi Thượng Thiên rồi làm cho nó lớn ra bao trùm Thượng Trí của những người mà Ngài muốn giúp đỡ.
          Những cái chi tốt đẹp trong Thượng Trí này càng ngày càng khai mở rộng ra, không khác nào tia sáng Mặt Trời làm nảy nở những bông hoa phô bày hương sắc.
 *
*    *
chương thỨ sáu
cách con ngưỜi sỬ dỤng
nhỮng thỂ cỦa mình trong lúc ngỦ
          Ta cũng nên biết cách con người sử dụng những Thể của mình trong lúc ngủ.
          Lúc ta còn thức ta dùng:
          1     Xác Thân để hoạt động.
          2     Cái Vía để biểu hiện tình cảm và ý muốn.
         3     Cái Trí để học hỏi, suy nghĩ, xét đoán, ghi nhớ, tưởng tượng  v.v. . . . như tôi đã nói trước đây.
          Lúc ta ngủ, Cái Vía xuất ra ngoài khỏi Xác Thân.[4] Ta bỏ Xác Thân và Cái Phách ở trên giường, ta ở trong Cái Vía qua cõi Trung Giới. Nếu ta chưa tiến hóa cao, ta chưa thức tỉnh, ta mơ mơ màng màng, ta không thấy rõ ràng và không biết những gì đã xảy ra tại cõi Trung Giới. Lúc thức dậy, ta không nhớ chi hết, hay là nhớ mơ hồ những người quen mà ta đã gặp, hoặc lúc họ còn sống mà đang ngủ, hoặc những người đã từ trần. Ta gọi là chiêm bao.
          Muốn hoàn toàn thức tỉnh tại cõi Trung Giới và khi trở về nhập xác nhớ những điều mình đã thấy và đã làm thì phải nhờ Chơn Sư hay một vị Cao đồ chỉ bảo những phương pháp luyện tập và bảo hộ, lúc mình mới biết Xuất Vía mà không biết cách giữ mình, lên Trung Giới sẽ bị bọn Ngũ Hành áp tới rượt chạy về nhập xác không kịp.
          Nếu tấm lòng chưa trong sạch, chớ nên ham Xuất Vía. Lên Trung Giới không biết tại sao những hiện tượng này xảy đến rồi những hiện tượng khác lại tiếp theo. Không ai giải thích và chỉ bảo cặn kẽ thì vô ích. Một nỗi khác, e bị mấy anh Tả Đạo khuấy rối và làm hại. Biết mấy điều này rồi mới ghê tởm. Chỉ khi nào làm được Đệ tử Chơn Sư rồi, mới khỏi sự nguy hiểm đến tánh mạng.
          Muốn lên cõi Hạ Thiên, con người phải bỏ Xác Thân, Cái Phách và Cái Vía trên giường rồi ở trong Cái Trí lên cõi Hạ Thiên.
          Muốn lên cõi Thượng Thiên, con người phải bỏ ra ngoài Hạ Trí rồi ở trong Thượng Trí mới lên cõi này được.
          Muốn lên cõi Bồ Đề, phải bỏ ra ngoài Thượng Trí và ở trong Kim Thân hay là Thể Bồ Đề.
          Muốn lên cõi Niết Bàn, con người phải bỏ ra ngoài Thể Bồ Đề, ở trong Tiên Thể.
          Chừng nào muốn trở về cõi Trần thì phải nhập vào lại mấy Thể đã bỏ ra ngoài. Nói tóm lại: Cõi nào Thể nấy.
          Lên cõi Trung Giới, con người sử dụng Cái Vía như sử dụng Xác Thân tại cõi Trần.
          Lên cõi Hạ Thiên, con người sử dụng Hạ Trí. Lên cõi Thượng Thiên, con người sử dụng Thượng Trí. Lên cõi Bồ Đề, con người sử dụng Kim Thân. Lên cõi Niết Bàn, con người sử dụng Tiên Thể. Mấy Thể kia không cần thiết nữa.
          Chúng ta nên biết rằng: Không có Xác Thân, con người không thể sống ở cõi Trần được. Không có Cái Vía, con người không vào được cõi Trung Giới v.v. . . . Tỷ như, ngày đêm Hồn Ma đi ngang qua thân mình ta, mà ta không hay biết chi cả, bởi vì Hồn Ma ở trong Cái Vía mà Cái Vía đi ngang qua xác thân, không đụng chạm chi cả. Ta không thấy Hồn Ma vì Hồn Ma không có xác thân như ta. Nếu Hồn Ma muốn tiếp xúc với người còn sống thì Hồn Ma phải thực hành một trong hai cách này: hoặc làm cho Cái Vía đặc lại thành hình người hoặc lấy bốn chất Dĩ Thái Hồng Trần làm một cái xác giả, đi đứng trò chuyện được. Chừng trở về cõi Trung Giới thì phải làm cho cái xác giả tan rã ra.
          Mà muốn làm một cái xác giả phải học với một nhà Huyền bí học ở cõi Trung Giới hay là nhờ Chơn Sư chỉ bảo.
          Nên biết, người Trần Thế lúc đang sống đây không thể nào lên cõi Trung Giới được, ngoại trừ những vị đã vào hàng Tứ Thánh, vì đã hội đủ những điều kiện  cần thiết.
tẠi sao 7 thỂ cỦa con ngưỜi Ở chung
vỚi nhau trong mình con ngưỜi đưỢc?
          Bây giờ phải giải thích tại sao 7 Thể của con người ở chung với nhau trong mình con người được. Xin quí bạn nhớ nguyên tắc sau đây:
          Chất khí ở cõi cao thì rung động mau lẹ, màu sắc tốt đẹp, rất mịn màn và chun thấu qua những chất khí làm ra những cõi ở phía dưới nó và thấp hơn nó.
          Vì thế những chất khí làm ra cõi Niết Bàn chun thấu qua chất khí làm ra cõi Bồ Đề.
          Chất khí làm ra cõi Bồ Đề chun thấu qua chất khí làm ra cõi Thượng Giới.
          Chất khí làm ra cõi Thượng Giới chun thấu qua chất khí làm ra cõi Trung Giới.
          Chất khí làm ra cõi Trung Giới chun thấu qua chất khí làm ra cõi Hạ Giới hay Hồng Trần.
          Trong mình con người:
          Tiên Thể cấu tạo bằng chất khí làm ra cõi Niết Bàn, vì thế nó chun thấu qua Kim Thân làm bằng chất Bồ Đề. Kim Thân làm bằng chất Bồ Đề chun thấu qua Thượng Trí làm bằng chất Trí Tuệ của 3 cảnh cao. Thượng Trí chun thấu qua Hạ Trí làm bằng 4 chất Trí Tuệ thấp. Hạ Trí làm bằng chất Trí Tuệ thấp chun thấu qua Cái Vía làm bằng chất Thanh Khí. Cái Vía làm chất Thanh Khí chun thấu qua Xác Thân làm bằng chất Hồng Trần. Cái Phách làm bằng 4 chất Dĩ Thái chun thấu qua Xác Thân làm bằng 3 chất Hồng Trần thấp hơn hết là chất đặc, chất lỏng và chất hơi.
          Khi mở được nhãn quan cao siêu thì thấy:
          Cái Phách ở trong mình con người ló ra ngoài khoảng 2 ly. Nhưng nó chiếu những làn sinh lực khỏi mình khoảng 1 tấc rưỡi.
          Cái Vía ở trong mình con người ló ra ngoài từ 2 tấc rưỡi tới 3 tấc       v.v. . . . [5]
          Con người càng tiến hoá cao thì thấy mấy Thể cao như: Cái Vía, Hạ Trí, Thượng Trí càng ngày càng rộng lớn thêm ra.
          Tuy nhiên, phải mở Thần Nhãn, Thiên Nhãn, Huệ Nhãn mới chứng thật mấy điều này. Ở đây ta chỉ hiểu bằng Cái Trí chứ không thấy chúng nó ra sao.
          Tôi thường nói: Học Đạo không khác nào nói chuyện “mua trâu, vẽ bóng.” Ta chỉ thấy con trâu vẽ trên giấy chứ không phải con trâu thật. Ngày nào tâm tánh thật tốt và được vào hàng Tứ Thánh thì ngày đó mới thực sự là được Giác Ngộ. 
*
*    * 
chương thỨ bẢy
7 cõi cỦa thái dương hỆ chúng ta
          Thái Dương Hệ của chúng ta là một Tiểu Vũ Trụ. Nó sinh ra cho các Chơn Thần tiến hoá.
          Nhưng ở đây tôi xin nói về 7 cõi của Thái Dương Hệ mà thôi.
          Ta đã biết, 7 Thể của con người cấu tạo bằng 5 chất khí của 5 cõi của Thái Dương Hệ từ dưới kể lên là:
          7     Cõi Hạ Giới hay cõi Hồng Trần (Plan physique).
     6     Cõi Trung Giới hay cõi Tinh Quang (Plan Astral).
     5     Cõi Thượng Giới hay cõi Trí Tuệ (Monde Céleste ou Plan Mental).
          4     Cõi Bồ Đề (Plan Bouddhique).
          3     Cõi Niết Bàn hay là cõi Tứ Tượng (Plan Atmique ou Nirvana).
          Còn hai cõi nữa cao hơn cõi Niết Bàn ấy là:
          2     Cõi Đại Niết Bàn hay là cõi Lưỡng Nghi (Paranirvana Adi ou Plan Anupadaka).
     1     Cõi Tối Đại Niết Bàn hay là cõi Thái Cực (Plan Adi ou Mahaparanirvana).
          Mỗi cõi chia ra làm 7 cảnh (Sous plan) như đã nói trước đây.
          7 cõi này ở đâu?
          7 cõi này ở chung một chỗ với nhau tại Địa Cầu. Chúng ở trước mặt ta, sau lưng ta, trên đầu ta, dưới chân ta và cũng ở trong mình ta nữa.
          Tại sao 7 cõi ở chung với nhau được và thâm nhập nhau?
          Xin nhắc lại, nguyên tắc nói ra trước đây là: Chất khí ở cảnh cao chun thấu qua chất khí ở cảnh thấp.
          Vì vậy:
          Cõi Trung Giới bắt đầu từ Trung Tâm Trái Đất lên tới gần mặt trăng. Cõi Thượng Giới bắt đầu từ Trung Tâm Trái Đất lên khỏi mặt trăng xa     lắm v.v. . . .
          Phải mở những nhãn quan cao siêu mới thấy được mấy cõi này. Ngày nay nhiều người đã có Thần Nhãn, thế nên nói đến Thần Nhãn, Thiên Nhãn, Huệ Nhãn thì không còn ai cho là chuyện viễn vong, mơ hồ nữa.
          Nhưng chớ nên tưởng rằng: 7 cõi Trời chồng chất với nhau như 7 tầng lầu. Tầng thứ Bảy tầng chót ở trên mặt đất là cõi Trần.
          Tầng thứ Sáu là cõi Trung Giới.
          Tầng thứ Năm là cõi Thượng Giới.
          Tầng thứ Tư là cõi Bồ Đề.
          Tầng thứ Ba là cõi Niết Bàn.
          Tầng thứ Hai là cõi Đại Niết Bàn.
          Tầng thứ Nhất là cõi Tối Đại Niết Bàn.
          Đọc truyện Tây Du, ta thấy nói Tề Thiên Đại Thánh biết cân đấu vân nhảy một cái tới cửa Trời. Trên Trời là một thế giới riêng biệt có đất cát nên trồng đào được.
          Người chưa biết Đạo tin rằng:
          Trời là một cõi riêng gọi là cõi Trời.
          Phật ở một cõi riêng gọi là Tây Phương Cực Lạc.
          Tiên ở một cõi riêng gọi là Bồng Lai.
          Nhưng sự thật là dù Tiên hay Phật cũng ở trong Trời, không có cõi nào riêng biệt cả.
          Quả thật có Trần Huyền Trang đi thỉnh Kinh bên Tây Vức. Mà không có thật Tam Tạng, không có Tề Thiên Đại Thánh, không có Bát Giới, Sa Tăng.
          Truyện Tây Du nói bóng dáng về Phàm Nhơn và Ba Thể của con người là: Thân – Vía – Trí.
          Tôn Ngộ Không, Con Khỉ tượng trưng cho Cái Trí.
          Bát Giới là Con Heo tượng trưng cho Cái Vía.
          Sa Tăng ăn thịt người tượng trưng cho Xác Thân.
          Cũng không có thật Thái Thượng Lão Quân, không có thật Nguơn Thỉ Thiên Tôn, Thông Thiên Giáo Chủ, Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề.
          Tôi có tỏ ý kiến của tôi trong quyển nhỏ: Cảm tưởng của tôi về hai quyển: Tây Du Diễn Nghĩa và Phong Thần.
7 cõi hư không
          Trên không gian vô tận còn 7 cõi của Vũ Trụ, cao hơn 7 cõi của Thái Dương Hệ chúng ta nhiều lắm song tất cả đều liên lạc với nhau.
          Chúng đồng tên với 7 cõi của Thái Dương Hệ. Mỗi cõi cũng chia ra 7 cảnh, ấy là:
     1     Cõi Thái Cực hay là cõi Tối Đại Niết Bàn Hư Không (Plan Adi ou Mahanirvana Cosmique).
     2     Cõi Lưỡng Nghi hay cõi Đại Niết Bàn Hư Không (Plan Anupadaka ou Paranirvana Cosmique).
     3     Cõi Tứ Tượng hay là cõi Niết Bàn Hư Không (Plan Nirvana Cosmique).
     4     Cõi Bồ Đề Hư Không (Plan Bouddhique Cosmique).
     5     Cõi Thượng Giới Hư Không (Plan Mental Cosmique).
     6     Cõi Trung Giới Hư Không (Plan Astral Cosmique).
     7     Cõi Hạ Giới Hư Không (Plan Cosmo Prakritique).
      Tất cả những Thái Dương Hệ đều ở tại cõi Hạ Giới Hư Không.
*
*    *
chương thỨ tám
nhỮng sỰ thí nghiỆm chỨng chẮc
nhỮng sỰ cẢm xúc vỐn Ở trong cái vía
          Trước đây tôi có nói: Cái Vía để biểu hiện ý muốn và tình cảm. Bây giờ xin nói tóm tắt cho quí bạn xem những thí nghiệm của ông Hector Durville, trích trong quyển La Fantôme des vivantsHồn Ma của những người sống – từ trang 249 đến 309 để chứng chắc rằng những sự cảm xúc vốn ở trong Cái Vía chứ không phải ở trong xác thịt. Quí bạn nào thông thạo Pháp văn nên đọc quyển đó.
          Thường thường ông Hector Durville thâu thần người đồng tử, làm cho Cái Vía anh xuất ra rồi đặc lại thành hình người. Cái Vía lại ngồi trên ghế cách xa cái xác lối một thước.
1 – vỀ xúc giác
– I –
          Ông Hector lấy một hình nhân bằng sáp để trong Cái Vía đồng tử. Chất Thanh Khí làm Cái Vía đồng tử dính vào hình nhân.
          Nếu châm chích hình nhân bất cứ chỗ nào, tại cánh tay thì đồng tử đau nhức tại chỗ đó ở cánh tay. Ngắt véo hình nhân ở bắp chân thì có dấu vết ở bắp chân của đồng tử. Còn châm chích hay ngắt véo nơi cánh tay hay bắp chân của xác thân đồng tử thì anh không đau nhức chi cả.
          Nếu cất hình nhân vào tủ kính có hơi âm trong vòng 20 hay 25 ngày rồi đem ra thí nghiệm thì đồng tử còn biết cảm xúc. Còn để hình nhân ra ngoài, chất Thanh  Khí bay đi lần lần, trong vòng một tuần thì không dùng được nữa.
          Có một lần anh thư ký của ông Hector Durville lấy hình nhân đem về nhà tính để học hỏi. Đêm đến, anh để hình nhân ngoài cửa sổ rồi quên mất, đóng cửa lại. Lúc đó nhằm mùa Đông, tiết trời lạnh lẽo. Anh đồng tử ở tại nhà anh, bỗng phát run cầm cập, anh uống rượu mạnh và đắp ba, bốn cái mền mà cũng không ấm áp chút nào. Trọn năm ngày, anh nằm trên giường rên siết. Qua ngày thứ sáu, anh bớt, mới đến ông Hector Durville hỏi thăm duyên cớ. Anh thư ký mới sực nhớ việc anh bỏ quên hình nhân ngoài cửa sổ. Ông Hector Duruville hối anh về lấy hình nhân đem lại. Đồng tử ôm hình nhân để trên ngực. Trong 10 phút sau hết lạnh, vì anh rút hết Thanh Khí trong hình nhân rồi.
– II –
          Một lần khác, ông Hector Durville cầm hình nhân để cho mấy đứa học trò thử. Đứa thì ngắt véo, đứa thì quàu quấu hình nhân, đứa này tới đứa kia. Đồng tử ở trong phòng kế bên đau quá, bèn tông cửa vẹt mấy người xem rồi chụp lấy hình nhân. Ông Hector giựt mình trì lại, đồng tử bỗng ngắt đứt cái đầu của hình nhân. Tức thì y nhào lăn xuống đất, rên la thảm thiết. Ông Hector Durville bỏ hình nhân vào túi rồi lại cứu cấp anh. Nửa giờ sau đồng tử mới tỉnh lại, cổ anh bầm tím và sưng vù lên. Ông Hector Durville chỉ làm cho anh bớt đau một chút mà thôi. Anh ra về trông rất thảm thương. Từ đó về sau, anh không hề chịu cho ai làm cho Cái Vía của anh xuất ra nữa.
– III –
          Tháng Octobre 1907, ông Hector Durville làm cho Cái Vía cô đồng Marthe xuất ra trong phòng làm việc của ông. Từ thuở giờ, cô đồng Marthe không biết cảm hay sổ mũi ra sao. Ông Hector Durville sai Cái Vía cô đồng đi với Ninette và André qua một cái phòng lạnh lẽo. Tức thì cô đồng phát lạnh và run lập cập. Ông Hector Durville liền gọi Cái Vía cô đồng về, nhưng cô cũng không được ấm áp. Qua hôm sau, cô Marthe ăn không biết ngon, cô nghẹt mũi, nặng đầu, cô bị cảm thật.
2 – thỊ giác – sỰ thẤy
– I –
          Cuối tháng Octobre 1907, từ 5 giờ tới 6 giờ chiều,  có mặt bà Stahl, ông Bonnet, Grand Jean và Caston Durville, ông Hector Durville thí nghiệm hai cách sau đây:
          1     Ông bảo Gaston cầm cái đồng hồ để sau ót Cái Vía cô đồng Edmée. Cô đồng rùng mình một cái rồi nói: Tôi thấy một vật trắng, tròn, nó chạy như một cái máy, nó làm ra tiếng. Ấy là tiếng tích tắc của một cái đồng hồ.
          2 –   Ông đưa cho Gaston một cái bao thư dán kín, ông không nói cho Gaston biết trong đó có cái chi. Ông bảo Gaston để cái bao thư sau ót Cái Vía cô đồng. Cô đồng nói: Tôi thấy hai vật tròn như đồng xu. Ông Hector Duurville hỏi: Phải tiền không? Cô đồng trả lời: Phải – Màu gỉ? – Màu vàng. Nhưng không phải. Ấy là màu vàng đỏ – Có phải đồng xu không? – Không phải. Ấy là vàng – Trong bao thư còn gì nữa? – Còn bạc. Ấy là những giấy bạc.
          Mãn cuộc rồi, người ta mới xé bao thư trước mặt những người chứng. Người ta thấy trong đó có hai tấm giấy bạc và hai đồng 20 quan.
– II –
          Ngày 2 Janvier 1908, lúc 5 giờ rưỡi chiều, có mặt những người chứng là quí ông Ed. Dubois, Dubet và J. Brieux trong phòng thí nghiệm của ông Hector Durville, không thắp đèn, tối đen.
          Cô đồng tên Léontine, những người chứng cách cô đồng khoảng bốn thước. Ông Hector Durville bảo Cái Vía cô đồng lại gần ông Dubet rồi xin ông Dubet đưa cho Cái Vía cô đồng một vật theo ý ông muốn. Ông Dubet móc trong túi một cái dao xếp, ông nắm chặt trong tay rồi mới đưa cho Cái Vía cô đồng và hỏi thấy cái chi không. Cô đồng nói: Tôi thấy một vật nhỏ, ấy là một cây viết chì hay là một cái dao xếp.
          Ông Dubet cầm đèn pin rọi trên bàn viết của ông Durville lấy một cây viết máy rồi đưa cho Cái Vía cô đồng xem. Cô đồng nói: Ấy là cây viết nhưng không giống cây viết thường, cái ống có mực. Ông Dubois lấy một tờ giấy viết thư cầm trong tay. Cô đồng nói: Ấy là một tờ giấy trắng viết thư.
          Ông Hector Durville xin ông Brieux đứng dậy rồi cho Cái Vía cô đồng xem một vật gì tùy ý. Ông Brieux đưa phía sau cô đồng cho Cái Vía cô đồng xem. Cô đồng nói: Tôi thấy một vật cầm trong tay, nó đen, nó tròn, ấy là cái đồng hồ. Ông Brieux lại đưa bề mặt đồng hồ. Cô đồng nói: Cũng là cái đồng hồ vừa rồi, nhưng lần này là bề mặt. Tôi thấy mấy cây kim, nhưng tôi không biết mấy giờ. Hỏi tại sao vậy? Thì cô đồng nói: Tại Cái Vía rung động mạnh lắm. Hai con mắt xao xuyến và đổi chỗ mãi. Trọn cái mình của Cái Vía rung động luôn luôn không ngớt. Tại sự rung động đó mà tôi không thấy cho đúng cây kim ở chỗ nào.
3 – thính giác – sỰ nghe
          Có mặt ông André với ông Hector Durville. Cái Vía cô đồng Marthe xuất ra rồi lại ngồi trên ghế dựa cách cái xác cô đồng khoảng một thước.
          1 –   Ông Hector Durville để đồng hồ phía lỗ tai trái Cái Vía thì cô đồng nghe rõ ràng tiếng tích tắc. Ông Durville để đồng hồ phía sau ót, phía trên bụng và phía dưới chân Cái Vía, cô đồng cũng nghe tiếng đồng hồ chạy.
          Ông Durville bèn đem đồng hồ để khít lỗ tai, phía sau ót, phía trên bụng và dưới chân cái xác thì cô đồng không nghe gì hết.
          Ông lập lại sự thí nghiệm này với nhiều điều kiện khác nhau, thì chỉ Cái Vía nghe.
          2 –   Ông Hector Durville làm cho Cái Vía cô Edmée xuất ra. Cái Vía cô này cũng nghe tiếng đồng hồ chạy như Cái Vía cô Marthe. Vía cô cũng nghe người ta làm cho tờ giấy bèo nhèo nữa.
          3 –   Cái Vía cô Léotine cũng nghe rõ ràng tiếng tích tắc  của đồng hồ. Cái xác của cô không nghe gì hết. Ông Hector Durville bảo nó nghe, nó cũng không nghe.
          Ông đưa đồng hồ cho Bác sĩ Pau de Saint Martin dặn ông đừng cho cô đồng biết, nhờ ông Saint Martin thí nghiệm xem xác thịt nghe hay Cái Vía nghe. Không nói gì hết Bác sĩ Saint Martin đi nhè nhẹ lại gần cái xác, úp đồng hồ vào lỗ tai bên này, rồi lỗ tai bên kia, cô cũng làm thinh. Ông bảo xác cô chú ý vào đồng hồ và nói với cô đồng: Cô phải nghe. Xác cô nói: Tôi không nghe gì hết. Ông lập lại một lần nữa, ông nói: Tiếng tích tắc của đồng hồ lớn lắm, cô phải nghe. Cô đồng đáp lại một cách nóng nảy: Tôi không nghe gì hết.
          Vài phút sau, Bác sĩ Saint Martin đi nhè nhẹ lại gần Cái Vía cô đồng đang ngồi trên ghế bành phía tay trái cái xác. Ông để đồng hồ phía trên Cái Vía. Cô đồng nói: Tôi nghe tiếng đồng hồ chạy. Ông Saint Martin để đồng hồ trên ghế bành rồi dưới gạch hơi xa xa chân Cái Vía. Cô đồng nói: Tôi biết người ta đem đồng hồ đi xa, nhưng tôi còn nghe tiếng tích tắc.
          Ông Durville biết rằng người điếc mà ngậm đồng hồ trong miệng cũng nghe được tiếng đồng hồ chạy. Ông nói với Bác sĩ Saint Martin trao đồng hồ cho ông. Ông bảo cô hả miệng ngậm đồng hồ và ông bảo cô đồng chú ý tới tiếng đồng hồ chạy. Xong rồi, ông bảo cô đồng hả miệng, ông lấy đồng hồ ra. Cô đồng không nghe tiếng gì hết.
4 – khỨu giác – sỰ ngỮi
– I –
          Cô đồng Edmée xuất Vía trong phòng làm việc của ông Hector Durville. Cái Vía của cô ngồi trên ghế dựa cách cái xác một thước. Trong phòng ánh sáng mờ mờ. Không cho cô đồng hay biết, Bác sĩ Pau de Saint Martin kê vào lỗ mũi cái xác một ve ammoniaque, tục gọi là nước đái quỉ, gần một phút. Cô đồng không ngửi mùi gì cả. Một chập sau, Bác sĩ làm thinh, đi nhè nhẹ lại gần Cái Vía rồi đưa cái ve dưới mũi Cái Vía. Cô đồng lấy tay bịt mũi, quay mặt chỗ khác rồi nói: Ấy là cái ve, nó hôi quá. Bác sĩ Martin lấy cái ve đó đi, ông thay cái ve khác. Ông cho Cái Vía ngửi dầu chanh (Bergamote). Cô đồng nói: Cái này mùi thơm. Bác sĩ Saint Martin kê ve dầu chanh vào lỗ mũi của cái xác thì cô đồng không biết gì cả. Bác sĩ Saint Martin nói: Tôi cho cô ngửi  mùi  thơm, cô đã ngửi rồi mà. Cô đồng nói: Tôi không ngửi mùi gì cả.
– II –
          Lần này tới phiên cô Léotine. Bác sĩ Saint Martin để ve nước đái quỉ dưới lỗ mũi Cái Vía cô đồng thì cô đồng lấy tay bịt mũi, cô quay mặt chỗ khác rồi nói: A! hôi quá. Ấy là thuốc làm cho bớt đau nhức. Rồi cô tiếp: Mà không phải, đây là nước đáy quỉ.
          Năm phút sau, Bác sĩ không để cho cô đồng nghi ngờ chi cả, ông kê vào lỗ mũi xác thịt ve nước đái quỉ mở nút ra. Cô đồng ngồi làm thinh, dường như không có ngửi mùi gì cả. Bác sĩ Saint Martin hỏi: Cô có ngửi mùi chi không? Cô đồng trả lời: Không. Bác sĩ Saint Martin nói: Tôi để ve nước đái quỉ dưới lỗ mũi của cô, chẳng những cô ngửi mà mùi đó lại hôi lắm. Cô đã ngửi, tôi thấy cô nhăn mặt. Cô đồng thấy người ta không tin mình nên có ý phiền. Cô trả lời một cách mạnh bạo: Tôi nói với ông, tôi không ngửi mùi gì hết. Nếu ông không tin thì mặc tình.
          Ve nước đái quỉ để dưới lỗ mũi cô ít nhất là hai phút, chẳng những cô không ngửi mùi chi mà tới chừng cô tỉnh lại cô cũng không có chi khó chịu.
          Bác sĩ Saint Martin về chỗ ngồi.
          Khoảng tám hay mười phút sau, ông đi nhè nhẹ lại gần Cái Vía, ông để ve dầu chanh trên đầu Cái Vía. Cô đồng nói: Tôi thấy ông để một cái ve phía lỗ tai tôi, ông muốn cho tôi ngửi cái gì đó? Rồi cô đồng nói một cách chế nhạo: Tôi không ngửi bằng lỗ tai đâu. Bác sĩ Saint Martin mới để cái ve dưới lỗ mũi Cái Vía, cô đồng liền nói: Mùi này thơm, ấy là dầu chanh, tôi thích nó hơn là nước đái quỉ.
– III –
          Cô đồng là Bà Vix (Madame Vix) xuất Vía trước những  người chứng là quí ông: Adatto, E. Dubois, Robert Hilde-brand, Bernard Porteret. Tất cả ở trong chỗ tối mờ mờ.
          Ông Hector Durville lần lượt để dưới lỗ mũi cái xác cô đồng nước đái quỉ, long não, lá thơm Patchouli, dầu bông tím, dầu chanh, cô không ngửi mùi gì cả. Khi đưa các thứ này dưới lỗ mũi Cái Vía thì cô đồng biết mấy mùi đó liền.
5 – Vị giác – sỰ nẾm
          Ngày 12 Décember 1907, có mặt quí ông: Combe, Ed. Dubois và Gaston Durville dưới ánh sáng mờ mờ.
          Cô đồng Léotine xuất Vía ra. Ông Hector Durville để trong tay cô đồng một miếng Lư hội. Ông bảo cô để vào miệng nhai rồi cho biết mùi vị. Cô đồng nhai rồi nói: Miếng này không có mùi vị gì cả. Ông Hector Durville bảo cô nhả ra đặng sau đó cô khỏi đau bụng.
          Ông Hector Duurville để trong tay cô một cục đường, ông bảo cô nhai rồi cho biết nó có ngon không. Cô đồng nói: Không có vị gì cả.
          Ông Hector Durville dùng kềm lấy một vị thuốc đắng tên Quassia. Ông bảo Cái Vía hả miệng, ông đút miếng thuốc đó vào miệng Cái Vía rồi bảo nó ngậm lại. Ông mới hỏi: Vị cô ngậm ra sao? Cô đồng nói: Nó không ngon, đắng quá. Ông lấy miếng thuốc đó ra rồi để miếng thuốc đó trong tay xác thịt. Ông bảo cô đồng đút vào miệng xem, nó có vị gì không. Cô đồng làm in như vậy rồi nói: Nó không có vị gì hết.
          Ông Hector Durville dùng kềm lấy một miếng Lư hội để vào miệng Cái Vía thì cô đồng nói: Tôi biết rồi, nó đắng lắm. Ông mới lấy miếng Lư hội rồi để vào miệng cái xác cô đồng, cô đồng nếm rồi nói như trước: Không có vị gì cả. Ông bèn lấy vài giọt Ký ninh nước (quinine) để trong một cái muỗng rồi đưa vào miệng Cái Vía. Cô đồng nói: Không ngon, nó đắng lắm.
          Ông dùng kềm lấy lấy một múi cam để vào miệng Cái Vía. Cô đồng nói: Ngon thật, ấy là múi cam. Ông lấy một múi cam đút vào miệng cái xác rồi bảo cô đồng: Xem cái gì đó? Cô đồng nói: Tôi không biết gì cả. Vừa rồi ông cho tôi ăn cam, còn bây giờ tôi không biết cái này là cái gì.
          Ông Hector Durville lấy một nhúm Mã tiền bỏ vào muỗng chế vài giọt nước rồi để vào miệng Cái Vía, cô đồng nói: Hôi quá, nó đắng lắm, nó làm khô cả lưỡi.
          Ông Hector Durville lấy một nhúm muối để trong muỗng rồi đưa vào miệng Cái Vía. Cô đồng nói: Ấy là muối.
          Ông lấy kềm gắp một cục đường để vào miệng Cái Vía thì cô đồng nói; Ấy là đường. Ông để cục đường trên bàn. Một chập sau, ông lấy cục đường bỏ vào miệng cái xác cô đồng cho cô nhai. Ông nói quả quyết với cô: Ấy là miếng Lư hội, chắc là cô cũng không chịu nỗi mùi đó rồi.
          Ông nói mặc ông, cô đồng cứ trả lời: Nó hôi mặc nó, tôi không có nếm mùi vị gì cả.
          Ông Hector Durville thí nghiệm với bốn, năm người khác thì cái kết quả cũng in như vậy.
*
*     *
          Bàn qua những sự thí nghiệm:
          Có những sự thí nghiệm của ông Hector Durville ta mới tin chắc: Con người có nhiều Thể. Nếu có Cái Vía thì tự nhiên có Cái Phách, Cái Trí và mấy Thể cao khác.
          Ông Hector Durville thí nghiệm, mỗi giác quan với nhiều cô đồng khác nhau thì cái kết quả vẫn in như nhau tức là: Sự cảm xúc ở trong Cái Vía chứ không ở trong xác thịt.
          Bây giờ ta hãy nêu ra câu hỏi này: Ông Hector Durville bắt đầu thí nghiệm từ năm 1907, tới nay là năm 1979, 72 năm đã trôi qua, tại sao không có ai lập lại những thí nghiệm này đặng chứng chắc rằng Huyền bí học nói đúng với sự thật.
          Điều này rất dễ hiểu. Ông Hector Durville là một nhà Huyền bí học lão luyện về phép thâu thần, trừ ra  hai người là ông Colonel de Roches và ông Charles Lancelin, thì ngày nay không có nhà thôi miên nào sánh kịp với ông.
          Nên hiểu không phải dễ làm cho Cái Vía xuất ra khỏi xác. Nó xuất ra rồi phải làm cho nó đặc lại giống hình người. Cái Vía không đặc lại thì không ai thấy nó được vì con mắt phàm không thấy chất Thanh Khí. Phải mở Thần Nhãn mới thấy nó. Hơn nữa, phải biết phương pháp Huyền bí học bảo vệ nó. Khi xuất ra khỏi xác trong lúc thí nghiệm thì có một sợi dây từ khí cột dính với Xác Thân. Nhờ dây này mà sinh lực đi từ Cái Vía qua Cái Phách đặng nuôi Xác Thân.
          Nếu trong lúc thí nghiệm mà sợi dây này đứt ngang thì đồng tử chết luôn, không phương cứu chữa.
          Còn tại sao trong phòng thí nghiệm ánh sáng không được rực rỡ? Ấy là Cái Vía khi đặc lại không chịu nỗi sự rung động của ánh sáng Mặt Trời hay là ánh sáng của đèn điện, đèn khí đá.
          Vì vậy, Hồn Ma thường hiện ra ban đêm chứ ít khi hiện ra ban ngày. Trừ ra vài trường hợp đặc biệt, Hồn Ma lên cõi Trung Giới học cách hiện hình với một nhà Huyền bí học thì mới hiện ra ban ngày được. Ma hiện hình tức là làm cho Cái Vía đặc lại thành người, ít khi họ biết lấy 4 chất Dĩ Thái Hồng Trần làm ra hình giả. (Xin xem chuyện: Hồn Ma Cô Katie King và nhà Bác học William Crookes, quyển nhất của Bộ Tủ Sách Tâm Linh Thanh Niên).
          Trong Trời Đất còn không biết bao nhiêu sự bí mật mà con người cần phải học hỏi từ kiếp này qua kiếp kia cho đến khi trở nên trọn sáng trọn lành làm một Vị Siêu Phàm thì mới hiểu biết những việc đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra tại Dãy Địa Cầu. Rồi từ chừng đó mới học hỏi thêm ở mấy cõi cao hơn nữa. Biển Giác mênh mông không biết đâu là bờ bến.
*
*    * 
chương thỨ chín
thân thỂ con ngưỜi là mỘt lò tẠo hóA
          Tôi tưởng cũng nên nói vài lời về những sự bí mật trong mình con người.
          Thân Thể con người là một lò Tạo Hóa chứa đựng không biết bao nhiêu sự bí mật mà con người mới khám phá ra một chút ít thôi.
          Quả thật ngày nay người ta học rành rẽ những cơ quan trong mình con người, nhưng đây về phương diện hữu hình, còn về phương diện vô hình là Sự Sống làm cho chúng nó hoạt động chưa ai biết ra sao. Không phải vật chất sinh ra sự sống, mà trái ngược lại, sự sống sinh ra vật chất.
          Trong bài diễn văn khai mạc Đại Hội Phát Triển Khoa Học mở tại Bristol (Anh Quốc) năm 1898, ông William Crookes có nói câu này (đại ý):
          “Tôi rất thích đảo ngược câu châm ngôn của Cổ nhân và nói: Trong sự sống tôi thấy quyền năng sinh hóa những hình dạng của vật chất và chắc chắn rằng quyền năng đó đã thực hiện rồi.”
          Hồi thời cổ Ai Cập, tại ngạch đền thờ Nữ Thần Isis có khắc câu này: “Ta là cái gì đã có ở trong thời dĩ vãng, đang có ở thời hiện tại và sẽ có ở thời tương lai. Chưa có một phàm phu tục tử nào vén được bức màn của Ta.”
          Thật đúng vậy. Bức màn này tiếng Pháp là: Le Voile d’Isis.
          Ai có suy nghĩ đều thắc mắc về những điều sau đây:
          Một là: Tại sao trong một bộ máy không người điều khiển như xác thân ta đây mà các cơ quan riêng biệt đều làm việc bổn phận mình một cách chu đáo, không xao lãng chút nào, ngoại trừ lúc bệnh hoạn, chúng yếu sức.
          Hai là: Tại sao trái tim cứ nhảy, con người cứ thở. Tại sao Bộ tiêu hoá biến đổi thực vật ra máu huyết, xương thịt. Làm cách nào mà máu lại đỏ, sữa lại trắng. Tại sao nó biết giữ gìn những chất bổ dưỡng để nuôi xác thân, còn những chất dơ bẩn lại tống khứ ra ngoài.
          Ba là: Một Tinh trùng, một Noãn châu nhập lại thành ra một người. Xin hỏi: Có Tinh trùng đực, Tinh trùng cái, Noãn châu đực, Noãn châu cái không? Tinh trùng nào hợp với Noãn châu nào sinh ra con trai, Tinh trùng nào hợp với Noãn châu nào mà thành ra con gái?
          Chỉ có ba yếu tố: Tinh trùng, Noãn châu và Máu huyết người mẹ thì cái gì tạo ra da thịt, xương cốt và cơ quan như: mặt mũi, tay chân, gan ruột, tim phổi và nhất là hai bộ phận sinh dục của Nam và Nữ khác nhau. Tại sao đàn ông có râu, đàn bà không có râu mà lại có kinh nguyệt.
          Tại sao khi sinh đẻ rồi thì đàn bà lại có sữa để cho con bú? Có bàn tay vô hình nào nhúng vào việc này không? Bởi vì ba yếu tố: Noãn châu, Máu huyết và Tinh trùng không có đủ trí khôn để tạo được một hình hài Nam hay Nữ, từ vóc vạc cho đến tánh tình và giọng nói không ai giống ai.
          Bốn là: Trong gia đình có năm người con, ba trai, hai gái, một cha, một mẹ, nghĩa là chỉ có một thứ Tinh trùng và một thứ Noãn châu mà thôi. Nói theo nghĩa vật chất, nếu sinh ra con trai thì phải con trai hết, nếu sinh ra con gái thì phải con gái hết, vóc vạc bằng nhau và giống cha hay giống mẹ như khuôn đúc.
          Nhưng sự thật không phải vậy. Vì lẽ nào mà có ba Nam, hai Nữ, có đứa cao, có đưa thấp khác nhau và chỉ hơi giống cha hay giống mẹ mà thôi.[6]
          Về sự thông minh và tánh nết không ai giống ai.Vì lẽ nào?
          Năm là: Tại sao có giống da đen, giống da vàng, da đỏ, da trắng. Cái gì làm ra màu da này? Tại sao ngôn ngữ lại bất đồng?
          Sáu là: Về các loại máu. Theo phép, một giống dân thì chỉ có một loại máu mà thôi. Nếu A thì A hết, nếu B thì B hết. Tại sao trong một giống dân hay bất cứ trong giống dân tộc nào, người thì có máu A, người thì có máu B. Phải có những lý do và chắc chắn chúng không phải ở tại cõi Trần này đâu.
          Bảy là: Về vóc vạc con người. Quả thật nhờ đồ ăn, đứa nhỏ mới mau lớn và mau cao. Theo phương diện này thì đáng lẽ đứa nhỏ phải cao lớn mãi, cho tới khi nó già yếu rồi thì mới hết cao lớn.
          Nhưng thật sự, tới một ngày kia, con người không cao lớn nữa. Như vậy, mới có người cao, người thấp, người lùn.
          Nói thì rất dễ, mà giải thích cho đúng lý là cực kỳ khó khăn. Ở cõi Trần, ta thường thấy những hậu quả, còn những nguyên nhân sinh ra những hậu quả thuộc về cõi vô hình khác mà ta không biết.
          Ở đây, tôi không nói tới những Huyệt trong mình con người. Những Huyệt này liên quan mật thiết với Cái Phách  tức là có ảnh hưởng lớn lao đối với sức khoẻ con người. Khi quí bạn thấy Huyệt đó rồi thì sẽ vô cùng ngạc nhiên. Người trình bày ra Huyệt đó là một nhà Đạo học uyên thâm.
          Muốn châm cứu cho có kết quả mau lẹ thì phải mở Nhãn quan Cái Phách, thấy rõ ràng những Huyệt đó mới không có sự lầm lạc. Điều này khó thực hiện được, bởi vì Hành giả phải trì trai, giữ giới, phải ra công luyện tập và nhất là phải học hỏi với một vị Cao đồ của Chơn Sư.
          Người thường không hội đủ những điều kiện này, dù có học châm cứu thì cũng không đi đến chỗ thâm sâu được.
          Tôi cũng không bàn đến những quyền năng của những Tu sĩ gọi là Dô ghi (Yogi) bên Ấn Độ. Họ ra vào rừng sâu Tham Thiền Nhập Định rồi thì hùm beo, tây tượng, lang sói, các thú dữ, rắn độc không hề phạm đến được. Trái lại chúng dường như rất kính trọng họ. Không ai giải thích được tại sao, nắng lửa, sương tuyết, không xâm phạm thân mình họ được. Họ không ăn, không uống, không thở mà họ không bệnh hoạn và vẫn sống.
          Thân thể họ như thân thể chúng ta, chứ không có cái chi khác lạ. Tại sao nó tránh được sự tàn phá của thời gian rất lâu. Hoàn toàn bí mật.
          (Xin xem Ba chuyện Đại Định phi thường trong bài Vài lời nói về Thiền Ấn Độ và Thiền Trung Hoa.
          Còn nhiều bí mật khác nữa.
          Như một cái trứng gà, ta cầm trong tay. Ta không biết nữa đây nó sẽ sinh ra gà Trống hay gà Mái.
          Trong trứng chỉ có tròng đỏ, tròng trắng và cái ngòi. Vậy thì cái chi trong trứng hợp lại làm ra thân hình gà trống hay gà mái, có đủ máu huyết, xương thịt, mỏ mồng, bầu diều, mề, gan, ruột, tim, phổi v. v. . . .
          Gà trống có cựa lại biết gáy và ham đá lộn. Gà mái không có cựa, không biết gáy lại đẻ trứng.
          Dù cho rằng có bàn tay vô hình làm ra mấy điều này thì bàn tay đó phải biết áp dụng Luật Di Truyền trong mỗi trường hợp. Thường thường bàn tay vô hình đó là những Tinh Linh gọi là Sylphes. Phải mở Thần Nhãn và Huệ Nhãn mới thấy rõ ràng công việc tạo ra hình thể. Thấy thì rất dễ mà giải thích ra không đúng với sự thật vì không biết được cách làm việc của các Tinh Linh.
          Bây giờ xin nói về chuyện Vô hình.
thay hỒn đỔi xác
          Thay Hồn đổi Xác là Xác của người này mà Hồn của người kia.
          Một cô gái chết lúc sớm mai, tới chiều thì sống lại. Cô ngơ ngác nhìn quanh rồi nói: Nhà này không phải là nhà của tôi. Tôi con của ông . . . . . . và bà . . . . . . ở tại . . . . . . Tôi có mấy anh em tên . . . . . .         Cô xin người ta đưa cô về gia đình của cô. Điều tra ra quả thật cô gái đó đã chết mấy tháng trước, nay Hồn cô nhập vào cô gái này.
          Tôi không nói về việc hai gia đình khó xử trí về việc này, tôi muốn nhấn mạnh chỗ sau đây:
          Người chết vì bệnh hoạn, cơ thể hư hoại. Tại sao Hồn Ma nhập vào xác thì cơ thể lại lành mạnh liền trong nháy mắt, nhờ vậy cái xác mới sống lại được.
          Quyền năng làm cho cái xác chết rồi sống lại vốn ở đâu? Dám chắc Hồn Ma không có quyền năng này. Phải có sự giúp đỡ bên ngoài. Nhưng tại sao cô gái này lại được giúp đỡ, còn cả muôn, cả ngàn người khác không được hân hạnh đó?
          Hoàn toàn bí mật.
          Mấy chục năm trước, tôi có nghe một chuyện thay Hồn đổi Xác ở Bạc Liêu.
          Tại Châu Đốc cũng có một chuyện thay Hồn đổi Xác giữa hai người đàn bà đẻ rồi chết một lượt, hai người trùng tên trùng họ. Vài giờ sau một người sống lại, nhưng không nhìn nhận chồng và các con. Ấy là trường hợp chung của những người thay Hồn đổi Xác. Không biết làm sao mà giải thích.
          Việc này xảy ra hơn nửa thế kỷ. Hiện nay tôi không còn gặp lại người thuật chuyện này và những nhân chứng, cho nên chỉ nói phớt qua thôi.
          Bây giờ xin nói vài lời về Ba vật báu trong mình con người là: tinh – Khí – thẦn.
*
*    *
chương thỨ mưỜi
1 – ba vẬt báu trong mình con ngưỜi:
tinh – khí – thẦn
          Ngoại trừ các nhà luyện Đạo thì ngoài đời không một ai biết rằng: Tinh – Khí – Thần là Ba vật báu trong mình con người mà nhất là Tinh của người đàn ông.
          Nếu dùng Tinh vào việc tạo ra nòi giống thì nó biến thành một thứ lực gọi là Ojas và đem cho con người ba điều lợi:
          Một là: Trí óc sáng suốt.
          Hai là: Thân thể tráng kiện.
          Ba là: tăng thêm tuổi thọ.
          Trái lại, nếu không biết tiết dục cứ đắm mê nữ sắc thì thân thể hao mòn, tiều tụy, tóc mau bạc, tai mau điếc, mắt  mau mờ, thường đau ốm bệnh hoạn vì không đủ sức chịu đựng với phong sương, nỗi e phải bỏ mình trước ngày giờ đã định. Từ ngàn xưa, những vị Vua Chúa trong Cung viện có cả trăm, cả ngàn mỹ nữ thì không thể sống lâu được. Vì lẽ nào? Quí bạn cũng thừa hiểu, khỏi phải nói trắng ra. Dù cho uống Tiên đơn cũng không công hiệu.
2 – mỤc đích cỦa sỰ giao hỢp
          Mục đích của sự giao hợp là tạo ra một Xác Thân để cho Linh Hồn nhập vào đặng tiếp tục sự tiến hóa đã ngưng lại hồi kiếp trước khi đã từ trần.
          Mục đích này rất cao thượng, thanh bai và sự giao hợp chỉ là một phương tiện thôi.
          Vì Vô Minh, con người lạm dụng phương tiện và biến đổi nó thành một việc thấp hèn nhơ nhớp, xấu hổ và đầy tội lỗi.
3 – sỰ giao hỢp phát sinh tỪ hỒi nào?
          Muốn biết sự giao hợp phát sinh từ hồi nào thì phải biết cách sinh hóa các giống dân trên Địa Cầu. Đây là một trong những bí mật của Tạo Công, không có người phàm phu nào khám phá ra được.
7 giỐng dân trên đỊa cẦu
          Tại quả Địa Cầu phải có 7 Giống dân Chánh (Race Mère). Mỗi Giống dân Chánh chia ra 7 Giống dân Phụ hay 7 Nhánh lớn (Sous Race). Mỗi Nhánh còn chia ra 7 Chi, chưa kể những giống lai.
          Vấn đề này cực kỳ khó khăn, xin nói một cách tổng quát mà thôi:
          1 –  2 – Giống dân thứ Nhất và Giống dân thứ Nhì đã tàn lâu rồi.
          3 –  Giống dân thứ Ba là Giống Lémurien. Giống dân da đen ngày nay là cháu chích của Giống Lémurien.
          4 –  Giống dân thứ Tư là Giống Atlante. Giống da vàng, da đỏ là cháu chích của Giống Atlante.
          5 –  Giống dân thứ Năm là Giống Aryen. Giống da trắng là cháu chích của nhánh thứ Tư và nhánh thứ Năm của Giống Aryen.
          Nhánh thứ Sáu (6è Sous Race) đã sinh ra song chưa đủ số để lập một quốc gia.
          6 –  Giống dân Chánh thứ Sáu (6è Race Mère) sẽ ra đời khoảng 6 hay 700 năm nữa tại California.
          7    Giống dân Chánh thứ Bảy sẽ sinh ra tại Úc Châu.
cách sinh sẢn cỦa
3 giỐng dân đẦu tiên
*
*     *
vỀ giỐng thỨ nhẤt
          Chưa có da thịt, chưa có Nam Nữ. Thân hình giống như xưng xa gọi là Nguyên Sinh Chất, có tòng có tụi. Ấy là những Cái Phách do những vị Đại Thiên Thần tham thiền mà sinh ra. Có một quan gọi là thính giác ứng đáp với những ấn tượng là lửa. Đi đứng, chạy, bay, nhảy nhót đều được. Huyền bí học gọi là chhâyas, những hình bóng.
cách sinh sẢn
          Khi sinh sản thì như các tế bào, nứt ra làm hai phần hay là mọc những mầm. Ban đầu thì hai phần bằng nhau. Sau một phần lớn, một phần nhỏ tức là những con cháu, thân hình nhỏ hơn ông, cha.
          Cũng có 7 nhánh vậy, song khó phân biệt.
vỀ giỐng dân thỨ nhì
          Đúng ngày giờ thì các Tinh Linh hay Ngũ Hành lấy một chất đắp vào thân mình của Giống dân thứ Nhất. Chất này làm ra hình hài của Giống dân thứ Nhì. Còn thân hình của Giống dân thứ Nhất thì biến thành Cái Phách của Giống dân thứ Nhì.
          Một giác quan thêm vào là Xúc giác. Ứng đáp được với những ấn tượng lửa và nước (Hoả và Thủy).
cách sinh sẢn
          Có hai cách:
          Một là: Vì thân mình càng ngày càng cứng không thể mọc mầm nữa. Từ đó lỗ chân lông tiết ra những cục nhỏ màu trắng đục, sền sệt giống như giọt mồ hôi, càng ngày càng lớn. Mỗi cục rớt ra thành một người.
          Người ta gọi Giống dân này là Giống dân do mồ hôi sinh ra (Nés de la sueur).
          Có hai bộ phận sinh dục âm và dương mới tượng.
vỀ giỐng dân thỨ ba
          Nói một cách tổng quát, thân hình cao lớn, vạm vỡ, nhưng nửa người nửa thú.
          Có ba cơ quan: Thính giác, Xúc giác và Thị giác. Nhưng bắt đầu từ nhánh thứ Ba, con người mới có một con mắt ở chính giữa trán. Người đời sau gọi là Giống dân Cyclope.
cách sinh sẢn
          Có ba cách:
          1 – Cách thứ nhất: Nhánh thứ Nhất và Nhánh thứ Nhì cũng do giọt mồ hôi sinh ra.
          Nhưng qua Nhánh thứ Nhì thì những giọt mồ hôi càng ngày càng thêm cứng và tròn giống như trứng gà. Đứa nhỏ sinh ra thì có đủ hai bộ phận sinh dục âm và dương rõ rệt. Đời nay gọi là lại cái.
          Từ đây con người ở trong trứng sinh ra.
          2 – Cách thứ nhì: Con cháu nhánh thứ Ba thành hình nguyên vẹn trong trứng. Trứng nở ra, đứa nhỏ ra ngoài, đi đứng hoạt động được, không khác nào những gà con sau khi trứng khảy mỏ rồi thì nhảy xuống đất.
          Có hai bộ phân sinh dục âm và dương rõ rệt, nhưng một cái lớn một cái nhỏ.
sỰ phân chia nam nỮ
          Tới nhánh thứ Tư, khi đứa nhỏ sinh ra thì có một bộ phận sinh dục âm hoặc dương mà thôi. Con trai và con gái hình dạng khác nhau. Nhưng người Nam vẫn còn giữ một phần nhỏ nhít cơ quan sinh dục của người Nữ và người Nữ cũng còn giữ một phần nhỏ nhít cơ quan sinh dục của người Nam.
          Vì vậy, ngày nay mới có việc trái hóa gái, gái hóa trai, đàn ông biến thành đàn bà, đàn bà biến thành đàn ông được.
          Sự phân chia Nam Nữ đã xảy ra 18 triệu năm rồi. Sau khi phân chia một ít lâu thì bản năng sinh hóa phát khởi. Từ đó mới có sự giao hợp như ngày nay.
          Khi Nhánh thứ Tư gần tàn, đứa nhỏ sinh ra yếu đuối không đi đứng được nữa.
          3 – Cách thứ Ba: Qua nhánh thứ năm, đưa nhỏ cũng ở trong trứng, nhưng trứng ở trong lòng người mẹ. Đứa nhỏ sinh ra thì yếu đuối.
          Tới nhánh thứ Sáu và nhánh thứ Bảy, sự sinh hóa như ngày nay (Thai sinh).
con mẮt mỌc ra Ở hai bên
          Bắt đầu từ Nhánh thứ Ba con người mới có một con mắt ở chính giữa trán. Nhờ con mắt này, con người cũng thấy cõi Trung Giới, nhưng không rõ rệt.
          Lần lần hai con mắt mọc ra hai bên.
          Nhưng qua nhánh thứ Bảy, con người mới tập sử dụng hai con mắt, con mắt ở giữa trán vẫn còn hoạt động, song nó lần lần thụt vô trong đầu và thành ra con mắt thứ Ba, ngày nay gọi là Hạch Óc (Tùng quả tuyến: Glande pinéale).
          Từ Giống dân thứ Tư sắp về sau, con người mới dùng hai con mắt để xem coi.
tiẾng nói
          Nhánh thứ Nhất và nhánh thứ Nhì của Giống dân thứ Ba chưa có tiếng nói như bây giờ. Chỉ biết la hét khi vui vẻ, buồn bực, đau thương hay yêu mến.
          Qua nhánh thứ Ba tiếng nói mới biến thành độc âm.
giác quan thỨ tư
và giác quan thỨ năm
          Giống dân thứ Tư mới thật là giống con người ở Thế gian. Thêm một giác quan là Vị giác.
          Qua Giống dân thứ Năm, Khứu giác bắt đầu hoạt động, con người mới biết mùi.
          Hiện giờ con người có đủ Ngũ quan.
*
*    * 
chương thỨ mưỜi mỘt
ba tai hẠi lỚn lao cỦa sỰ
đẮm mê sẮc dỤc
          Hiện giờ người ta rất sợ những chứng bệnh Hoa liễu, Phong tình, vì nọc độc của chúng nó còn di truyền tới con cái đời sau. Nhưng, sau khi phân chia Nam Nữ, sự đắm mê sắc dục gây ra Ba tai hại cực kỳ lớn lao ít ai biết và còn kéo dài tới ngày nay.
          Tôi xin tóm tắt câu chuyện đó cho quí bạn nghe.
1 – Tai hẠi thỨ nhẤt
          Sự phân chia Chánh Đạo và Tà Đạo:
          Sau khi phân chia Nam Nữ rồi, có một nhóm người tiến hóa khá cao nên chăm lo học Đạo.[7]
          Trong nhóm này có một số Huynh Đệ bị sắc đẹp của phụ nữ thuộc về hạng thấp thỏi quyến rũ nên sa ngã. Sự đắm mê sắc dục làm họ quên mất bản tính thiêng liêng không còn trì trai, giữ giới như trước nữa.
          Một số Huynh Đệ khác vâng lời Tiên Thánh nên không ngớt lo tu tâm, luyện tánh. Khi thấy các bạn mình sắp bỏ Đường Đạo thì khuyên can, nhưng hoài công.
          Những kẻ bị ái tình làm cho mù quáng thì có bao giờ nghe theo lẽ phải.
          Ban đầu hai bên còn cãi vã nhau, rồi cuối cùng họ đánh nhau những trận long trời lỡ đất.
          Sau đó, những đệ tử trung thành với Tiên Thánh bỏ lên miền Bắc, còn những người trụy lạc đi xuống miền Nam, miền Đông và miền Tây. Họ kết liên với bọn Tà Quái (Élementals) và thành ra những người thờ phụng vật chất thay vì phải tôn kính Tinh Thần.
          Sự phân chia Chánh Đạo và Tà Đạo bắt đầu từ đây.
2 – tai hẠi thỨ nhì
          Khi Giống dân thứ Ba gần tàn rồi thì có một nhóm mới thoát kiếp thú đi đầu thai làm người. Họ chia ra làm hai phái: Nam và Nữ. Trong Đạo đức gọi là “Những người đầu hẹp” (“Têtes étroites”) bởi vì họ chưa có trí khôn.
          Những người đàn ông trong nhóm này thấy con khỉ cái hình thù đẹp đẽ, tưởng là con người đồng loại với họ nên lấy làm vợ.
          Sự kết hôn này sinh ra một loài nửa người, nửa thú, mình mẩy lông lá đỏ lòm, nhưng câm. Ấy là loại giả nhơn, loài khỉ mặt người (Signes anthropodes).
          Darwin cho rằng: Khỉ là tổ tiên loài người, nhưng Huyền bí học nói ngược lại: Chính con người là Tổ tiên loài khỉ.
3 – tai hẠi thỨ ba: giẢm thỌ
          Nói cho đúng, tới 25 tuổi, những cơ quan trong mình mới phát triển đầy đủ. Con người bậc trung phải sống 5 lần 25 tuổi tức là 125 tuổi.
          Tại sao trong cả triệu người chưa ắt thấy được một người sống tới trăm tuổi. Theo Luật Di Truyền, Tổ tiên yếu đuối thì con cháu sinh ra phải bạc nhược.
          Nguyên nhân sâu xa của sự bạc nhược này là sự không biết tiết dục.
          Sự giao hợp tự do và vô độ làm cho tinh thần suy nhược và sức lực tiêu hao. Vì thế mà tuổi thọ giảm đi.
          Hãy xem những con thú sống gần thiên nhiên như thú rừng và chó nhà chẳng hạn: chúng giao hợp có mùa tiết cho nên chúng rất khoẻ mạnh và không có thường đau ốm, bệnh hoạn như con người.
          Chúng ta phải nhìn nhận rằng chúng ta còn Vô Minh và chưa tự chủ được, chúng ta còn bị vật chất chi phối. Từ xác thân cho tới y phục, miếng ăn, đất ở, chỗ đứng, nơi ngồi, chúng ta còn mắc kẹt trong khuôn khổ, chưa thoát ra ngoài được, trừ khi nào chúng ta đi gần tới bậc Siêu Phàm.
*
*    * 
chương thỨ mưỜi hai

sỰ tiẾn hÓA cỦa
nhân loẠi theo đưỜng vòng cung
          Thiết tưởng cũng nên nói đôi lời về sự tiến hóa của nhân loại.
          Sự tiến hóa của nhân loại không phải đi theo đường thẳng mà đi theo đường Vòng Cung. Muốn giải thích điều này phải nói về Dãy Địa Cầu (Chaine de la Terre) của chúng ta. (Theo Huyền bí học chứ không phải theoThiên văn học hiện đại. Xin quí bạn lượng thứ).
dãy đỊa cẦu cỦa chúng ta
          Dãy Địa Cầu của chúng ta gồm 7 Bầu Hành Tinh.
          Trong số này có 4 Bầu vô hình không có tên và 3 Bầu hữu hình có tên.
          4 Bầu vô hình là Bầu thứ Nhất, Bầu thứ Nhì, Bầu thứ Sáu và Bầu thứ Bảy.
          Ba Bầu hữu hình là:
          – Bầu thứ ba là Hoả Tinh.
          – Bầu thứ Tư là Trái Đất.
          – Bầu thứ Năm là Thủy Tinh.
          Xin gọi 7 Bầu với mẫu tự: A, B, C, D, E, F, G.
          Bầu thứ Nhất là A.
          Bầu thứ Nhì là B.
          Bầu thứ Ba Hoả Tinh là Bầu C.
          Bầu thứ Tư Địa Cầu của chúng ta là D.
          Bầu thứ năm Thủy Tinh là Bầu E.
          Bầu thứ Sáu là Bầu F.
          Bầu thứ Bảy là Bầu G.
nhân vẬt trên dãy đỊa cầu
          Trước hết xin kể 7 loại thường nghe nói tới. Ấy là:
          1     Loài Tinh Chất thứ Nhất: 1ere Essence élé-mentale.
          2 –   Loài Tinh Chất thứ Nhì: 2è Essence élémentale.
          3 –   Loài Tinh Chất thứ Ba: 3è Essence élémentale.
          4 –   Loài Kim Thạch.
          5 –   Loài Thảo mộc.
          6 –   Loài Cầm thú.
          7 –   Loài Người.
          Ngoài ra còn những loài Tinh Linh Ngũ Hành (Esprits de la Nature) và các Hạng Thiên Thần (Anges – Dévas). Cũng có những loài khác mà con người không thể tiếp xúc được, không biết phải gọi làm sao.
sỰ hỌc hỎi Ở 7 bẦu hành tinh
          Trên mỗi Bầu Hành Tinh đều có những bài học riêng biệt cho mỗi loài, từ loài Tinh Chất cho tới Thiên Thần.
          Mỗi loài phải học cho thuộc bài học của mình, học hỏi và kinh nghiệm một lượt.
nhỮng cuỘc tuẦn hoàn
          Trước nhất là những loài sinh ra ở Bầu Hành Tinh thứ Nhất. Học hết chương trình ở Bầu thứ Nhất thì bỏ Bầu thứ Nhất qua Bầu Hành Tinh thứ Nhì. Tại đây có những bài học khác càng ngày càng khó khăn hơn trước. Rồi cứ tiếp tục như thế từ Bầu thứ Ba cho tới Bầu thứ Bảy.
          Các loài vật đi giáp một vòng 7 Bầu thì gọi là hết một cuộc Tuần Hoàn (Une Ronde). Tất cả đều tiến lên một bậc.
          Các loài phải đi 7 vòng như vậy tức là 7 cuộc Tuần Hoàn. Hết cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy thì sự tiến hóa trên Dãy Địa Cầu mới chấm dứt. Tới chừng đó sẽ có sự thay đổi hình dạng.
sỰ thay đỔi hình dẠng
          Hết cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy thì:
          1 –   Tinh Chất thứ Nhất đầu thai làm Tinh Chất thứ Nhì.
          2 –   Tinh Chất thứ Nhì đầu thai làm Tinh Chất thứ Ba.
          3 –   Tinh Chất thứ Ba đầu thai làm Kim Thạch.
          4 –   Kim Thạch đầu thai làm Thảo Mộc.
          5 –   Thảo Mộc đầu thai làm Thú Vật.
          6 –   Thú Vật đầu thai làm Con Người.
          7 –   Con Người thành Tiên Thánh.
          Đây là nói tổng quát mà thôi. Còn nhiều chi tiết khác cực kỳ khó khăn. Tỷ như: Hết lúc học hỏi thì tới thời kỳ nghỉ ngơi. Thời kỳ nghỉ ngơi dài bằng thời kỳ  học hỏi.
          Nói rằng: Thú vật đầu thai làm Người, song sự thật chỉ có 7 loài đầu thai làm người. Hiện giờ mới có 5 loài: Khỉ – Voi Tượng – Ngựa – Chó – Mèo. Còn hai loài kia chưa biết.
          Những loài khác thì đầu thai qua loài Tinh Linh hay Ngũ Hành. Loài Ngũ Hành sau đầu thai qua loài Thiên Thần. Còn các Thiên Thần thành những vị Đại Thiên Thần.
mỤc đích đã đỊnh sẴn
cho con ngưỜi tẠi dãy đỊa cẦu
          Vì mấy lẽ trên đây, tôi mới thường nói:
          Mục đích định sẵn cho con người trên Dãy Địa Cầu là thành một vị Siêu Phàm.
          Nhưng sự thật, không phải tất cả Nhân loại đều được thành Tiên Thánh, bởi vì sẽ có một số người bị bỏ lại trong cuộc Phán Xét Cuối Cùng của cuộc Tuần Hoàn thứ Năm.
cuỘc tuẦn hoàn thỨ năm
          Hiện giờ Nhân loại đã trải qua 3 cuộc Tuần Hoàn rồi, nghĩa là đã đi hết 3 vòng, mỗi vòng 7 Bầu Hành Tinh.
          Qua lần thứ tư này là cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, Nhân loại mới qua khỏi Bầu thứ Nhất A, Bầu thứ Nhì B và Bầu thứ Ba là Hoả Tinh (Mars) và ngày nay ở tại Bầu Trái Đất là Bầu thứ Tư.
          Vì thế mới gọi: Nhân loại mới trải qua Phân nửa cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Nhân loại còn phải trải qua 3 Bầu nữa sau khi bỏ Bầu Trái Đất, ấy là Bầu thứ Năm Thủy Tinh (Mercure), Bầu thứ Sáu F, Bầu thứ Bảy G, mới hết cuộc Tuần Hoàn thứ Tư.
          Qua cuộc Tuần Hoàn sau là cuộc Tuần Hoàn thứ Năm, Nhân loại phải qua ở Bầu thứ Nhất, rồi Bầu thứ Nhì và Bầu thứ Ba là Hoả Tinh. Khi Nhân loại trở lại Bầu Trái Đất này một lần nữa thì tức là tới phân nửa cuộc Tuần Hoàn thứ Năm.
          Tới chừng đó sẽ có sự Phán Xét Cuối Cùng (Juge-ment dernier). Những Linh Hồn nào Hạnh kiểm tốt, biết tu nhân tích đức và sống đúng với Đạo Bát Chánh hay là lời dạy trong mấy quyển như: Dưới Chơn Thầy, Trước Thềm Thánh ĐiệnCon Đường của Người Đệ Tử thì sẽ được đi tiếp tục đầu thai. Còn bao nhiêu, vì sự tiến hóa chậm chạp nên bị bỏ lại. Họ phải chờ cho Dãy Hành Tinh thứ Năm sinh ra, họ mới qua Dãy đó tiếp tục đầu thai cho tới khi thành những vị Siêu Phàm. Nên biết Dãy Địa Cầu của chúng ta là Dãy thứ Tư. Ba Dãy trước đã tan rã rồi, nhưng Dãy thứ Ba còn để lại một di tích là Mặt Trăng bây giờ đây. Mặt Trăng là Bầu Trái Đất của Dãy thứ Ba.
          Sau khi cuộc tiến hóa của cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy chấm dứt, sáu Bầu Hành Tinh từ Bầu thứ Nhất, Bầu thứ Nhì, Bầu thứ Ba, Bầu thứ Năm, Bầu thứ Sáu và Bầu thứ Bảy, Bầu này rồi tới Bầu kia đều tan rã. Chỉ còn lại Bầu thứ Tư là Trái Đất của chúng ta. Nó sẽ thành ra Mặt Trăng của Dãy thứ Năm.
          Dãy Địa Cầu phải chịu chung số phận như 3 Dãy trước nghĩa là nó không còn nữa.
dân sỐ trên dãy địa cẦu
          Dân số trên Dãy Địa Cầu là 60 ngàn triệu hay là 60 tỷ. Họ đi xuống trần đầu thai từng đợt, đợt này bỏ xác phàm thì đợt kia xuống.
          Theo đà tiến hóa hiện thời thì trên Thiên Đình phỏng định rằng:
          Tới cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy có khoảng:
          a –    12 ngàn triệu thành Tiên Thánh.
          b     12 ngàn triệu thành những vị La Hán.
          c –   12 ngàn triệu được Điểm Đạo lần thứ Nhất cho tới lần thứ Ba.
          Có tất cả 36 ngàn triệu.
          Còn 24 ngàn triệu bị loại ra trong sự Phán Xét Cuối Cùng của cuộc Tuần Hoàn thứ Năm.
          Nếu từ nay cho tới phân nửa cuộc Tuần Hoàn thứ Năm mà có được nhiều người tu hành đúng công quả thì lẽ tự nhiên số người bị bỏ lại sẽ giảm xuống. Cầu xin việc này được thực hiện.
*
*     *
chương thỨ mưỜi ba
hai con đưỜng tiẾn hÓA
          Quí bạn đã biết sự Tiến hóa đi theo con đường vòng cung chứ không phải đi thẳng tới. Thiết tưởng cũng nên biết nó đi theo hai con đường khác nhau:
          Một là: Con đường Đời.
          Hai là: Con Đường Đạo.
I – con đưỜng đỜi
          Con đường Đời là con đường tiến hóa bình thường. Nó dài thăm thẳm như chạy đến tận chân Trời, xuyên qua 7 Bầu Hành Tinh. Tất cả Nhân loại đều theo con đường này.
          Nó rất êm đềm, bằng phẳng, rộng thênh thang và đẹp đẽ vô cùng. Hai bên đường, cỏ hoa tươi tốt, tùng bá sum sê. Khách lữ hành muốn đi thì đi, muốn nghỉ thì nghỉ, không bị ai câu thúc, ràng buộc.
          Nhưng con người phải trải qua không biết mấy muôn kiếp Luân Hồi, mỗi kiếp đều phải chịu bốn cái khổ: Sinh, Lão, Bệnh, Tử mới mong đi tới mục đích đã định sẵn cho mình thành một vị Siêu Phàm.
          Con người tiến rất chậm là tại con người chưa biết thật sự mình là ai? Tại sao phải xuống cõi Trần và phải làm những điều gì?
          Con người bị vật chất chi phối và kiềm hãm nặng nề, cho nên say mê với những cuộc Vinh hoa, Phú quí và không đánh đúng giá trị của chúng nó. Con người bỏ ngoài tai những lời chỉ dạy của những vị Giáo Chủ, những vị Thánh Nhân, Hiền Triết, cứ làm những chuyện bất nhân, thất đức cho nên mới mang tai hoạ vào thân, và Nhân nào Quả nấy.
          Tới chừng nào con người chịu không nỗi sự đau khổ nữa thì mới bắt đầu thức tỉnh và tìm kiếm con đường giải thoát là Con Đường Đạo.
II – con đưỜng đẠo
          Con Đường Đạo là con đường tiến hóa vắn tắt, song nó chật hẹp và dốc đứng. Nó dắt đến chót núi cao, trên đó có một Toà Thánh Điện, ai bước vào đó rồi thì không trở ra ngoài nữa.
tẠi sao phẢi vào đưỜng ĐẠo?
          Tại sao phải vào Đường Đạo? Phải vào Đường Đạo mới tiến mau, bởi vì trong Cửa Đạo mới có việc dạy dỗ đúng với sự thật lý do sinh hóa Thái Dương Hệ này, và trở nên trọn sáng, trọn lành trước ngày giờ đã đinh sẵn cho Nhân loại.
          Những vị ra dạy Đạo đầu tiên là những Đấng Cao Cả đã dự phần vào việc Tạo lập Tiểu Vũ Trụ này, rồi từ đó truyền tới đời nay và mai sau nữa. Dù cho tới một ngày kia, Thái Dương Hệ này tan rã, mối Đạo cũng vẫn còn, không bao giờ dứt.
          Thế nên không hề có sự lầm lạc.
hai sỰ hỌc hỎi:
hỌc hỎi gián tiẾp và hỌc hỎi trỰc tiẾp
          Sự học hỏi ngoài đời và sự học hỏi trong Cửa Đạo chỉ khác có một điều là: Ngoài đời, sự học hỏi vẫn gián tiếp, còn trong Cửa Đạo thì sự học hỏi vẫn trực tiếp.
hỌc gián tiẾp
          Ngoài đời chúng ta học hỏi sự vật một cách gián tiếp. Chúng ta quan sát rồi dùng trí khôn suy nghĩ và thí nghiệm, chúng ta kinh nghiệm rồi kết luận.
          Chúng ta chỉ thấy một phần bề ngoài mà thôi, còn bên trong, chúng ta không biết, chúng ta cũng không hiểu vì lý do nào mà chúng nó có ra đây. Nói cho đúng, thường thường chúng ta học hỏi những hậu quả chứ không biết nguyên nhân sinh ra chúng. Bởi vậy chúng ta thường lầm lạc trong việc xét đoán.
hỌc trỰc tiẾp
          Trái lại, những vị đã bước vào Cửa Đạo, từ bậc Tu Đà Huờn sắp lên, đã luyện tập mở được Thần Nhãn, thì học hỏi một cách trực tiếp. Các Ngài thấy rõ những điều đang học từ ngoài vào trong, trọn vẹn, không có chỗ nào không biết và về sau cấu tạo được vật đã học nữa, tức là sinh hóa trở lại.
          Tôi xin kể một chuyện ra đây để chứng minh.
          Ngày kia, một vị Đệ tử Chơn Sư gặp một vị Thiên Thần đi tới. Anh vái chào và nói: Thưa Sư Huynh! Tôi không biết tại sao những bông hoa đều có màu sắc khác nhau, cái thì trắng, cái thì vàng, cái thì đỏ, cái thì tím . . ., xin Sư Huynh chỉ dạy. Vị Thiên Thần ngừng lại rồi gọi Hoa Thần làm vài thứ bông cho anh xem. Gọi là Hoa Thần cho dễ hiểu, chứ họ là những Tinh Linh Fê (fées) có phận sự làm những bông hoa.
          Hoa Thần lấy những Sinh khí cầu (Globules de la vitalité) phối hợp cách nào mà chúng nó thành ra những bông màu trắng, những bông màu đỏ, những bông màu tím, những bông màu vàng. Màu này khác hơn màu kia là do sự kết hợp của các tế bào.
          Xong rồi, Thiên Thần mới hỏi: Bây giờ em có thấy chưa? Vị Đệ tử bèn đáp: Thưa Sư Huynh, em đã thấy rồi. Xin cám ơn Sư Huynh. Vị Thiên Thần từ giả ra đi.
          Nhờ thấy cách cấu tạo thân hình vạn vật cho nên sau khi được 5 lần Điểm Đạo làm một vị Siêu Phàm, Chơn Tiên, mới có thể dự vào sự tạo lập một Dãy Hành Tinh.
          Quí bạn muốn thấy Sinh khí cầu thì buổi sớm mai khoảng 8, 9 giờ nắng tốt, quí bạn quay lưng về phía mặt trời mọc, quí bạn chăm chỉ nhìn lên không, quí bạn sẽ thấy những điểm trắng nhỏ xíu, xẹt qua, xẹt lại. Ấy là những Sinh khí cầu. Mỗi Sinh khí cầu gồm 7 nguyên tử kết hợp lại với nhau.
*
*    *
chương thỨ mưỜi bỐn
phương pháp thỰc hành
*
*     *
tỰ chỦ
          Dù cho ở ngoài đời hay là ở trong Đường Đạo, muốn thành công mau lẹ, con người phải Tự chủ.
          Tự chủ đây có nghĩa là: Mình phải làm chủ lấy mình.
          Nói vậy thì mình không làm chủ lấy mình sao? Thật sự chưa có điều đó đâu.
          Ta thường nghe nói: Thật nó mạnh hơn tôi. Vậy nó là ai? Tôi là ai?
          Cũng có người thốt ra câu này: Tại tánh tôi như vậy.
          Vậy thì tánh nết con người ở đâu mà ra?
          Nói cho đúng, tánh nết con người là tánh nết của 3 Thể: Thân – Vía – Trí mà con người thường dùng hàng ngày.
          Tại sao có việc kỳ lạ này? Muốn hiểu biết, chúng ta nên xét kỹ lưỡng những điều sau đây:
          Quí bạn ngồi không, đừng tưởng cái chi hết. Vài giây trôi qua thì quí bạn sẽ nghe trong lòng tiếng nhắc nhở quí bạn nhớ tới những chuyện đã qua rồi, hết việc này tới việc khác. Vậy thì hỏi cái chi giục quí bạn nhớ tới mấy điều đó? Trong khi quí bạn không chú ý tới cái chi cả.
          Tiếng nói đó là tiếng nói của Cái Trí.
          Thật sự bấy lâu nay, chúng ta chưa phân biệt được cái nào thật là điều chúng ta muốn, còn cái nào vốn của 3 Thể muốn.
          Chúng ta cứ tưởng những điều chúng nó muốn là những điều chúng ta muốn, cho nên chúng ta đồng hóa với chúng  nó. Vì thế, tánh nết của chúng nó làm ra tánh nết của con người.
          Các vị Thánh Nhân hoàn toàn sáng suốt, biết rõ điều này nên dạy cho chúng ta biết tánh nết của 3 Thể. Biết được rồi mới sửa trị chúng nó được.

tẠi sao 3 thỂ có nhỮng tánh nẾt?
          Ta biết rằng: Xác Thân, Cái Vía và Cái Trí do những nguyên tử khác nhau cấu thành. Đứng riêng rẽ một mình, mỗi nguyên tử chỉ có sự sống mà thôi. Nhưng khi hợp lại làm một Thể, một thân hình, chúng nó có một ý thức riêng biệt làm ra tánh nết chúng.
          Đây là một bí mật của Tạo Công, tới bậc Siêu Phàm mới hiểu được chứ sự hiểu biết của chúng ta còn cạn hẹp lắm.
          Xin tóm tắt tánh nết của 3 Thể như sau đây:
tánh nẾt cỦa xác thân
          Xác Thân thích món ngon, vật lạ, thích ngủ nghê và chơi bời. Nó rất biếng nhác, không muốn làm việc, dù là công việc của bổn phận. Nó hay sanh nạnh, tức là giao cho kẻ khác những chuyện mà nó phải làm.
tánh nẾt cỦa cái vía
          Cái Vía thích những sự rung động dữ dội. Nó muốn cho con người nóng nảy, giận hờn, nói những tiếng nặng nề, mắng nhiếc, rủa sả, nói láo, nói xược, đắm mê tửu sắc, tham lam, khát vọng, toan chiếm đoạt của thiên hạ. Nói tóm lại, là những thói hư tật xấu.
tánh nẾt cỦa cái trí
          Cái Trí tánh rất lao chao, không chịu định vào một chỗ cho lâu. Nó tưởng cái này rồi bắt qua cái kia liền liền không ngớt. Nó không khác nào con khỉ nhảy nhót trên cành, và tượng trưng Tề Thiên trong Truyện Tây Du. Nó rất kiêu căng, tự phụ, khoe mình, chê người, nhất là nó thích chia rẽ. Nó nói: Tôi khác hơn anh.
tẠi sao cái vía và cái trí
gẠt con ngưỜi đưỢc?
          Bây giờ ta nên tìm hiểu, tại sao Cái Vía và Cái Trí gạt con người được?
          Nên biết Cái Vía có kinh nghiệm, nó biết rằng nếu nó cấu kết với Cái Trí đặng thuyết phục con người làm những điều chúng nó ham muốn thì những lạc thú của nó sẽ tăng lên thập bội. Con người tưởng là mình muốn nên thực hành. Thường thường những sự ham muốn này xấu xa và thấp hèn. Con người phạm rồi phải đầu thai nhiều kiếp để trả quả.
phẢi thẮng phỤc cái trí trưỚc nhẤt
          Nói cho đúng muốn sửa trị 3 Thể, trước nhất phải làm chủ Cái Trí rồi thì sai khiến hai Thể: Cái Vía và Xác Thân dễ dàng.
          Trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh (La Voix du Silence), phần thứ nhất, năm câu đầu là:
          1 –   Những lời này để dành cho những kẻ chưa biết những mối nguy hiểm của những Iddhi bậc thấp.
          2 –   Ai muốn nghe và hiểu được tiếng Nãda “Tiếng Vô Thinh” thì phải học cho biết bản chất của Dhãranã.
          3 –   Khi đã trở nên lãnh đạm đối với những đối tượng của giác quan, đệ tử phải tìm kiếm của Ngũ quan, kẻ sản xuất tư tưởng, kẻ gây ảo mộng.
          4 –   Cái Trí là kẻ đại phá hoại Sự Thật.
          5 –   Đệ tử phải diệt trừ kẻ phá hoại.
          Iddhi (Nam Phạn) đồng nghĩa với Siddhi (Bắc Phạn) có nghĩa là những quyền năng siêu việt, những phép Thần thông. Có hai thứ: Cao và Thấp.
          Dhãranã, theo lối giải của quyển Tiếng Nói Vô Thinh là sự tập trung trọn vẹn Cái Trí vào một đối tượng nội tâm, đồng thời không chú ý đến những gì thuộc về Vũ Trụ bên ngoài tùy cảnh giới của giác quan.
          Nhưng đây là những lời dạy các đệ tử, những kẻ chí nguyện là đệ tử, chứ người mới học Đạo chưa có thể thực hành được.
tam đỘc: tham – sân – si
          Phật giáo nói: Tham – Sân – Si là Tam độc hay Tam chướng gây ra tội lỗi và cản trở đường tiến hóa của con người, nhưng không giải thích chúng từ đâu sinh ra.
          Thiết tưởng, tìm cội rễ chúng nó cũng là điều cần thiết vậy.
cỘi rỄ cỦa tam đỘc: tham – sân - si
          Tham – Sân – Si vốn dịch ba chữ: RagaDosaMohar của Phạn ngữ.
          Raga: Pháp dịch là Désir, sự ham muốn, Tàu dịch   là Tham.
          Dosa: Pháp dịch là Colère – Haine: giận dữ, oán hận. Tàu dịch là Sân, đáng lẽ phải thêm chữ Hận nữa.
          Mohar: Pháp dịch là Erreur – Illusion: sự lầm lạc, ảo mộng, Tàu dịch là Si.
          Tham – Sân – Si tức là các tật xấu của Thân, Vía, Trí. Xem xét lại: Tánh nết của Xác Thân, ta thấy nó Tham và Si, còn Cái Vía và Cái Trí thì Tham, Sân, Si đủ hết. Nhưng nên hiểu không phải chúng nó muốn hại ta, mà chỉ tại những Tinh Chất (Essence élémentale) làm Cái Trí và Cái Vía càng ngày càng đi xuống cho nên chúng nó cần những sự rung động dữ dội trái ngược với sự tiến hóa của chúng ta.
          Ngày sau, khi chúng ta tinh luyện chúng và tinh thần hóa chúng rồi thì chúng sẽ kết thành một chiếc bè đưa chúng ta qua Bờ Giác.
          Điều quan trọng là ngay bây giờ chúng ta lo sửa đổi mục đích, chúng ta biến cái dở thành cái hay, cái dữ thành cái lành, cái quấy thành cái phải thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp.
sỬa trỊ xác thân
          Muốn sửa trị Xác Thân, chúng ta phải giữ gìn đúng phép vệ sinh. Trong mọi việc phải có tiết độ và giữ mức trung bình. Hầu hết chúng ta đều biết phép vệ sinh thường thức, nhưng ít ai tuân theo, cho nên mới mang nhiều chứng bệnh hiểm nghèo nguy hại đến tánh mạng.
          Thịt thật bổ dưỡng song chúng chứa nhiều chất độc, nếu lạm dụng thì sẽ đau dạ dày, đau ruột, kiết lỵ v.v. . . . Xét về hàm răng và khúc ruột thì con người thuộc về loài thú ăn cỏ chứ không phải loài thú ăn thịt như cọp, beo.
          Có một điều ta nên nhớ mãi là, nếu ta ăn thịt heo thì thịt con heo hóa ra máu huyết xương thịt của ta, từ điển của nó pha lẫn với từ điển của ta. Vì thế, muốn cho máu huyết trong sạch thì người tu hành phải trường chay. Tuy nhiên, đối với những người có căn lành kiếp trước thì kiếp này ăn chay dễ dàng. Còn những người mới tu hành nên tập ăn chay. Mỗi ngày, sớm mai ăn mặn, chiều ăn chay, trọn hai năm như vậy. Qua năm thứ ba có thể trường chay được. Nếu đang ăn mặn mà bắt qua ăn chay liền, e cho cơ thể không quen với rau trái thì sẽ phát bệnh, hành giả sẽ bỏ ăn chay, ăn mặn lại như cũ. Nói cho đúng phép, khi vào hàng tu trì, ẩn mình vào chốn thiền môn thì phải trường chay, tuyệt dục.
          Còn các cư sĩ nên tập trường chay và có tiết độ trong sự giao hợp. Một giọt rượu không uống, bất câu thứ rượu gì, không hút thuốc điếu, nói chi đến thuốc phiện và các chất ma tuý.
          Phải sạch sẽ từ trong thân mình cho tới y phục bên ngoài. Hàng ngày tắm gội, tập thể dục, lựa những tư thế hợp với tuổi tác và sức khoẻ, hoặc đi bộ hay cưỡi xe đạp.
          Những điều nói trên đây, từ miếng ăn, giấc ngủ, cho đến việc giải trí, nếu giữ đúng phép sệ sinh thì sẽ ít bệnh hoạn, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng là Nhân Quả.
sỬa trỊ cái vía
          Cái Vía con người có màu sắc, thường thường là không được đẹp lắm vì tánh tình con người không được tốt.
          Muốn tinh luyện Cái Vía thì tình cảm và ý muốn phải từ bi, bác ái, cao thượng, vị tha, khoan dung, đại độ. Không ngần ngại ra tay giúp kẻ khác, tùy khả năng, tùy phương tiện, tùy hoàn cảnh mà vô cầu tức là không mưu lợi lộc cho mình hay là sự ban thưởng kiếp sau.
          Nên biết Cái Vía, liên kết chặt chẽ với Cái Trí, trong Đạo đức gọi hai Thể nhập chung là Kama – Manas.
          Cái Trí ảnh hưởng rất nhiều với Cái Vía. Nếu tư tưởng cao thượng thì Tình cảm sẽ trở nên tốt đẹp.
          Nhưng muốn sửa trị và tinh luyện Cái Vía thì mỗi tháng phải tập cho một đức tánh.
          Sau đây là 12 đức tánh để tập trong một năm:
          1     Từ bi Bác ái.                        7     Khôn khéo
          2 –   Bố thí.                                  8 –   Thanh khiết
          3 –   Chơn thật.                             9 –   Tự tín.
          4 –   Can đảm                              10 –   Phụng sự.
          5 –   Khoan dung.                         11 –  Hy sinh.
          6 –   Thăng bằng.                          12 Mặc mặc (Nín thinh)
          Trong 12 đức tánh này, ba đức tánh đầu tiên: Từ bi Bác ái, Bố thí và Chơn thật phải tập trước nhất; còn ba đức tánh chót: Phụng sự, Hy sinh, Mặc mặc (Nín thinh) cũng không được bỏ qua. Còn sáu đức tánh kia tự ý muốn thay thế tánh nào cũng được.
          Phải biết nếu không có lòng Từ bi Bác ái thì các tánh tốt khác, giống như nước đổ xuống cát bị rút đi mất hết. Còn có lòng Từ bi Bác ái thì những tánh tốt khác sẽ lần lượt sinh ra.
phẢi tẬp bao nhiêu năm?
          Khi tập xong đức tánh thứ 12 rồi thì lại tập lại tánh thứ nhất.
          Phải tập 14, 15 năm như vậy và hãy nhớ nguyên tắc này:
          “Khi tập trung tư tưởng vào một đức tánh nào trong nhiều năm như vậy thì đức tánh đó sẽ thành ra một thành phần của chúng ta, nghĩa là tự nhiên chúng ta có đức tánh đó mà ta không ngờ.”
          Qua năm thứ 15, ta khỏi cần phải tập từ tháng nữa. Mỗi ngày ta cứ nhớ tới 12 đức tánh đó một hai lần đủ rồi và cứ lo làm việc bổn phận hàng ngày.
          Ta chớ quên rằng: Trọn đời, nếu không biết phương pháp luyện tập thì chưa ắt con người trừ được một tật xấu và tập được một tánh tốt.
          Quả thật là:
Giang sơn dễ đổi,
Tánh người khó thay.
          Tuy nhiên, nếu bền chí thì thành công. Mau hay chậm tùy theo sự cố gắng nhiều hay ít. Ta phải tập rèn tánh tốt chẳng những từ kiếp này mà luôn tới những kiếp sau liên tiếp cho tới chừng nào ta thành một vị Siêu Phàm mới bắt qua đường khác.
          Những kiếp con người giống như một xâu chuỗi dài, hột này liền với hột kia. Thế nên kiếp này là kết quả của kiếp trước, kiếp sau là kết quả của kiếp này. Nếu kiếp này không gieo trồng giống tốt thì kiếp sau có chi mà gặt hái. Luật Nhân Quả vốn bất di bất dịch.
          Chúng ta nên suy hai câu này, khi nghe có người nói: Tới già tôi sẽ tu.
  Mạc đãi lão lai phương niệm Phật,
  Cổ phần đa thị thiếu niên nhơn.
  (Đừng đợi tới già mới niệm Phật,
  Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời.)
sỬa trỊ cái trí
          Muốn sửa trị Cái Trí, ta phải làm chủ nó. Thắng phục rồi mới điều khiển nó được.
          Cái Trí không khác nào con ngựa chứng, nếu không tra hàm thiếc và dây cương vào miệng nó thì chớ trông nó tuân theo ý muốn của mình. Hàm thiếc, dây cương là Định Trí.
          Phải tập trung tư tưởng vào việc đang làm, dù cho Cái Trí giục mình nhớ tới chuyện này chuyện kia cũng đừng nghe theo nó, cứ kéo nó lại vấn đề đang lo.
nhiỀu cách tẬp luyỆn
          Có nhiều cách tập luyện nhưng tất cả phải tuân theo nguyên tắc là: Hết sức chú ý hay chăm chỉ vào việc đang lo lắng, đang suy nghĩ. Sau khi làm công việc xong, Cái Trí ở không thì nhớ tới một câu Chơn ngôn hay là một tư tưởng cao thượng nào đó, hoặc thấy mình quỳ dưới chân Sư Phụ mình, hay là quỳ dưới chân Đức Bồ Tát, Đức Phật tùy ý.
          Có người thường niệm một câu như:
          “Gate, gate, paragate, parasamgate, Bodhi Svaha.” hoặc tập theo phương pháp sau này:
mỘt phương pháp luyỆn tẬp rẤt có
hiỆu nghiỆm tỪ xưa
          Phương pháp luyện tập dưới đây rất có hiệu nghiệm.
          Mỗi ngày công phu bốn lần:
          1 – Sớm mai sau khi thức dậy.
          2 – Trưa 12 giờ.
          3 – Chiều 6 giờ.
          4 – Tối trước khi đi ngủ.
          Niệm trong lòng câu này:
          “AUM (hay OM) – Tôi là Atman (Ắt-măn) – Chơn Linh cao cả, toàn năng, toàn thiện. Lòng Từ bi Bác ái của tôi bao trùm Vũ Trụ Càn Khôn.
          Tôi là MỘT nới vạn vật – Tôi thương yêu tất cả.
          Tư tưởng của tôi – Ý muốn của tôi – Lời nói của tôi – Việc làm của tôi hoàn toàn trong sạch.”
          Mỗi lần niệm 7 câu. Lúc nào không làm chi hết cứ niệm càng nhiều càng tốt.
          Thực hành trong sáu tháng liên tục không gián đoạn thì  sẽ thấy tánh tình bắt đầu trở nên dịu hiền hơn trước. Được nhiều năm như vậy thì thành ra một người mới, lòng nhân mở rộng đại độ khoan dung, tâm trí sáng suốt hơn trước, không bao giờ sai.
          Xin nhắc là nhờ tập trung tư tưởng vào một vấn đề ngày này qua ngày kia, và năm này qua năm nọ cho nên các nhà Bác học, các nhà Khoa học mới sáng chế ra nhiều thứ thuốc hay để chữa lành nhiều chứng bệnh xưa kia dường như nan y, những máy móc và những vũ khí tối tân như: Phi cơ, tiềm thủy đỉnh, Radar, tia sáng Laser, những phi thuyền không gian và những vệ tinh nhân tạo v.v. . . . (Kể ra là thừa vì quí bạn đã thấy sách báo nói tới rồi).
          Ở đây tôi không dùng hai chứ Tham Thiền vì Tham Thiền là danh từ chuyên môn của Đạo đức thuộc về phần Tinh Thần. Hơn nữa chỉ có Chơn Sư A Sơ Ca (Asekha) mới dạy Tham Thiền mà thôi. Bởi vì tham Thiền là vấn đề riêng của mỗi người. Khi Chơn Sư chỉ dạy thì Ngài mở Huệ Nhãn xem coi Đệ tử có làm đúng phép hay không. (Xin xem bài “Thiền Ấn Độ và Thiền Trung Hoa” trong quyển Giác Ngộ).
phẢi cỐ gẮng mãi
          Nói rất dễ, hành rất khó. Cả ngàn kiếp rồi ta để cho 3 Thể: Thân – Vía – Trí điều khiển ta. Bây giờ muốn sai khiến chúng nó lại thì đâu phải là chuyện dễ dàng như ta tưởng.
          Ba Thể này rất ương ngạnh, đâu có nghe theo liền mệnh lệnh của ta. Một trăm lần đầu tiên, chắc chắn ta thất bại hết một trăm lần. Nhưng hãy bền chí. Sức chúng nó có hạn, còn chúng ta là Chơn Thần, sức mạnh của chúng ta là sức mạnh của Thượng Đế vốn vô biên. Mỗi lần ta chống cự lại chúng nó thì sức mạnh của chúng nó giảm đi lần lần, chúng nó sẽ trở nên yếu đuối và sẽ ngoan ngoãn vâng lời. Mặc dù vậy, ta cũng phải đề phòng, con ngựa lâu lâu cũng có khi nổi chứng, nhưng không lâu. Thế nên mặc dù tới bậc La Hán cũng còn phải giữ gìn từ chút, nói chi là chúng ta đây. Trên Đường Đạo, các Ngài là những vị đã trưởng thành, còn chúng ta là những trẻ nít mới tập đi, còn té lên té xuống. Nếu hiu hiu tự đắc là điều đáng tiếc lắm vậy.
          Phải tập luyện từ kiếp này qua kiếp kia, dù vấp té cũng đứng dậy, phủi quần áo rồi cứ đi tới mãi.
          Sự thành công là vấn đề thời gian.
*
*    *
chương thỨ mưỜi lăm
chuẨn bỊ đẶng bưỚc vào đưỜng ĐẠo
          Một khi tự chủ được rồi, thì sinh viên mới có thể thực hành đúng theo Đạo Bát Chánh hay là những lời dạy trong quyển Dưới Chơn Thầy. Ấy là chuẩn bị bước vào Đường Đạo.
          Sinh viên nào có lòng vị tha, lo trau giồi hạnh kiểm và giữ được mỗi đức tánh trên mức trung bình một chút thì sẽ được một vị Chơn Sư A Sơ Ca thâu nhận làm đệ tử.
bưỚc vào cỬa đẠo
đưỢc điỂm đẠo lẦn thỨ nhẤt
          Khi Chơn Sư thấy vị đệ tử hội đủ điều kiện do Luật Trời qui định hầu được Điểm Đạo lần thứ Nhất thì Ngài dắt anh đến trình diện với Quần Tiên Hội xin được Điểm Đạo cho anh.
          Sinh viên được Điểm Đạo lần thứ Nhất, Ấn giáo gọi anh là Pavrijataka, có nghĩa là “Vô Trú.” Sư Phụ bảo anh đi tới đâu thì anh đi tới đó. Phật giáo gọi anh là Sowani hay là Sotâpanna, có nghĩa là bước vào đường tiến hóa của những bậc Siêu Phàm, gọi là Nhập Lưu. Tàu dịch là Tu Đà Huờn.
          Anh phải chặt đứt mười chướng ngại buộc trói con người vào bánh xe Luân Hồi từ đời này qua đời kia. Phật giáo gọi là Samyojana. Ấy là:
          Một là: Không thấy được Phàm Nhơn là mộng ảo.
Hai là: Sự hoài nghi hay là không chắc ý có Nhân Quả, Luân Hồi và Cơ Tiến Hoá.
          Ba là: Tin tưởng dị đoan.
          Bốn là: Say đắm dục tình.
          Năm là: Giận hờn hay oán hận.
          Sáu là: Muốn sống trong cõi hữu hình.
          Bảy là: Muốn sống trong cõi vô hình.
          Tám là: Kiêu căng.
          Chín là: Tâm còn xao động.
          Mười là: Vô Minh.
đưỢc điỂm đẠo lẦn thỨ nhì
          Khi vị Tu Đà Huờn diệt được ba chướng ngại đầu tiên thì được Điểm Đạo lần thứ Nhì.
          Ấn giáo gọi anh là Koutichaka có nghĩa là người đã được một túp lều.
          Phật giáo gọi anh là Sakadagamin, có nghĩa là trở lại một lần nữa mà thôi: Nhất Lai – Tàu dịch là Tư Đà Hàm.
đưỢc điỂm đẠo lẦn thỨ ba
          Giữa hai lần Điểm Đạo lần thứ Nhì và lần thứ Ba không có chướng ngại nào phải chặt đứt. Nhưng sinh viên phải lo mở mang Thượng Trí đặng nó phản chiếu ánh sáng của Trực Giác.
          Ấn giáo gọi sinh viên được Điểm Đạo lần thứ Ba là Hamsa, có nghĩa là Con Hạc. Tục truyền rằng: Con Hạc đứng trước một chậu sữa có pha nước thì phân biệt được cái nào là sữa, cái nào là nước. Đây là nói bóng dáng. Bậc Hiền Triết phân biệt được cái nào lành, cái nào dữ, cái nào hư, cái nào thật, tức là đánh đúng giá trị của mọi vật.
          Phật giáo gọi anh là Anagami, có nghĩa là Bất Lai, không trở lại nữa. Tàu dịch là A Na Hàn.[8]
đưỢc điỂm đẠo lẦn thỨ tư
          Vị A Na Hàm chặt đứt chướng ngại thứ Tư và thứ Năm thì được Điểm Đạo lần thứ Tư.
          Ấn giáo gọi Ngài là Parahamsa có nghĩa là Đại Thiên Hạc.
          Phật giáo gọi Ngài là Arhat hoặc Arahat, có nghĩa là Đại Đức, Tôn Giả, xứng đáng được thọ lãnh những vật người ta cúng dường.
          Vị La Hán phải lo diệt trừ năm chướng ngại chót. Phải sợ chướng ngại thứ Sáu là kiêu căng.
          Ngài vào cõi Niết Bàn học hỏi song chưa được ở luôn tại đó.
đưỢc điỂm đẠo lẦn thỨ năm
          Khi bức màn chót là Vô Minh rớt xuống thì vị La Hán trở nên hoàn toàn sáng suốt. Ngài không còn cái chi học hỏi tại Dãy Địa Cầu này nữa. Ngài thành một vị Siêu Phàm, chúng ta gọi Chơn Tiên, Phật giáo gọi là A Sơ Ca (Asekha), nghĩa là không còn làm đệ tử. Ngài được Năm lần Điểm Đạo.
          Ngài nhập vào cõi Niết Bàn và được phép ở vĩnh viễn tại đó.
          Trước mặt Vị Chơn Tiên có Bảy đường tiến hoá khác nhau. Ngài có quyền chọn lựa con đường nào Ngài muốn theo đuổi.
          Ấn giáo gọi Ngài là Atita, có nghĩa là đã vượt qua hay là Jivanmukta, tức là Linh Hồn đã được giải thoát.
          Trong Bảy đường tiến hoá có một đường là ở lại Trần thế, giữ xác phàm đặng độ đời.
          Tất cả những Vị Phật, những Vị Bồ Tát, những Đấng Cao Cả hiện giờ còn ở lại cõi Trần vốn theo con đường này.
          Tới bậc Siêu Phàm mới được phép thâu nhận đệ tử, các vị La Hán chỉ được phép làm Sư Huynh thôi.
sỰ tiẾn hoá thỰc sỰ cỦa con ngưỜi
          Tới đây tôi chắc quí bạn thấy rõ sự tiến hóa thực sự của con người là sự tiến hóa của tánh tình.
          Dù cho có tài lấp biển dời non, chỉ đá hoá vàng, kêu mưa hú gió, khiến Quỷ sai Thần mà không có đủ đức tánh do Thiên Đình qui định thì cũng không được dành đề Tiên Tịch.
          Phải phát triển những tánh tốt cho tới mức tuyệt đỉnh tại cõi Trần thì mới được thành Chánh quả làm một vị Siêu Phàm.
          Mới xem qua 10 chướng ngại gọi là Samyojana thì thấy chúng nó tầm thường quá, nhưng chúng ta lầm vậy. Chúng nó là những tường đồng vách sắt, con người đụng tới thì té nhào. Phải có thần lực mới xoi thủng chúng nó được.
          Càng lên cao, chúng nó càng tế nhị, thoạt ẩn, thoạt hiện. Người học Đạo phải giữ mình như đứng trên vực sâu hố thẳm, trật chân thì sẽ rớt xuống đáy sâu.
          Nếu Quả vị Chơn Tiên đạt được dễ như trở bàn tay thì nó không có giá trị chi cả.
          Tiếc thay! Có nhiều người học Đạo khinh thường việc tu tâm, luyện tánh, đinh ninh rằng việc đó còn thấp thỏi lắm. Phải tìm cái chi cao siêu hơn, tức là những phép Thần thông rộng lớn như các Tiên trong những chuyện Phong Thần, Phong Kiếm Xuân Thu, Đông Du Bát Tiên. Mấy chục năm trước có một ông bạn hỏi tôi: Có quyển nào cao hơn quyển Dưới Chơn Thầy không? Tôi trả lời: Không có. Mặc dù biết rằng quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo còn cao hơn quyển Dưới Chơn Thầy. Trong khi trò chuyện, tôi thấy ông muốn có những quyền năng siêu việt mà quên phứt những lời Phật dạy là: Lánh dữ – Làm lành – Rửa lòng trong sạch.
          Thiết tưởng cũng nên biết rằng, các vị Tiên trên Thiên Đình không phải là các vị Tiên mà Truyện Tàu đã diễn tả.
          Các Ngài ngày đêm không ngớt chăm nom sự tiến hóa của các loài vật trên Địa Cầu từ ba loài Tinh Chất, Kim Thạch, Thảo Mộc cho tới Cầm Thú, Con Người, các hạng Tinh Linh và Thiên Thần cho đúng với Cơ Trời. Các Ngài có thì giờ đâu mà sớm chơi Bắc Hải tối về Thượng Ngô hay là xuống Trần lập trận khoe tài, đấu phép đặng tranh đua cao thấp, cho đến đỗi phải bỏ mạng nới chốn chiến trường.
          Đó là hậu quả của cái hư danh và tánh kiêu căng tự phụ, chưa tự biết mình.
          Ấy cũng là một cái gương thiên cổ để cho những người học Đạo đời sau soi chung.
*
*    *
chương thỨ mưỜi sáu
phẢi tu hành trong bao nhiêu kiẾp
mỚi lên tỚi bẬc siêu phàm?
          Lấy bậc trung, khi được Điểm Đạo lần thứ Nhất, vị Tu Đà Huờn phải tu hành thêm 7 kiếp nữa mới lên tới bậc La Hán. Còn vị La Hán cũng phải tu hành 7 kiếp nữa mới thành một vị Siêu Phàm A Sơ Ca. Tất cả là 14 kiếp. Tuy nhiên, có thể thu ngắn thời gian này tuỳ theo công phu luyện tập.
          Còn khi khởi đầu tu hành cho tới lúc được Chơn Sư thu nhận làm Đệ tử, không biết phải bao nhiêu kiếp.
          Nếu đã xuất gia, tu trì, trường chay, tuyệt dục thì có thể trong năm, sáu kiếp, sẽ có kết quả tốt đẹp. Còn làm Cư sĩ, mỗi kiếp đều có gia đình thì chưa ắt trong ba, bốn chục kiếp sẽ gặp đặng Chơn Sư, bởi vì con người đã để chín phần mười ngày giờ để lo cho tròn bổn phận làm vợ chồng, làm cha mẹ, không làm sao có thì giờ để tu tâm luyện tánh.
          Nhưng mà chớ nên vì lẽ đó mà ngã lòng, mỗi ngày cứ nhớ tới một tánh tốt nào đó và nói trong lòng: Tôi sẽ có tánh đó.
          Lâu năm, chầy tháng, quí bạn sẽ có dịp làm được một vài việc lành.
vì lý do nào Chơn Sư biẾt ta có
nhỮng tánh tỐt cẦn thiẾt đẶng 
thu nhẬn làm đỆ tỬ?
          Có bạn thắc mắc hỏi: Chơn Sư ở Trung Hoa, Tây Tạng, Ấn Độ, Âu Châu, Ai Cập, cách xa ta muôn vạn dậm, làm sao các Ngài biết ta có những đức tánh cần thiết để thu nhận làm đệ tử?
          Để trả lời câu hỏi này, tôi xin thuật tóm tắt sự kinh nghiệm của Đức Leadbeater cho quí bạn xem:
sỰ kinh nghiỆm cỦa ĐỨc Leadbeater
          Ngài nói:
          “Tôi được vào hàng đệ tử cách đây hai mươi lăm năm. Tôi có quen biết một người rất nhiệt thành, rất tin tưởng về sự hiện diện của Chơn Sư và mục đích đời sống của anh là dọn mình để phụng sự Ngài. Về tất cả những phương diện, anh hơn tôi nhiều lắm, nhưng tôi không biết tại sao anh chưa được Chơn Sư thu nhận làm đệ tử.
          Vẫn còn mới và chưa biết phương pháp làm việc của Huyền bí học, cho nên một ngày kia, khi Chơn Sư rảnh việc, tôi mới kính cẩn đem tên anh trình với Ngài và nói rằng có lẽ anh sẽ là một người đệ tử tốt.
          Chơn Sư mỉm cười vui vẻ và nói với tôi: “Con đừng lo người bạn của con bị bỏ quên, không có một người nào bị bỏ quên đâu. Nhưng trong trường hợp người bạn của con, y còn một Nhân Quả phải trả nên chưa có thể thu nhận y được. Chẳng bao lâu y sẽ từ giả cõi Trần, rồi không bao lâu y sẽ đầu thai lại. Tới chừng đó, nợ đã trả xong, những điều con muốn cho y sẽ được thành tựu.”
          Nói rồi với lòng Từ bi luôn luôn sẵn sàng biểu lộ, Ngài cho Tâm tôi nhập vào Tâm Ngài thân mật hơn trước rồi đem tôi lên một cảnh cao mà tôi chưa từng lên tới. Nơi đó Ngài chỉ cho tôi xem cách các Đấng Chơn Sư chăm lo cõi Trần.
          Quả Địa Cầu trải ra trước mắt chúng tôi với cả trăm triệu Linh Hồn phần đông chưa tiến hóa cho nên lúc bấy giờ chưa có thể dùng được. Nếu trong đám đông này có một Linh Hồn đi gần đến điểm có thể hữu dụng cho các vị Chơn Sư thì y khác biệt với những người kia như ánh sáng đèn pha trong đêm tăm tối.
          Chơn Sư mới nói: “Đó, con có thấy chưa? Làm sao Thầy quên được một người nào dù còn lâu lắm y mới được thu nhận vào hàng đệ tử Nhập môn.”
          Bao nhiêu đây cũng đủ chứng tỏ rằng: Chơn Sư biết rõ chúng ta trước khi chúng ta biết Ngài. Chỉ lo một điều là chúng ta chưa đủ đức hạnh để xứng đáng làm đệ tử của Ngài mà thôi.
          Tưởng cũng phải nói trắng ra, quả Địa Cầu chia ra nhiều khu vực gồm không biết chắc là bao nhiêu triệu người. Mỗi khu vực đều có hai vị quản trị. Một vị là Đại Thiên Thần, một vị là nhân viên cao cấp của Quần Tiên Hội. Hai Ngài chịu trách nhiệm về sự tiến hoá trong địa phận của hai Ngài, từ ba loài Tinh Chất cho đến Kim Thạch, Thảo Mộc, Cầm Thú, Con Người, các Tinh Linh và các Thiên Thần.
          Hai Ngài đọc trong lòng chúng ta như xem một quyển sách giở trước mắt. Hai Ngài biết rõ chúng ta tiến hóa đến bậc nào và làm những gì. Các Ngài không can thiệp vào những hành động của chúng ta vì để cho Nhân Quả định đoạt.
          Tuy nhiên, các Ngài sẵn sàng ra tay cứu giúp những người Đạo đức mắc phải hàm oan bị người ta vu cáo.
          Lời xưa nói: Chớ lấy vải thưa che mắt Thánh. Rất đúng vậy.
điỂm đẠo là gì?
          Tất cả những người học Đạo đều muốn biết Điểm Đạo là gì? Điểm Đạo tại đâu? Và ai Điểm Đạo? Tôi xin nói vắn tắt thôi.
          Điểm Đạo là gì?
          Điểm Đạo là chỉ phương pháp khai mở Tâm Thức và phát triển nó đặng học hỏi và làm việc ở mấy cõi cao. Nói bóng dáng là giao chìa khoá mở cửa cõi Trời.
          Người đã được Điểm Đạo, vào cõi nào thì phải tỉnh táo và lo thi hành phận sự như lúc còn thức tại cõi Trần đây, chứ không còn mê muội như trước nữa.
          Trước khi được Điểm Đạo phải qua một cuộc thi gồm đủ tài đủ đức. Thi đậu mới được Điểm Đạo.
điỂm đẠo là gì?
          Điểm Đạo lần thứ Nhất tại cõi Trung Giới, thí sinh ở trong Cái Vía, và dùng Cái Vía như dùng Xác Thân.
          Điểm Đạo lần thứ Nhì tại cõi Hạ Thiên, thí sinh ở trong Hạ Trí.
          Điểm Đạo lần thứ Ba ở tại cõi Thượng Thiên, thí sinh ở trong Thượng Trí.
          Điểm Đạo lần thứ Tư tại cõi Bồ Đề, vị A Na Hàm ở trong Thể Bồ Đề.
          Điểm Đạo lần thứ Năm tại cõi Niết Bàn, vị La Hán ở trong Tiên Thể.
ai điỂm đẠo ?
          Tại quả Địa Cầu, chỉ có một Đấng Chí Tôn được phép Điểm Đạo mà thôi: ấy là Đức Ngọc Đế.
          Ngài thay mặt cho Đức Thái Dương Thượng Đế cai trị và chăm nom sự tiến hoá của muôn loài vạn vật trên quả Địa Cầu này. Không có sự ưng thuận của Ngài thì không ai được thu nhận vào Quần Tiên Hội tức là Thiên Đình.
          Hào quang của Ngài bao trùm Trái Đất, không có một con kiến nào chết hay một sự bất công nào xảy ra mà Ngài không hay, không biết. Trong hai kỳ Điểm Đạo đầu tiên, lần thứ Nhất và lần thứ Nhì thì thường thường Ngài nhờ Đức Bồ Tát thay mặt Ngài và nhân danh Ngài đặng Điểm Đạo.
          Qua lần thứ Ba, thứ Tư, thì Ngài điểm, hoặc Ngài bảo một vị Độc Giác Phật (Bích Chi Phật) đệ tử của Ngài từ Kim Tinh xuống thay mặt Ngài và nhân danh Ngài.
          Về việc thân thế của nhiều vị Chơn Sư, cách Ngài thu nhận đệ tử và những cuộc Điểm Đạo, xin quí bạn  đọc quyển Chơn Sư và Thánh Đạo. Bản chánh là tiếng Anh, dịch ra tiếng Pháp là Les Maitres et le Sentier của Đức Leadbeater. Tôi có nói sơ lược trong quyển Đâu Là Chân Lý.
sỰ tiẾn hoá trên đưỜng đẠo
          Chúng ta nên biết sự tiến hoá trên Đường Đạo khác xa sự tiến hoá bình thường của con người.
          Sau khi được Điểm Đạo lần thứ Nhất rồi thì sự tiến hóa không thể chỉ định bằng cấp số nhân: 2 – 4 – 8 – 16 mà tính phải tính bằng lũy thừa (exposant) như: 2 – 4 – 16 – 256 – 65.536 – 4.294.967.296.
          Ban đầu chỉ có 2 và 4 bậc, sau lên tới 4.294.967.296, không biết sao mà lường được.
          Một thí dụ để chứng minh:
          Xin đem ra đây một thí dụ để chứng minh: Một ấm nước đầy để ngoài trời. Nước bị nắng gió làm biến thành hơi rồi bay đi, nhưng không biết tới bao lâu nó mới cạn khô, một tháng hay hai tháng.
          Bây giờ ta đem ấm nước đun sôi, nước thành hơi bay đi; từ nửa giờ hay 15 phút nước sẽ cạn khô. Thời gian này lâu hay mau tùy theo nhiên liệu của ta dùng. Dùng than thì nước mau sôi hơn dùng củi, dùng điện năng thì mau hơn than, còn dùng nguyên tử thì còn mau hơn nữa.
          Ta hãy suy nghĩ về điều này.
          Nước tiêu biểu cho người thường, hơi nước là vị Siêu Phàm, sức nóng mặt trời và gió là sự tiến hóa bình thường, còn than, củi, điện, nguyên tử lực là phương pháp ta dùng để biến đổi con người thì ta thấy: Nếu biết cách luyện tập thì ta có thể tiến mau đến địa vị Siêu Phàm.
          Nhìn lại ngoài đời, ta thấy lúa Thần Nông trồng ba tháng thì có ăn. Ấy là nhờ sự học hỏi và kinh nghiệm nhiều năm mới được kết quả đó. Nếu có lúa ba tháng thì một ngày kia có thể tìm được thứ lúa trồng hai tháng hay một tháng rưỡi sẽ trổ bông sinh trái.
          Trong mọi việc, nếu biết thì làm được và sự thành công không phải tức khắc mà trong một thời gian sau.
          Hiểu mấy lẽ trên đây thì thấy con người có bổn phận học hỏi những Luật Trời còn ẩn tàng cho rộng sâu rồi nương theo đó mà đi tới mãi. Nếu làm ngược lại thì sẽ thất bại và cái hậu quả còn kéo dài tới nhiều kiếp sau.
          Câu “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong” không bao giờ sai chạy.
          Điều cần thiết là chúng ta nên biết: Sự hiểu biết của đầu óc khác hẳn sự sáng suốt của Tâm hồn.
          Ngày nào chúng ta chưa phân biệt được rõ ràng hai điều này thì ngày đó chưa có thể tiến xa.
*
*    *
chương thỨ mưỜi bẢy
          Bây giờ xin đề cập đến một vấn đề hết sức khó khăn mà từ xưa đến nay, ngoài đời chưa biết rõ. Ấy là: Tâm Thức là gì?
tâm thỨc là gì?
          Người học Đạo thường nghe nói đến Tâm Thức (Cons-cience). Nhưng nếu hỏi: Tâm Thức là gì? Thì trong chúng ta không một ai trả lời nổi ngoại trừ từ bậc La Hán sắp lên mở được Huệ Nhãn và Tối Thượng Huệ Nhãn.
          Vật Chất, Sự Sống và Tâm Thức là Ba vấn đề khó khăn nhất trong Huyền bí học.
          Nếu con người thật hiểu Tâm Thức là gì, thì sẽ cầm được trong tay bí quyết của tất cả những vấn đề của Cơ Tiến Hoá. Bởi vì Tâm Thức là sự Biểu hiện của một Đấng Duy Nhất. Ngài vừa là sức mạnh và vật chất và vừa là hình dạng và sự sống một lượt.
          Làm sao hiểu nổi một định nghĩa như thế.
          Trong quyển Ánh Sáng Phương Đông (La Lumière de L'Asie) có câu này cho là Phật nói:
          “Om! Amitaya!
          Chớ nên dùng lời nói mà đo cõi vô biên.
          Chớ nên quăng dây tư tưởng vào cõi vô tận.
          Người hỏi cũng lầm, mà người trả lời cũng lầm vậy.
          Đừng nói chi hết.”
          Mặc dù biết vậy, nhưng chúng ta phải tìm hiểu nguyên do của mọi việc, đặng nhận định cái nào là phù du, mộng ảo, còn cái nào vĩnh cửu, trường tồn.
          Ở vào trình độ tiến hóa của chúng ta hiện thời, chúng ta không hiểu rõ Tâm Thức tiến hóa bằng cách nào, chỉ nghe nói rằng: Việc đầu tiên trong Tâm Thức là tất cả ở trong một thành phần và toàn diện ở trong một đơn vị.
          Mặc dù Tâm Thức ở trong điện tử nhỏ bằng mũi kim (của Tâm Thức), đơn vị nhỏ nhất này vẫn liên lạc với Tâm Thức của Đức Thượng Đế và chứa đựng trọn vẹn Tâm Thức này.
          Người ta có thể so sánh sự tiến hóa của Tâm Thức với việc đã xảy ra khi người ta vén một bức màn che đậy một nguồn ánh sáng. Việc vén bức màn không thêm cái chi cho ánh sáng cả. Ánh sáng không được lợi ích nào, nhưng nó xua đuổi được sự tối tăm. Ngày nào ta chưa đồng hóa với ánh sáng này thì ngày đó người ta chưa biết nó muốn cái chi? Sự hành động của nó là sự hy sinh và thú vui một lượt. Hy sinh vì nó bị hạn chế, thú vui vì nó cho ra.
          Ở nơi con người, sự tiến hoá vốn do sự cho ra. Còn nguyên tắc chi phối sự phát triển loài thú vật và thảo mộc là sự cạnh tranh, sự đối địch, sự tìm thêm những lợi ích riêng tư.
          Về con người, nguyên tắc chi phối sự phát triển là sự hợp tác, sự từ bỏ và sự hy sinh Phàm Nhơn.
          Đức Thượng Đế đời đời kiếp kiếp hy sinh trên Thập tự giá của đời sống vật chất. Con người phải bắt chước Ngài mới giống như Ngài được.
          Mà muốn tiến hóa, Tâm Thức phải nhập thế và phải trải qua từ giai đoạn này tới giai đoạn khác, từ hình thể này tới hình thể kia, khi hết ở trong Tinh Chất thì qua Kim Thạch, Thảo Mộc, Cầm Thú, Con Người và các hạng Tinh Linh và Thiên Thần.
          Trường tiến hóa của Tâm Thức là Thái Dương Hệ chứ không phải chỉ trong thân hình nhỏ bé của chúng ta mà thôi đâu. Đây là một vấn đề dài dòng và cực kỳ khó khăn, đâu phải diễn tả trong vài trăm trang giấy là đủ.
          Tôi xin tóm tắt là: Không có Sự Sống nào mà không có Tâm Thức, mà cũng không có Tâm Thức nào mà không có Sự Sống.
          Sự Sống và Tâm Thức đồng nghĩa với nhau và liên quan mật thiết với nhau.
Share:

Lưu trữ Blog

Translate