Tận tâm và Cuộc đời



Non sơn che lối ánh thái dương
Sao thiên soi sáng vạn niên đường
Bóng trăng lan tỏa ngàn nhân thiện
Tột cùng sẽ đạt đỉnh xuân Sơn


Trong cuộc đời chúng ta, luôn có nhiều đam mê và tất nhiên không ai là không nghĩ đến tâm linh, đứng dưới sự tò mò và mong muốn được tìm hiểu về điều này, ví như chúng ta đang đứng dưới chân núi nhìn lên thấy mặt trời,nhưng để lên được đỉnh núi kia mà nhíu mắt thấy được mặt trời đó là toàn bộ, những khó khăn về sự lựa chọn lối đi để lên được đỉnh núi bằng những con đường và lối đi khác nhau,ai có thể tìm cho mình lối đi nhanh nhất đây ? Hay lại phải chờ qua nhiều ngày,nhiều giờ và hỏi người xung quanh ai biết,ai sẽ chỉ cho mình lối lên núi,ai sẽ kéo chúng ta cùng đi hết chặng đường hoặc họ sẽ thả mình ở một điểm rồi chúng ta bỡ ngỡ nghĩ trong lòng phải có nhân duyên tiếp theo chỉ hướng cho chúng ta lên núi,vì thế non sơn cao lồng lộng, chúng ta càng đi,sẽ càng thấy núi cao,càng leo sát núi càng thấy mặt trời ở xa,và bị che bóng,chính là gặp khó khăn khổ hạnh từng bước đi.
Chính vì vậy,bao nhân thế tưởng chừng mơ màng về cõi cực lạc,chọn lối tu hành, pháp môn tu nào cũng là phương tiện. Vì là phương tiện, nên mỗi pháp môn có một đường hướng, lập trường và quan điểm tu tập riêng chọn pháp môn cũng như chọn một lối đi lên núi vậy,đời còn nhiều chông gai,có khi phải khóc ,được cười, có khi phải buông và chết,nhưng lối đi nào cũng sẽ đi được lên đỉnh núi chọn pháp nào cũng sẽ có chánh niệm pháp đó, Cho nên không thể đứng ở lập trường pháp môn của mình rồi so sánh hay đánh giá các pháp môn khác,pháp môn nào cũng cho chúng ta giác ngộ đường chân chính trong cuộc đời tu hành,pháp môn nào cũng cho chúng ta hiểu được tâm linh,và cho ta đến với sự an tâm cực lạc
Mỗi bước chúng ta đi, đó chính là sự leo thang khai mở,là kích hoạt nhân thân của mình,có khai mở mới có đường,có vận hành luân xa mới thấy được dưỡng mạch thân huyết từng điểm trên cơ thể,mới thấy được ta đang ở đâu,tuy chưa biết mình là ai,mình đã làm đúng hay chưa,hoặc đường lên núi chúng ta chọn có đi sai không ? có gặp nhiều quỷ quái và cạm bẫy không ? Có đấy,,có nhiều lắm,,nhưng nếu có lập trường của người tu hành nói chung là buông xả, không mong cầu, dẫu là cầu Niết-bàn nhưng bước đầu cũng cần phải “muốn”, đó là Dục định (lòng mong muốn, nhiệt tình, khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, khử trừ mọi ham muốn thế thường để đi vào thiền định), ). Vì thế tâm và sinh mạng sẽ phát ngộ ra suy nghĩ đời thực rằng Dục định hoàn toàn không phải là tham lam, mà Dục định chính là ước muốn mãnh liệt để chứng đạt thành các Thánh quả, thà xả bỏ thân mạng cũng không nao núng, sờn lòng miễn sao đạt được chân lý xứ mệnh,tìm ra được cõi vô hình kia,lối tu đạo pháp này có đưa chúng ta đến với đỉnh núi hay không ? có đưa chúng ta đến với cõi sinh an thành thân thiện của kiếp tu hành đúng đắn không? ( cõi cực lạc )
Cuộc sống của chúng ta ở cõi trần,luôn có nhiều áp đặt về cuộc đời,có nhiều khi bị chi phối bởi hoàn cảnh, sinh ra mỗi người một hoản cảnh khác nhau,mỗi người một niềm vui và bể khổ khác nhau,nhưng điểm chung với nhau đó là cõi cực lạc,cõi cực lạc hoàn toàn có thật với các vị chánh báo tương ứng,cực lạc là y báo,và cõi vô hình của phật a di đà,chư Thánh chúng tu niệm Phật. Các bạn hay cứ gọi là hành giả,tu thiền vạn pháp,đều cầu sanh về Cực Lạc, Nhân duyên tu tập cho đến ngày ”Sao thiên soi sáng Vạn Niên đường” quả mãn, thành Phật.
Tại sao chúng ta tu hành 1 ngày, 1 năm,10 năm,rồi đến 100 năm,nhiều vị vẫn chưa giác ngộ, chưa khai mở,,chưa cảm nhận được gì,hoặc nhiều người sinh ra đoán mò về thân phận người khác,sinh ra ảo tưởng để rồi đem lại thương đau,sinh ra nhiều điều ác, nhận tâm thành thánh,sô bồ về của cải thế gian,cứu độ vô niên mà kêu tiền bạc,chúc nhau và khiếu khẩu hành đạo toàn dùng thu phí tiền bạc của người dân,người dân bi than khổ tứ kêu cầu,làm sao cho chúng sinh giác ngộ,có thể nhìn ra được chánh đạo với tà đạo đây,sức mạnh vô biên đôi bên đều như nhau,chỉ khác nhau tâm định và tâm vô,vì thế khi tâm định chính là ( tánh không- vô ngã )Bởi vậy mọi gia đình trong tương lai soi vào đó thấy được chính bản thân mình,sẽ cùng tu tập hướng về nhau,tập niệm để tăng sóng năng lượng trong sạch , không chỉ giúp riêng bản thân mà giúp gia đình ,xã hội thành “Tựu Nhất Tâm”
“Vậy cõi cực lạc duy nhất mà người khác tìm được chính là chung ta phải tạo dựng được lạc cảnh trên trần thế,nhưng nếu là lạc cảnh tại sao con người lại đấu tranh về khổ đau và bệnh tật,không có khả năng thoát khỏi khổ đau và tự khổ Giác ngộ là vô tận,tu hành cũng là vô bờ bến,giác ngộ và tu hành được liên kết trặt chẽ thoát li hoàn toàn với cuộc sống bình thường và rũ bỏ mọi thứ ràng buộc với chúng ta, rũ bỏ suy nghĩ đúng hay sai.va hãy nghỉ về giác ngộ từ bỏ tất cả ý niệm và suy nghĩ điều này chính là rũ bỏ tạp niệm.chúng ta ko ngồi thiền vì mục dích ngôi thiền chỉ là ngồi thiền bản thân điều đó chính là giác ngộ !
Dù cuộc hành trình lên đỉnh núi kia có bao lâu ? có khó khăn, có va vấp,có nguy nan thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua,bởi chúng ta có tâm bất định,không sê dịch và không có gì phải sợ,chúng ta không nên tìm đủ mọi cách để thay đổi tâm mình theo chiều hướng chúng ta yêu thích sẽ bị rung động bởi nhiều tà đạo,tất nhiên tà hay chính,,đều có khổ đau, mà nơi nào có khổ đau thì nơi đó sẽ có lối thoát khổ đau,nơi nào có sinh có diệt là có khổ đau,vì thế đức phật nói có cái gì đó không sinh không diệt là không có khổ đau,chính là chúng ta đã giác ngộ và tìm đến đỉnh núi kia, vì chánh niệm pháp từ tâm sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân giúp bạn ngộ ra chính pháp mà bạn thấy pháp đó giúp bạn giác ngộ, đi đến nửa quả núi,bạn mới thấy được,núi này không phải là núi của ta,núi này là núi của núi,thân thể ta chính là vũ trụ tiềm ẩn,,thân thể là thân thể chứ không là ta,ta mượn núi để tìm đường lên đỉnh núi,ta mượn thân thể ta để tìm đến chận lý,đến cõi cực lạc ánh sáng vô hình, ta giờ kêu ta là ngọc thể trước núi,chứ ko phải xác trần ở đây,xác trần là vô hồn,nhưng ngọc thể là có bóng,vì thế chúng ta là ngọc thể tại sờn núi này
“ Khổ đau tự giác hóa khổ đau”
“Có sinh tự khắc hóa sinh thành”
Chúng ta có bị đau ở đâu ? chúng ta làm sao cứ kêu đau,chúng ta làm sao bảo thân thể đừng đau,đừng già,đừng chết,đừng có gặp xui mãi,đừng có phiền não mãi,đừng có xấu mãi,đừng có bệnh tật mãi,tại sao chúng ta không thể hiểu rằng,thân thể là tường nhà thuê mượn,là nền móng chúng ta đứng,chứ có phải mãi là của chúng ta,vậy “ Ai là ta,mà Ta là Ai” Khi sinh ra chúng ta lại hỏi mình,trước khi sinh :”AI LÀ TA” Mà khi sinh ra ta rồi, thì “Ta đang là ai đây “ chúng ta phải đi tìm chính chúng ta,,chính chúng ta mà là chủ nhân chúng ta là ai.
Cuối cùng con đường tu hành vất vả sẽ có bóng trên che trở,sẽ có những bài học tâm thức để đời,giác ngộ tuy không phải nhanh,nhưng cũng cố đừng để muộn,để rồi phải sinh ra bể khổ đời đời, khi nào không còn sinh,thì sẽ không còn diệt,đến khi đó cõi cực lạc mới là ngôi nhà mà chúng ta ở,chúng ta gặp nhau,chúng ta mừng,trải nghiệm ở cõi trần nhiều niềm vui cũng có nhiều nỗi buồn,khi hiểu ra rồi thì cũng là niềm vui hoàn hảo,đừng có vì xô bồ cuộc sống quá,mà sống vội,đừng vì lao tâm quá mà mất đi thời gian hiện tại,mọi thứ tất cả hãy thỏa mãn ở mức độ tương đối,đừng có thấy hơi có sự chênh lệch mà cố vươn tới sự hoàn hảo,vạn vật ở đời còn có sự hủy diệt,đủ thứ trên đời này còn có sự chênh lệch,,ở đời có gì hoàn hảo đâu,phải chấp nhận sự chệnh lệch ấy,mới thấy được sự hoàn hảo của cuộc đời, Tương lai hiện tại là một,mong chờ một tương lai chính là thực hiện ở hiện tại,sống giây phút nào chính là tương lai đấy,tu hành thiền định cũng vậy,phải biết tận dụng ngọc thể để giúp tiến hóa linh hồn,mỗi người một mảnh ghép,một xứ mệnh riêng,có khi bây giờ chưa cảm nhận được,chưa kích hoạt được,nhưng hơi thở ai cũng có hơi thở,,ai cũng thở và tim đập,bởi vậy đó chính là hoàn hảo,chỉ tiến bước rằng,tu tập thế nào,để mỗi bước đi đạt tinh tấn, tại sao ở giữa núi lại có ánh trăng,mà cảm hóa được se lạnh mỗi khi dừng bước,,khi đến đỉnh núi rồi ta mới thấy hơi ấm của trần thế tại đây,đó chính là âm dương ngũ hành,hòa hợp ngọc thể và linh hồn,cõi cực lạc là chính đỉnh núi kia, ấm áp,tình thương chan chứa,khi đó nhìn xuống chân núi mới thấy rằng,,quả núi vòng tròn có thể chọn đường đi nào cũng lên được đỉnh núi,chọn pháp tu nào cũng đến được cõi cực lạc, để tránh được khổ đau bệnh tật,để tránh được sinh và diệt chỉ còn cách leo thang đời đạo,tu hành vạn thế trần !!


Ánh sáng thôi miền đầy ẩn ý
Lẽ nào muôn thủa hiểu hết chăng?
Lòng kêu cầu mãi về tâm đạo
Ước gì nhân thể tới thái dương
Núi cao ơi hỡi núi cao
Đường đời muôn dải,sao ta thở dài
Sinh ra nghiệp nỗi cuộc đời
Vẫn đau khổ mãi tìm hoài không ra
Thủy niên sơn động thoát ra
Tu sao cho độ đạọ đời Nhân sinh
A di đà phật
SP.VN
Share:

Lưu trữ Blog

Translate