TÂM THỨC BỒ ĐỀ


Ta không thể dùng ngôn ngữ trần gian để trình bày hơn mức chỉ là nói bóng gió về tâm thức cao siêu, bởi vì bộ óc phàm không thể lĩnh hội được thực tại.
Thật khó mà có một quan niệm đúng mức ngay cả về các hiện tượng trên cõi trung giới vì trên cõi trung giới có bốn chiều đo. Ở cõi bồ đề có không ít hơn sáu chiều đo sao cho những khó khăn hiển nhiên là được tăng cường ghê gớm nơi ấy.
Có một sơ đồ rất tài tình được mô phỏng thành Sơ đồ XXXVIII vốn minh họa một cách sống động sự khác nhau căn bản giữa cõi bồ đề và mọi cõi bên dưới nó.
Ta thấy sơ đồ bao gồm một số những cái cọc hoặc cái căm chồng lấn lên nhau ở một mức độ nào đấy. Mức độ chồng lấn lên nhau vốn khởi đầu của cõi Bồ đề.
Đầu mút của cái căm vốn biểu diễn tâm thức của con người trên cõi trần: chúng vốn riêng rẽ và tách rời khỏi nhau. Khi đi theo những cái căm về tới tận tâm điểm thì ta thấy tâm thức trung giới mở rộng hơn một chút sao cho tâm thức của những người riêng rẽ tiến lại gần nhau hơn nữa. Tâm thức hạ trí lại tiến gần tới nhau hơn nữa, trong khi tâm thức thượng trí ở mức cao nhất gặp nhau ở một
điểm nơi bắt đầu tâm thức bồ đề.

Sơ đồ XXXVIII.   Tính Đơn nhất trong sự Đa dạng

Bây giờ ta ắt thấy rằng tâm thức bồ đề của mỗi ‘con người’ cá thể và riêng rẽ chồng lấn lên tâm thức riêng rẽ khác ở mỗi bên phía cạnh của mình. Đây là một minh họa sống động về khía cạnh “chồng lấn” của tâm thức bồ đề nơi mà ta trải nghiệm ý thức hiệp nhất với những người khác.
Khi tâm thức còn vươn cao nữa lên tới các cõi cao hơn thì ta ắt thấy rằng nó chồng lấn lên mỗi tâm thức ở kế cận nó nhiều hơn cho đến khi rốt cuộc đạt tới tâm điểm thì hầu như tâm thức được hòa lẫn hoàn toàn. Tuy nhiên, mỗi cái căm riêng rẽ vẫn còn tồn tại với cái hướng và dáng vẻ bên ngoài cá thể của mình. Khi nhìn ra ngoài, hướng về các cõi thấp thì mỗi tâm thức nhìn theo một hướng khác nhau, đó là một khía cạnh của tâm thức nhất như trung tâm. Mặt khác, khi nhìn vào trong thì các hướng phân ly này đều hội tụ và trở nên hiệp nhất với nhau.
Ý thức hiệp nhất là đặc trưng của cõi bồ đề. Trên cõi này, mọi sự hạn chế đều bắt đầu rơi rụng và tâm thức con người mở rộng cho tới khi y ngộ ra được – không còn chỉ là lý thuyết suông nữa – tâm thức của đồng loại mình được bao gồm bên trong tâm thức chính mình; y cảm nhận, hiểu biết và trải nghiệm với một sự đồng cảm hoàn hảo về tất cả những gì vốn có nơi chúng bởi vì đó cũng quả thật là một bộ phận của chính y.
Trên cõi này, người ta biết – không phải chỉ do sự thẩm định bằng trí năng mà do sự trải nghiệm trực tiếp – sự kiện nhân loại là huynh đệ vì đằng sau nó có sự đơn nhất tâm linh. Mặc dù y vẫn còn là chính mình và tâm thức của y vẫn còn là của riêng y, thế nhưng nó đã mở rộng ra tới mức đồng cảm hoàn toàn với tâm thức của người khác đến nỗi y ngộ ra được rằng mình quả thật chỉ là một bộ phận của một tổng thể uy dũng.
Cũng giống như một chúng sinh đứng dưới ánh mặt trời được ánh nắng soi chiếu tuôn đổ xuống ấy ắt không cảm thấy sự khác nhau giữa tia này với tia khác mà tuôn đổ theo tia này cũng dễ dàng và thoải mái như theo tia khác; cũng vậy một người trên cõi bồ đề cảm nhận được tình huynh đệ và tuôn đổ cho bất kỳ ai cần tới sự giúp đỡ của mình. Ở đây ta thấy vạn vật cũng là chính mình và cảm thấy rằng mọi thứ mình có thì người ta cũng có giống mình và trong nhiều trường hợp cảm thấy người ta còn nhiều hơn mình, bởi vì người ta cần nhiều hơn mà lại yếu đuối hơn mình.
Cũng giống như yếu tố nổi bật nơi thể nguyên nhân là tri thức và cuối cùng là minh triết; cũng vậy yếu tố nổi bật nơi tâm thức của thể bồ đề chính là tình thương và cực lạc. Sự thanh thản của minh triết đặc trưng cho một đằng, còn lòng từ bi âu yếm nhất tuôn đổ ra không cạn kiệt theo đằng kia.
Vì thế cho nên thể bồ đề được môn đồ phái Vedanta gọi là Anandamayakosha, tức lớp vỏ cực lạc. Đây là “ngôi nhà không do tay người dựng nên, vĩnh hằng trên trời” mà bậc Điểm đạo đồ Ki Tô giáo là thánh Phao lô đã từng nói tới. Ngài ca tụng lòng từ ái, tình thương thuần khiết vượt trên mọi đức tính khác, bởi vì chỉ nhờ có nó thì con người trên trần thế mới có thể đóng góp vào chỗ vinh quang ấy. Vì lý do tương tự, tính chia rẽ được Phật tử gọi là “đại tà thuyết”, còn “sự hiệp nhất” tức Yoga là mục tiêu của tín đồ Ấn giáo.
Một người ích kỷ không thể hoạt động trên cõi bồ đề vì bản chất của cõi này là sự đồng cảm và hoàn toàn thông cảm vốn loại trừ tính ích kỷ.
Có một sự liên kết mật thiết giữa các thể vía và thể bồ đề, theo một cách thức nào đó thể vía vốn là phản ánh của thể bồ đề. Nhưng vì vậy ta không được giả sử rằng người ta có thể nhảy vọt từ tâm thức trung giới lên tâm thức bồ đề mà không phát triển các hiện thể trung gian.
Mặc dù ở các mức cao nhất của cõi bồ đề con người trở nên hiệp nhất với mọi người khác, nhưng không phải vì vậy mà ta giả định rằng y cảm thấy giống như mọi người khác. Thật vậy, không có lý do để giả định rằng ta bao giờ cũng cảm thấy hoàn toàn giống nhau đối với mọi người. Đó là vì ngay cả Đức Phật cũng có đệ tử cưng là Ananda, còn Đức Ki Tô coi thánh John thân thương khác với những tông đồ khác. Quả đúng là hiện nay người ta yêu thương mọi người cũng giống như người nào thân thương nhất và gần gũi với mình, nhưng vào lúc ấy họ đã phát triển rồi vì đối với những người thân thương nhất và gần gũi nhất thì hiện nay ta không có một loại tình thương nào để quan niệm được.
Trên cõi bồ đề không có sự chia rẽ. Như ta đã nói, trên cõi ấy tâm thức không nhất thiết hòa lẫn ngay tức khắc vào mức thấp nhất, nhưng chúng dần dần trở nên rộng lớn hơn mãi cho tới khi ta đạt tới mức cao nhất thì con người thấy mình đã hợp nhất hữu thức với nhân loại. Ấy là mức thấp nhất mà ở đó tính riêng rẽ hoàn toàn không tồn tại; xét đầy đủ ra thì sự đơn nhất hữu thức với chúng sinh lại thuộc về cõi Niết Bàn.
Đối với mỗi Chơn ngã nào có thể đạt tới trạng thái tâm thức này thì dường như là y đã hấp thụ hoặc bao hàm mọi thứ khác; y nhận thức rằng mọi thứ đều là các phiến diện của một Tâm thức rộng lớn hơn; thật vậy, y đã đạt tới mức ngộ ra được công thức cổ truyền: “Ngươi là Cái Đó”.
Ta ắt phải nhớ ra rằng, trong khi tâm thức bồ đề đưa người ta tới mức hiệp nhất với mọi điều vinh quang và nhiệm mầu nơi người khác, thật vậy hiệp nhất với chính các Chơn sư, thế nhưng nó cũng đưa y tới mức hài hòa với kẻ còn nhiều thói xấu và kẻ phạm tội ác. Người ta phải trải nghiệm những xúc cảm của loại người thấp kém cũng như sự vinh quang rạng rỡ của sự sống cao siêu hơn. Khi ta bỏ đi tính riêng rẽ và ngộ ra được tính đơn nhất thì con người ắt thấy rằng mình hòa lẫn với Sự Sống Thiêng Liêng, và thái độ yêu thương là thái độ duy nhất mà mình có thể chọn theo đối với bất cứ ai trong các đồng loại cho dù họ là cao hay thấp.
Trong khi sống nơi thể nguyên nhân, một Chơn ngã đã nhận ra được Tâm thức Thiêng liêng nơi vạn vật; khi y nhìn lên một Chơn ngã khác thì tâm thức của y có thể nói cũng bốc lên để nhận ra Thiên tính nơi người khác.
Nhưng trên cõi bồ đề, nó không còn bốc lên để chào đón thiên tính nơi người khác từ bên ngoài bởi vì nó đã được lồng khuôn vào trong tâm hồn của chính người ấy. Y là tâm thức ấy và tâm thức ấy vốn của y. Không còn có “nhân” và “ngã” nữa, bởi vì cả hai chỉ là một, là những phiến diện của một điều gì đó vốn siêu việt, thế nhưng lại bao trùm cả hai.
Chẳng những ta hiểu được người khác mà ta còn cảm thấy chính mình đang tác động thông qua y; ta cảm nhận được động cơ thúc đẩy của y là động cơ thúc đẩy của chính mình, cho dẫu ta có nói trong một chương trước kia, ta có thể hiểu hoàn toàn được rằng một bộ phận khác của chính ta có thêm nhiều tri thức hoặc một quan điểm khác, ắt có thể hành động khác hẳn.
Ý thức về sở hữu cá nhân xét về đức tính và ý tưởng đã hoàn toàn biến mất, bởi vì ta thấy rằng mọi chuyện đều thật sự là của chung đối với tất cả, bởi vì đó là một phần của thực tại vĩ đại vốn ẩn đằng sau tất cả bình đẳng với nhau.
Vì thế cho nên, niềm kiêu hảnh cá nhân về sự phát triển cá thể hoàn toàn không thể có được, bởi vì giờ đây ta thấy rằng sự phát triển cá nhân chẳng qua chỉ là sự tăng trưởng của một cái lá trong số hàng ngàn chiếc lá trên cây duy nhất; và sự kiện quan trọng không phải là kích thước hoặc hình dạng của cái lá đặc thù ấy mà là mối quan hệ của nó đối với cái cây xét chung; đó là vì chỉ đối với cái cây xét chung thì ta mới thật sự có thể có sự tăng trưởng trường tồn.
Ta đã hoàn toàn không còn chê trách người khác vì họ khác với chính ta; thay vào đó ta chỉ lưu ý họ là những biểu lộ khác trong hoạt động của chính ta, bởi vì giờ đây ta thấy có những lý do mà trước kia ta không thấy được. Ngay cả kẻ gian tà ta cũng thấy là một bộ phận của chính mình, một bộ phận yếu đuối; vì vậy ta không còn muốn quở trách y nữa mà chỉ muốn giúp y bằng cách tuôn đổ sức mạnh vào cái bộ phận yếu đuối ấy của chính ta sao cho toàn thể đoàn thể nhân loại có thể sung sức và khỏe mạnh.
Như vậy, khi người ta vươn lên tới cõi bồ đề thì ta có thể thu được kinh nghiệm của những người khác; vì thế cho nên mỗi Chơn ngã không cần phải trải nghiệm mọi kinh nghiệm với vai trò là một cá thể riêng rẽ. Nếu ta không muốn cảm thấy sự đau khổ của người khác thì ta có thể rút lui, nhưng ta tự nguyện muốn cảm thấy sự đau khổ ấy bởi vì ta muốn giúp người. Ta bao trùm người đang đau khổ vào trong tâm thức của chính mình và mặc dù kẻ đau khổ ấy không hề biết tới sự bao trùm ấy, thế nhưng trong một chừng mực nào đó nó vẫn giảm bớt sự đau khổ của mình.
Trên cõi bồ đề có một năng lực hoàn toàn mới vốn chẳng có điều gì chung với các năng lực trên cõi thấp. Đó là vì người ta nhận ra các đối tượng bằng một phương pháp khác hẳn, trong đó những rung động bên ngoài không đóng vai trò gì hết. Đối tượng trở thành một bộ phận của chính mình và ta nghiên cứu đối tượng ấy từ bên trong thay vì từ bên ngoài.
Với một phương pháp lĩnh hội như thế, rõ ràng là nhiều đối tượng quen thuộc đâm ra hoàn toàn không nhận thức được. Ngay cả thần nhãn trên cõi trung giới cũng có thể giúp ta nhìn thấy mọi vật từ mọi phía cùng một lúc kể cả nhìn từ bên trên và bên dưới, thêm vào đó lại còn có sự phức tạp thêm nữa là trọn cả phần bên trong vật thể ấy cũng mở ra trước mắt ta dường như thể mọi hạt đều được đặt riêng rẽ lên trên mặt bàn: thêm vào sự kiện ấy còn có việc khi ta nhìn vào các hạt này thì đồng thời ta thấy bên trong mỗi hạt như thể ta đang nhìn qua đó thì hiển nhiên là ta không thể truy nguyên bất kỳ sự giống nhau nào như vậy với các đối tượng mà ta biết trên cõi trần.
Trong khi trực giác của thể nguyên nhân nhận ra cái bên ngoài thì trực giác của thể bồ đề nhận ra cái bên trong. Trực giác trí năng khiến ta có thể ngộ ra được một điều ở bên ngoài mình; đối với trực giác của cõi bồ đề thì người ta nhìn một vật từ bên trong.
Như vậy nếu trong khi hoạt động qua thể nguyên nhân ta muốn tìm hiểu một người khác để trợ giúp cho y thì ta xoay chuyển tâm thức mình lên thể nguyên nhân và nghiên cứu những đặc điểm của nó; chúng hoàn toàn xác định và thấy rành rành nhưng ta luôn luôn nhìn thấy chúng từ bên ngoài. Nếu muốn biết như vậy mà ta lại nâng tâm thức lên cõi bồ đề ta ắt thấy được tâm thức của người khác là một phần của chính mình. Ta thấy một điểm tâm thức biểu diễn cho y mà ta có thể gọi là một lỗ hơn là một điểm. Ta có thể tuôn đổ mình vào cái lỗ ấy và nhập vào tâm thức của mình ở bất kỳ mức nào thấp hơn theo như ta muốn, và vì vậy có thể thấy mọi thứ chính xác như ta thấy từ bên trong thay vì từ bên ngoài. Thật dễ hiểu là điều này giúp ta có được sự thông cảm và đồng cảm hoàn toàn xiết bao.  
Thế nhưng như ta đã từng thấy trong mọi sự tiến bộ kỳ lạ này vẫn không hề mất đi ý thức cá thể cho dẫu hoàn toàn mất hết ý thức biệt lập. Trong khi phát biểu này có vẻ dường như nghịch lý, thế nhưng nó lại hoàn toàn đúng. Người ta vẫn nhớ mọi thứ đằng sau mình. Chính mình là người đã hành động như thế này như thế nọ trong quá khứ xa xăm. Y tuyệt nhiên không thay đổi trừ phi giờ đây y đã đạt được nhiều hơn mức ấy và cảm thấy rằng mìnhbao hàm trong bản thân nhiều biểu lộ khác nữa.
Nếu ở dưới đây và ngay bây giờ, một trăm người chúng ta có thể đồng thời nâng tâm thức lên tới tận cõi bồ đề thì tất cả chúng ta ắt chỉ là một tâm thức duy nhất, nhưng đối với mỗi người tâm thức ấy dường như là của riêng mình, hoàn toàn không thay đổi gì hết, ngoại trừ việc giờ đây nó còn bao hàm mọi tâm thức khác nữa.
Huệ nhãn của cõi bồ đề bộc lộ con người không phải là một thành lũy mà là một Ngôi Sao tỏa chiếu theo mọi hướng: các tia của ngôi sao ấy xuyên thấu qua tâm thức của kẻ quan sát sao cho ta có thể cảm thấy nó là một bộ phận của chính mình, thế nhưng lại hoàn toàn không phải vậy. Mọi quan sát viên đều nhất trí rằng ta không thể mô tả trạng thái tâm thức bồ đề nếu không phải bằng một loạt những điều phủ định mâu thuẫn nhau.
Khả năng đồng hóa trên cõi bồ đề chẳng những đạt được đối với tâm thức cùa người khác mà còn đối với tâm thức của mọi điều khác nữa. Như ta có nói, ta học được mọi thứ từ bên trong thay vì từ bên ngoài. Điều mà ta đang khảo sát đã trở thành một bộ phận của chính mình; ta khảo sát nó là một loại triệu chứng nơi bản thân ta. Đặc trưng này rõ rệt là cấu thành một sự khác nhau căn bản. Trước khi ta có thể đạt được điều ấy thì ta phải hoàn toàn vô ngã, bởi vì chừng nào còn có một yếu tố cá nhân trong quan điểm của đệ tử thì chừng đó y không thể tiến bộ theo tâm thức bồ đề vốn tùy thuộc vào việc trấn áp phàm ngã.
H. P. B có nói rõ rằng: “Bồ đề là năng lực nhận biết, là kênh dẫn thông qua đó tri thức thiêng liêng đạt tới Chơn ngã, đó là sự phân ly thiện với ác cũng như là lương tâm của Thượng Đế, là Linh hồn, vốn là hiện thể của Ātma” . Ta thường bảo rằng đó là nguyên khí phân biệt tâm linh.
Trong hệ thống Yoga, turiya, tức một trạng thái xuất thần cao cấp có liên quan tới tâm thức bồ đề; cũng như sushupti có liên quan tới tâm thức trí tuệ; svapna có liên quan tới tâm thức trung giới và jagrat có liên quan tới tâm thức trên cõi trần. Tuy nhiên các thuật ngữ này còn được dùng theo ý nghĩa khác vì chúng chỉ tương đối hơn là tuyệt đối 
Trong sáu Giai đoạn của cái Trí mà ta trình bày ở trang 146, quyển Thể Trí, giai đoạn niruddha, tức do Chơn ngã kiểm soát tương ứng với hoạt động trên cõi bồ đề.
Nơi thể xác, prana màu vàng nhập vào luân xa tức trung tâm lực ở tim biểu diễn nguyên khí bồ đề.
Mặc dù ở mức bồ đề, con người vẫn có một thể nhất định, thế nhưng tâm thức của y dường như cũng hiện diện nơi một số lớn các thể khác. Sinh võng (màn lưới sinh tồn) vốn cấu tạo bằng chất bồ đề mở rộng ra đến nỗi nó bao trùm nhiều người khác sao cho thay vì là nhiều sinh võng nho nhỏ riêng rẽ thì ta có một mạng lưới duy nhất rộng lớn bao trùm tất cả với một sự sống chung duy nhất.
Nhiều người khác nữa, dĩ nhiên có thể hoàn toàn không ý thức được sự thay đổi này và đối với họ thì bộ phận nho nhỏ riêng tư của mình thuộc về mạng lưới ấy dường như vẫn mãi mãi riêng rẽ hoặc ắt phải như thế nếu họ có biết chút ít gì về sinh võng. Như vậy xét theo quan điểm này và ở mức này thì toàn thể nhân loại đều nối kết với nhau bằng các kim quang tuyến để tạo thành một đơn vị phức hợp duy nhất không còn là một con người mà là ngườitheo nghĩa trừu tượng.
Trên cõi bồ đề, theo một cách thức nào đó dĩ nhiên là óc phàm không tài nào hiểu nổi, qua khứ, hiện tại và tương lai đều tồn tại cùng một lúc. Trên cõi này người ta không còn chịu sự hạn chế của không gian như ta từng biết trên cõi trần. Vì thế cho nên khi đọc Tiên thiên Ký ảnh (Xem quyển Thể Trí, trang 238), y không còn cần tới – giống như trên cõi trí tuệ - việc duyệt lại một loạt các diễn biến bởi vì như ta đã nói, quá khứ, hiện tại và tương lai hiện diện trước mắt y cùng một lúc.
Khi tâm thức đã phát triển trọn vẹn trên cõi bồ đề thì vì vậy ta có thể tiên đoán hoàn toàn, mặc dù dĩ nhiên ta không thể - thật vậy ắt không thể - đưa toàn bộ kết quả xuống tâm thức hạ đẳng cùng một lúc. Tuy nhiên ta vẫn rõ ràng là có được sự tiên đoán minh bạch khá nhiều bất cứ khi nào ta muốn vận dụng năng lực ấy, và ngay cả khi ta không vận dụng năng lực ấy thì những tia chớp lóe tiên đoán thường xẹt qua sinh hoạt thường nhật của ta sao cho ta thấy có được một trực giác ngay tức khắc về cách thức diễn biến của sự vật ngay cả trước khi chúng bắt đầu.
Tầm rộng lớn của cõi bồ đề mở ra đến mức cái có thể được gọi là thể bồ đề của các hành tinh khác nhau thuộc dãy hành tinh của ta cũng gặp nhau sao cho trọn cả dãy hành tinh chỉ có một thể bồ đề duy nhất. Vì thế cho nên khi ở trong thể bồ đề, người ta có thể di chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác trong dãy hành tinh.
Ở đây ta có thể nhận thấy rằng một nguyên tử chất bồ đề có chứa 49tức 117.649 “bọt hỗn nguyên khí”.
Một người có thể nâng tâm thức mình lên tới cảnh giới nguyên tử của cõi bồ đề ắt thấy mình hoàn toàn hiệp nhất với mọi người khác đến nỗi nếu y muốn tìm ra một người khác thì y chỉ cần liên lạc dọc theo đường lối của chính người ấy thì có thể tìm được người ta. Phần sau đây có thể được coi là một ví dụ thuộc tác động của tâm thức bồ đề. Mọi vẻ đẹp cho dù thuộc về hình tướng hay màu sắc, cho dù ở thiên nhiên hay là trong khuôn khổ của con người, trong những thành tựu cao cấp của nghệ thuật hoặc trong đồ gia dụng khiêm tốn nhất đều chẳng qua chỉ là một biểu hiện của Vẻ đẹp Duy nhất; vì thế cho nên mọi vẻ đẹp đều được bao hàm một cách tiềm ẩn trong vật nào đẹp đẽ cho dẫu nó là thấp hèn nhất; như vậy thông qua nó ta có thể ngộ ra được mọi vẻ đẹp và đạt tới được Đấng mà Bản thân Ngài là sự Mỹ lệ. Để hiểu được trọn vẹn điều này thì ta cần phải có tâm thức bồ đề nhưng ngay cả ở mức thấp hơn nhiều thì ý niệm này cũng có thể hữu ích và có kết quả.
Một Chơn sư đã từng diễn tả như sau: “Chẳng lẽ con không hiểu rằng chỉ có một Tình thương Duy nhất, do đó cũng chỉ có một Vẻ đẹp Duy nhất. Bất cứ điều gì đẹp đẽ ở trên bất cứ cõi nào cũng đều như thế, bởi vì nó là bộ phận của Vẻ đẹp ấy. Và nếu ta truy nguyên nó tới đúng mức thì mối quan hệ của nó ắt hiển lộ ra. Mọi Vẻ đẹp đều thuộc về Thượng Đế, cũng giống như mọi Tình thương đều thuộc về Thượng Đế; và thông qua những Đức tính này của Ngài, kẻ có tâm hồn thanh khiết bao giờ cũng có thể đạt tới Ngài.”
Song le, việc phát triển trọn vẹn được thể bồ đề vốn thuộc về trình độ La hán mặc dù những người cho đến nay còn lâu mới đạt tới trình độ ấy vẫn có thể bằng nhiều cách khác nhau tiếp xúc được với tâm thức bồ đề.
Bồ đề nơi tinh thần con người vốn là Lý trí thuần túy và Từ bi, đó là Ngôi Minh Triết, là đấng Ki Tô nơi con người.
Trong diễn trình tiến hóa bình thường, tâm thức bồ đề sẽ dần dần được triển khai trong Giống dân phụ thứ Sáu thuộc Giống dân Chính thứ Năm và còn nhiều hơn nữa trong chính Căn chủng thứ Sáu.
Người ta có thể truy nguyên sự xuất hiện của Giống dân phụ thứ Sáu nơi những người đang ở rải rác trong Giống dân phụ thứ Năm mà đặc điểm là khả năng âu yếm. Tinh thần tổng hợp là đặc trưng cho Giống dân phụ thứ Sáu này; các thành viên của nó có thể hiệp nhất sự đa dạng về ý kiến và tính tình để thu thập từ đó những ý kiến khác hẳn nhau rồi hòa lẫn chúng thành ra một tổng thể chung có khả năng tiếp thu những điểm đa dạng, rồi phóng chúng ra trở lại thành những điều đơn nhất, sử dụng những năng lực khác hẳn nhau, tìm ra cho mỗi thứ vị trí của mình rồi kết hợp chúng lại thành ra một tổng hợp kiên cố.
Lòng từ bi cũng nổi bật lên; đó là đức tính ngay tức khắc chịu ảnh hưởng của việc tồn tại một yếu đuối nào đấy rồi đáp ứng với sự yếu đuối ấy bằng sự kiên nhẫn, lòng âu yếm và sự che chở. Ý thức đơn nhất và từ bi ắt là một sức mạnh và một quyền năng được dùng để phụng sự, mà muốn đo lường sức mạnh ấy chính là đo lường trách nhiệm và bổn phận.
Share:

TÌM NHAU - THẬT VÀ ẢO



Muôn vì sao, tôn giáo trong tim anh
Dẫn lối đi, dọn đường em tiếp bước
Em, vì sao (28) hai mươi tám tỏa rạng
Soi khắp dương gian, chiếu sáng thiên hà


Hướng về nhau ngày khải hoàn hát ca
Bừng cháy trong ta là khát khao chiến thắng
Bao trận đánh oanh tạc bọn bóng tối
Anh luôn bên em khi cái chết cận kề

Không uổng phí một kiếp đời vô nghĩa
Mình gặp nhau giữa muôn triệu ánh sao
Hạnh phúc ngọt ngào, vui sướng siết bao
Em muốn hét lên cho thỏa nỗi nhớ

Ôi ! sự thật hay là trong giấc mơ
Phải anh đó không, người chiến binh thầm lặng?
Ngỡ ảo ảnh muôn đời trong sâu lắng
Khắc tượng người tình vác thế giới trên lưng.

Bao đêm trôi, em ướt nhòe nước mắt
Giải mã giấc mơ, bài toán không lời
Hôm nay lời đáp dành cho tất cả
Nắm tay nhau về Thượng đế trong ta.
Hien Nguyen, 6/12/2014

THẬT VÀ ẢO
Em chưa từng chạm đến trái tim anh
Nhưng em biết một điều có thật
Khi em ra đời, anh còn đi chân đất
Nay giữa chốn sao trời, em đòi hỏi một ngôi…

Thượng đế bình yên cho câu hỏi muôn đời
Ảo ảnh thật, sự sinh tồn bất diệt
Người yêu nhé, trong tim ta lẫm liệt
Bóng ảnh này, em hãy giữ trong mơ…
Share:

CẢNH TỈNH NHÂN LOẠI TRƯỚC THỜI KHẮC VÀNG


Thời kỳ Đại Đồng đã sắp đến cho toàn thể nhân loại. Tất cả các tôn giáo sẽ quy tụ về một mối. 84 vạn Pháp cũng sẽ quy về 1 Pháp duy nhất để giúp con người tiến hóa thành Thần, Tiên, Phật, Thánh ngay tại kiếp này. Tiến về Nguồn cội, trở về với khối sáng của Thượng đế, trở thành các Đấng sáng tạo riêng của mỗi bản thể. Thế giới này sẽ tiến vào 1 thời khắc vĩ đại, không còn phân biệt quốc gia, màu da, tôn giáo... tất cả chúng ta sẽ là 1 Đại gia đình. Ai đi ngược lại Chương trình tiến hóa của Thượng đế sẽ tự thanh lọc và đào thải. Trái đất mới sẽ ra đời, vạn vật đang đi vào trung tâm khối sáng của vũ trụ, sự Thăng lên của trái đất đang dần bước vào thời điểm quyết định.

Tôn giáo chung cho cả nhân loại đó không nên gọi là tôn giáo, mà nên gọi là "SỰ KẾT NỐI", kết nối giữa Khoa học và tâm linh, kết nối giữa tư tưởng triết học đưa xã hội tiến lên Chủ thể Đại Đồng và Khoa Học Kỹ Thuật. Thượng đế đã đưa ra Chương trình cứu thế cho nhân loại trong thời Mạt pháp, sự chuẩn bị là rất logic, chặt chẽ đến từng thời khắc, mọi thứ đã và đang được tiến hành theo cách thức mà các bạn không thể ngờ tới được.

Chúng ta đang ở trong vòng tay yêu thương của Cha (Thượng Đế), hưởng ân sủng ơn phước từ bên trên. Nhưng chúng ta đang vô tư, thậm chí đang u minh cố gắng vun vén sống sao cho sung sướng kiếp này mà quên rằng Thiên nhãn của Cha đang trông nom tất cả. Những gì các bạn làm đều được chúng tôi lưu vào máy tính chủ vũ trụ, nên nhớ điều ấy, công tội có đủ sẽ dành cho ngày phán xét của cả nhân loại.

Hien Nguyen, ngày 8/12/2014
Www.hiennguyenmaitreya.com

Share:

LỜI ĐẤT VIỆT

Ôi các con ôi-linh hồn của Ta
Ôi đất đai sông núi sơn hà….
Ôi dòng máu thấm nhuần sông suối
Ôi những nơi nào máu đỏ phù sa….
Các con được sinh ra từ tổ tiên Đất Việt
Hơn năm ngàn năm Lúa nước lên Ngôi
Văn Minh do Ta sinh ra, nuôi dưỡng
Sữa của Ta chảy từ Thẩm Dương cho đến Hồng Hà
Từ Tứ Xuyên-Động Đình-Hàng Châu-Lưỡng Quảng
Từ Lạc-Mân-Di-Điển-Dương-Đông…
Những Bàn cổ,Thuấn, Nghiêu, Hoàng đế, Oa, Trần…
Những Hậu duệ của Ta-Lạc Long Quân, Nam Việt…
Nơi Động Đình Vua cha gieo hạt
Bát Hải Long quân Nghiêu Thuấn lạy chào
Nơi Rồng Chim mây sải bay cao
Nơi nào có Trống đồng là Việt!
Các con được sinh ra từ nước
Mạch Đất thiêng, ngọn lúa ngoi lên
Đi với Vua là Kinh Dịch chân truyền
Là Đồ-Lạc mang hình Vũ Trụ…
Là sắn khoai, trống đồng, chim chủ
Là săm mình ngâm nước trầu cau
Là Kinh Thi lẫn với mực Tàu
Câu cú đã lẫn với quỉ ma, tà đạo…
Người ta không được như các con về Đạo
Văn hóa mượn thôi, khoác áo văn minh
Đầu đội lưỡi trai, mà máu của chúng mình
Con cháu Ta đã mất nguồn dân tộc!
Con cháu Ta suốt từ Nam chí Bắc
Từ Hoàng Hà cho đến Nam Kinh
Từ Nhật-Hàn-Đài đảo, Việt vinh
Cho đến tận tủy xương Hán đó!
Hán bây giờ ba phần máu đỏ
Là của Ta-Dân tộc Việt anh linh
Là của Ta chúa tể oai kình
Vua của Đất chính là Long Lạc…
Máu đào thiêng may còn đường đạc
Lũ cháu con không quên tổ nước kia
Nhưng mạo nhầm cả dòng tông bia
Túi văn tự xóa nhầm tên Đất
Máu nồi da, ngàn năm xương chật
Bao đau thương vì thói tham bành…
Đạo Trời nào dung lũ hôi tanh
Nên sắp tới đành hanh cơn xót!
Nay Ta thương, báo đàn con lớn
Bỏ vô minh, qui chính Đạo Trời
Bỏ thói tham, cướp bóc, xâm hôi
Nước nào cũng là máu đồng dân Việt
Sau ngày chuyển, còn bao linh khác
Phải hồi về chính vị Đất Ta!
Nhận tổ nhà, báo đáp công Cha
Xin lập lễ qui hồi đức Mẹ
Đất Việt tổ mang dòng tuyết lệ
Ngậm ngùi đau, chi nhánh phân xa
Sau này rồi cũng phải hợp nhà
Dân chúng thiện, Hoa hòa với Việt
Máu Đại đồng chảy trong lòng tim biết
Nơi nào Hồng, đất ấy Thánh Ca
Nơi nào đen, kẻ tặc không nhà
Khi mãn kiếp, tổ đà đuổi kiệt!
Nay thơ báo cho lời chân triết
Kẻ vô minh phải nhớ qui lời
Sau Hai năm Trời lập thế thời
Phương Đông lớn, Đạo Trời muôn thủa
Lập lên Đồng, dòng Việt trường kính tín
Cái gì còn là của Nước Nam !
Quýt lấy gì phải trả cho cam
Là tông tổ, tên miền, Văn, Thánh!
Nhớ lời Ta báo cho đất cạnh
Kẻ có công khác tiếng cũng mời
Còn khổ công sáng tỏ cứu thêm
Thương tiếc kẻ tham tàn sắp khuất!
Than ôi các con cũng đồng bào Nhất
Mà xa sao cả tiếng lẫn tình
Sắp còn xa mãi mãi xác, linh
Hơn nửa số đi về miền mất
Trời trả về nước Nam chân thật
Một đức nhà, tên nước vinh quang
Bao tiên tri đã sắp kết hàng
Muôn năm mới qui hồi Nghiêu, Thuấn!
Trái tim Nam cũng là Đại lập
Chính ngôi Trung chính chủ Việt cường
Kẻ chống Luật, diệt cả xác, hồn
Kẻ phá, chiến, Trời thu về túi
Càn khôn Trời đã giăng khắp lối
Chạy không sao thoát khỏi tay ai…
Luật Đại Đồng, kẻ ác bành tai
Nên tất cả phải qui hồi về Một!...

                                05/09/2011-TPTT
Share:

LIGHTWORKERS CÓ PHẢI TÔN GIÁO MỚI?


Trích hồi ký "Hành trình đi tìm ánh sáng" của Hiền Nguyễn

Nhiều người hỏi tôi :"Lightworkers, Sinh mệnh ánh sáng có phải là một tôn giáo mới không ?" Xin trả lời, chúng tôi không phải là tôn giáo. Chúng tôi không có khái niệm về tôn giáo và cũng không đề cao tôn giáo hay giáo phái nào trong thời mạt pháp này.

Nhiệm vụ của chúng tôi được khắc dấu trong ADN và buộc phải đi tìm kiếm chân lý, sự thật trong Khoa học tâm linh. Chúng tôi kết hợp giữa cổ đại, cận đại, hiện đại và tương lai. Chúng tôi tích hợp những kiến thức từ khoa học, vũ trụ, siêu nhiên và thế giới ngày nay. Chúng tôi vốn đã là những linh hồn bậc cao quay trở lại để hoàn tất sứ mệnh cho thời đại mới, không phải đến để Tu và giác ngộ. Bởi vì điều đó vốn đã nằm trong cơ thể, nằm trong chuỗi ADN của chúng tôi, điều duy nhất chúng tôi cần đó là sự thức tỉnh để quay trở về Nguồn. Không cần quá nhiều kiến thức của lý thuyết hay sách vở nào, một LW khi đã đủ mạnh mẽ, đủ kết nối được máy tính chủ của vũ trụ là có thể hiểu nhiều thứ hơn bất kỳ lý thuyết sách vở tôn giáo nào. Các bạn sẽ được các Đấng, các hướng đạo tâm linh bề trên trong vô hình chỉ dạy. Việc khai mở chắc chắn là một hành trình rất vất vả cho mỗi Lightworker, nhưng các bạn yên tâm, miễn các bạn làm đúng theo sự mách bảo của linh hồn của trái tim các bạn sẽ tìm lại mình. Các bạn sẽ biết được mình là ai, nhiệm vụ gì...chúng tôi ở đây, đánh thức giấc ngủ vùi trong bạn, chỉ đường cho các bạn tìm lại mình và cùng nhau hướng về thời khắc mới của nhân loại.

Hãy lắng nghe tiếng gọi bên trong, xem nó đang gào thét với bạn điều gì? Nó đang đói thông tin và khát khao sự khám phá những bí ẩn của thế giới này, của vũ trụ, của tâm linh...Ai là Lightworkers tự trong các bạn đã có tiếng gọi tâm linh thôi thúc. Tâm là Tim, Linh là Cảm nhận; Tâm linh có nghĩa là Cảm nhận từ trái tim. Chẳng có gì ghê gớm hay ma quỷ ở đây như cách hiểu của những người phàm phu tục tử. 2 chữ "tâm linh" bao la rộng lớn...bao trùm khắp cõi giới, vũ trụ thì lại bị đầu óc con người hiểu méo mó, lệch lạc rồi ngại nói đến.

Thế giới ngày nay phát triển, khoa học và tâm linh đang kết hợp nghiên cứu nhiều đề tài, nhiều năng lượng mới đã được đưa vào sử dụng trong việc khám chữa bệnh hay tạo ra các máy móc, thiết bị sản xuất năng lượng. Con người chúng ta còn nhỏ bé, ấu trĩ trước kiến thức vĩ đại của Khoa học tâm linh, rồi đây loài người sẽ được chỉ dạy, sẽ được nhìn thấy và chạm đến những điều có lẽ chỉ có trong mơ hoặc trong trí tưởng tượng.

Chúng tôi không phải là tôn giáo, nhưng nhiệm vụ của chúng tôi cũng là đưa các tôn giáo quay trở về nguồn gốc tâm linh vốn có của họ. Mọi thứ đã và đang diễn ra trên khắp thế giới, chúng tôi đang cầu nguyện cho hòa bình vĩnh viễn cho trái đất này với tất cả tình yêu và ánh sáng.

Hien Nguyen, viết xong 9.29pm, ngày 20/7/2014.
Share:

1/ THỜI ĐẠI HOÀNG KIM


Hào quang đang tỏa rạng
Ban ánh sáng huy hoàng
Rọi chiếu khắp muôn nơi
Xua màn đêm u tối

Trần gian đầy tội lỗi
Xin Người giúp chúng con
Trong ánh đạo nhiệm màu
Ta đi tìm chân lý

Đã qua bao thế kỷ
Nay sự thật phơi bày
Cùng muôn loài nắm tay
Bay về nơi xa ấy

Đường đến ngày vinh quang
Trải đầy gai, rướm máu
Nấc thang đến Thiên đàng
Chúng mình về có nhau.
Hien Nguyen, 6.58am, ngày 31/5/2014

2/ NHỚ TWIN
Anh là vầng thái dương
Ánh mặt trời chiếu rọi
Em là ngàn tinh tú
Tỏa ấm cho muôn lòai

Xa cách dẫu xa hoài
Mong ngày về đến hẹn
Cửa nhà luôn vẫn mở
Chào đón ngày vui chung

Chờ đợi và chờ đợi
Đến bao giờ anh ơi !
Thời gian như thiêu đốt
Nước mắt nào tuông rơi

Chia cắt hai vầng trăng
Ở hai đầu nỗi nhớ
Mong hãy đến tìm nhau
Ôm trọn giấc mơ trôi.

3.18pm ngày 26/4/2014





Share:

CHUYỂN HƯỚNG DỤC VỌNG

Ai mà tư tưởng có sự ganh tị, giận hờn nhỏ nhen, thiếu khoan dung và những tật không đẹp khác hiển nhiên không thể đạt được ý thức rộng lớn hơn. Các khuyết điểm này tựa như bụi trên tấm gương là cái trí, gây trở ngại khiến không có phản chiếu trong trẻo. Chúng cũng là những tật cản trở Tình Thương, vì mục tiêu mà người học đạo chân thành nhắm tới là sự ý thức rõ ràng tình thương.
Tình Thương này không phải là tình cảm vu vơ, là ý niệm mơ hồ, nhưng là một tâm thức rõ rệt mà giá trị của nó chỉ những ai đã kinh nghiệm rồi mới có thể đo lường được. Nó là một trạng thái của tâm trí đối với mọi sinh linh, đạt được nhờ óc tưởng tượng và ý chí muốn thương yêu. Vậy tự nhiên là bước đầu tiên hầu có được lòng yêu thương là ý ham muốn đạt được nó. Thế nhưng làm sao ý ham muốn đó hiện hữu khi nó bị các ham muốn ngược lại đẩy ra ? Nó không thể có được, hoặc bằng cách nào đi nữa chỉ có ở một mức nào đó mà thôi.
Chuyện làm ta hiểu ý nghĩa thực sự của câu hay nghe nói là 'thanh tẩy dục vọng'; nó chỉ có nghĩa là chuyển hướng hay thay đổi dục vọng và nhất là không có nghĩa đè nén nó. Việc diệt hết mọi lòng ham muốn chẳng những theo nghĩa bóng là trở thành vật vô tri gỗ đá, mà còn đi ngược với luật căn bản của trọn thiên nhiên.
Theo nghĩa huyền bí, trọn vũ trụ thành hình như là kết quả của lòng ham muốn của đấng tối cao. Trọn diễn trình tiến hóa từ vi trùng cực nhỏ đến vì Hành tinh Thượng đế đều là kết quả của động lực ham muốn. Vì theo khoa học huyền bí, ngay cả Thượng đế cũng mong muốn tiến hóa, và do vậy chưa tới đỉnh của sự tiến hóa của ngài. Và như thế theo cái nhìn của luật vũ trụ quan trọng này, lời khuyến dụ 'Hãy diệt mọi ham muốn' mà ta thấy trong nhiều sách vở thì vừa có hại, không có tính khoa học mà còn nói ngược lại chính mình.
Xem xét kỹ thêm, ai muốn loại trừ dục vọng phải trước tiên có ý muốn làm vậy. Quả thật, dù muốn thế mấy ta không thể tránh được việc lòng ham muốn là cái thúc đẩy cho mọi hành động. Hơn thế nữa, nó là ý muốn đi tìm một hình thức đặc biệt của hạnh phúc ta làm, hay nghĩ vào lúc đó mà ta ham muốn. Nói khác đi, động lực cho mọi hành động là việc đi tìm hạnh phúc; mà bởi ta không hề tìm nó đúng chỗ hoặc ao ước hình thức đúng đắn của hạnh phúc là điều hằng hữu và vô điều kiện, ta phải 'thanh tẩy' hay chuyển hướng dục vọng tới mục đích này, nếu muốn đạt tới ý thức rộng lớn hơn.
Ta cũng không thiển cận khi nói rằng chỉ nhờ học hỏi chuyện tâm linh mà con người tự động tránh được hết mọi tâm tánh nhỏ nhen kể ở trên, đó là chưa nói đến các tật khác nghiêm trọng hơn nữa. Nhưng câu hỏi là làm sao loại trừ chúng nếu đó là ước nguyện thật lòng; vì về một mặt mà nói, người ta sẽ không giữ trong lòng chi hết nếu không muốn giữ chúng.
Thí dụ, nếu người này ghét người kia, đầu tiên họ làm vậy hiển nhiên vì họ muốn ghét kẻ ấy, và nếu lòng ghét bỏ không được duy trì sống động bằng lực của lòng ham muốn, thì nó sẽ tàn lụi dần. Nhưng giả dụ là người đó phân tích lòng ghét bỏ của họ, lột bỏ hết mọi ảo ảnh và rồi trực diện với chính mình, họ sẽ thấy mình chỉ là người ưa vặn vẹo đầu óc, tự dằn vặt. Tóm tắt là họ chất chứa cảm xúc khó chịu của tâm trí. Và như vậy dù nhiều hay ít, mọi hình thức ghét bỏ và thiếu lòng nhân khác chỉ là cảm xúc khó chịu tương tự của tâm thần.
Chuyện không may là đa số người không phân tích đủ để thấy như vậy; bằng không có lẽ họ sẽ tìm cách loại trừ chúng, vì chỉ có ai khùng điên mới bám lấy cảm xúc không vui. Mặt khác họ có thể không muốn làm việc ấy và trong trường hợp đó ta sẽ phải dùng những phương thức trí tuệ khác, lý do là tâm tánh con người khác nhau rất xa, phương pháp này tự nhiên là không thích hợp cho hết mọi người.
Giá Trị của Quan Điểm.
Một phương pháp như thế dùng cách thay đổi quan điểm, bởi có được quan điểm rõ ràng là có thuốc ngừa cho hầu hết mọi chuyện. Khi ta làm cho người ta nhận thức, thực sự mà không phải chỉ là lý thuyết, rằng tất cả hiềm thù nhỏ nhen, ganh tị, oán ghét và bao tật khác quá nhiều không kể ra hết được, chỉ là xấu xa và không đáng với con người, thì có thể là chúng sẽ tự biến mất. Bởi nói cho cùng, lý do mà nhiều người để cho mình cảm thấy bao tình cảm không đẹp là tại vì họ nghĩ mình phải cảm biết chúng, và không cảm biết thì sẽ là dấu hiệu của sự yếu đuối.
Ý này thấy rõ hồi thế chiến I, khi hằng ngàn người gọi là tín đồ Thiên Chúa giáo thù ghét kẻ địch của mình, vì tưởng tượng là mình phải có thái độ đó với kẻ địch, và làm khác đi là yếu đuối và không yêu nước. Phải chi họ nhận thức là trong tình trạng khác thường như vậy, lòng ghét bỏ là việc phí phạm không hay năng lực tình cảm, hẳn họ sẽ nghĩ chuyện không đáng cho mình làm và ngưng lòng thù ghét ... dĩ nhiên chuyện cũng là vậy với những tình cảm ít mạnh mẽ hơn.
Thí dụ ai bị chê bai nghĩ rằng họ phải oán ghét lời chê bai đó, vì không giận là tỏ ra không có tư cách. Thành ra lòng kiêu hãnh bị tổn thương của họ sinh ra ý muốn có lòng hờn giận, và cảm xúc này còn hoài cho tới khi nào ý  muốn mất hết lực của nó và tan biến. Nếu thay vào đó họ chuyển hướng tình cảm vào việc tha thứ, hẳn người ấy sẽ làm tròn chỉ dạy là thanh tẩy lòng ham muốn. Thực vậy, không lỗi nào trên đời mà không đáng được tha thứ, và ấy là điều mà học viên cần nhận biết, nếu họ mong ước đạt được ý thức rộng lớn hơn.
Giá Trị của Lòng Khoan Dung Chân Thật
Để tới đích ấy họ cần phát triển lòng khoan dung trọn vẹn, tính này sinh ra cũng nhờ có một quan điểm có sẵn.  Trước tiên họ cần chấp nhận như là sự kiện tuyệt đối lời vừa trình bầy ở đoạn trước, tức động cơ cho mọi hành động là việc tìm kiếm hạnh phúc; và khi làm vậy rồi thì nhận thức rằng tất cả những ai gọi là kẻ có tội thì chỉ là những kẻ đi tìm hạnh phúc theo cách sai lầm.
Mà không phải chỉ có thế, vì họ cũng cần nhận biết rằng cách 'sai lầm' đó lại là cách đúng cho kẻ ấy, vì chỉ khi đi sai nhiều đường chót hết người ta mới lo việc tìm đường đúng. Thái độ như vậy đối với lỗi lầm làm mất đi mọi chướng ngại, và cũng thanh tẩy tâm trí của ai chịu suy nghĩ như thế. Ngược lại, lòng thiếu khoan dung làm hoen ố tấm gương phản chiếu, và bởi đó là một hình thức tệ hại của lòng ghét bỏ, nó ngăn cản những tia của tình thương.
Dầu vậy, lắm kẻ nghĩ là họ thực tình có lòng khoan dung nhưng nếu thành thật trực diện với chính mình, có thể họ khám phá nhiều tính không khoan dung ẩn nấp không được nhận ra. Họ có thể thấy là tuy khoan dung với chuyện lớn họ lại không khoan dung với chuyện tương đối nhỏ hơn. Có những người dù khoan dung với ý kiến về tôn giáo, lại mạnh mẽ không khoan dung với ý kiến về chính trị. Rồi có người khoan dung hoàn toàn với quan điểm của ai ở ngoài nhóm riêng của họ, lại thật là không khoan dung với bất cứ quan điểm khác biệt của ai trong nhóm của mình.
Lại còn có người nhất định không thích ai đó vì kẻ này có thói quen mà họ không ưa. Chẳng hạn có một nhân vật nổi tiếng mà không hút thuốc, khi được nghe là một nhà yogi có thể hút bốn mươi điếu xì gà liên tiếp mà không hề hấn gì, đã giận dữ phán:
- Tệ hại thì thôi.
Mà tại sao thiếu khoan dung như vậy ?  Tuy chúng ta không hoan nghênh bất cứ sự quá độ nào, nhưng ai có thể hút số lượng xì gà nhiều như vậy mà không bị ảnh hưởng gì thì ít nhất đã có được sự kiểm soát lớn hơn đối với cơ thể, so với ai chỉ hút một điếu thôi là cũng bị say thuốc rồi ! Như vậy, không kể những điều khác, lòng không khoan dung có thể làm ta mù quáng không nhận ra điều tốt lành ẩn kín trong nhiều việc xem ra không lành. Và cho dù huấn thị 'Hãy nhìn thấy sự tốt lành trong mọi việc' đã hóa nhàm, nó cũng vẫn là phương tiện giá trị trong việc có được lòng khoan dung và chuyển hướng dục vọng.
Bởi thực sự có điều tốt lành trong mọi vật nếu ta biết chỗ để tìm, và có ước muốn đi tìm nó, và lẽ tự nhiên ai không khoan dung sẽ từ chối không chịu làm vậy, vì ý muốn của họ dù không được ý thức, hướng tới việc không tìm sự tốt lành trong những việc ấy, lỡ nó đi ngược với ý kiến riêng mà họ ưa thích. Và như thế ta trở lại lần nữa việc cần phải có sự 'thanh tẩy' hay chuyển hướng dục vọng.
Khoan Dung và Sáng Suốt
Lòng khoan dung thật sự và vô biên thì trên thực tế là một loại dửng dưng thiêng liêng. Ai khoan dung đúng nghĩa không cần phải tha thứ, vì họ tha thứ mọi lỗi lầm trước khi nó phạm phải. Tính dửng dưng này hoặc sinh ra từ tâm thức cho rằng mọi giận hờn đều tệ hại – vắn tắt là không đáng cảm thấy – hoặc từ lòng dễ dãi như của cha mẹ đối với con cái. Biết rằng các con trẻ người non dạ, cha mẹ không mong chờ chúng xử sự khéo léo như người lớn. Tuy bề ngoài bổn phận làm cha mẹ khiến họ la rầy con và đôi khi có vẻ bực  dọc, nhưng trong lòng họ không cảm thấy thực tình có bực bội gì.
Nay ta đã nói khi trước sự kiện huyền bí là có linh hồn thơ trẻ và linh hồn già dặn hơn, hoặc nói rõ ràng hơn thì có cái tôi non dại và cái tôi trưởng thành. Như vậy, mong đợi người trước cư xử giống người sau là vừa khờ dại và thiếu khoan dung, như mong trẻ con hành xử giống người lớn. Người chí nguyện muốn tập tánh khoan dung cần xem đây như là chỉ dẫn để giúp họ có được tính này.
Nhưng có thể có lời phản đối kêu lên. Độc giả có thể nói.
- Có lòng khoan dung tuyệt vời như vậy thì hay lắm, nhưng nếu chúng ta không hề tỏ ra oán giận thì chuyện đầu tiên mà một linh hồn thơ trẻ có thể làm là lợi dụng ta một cách không công bằng.
Lời phản đối này dầu vậy được trả lời rõ ràng trong câu chuyện ngụ ngôn nhỏ của người Ấn Độ.
Thuở xưa có một con rồng cư xử như rồng, do lòng tàn ác nó hoặc ăn thịt người, hay cấu xé làm họ bị thương tích nặng nề, nên chẳng bao lâu nó trở thành mối kinh hoàng cho trọn khu vực. Ngày kia có một vị Yogi giỏi dang sau khi xem xét câu chuyện, đến với con rồng và nói:
- Bạn này, có việc gì thế ? Há bạn không biết là sẽ tới lúc bạn phải trả Karma nặng nề cho những chuyện sai lầm này ư ? Hơn nữa, phạm lỗi này khiến bạn bị chậm trễ việc giải thoát chính mình. Đừng ăn thịt ai nữa !
Rồi nhà yogi từ tốn bỏ đi. Vài tuần sau, ông trở lại con đường này và thấy con rồng ở trong cảnh thực đáng thương, thân hình bị đâm chém chẩy máu và mụn nhọt thê thảm. Ông hỏi.
- Bạn ơi, tôi thấy gì thế này ? Sao lại đầy thương tích vậy ?
Con rồng đáp.
- Ô Mahatma, con nghe lời dạy của ngài, và xem kết quả đây. Vì con ngưng không ăn thịt người nữa, họ quay sang làm thịt con, tới ném đá con, lấy dao và những khí cụ khác đâm chém cho tới khi con dở sống dở chết.
Nhà yogi mỉm cười đầy lòng từ, đưa tay vuốt nhẹ và kỳ lạ thay các vết thương đuợc chữa lành. Đoạn ông dặn.
- Này con, ta dặn con đừng ăn thịt người, mà không dạy con là đừng la rống làm họ sợ hãi lui ra. Trong khi con, cái tôi trước của con, tạo nên karma xấu do sự hung dữ của chính mình, nay do sự hiền dịu nơi chính con, con đã cho phép họ sinh ra karma xấu, thế là cũng không phải vì ngay cả tính hiền dịu cũng phải đi kèm với óc khôn ngoan.
Dụ ngôn này chỉ cần lời phê bình nhỏ, vì hiển nhiên là trong nhiều trường hợp, lòng khoan dung trọn vẹn chỉ nên cảm thấy trong tâm, vì biểu lộ ra ngoài có thể gây hại rõ ràng. Thí dụ lời dạy trong kinh thánh là khi ta bị tát má này thì đưa má kia ra làm ai ít hiểu biết cho là vừa không thực tế vừa vớ vẩn, vì họ không biết đến triết lý đông phương, và không ý thức ý nghĩa thực bên trong.
Đương nhiên đó không phải là câu hỏi theo nghĩa đen là đưa má kia ra để bị đánh tiếp, tuy làm vậy có thể gây kinh ngạc cho vài người, mà có nghĩa là đưa má kia ra trong lòng; nói ngắn gọn là lấy tình thương đáp lại lòng hung bạo. Giống như ta có thể la mắng con cái mà vẫn thương yêu chúng, với người lớn phạm lỗi ta có thể phải giả vờ không tha thứ một lúc dài, dù trong tim đã tha thứ họ từ lâu. Hơn thế nữa, làm khác đi có thể khiến lòng khoan dung của ta nhuốm tính ích kỷ.
Bởi lòng khoan dung trọn vẹn là một loại tính dửng dưng, ta có thể trở thành dửng dưng với điều tệ hại nơi người khác tới mức không còn muốn giả bộ điều mà ta không cảm thấy trong lòng. Khuyết điểm của tính dửng dưng này là một trong những điều tự nhiên ta cần phải tránh.
Rồi còn có phải hình thức tinh tế của lòng kiêu ngạo ta cần xét tới. Ai thật tình có lòng khoan dung, nhất là khi họ có tiếng là khoan hòa, có thể luôn muốn tỏ ra là mình khoan dung cho dù làm khác đi có thể có lợi cho ai khác. Vì giống như con rồng do tính hiền dịu của mình đã cho phép người khác sinh ra karma xấu cho chính họ, mà nếu cố gắng một chút thì điều ấy có thể được ngăn cản.
Vậy ta thấy là trong một vài trường hợp, ngay cả đức tính lớn lao như  lòng khoan dung trọn vẹn cũng có thể trở thành tiêu cực, thì cách chữa là tăng cường nó bằng đức tính tích cực hơn là óc Khôn Ngoan và Tình Thương.
Trích:
A Greater Awareness, Cyril Scott.
Share:

Lưu trữ Blog

Translate