1.1. Ngũ Chi Đại Đạo
1.2. Sự xuất hiện của loài người và chuyển biến của đạo phá
Ngôn ngữ thông thường của Đông Phương gọi các bậc giác ngộ Thế Đạo là Thánh Nhân, bậc thoát tục (bước vào Thiên Đạo) là Tiên Gia, bậc toàn giác (rõ cả thể pháp và bí pháp Thế Đạo lẫn Thiên Đạo) là Phật. Tây Phương gọi bậc hi sinh cho đời là Thánh và bậc giác ngộ hơn người là hiền triết hay triết gia.
Thật ra, dù là Đông hay Tây, các hệ thống pháp quyền lý giáo đã tùy từng mức tiến hoá khác nhau được lập ra để hướng dẫn sự tiến hóa. Trong một xã hội thuần nhất, có thể chỉ có một kiểu đạo tràng nhưng trong các xã hội đã tiến hóa, vì có nhiều trình độ chúng sanh khác nhau nên cũng có nhiều trường tư tưởng đồng hiện diện.
Qua thời gian, số lượng các trường tư tưởng hay tín ngưỡng hiện nay là rất lớn nhưng nói chung, trừ mối Thiên Đạo mà Thượng Đế đã đến lập ra cho nhơn loại kỳ này, có tất cả năm trình độ đạo tràng từ Nhơn Đạo đến Phật Đạo (Ngũ Chi Đại Đạo) như sau:
o Nhơn Đạo dạy sự tùng khổ,
o Thần Đạo dạy sự thắng khổ (vị công yểm tư, dưỡng lành diệt dữ),
o Thánh Đạo dạy sự thọ khổ (để giáo hoá người, cải dữ ra lành),
o Tiên Đạo dạy sự thoát khổ,
o Phật Đạo dạy sự giải khổ (cho người).
Các lý giáo ở bậc cao hơn tất nhiên có bao gồm các bậc thấp. Tuy ngôn từ giảng dạy có khác nhau nhưng trình tự tiến hoá đại thể vẫn phải là khai phóng tâm thức để ngày càng rộng mở hơn nữa. Có khả năng qua được trường lớp tiến hoá dưới thấp mới có thể lĩnh hội các lý giáo và thực hành các pháp quyền của lớp tiến hoá cao hơn.
Thoạt đầu con người phải tùng theo NHƠN ĐẠO mà khai tâm. Nhơn Đạo là nói chung về các phong tục, bổn phận và trách nhiệm con người với chính mình, với các định chế gia đình và xã hội, và có khi còn kể cả với tiền nhân và hậu thế nữa. Các định chế này thường được duy trì nhân danh lợi ích chung của một tầm mức tiến hoá nào đó nên lắm khi cá nhân tiến hoá không đồng với đa số phải chịu hi sinh. Phải sống trong sự ràng buộc tất nhiên phải thọ khổ.
Những mối khổ ấy là tác nhân giúp con người khai tâm. Do khai tâm muốn thắng khổ mà có sự khai khiếu để thấu đạt các thể pháp Thế Đạo nhằm vận dụng sự đồng tâm tạo tác cơ nghiệp vì quyền lợi chung, đó là đã bước qua THẦN ĐẠO. Có một chút thần lực hơn người mới có huy động được các công trình tập thể và các công cuộc phấn đấu và tranh đấu để thắng khổ cho đến thành công và kẻ huy động được vậy thì tương ưng với Thần vị. Tượng đài, dấu tích là những hiện tướng kích động giác quan, làm sống dậy các công nghiệp lưu dấu của các bậc Thần đó vậy.
Bậc Thần điều quân thắng một trận chiến nhưng cũng cần bậc Thánh giữ vững tinh thần quần chúng, dù phải chịu ngàn năm nô lệ vẫn không chịu để cho bị ràng buộc trong vòng hệ luỵ vật chất mà mất đi giá trị con người. Thánh Nhân là bậc có thể khai trí mở tâm cho chúng sanh bằng con đường văn hoá xây dựng nhơn phẩm. Do nắm vững bí pháp Thế Đạo mà các Thánh Nhân xây dựng tinh thần, lập danh thể lưu truyền hậu thế khiến cho ai nấy đồng ý ưng tùng các chuẩn mực chung của phải quấy, đẹp xấu (THIỆN và MỸ) làm khuôn cho các giá trị xã hội. Các chuẩn mực tinh thần này nằm ở tầng tri thức cao hơn các giác quan nên không dựa vào hình tượng nữa. Cho nên sự chối bỏ lối tôn thờ hình tượng và đề cao tinh thần là một dấu hiệu của THÁNH ĐẠO.
Cao hơn các sự phải quấy ước định ấy là sự hiển CHƠN của các bậc đồng tâm thức hiệp ưng với Đạo Pháp bao la trong các cõi không gian. Đó là do TIÊN ĐẠO khai đường Thánh Đức dò lối trường sanh mà thể pháp của Thiên Đạo hiển thành.
Đạo Trời (Tiên Đạo, Phật Đạo) coi Đức là biểu lộ bên ngoài của cái Đạo tàng ẩn bên trong. Đạo là sự thật tự có có mãi sâu bên trong, là tâm thức và khả năng thống hợp các phân biệt nhị nguyên. Đức là tính cách ứng duyên biểu lộ ra bên ngoài để kiến tạo sự hài hòa thống nhất. Đạo và Đức ấy vẫn là một và là hai mặt không thấy được và thấy được của một cá thể, chúng chẳng phải là hai thứ tư cách, hai bộ mặt một giả một thật.
Tu Đức ắt minh Đạo: khi cố gắng cải thiện tư cách, bỗng nhiên có tương thông với nguồn Thánh Đức bàng bạc trong không gian bao la. Đó là do nhìn sự phản chiếu của bản thân từ ánh mắt của Thượng Đế trong mọi nơi mọi người mọi lúc và trong các Đấng thiêng liêng mà qui phục Đấng Đại La Thiên Đế, tự chơn hơn nữa hơn nữa. Đạo từ ngoài thành vào là như vậy.
Minh Đạo nên Đức hiển: Bên trong nhất quán khiến có sự Hiệp Thiên, theo sự trực truyền từ cái nhìn của Đấng Thái Cực Thánh Hoàng
nên vạn sự Minh Thương hiển lộ ra bên ngoài đều phù hợp. Tự thắp đuốc mà đi, Đạo từ trong hiển lộ ra bên ngoài thành sự
minh thương là như vậy.
Đạo Người (Thần Đạo, Thánh Đạo) vì chưa đủ thâm sâu nên chỉ coi đức như một thứ tính tốt của nhơn sanh hướng đến chỗ cao trọng hơn, như đức hi sinh, đức nhẫn nại, đức khiêm cung hoà ái…
Lý, Giáo về Đức ở Thần Đạo và Thánh Đạo có tính cách khuôn thước chuẩn mực rõ ràng nhằm un đức sự tận thiện tận mỹ. Trong khi đó khuôn thước của Tiên Đạo và Phật Đạo lại là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự và đức ấy đã thành ra Huyền Đức nhằm un đúc sự tận chơn. Tận chơn hay thuần chơn là thuận theo Thiên ý. Dù có kết quả ra sao đi nữa cũng là hiệp Thiên ý: Chơn, rồi chơn nữa, chơn thêm hay chơn nữa, chánh nữa, chơn nữa chánh nữa. Tự chơn là thiền, là an, là định, là tự chủ tiến hoá.
Hành giã có tâm vào với thể pháp Thiên Đạo tất thấy mình có quyền linh hoạt ứng xử, tuỳ lúc tuỳ chỗ mà im lặng hay nói năng chứ không cần phải cố định theo khuôn mẫu nào thấy biết được bằng giác quan hay trí thức phải quấy thông thường.
Ở mức Tiên Đạo, sự chối bỏ các thước đo của danh nghĩa thế tình là điều không chi khó hiểu. Vì nhận thức rõ mỗi khi có xướng xuất một chánh danh chánh nghĩa thì nhân thế bắt chước theo mà lập nên vô vàn những nguỵ danh nguỵ nghĩa vốn ngăn cản sức sống linh hoạt và sự trong sáng thiên nhiên; rốt cuộc lại Thần Đạo vận dụng cảm xúc qua các phương pháp tuyên truyền, Thánh Đạo vận dụng các thứ văn hoá, danh nghĩa ràng buộc trí não đều là những lợi khí dễ bị lợi dụng khiến người hiền lành chơn chất bị gạt.
Cho nên Tiên Đạo dạy cho người hoặc trong sáng ngây thơ hoặc đủ trí lự tự giải phóng khỏi tâm thức suy tư theo danh nghĩa phải quấy vốn có tính nhị nguyên ấy để hoà mình vào với thánh đức chơn thật tự bên trong. Đó cũng là sự hoàn nhiên mà hòa đồng.
Nhìn từ góc độ con người trong cảnh đời vị ngã thì gọi là sự đại bi đại ái từ bên trên nhưng nhìn từ cái chơn thật nhất nguyên thì đó là một thái độ hiển nhiên như vậy và chẳng có chi để bàn. Có được vậy là do có tâm thức được khai phóng khỏi các tín điều huyền hoặc và mê muội, huyền hợp được các thứ ý nghĩ về có không, phải quấy. Có được vậy nên có thể liên thông với các khối tinh thần cao trọng và với nguồn sống linh hoạt, tự do, bàng bạc trong không gian mà chứng được Tiên vị.
Đã giải phóng được mình khỏi tâm thức buộc ràng trong tín ngưỡng và tham vọng phi thực của thế tục, bậc chứng được Đạo Pháp liên không gian (Tiên vị) khi ra công tạo lập Đạo Pháp trường lưu liên thời gian (lập đời) để đào tạo, un đúc công năng Đại Bồ Tát, tạo cơ tiến hoá thực tiễn cao hơn về cả vật chất lẫn tinh thần cho chúng sanh, thì có thể nắm trọn được bí pháp Thiên Đạo độ chúng, đó là PHẬT ĐẠO.
Sự thể hiện Huyền Đức Hiệp Thiên bấy giờ không còn là một hành tàng bí mật và cách ly hẳn với thế sự mà là điều kẻ khai tâm đến mức độ lìa nhàm các tầng thức giác dưới thấp và muốn hoà nhập vào bí pháp Thiên Đạo thì có thể được khai khiếu để chứng ngộ và nhìn nhận những cái thật cụ thể khách quan ấy. Nếu còn mãi sử dụng các thức giác thấp kém để giải thích hầu chối phăng các điều cao hơn thói quen của chính mình thì không hề cảm nhận đủ để chấp nhận được những điều đang diễn ra sờ sờ trước mắt mình.
Nói một cách vắn tắt,
Thể pháp Nhơn Đạo: Thần vị,
o Hiệp lực tập thể, duy vật,
o Bài bác sự bất động,
o Tạo tượng đài, dấu tích kích động cảm quan,
o Giành sống.
Bí pháp Nhơn Đạo: Thánh vị,
o Hiệp trí, xây dựng tinh thần hướng thượng, duy tâm,
o Bài bác các cảm xúc hữu hạn[2],
o Lập văn hoá trong vòng thời gian (danh nghĩa phê phán đời trước lưu truyền cho đời sau),
o Đề cao các chuẩn mực của Thiện, Mỹ,
o Chia sống.
Thể Pháp Thiên Đạo: Tiên vị,
o Hiệp thông với các cõi không gian tinh thần và nguồn sống vô biên,
o Nghịch chuyển từ không gian cõi trí thế tập đến cõi Linh hằng hữu,
o Bài bác các ý tưởng hữu hạn trong vòng nhân quả nhị nguyên,
o Từ chối nhơn tâm hay nghiêng đổ, cũng từ chối đạo tâm quá nhặt nhiệm tế vi, mà chú trọng sự dụng khí để gìn giữ cái thật của sự sống, ấy là tinh và thần[3].
o Hiệp Chơn: hiệp được với cái sống, đạt được bí mật của sự Sống.
Bí Pháp Thiên Đạo – Phật vị,
o Hiệp chơn thánh đức siêu nhiên với mọi cõi không gian không phân biệt cao thấp,
o Theo khối đại hoà điệu vũ trụ, lấy Linh làm căn bản,
o Pháp Vô Pháp, tuỳ nhơn độ chúng, nhưng nói chung là hiệp cùng trời đất mà hoá dục quần sanh,
o Trực trực truyền thừa,
o Bất nhiễm với mọi dấu tích thời gian (đoạn lìa tâm thức phàm phu),
o Thoát ly hẳn mọi thứ sở định về mình về kẻ khác, về người tu hay không tu, về sự vô hạn hay hữu hạn,
o Chứng Chơn: đạt được bí mật của sự Linh, có thể hiệp linh và chiết linh.
Đó là bốn mức độ hành chơn để đạt phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Từ góc độ thế gian mà nói thì có sự phân biệt như vậy nhưng nói cho rốt ráo thì chỉ có phân biệt Chưa Trọn Lành và Trọn Lành mà thôi. Có trọn lành mới có trọn khả năng biến cái sống của vật chất thân thể thành cái linh của tinh thần và dùng tinh thần để điều ngự thế giới vật chất.
Dù là hiền triết Đông Phương hay Tây Phương cũng không dạy ngoài các thể pháp và bí pháp của Nhơn Đạo và Thiên Đạo đại để như vậy. Chúng liên quan đến các chủ điểm công, đức, huệ, tình trong việc xiển dương sức sống của vật chất thân thể và tâm lý tinh thần cho đến mức diệu ứng được với thiên nhiên tức là có thể hiệp nhất được với Thiên tâm mà vạn sự ứng xử toàn chu.
Vậy chủ yếu của Tam Giáo (Đạo Thánh, Đạo Tiên, Đạo Phật) hay Ngũ Chi (Tam Giáo + Nhơn Đạo và Thần Đạo) là chiếc thang năm nấc cho nhơn loại khai mở khả năng vô tận của mình. Nếu thiếu tâm vô tư tầm chơn hoặc chỉ xem đó là những trường tư tưởng dạy các lối sống theo các quan điểm của các con người có ý tưởng khác nhau, không từng thực hành các mật pháp thực tế của từng mức lý giáo ấy, chỉ dùng trí não mà cân phân suy xét thì khó chứng được hết các diệu dụng của chúng.
Các cuộc hô hào dụng công tập thể chỉ ở tầm vóc Thần Đạo, các nghi lễ phong tục trong các nền văn hoá thuộc về các bậc Thiên Thánh, Nhơn Thánh hay Địa Thánh, các sự khai mở khả năng trí thức tinh thần thuộc vào các bậc Địa Tiên hay Nhơn Tiên còn đến bực Thiên Tiên mới là tương ưng với Phật vị.
Đến một tầm mức nào đó, công đức huệ tình vừa nói trên phải đạt được tính cách vô tướng pháp thì mới đủ sức thoát ly các thúc phược thế tục. Vô tướng pháp là sao? Là pháp mà không thấy biết có pháp. Đó là không làm mà thực ra có làm mọi thứ (vô vi nhi vô bất vi), đó là con đường tam lập vô vi (lập công lập đức lập ngôn trong cõi tâm linh, không hiện tướng ra bên ngoài).
Công quả vô vi không có nghĩa là công quả chẳng cần ghi sổ sách ban thưởng tại thế mà đó là sự hành công không thấy có tướng trạng chi nhưng lại có kết quả cụ thể. Đức vô đức (huyền đức) hay ngôn vô ngôn cũng vậy. Đó không phải là những công thức hay thước đo hữu tướng hoặc sự sử dụng bùa phép hay máy móc bí mật mà là công năng thực sự của khối tinh thần ngưng đọng được trong bản thân. Sức mạnh ấy có thể chuyển đổi tâm lý, trí thức và can thiệp vào mọi mặt của sự sống nếu theo đúng lối. Đó là công phu hoá chuyển vô tướng của bậc Ma Ha Tát. Phải qua các giai đoạn Cao Đài, Tiên Ông, Đại Bồ Tát rồi mới đến giai đoạn ấy.
Ngày nay mỗi lần tiến hóa thân tâm như nói trên đều do có theo Đạo Hư Vô. Tất cả các Đạo hữu hình đều có sự ngăn trở và bị làm lệch hướng. Chỉ theo Đạo Hư Vô với Sư Hư Vô mới ổn mà thôi.
Kẻ giỏi học theo các bậc giác ngộ ẩn nơi vô hình như vậy được gọi Hiền Đồ, kẻ có thể cùng các bậc ấy luận bàn được gọi là Hiền Hữu, còn Hiền Nhơn là kẻ có thể ra mặt sống với đời, Hiền Triết là kẻ có thể dạy đời. Cao hơn nữa là Triết Hiền, bậc có thể dạy dỗ Phật Tiên.
1.2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐẠO PHÁP
Do càng ngày càng có thêm những thông tin mới mà ước tính của khoa học về nguồn gốc loài người càng phải đổi thay. Những hóa thạch mới tìm thấy gần đây cho thấy có dấu hiệu loài người xuất hiện trên mặt đất cách đây rất lâu hơn người ta từng nghĩ.
Ngoài ra, người ta có thấy có dấu vết con người khổng lồ bên cạnh dấu vết của khủng long và cũng từng thấy có các vật dụng và các bộ xương của loài người có kích thước cao lớn khác thường.
Anaxagoras từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã có nói đến việc sự sống trên trái đất là từ một nơi khác mang đến. Vấn đề này đã không được nhắc đến mãi cho đến khi xuất hiện quyển sáchTelliamed được in năm 1748 sau khi tác giả Benoît de Maillet (1656-1738) chết. Từ đó, nhiều khoa học gia đã nói đến sự sống có thể truyền giữa các hành tinh trong thái dương hệ hay giữa các ngân hà nữa. Mới đây, một mẫu vẫn thạch từ Hỏa Tinh (ALH84001) đã cho thấy có nhiều mầm sống khiến cho tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton phải có buổi công bố chính thức trên truyền hình ngày 7-8-1996 .
Đạo Cao Đài nói rõ là có ba thời kỳ bày Đạo ra để độ người, gọi là Nhất, Nhị và Tam Kỳ Phổ Độ:
* Thời kỳ Thánh đức:
Sơ khai Long Hoa Đại Hội, Đức Di Lạc, kiếp Tiên vị mệnh danh là Hoàng Cực Chủ Nhân, lãnh lịnh Lão Mẫu tức là Diêu Trì Kim Mẫu hay là Thiên Hậu buổi nọ, Ngài làm chủ Thuyền Bát Nhã chở các nguyên nhân xuống thế, lần đầu 24 chuyến thuyền, hai lần sau mỗi lần 6 chuyến, đúng như quyển kinh thứ nhứt và thứ nhì Ngọc Lộ Kim Bàn.
Nguơn Thánh đức gọi là: Nhứt Kỳ Phổ Độ:
Giáo chủ đạo Phật: Nhiên Đăng Cổ Phật.
Giáo chủ đạo Tiên: Thái Thượng Đạo Quân.
Giáo chủ Đạo Thánh: Văn Tuyên Đế Quân.
Các vị Giáo chủ đã sáng khai nền đạo, lập thành qui điều, luật pháp, an ninh trật tự cho nhơn loại tiến bước trên đường tu tỉnh. Đức Chí Tôn Ngài mới dạy: Khai Long Hoa Đại Hội Nhứt Kỳ nên có câu: Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội Nhiên Đăng Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn. Đức Nhiên Đăng làm chủ hội, điểm đạo chỉ có 6 ức nguyên nhân đắc đạo.
* Nhị Kỳ Phổ Độ:
Thời kỳ văn minh tiến hóa từ ấy mới nổi danh trong Tam giáo:
Phật thì có Đức Thích Ca làm Giáo chủ.
Tiên thì có Đức Lão Tử làm Giáo chủ.
Thánh thì có Đức Khổng Tử làm Giáo chủ.
Sau 551 năm, Ngài cho Đức Chúa Jésus Christ giáng sanh, cũng thời Nhị Kỳ.
Sau khi thành lập luật pháp qui điều, Ngài mới khai Long Hoa Nhị Kỳ Phổ Độ, có câu: Nhị Hội Long Hoa Hồng Vương Đại Hội Di-Đà Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn.
Đức Di-Đà làm chủ hội, điểm đạo được 2 ức nguyên nhân đoạt pháp, phần nhiều là môn đồ của Lão Tử đắc đạo, còn 92 ức nguyên nhân luống chịu đọa trần.
* Tam Kỳ Phổ Độ:
Đến thời kỳ Hạ nguơn mạt kiếp, tức là thời kỳ qui cổ, chính mình Đức Chí Tôn giáng trần, dùng huyền diệu cơ bút, để Tam Trấn Oai Nghiêm thay cho Tam giáo lập Đạo vô vi, không hình thể như trước, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Khai Pháp Trần Duy Nghĩa 8-11-35
Qui cổ là sao? Theo nghĩa đen, đó là trở lại với cung cách xa xưa. Khi quả địa cầu này đã biến chuyển đến lần thứ bảy thì nó sẽ chuyển lại đến trạng thái ban sơ để khởi đầu cho cuộc tiến hóa bảy chuyển của một lớp chúng sanh mới. Còn như hiện nay nó đang ở bước ngoặc giữa hạ ngươn tam chuyển và thượng ngươn tứ chuyển nên qui cổ là trở lại trạng thái ngây thơ của tuổi trẻ con nhưng thuộc một tầm vóc tiến hóa cao hơn.
Tam Trấn Oai Nghiêm là sao? Là Đệ Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Thánh Đế Quân, chơn linh của lửa sống bừng lên, Đệ Nhị Trấn Oai Nghiêm Quan Thế Âm Bồ Tát, chơn linh của nước sống nhuận xuống, là thời gian vô cùng và Đệ Nhứt Trấn Oai Nghiêm Thái Bạch Kim Tinh chơn linh của ánh sáng Thái Cực, là nước lửa hiệp một, là ngọn lửa lạnh. Lửa, nước, ánh sáng là ba trạng thái của sự sống nơi vạn vật, chí linh và vạn linh.
Đạo vô vi là sao? Đó là con đường tương thông tương cảm tương truyền năng lực giữa vạn linh với nhau và với Đấng Chí Linh mà không buộc phải qua một thủ tục hay hành tàng nào mà người ngoài có thể thấy được nhưng lại có kết quả thực tế. Có là vô vi như vậy mới tránh khỏi những ngụy danh ngụy nghĩa do vô minh mà ràng buộc lẫn nhau.
Các thuyền Bát Nhã nói trên chỉ đề cập đến các nguyên nhơn giáng trần nhưng Phật Mẫu Chơn Kinh còn nói rõ rằng Tam Kỳ Phổ Độ này là một cơ duyên để tất cả các nguyên nhơn, hóa nhơn và quỉ nhơn đồng được hộ giúp để tiến hóa:
…Hội Nguơn Hữu Chí Linh huấn chúng,
Ðại Long Hoa nhơn chủng hòa ki (cơ).
Tam kỳ khai hiệp Thiên thi,
Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên.
Trung khổ hải độ thuyền Bát Nhã,
Phước từ bi giải quả trừ căn.
Huờn hồn chuyển đọa vi thăng,
Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn chưởng Âm.
Thập Thiên can bao hàm vạn tượng,
Tùng Ðịa chi hóa trưởng Càn Khôn.
Trùng huờn phục vị Thiên môn,
Nguơn linh hóa chủng quỉ hồn nhứt thăng.
Vậy nguyên nhơn, hóa nhơn và quỉ nhơn là những ai?
Nguyên nhơn là những nguyên linh mà Đức Chí Tôn cho xuống trần để học hỏi về cơ tấn hóa
[7]. Vì đã có ngôi vị rồi nên nguyên nhơn luôn có Chơn Linh theo hướng dẫn các hành tàng.
Chơn-Linh
[8] điều khiển xác thân qua Chơn-Thần
[9] của nguyên nhơn. Nếu họ phạm tội thì Chơn Linh ấy trở về, và Chơn Thần phải tái kiếp đặng đền bù tội lỗi. Chừng tội lỗi đền xong, thì Chơn- Linh sẽ trở lại, mà dìu-dẫn Chơn-Thần thêm nữa, trên đường tấn-hoá của họ.
Nếu nguyên nhơn tăng tiến được trên trường tấn hóa thì phẩm vị ấy sẽ được cao thăng. Còn nếu như Chơn Thần quá ư mê muội thì cựu vị phải để trống.
1.2.2. HÓA NHƠN
Hóa nhơn là cầm thú tiến hóa lên loài người. Họ đi từ vật-chất lần đến loài người, và đoạt được phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật do nơi công-quả tạo nên.
Hoá-nhân là khi phân Lưỡng- Nghi biến thành Bát-Quái mà tạo ra vật-chất , thì họ chỉ là vật-chất biến thể, lần đến loài người, nên Chơn-Thần của họ vẫn còn là thể-chất; khi họ chưa tạo được vị, họ chỉ có giác hồn chế ngự họ mà thôi. Họ có lương tri nhưng chưa có lương năng. Do Tạo Hóa công pháp mà Chơn Thần của họ lần lần được trong sáng. Ánh sáng ấy của Chơn Thần được gọi là Âm Quang.
Khi tạo được phẩm-vị rồi họ mới được hưởng hồng ân của Chí-Tôn ban cho điểm linh-quang và từ đó mới có lương năng, tức là có khả năng thực hành được những gì mà lương tri khiến họ biết. Nếu lập được vị rồi lại còn muốn lập vị thêm nữa, thì lúc xuống thế đặng lập công thêm nữa, cũng được gọi là nguyên-nhơn.
1.2.3. QUỈ NHƠN
Quỉ Nhơn là thuộc hàng hóa nhơn phạm lỗi. Do Chơn Thần (phần hồn) của họ vẫn là thể chất nên không chế ngự được các hành vi của thể chất và bị quyến rũ rơi vào hệ cấp của Quỉ Vương.
… Quỉ Vương là tay diệt hóa. Cũng như có sống của Thầy, ắt có chết của Quỉ vương vậy.
Thầy, 11-11-1930 ( 12-12- Kỷ Tỵ)
Có và không cùng nhau sinh ra. Biết là có tức so sánh nó với không. Có cái sống tức có cái không sống. Quỉ Vương có thể tạo ra cái chết nhưng không tạo ra được cái sống. Cái chi nghịch lại sự sống tức là nghịch lại với Thượng Đế. Tam Thập Lục Động là giả cảnh của Quỉ vương bắt chước theo Tam Thập Lục Thiên (ba mươi sáu từng trời) mà bày ra mỗi nơi một giả cuộc.
1.2.4. CƠ CHUYỂN BIẾN TUẦN HƯỜN CỦA VẠN VẬT
Cao Thượng Phẩm
Bần-Đạo chào mấy em.
Hôm nay Bần Đạo dạy cho mấy em hiểu rõ nguyên căn biến chuyển tuần huờn của vạn vật.
Vạn vật trong vũ trụ không vật nào hơn hay kém. Trước sau đều đồng một thể là Chơn Linh lập đời, định thể đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi, và thi dụng tài năng hầu tô điểm thêm phẩm giá Thiêng Liêng vị. Do lẽ đó, các phẩm chưa đủ sức lo tròn địa-vị phải luân-hồi chuyển kiếp mà bồi bổ thêm. Lúc khai Thiên lập Địa thì các đẳng Chơn Hồn ấy phải đi từ vật chất lên thảo-mộc, thú cầm, rồi mới chuyển kiếp làm người được. Tính ra, mỗi phẩm đi từ đầu chí cuối mà không bị lầm lạc, thì phải đủ chín chục ngàn kiếp (90.000) mới trở về Thiêng Liêng vị được. Vì cớ mà các đẳng Chơn-hồn lúc bị lầm lạc, sa đọa, phải luân hồi chuyển kiếp mãi mãi, chưa về đặng nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Các Chơn-hồn ấy, lúc mới là hóa-nhân, thì còn bản chất thật thà, vì chưa bị sự cám dỗ của vật chất cho mấy. Sự cám dỗ ấy lại cũng do các Chơn hồn còn nhỏ phẩm kiếp, muốn cho các Đấng trên mình đồng về một lượt, mới bày cơ thử thách. Lần lần, các Chơn-hồn nhiểm vật-chất, rồi do vật chất ấy, mà tạo thành hình thể hữu vi đặng phô bày cho hết lẽ huyền vi ra thiệt tướng. Vì vậy, chúng ta thấy sự biến chuyển của Tạo Đoan càng ngày càng tăng tiến là lẽ đó.
Khi loài người đã lột hết lẽ huyền vi cho nhau đặng hiểu rồi thì cơ bí mật chẳng còn nữa. Do đó mà sự qui cổ phải trở lại đạng cho các nguyên nhân thấy rõ mọi đường học hỏi về sự biến chuyển là lẽ nào. Ngày nay các nguyên nhân xuống thế mà hiện còn ở tại thế , đã chuyển kiếp mấy lần chín chục ngàn kiếp rồi. Bởi thế mà Chí Tôn xây cơ chuyển thế cho các nguyên nhân thấy rõ sự huyền vi bất khả xâm phạm của Thiên Điều, là dầu cho tay phàm kiếm đặng sự bí mật của Tạo Hoá mà họ có thể kiếm đặng sự sanh của Đức Chí Tôn hằng để hay chăng?
Ngày nay các nguyên nhân đã thấy rõ sự tiến hóa của họ về vật chất là mầm tiêu diệt, nên tự họ phải nhường bước trước hình phạt Thiêng-Liêng. Họ đã hiểu đặng huyền-vi bí-mật của vũ-trụ mà họ không hiểu lẽ sanh tồn do đâu mà có. Vì vậy mà lần hồi, họ chỉ nhờ học hỏi nơi đạo-đức mới hiểu lẽ ấy do đâu. Lần nầy, vì các Chơn Linh xuống phàm quá lâu nên Đức Chí-Tôn muốn đem về hết một lượt, rồi cho trở xuống học lại lớp khác. Bởi cớ, Tam-Ngươn tận mãn, thì nhứt ngươn kế tiếp là vậy.
Còn quỷ-nhơn là những Chơn-hồn của Quỷ-Vương nơi Tam-Thập Lục-Động cho xuống đặng cho làm các bài vở cho các nguyên-nhân học hỏi. Vì cớ, cho nên các nguyên-nhân mà tội lỗi cũng phải đến cõi Phong-đô chịu sự giáo-hóa mà định trí, định thần, rồi chuyển kiếp nữa, chớ chẳng hề vì Quỷ-vương mà tiêu-diệt cho đặng.
Luật Tam Thể, đêm 16-9-Canh Dần