THƠ HÀI XUYÊN CÕI GIỚI



Tình xuyên cõi giới tưởng nên thơ
Ngờ đâu ong bướm chỉ mộng mơ
Biết trước cõi trời anh là thế
Em về khép lại mối vương tơ

Hàng ngàn Tiên nữ đẹp như hoa
Tha thướt xiêm y với ngọc ngà
Anh say men tình nơi chốn ấy
Chả trách Trời đày khi đến đây

Cho chừa cái thói khoái Trăng Hoa
Cho vô Tịch cốc chơi với sầu
Nhốt cái thân anh vào cõi ẩn
Nếm cảnh buồn đời khỏi lăn tăn

Thơ, nhạc của anh chả ai ngó
Viết xong bụi bám chả ai thèm
Bởi chỉ có em là tri kỷ
Nhưng mà em ghét chả thèm xem

Như thế đáng đời tính tèm nhem
Chẳng có ai chơi họa với vần
Chẳng có ai ca "Mộng Hồ Điệp"
Dạo bước giang hồ vẫn đơn côi

"Độc cô cầu bại" mình anh thôi
Em có linh đơn lẫn Kim bài
Vũ khí hủy diệt tay em giữ
Xin lỗi thì còn có Phim Đôi.

Hien Nguyen, 4.07pm, ngày 30/11/2014
Share:

1/ TRUYỀN LỆNH


Thế giới ngày nay sắp đổi thay
Định luật như thể được an bày
Động vật, chim muông cùng cây cỏ
Con người, vạn vật sắp về đây...(5D)

Thượng thiên ban xuống nhiều quy tắc
Luật lệ NESARA sắp thi hành
Trời đất xướng ca chờ tin tức
Hòa bình thiết lập chốn trần gian

Mừng vui báo hiệu đến con người
Muôn sự tại trời đã hanh thông
Sự sống đời đời sau cái chết
Rũ bỏ cõi trần chốn ba đê (3D)

2/ HÀNH TRÌNH ĐI TÌM ÁNH SÁNG

Hành trình đi tìm ánh sao xanh
Cho bạn, cho tôi, cho chúng sanh
Trời đất chan hòa trong vũ trụ
Ưu đàm đã nở báo tin lành

Việt Nam đất nước của niềm tin
Sông núi dậy lên khúc giao mùa
Tâm linh huyền ảo được hun đúc
Ánh đạo sáng ngời trải bốn phương

Chư Phật, chư thiên nhìn chúng con
Trải đều ơn phước, tạo duyên lành
Này đây đất nước Người đã chọn
Sống vẹn chữ tình với nước non

Hien Nguyen
Share:

TÔI LÀ AI ???


(Tặng riêng các Lightworkers, Starseed, Indigo...tương lai)

Tôi là ai ? Tôi đi tìm chính tôi
Giữa hàng triệu linh hồn đang tỉnh thức
Mỗi hóa thân như một làn sóng nhỏ
Đại dương bao la, chưa đến bến bờ.

Tôi là ai ? Tôi tìm khắp chân mây
Đất trơì kia chẳng nơi nào trông thấy.
Rồi bất chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê
Một sát na giây hóa thành bất tử

Thân thể chói lóa mềm mại như tơ
Mỗi bước chân đi nhẹ như sương khói
Tôi đã hóa thân thể thành ánh sáng
Khối cầu pha lê tinh khiết tựa sương mai.

Thế giới mới, thế giới những vì sao
Lấp lánh sắc màu thủy tinh trong suốt
Bạn và tôi chúng ta cùng tỉnh thức
Sánh vai nhau dệt mộng ước ngàn sau.

Hien Nguyen, 8.25pm, ngày 8/8/2014


Share:

GỬI ANH - NHỮNG LIGHTWORKERS VIỆT NAM


Hãy nhắm mắt, cảm nhận từ trái tim anh
Một thế giới mới nơi ta mãi kiếm tìm
Rực rỡ, huy hoàng không bút nào tả xiết
Bởi vì ta đang nắm bí mật những vì sao

Em không mơ hồ và em chẳng mơ cao
Nó đang đến từng ngày như em mong ước
Chạm tay vào khoảnh khắc này cho thật khẽ
Em sợ rơi làm vỡ vụn giấc chiêm bao

Nhìn thế giới này em cảm thấy nôn nao
Trong giấc mơ em là bản đồ sáng tỏ
Ôi Việt Nam! tình yêu chưa bao giờ cạn
Khắc dấu vào em đỏ chói ngàn ánh sao

Em nhìn anh, ta nắm tay nhìn thế gian
God đã chọn nơi chúng mình đang đứng đấy
Thử thách đã qua ngày mai trời sẽ sáng
Anh nghĩ gì nếu Phật, Chúa ghé nơi đây ?

Giấc mơ của em đẹp quá phải không anh ?
Cả thế giới đang mong chờ cho ngày ấy
Nhưng nơi họ đến sẽ là nơi hóa giải
Ma trận trên cao, ma trận dưới trần gian

Anh đừng bao giờ mệt mỏi và than van
Phần thưởng sắp trao cho những người chiến thắng
Thế giới mới, thế giới của sự tinh khiết
Vất vả này xứng đáng cho những gian nan ?

Hãy chờ đi anh, hãy đợi chút nữa thôi
Bình minh sắp hé rạng phía cuối chân trời
Kiên nhẫn giúp trái tim anh mở rộng cửa
Đón ánh ban mai sáng rực mãi ngàn sau...

Hien Nguyen, 6.53am, ngày 19/8/2014

(P/S: Tất cả các bạn là những Thần đèn cho thế giới mới - Chào đón The Golden Age)
Share:

KHI NÀO LOÀI NGƯỜI "THỨC TỈNH" ?


Sao không sánh bước bên nhau trên đường đi
Có nhiều nỗi đau âm thầm không hóa giải
Trời đất kia đã quay cuồng theo cơn lốc
Anh để em gánh chịu miệng lưỡi thế gian?

Vượt qua tất cả mọi rào cản, nguy nan
Em muốn muôn vì sao quanh ta tỏa rạng
Bóng tối sẽ tan trước hào quang tỏa sáng
Dẫu gai nhọn đâm rướm máu cả bàn chân

Loài người u minh chờ đợi tiếng chuông ngân ?
Biết đến bao giờ nhận ra điều "thức tỉnh" ?
Có những người anh ban cho họ quyền uy
Nên họ mãi đắm chìm trong khát khao quyền lực

Ôi! Em muốn hóa điên, muốn vỡ tan lồng ngực
Giải phóng con người vất vả lắm anh ơi
Đến nhanh đi thôi kẻo em ngợp lắm rồi
Cho thế sự nhân gian ngàn đời lưu giữ.

Hien Nguyen, ngày 22/11/2014
Share:

TÂM THỨC CAO, THẤP


I. Giới Thiệu 
Cách đối phó với những xáo trộn trong đời là có tính lãnh đạm thiêng liêng (divine indifference), thấy như mình đứng trên núi cao nhìn xuống sóng bủa liên tục vào ghềnh đá. Sóng có thể cuồng loạn nhưng lòng người vẫn an nhiên, vì biết rằng tất cả chỉ là thoảng qua còn mình là tinh thần vĩnh cửu,  và điều quan trọng là trụ vào nhận thức ấy. Hình ảnh này còn có một ý nghĩa khác là trên đường tiến hóa tinh thần, đa số sự việc thường chỉ có thể được giải quyết trọn vẹn từ trên cao đi xuống, dùng nguyên lý cao đối phó với nguyên lý thấp, từ nhãn quan của một tâm thức rộng lớn. 
Nguyên tắc này là lý do cho lời dạy 'Lấy oán đáp oán thì oán kia chẳng dứt, lấy ân báo oán thì oán tiêu tan'. Đối với lòng thù hận thì ta phải dùng tình thương là nguyên lý cao hơn để giải trừ, cụ thể hơn nữa thì trí năng cao hơn tình cảm  nên phải được dùng để chế ngự tình cảm. Vì vậy, luyện tập để có tâm thức cao là một trong những bước mà ta phải làm. Bài dưới đây xin bàn vài điểm của việc ấy. 

Tâm  Thức  cao, thấp
    Nhiều phần là ai cũng đang luyện tập chuyện đó mà không để ý, thí dụ giản dị nhất là việc lập hạnh. Khi bạn gia tăng ý thức về sự hợp nhất của muôn loài (Vạn vật đồng nhất thể, hoặc tình Huynh đệ đại đồng), là bạn đang thiêu hủy những gì chia rẽ, những gì ngăn chặn bạn với sự hợp nhất ấy. Điều gì bị thiêu hủy ? Bạn làm tiêu rụi lòng ghét bỏ, phân cách, lòng kiêu căng, hãnh diện của bạn; huyễn tưởng của bạn. 

Ý Thức  Cao
    Khi tâm thức mở rộng, bạn vượt qua được trở ngại và trở thành một với Chân Nhân, và với Đại Ngã có trong muôn loài. Vấn đề tự nó biến mất  khi bạn nâng cao tâm thức. Đôi khi bạn không cần cho người khác lời khuyên, vì lời khuyên không có ích gì khi chưa có việc mở rộng tâm thức. Bất kể bạn cho họ lời khuyên gì hay cho bao nhiêu, họ sẽ không sử dụng được hay nếu có áp dụng thì dùng nó sai, vì chưa có tâm thức nâng cao. Ấy là lý do chuyên gia tâm lý đôi khi thất bại, vì họ không nâng cao tâm thức người đến gặp họ muốn giải quyết vấn đề. Ngược lại, nâng cao tâm thức họ và rồi họ không còn vấn đề. 

Vậy hãy giải thích cho người khác thấy cần mở rộng tâm thức, và rồi họ có thể giải quyết vấn đề của họ. Khi nâng cao tâm thức, bạn sẽ thấy được những đường lối tinh tế và sáng tạo hơn để chuyển hóa tâm thức người khác, bằng cách gợi hứng, cho họ viễn kiến cao hơn. Đó là viễn kiến về sự hợp nhất, hòa hợp. 
Ta không nên quên là mục tiêu của cuộc tiến hóa hiện thời của ta là sự khai mở tâm thức; trọn tiến trình nhắm đến việc thực hiện điều này. Khi làm vậy, người ta cảm nhận được tính chất của các sinh vật khác, và ấy là điều kinh sách hàm ý khi dạy ta nhìn ra Thiên tính (hay Phật tính)  của muôn loài. Đi sâu hơn nữa là nhận ra cái nốt mà mỗi sinh linh đang làm vang lên, nơi mỗi người đó có thể là nốt từ ái, hay mỹ lệ, ý chí, trí tuệ v.v.; nó là động cơ ẩn dấu trong mỗi hình dạng. 
– Người chưa thức tỉnh nhìn thấy hình dạng, ghi nhận cách sinh hoạt của vật, và 'xét theo bề ngoài'. 
– Người bắt đầu thức tỉnh khởi sự cảm biết đôi nét mỹ lệ nằm ẩn sâu bên trong mọi hình thể.


– Người đã thức tỉnh nhiều đặt trọng tâm sự chú ý của mình vào thế giới tính chất hay đặc tính, và càng lúc càng ý thức những lực tinh tế, có được cảm nhận đối với điều vô hình, bí ẩn đang từ từ lộ ra cho họ thấy. 

Chính vẻ mỹ lệ bên trong không tỏ lộ này mà tôn giáo nhấn mạnh đến việc trau dồi đức hạnh, và phép tham thiền dạy bước đầu tiên là trụ vào một ý tưởng. Ý tưởng để thiền và đức hạnh được dùng làm mục đích có giá trị và có tính xây dựng. Kế đó, câu nói trong kinh thánh 'Ai nghĩ trong tâm điều gì thì họ là như vậy', cũng dựa trên cùng nhận thức, và sự phân biệt giữa người thường ở đời  với người sống theo tinh thần, là một kẻ chú tâm vào hình dạng bên ngoài còn người kia tìm cách làm việc với tính chất của sự sống bên trong.

II. Các chặng Tâm thức. 
Các tính chất trên của sự sống thiêng liêng biểu lộ khác nhau qua các loài. Mỗi loài phát triển một đặc tính nổi bật và những thiên tính khác đóng vai trò phụ thuộc cho đặc tính chính ấy. Liệt kê thì ta có: 
1- Kim thạch có đặc tính là hoạt động với hai thái cực là sự tĩnh hay bản chất trì trệ (tamasic) của đất đá, và tính phóng xạ. Mục đích của mọi nguyên tử kim thạch là đi tới tính phóng xạ, có khả năng xuyên qua được mọi chất liệu giới hạn và bao quanh. Khi đó nó bước vào trạng thái giải thoát, và tính phóng xạ là hình thức chứng đạo cho kim thạch. 
2- Thảo mộc có đặc tính thu hút, biểu lộ bằng mầu sắc, và sự giải thoát hay hình thức sinh hoạt cao nhất của nó thấy qua hương thơm. Hương thơm có liên hệ với đời sống tình dục, ở loài này hoạt động ấy có mục đích nhóm, với sự trợ giúp của gió và thế giới côn trùng. Bản chất của hương thơm, mục đích và dụng ý của nó là với sự trợ giúp này nó sẽ làm lan tràn và tiếp tục sự sống của loài thảo mộc. Cây cỏ tiến hóa nhất có sự mỹ lệ và hương thơm ñaùng keå, tỏa xa bắt buộc loài khác phải lưu yù. 
3- Thú cầm có đặc tính là bản năng tăng trưởng dần, hình thức cao nhất của nó biểu lộ qua các thú vật nhờ gia hóa đã tiến xa, và có lòng tận tụy với người. Tâm thức của thú hướng về sự hiểu biết, và là điều mà con người tuôn tràn lên chúng khi đem con vật vào thân cận với mình. Con người và nước là tác nhân chứng đạo cho loài thú cầm, và người được giao phó công việc đưa loài thú tới sự giải thoát, tức bước sang làm người vì đó là bước đường kế của chúng. 
Nói thêm thì sự giải thoát trong bất cứ loài nào đều hàm ý bước vào những trạng thái tâm thức mới, và có ý thức mới. Riêng về sự liên hệ giữa thú cầm và con người; và giữa con người với nhau thì chiến tranh, sự đổ máu, giết chóc, đau khổ chỉ được giải quyết bằng việc gia hóa và có tình thương giữa hai loài. Ta gộp con người vào vấn đề đối với loài vật vì về một mặt, con người có thể xác là động vật nên chia sẻ vài điều cùng với loài thú. 
Khi trí tuệ con người phát triển nhiều hơn, cách giải thoát của loài vật sẽ thay đổi qua việc con người giải quyết những khó khăn của người và vật bằng sự phân xử và dùng lời nói đúng cách. Điều này cho ảnh hưởng lên con vật là không còn giết chóc đổ máu, và cho con người là không còn chiến tranh gây chết chóc cho thân xác. 
4- Nơi nhân loại, đặc tính đang lộ dần là trực giác, đây là một tính chất của trí tuệ; con người cũng trở thành 'phóng xạ' theo nghĩa hương thơm của đời sống đạo hạnh sẽ lan tỏa, thu hút các tác nhân  là những bậc Cao Cả làm ta giải thoát. Ba đặc tính phóng x (thấy nơi kim thạch), hương thơm (của thảo mộc), lòng dâng hiến(biểu lộ qua thú nhà) dẫn tới con đường phụng sự nhân loại nơi loài người, cho thấy con người tổng hợp trong đời mình các ước nguyện và sự thành đạt của ba loài thấp hơn.

Sự việc cũng cho thấy một luật trong cuộc tiến hóa là không có gì mất đi, bước tiến tới luôn luôn là sự tổng hợp của những kinh nghiệm đã qua, và là sự biểu lộ thiên tính ở những mức khác nhau. 
Sự mở rộng tâm thức diễn ra theo nhiều cách. Với một số người thì tính chất tâm linh trội hơn, như hóa nhậy cảm và thấy được hiện tượng nơi cõi tình cảm, cho ra cảm giác thú vị lạ lùng mà cũng là mối nguy hiểm. Nơi người khác, sự nhậy cảm dẫn tới việc bị căng thẳng, sinh ra các bệnh mới về thần kinh hay tâm thần và sự lan tràn của bệnh trong xã hội.

III. Chặng Đường Mới. 
Sự sống, phẩm chất và hình dạng là bộ ba đi chung với nhau. Hình dạng bên ngoài đã được nghiên cứu kỹ về mặt khoa học, được phân tích và xếp loại từ vài thế kỷ qua. Nay con người tiến vào bên trong, khởi đầu một chu kỳ khác trong đó phẩm chất và ý nghĩa sự vật được mang ra xem xét và phân loại tương tự vậy. Kết quả là người ta sẽ thấy sự sống có những giá trị mới, làm sự hiểu biết của ta phong phú hơn, đưa tới việc trực giác nẩy nở thế chỗ cho trí năng. 
Để đáp ứng với khuynh hướng mới này, chúng ta được thúc giục sống thường hơn trong thế giới của ý nghĩa và bớt dần trong thế giới sắc tướng, vì cái trước có tính thật hơn và không có nhiều ảo tưởng như cái sau. Con người, so với ba loài thấp hơn, có vinh dự là làm hiển lộ thế giới ý nghĩa, và tất cả học viên chân chính của khoa học tinh thần nên là người tiền phong trong lãnh vực này. 
Chỉ dạy nói rằng chiến thắng chỉ đến từ trên xuống, mà không thể có được bằng cách từ dưới đi lên. Nói khác đi ta dùng nguyên lý cao chế ngự nguyên lý thấp, trí tuệ làm chủ tình cảm, và tới phiên nó trí tuệ là dụng cụ cho linh hồn sử dụng. Bàn rộng ra, đặc tính của ý thức tinh thần là trí tuệ sắc bén đi kèm với tình thương. 
Nay nói qua một chút về đời sống tâm linh của con người, nó có một vai trò rõ ràng trong sự biểu lộ tinh thần của họ. Chỉ khi nó không được kiểm soát, nhấn mạnh quá độ và đánh giá quá cao, thì khả năng tâm linh trở thành không đáng ao ước. Nó trở thành chướng ngại khi bị sử dụng sai lầm, hoặc được thay thế cho những hình thức biểu lộ thiêng liêng khác, thí dụ như xem các cảm nhận tâm linh có được do nhậy cảm là quan trọng hơn óc suy nghĩ hợp lý. Khi ấy, nó sinh chuyện không hay và làm người ta chìm đắm vào thế giới ảo ảnh và huyễn tưởng. Còn khi được phát triển đúng cách và sử dụng lành mạnh, khả năng tâm linh cho trợ lực giá trị trong việc phụng sự; nó có thể được khai mở an toàn nơi ai trụ vào trí tuệ và có khuynh hướng đúng đắn về việc phụng sự. 
Ý thức được phát triển qua nhiều giai đoạn, sơ khai thì ta có việc gia tăng ý thức nhờ vào phát triển ngũ quan, kế đó ba thể hoạt động và tiếp xúc trong ba cảnh giới mà con người sinh sống là cõi trần, tình cảm và trí tuệ, và rồi những cảnh giới cao hơn nữa về sau. Những vùng sinh hoạt và vùng ảnh hưởng này luôn có đó dù ta nhận biết hay không. Diễn trình tiến hóa là là phát triển các thể để ghi nhận sự hiện diện của thế giới bên ngoài, và rồi đáp ứng một cách thông minh với kích thích từ đây. Như thế vùng ý thức ngày càng mở lớn, và tổng cộng của chúng tạo nên tâm thức con người. 
Chặng đường kế cho ta trong cuộc tiến hóa là mở rộng tâm thức để đạt tới tâm thức cao hơn của nhân loại, hòa vào với nó. Thí dụ là sau tâm thức cá nhân ta có tâm thức nhóm; kế nữa là Thiên đoàn (Hierachy) với ý hay được nói tới là tất cả Chân sư  là một, chia sẻ một tâm thức chung; và rồi là Đại Ngã hay Thượng đế. Con đường như vậy không ngừng mở rộng để bao trùm nhiều hơn, ngày càng hoàn thiện.
Share:

VẠN PHÚC TRONG TA



Đã bao năm, man mác lá mùa thu
Lòng dạo bước, tâm hồn mang thân mộc
Cười với gió, hồn thổi về nơi ấy
Có chút mặn nồng, đậm nét sang đông

Khi ta nói, ta cười và ta khóc
Cả lục bình xanh, sơn thủy hữu tình
Nét đậm xuân kiêu, hồn người lương thiện
Có còn nhớ, đến năm tháng trôi qua

Bút tích bờ vai, còn vài nốt nhỏ
Biết cốt còn đâu, khi đã tuổi già
Thân xác là chi....Linh căn là chi
Mà bao năm tháng, thiên tu ngàn kiếp.

Bước chân đi chỉ để lại một vết
Đó là nốt son, che kín thân người
Có ai hiểu cho, Có ai hiểu cho
Ngày tháng qua, mỗi khi ta cầm bút.
Tích nốt chân kiêu, vương vấn nỗi sầu
Tan trong gió, là tiếng đàn nan giải
Đi trong mơ, là xuất xứ linh hồn

Nhiệm vụ được giao, bề trên xác định
Thay đổi nghiệp tôn, bản chất linh hồn
Đừng suy ra xa, đừng nên so sánh
Đừng nên xưng khổ, đừng bỏ nhân tình
Cái khó còn nguyên, nhân gian không hiểu
Vững bước tâm căn, duyên số một mình
Tràn vào trong ta, và bao sóng gió
Bỏ lại trong cơn, thấp thỏm giật mình
Di thân một bước, hóa tan sương muối
Cốt hỏi bề trên, nhân hóa một lần
Tu là tu, không tu vẫn là tu
Ngủ là thiền, vô thức cũng là thiền
Mơ là ảo giác, không mơ là cảm giác

Hãy mang thân đi, âm thầm nhân quả
Tất cả phù du, phù phiếm một thời
Có nhân có đức, vạn phúc trong ta
Vô nhân Vô đức, Vô phúc ngàn đời.
Hien Nguyen, 6.35 pm, ngày 16/11/2014
Share:

ĐẠO TRÀNG CỦA CÁC BẬC GIÁC NGỘ

1.1. Ngũ Chi Đại Đạo           
1.2. Sự xuất hiện của loài người và chuyển biến của đạo phá


Ngôn ngữ thông thường của Đông Phương gọi các bậc giác ngộ Thế Đạo là Thánh Nhân, bậc thoát tục (bước vào Thiên Đạo) là Tiên Gia, bậc toàn giác (rõ cả thể pháp và bí pháp Thế Đạo lẫn Thiên Đạo) là Phật. Tây Phương gọi bậc hi sinh cho đời là Thánh và bậc giác ngộ hơn người là hiền triết hay triết gia.

1.1.      NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO

Thật ra, dù là Đông hay Tây, các hệ thống  pháp quyền lý giáo đã tùy từng mức tiến hoá khác nhau được lập ra để hướng dẫn sự tiến hóa. Trong một xã hội thuần nhất, có thể chỉ có một kiểu đạo tràng nhưng trong các xã hội đã tiến hóa, vì có nhiều trình độ chúng sanh khác nhau nên cũng có nhiều trường tư tưởng đồng hiện diện.
Qua thời gian, số lượng các trường tư tưởng hay tín ngưỡng hiện nay là rất lớn nhưng nói chung, trừ mối Thiên Đạo mà Thượng Đế đã đến lập ra cho nhơn loại kỳ này, có tất cả năm trình độ đạo tràng từ Nhơn Đạo đến Phật Đạo (Ngũ Chi Đại Đạo) như sau:
o      Nhơn Đạo dạy sự tùng khổ,
o     Thần Đạo dạy sự thắng khổ (vị công yểm tư, dưỡng lành diệt dữ),
o      Thánh Đạo dạy sự thọ khổ (để giáo hoá người, cải dữ ra lành),
o     Tiên Đạo dạy sự thoát khổ,
o      Phật Đạo dạy sự giải khổ (cho người).
Các lý giáo ở bậc cao hơn tất nhiên có bao gồm các bậc thấp. Tuy ngôn từ giảng dạy có khác nhau nhưng trình tự tiến hoá đại thể vẫn phải là khai phóng tâm thức để ngày càng rộng mở hơn nữa. Có khả năng qua được trường lớp tiến hoá dưới thấp mới có thể lĩnh hội các lý giáo và thực hành các pháp quyền của lớp tiến hoá cao hơn.
Thoạt đầu con người phải tùng theo NHƠN ĐẠO mà khai tâm. Nhơn Đạo là nói chung về các phong tục, bổn phận và trách nhiệm con người với chính mình, với các định chế gia đình và xã hội, và có khi còn kể cả với tiền nhân và hậu thế nữa. Các định chế này thường được duy trì nhân danh lợi ích chung của một tầm mức tiến hoá nào đó nên lắm khi cá nhân tiến hoá không đồng với đa số phải chịu hi sinh. Phải sống trong sự ràng buộc tất nhiên phải thọ khổ.
Những mối khổ ấy là tác nhân giúp con người khai tâm. Do khai tâm muốn thắng khổ mà có sự khai khiếu để thấu đạt các thể pháp Thế Đạo nhằm vận dụng sự đồng tâm tạo tác cơ nghiệp vì quyền lợi chung, đó là đã bước qua THẦN ĐẠO. Có một chút thần lực hơn người mới có huy động được các công trình tập thể và các công cuộc phấn đấu và tranh đấu để thắng khổ cho đến thành công và kẻ huy động được vậy thì tương ưng với Thần vị. Tượng đài, dấu tích là những hiện tướng kích động giác quan, làm sống dậy các công nghiệp lưu dấu của các bậc Thần đó vậy.
Bậc Thần điều quân thắng một trận chiến nhưng cũng cần bậc Thánh giữ vững tinh thần quần chúng, dù phải chịu ngàn năm nô lệ vẫn không chịu để cho bị ràng buộc trong vòng hệ luỵ vật chất mà mất đi giá trị con người. Thánh Nhân là bậc có thể khai trí mở tâm cho chúng sanh bằng con đường văn hoá xây dựng nhơn phẩm. Do nắm vững bí pháp Thế Đạo mà các Thánh Nhân xây dựng tinh thần, lập danh thể lưu truyền hậu thế khiến cho ai nấy đồng ý ưng tùng các chuẩn mực chung của phải quấy, đẹp xấu (THIỆN và MỸ) làm khuôn cho các giá trị xã hội. Các chuẩn mực tinh thần này nằm ở tầng tri thức cao hơn các giác quan nên không dựa vào hình tượng nữa. Cho nên sự chối bỏ lối tôn thờ hình tượng và đề cao tinh thần là một dấu hiệu của THÁNH ĐẠO.
Cao hơn các sự phải quấy ước định ấy là sự hiển CHƠN của các bậc đồng tâm thức hiệp ưng với Đạo Pháp bao la trong các cõi không gian. Đó là do TIÊN ĐẠO khai đường Thánh  Đức dò lối trường sanh mà thể pháp của Thiên Đạo hiển thành.
Đạo Trời (Tiên Đạo, Phật Đạo) coi Đức là biểu lộ bên ngoài của cái Đạo tàng ẩn bên trong. Đạo là sự thật tự có có mãi sâu bên trong, là tâm thức và khả năng thống hợp các phân biệt nhị nguyên. Đức là tính cách ứng duyên biểu lộ ra bên ngoài để kiến tạo sự hài hòa thống nhất. Đạo và Đức ấy vẫn là một và là hai mặt không thấy được và thấy được của một cá thể, chúng chẳng phải là hai thứ tư cách, hai bộ mặt một giả một thật.
Tu Đức ắt minh Đạo: khi cố gắng cải thiện tư cách, bỗng nhiên có tương thông với nguồn Thánh Đức bàng bạc trong không gian bao la. Đó là do nhìn sự phản chiếu của bản thân từ ánh mắt của Thượng Đế trong mọi nơi mọi người mọi lúc và trong các Đấng thiêng liêng mà qui phục Đấng Đại La Thiên Đế, tự chơn hơn nữa hơn nữa. Đạo từ ngoài thành vào là như vậy.
Minh Đạo nên Đức hiển: Bên trong nhất quán khiến có sự Hiệp Thiên, theo sự trực truyền từ cái nhìn của Đấng Thái Cực Thánh Hoàng[1] nên vạn sự Minh Thương  hiển lộ  ra bên ngoài đều phù hợp. Tự thắp đuốc mà đi, Đạo từ trong hiển lộ ra bên ngoài thành sự minh thương là như vậy.
Đạo Người (Thần Đạo, Thánh Đạo) vì chưa đủ thâm sâu nên chỉ coi đức như một thứ tính tốt của nhơn sanh hướng đến chỗ cao trọng hơn, như đức hi sinh, đức nhẫn nại, đức khiêm cung hoà ái…
Lý, Giáo về Đức ở Thần Đạo và Thánh Đạo có tính cách khuôn thước chuẩn mực rõ ràng nhằm un đức sự tận thiện tận mỹ. Trong khi đó khuôn thước của Tiên Đạo và Phật Đạo lại là giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự và đức ấy đã thành ra Huyền Đức nhằm un đúc sự tận chơn. Tận chơn hay thuần chơn là thuận theo Thiên ý. Dù có kết quả ra sao đi nữa cũng là hiệp Thiên ý: Chơn, rồi chơn nữa, chơn thêm hay chơn nữa, chánh nữa, chơn nữa chánh nữa. Tự chơn là thiền, là an, là định, là tự chủ tiến hoá.
Hành giã có tâm vào với thể pháp Thiên Đạo tất thấy mình có quyền linh hoạt ứng xử, tuỳ lúc tuỳ chỗ mà im lặng hay nói năng chứ không cần phải cố định theo khuôn mẫu nào thấy biết được bằng giác quan hay trí thức phải quấy thông thường.
Ở mức Tiên Đạo, sự chối bỏ các thước đo của danh nghĩa thế tình là điều không chi khó hiểu. Vì nhận thức rõ mỗi khi có xướng xuất một chánh danh chánh nghĩa thì nhân thế bắt chước theo mà lập nên vô vàn những nguỵ danh nguỵ nghĩa vốn ngăn cản sức sống linh hoạt và sự trong sáng thiên nhiên; rốt cuộc lại Thần Đạo vận dụng cảm xúc qua các phương pháp tuyên truyền, Thánh Đạo vận dụng các thứ văn hoá, danh nghĩa ràng buộc trí não đều là những lợi khí dễ bị lợi dụng khiến người hiền lành chơn chất bị gạt.
Cho nên Tiên Đạo dạy cho người hoặc trong sáng ngây thơ hoặc đủ trí lự tự giải phóng khỏi tâm thức suy tư theo danh nghĩa phải quấy vốn có tính nhị nguyên ấy để hoà mình vào với thánh đức chơn thật tự bên trong. Đó cũng là sự hoàn nhiên mà hòa đồng.
Nhìn từ góc độ con người trong cảnh đời vị ngã thì gọi là sự đại bi đại ái từ bên trên nhưng nhìn từ cái chơn thật nhất nguyên thì đó là một thái độ hiển nhiên như vậy và chẳng có chi để bàn. Có được vậy là do có tâm thức được khai phóng khỏi các tín điều huyền hoặc và mê muội, huyền hợp được các thứ ý nghĩ về có không, phải quấy. Có được vậy nên có thể liên thông với các khối tinh thần cao trọng và với nguồn sống linh hoạt, tự do, bàng bạc trong không gian mà chứng được Tiên vị.
Đã giải phóng được mình khỏi tâm thức buộc ràng trong tín ngưỡng và tham vọng phi thực của thế tục, bậc chứng được Đạo Pháp liên không gian (Tiên vị) khi ra công tạo lập Đạo Pháp trường lưu liên thời gian (lập đời) để đào tạo, un đúc công năng Đại Bồ Tát, tạo cơ tiến hoá thực tiễn cao hơn về cả vật chất lẫn tinh thần cho chúng sanh, thì có thể nắm trọn được bí pháp Thiên Đạo độ chúng, đó là PHẬT ĐẠO.
Sự thể hiện Huyền Đức Hiệp Thiên bấy giờ không còn là một hành tàng bí mật và cách ly hẳn với thế sự mà là điều kẻ khai tâm đến mức độ lìa nhàm các tầng thức giác dưới thấp và muốn hoà nhập vào bí pháp Thiên Đạo thì có thể được khai khiếu để chứng ngộ và nhìn nhận những cái thật cụ thể khách quan ấy. Nếu còn mãi sử dụng các thức giác thấp kém để giải thích hầu chối phăng các điều cao hơn thói quen của chính mình thì không hề cảm nhận đủ để chấp nhận được những điều đang diễn ra sờ sờ trước mắt mình.
Nói một cách vắn tắt,
Thể pháp Nhơn Đạo: Thần vị,
o   Hiệp lực tập thể, duy vật,
o   Bài bác sự bất động,
o   Tạo tượng đài, dấu tích kích động cảm quan,
o   Giành sống.
Bí pháp Nhơn Đạo: Thánh vị,
o   Hiệp trí, xây dựng tinh thần hướng thượng, duy tâm,
o   Bài bác các cảm xúc hữu hạn[2],
o   Lập văn hoá trong vòng thời gian (danh nghĩa phê phán đời trước  lưu truyền cho đời sau),
o   Đề cao các chuẩn mực của Thiện, Mỹ,
o   Chia sống.
Thể Pháp Thiên Đạo: Tiên vị,
o   Hiệp thông với các cõi không gian tinh thần và nguồn sống vô biên,
o   Nghịch chuyển từ không gian cõi trí thế tập đến cõi Linh hằng hữu,
o   Bài bác các ý tưởng hữu hạn trong vòng nhân quả nhị nguyên,
o   Từ chối nhơn tâm hay nghiêng đổ, cũng từ chối đạo tâm quá nhặt nhiệm tế vi, mà chú trọng sự dụng khí để gìn giữ cái thật của sự sống, ấy là tinh và thần[3].
o   Hiệp Chơn: hiệp được với cái sống, đạt được bí mật của sự Sống.
Bí Pháp Thiên Đạo – Phật vị,
o   Hiệp chơn thánh đức siêu nhiên với mọi cõi không gian không phân biệt cao thấp,
o   Theo khối đại hoà điệu vũ trụ, lấy Linh làm căn bản,
o   Pháp Vô Pháp, tuỳ nhơn độ chúng, nhưng nói chung là hiệp cùng trời đất mà hoá dục quần sanh,
o   Trực trực truyền thừa,
o   Bất nhiễm với mọi dấu tích thời gian (đoạn lìa tâm thức phàm phu),
o   Thoát ly hẳn mọi thứ sở định về mình về kẻ khác, về người tu hay không tu, về sự vô hạn hay hữu hạn,
o   Chứng Chơn: đạt được bí mật của sự Linh, có thể hiệp linh và chiết linh.
Đó là bốn mức độ hành chơn để đạt phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Từ góc độ thế gian mà nói thì có sự phân biệt như vậy nhưng nói cho rốt ráo thì chỉ có phân biệt  Chưa Trọn Lành và Trọn Lành mà thôi. Có trọn lành mới có trọn khả năng biến cái sống của vật chất thân thể thành cái linh của tinh thần và dùng tinh thần để điều ngự thế giới vật chất.
Dù là hiền triết Đông Phương hay Tây Phương cũng không dạy ngoài các thể pháp và bí pháp của Nhơn Đạo và Thiên Đạo đại để như vậy. Chúng liên quan đến các chủ điểm công, đức, huệ, tình trong việc xiển dương sức sống của vật chất thân thể và tâm lý tinh thần cho đến mức diệu ứng được với thiên nhiên tức là có thể hiệp nhất được với Thiên tâm mà vạn sự ứng xử toàn chu.
Vậy chủ yếu của Tam Giáo (Đạo Thánh, Đạo Tiên, Đạo Phật) hay Ngũ Chi (Tam Giáo + Nhơn Đạo và Thần Đạo) là chiếc thang năm nấc cho nhơn loại khai mở khả năng vô tận của mình. Nếu thiếu tâm vô tư tầm chơn hoặc chỉ xem đó là những trường tư tưởng dạy các lối sống theo các quan điểm của các con người có ý tưởng khác nhau, không từng thực hành các mật pháp thực tế của từng mức lý giáo ấy, chỉ dùng trí não mà cân phân suy xét thì khó chứng được hết các diệu dụng của chúng.
Các cuộc hô hào dụng công tập thể chỉ ở tầm vóc Thần Đạo, các nghi lễ phong tục trong các nền văn hoá thuộc về các bậc Thiên Thánh, Nhơn Thánh hay Địa Thánh, các sự khai mở khả năng trí thức tinh thần thuộc vào các bậc Địa Tiên hay Nhơn Tiên còn đến bực Thiên Tiên mới là tương ưng với Phật vị.
Đến một tầm mức nào đó, công đức huệ tình vừa nói trên phải đạt được tính cách vô tướng pháp thì mới đủ sức thoát ly các thúc phược thế tục. Vô tướng pháp là sao? Là pháp mà không thấy biết có pháp. Đó là không làm mà thực ra có làm mọi thứ (vô vi nhi vô bất vi), đó là con đường tam lập vô vi (lập công lập đức lập ngôn trong cõi tâm linh, không hiện tướng ra bên ngoài).
Công quả vô vi không có nghĩa là công quả chẳng cần ghi sổ sách ban thưởng tại thế mà đó là sự hành công không thấy có tướng trạng chi nhưng lại có kết quả cụ thể. Đức vô đức (huyền đức) hay ngôn vô ngôn cũng vậy. Đó không phải là những công thức hay thước đo hữu tướng hoặc sự sử dụng bùa phép hay máy móc bí mật mà là công năng thực sự của khối tinh thần ngưng đọng được trong bản thân. Sức mạnh ấy có thể chuyển đổi tâm lý, trí thức và can thiệp vào mọi mặt của sự sống nếu theo đúng lối. Đó là công phu hoá chuyển vô tướng của bậc Ma Ha Tát. Phải qua các giai đoạn Cao Đài, Tiên Ông, Đại Bồ Tát rồi mới đến giai đoạn ấy.
Ngày nay mỗi lần tiến hóa thân tâm như nói trên đều do có theo Đạo Hư Vô. Tất cả các Đạo hữu hình đều có sự ngăn trở và bị làm lệch hướng. Chỉ theo Đạo Hư Vô với Sư Hư Vô mới ổn mà thôi.
Kẻ giỏi học theo các bậc giác ngộ ẩn nơi vô hình như vậy được gọi Hiền Đồ, kẻ có thể cùng các bậc ấy luận bàn được gọi là Hiền Hữu, còn Hiền Nhơn là kẻ có thể ra mặt sống với đời, Hiền Triết là kẻ có thể dạy đời. Cao hơn nữa là Triết Hiền, bậc có thể dạy dỗ Phật Tiên.

1.2.      SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐẠO PHÁP

Do càng ngày càng có thêm những thông tin mới mà ước tính của khoa học về nguồn gốc loài người càng phải đổi thay. Những hóa thạch mới tìm thấy gần đây cho thấy có dấu hiệu loài người xuất hiện trên mặt đất cách đây rất lâu hơn người ta từng nghĩ.
Ngoài ra, người ta có thấy có dấu vết con người khổng lồ bên cạnh dấu vết của khủng long và cũng từng thấy có các vật dụng và các bộ xương của loài người có kích thước cao lớn khác thường.
Anaxagoras từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã có nói đến việc sự sống trên trái đất là từ một nơi khác mang đến. Vấn đề này đã không được nhắc đến mãi cho đến khi xuất hiện quyển sáchTelliamed được in năm 1748 sau khi tác giả Benoît de Maillet (1656-1738) chết. Từ đó, nhiều khoa học gia đã nói đến sự sống có thể truyền giữa các hành tinh trong thái dương hệ hay giữa các ngân hà nữa. Mới đây, một mẫu vẫn thạch từ Hỏa Tinh  (ALH84001) đã cho thấy có nhiều mầm sống khiến cho tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton phải có buổi công bố chính thức trên truyền hình ngày 7-8-1996 .
Đạo Cao Đài nói rõ là có ba thời kỳ bày Đạo ra để độ người, gọi là Nhất, Nhị và Tam Kỳ Phổ Độ:
* Thời kỳ Thánh đức:
Sơ khai Long Hoa Đại Hội, Đức Di Lạc, kiếp Tiên vị mệnh danh là Hoàng Cực Chủ Nhân, lãnh lịnh Lão Mẫu tức là Diêu Trì Kim Mẫu hay là Thiên Hậu buổi nọ, Ngài làm chủ Thuyền Bát Nhã chở các nguyên nhân xuống thế, lần đầu 24 chuyến thuyền, hai lần sau mỗi lần 6 chuyến, đúng như quyển kinh thứ nhứt và thứ nhì Ngọc Lộ Kim Bàn.
Nguơn Thánh đức gọi là: Nhứt Kỳ Phổ Độ:
Giáo chủ đạo Phật: Nhiên Đăng Cổ Phật.
Giáo chủ đạo Tiên: Thái Thượng Đạo Quân.
Giáo chủ Đạo Thánh: Văn Tuyên Đế Quân.
Các vị Giáo chủ đã sáng khai nền đạo, lập thành qui điều, luật pháp, an ninh trật tự cho nhơn loại tiến bước trên đường tu tỉnh. Đức Chí Tôn Ngài mới dạy: Khai Long Hoa Đại Hội Nhứt Kỳ nên có câu: Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội Nhiên Đăng Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn. Đức Nhiên Đăng làm chủ hội, điểm đạo chỉ có 6 ức nguyên nhân đắc đạo.
* Nhị Kỳ Phổ Độ:
Thời kỳ văn minh tiến hóa từ ấy mới nổi danh trong Tam giáo:
Phật thì có Đức Thích Ca làm Giáo chủ.
Tiên thì có Đức Lão Tử làm Giáo chủ.
Thánh thì có Đức Khổng Tử làm Giáo chủ.
Sau 551 năm, Ngài cho Đức Chúa Jésus Christ giáng sanh, cũng thời Nhị Kỳ.
Sau khi thành lập luật pháp qui điều, Ngài mới khai Long Hoa Nhị Kỳ Phổ Độ, có câu: Nhị Hội Long Hoa Hồng Vương Đại Hội Di-Đà Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn.
Đức Di-Đà làm chủ hội, điểm đạo được 2 ức nguyên nhân đoạt pháp, phần nhiều là môn đồ của Lão Tử đắc đạo, còn 92 ức nguyên nhân luống chịu đọa trần.
* Tam Kỳ Phổ Độ:
Đến thời kỳ Hạ nguơn mạt kiếp, tức là thời kỳ qui cổ, chính mình Đức Chí Tôn giáng trần, dùng huyền diệu cơ bút, để Tam Trấn Oai Nghiêm thay cho Tam giáo lập Đạo vô vi, không hình thể như trước, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Khai Pháp Trần Duy Nghĩa 8-11-35
Qui cổ là sao? Theo nghĩa đen, đó là trở lại với cung cách xa xưa. Khi quả địa cầu này đã biến chuyển đến lần thứ bảy thì nó sẽ chuyển lại đến trạng thái ban sơ để khởi đầu cho cuộc tiến hóa bảy chuyển của một lớp chúng sanh mới. Còn như hiện nay nó đang ở bước ngoặc giữa hạ ngươn tam chuyển và thượng ngươn tứ chuyển nên qui cổ là trở lại trạng thái ngây thơ của tuổi trẻ con nhưng thuộc một tầm vóc tiến hóa cao hơn.
Tam Trấn Oai Nghiêm là sao? Là Đệ Tam Trấn Oai Nghiêm Quan Thánh Đế Quân, chơn linh của lửa sống bừng lên, Đệ Nhị Trấn Oai Nghiêm Quan Thế Âm Bồ Tát, chơn linh của nước sống nhuận xuống, là thời gian vô cùng và Đệ Nhứt Trấn Oai Nghiêm Thái Bạch Kim Tinh chơn linh của ánh sáng Thái Cực, là nước lửa hiệp một, là ngọn lửa lạnh. Lửa, nước, ánh sáng là ba trạng thái của sự sống nơi vạn vật, chí linh và vạn linh.
Đạo vô vi là sao? Đó là con đường tương thông tương cảm tương truyền năng lực giữa vạn linh với nhau và với Đấng Chí Linh mà không buộc phải qua một thủ tục hay hành tàng nào mà người ngoài có thể thấy được nhưng lại có kết quả thực tế. Có là vô vi như vậy mới tránh khỏi những ngụy danh ngụy nghĩa do vô minh mà ràng buộc lẫn nhau.
Các thuyền Bát Nhã nói trên chỉ đề cập đến các nguyên nhơn giáng trần nhưng Phật Mẫu Chơn Kinh còn nói rõ rằng Tam Kỳ Phổ Độ này là một cơ duyên để tất cả các nguyên nhơn, hóa nhơn và quỉ nhơn đồng được hộ giúp để tiến hóa:
…Hội Nguơn Hữu Chí Linh huấn chúng,
Ðại Long Hoa nhơn chủng hòa ki (cơ).
Tam kỳ khai hiệp Thiên thi,
Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên.

Trung khổ hải độ thuyền Bát Nhã,
Phước từ bi giải quả trừ căn.
Huờn hồn chuyển đọa vi thăng,
Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn chưởng Âm.

Thập Thiên can bao hàm vạn tượng,
Tùng Ðịa chi hóa trưởng Càn Khôn.
Trùng huờn phục vị Thiên môn,
Nguơn linh hóa chủng quỉ hồn nhứt thăng.
Vậy nguyên nhơn, hóa nhơn và quỉ nhơn là những ai?

1.2.1.     NGUYÊN NHƠN

Nguyên nhơn là những nguyên linh mà Đức Chí Tôn cho xuống trần để học hỏi về cơ tấn hóa[7]. Vì đã có ngôi vị rồi nên nguyên nhơn luôn có Chơn Linh theo hướng dẫn các hành tàng.
Chơn-Linh[8] điều khiển xác thân qua Chơn-Thần[9] của nguyên nhơn. Nếu họ phạm tội thì Chơn Linh ấy trở về, và Chơn Thần phải tái kiếp đặng đền bù tội lỗi. Chừng tội lỗi đền xong, thì Chơn- Linh sẽ trở lại, mà dìu-dẫn Chơn-Thần thêm nữa, trên đường tấn-hoá của họ.
Nếu nguyên nhơn tăng tiến được trên trường tấn hóa thì phẩm vị ấy sẽ được cao thăng. Còn nếu như Chơn Thần quá ư mê muội thì cựu vị phải để trống.

1.2.2.   HÓA NHƠN

Hóa nhơn là cầm thú tiến hóa lên loài người. Họ đi từ vật-chất lần đến loài người, và đoạt được phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật do nơi công-quả tạo nên.
Hoá-nhân là khi phân Lưỡng- Nghi biến thành Bát-Quái mà tạo ra vật-chất , thì họ chỉ là vật-chất biến thể, lần đến loài người, nên Chơn-Thần của họ vẫn còn là thể-chất; khi họ chưa tạo được vị, họ chỉ có giác hồn chế ngự họ mà thôi. Họ có lương tri nhưng chưa có lương năng. Do Tạo Hóa công pháp mà Chơn Thần của họ lần lần được trong sáng. Ánh sáng ấy của Chơn Thần được gọi là Âm Quang.
Khi tạo được phẩm-vị rồi họ mới được hưởng hồng ân của Chí-Tôn ban cho điểm linh-quang[10] và từ đó mới có lương năng, tức là có khả năng thực hành được những gì mà lương tri khiến họ biết. Nếu lập được vị rồi lại còn muốn lập vị thêm nữa, thì lúc xuống thế đặng lập công thêm nữa, cũng được gọi là nguyên-nhơn.

1.2.3.   QUỈ NHƠN

Quỉ Nhơn là thuộc hàng hóa nhơn phạm lỗi. Do Chơn Thần (phần hồn) của họ vẫn là thể chất nên không chế ngự được các hành vi của thể chất và bị quyến rũ rơi vào hệ cấp của Quỉ Vương.
… Quỉ Vương là tay diệt hóa. Cũng như có sống của Thầy, ắt có chết của Quỉ vương vậy.
Thầy, 11-11-1930 ( 12-12- Kỷ Tỵ)
Có và không cùng nhau sinh ra. Biết là có tức so sánh nó với không. Có cái sống tức có cái không sống. Quỉ Vương có thể tạo ra cái chết nhưng không tạo ra được cái sống. Cái chi nghịch lại sự sống tức là nghịch lại với Thượng Đế. Tam Thập Lục Động là giả cảnh của Quỉ vương bắt chước theo Tam Thập Lục Thiên (ba mươi sáu từng trời) mà bày ra mỗi nơi một giả cuộc.

1.2.4.     CƠ CHUYN BIN TUN HƯN CA VN VT

Cao Thượng Phẩm
Bần-Đạo chào mấy em.
Hôm nay Bần Đạo dạy cho mấy em hiểu rõ nguyên căn biến chuyển tuần huờn của vạn vật.
Vạn vật trong vũ trụ không vật nào hơn hay kém. Trước sau đều đồng một thể là Chơn Linh lập đời, định thể đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi, và thi dụng tài năng hầu tô điểm thêm phẩm giá Thiêng Liêng vị. Do lẽ đó, các phẩm chưa đủ sức lo tròn địa-vị phải luân-hồi chuyển kiếp mà bồi bổ thêm. Lúc khai Thiên lập Địa thì các đẳng Chơn Hồn ấy phải đi từ vật chất lên thảo-mộc, thú cầm, rồi mới chuyển kiếp làm người được. Tính ra, mỗi phẩm đi từ đầu chí cuối mà không bị lầm lạc, thì phải đủ chín chục ngàn kiếp (90.000) mới trở về Thiêng Liêng vị được. Vì cớ mà các đẳng Chơn-hồn lúc bị lầm lạc, sa đọa, phải luân hồi chuyển kiếp mãi mãi, chưa về đặng nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Các Chơn-hồn ấy, lúc mới là hóa-nhân, thì còn bản chất thật thà, vì chưa bị sự cám dỗ của vật chất cho mấy. Sự cám dỗ ấy lại cũng do các Chơn hồn còn nhỏ phẩm kiếp, muốn cho các Đấng trên mình đồng về một lượt, mới bày cơ thử thách. Lần lần, các Chơn-hồn nhiểm vật-chất, rồi do vật chất ấy, mà tạo thành hình thể hữu vi đặng phô bày cho hết lẽ huyền vi ra thiệt tướng. Vì vậy, chúng ta thấy sự biến chuyển của Tạo Đoan càng ngày càng tăng tiến là lẽ đó.
Khi loài người đã lột hết lẽ huyền vi cho nhau đặng hiểu rồi thì cơ bí mật chẳng còn nữa. Do đó mà sự qui cổ phải trở lại đạng cho các nguyên nhân thấy rõ mọi đường học hỏi về sự biến chuyển là lẽ nào. Ngày nay các nguyên nhân xuống thế mà hiện còn ở tại thế , đã chuyển kiếp mấy lần chín chục ngàn kiếp rồi. Bởi thế mà Chí Tôn xây cơ chuyển thế cho các nguyên nhân thấy rõ sự huyền vi bất khả xâm phạm của Thiên Điều, là dầu cho tay phàm kiếm đặng sự bí mật của Tạo Hoá mà họ có thể kiếm đặng sự sanh của Đức Chí Tôn hằng để hay chăng?
Ngày nay các nguyên nhân đã thấy rõ sự tiến hóa của họ về vật chất là mầm tiêu diệt, nên tự họ phải nhường bước trước hình phạt Thiêng-Liêng. Họ đã hiểu đặng huyền-vi bí-mật của vũ-trụ mà họ không hiểu lẽ sanh tồn do đâu mà có. Vì vậy mà lần hồi, họ chỉ nhờ học hỏi nơi đạo-đức mới hiểu lẽ ấy do đâu. Lần nầy, vì các Chơn Linh xuống phàm quá lâu nên Đức Chí-Tôn muốn đem về hết một lượt, rồi cho trở xuống học lại lớp khác. Bởi cớ, Tam-Ngươn tận mãn, thì nhứt ngươn kế tiếp là vậy.
Còn quỷ-nhơn là những Chơn-hồn của Quỷ-Vương nơi Tam-Thập Lục-Động cho xuống đặng cho làm các bài vở cho các nguyên-nhân học hỏi. Vì cớ, cho nên các nguyên-nhân mà tội lỗi cũng phải đến cõi Phong-đô chịu sự giáo-hóa mà định trí, định thần, rồi chuyển kiếp nữa, chớ chẳng hề vì Quỷ-vương mà tiêu-diệt cho đặng.
Luật Tam Thể, đêm 16-9-Canh Dần


Share:

TẬP THƯƠNG YÊU


Ý Nghĩa Thực của Tình Thương Thanh Khiết.
 Tình thương thanh khiết  có nghĩa là tình thương không có lẫn hay nhiễm lòng ích kỷ. Nó là tình thương tuyệt đối không có gì khác ngoài lòng thương yêu, như nước thanh khiết tuyệt đối không có gì khác ngoài nước. Nó vô điều kiện vì không bị ảnh hưởng bởi chuyện gì bên ngoài, có nghĩa nó không cần ai hay vật gì bên ngoài để gợi nó dậy từ tình trạng tiềm ẩn, và lại càng không cần gì để khiến nó tác động.
Việc tựa như có ánh sáng bất tận chiếu tỏ mọi vật nào nằm trong tầm của nó, bất kể vật đó có tính chất ra sao, và có biết mình được soi sáng hay không. Hơn nữa, tựa như ánh sáng có thể chiếu tỏ cả điều xấu lẫn điều đẹp, không phân biệt cái này với cái kia thì sự tràn lan của tình thương thanh khiết cũng giống vậy, theo nghĩa là nó tuôn tràn đều ra cho mọi vật như nhau. Như thế tự nó không ích kỷ vì nó tuôn ra các tia sáng mà không đòi hỏi được hồi đáp việc chi, hay nói cho rõ hơn ai cảm thấy trong lòng tình thương thanh khiết này sẽ không đòi hỏi điều gì trả lại. Anh cảm thấy tình thương ấy với người hành khất dơ bẩn nhất cũng như là với phụ nữ xinh đẹp nhất, với ai phạm tội xấu xa nhất và với thánh nhân cao cả nhất, vì tình thương này ở trong lòng anh, và như tia sáng của mặt trời không ngừng từ anh liên tục tỏa ra.
Và như vậy ta thấy điều mà thế gian gọi là tình thương thanh khiết - thường được hiểu là tình yêu không có ham muốn sắc dục - chỉ có thể là cách nói rất tương đối, và không có liên can mấy với chính tình thương thanh khiết theo nghĩa đúng thực nhất của chữ. Ngay cả tình thương thanh khiết nhất theo quan điểm của người đời cũng không thể hoàn toàn không ích kỷ, vì nếu ta không đòi hỏi gì hơn nơi ai mà ta thương mến, ít nhất ta cũng đòi hỏi họ hành xử như họ là, và như vậy yêu thương người ấy vì họ là chính họ. 
Nói ngắn gọn thì ta thương yêu một ai vì lý do nào đó, dù trong nhiều trường hợp ta có thể thấy khó mà định nghĩa rõ ràng lý do. Chắc chắn là nếu cá tính của họ không thu hút ta về mặt này hay kia hẳn ta sẽ không yêu quí họ, trừ phi ta dùng cách tự kỷ ám thị. Lẽ tự nhiên điều này không muốn nói là tình thương nhìn theo quan điểm thường tình, không phải là không có lòng không ích kỷ nhiều hay ít và do đó tương đối thanh khiết, nhưng nó muốn nói là bao lâu mà còn cần có lý do mới có lòng yêu thương thì tình cảm chưa được thanh khiết.

Chuyện nghe có vẻ lạ cho ai có lòng mộ đạo, nhưng lòng yêu mến Thượng đế cũng tự nó không nhất thiết được trong sạch. Ai yêu quí ngài thường làm vậy vì nhiều lý do, hoặc họ thấy phải có bổn phận làm thế, hoặc vì ngài sinh ra họ, như đã nói ở trên, vì cho rằng ngài có hết mọi tính thiêng liêng mà họ xem là gợi nên tình thương. Lại còn có người yêu thương ngài, hay tưởng tượng là mình thương yêu Thượng đế, vì nghĩ là ngài sẽ không vui và trả thù nếu họ không làm vậy, và kết quả là họ sẽ bị trừng phạt.
Trong bất cứ trường hợp nào,  những người này yêu quí Thượng đế nhiều hay ít tùy vào ân huệ mà họ đã nhận được như sự sống và nhiều điều khác liên hệ, hay vì các ân huệ mà họ có thể mong nhận được, như cõi Trời và ân phước nơi đó, và không một ai, có lẽ chỉ có ngoại lệ rất hiếm là vài nhà thần bí, yêu thương ngài chỉ vì tình thương thanh khiết mà thôi.
Chứng cớ của điều này nằm trong kết quả. Nhiều người thương yêu Thượng đế mà xử sự tàn nhẫn không xứng chút nào với tình thương ấy đối với kẻ khác. Rồi cũng có  những thánh nhân và ai ngất ngây khi suy gẫm về Thượng đế, nhìn nhận rằng có khi làm như ngài không còn đoái hoài tới họ nữa, và do vậy trong một lúc họ bị rơi vào chán nản thất vọng. Khi phản ứng như vậy họ đã xem Thượng đế xử sự như phụ nữ làm duyên làm dáng lúc này, và lúc khác thờ ơ lạnh nhạt thật điên đầu.
Ta không cần bàn về lối suy nghĩ khờ dại ấy, trừ điểm là nó chứng tỏ thái độ của họ đối với Thượng đế không phải là tình thương thanh khiết. Thực vậy, ai có thể tỏa ra cảm xúc thương yêu mạnh mẽ với người vô gia cư trên đường, thì vào lúc đó tỏ ra có tình thương thanh khiết hơn thánh nhân nào âu sầu vì có vẻ như Thượng đế không còn quan tâm đến họ nữa. Bởi trong khi người trước tuyệt đối không đòi hỏi chút gì nơi kẻ vô gia cư, thánh nhân lại muốn được ân huệ của Thượng đế, nếu không họ sẽ buồn rầu khi không nhận được.


Tình Thương – Gia tăng Nhận thức.
Điều này dẫn ta đến ý niệm về việc có nhận thức rộng lớn. Ta đã nói sơ qua về nhận thức về  tình thương, vì tự nhiên là ai phát triển tình thương thanh khiết sẽ không những trở thành Chính Nó, mà còn thực sự có được nhận thức gia tăng so với tâm thức thông thường của họ. Thí dụ, ai đi trên đường ý thức có bộ hành khác chung quanh, xe bus, tiếng còi xe và nhiều điều khác, nhưng nếu họ đang yêu (hay đang đau khổ) thì cũng ý thức cảm xúc ấy do kết quả của chuyện tình.
Nếu có thông nhãn họ cũng có thể thấy được hình tư tưởng của người yêu, nếu vào lúc đó cô nghĩ mãnh liệt đến họ. Sao đi nữa, nhận thức của họ tăng một cách đáng kể do lòng đang yêu, vì tình yêu lãng mạn làm gợi nên rõ rệt cái tâm thức thương yêu từ trước đến nay nằm tiềm ẩn trong linh hồn họ. Theo cách đó, giá trị lớn lao của việc có tình yêu lãng mạn nằm ở chỗ nó là quyền năng cho việc lành; hơn nữa nó có khuynh hướng cho ai kinh nghiệm nó một cảm nhận mở đầu về tình thương thanh khiết vô tư, điều mà người học hỏi Huyền bí học nhắm đến.
Có câu nói là 'Ai cũng có cảm tình với kẻ đang yêu' và tương tự vậy, ai đang yêu thấy mình yêu hết mọi ai khác. Thực thế, người đang yêu nhìn trọn Nhân loại theo nhãn quan khác, thấy ai cũng dễ thương !, và điều này lần nữa hàm ý là có nhận thức gia tăng. Dầu vậy, ai đã phát triển tâm thương yêu thanh khiết không cần phải có tình yêu lãng mạn (dù thỉnh thoảng họ vẫn kinh nghiệm nó), vì lý do đơn giản là họ luôn có được cảm xúc đang yêu mà không cần phải có ai để thương yêu. 
Ta có thể nói là họ yêu chính Tình Yêu, họ đã có được tấm lòng thanh khiết cho phép thấy được Thượng đế là sự Thương Yêu. Dĩ nhiên chữ 'thấy được' Thượng đế chỉ có thể là một cách nói, vì Thượng đế không phải là điều chi thấy được bởi Ngài vô hạn; chúng ta chỉ có thể cảm biết Thượng đế, và sự cảm biết này là kinh nghiệm sâu đậm và hết sức thỏa mãn nhiều lần hơn.


Ý Nghĩa Thật của 'Tâm Thanh Khiết'.
 Ta không cần phải nói là ý tưởng thường có về 'lòng thanh khiết' không thể đúng được. Người có tâm thanh khiết không phải là kẻ không có tính dục, mà là những ai không còn 'cái ngã'. Câu nói của đức Jesus 'Ngay cả cô gái điếm còn gần nước Trời hơn người Pharisees (giả hình)', lẽ ra phải cho giáo hội Thiên Chúa giáo đủ bằng cớ rằng việc không ham muốn tình dục không hề là dấu hiệu cần thiết của nét tinh thần đúng nghĩa.
Trước hết ai lạnh lùng và có óc tính toán thường không hề muốn phát triển tâm thương yêu; ước vọng của họ đi ngược 180 độ với điều ấy.
Thứ hai việc không có ham muốn tình dục đôi khi có thể là dấu hiệu của sự yếu đuối, và kẻ yếu ớt không có mục tiêu vững vàng, điều thiết yếu để làm nẩy nở tâm thương yêu. 
Đây còn là mặt đạo đức có câu hỏi mà ta cần xét đến. Nếu việc diệt dục là điều kiện tuyệt đối cần để nuôi dưỡng lòng thương yêu thanh khiết, thì đa số người đã thành hôn sẽ bị gạt ra lề. Bởi hãy nhớ rằng lòng trinh tiết không phải luôn luôn đi đôi với tánh không ích kỷ; nhiều khi nó là điều ngược hẳn lại. Dù lòng trinh khiết được xem là một đức hạnh, ai đặt đức hạnh của mình lên trước hạnh phúc và có khi luôn cả sức khỏe của người khác, là không hiểu được ý nghĩa thật của tình thương trong sạch. Bởi lòng thương yêu thanh khiết cho ra, và còn hơn nữa, sẽ cho luôn cả sự thỏa mãn tình dục trong một số trường hợp. Nếu bạn phản đối thì xin xét qua ý này. Ai có con sẽ nhiều lúc chơi với em những trò của trẻ thơ mà họ không còn chơi nữa, hay thật tình không thấy thú vị. Tuy nhiên vì thương yêu con, bạn làm điều chính mình không cần là chơi trò và giả vờ hào hứng, chỉ để con được vui. Tâm thương yêu sẽ không xem ấy là giả đạo đức. Với người lớn chuyện cũng thế.
Ý nói rằng liên hệ tình dục là không có đức hạnh, hay nhất thiết không trong sạch, thì chỉ là tàn dư của thuyết Thanh giáo (Puritanism) và chỏi nghịch với lòng hoàn toàn khoan dung. Ai có tánh này ý thức rằng nói chung thì không có gì trong thiên nhiên là chắc chắn không trong sạch. Nhân gian có câu 'Điều gì cũng trong trắng với ai có tâm trong trắng', mà câu ngược lại cũng đúng 'Ai cho là mình trong sạch thì chuyện gì cũng không trong sạch', và khiến ta chú ý đến sự kiện không chối cãi được.
Tự nhiên là tính tương đối trong sạch hay không trong sạch trong mối liên hệ tình dục, tùy thuộc hoàn toàn vào thái độ của người ta đi kèm với nó, và vì lý do ấy ít khi ta có thể phán xét phần đạo đức tình dục của người khác mà không gặp rủi ro là tỏ ra bất công với họ. Ngay cả khi một ai dường như 'không trong sạch về thể xác' họ vẫn có thể có tấm lòng trong sạch. Ngược lại, nhiều người được xem là đức hạnh có 'thân xác trong sạch' - mà do lòng ích kỷ - lại hết sức không thanh khiết trong tâm. Điều không may là tính ích kỷ này thường thấy nơi phụ nữ học hỏi chuyện tinh thần, họ nghĩ mình chính đáng khi, để biện minh cho lòng ích kỷ, viện cớ là liên hệ tình dục không thể đi đôi với chuyện tinh thần. Chẳng phải chỉ có riêng người nữ chủ trương như vậy, mà thái độ này thấy luôn cả nơi phái nam.


Tình Dục và Tâm Thương Yêu Trong Sạch.
Ta cần đi ra ngoài đề một chút về vấn đề tình dục, để cho thấy là việc nuôi dưỡng lòng thương yêu thanh khiết không hề chỏi nghịch chút nào với đời sống lứa đôi, và bổn phận từ đó mà ra. Huyền bí gia chân thực nhắm tới sự quân bằng hoàn toàn giữa tâm trí và sức khỏe của thân thể, họ nhận ra rằng việc dồn nén không chính đáng tình dục, có thể trong nhiều trường hợp gây hại gần bằng với việc hoang dâm vô độ.
Nơi ai có ham muốn tình dục tự nhiên, lực cần thiết để đè nén không chính đáng điều mà nói cho cùng là sinh hoạt vô cùng tự nhiên, có thể dùng cho hướng khác hữu ích hơn. Nhưng hiển nhiên là ta không thể đặt ra luật vì mỗi người mỗi khác về mặt tính khí lẫn thể chất, và cũng không cần phải nói là ai có tình dục bừa bãi như thấy nơi nhiều người hiện nay, không thể mong có được ý thức rộng lớn hơn, vì lý do đơn giản là họ phung phí quá nhiều lực vào bao chuyện khác. Ngoài ra, ai lúc nào cũng bận tâm về tình dục thì có ý muốn hưởng lạc, và không muốn vun trồng tình thương vô tư xả kỷ. 
Dầu vậy cũng có ngoại lệ, ai có thể nói rằng kẻ chơi bời như thế lại không nhờ sự hoang đàng của mình mà có được cái nhìn sâu sắc về bản chất con người, điều sẽ không thể có bằng cách khác và ngày kia sẽ hữu ích cho họ ? Lòng cảm thông dẫn tới tính khoan dung trọn vẹn và như ta đã cho thấy, tính sau là bước vô cùng cần thiết cho việc đạt tới lòng thương yêu trong sạch.


Lời Phản Đối.
Thế nhưng có thể có câu hỏi đưa ra, 'Tại sao không tập vun trồng tâm thương yêu trước, rồi lòng khoan dung trọn vẹn sẽ tự động theo sau ?' Nhưng giả dụ đây là 'đường tắt', nó vẫn là đường tắt rất khó, và là điều mà ít người có thể theo đuổi thành công. Để thí dụ ta có thể so sánh trí não như cái bình, và không bình nào đã chứa nước không sạch cũng có thể chứa nước sạch. Trước tiên ta phải đổ hết nước trong bình ra, và có ai làm khác hơn chăng ? Như vậy, nếu tâm trí ta chứa đầy sự giận hờn nhỏ nhen, bực bội và những tình cảm phiền nhiễu khác, ta sẽ không muốn thay thế chúng với cảm xúc thương yêu thanh khiết. 
Quả đúng là ta có thể làm vậy, nhưng không phải luôn luôn sẽ làm.  Điều quan trọng là con người phải muốn làm. Thí dụ như lời dạy của đức Jesus 'Hãy thương yêu kẻ thù của con', huấn thị hàm ý là việc yêu thương ấy vừa có thể làm được, và cũng dễ làm được ngay ở đó và vào lúc đó mà không cần bước nào khác. Tuy nhiên ta cần nhớ rằng các bậc Huấn Sư thường chỉ nêu ra nguyên tắc căn bản, còn thì ta phải thêm vào đó chi tiết để thực hành. Vì vậy những bước được nêu ra trong bài với hy vọng là nhiều phần phần bạn sẽ thành công khi làm theo chúng.


Cách Thực Hành.
Nay xin đưa ra đề nghị thực tiễn.
Đầu tiên ta phải nhận thức là trong thời buổi vội vàng gấp gáp ngày nay, ít ai có giờ rảnh, nhưng dầu vậy người ta có nhiều giờ hơn là họ tưởng. Câu hỏi là có giờ để làm chi ? Hiển nhiên là nhạc sĩ không thể dượt đàn trên xe bus, thí dụ vậy, hay người bán hàng có thể bán hàng trên xe lửa; nhưng cả hai người này có thể vun trồng một tâm trạng và cảm xúc trong cảnh như vậy nếu họ muốn.
Ta hãy giả dụ ai muốn phát triển tâm thương yêu ngồi trong toa xe lửa. Thay vì bực bội khi có ai khác vào toa, anh hãy tuôn ra cảm tình yêu thương đến họ, và nỗi bực mình sẽ tự động tan biến. Rồi anh hãy duy trì cảm xúc thương yêu này càng lâu càng tốt miễn là không mệt, cố công mang nó trở lại vừa khi nó khởi sự nhạt phai. Mặt khác, nếu chỉ có mình anh trong toa, hãy phát ra tình thương nhân loại nói chung, hay thương mến người quen của anh, ai vắng mặt và không dễ yêu cho lắm. Lại còn có phong cảnh bên ngoài với nhiều nét thay đổi có thể thấy qua cửa sổ.
Tuy nhiều người có thể nói là họ thích cảnh đồng quê, ý họ muốn nói là yêu mến cảnh vật, và nó cho họ niềm hân hoan về nét mỹ lệ nhiều hay ít. Ai muốn tập thì cần làm nhiều hơn thế; anh cần gửi tình thương rõ ràng và cảm xúc sâu đậm đến khung cảnh khi toa xe lướt nhanh qua đó. Con bò, ngựa và trừu mà anh thấy nên là đích nhắm cho cảm xúc yêu thương của anh.
Việc khung cảnh chán ngán hay thích thú, xanh rì hay khô cằn, đồng quê hay thành thị có sao không ? Học viên không nhắm tới tâm thương yêu có điều kiện mà là vô điều kiện, và khung cảnh càng ít thú vị chừng nào, óc tưởng tượng của anh càng bận rộn chừng ấy. Chuyện cũng y vậy cho người. Anh có thể gặp nhiều người làm anh muốn tránh xa, trong trường hợp đó đôi khi việc hữu ích là cố sức có tình yêu thương nhờ lòng thương hại. Tự nhiên không phải là lòng thương hại khinh bỉ, mà là lòng từ chân thực, cái luôn luôn là tình thương ở một mức nào đó.
Đối với vài loại tâm tính và đầu óc, bắt đầu việc vun trồng lòng thương yêu thanh khiết ở những nơi dễ làm chia trí, có thể khó hơn một chút. Nếu như vậy thì tốt nhất nên bắt đầu tập ở nhà, hay ở chỗ nào yên tịnh. Đúng là tham thiền vài phút mỗi ngày có giá trị, mà nó cũng đúng là chỉ tham thiền không mà thôi thì sẽ không đạt được kết quả lớn lao, hay ít nhất sẽ rất chậm chạp. Ai tham thiền mỗi sáng tới mức cảm thấy mình 'là một với tình thương', rồi lo công chuyện thường nhật và trọn ngày quên lửng hết mọi tư tưởng về tình thương, tự nhiên sẽ thấy không có mấy tiến bộ.
Điều anh cần làm là củng cố tư tưởng đó, bằng việc thường xuyên lặng lẽ nhắc nhở mình mỗi khi trí óc không phải hoàn toàn trụ vào chuyện khác. Anh có thể làm được thế khi đi trên đường, dù ở giữa cảnh xe cộ huyên náo. Hãy nói thầm trong trí chữ 'Thương Yêu' và cùng lúc cố ý tạo nên cảm xúc thương yêu trong lòng. Nếu anh tìm cách tập vậy chuyên cần thì như thế là đủ.
Nhưng đương nhiên giờ khắc thuận tiện nhất cho việc tự nhắc này là trước khi ngủ, và lúc vừa thức dậy khi chưa tỉnh hẳn. Hãy lập lại trong trí câu 'Tôi là một với Tình Thương' cho tới khi chìm vào giấc ngủ. Anh sẽ khám phá thấy rằng nếu trì chí ngày này sang ngày kia, tuần này rồi tuần nọ thì đầu tiên, anh sẽ thấy mình nói và cảm được Tình Thương mà không cần phải cố sức tưởng tượng ra nó; thứ hai, cảm xúc tự nó có khuynh hướng thành tự động. Chuyện muốn nói tư tưởng đã chìm vào tiềm thức và liên tục lớn mạnh, và ấy là mục tiêu hân hoan mà ta nhắm đến.


Bất Lợi của Tình Yêu Lãng Mạn Riêng Tư.
Ta nói ấy là mục tiêu hân hoan vì tình thương chỉ có thể hóa ra buồn rầu khi nhuốm lòng ích kỷ, và không phải tình thương mà lòng ích kỷ là điều sinh ra sầu não. Tình thương riêng tư bị nhuộm ít nhiều thái độ 'Tôi muốn', và điều 'Tôi muốn' thì không phải lúc nào cũng đạt được. Không ai thương yêu nồng nàn có được hạnh phúc trừ phi họ được yêu thương đáp lại, và càng nghĩ là mình được thương thì họ càng cảm thấy vui sướng. Ngược lại, khi tin là mình được thương ít đi thì họ bớt vui.
Điều này áp dụng đặc biệt cho phái nữ hơn là phái nam; và không phải chỉ có lòng ích kỷ mà luôn cả tính kiêu hãnh cũng góp phần sinh ra việc tương đối thiếu vui vẻ ấy. Triết gia Nietzche nói 'Lòng kiêu hãnh bị tổn thương là mẹ đẻ của mọi thảm kịch', và còn có vết thương nào cho lòng kiêu hãnh lớn hơn là không được thương lại ?
Dĩ nhiên từ lòng kiêu hãnh và ích kỷ sinh ra ghen tuông, là tánh trong mọi tánh làm tâm hồn đảo điên nhất. Ấy thế mà ai bàn theo thói đời lại cho rằng yêu mà không có lòng ghen tuông đi kèm, thì không phải là tình yêu đích thực. Dầu vậy, sự thật là tình yêu xả kỷ chân chính là mồ chôn lòng ghen tuông, vì tình yêu chân thật sẽcho ra, và không đòi hỏi gì đáp lại - ngay cả lòng chung thủy. Ta không cần phải nói là trong chuyện tình, khó mà có thái độ không ích kỷ và không kiêu hãnh, ngay cả cho ai hiểu biết nhiều, linh hồn tiến hóa.  
Sao đi nữa, ai vun trồng được lòng thương yêu thanh khiết, sẽ thấy mình tự động bớt dần tánh ghen tuông nếu họ có tánh đó. Nếu là người có gia đình, thái độ ấy là một trong  những điều giúp bỏ đi cái ý tưởng nói rằng ngay cả trong tình vợ chồng, tánh ghen tuông là điều nên có. Bởi khi xem xét kỹ, ta nhận ra rằng lòng ghen tuông nhiều phần chỉ là do hiểu sai về bổn phận. Giống như trong chiến tranh người ta nghĩ là mình phải thù ghét kẻ địch, thì nhiều người đã thành hôn cho là họ phải ghen tuông, và thành nạn nhân không vui cho qui ước trong xã hội về tình vợ chồng.
Quả thực là qui ước này hữu ích để ngăn ngừa việc chơi bời tình dục quá độ, nhưng nó cũng sinh ra bao thảm kịch và tan vỡ gia đình. Trong bất cứ trường hợp nào, tánh ghen tuông, dù giữa một cặp vợ chồng hay không, là một trong  những tình cảm mà ai học đạo cần tránh, bởi nhận thức là nó không phù hợp với tình thương thanh khiết. 
Những điều đã nói trong bài làm cho nhận xét này hóa thừa, tuy vậy ta nên nhớ rằng ý tưởng về bổn phận có thể mạnh đến nỗi làm cho ai suy nghĩ không mạch lạc cho lắm, có thể quên câu nói là lòng từ phải bắt đầu trong nhà trước tiên. Thành ra người như vậy có thể khởi sự tập có lòng thương yêu thanh khiết cho nhân loại nói chung, mà lại không nghĩ là mình cũng phải có lòng y như thế đối với vợ nhà.


Tình Thương Vô Tư  có Loại Trừ Tình Thương Riêng Tư ?
Và điều này dẫn ta đến một điểm khác - không, nhiều điểm khác - mà có thể bạn đọc đã nghĩ ra rồi. Có phải ai tập có tâm thương yêu thanh khiết sẽ thành vô tư đến mức không còn nhân tánh? Câu hỏi ấy cho rằng tình thương vô tư không bao gồm điều riêng tư trong bất cứ cảnh ngộ nào. Hay nói cho sát hơn, ai có tình thương thanh khiết đối với mọi chúng sinh sẽ không hề cảm được tình thương cá nhân cho ai khác, vì đối với họ tất cả mọi người đều nhận được tình thương của họ, bất kể  những người ấy có muốn hay không, bất kể họ đáng yêu hay đáng ghét.
Nhìn phiến diện thì ý này có vẻ đúng thật, nhưng sai thì vẫn cứ sai như thường. Các Chân sư Minh Triết, những Vị hằng có tâm thương yêu đã chính mình phủ nhận ý đó, và cho hay là ngay cả các ngài cũng yêu mến người này hơn kẻ nọ (thí dụ có thể thấy trong kinh sách, như chuyện ghi rằng ngài A Nan là đệ tử mà đức Phật yêu quí, và thánh John được xem là tông đồ mà đức Chúa thương mến hơn các vị khác), và tình thương vô tư không gạt bỏ lòng yêu mến riêng tư. Cùng lúc ấy, nó làm thay đổi lớn lao và thanh tẩy cái sau, loại bỏ ra tánh chiếm hữu và đương nhiên bất cứ nét ghen tuông nào. 

Rất có thể người đời xem tình thương như vậy không còn tính người, và càng có khả hữu là vài phụ nữ còn xem ấy là tánh không tốt và do vậy phản đối nó. Tuy nhiên ta không thể mong là ai đã có tánh xả kỷ cao độ sẽ điều chỉnh tánh hạnh của mình để chiều theo tật xấu người khác. Thỉnh thoảng họ có thể thấy nên giả vờ có tánh chiếm hữu mà thật sự họ không cảm thấy trong lòng, nhưng ấy là chuyện khác và cũng do tình thương xả kỷ mà ra. Nó tựa như khi chơi trò với em nhỏ ta giả bộ vui thích để làm em vui, và bởi vì ta yêu quí trẻ con; vậy ai đã có tình thương vô ngã thỉnh thoảng cũng giả vờ có những tình cảm mà họ không nhất thiết thực sự cảm thấy, để cho người yêu của họ được vui.
Đó chỉ là nói rộng để giải thích thêm, còn giá trị của thái độ thương yêu thanh khiết khi liên kết với tình thương có tính cá nhân hơn, là nó làm cho ta hưởng được hết tất cả lợi ích của điều sau mà không gặp bất lợi nào. Rồi còn thêm một điểm, thái độ thương yêu thanh khiết không làm ta mất nhân tánh về nhiều mặt nữa. Nó không làm ta mù quáng không nhận ra lỗi lầm nơi ai khác, hay khiến ta mất đi óc khôi hài. Nó cũng không cản trở ta khi muốn nhắc đến sơ sót của họ, và lấy đó làm chuyện ngộ nghĩnh thương yêu. 
Không phải điều mà người ta nói về kẻ khác, cho dù là đúng, mà họ cảm thấy gì khi nói mới là chuyện quan trọng, giản dị là nhận xét của họ phải không có lòng độc ác. Bởi ta có được nhận thức lớn hơn không phải nhờ ngưng hẳn mọi việc chuyện trò ! Nó cũng không đạt được nhờ khăng khăng chỉ muốn có  những cuộc chuyện vãn thanh cao và trí tuệ mà thôi. Tâm thương yêu không biến ta thành kẻ chán ngắt và giả đạo đức, mà làm ta thành con người toàn hảo mọi bề, một điều mà nhiều người viết về huyền bí học không may đã quên.
Kết quả là có người đọc sách của họ nghĩ rằng cần phải 'loại bỏ nhân tánh' nơi mình, và làm ra vẻ thánh thiện không dễ thương chi hết. Nó có thể vô hại về một mặt, nhưng lại là quảng cáo xấu cho đường Đạo. Bởi ta hãy nhớ là ai yêu mến đồng loại mình thường mong ước hiến tặng hiểu biết mà họ có cho kẻ nào hỏi xin. Thế nhưng có ai muốn hỏi xin loại hiểu biết dường như không sinh ra điều gì khác hơn là gương mặt xị xuống nghiêm trang, hay lòng khe khắt cấm đoán ?
Vậy thì học viên trên đường Đạo nên nhắm tới việc gợi nên câu hỏi:
- Làm sao bạn có được lòng hân hoan vui vẻ như vậy ?
thay vì câu:
- Ở đâu ra mà bạn học thói xị mặt như thế ?
Share:

Lưu trữ Blog

Translate