THAM GIA CHIA SẺ, XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN ÁNH SÁNG VIỆT - WE ARE ONE!


Bạn là những Sinh Mệnh Ánh Sáng, bên trong bạn có những thôi thúc, có nhiều kỹ năng nâng cao rung động hướng về phía Ánh sáng. Khi bạn chuyển hóa những hệ thống niềm tin sai lầm lỗi thời của bản thân và hướng mình tới những hành động và suy nghĩ có rung động cao hơn, thì bạn đang nâng cao rung động của bản thân, đồng thời cũng đóng góp vào việc đưa Trái đất tới mức rung động cao hơn của Ánh sáng.
                 [​IMG][​IMG]
Chúng ta đang bước vào một giai đoạn tiến hóa mới, theo đúng quy luật tự nhiên. Nhân loại và Hành tinh Trái đất đang được giải phóng ra khỏi sự kìm kẹp của bóng tối. Trái đất đang phục hồi lại trạng thái nguyên sơ vốn có. Nhân loại đang được phục hồi quyền tự do cơ bản. Các kiến trúc năng lượng của từng người, kiến trúc năng lượng Ý thức của toàn nhân loại, mạng lưới Năng lượng của hành tinh đang được khôi phục. Tất cả chúng ta đang cùng nhau sống trong một thời gian phục hồi có tính lịch sử của Nhân loại. Đây là khoảng thời gian để tiết lộ các cách thức cầm tù Tâm thần mà nhân loại đang phải hứng chịu. 

Bây giờ là thời gian để nhớ lại thân phận thật sự của chúng ta là ai. Bây giờ là thời gian để chúng ta chữa lành hiện tại và thay đổi tương lai. Bây giờ đây cũng là thời gian để chúng ta trở thành những Sinh mệnh Ánh sáng với đầy đủ Ý thức. Bây giờ đây là thời gian để chúng ta làm việc cùng với nhau cho sự chuyển đổi Hành tinh. Và bây giờ đây mới là thời gian cho sự Trưởng thành Tâm linh của chúng ta.
Cùng tham gia chia sẻ, xây dựng và phát triển
Ánh Sáng Việt - WE ARE ONE: 
https://www.facebook.com/groups/anhsangviet 


TỔNG HỢP CÁC KÊNH: https://linktr.ee/shifthub

Ánh Sáng Việt Zalo Group: https://zalo.me/g/iwlzzj528

YouTube: https://youtube.com/c/thienlinhviet

SHIFTHUB PODCAST: 
+ Google: https://www.google.com/podcasts?feed=aHR0cHM6Ly9hbmNob3IuZm0vcy84NDUyNjNjL3BvZGNhc3QvcnNz
+Tunein: https://tunein.com/podcasts/Arts--Culture-Podcasts/Shift-Hub-p1215343/
Castbox: https://castbox.fm/channel/id2018111
+ Radiopublic: https://radiopublic.com/shift-hub-WaVNpx (Ko cần đăng ký, cài app, nghe trực tiếp trên trình duyệt)

Impact Leap Podcast:
+ Apple iTunes: https://podcasts.apple.com/us/podcast/impact-leap/id1458822685?uo=4
+ Spotify: https://spoti.fi/2P6U6wa

MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT:  https://www.facebook.com/mangluoihopnhat
Humanity Spiritual Awakening:  https://www.facebook.com/humanityspiritual
United SHIFT Alliance:   https://www.facebook.com/unitedshift 

Celestial Discipline: 
https://www.facebook.com/CelestialDiscipline/

Universal Love and Light:  
http://instagram.com/unilovelight
https://plus.google.com/communities/117733034787749741803  
Share:

Không Nên Hỏi Nhiều Quá



Đạo là gì ? 

Những tu sĩ trong các tôn giáo, tông phái thường đặt ra câu hỏi này và cũng không có câu trả lời chính xác được.
Có thể hiểu nôm na đơn giản Đạo là con đường tu sửa, con đường đạo đức theo chân các bậc Thánh hiền để học tập theo nhằm hoàn thiện bản thân, cao hơn là thoát khổ, giác ngộ các chân lý, đạt đạo.
Tuy vậy vẫn không phải là một định nghĩa cụ thể, xác đáng được!

Người ta thường niệm Phật, tụng Kinh, trì niệm thần chú, đọc kinh cầu nguyện, quán tưởng, ngồi thiền, kết ấn, luyện phù .v.v đó chỉ là những hình thức công phu chứ không phải là Đạo. 

Tọa thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú là phương tiện dẫn độ vào đạo, là biểu tượng, âm thanh cho người tu có cái nắm bắt khi mới tu hành. Do đó, không nên lầm tưởng, quan trọng cách công phu như thế này thế kia mới đúng và đem ra tranh luận hơn thua với nhau. Niệm phật cũng như trì niệm thần chú hay tụng kinh, ngồi thiền công hiệu là như nhau nếu nói niệm Phật vi diệu hơn tụng kinh hay dễ hơn trì chú thì đó là nói theo kiểu còn chấp chước. Khi hành giả tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật, lễ lạy, quán tưởng.v.v các Đấng Thiêng liêng Vô hình trên cao sẽ xem xét cái tâm của ta mà ban cho sự linh ứng.

Riêng những ai luôn luôn đặt nhiều câu hỏi về đạo là gì? Đạo như thế nào? Hoặc những câu nghi vấn như tại sao ta được sinh ra?, nguồn gốc của vũ trụ, của linh hồn, Phật là gì?.v.v đều là những câu hỏi ngớ ngẩn, mất thời giờ, chỉ làm trắc trở thêm chứ không giúp ích lợi gì. Kẻ hỏi đạo cũng như người đáp lại cũng không phải là bậc hiểu đạo. Khi nào đắc đạo thì mới hiểu được đạo là gì. Cũng có khi học đạo tốt sẽ được Chư vị Hộ pháp, các bậc Thầy trong cõi Vô hình giúp giải đáp cho một vài thắc mắc như xui khiến cho gặp bạn tốt, gặp Chân Sư, gặp sách vở tài liệu để nghiền ngẫm. Còn như chưa đắc được quả vị gì thì cứ bình tâm, cố gắng tu hành, trao dồi từ từ theo cái hiểu biết nhỏ bé, đơn giản của mình là được. Đừng hỏi cái bao la vượt quá trình độ. " Đa nan vấn thì đa nan trắc " là vậy.
Share:

Thời đại Chuyển đổi và Pháp tu hành (Phần 2 )




 Thời đại Chuyển đổi và Pháp tu hành (Phần 2 )

Phần 1 xin coi ở đây : http://zoom2012.blogspot.com/2012/09/thoi-ai-chuyen-oi-va-phap-tu-hanh.html

Hệ thống Linh thể của con người. 

Con người không đơn giản chỉ là Thân xác vật lý này. Con người bao gồm Thân xác và các Linh thể. Các Linh thể là một hệ thống các cơ thể năng lượng, trường năng lượng sinh học của con người. Các Linh thể luôn có sẵn ở đó, ở bên ngoài nhận thức của 5 giác quan. Chúng vẫn luôn tồn tại dù chúng ta có nhận thức được hay không. Tất cả các trường năng lượng sinh học của có thể tạo ra Linh thể Etheric, đây là nền tảng sinh học và sức khỏe thể chất của mỗi cá nhân. Tất cả các cảm xúc tạo ra linh thể cảm xúc. Tất cả các suy nghĩ đều ở trong Linh thể của Suy nghĩ. Tất cả các Nhân quả liên quan ở trong Linh thể Nhân quả.... còn nhiều loại Linh thể khác nữa. Tên gọi các Linh thể này ở các truyền thống Tâm linh là khác nhau. Nơi gọi là Phách- Vía-Hồn-Trí-Alại-Da-Thức.. Nơi thì gọi là 4D-5D-6D-Etheric...

Hệ thống Mạng lưới Ánh sáng của Trái đất. 

Hệ mặt trời cùng với Trái đât, cùng với tất cả nhân loại đang đi vào một vùng mới trong Không gian. Các hệ thống Lịch pháp cổ xưa gọi khoảng thời gian bây giờ là chuyển đổi từ thời đại Song ngư qua thời đại Bảo Bình. Thực sự là Trái đất và tất cả chúng ta đang đi vào vùng Không gian Thiên văn có bức xạ vũ trụ dày đặc. Các vùng của tia bức xạ vũ trụ quanh trái đất này được đo đạc bởi các nhà khoa học, được quan sát bởi sự bùng nổ các hoạt động của Mặt trời. Trái đất cũng bị ảnh hưởng và biểu hiện là núi lửa phun trào, bão lốc thường xuyên hơn . 

Trái đất là một Sinh mệnh sống và cũng có hệ thống Linh thể theo cách của các Hành tinh. Đó là các mạng lưới Ánh sáng của Trái đất. Hệ thống Linh thể của con người sống trên Trái đất đương nhiên là tương tác và chịu sự tác động của các trường năng lượng Linh thể của Trái đất. Cụ thể là: thay đổi từ trường, nhiệt độ, ấp xuất không khí, độ ẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của Thân xác vật lý. Tương tự như vậy, Những sự thay đổi trong mạng lưới Ánh sáng của Trái đất cũng sẽ ảnh hưởng  trực tiếp tới sức khỏe các Linh thể của con người.

Mạng lưới Ánh sáng Trái đất là một hệ thống mạng lưới các xoáy năng lượng ( vortex ) và các đường năng lượng ( đường Ley ). Từ hệ thống mạng lưới này, năng lượng từ Linh thể của Trái đất đi vào nuôi dưỡng Linh thể mỗi người dân trên Trái đất. Có thể hình dung Mang lưới Năng lượng Ánh sáng này tương tự như là hệ thống Kinh mạch trên cơ thể con người. Các vùng xoáy Năng lượng như là các huyệt đạo hay các Luân xa. Các đường Ley cũng như là các đường Kinh Lạc. Chúng ta có thể coi mạng lưới ánh sáng này là hệ thống phân phối Thiên Khí. Hệ thống Mạng lưới Ánh sáng này là ở phía trên bề mặt đất.  Đi ngầm dưới mặt đất cũng có một hệ thống phân phối Năng lượng Ánh sáng đó là Mạng lưới Đia khí của khoa Phong thủy Phương đông- hệ thống các Long mạch và Linh Huyệt.

Tất cả chúng ta đang chuyển đổi.

Mạng lưới Ánh sáng của Trái đất đã thay đổi. Mạng lưới Ánh sáng cũ đang xụp đổ. Các xoáy năng lượng chính trên Trái đất đã dịch chuyển. Luân xa 7 của Trái đất đã dịch chuyển từ đỉnh Katlas ở dẫy Hymalaya tới Nam Mỹ từ nhiều năm trước. Sự dich chuyển này, chính là nguyên nhân khiến các Lạt Ma Tây tạng thiếu đi năng lượng tu luyện và phải đi tỵ nạn.

Mạng lưới Ánh sáng mới đang dần đi vào hoạt động. Các Linh thể của con người gắn liền với mạng lưới Ánh sáng cũ sẽ dần không được nuôi dưỡng đầy đủ. Bởi vì Năng lượng trong mạng lưới cũ đang dần cạn kiệt và không được tiếp thêm nữa. Mạng lưới ánh sáng cũ đang dần đi tới chỗ giải thể. Linh thể của người nào vẫn gắn với Mạng lưới Ánh sáng cũ thì đương nhiên là liên tục bị thiếu năng lượng và sẽ không giữ được trạng thái khỏe mạnh tươi sáng.

Phần lớn Nhân loại hiện nay chưa nhận thức được điều này. Họ chưa nhận thức được rằng Tần số rung động của Trái đất đã tăng cao và Mạng lưới Năng lượng Ánh sáng của Trái đất đã thay đổi. Linh thể cá nhân nào mà vẫn ở trong cách hoạt động cũ thì không thể chiu đựng được việc gia tăng tần số và gia tăng khối lượng năng lượng đang đi vào Linh thể của cá nhân đó. Tới một lúc nào đó, dưới áp lực của những làn sóng năng lượng đang tới ngày một mạnh mẽ này, Linh thể của những người không chuyển đổi sẽ bị quá tải và xẩy ra nứt - vỡ - gãy trong các Linh thể, gây thất thoát năng lượng ngoài ý muốn.

Biểu hiện cấp độ nhẹ của việc bị nứt-gẫy- vỡ linh thể của cá nhân là cảm thấy thất thoát năng lượng là mệt mỏi mãn tính, là trầm cảm liên tục. Cấp độ tiếp theo là suy giảm sức khỏe và suy giảm nhận thức. Trở nên lười hoạt động và lười suy nghĩ. Nếu kéo dài thì dẫn tới bênh tật .

Khi linh thể bị tổn thương, bị thất thoát năng lượng kéo dài, Nếu không được chữa trị đúng cách thì sẽ dẫn tới suy giảm tần số rung động của cơ thể và suy giảm nhận thức. Điều này thúc đẩy cá nhân đó quay trở lại mô hình cuộc sống 3D nặng nề. 

Để thích nghi được với những thay đổi trong thế giới Năng lượng của Trái đất , chúng ta bắt buộc phải có được Hệ thống Linh thể Cá Nhân mới. Đó là hệ thống Thân thể Ánh sáng. Đây là bản nâng cấp các Linh thể của con người. Nâng cấp hệ điều hành cho Linh hồn. Điều này đang xẩy ra. Người nào sinh ra không có sẵn một hệ thống Thân thể Ánh sáng, hoặc không nâng cấp được hệ thống Linh thể mới, thì không có khả năng thích nghi với môi trường Năng lượng mới. Họ liên tục bị bệnh tật và khả năng sống sót rất thấp . 

Pháp tu hành :

Từ nhiều ngàn năm qua, tất cả các pháp tu hành đều mặc định Hệ thống mạng lưới Ánh sáng Trái đất là ổn định và không đổi, đồng thời cũng mặc định công nhận Hệ thống Linh thể của mỗi cá nhân là cố định ở mô hình Linh thể kiểu cũ . Tất cả các Pháp tu hành đều tập trung vào việc tìm kiếm, thu hút năng lượng Ánh sáng từ Mạng lưới Ánh sáng của Trái đất vào trong Linh thể con người, nhằm nâng cao rung động của hệ thống Linh thể cá nhân.

Hiện nay, việc làm như vậy đã trở nên vô ích, thậm chí trở nên nguy hại cho người Tu hành. Càng tu luyện theo cách cũ, càng thu giữ Ánh sáng vào bên trong cơ thể theo cách cũ, Linh thể cũ càng bị rách và càng bị thất thoát năng lượng. Biểu hiện là thân thể ngừoi tu hành bệnh tật nhiều, đầu óc thì  càng dính mắc vào chuyện thế gian. Càng tu càng ngu, người tu ngu hơn người thường. Tu hành mà Thân Tâm đều không an lạc. Đó là do cố thủ trong cách tu truyền thống khi môi trường năng lượng và thời đại đã thay đổi . Dù có tu luyện rất giỏi theo cách cũ , cũng chỉ thu được chút năng lượng còn sót lại ở mạng lưới Ánh sáng cũ đang dần khô cạn, chỉ thấy thoải mái chút xíu, buông ra không tu không luyện là mất hết năng lượng, mất hết công lực 

Phong cách tu hành tiên tiến và hiệu quả cần phải làm cho được hai việc sau : 
 - Nâng cấp hệ thống Linh thể cá nhân. 
 - Dùng hệ thống Linh thể hoàn toàn mới kết nối với mạng lưới Năng lượng Ánh sáng mới. 

Khi làm được Hai việc trên thì Thân xác cùng Hệ thống Linh thể cá nhân lúc nào cũng tràn đầy Năng lượng. Thân tâm an lạc. Không cần cố gắng nhiều vẫn tiến bộ ào ào.

Ai có thể nâng cấp được hệ thống Linh thể cá nhân ? 

Không phải tất cả mọi người đều có thể nâng cấp được Hệ thống linh thể. Chỉ những người có Linh hồn mới có đủ điều kiện nâng cấp được Linh thể. Các rôbot sinh học, có cơ thể như người mà không có Linh hồn thì không nâng cấp được hệ thống Linh thể. 

Những người có Linh hồn nhưng không cộng tác với sự chuyển đổi của hệ thống Linh thể, thì quá trình chuyển đổi cũng không thành công. Linh thể của họ chuyển đổi dở dang, cũng không thể phát huy được đầy đủ chức năng.

Có một nhóm các Sinh Mệnh Ánh sáng sinh ra là đã có hệ thống Linh thể đời mới, nhưng nếu không biết cách kết nối với mạng lưới Ánh sáng mới thì cũng bị thiếu Năng lượng. Họ trở nên bệnh tật, rối loạn nhận thức và không thể thức tỉnh Tâm linh. 

Câu kết : 

 Trong thời đại chuyển đổi này : Tu hành là sống còn , chuyển đổi là sống sót . Tu theo cách cũ , càng tu càng kẹt, phí công vô ích. 

Share:

Đức hạnh Khiêm nhường



Cổ nhân xưa, vì từng trải sự đời nên đúc kết nhiều đạo lý để truyền lại hậu thế. Có những câu nói tới nay vẫn đúng nên tạm gọi đó là chân lý đời sống như : " Núi này cao còn có núi khác cao hơn " ; " kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại ".
Trong bất cứ ngành nghề nào, cả trong việc tu học đạo đức tính khiêm tốn luôn được đề cao, và là đức hạnh quan trọng mà người tu học chân chánh phải có.

Người biết khiêm nhường sẽ biết tôn trọng, học hỏi từ mọi người, từ mọi tôn phái khác nhau. Không bao giờ chấp chước, coi pháp tu của mình, giáo lý của mình học được là cao siêu nhất. Bởi vì kiến thức của con người, dù uyên bác cỡ nào cũng chỉ là hạt cát trong sa mạc. Học hỏi nghiên cứu, trao dồi các giáo lý của các tôn phái khác nhau sẽ làm cho người tu có thêm hiểu biết.
Người biết khiêm cung thì biết vị trí nhỏ bé của mình. Dù tu hành có nhiều linh ứng, làm được phép mầu giúp được bá tánh, được nhiều người ca ngợi, được khen nịnh là thầy, đại đức, thượng toạ, minh sư, hiền giả...cũng không để tâm vào lời khen đó mà phải biết cố gắng nhiều hơn nữa. Các đại đệ tử của Phật Thích Ca đắc quả A la hán mà Ngài còn dạy họ phải tu nhiều kiếp nữa mới thành Phật (kinh Pháp hoa, phẩm Hóa thành dụ ) thì mình tu chưa tới đâu, chưa bằng ai mà đòi làm lớn, tự coi trọng bản thân thì há ếch ngồi đáy giếng mà nghĩ bản lãnh thiên hạ không ai bằng ư.
Tu hành vài chục năm đã ỷ mình tu lâu, danh vị chức phẩm mình lớn, cậy mình tu giỏi phẩm hạnh mình cao thì sẽ sanh tâm tự cao tự đại. Càng ngày càng kiêu căng thì tu học càng thụt lùi.

Người biết khiêm hạ, luôn lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc mọi sự chê bai, lời góp ý, lời can ngăn, sửa trị của mọi người mà không tự ái, sân giận. Luôn luôn nhìn người rồi xem lại mình, chỉnh chu, rèn luyện bản thân tiến bộ hơn, chứ không nên tự phụ tự mãn coi mình quan trọng hơn người.

Người khiêm tốn, biết 10 nói 1, không ảo tưởng làm những chuyện đội đá vá trời như cầu chữa bệnh nan y cho người khác; cầu hòa bình cho toàn thế giới; cầu siêu cho chúng sinh; ban phước cho người khác.v.v Những việc đại sự chỉ có bậc Đại Bồ Tát mới đủ sức làm chứ kẻ đang tu làm gì độ rỗi cho ai khác. Biết năng lực của mình nhỏ bé, hèn mọn chỉ cầu Trời Phật cứu giúp chứ không dám làm chuyện di sơ đảo hải thì mới được Chư Vị Bồ Tát thương mà trợ độ thêm cho.
Biết kính trọng nhau, sẽ không có xung đột tôn giáo hoặc các cuộc thánh chiến đẫm máu. Biết hòa nhã lịch thiệp thì đi đâu cũng được người ta thương.

Tóm lại, tu hành phải biết rèn tính khiêm tốn, bỏ tánh kiêu căng ngã mạn . Biết nhìn lại bản thân xem mình tự tôn tự đại cỡ nào phải e dè, sửa tâm lại.

Chẳng những trong đạo mà ở đời cũng thế. Người hiền lành, khiêm tốn vì không khoa trương, biết lắng nghe học hỏi, trân trọng mọi người sẽ mau thăng tiến. Còn ai nhỏ bé, tầm thường mà tự cao ngã mạn, thùng rỗng kêu to; khoác lác gạt người sớm muộn gì cũng tự sanh tự diệt, tẩu hỏa nhập ma. Những người kiêu căng, tự phụ tu hành cũng không đi tới đâu, người thế gian không có sức giúp cho họ, Trời Phật, Thần thánh càng không muốn giúp họ.

Là người có tu, xin luôn ghi lòng hạnh KHIÊM NHƯỜNG.
Share:

NHỮNG NẤC THANG VÀNG: LUÂN LÝ THEO MINH TRIẾT CỔ TRUYỀN


 THE GOLDEN STAIRS:
ETHICS IN THE ANCIENT WISDOM TRADITION
Tác giả: JOHN ALGEO

MINH TRIẾT CỔ TRUYỀN tức TRIẾT LÝ MUÔN THUỞ (nó đã được gọi như vậy) là một tập hợp giáo huấn hàm ý một phương cách ứng xử. Thông qua giáo lý về nhân quả, truyền thuyết có nhấn mạnh tới trách nhiệm cá nhân về những hành động và quyết định của con người, nó tạo ra một luân lý cho rằng luân lý này mang tính cá nhân, tình thế và tương đối hơn là mang tính quyết đoán và tuyệt đối. Như vậy thật là hoài công khi ta mưu tìm “Mười Điều Răn” trong Minh Triết Cổ Truyền, đó là một danh sách nào đấy gồm những điều chuyên biệt mà người ta nên hoặc không nên làm.
Chắc chắn là một vài nguyên tắc tổng quát của triết lý này được kế thừa theo truyền thuyết Ấn Độ đã cực kỳ có ảnh hưởng tới tư tưởng hiện đại, những nguyên tắc chẳng hạn như ahimsa tức vô hại, viveka tức phân biện và vairagya tức vô dục. Những khái niệm như thế đã phát triển được vô số sự liên tưởng luân lý xung quanh chúng.  Triết Lý Muôn Thuở trong thời hiện đại là công trình tóm tắt luân lý trong “Những Nấc Thang Vàng” đã trình bày ngắn gọn điều mà truyền thuyết đã rao giảng về đề tài này. Mười ba câu trong đó là phần tương đương gần gũi nhất với một tập hợp Mười Điều Răn của Minh Triết Cổ Truyền.

NHỮNG NẤC THANG VÀNG
 [Lời nói đầu] Hãy xem xét sự thật trước mắt các bạn:

[1] Một cuộc sống trong sạch, [2] một tâm trí cởi mở, [3] một tâm hồn thanh khiết, [4] một trí năng tha thiết, [5] một nhận thức tinh thần không bị che lấp,

[6] một tình huynh đệ đối với các bạn đồng môn, [7] một sự sẵn sàng đưa ra và nhận lấy những lời khuyên bảo và giáo huấn, [8] một ý thức về bổn phận trung thành đối với Sư phụ, [9] một sự sẵn lòng vâng theo mệnh lệnh của CHÂN LÝ một khi ta đã đặt đức tin vào đấy và tin rằng Sư phụ có chân lý,

[10] một sự can đảm nhẫn nhục trước bất công cá nhân, [11] một sự dũng cảm tuyên bố những nguyên lý, [12] một sự kiên cường bảo vệ người bị tấn công một cách bất công, [13] và một cặp mắt thường xuyên dõi theo lý tưởng về sự tiến bộ và hoàn hảo của con người mà khoa học bí mật đã miêu tả (Vidya Gupta)

[Kết luận] Đây là Những Nấc Thang Vàng mà người học đạo có thể leo đó để tới Đền thờ Minh Triết Thiêng Liêng.

Phát biểu này gồm có một huấn lệnh mở đầu, 13 câu danh ngữ và một phát biểu kết luận được dùng làm đoạn đuôi để cho toàn thể được viên dung. Đây là một phát biểu đơn giản đến mức gây thất vọng mà nhiều bạn đọc có khuynh hướng coi đó là một tập hợp những điều tầm thường sùng đạo. Nhưng việc thuyết giải như thế hoàn toàn không nắm bắt được cái thần của tài liệu này, nó thật ra là một chỉ nam có cấu trúc chặt chẻ nhất giúp ta hành động theo đạo đức.

[Lời Nói Đầu]: “Những Nấc Thang Vàng” là lời khuyên tổng quát áp dụng cho đủ thứ tình huống chứ không phải là một danh sách chuyên biệt gồm những điều nên làm và những điều không nên làm. Nó phản ánh một niềm tin vào luân lý tự nhiên hơn là tin vào những điều răn được khải huyền. Trong huấn lệnh mở đầu nó nhấn mạnh tới tính tự nhiên và tính hiển nhiên hành động theo đạo đức. Bạn đọc được cho biết rằng: “Hãy xem xét sự thật trước mắt các bạn”. Những nguyên tắc luân lý mà ta nên hành động theo đó thật minh bạch và ai ai cũng làm được; chúng lù lù ngay trước mắt ta và ta chẳng cần có ý thức về chúng.
Thật vậy, xét vì thực tại về nghiệp báo – những tác dụng trong hành động của ta ắt xác định tương lai của ta - ta không còn phương pháp nào khác hơn là phải thỏa thuận với Huấn Lệnh Đạo Đức của thiên nhiên. Chọn lựa duy nhất của ta là liệu ta có thỏa thuận hữu thức với nghiệp quả chăng khi ta biết rõ đầy đủ ý nghĩa và tác dụng trong hành động của mình hay là liệu ta thỏa thuận với nghiệp quả một cách vô ý thức nghĩa là liệu ta là người chiến thắng hay là nạn nhân của chính hành động của mình.
Trong Kỳ na giáo, là một trong những tôn giáo ở Ấn Độ bắt nguồn gần như đồng thời với Phật giáo, các bậc đại thánh được gọi là jinas, tức là “người chiến thắng” do ngữ căn là động từ jayati có từ “kẻ chinh phục”. (Từ ngữ jain tức Kỳ na có nghĩa là “thuộc về người chiến thắng” và người nào tự xưng Kỳ na là đang nối gót các bậc chiến thắng. Bậc chiến thắng đã chinh phục được hành động hão huyền, ham muốn giả dối và vô minh. Bậc thánh chiến thắng đã leo lên Những Nấc Thang Vàng và do đó ngài là Kẻ Chiến Thắng, Kẻ Chinh Phục.
Huấn lệnh mở đầu là một phát biểu về tính tự nhiên của luật đạo đức cùng với việc nó sẵn có dành cho công chúng và nó cũng là một lời hiệu triệu chúng ta đáp ứng hữu thức với nó. Sự thật đạo đức trong cuộc sống vốn có trước mắt chúng ta – ta chỉ cần xem xét nó. Quá trình xem xét này bao gồm 13 nấc hợp thành Những Nấc Thang Vàng. Những nấc này chia thành ba nhóm, nhóm đầu tiên gồm 5 nấc, nhóm thứ nhì và nhóm thứ ba mỗi nhóm có 4 nấc. Nhóm nấc thang đầu tiên có liên quan tới những nguyên lý tổng quát nhất về cách ứng xử luân lý; hai nhóm tiếp theo càng ngày càng chuyên biệt hơn.

1.     Cuộc Sống Trong Sạch: Nấc thang đầu tiên là nấc sơ bộ không thể tránh được: “một cuộc sống trong sạch”. Xét theo một nghĩa nào đấy thì nấc này hàm ý mọi nấc thang còn lại. Nếu ta xét nó trọn vẹn thì đó không phải là nấc đầu tiên mà là nấc cuối cùng. Minh triết dân gian dạy rằng sự trong sạch cận kề với Thiên tính và đúng như vậy theo nghĩa sâu xa hơn mà ta thường hiểu về ngạn ngữ dân gian. Một cuộc sống hoàn toàn trong sạch là một cuộc sống hoàn toàn đạo đức. Như vậy mức khởi đầu của ta cũng là mức kết liểu. Những Nấc Thang Vàng không phài là một cái thang mà ta chỉ leo lên một lần là đủ.
Mọi ẩn dụ đều có giới hạn và nếu ta nghĩ rằng tập hợp những nguyên tắc luân lý được gọi theo nghĩa đen là “Những Nấc Thang Vàng” chỉ là những nấc mà ta leo lên một lần cho dứt khoát để đạt tới một đỉnh cao nào đấy về sự toàn bích đạo đức thì ta ắt đã vượt qua những giới hạn của ẩn dụ ấy. Ta không leo lên Những Nấc Thang Vàng chỉ một lần thôi mà là nhiều lần lập đi lập lại; mỗi hành động của ta là một bước theo một hướng nào đấy trên Những Nấc Thang Vàng. Và như vậy, ta không chỉ bước trên nấc đầu tiên một lần duy nhất mà cứ bước đi bước lại mãi. Khi ta rốt cuộc tiến lên bước cuộc sống trong sạch hoàn toàn thì ta ắt trải qua mọi nấc thang khác để lên tới cái đền thờ mà những nấc thang này dẫn lên. Cho dù những nỗ lực đầu tiên của ta trong bước này là bất toàn thì đó là bước mà ta phải bắt đầu. Trong tác phẩm Thú Tội, thánh Augustine nhớ lại rằng mình đã cầu nguyện với Thượng Đế: “Xin ban cho con sự trinh bạch và tiết dục nhưng không ngay bây giờ”. Đó chính là cách thức mà hầu hết chúng ta ứng xử với các đức tính, ta nghĩ rằng chúng khiến cho cuộc sống ta khó khăn hơn và không dễ chịu: ta biết rằng mình phải có chúng và do đó ta muốn có chúng nhưng không muốn ngay bây giờ. Tuy nhiên, nếu ta hi vọng đi theo đường đạo thì ta  phải nhận thấy rằng cuộc sống tinh thần trước hết phải là một cuộc sống trong sạch.
Cuộc sống trong sạch bao hàm việc nói đúng sự thật và nói lời tử tế, hành động theo công tâm, mưu sinh một cách trung thực và hữu ích, nghĩ về người khác với hảo ý và hân hoan khi gặp nhiều vấn đề nan giải. Đây là những đức tính đơn giản nhưng cuộc sống luân lý căn bản là đơn giản và hiển nhiên. Đối với sinh hoạt luân lý thì chẳng có gì bí mật hoặc bí nhiệm. Cuộc sống trong sạch là sống sao cho ta thoát khỏi những tì vết khiến ta nhìn đời qua cặp kính màu. Một trong những tác phẩm vĩ đại về tâm linh Ấn Độ đó là Vivekachudamani (Viên Ngọc Quí Tột Đỉnh về Sự Phân Biện) của Shankaracharya. Nó liệt kê bốn tiêu chuẩn sơ bộ để bước trên thánh đạo. Một trong những tiêu chuẩn là Vô Dục (Vairagya). Trong tiếng Bắc phạn thì thường có trường hợp từ ngữ Bắc phạn bộc lộ ý nghĩa của mình qua các bộ phận cấu thành nó. Nghĩa đen của từ Vairagya là “không có màu sắc”.
Trong ngôn ngữ bình thường ta dùng màu sắc để gợi ý về các trạng thái tâm trí và xúc động. Khi ta giận thì ta thấy màu đỏ, khi ta ngã lòng thì ta thấy màu xanh lơ, ta nhìn đời qua cặp mắt kính màu hồng, khi ta ganh tị thì ta thấy màu xanh lục, ta ở trong một tâm trạng u tối thì ta thấy màu đen và khi ta sợ hãi thì ta thấy màu nâu v. v. . . Những sắc thái xúc động mà ta nhìn đời thông qua đó làm méo mó quan niệm của ta về thực tại. Nếu muốn xem xét thế giới ở mức độ tổng thể thì ta phải gở bỏ cặp kính màu của mình, ta phải dẹp đi những tâm trạng làm cho nhận thức của mình u ám, ta phải thực hànhVairagya, ta phải sống một cuộc đời không bị tô màu nghĩa là trong sạch.
Câu đầu tiên có một hàm ý nữa vốn quan trọng đối với nhân sinh quan của Thông Thiên Học. Trong sạch nghĩa là thoát khỏi những kết tập ngoại lai, không còn mọi chất gây ô nhiễm bám theo ta làm hại cho sự thanh khiết bẩm sinh của ta. Tính bản thiện không phải là một phương thức ứng xử xa lạ mà ta phải gắng học một cách khổ công. Nó không hề giống như cái lớp mặt nạ tô son trét phấn mà ta phải khoác lấy lên trên một nước da đầy khuyết tật. Nói cho đúng hơn nó vốn tự nhiên ở nơi ta khi ta đã rửa sạch đi lớp bụi tích lũy che giấu nó. Toàn thể thiên nhiên cơ bản là thiện và con người cũng là tính bản thiện. Trong Tiếng Nói Vô Thinh, H. P. Blavatsky bảo rằng: “Cái trí giống như một cái gương, nó thu thập bụi bậm trong khi phản chiếu” (đoạn 115). Chúng ta phải có nhiệm vụ quét sạch lớp bụi bặm che phủ tấm gương để cho nó phản ánh mặt trời được hoàn hảo.

2. Tâm Trí Cởi Mở: Nếu muốn tìm ra cách thức để tẩy trược cuộc đời mình, để rũ bỏ lớp bụi bặm che phủ tấm gương trong sáng là bản chất con người, ta phải có một “tâm trí cởi mở”. Ta nên sẵn lòng xét tới những phương án tùy chọn chứ không tiếp cận với mọi đề tài, mọi vấn đề trong cuộc sống và mọi người mà ta gặp gỡ với giả định rằng ta đã biết cách ứng xử với họ rồi. Một đầu óc khép kín là một tâm trí bị chế định; nó đã đóng kín với thế giới những trải nghiệm mới và nó chỉ phản ứng theo ký ức. Nó giống như một con chó thí nghiệm của Pavlov.
Nhà sinh lý học người Nga Ivan Petrovich Pavlov đã thực nghiệm với những con chó bằng cách rung chuông bất cứ khi nào ông cung cấp thực phẩm cho chúng. Chẳng bao lâu sau lũ chó liên tưởng việc rung chuông với việc cấp dưỡng thức ăn và những quá trình sinh lý tự động như chảy nước miếng bắt đầu ngay khi lũ chó nghe rung chuông cho dẫu chúng chưa được cung cấp đồ ăn. Lũ chó đã bị chế định để ứng xử theo một cách thức tiềm tàng là không thích đáng. Đối với chúng ta thì cũng như thế. Tâm trí của ta đã bị chế định do trải nghiệm trong quá khứ sao cho ta không còn đáp ứng với những sự việc mới mà thay vào đó chỉ phản ứng với quá khứ của chính ta.
Khi ta bị quá khứ tâm lý của mình chế định thì ta không thể sống một cuộc đời trong sạch, vì cái quá khứ ấy là lớp bụi bặm gây ô nhiễm cho cái gương trong sáng là cái trí. Như vậy muốn sống một cuộc đời trong sạch, ta phải có một cái trí cởi mở, một cái trí linh hoạt với những khả năng mới, một cái trí không bị chế định. Tuy nhiên, cởi mở không có nghĩa là chúng ta cứ phải chấp nhận mọi thứ mà ta gặp gỡ. Tính phân biện (viveka) cũng cần thiết như tính vô dục (vairagya). Nhưng ta không thể phân biện thật sự nếu ta không sẵn lòng ấp ủ những ý niệm mới, những phương án tùy chọn mới mẻ và nếu ta không sẵn lòng kết luận rằng những ý niệm trong quá khứ của mình thậm chí những ý niệm mà ta coi là rất thân thiết, những ý niệm ấy cũng không còn thích đáng nữa. Quá khứ có thể đã qua luôn rồi.
Muốn có một cái trí cởi mở, ta phải tự biết mình và biết mọi vật xung quanh mình mà không phán đoán về bất cứ điều gì ta thấy là đúng thực, nhưng chỉ nhận thức rằng điều đó đang như thế. Cách đây lâu rồi, các nhà vẽ bản đồ Âu châu đã vẽ bản đồ thế giới với trung tâm điểm là vủng Địa trung hải, còn Châu Phi và Châu Á được trình bày là những hòn đảo nhỏ; người ta còn chưa trình bày Châu Mỹ là gì hết. Xung quanh bờ mép của bản đồ người ta có viết lời cảnh báo: Loài Rồng ngự nơi đây. Alfred Korzybski, người sáng lập ra môn Ngữ Nghĩa Học Đại Cương có bảo rằng chúng ta thường nhầm lẫn bản đồ với lãnh thổ. Bản đồ ở trong tâm trí ta còn lãnh thổ là thế giới hiện thực. Muốn khám phá ra thế giới hiện thực, những nhà thám hiểm phải từ bỏ bản đồ cũ của mình và liều lĩnh đi vào những lãnh thổ nơi có cảnh báo là loài rồng đang ngự. Nhưng họ đâu có thấy con rồng nào. Thay vào đó họ thấy những thế giới mới. Để khám phá, người ta cần nhìn dáo dác quanh mình xem có lãnh thổ nào không chứ không nhìn vào bản đồ. Người ta cần có tâm trí cởi mở. Và chúng ta cũng phải như thế.

3.   Tâm Hồn Thanh Khiết: Nếu ta giữ cho tâm trí được cởi mở để xem xét những ý niệm mới thì làm thế nào ta giữ cho được những ý niệm mới này khỏi bị chính những lớp bụi thêm nữa phủ lên tấm gương? Làm sao ta tìm đường đi qua được một lãnh thổ mà ta không có bản đồ. Làm cách nào ta giữ cho những bản đồ mới ấy không sai lầm như những bản đồ cũ, mặc dù sai lầm theo một cách khác? Bước kế tiếp trên Những Nấc Thang Vàng là phải trả lời cho những câu hỏi ấy bằng “một tâm hồn thanh khiết”.
Thành ngữ “tâm hồn thanh khiết” nhằm nói tới một điều gì đó hoàn toàn đặc thù. Thanh Khiết nghĩa là không bị ‘pha trộn, đồng đều, đồng chất’. “Một tâm hồn thanh khiết” có nghĩa là tâm hồn chất phác, có chủ đích mạnh mẽ, hoàn toàn sùng tín, mà theo Vivekachudamani có một tiêu chuẩn sơ bộ thứ tư cho con đường giác ngộ đó là: Mumukshutva, ý chí giải thoát khỏi sự hão huyền để hiệp nhất với Sự Thật.
Khi tâm hồn của ta thanh khiết thì ta chẳng còn điều gì nữa trong tâm hồn ngoại trừ tri thức về Sự Sống Nhất Như vốn xao xuyến qua mọi chúng sinh trong vũ trụ. Khi tâm hồn ta thanh khiết thì ta chỉ có một ham muốn duy nhất, ham muốn được hiệp nhất hữu thức với Sự Sống Nhất Như ấy. Khi tâm hồn ta thanh khiết thì ta làm mọi chuyện cũng vì một chủ đích duy nhất, ta hành động theo ý chí về Sự Sống Duy Nhất. Trong Bài Giảng Trên Núi, đấng Ki Tô có dạy: “Phước cho kẻ nào có tâm hồn thanh khiết vì họ sẽ thấy được Thiên Chúa”. Chỉ những kẻ nào có đầu óc chất phác với một tâm hồn thanh khiết mới nhìn thấy cái Nguyên Sinh Khí ngự nơi chúng ta và bên ngoài chúng ta.
Trên thực tế, theo ngôn ngữ thường nhật thì “tâm hồn thanh khiết” có nghĩa là biết được điều gì thật sự quan trọng trong cuộc sống và không để cho điều gì khác nữa làm xao lãng việc mình chú ý tới điều ấy. Theo tiếng lóng đương đại thì đó là ta bắt vít cho cái đầu của mình dựng đứng lên. Henry David Thoreau có viết trong tác phẩm Walden: “Nếu một người không theo kịp bạn đồng hành của mình thì có lẽ bởi vì y đang nghe theo một người đánh trống khác. Mong sao y hãy bước theo tiếng nhạc mà mình nghe thấy cho dẫu nó đồng nhịp hoặc lỗi nhịp xa lắc xa lơ”. Có một tâm hồn thanh khiết là nghe thấy người đánh trống của chính mình rồi nhịp bước theo tiếng gõ của nó. “Một tâm hồn thanh khiết” có nghĩa là thoát khỏi sự bấp bênh và nghi ngại về điều thiện hoặc hữu dụng tối hậu. Những kẻ nào có một tâm hồn thanh khiết ắt không lấy làm ngạc nhiên xem đời mình đang dẫn mình đi về đâu; họ biết rằng chỉ có một hướng để đi theo thôi.

4.     Trí Năng Tha Thiết: Muốn thực hiện sự chất phác về mục đích trong một tâm hồn thanh khiết thì người ta cũng phải có một “trí năng tha thiết”. Đây là một điều gì đó khác hẳn với một tâm trí cởi mở. Một tâm trí cởi mở thì thoát khỏi sự chế định của kinh nghiệm quá khứ. Nhưng nếu một cái trí muốn hoàn toàn cởi mở, có thể nói là ở cả hai đầu mút thì nó có thể chẳng nắm giữ được điều gì, mọi thứ cứ trôi tuồn tuột qua nó. Lúc bấy giờ nó không chỉ là một cái trí cởi mở mà là một cái trí rỗng tuếch. Rỗng tuếch thì không phải là một đức tính.
Adam và Eva đâu có thiện khi sống trong vườn Địa đàng; họ còn vô minh. Theo thần thoại trong Sáng Thế Ký thì họ còn chưa biết điều thiện và điều ác. Chỉ khi ta biết được công trình vĩ đại đang cuồn cuộn chảy xung quanh ta và nơi bản thân ta chỉ là những cuộn xoáy nhỏ trong nội bộ đợt sóng vĩ đại thăng trầm của cuộc sống thì chỉ khi ấy ta mới có thể có cách ứng xử đạo đức, có thiện và ác bởi vì chỉ lúc ấy ta mới có thể chọn lựa. Luân lý hàm ý là chọn lựa và việc chọn lựa thì cần phải biết những gì được tùy chọn. Nhân loại chúng ta là những tạo vật luân lý bởi vì chúng ta có tự do ý chí; và chúng ta có tự do ý chí bởi vì ta có tâm trí giúp ta biết được những phương án tùy chọn trước mắt mình. Xét theo từ nguyên thì Con Người là sinh linh có manas (cái trí). Sự kiện này có tầm quan trọng sống còn đối với luân lý.
Kinh thánh Ki Tô giáo có nói tới một tội lỗi không thể tha thứ được, một tội lỗi chống lại Chúa Thánh Thần nhưng nó không nói chính xác tội lỗi ấy là gì. Chúng ta có thể nói rằng tội lỗi không tha thứ được ấy chính là việc từ chối sử dụng trí năng. Nếu ta bỏ bê cái trí thì ta bỏ bê bộ phận nhân bản nhất của mình; ta chối bỏ nhân tính của chính mình. Ta từ chối cái hiểu biết mà chỉ có nó mới khiến ta có thể chọn lựa đạo đức. Do một sự xuyên tạc kỳ diệu về sự thật, đôi khi ta lại đồng nhất hóa tính thiện với sự vô minh. Nhưng tính thiện do vô minh là một cách dùng từ mâu thuẫn. Chắc chắn là kiến thức có thể khiến ta làm điều ác nhưng nó cũng có thể tạo ra điều thiện. Mọi đức tính đều có một thói xấu là bóng tối của mình. Trong thế giới nhị nguyên này ta không thể thoát khỏi tính bổ sung của các cặp đối đãi. Muốn lên thì ta phải có xuống; muốn có ánh sáng thì phải có bóng tối; muốn có vui thì ta phải có buồn; muốn có thiện thì ta phải có ác.
Song le nhờ có một trí năng tha thiết, ta chẳng những nhận ra sự tồn tại của các cặp đối đãi, kể cả thiện và ác mà ta còn có cơ sở để chọn lựa giữa các cặp đối đãi. Một trí năng tha thiết khiến ta có thể phân biện được điều đúng thực với điều không có thực. Như vậy theo truyền thống của Minh Triết Cổ Thời thì tiên đề căn bản là việc học ắt đưa tới điều thiện, trí năng là một bộ phận của luân lý. Muốn được thiện ta phải hiểu biết.

5.   Nhận Thức Tinh Thần Không Bị Che Lấp: Chỉ nội trí năng không thôi cho dù tha thiết cũng không đủ dẫn dắt ta về luân lý. Theo cách nói của các nhà luận lý thì trí năng là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ. Ngoài một cái trí chủ động ra, ta còn phải có “một nhận thức tinh thần không bị che lấp” giúp ta có thể phân biện được. Điều này nghĩa là ta phải phủi bụi che lấp trực giác của mình. Trực giác tức bồ đề, là quan năng giúp ta nhìn thẳng vào tâm hồn vạn vật, giúp ta nhận ra hiện thể ẩn bên dưới hiện tượng ngoại hình và như vậy phân biệt được giữa điều có thực và điều không thực, điều quan trọng hơn và điều kém quan trọng.
Nhận thức này được gọi là thuộc tinh thần bởi vì nó không bị hạn chế vào các giác quan – vào những gì mà ta có thể nhìn thấy, nghe thấy, nếm thấy và ngửi thấy. Nó cũng không bị hạn chế vào cái trí – vào những gì mà ta có thể lý luận, suy diễn, kết luận theo qui nạp hoặc chứng minh bằng các định lý và khoa luận lý. Nhận thức này không thuộc xác phàm hoặc trí năng mà là một điều gì đó ta phải trải nghiệm thì mới hiểu được.
Nhận thức tinh thần không hề phát triển theo kiểu một cây sồi có thể tăng trưởng từ một hạt sồi. Tôi không phát triển cái “quan năng của mình”. Đó không phải là “cái của tôi” theo bất kỳ nghĩa cá nhân nào mà nó đã có sẵn ở đó rồi, nó đã được phát triển trọn vẹn, bất cứ ai thâm nhập được vào nó thì nó sẵn có cho người ấy sử dụng. Chỉ cần vén màn bí mật của nó lên, giống như một pho tượng đã được hoàn thiện chỉ chờ dịp để xuất lộ cho khán giả chiêm ngưỡng. Quá trình vén màn bí mật chính là việc tham thiền.
Sau khi đã dùng cái trí năng tha thiết ấy đến tột độ, bấy giờ ta mới làm cho cái trí yên tịnh rồi nhờ đó khiến cho điều bí mật bộc lộ ra, nó bao giờ cũng có nhiều quyền năng xiết bao để sáng suốt nhìn thấy cái bản chất của sự vật vốn ẩn bên dưới bề mặt cái trí của ta. Trí năng hướng ngoại còn trực giác hướng nội. Nhờ vào trí năng ta mới học được, còn nhờ vào trực giác thì ta mới nhận biết nghĩa là “biết trở lại”, có được sự ngộ đạo xa xưa, đạt được Minh Triết Cổ Thời (Nhận biết có từ nguyên là re nghĩa là trở lại, co nghĩa là cùng với và gnoscere nghĩa là “biết, có sự ngộ đạo’).
Trong năm bước đầu tiên thuộc Những Nấc Thang Vàng thì các đức tính tạo nên cơ sở cho mọi hành động luân lý là: chánh mệnh, thoát khỏi sự chế định của quá khứ, nhất tâm, tri thức bằng cái trí và trực giác tích cực. Tám bước còn lại có liên quan tới những thành quả của năm bước đầu tiên, bắt đầu bằng bốn bước đề cập tới vấn đề mối quan hệ của ta với những người lân cận.

6.     Tình Huynh Đệ: Trước hết đâu là điều mà ta nhận biết được nhờ vào nhận thức tinh thần đã bộc lộ ra? Đâu là bản thể của Minh Triết Cổ Thời? Giáo huấn căn bản của nó dùng làm nền tảng cho trải nghiệm tham thiền đó chính là Tính Nhất Như của tất cả chúng sinh. Bên dưới tính nhị nguyên của cái trí có tính nhất nguyên của trực giác. Một khi ta đã nhận thức được rằng trong vũ trụ vốn có Tính Nhất Như thì không còn một điều gì có thể trở lại như cũ được nữa. Có một mệnh lệnh đạo đức khiến ta hành động theo nhận thức của mình.
Hành động dẫn dắt chúng ta chính là Tình Huynh Đệ. Nếu mọi chúng sinh đều là một thì mọi người đều là anh em của ta hoặc thậm chí còn hơn anh em nữa và ta nên đối xử với họ như thế.
Bước này được bà Blavatsky diễn tả theo như lúc bà xuất bản đó là “một tình huynh đệ đối với các bạn đồng môn của mình”. Có lẽ vì cách diễn tả ấy dường như quá hạn hẹp như thể nó hạn chế việc thực hành tình huynh đệ trong một nhóm ưu tuyển nào đấy cùng học chung một thầy, cho nên phiên bản hiệu đính của Những Nấc Thang Vàng mới sửa nó thành “một tình huynh đệ đối với vạn vật”. Tuy nhiên hai phiên bản này thật ra cũng đều nói lên cùng một thứ.
Như người ta thường lưu ý, thế giới mà ta đang sống là một trường học lớn: một trường đại học giảng dạy mọi đề tài có thể quan niệm được và có đủ cấp sinh viên từ sinh viên mới nhập học năm thứ nhất tới các sinh viên bậc cao học thạc sĩ. Trong nội bộ trường đại học này tất cả chúng ta đều là bạn đồng môn. Không có người nào không phải là bạn đồng môn của ta. Và như vậy tình huynh đệ đối với bạn đồng môn cũng có nghĩa là tình huynh đệ đối với mọi người. Hoàn toàn theo đúng nghĩa đen, mọi người đều có liên quan tới mọi người khác. Nếu ta không thể truy nguyên cây phổ hệ của mình đủ xa trong quá khứ thì ta ắt thấy rằng các nhánh của cây phổ hệ của ta rốt cuộc xoắn xít vào các nhánh của cây phổ hệ khác trong nhân loại. Mọi người đều tăng trưởng từ cùng một dòng dõi. Không một cộng đồng nhân loại nào hoàn toàn biệt lập từ khi bắt đầu có thời gian; nói cho đúng hơn tất cả chúng ta đều có liên quan với nhau qua sự trao đổi huyết thống của tổ tiên chúng ta. Ta được nối kết lại với nhau trong một hệ thống tình huynh đệ nhân loại mà đối xử với nhau như anh em chỉ là cách diễn tả thích đáng duy nhất. Ta đều có họ hàng với nhau.

7.     Sẵn Sàng Cho Và Nhận: Tình huynh đệ ấy bao gồm những gì? Ta chứng tỏ tình huynh đệ của mình đối với mọi người ra sao? Khi Thượng Đế ngỏ lời với Cain thì ngài hỏi y: “Thế người anh em Abel của mi đâu rồi”? Và Cain trả lời bằng cách hỏi ngược lại: “Chẳng nhẽ tôi lại phải đi canh chừng người anh em của mình?”. Cain dự tính dùng câu hỏi ngược lại theo tính cách tu từ để hàm ý câu trả lời của chính mình trong đó. Đúng vậy. Nhưng câu trả lời lại không phải giống như Cain nghĩ. Mỗi người trong chúng ta  đều phải canh giữ người anh em của mình. Thế là có bước thứ bảy: “Sẵn lòng cho và  nhận lời khuyên cùng với giáo huấn”. Đây là điều mà những người anh em nên làm.
Cho ra lời khuyên và lời giáo huấn thì cũng dễ thôi. Đó không chỉ dễ dàng mà còn thường là một khoái chí rõ rệt. Nó khiến cho người đưa ra lời khuyên và lời giáo huấn có vẻ quan trọng và hiểu biết. Nó củng cố được bản ngã. Nhận lời khuyên và lời giáo huấn thường khó khăn hơn, phiền hà hơn. Nhưng điều quan trọng đối với lời khuyên và lời giáo huấn là nó nên hỗ tương. Mọi người trong chúng ta có thể giúp cho một người nào khác vào một lúc khác và mọi người trong chúng ta đều cần được trợ giúp vào những lúc khác nữa. Trong tác phẩm Hamlet của Shakespeare, Polonius có nói với Laertes giữa một tràng dài những lời khuyên nhủ khác nữa là y chẳng nên vay mượn, cũng chẳng nên cho vay mượn. Đây có thể là một lời khuyên hữu ích khi xét về tiền bạc, nhưng trong hầu hết những trường hợp khác thì mỗi người trong chúng ta cần phải vừa là kẻ cho ra vừa là kẻ nhận vào.
Tuy nhiên có một chi tiết quan trọng khác liên quan tới bước này. Người ta không bảo chúng ta đi loanh quanh đưa ra lời khuyên hoặc yêu cầu được nhận lời khuyên. Nói cho đúng hơn người ta bảo ta sẵn sàng đưa ra và nhận lời khuyên. Và điều này khác hẳn. Một số người đưa ra lời khuyên khi nó không cần thiết và chẳng ai muốn nghe; những người khác lại mưu tìm lời khuyên khi họ nên phát biểu tự lực thay vì dựa dẫm vào người khác. Chúng ta nên sẵn lòng cho ra và sẵn lòng nhận lại lời khuyên và lời giáo huấn khi điều đó là thích đáng. Bằng không thì thôi. Sự khác nhau giữa một kẻ lăng xăng nhanh nhẩu đoản và một người hay nhón tay làm phúc, đó là người hay làm phúc chú ý tới từ ngữ sẵn sàng.
Việc sẵn sàng cho ra và nhận vào lời khuyên cùng với lời giáo huấn chính là việc thực hành việc biểu lộ tình huynh đệ đối với mọi người. Đối với mỗi người trên thế giới, cho dù ta quan hệ với họ ra sao đi chăng nữa thì ta cũng có một nghĩa vụ hỗ tương – nghĩa vụ hỗ trợ, giúp đỡ trong nghịch cảnh, chia xẻ trong khi thiếu thốn, hoan hỉ trong lúc may mắn. Đây là đức tính mà người La Mã gọi là pietas – đối xử với người khác theo một phương thức thích hợp với đủ loại quan hệ của ta đối với họ.

8.   Ý Thức Trung Thành Với Bổn Phận: Một trong những mối quan hệ mà ta có được là quan hệ với người mà ta đang theo học. Và vì vậy, bước kế tiếp là “ý thức bổn phận trung thành với Sư phụ”. Câu này là một câu quan trọng và thực tiễn mà ta có thể hiểu được theo nhiều cách khác nhau, bởi vì từ ngữ thầy cũng như bạn đồng môn có nhiều hơn một cách thuyết giải. Ta có thể xét tới nhiều cách.
Một là, ta quả thật học được nhiều điều từ người khác và khi làm như vậy ta giao ước có một bổn phận đối với người khác. Khổng tử qui định năm mối quan hệ căn bản giữa người với người tạo ra những bổn phận hỗ tương, đó là ngũ thường: phụ tử, huynh đệ, phu phụ, quân thần, sư đệ. Ờ Ấn Độ, mối quan hệ của đệ tử với thầy là một quan hệ thiêng liêng, đòi hỏi phải có “ý thức trung thành với bổn phận”.
Ngay cả ở Tây phương ngày nay người ta cũng công nhận một mối quan hệ như thế. Khi một sinh viên đại học nghiên cứu lấy một học vị cao, đặc biệt học vị Tiến sĩ và được một giáo sư chuyên khoa đồng ý hướng dẫn cho công trình của sinh viên thì một nghĩa vụ hỗ tương trở nên hiện hữu; và rất lâu sau khi đã hoàn tất học vị rồi trở thành một học giả độc lập, sinh viên vẫn còn tiếp tục nói về “giáo sư chuyên khoa của mình” nghĩa là “sư phụ mình”. Những người không lên tới bậc đại học cũng thường ngoái lại một vị thầy đặc thù nào đấy ở trường trung học hoặc tiểu học đã có ảnh hưởng nhiều tới cuộc đời mình. Và thế là lòng trung thành với thầy là một bổn phận được cả thế giới công nhận cho dù giáo huấn mang tính thế tục hoặc thiêng liêng.
Hai là, vị thầy mà ta phải trung thành với có thể được hiểu là bất cứ người nào khác. Ý niệm thầy có tương quan với ý niệm học trò. Vì ta có thể hiểu bước sáu hàm ý là tất cả chúng ta đều là bạn đồng môn; và vì bước bảy cho ta biết rằng ta phải học hỏi và giáo huấn lẫn nhau cho nên mỗi người trong chúng ta rõ ràng là thầy của những người khác. Vì tất cả chúng ta đều là bạn đồng môn cho nên tất cả chúng cũng đều là thầy.
Tình huynh đệ là một mối quan hệ mang tính mạng lưới, trong đó mọi người tham gia đều bình đẳng bởi vì tất cả đều tham gia vào mối quan hệ này ở một mức ngang nhau. (Mặc dù không cùng một mức gần gũi với nhau). Mối quan hệ thầy-trò mang tính tôn ti trật tự bởi vì thầy và trò ở hai mức khác nhau xét về tri thức liên kết họ. Tuy nhiên một mối quan hệ tôn ti trật tự không phải là quan hệ bất biến. Trong khi có ngày bạn là học trò và học của người khác về một đề tài nào đó thì ngày mai bạn lại là thầy dạy cho cũng người ấy về một đề tài khác. Tất cả chúng ta đều liên kết với nhau qua hai loại hệ thống này – mạng lưới tình huynh đệ vả tôn ti trật tự bổn phận – nhưng cả hai hệ thống đều linh hoạt và tất cả chúng ta đều đóng nhiều vai khác nhau.
Ba là, không phải vô cớ mà bà Blavatsky viết chữ hoa Sư phụ ở bước này. Việc viết chữ hoa trong trường hợp này gợi ý rằng bà nghĩ Sư phụ không phải là một người mà là Chơn ngã bên trong mỗi người chúng ta. Tiếng Nói Vô Thinh (đoạn 221) có dạy rằng: “Có nhiều vị thầy: một là Chơn sư Linh hồn tức A lại da thức, tức Hồn vũ trụ. Con hãy sống với Sư phụ ấy vì tia của nó vốn ở nơi con”. Cuối cùng một vị thầy mà ta phải trung thành và có bổn phận không phải là vị thầy trần thế, không phải là giáo sư chuyên khoa, không phải là lãnh tụ của bất cứ tổ chức nào, không phải là chủ nhân ông của bất kỳ Hội đoàn Huynh đệ nào mà là Sự Sống Nhất Như nơi chúng ta. Điều nhiều nhất mà bất cứ vị thầy con người nào có thể làm được cũng chỉ là dẫn dắt ta đến vị Thầy nội tâm.
Polonius có khuyên Laertes một câu nữa: “Trên hết thì điều này là đúng với bản ngã của chính bạn”. Nếu ta thay đổi cách diễn tả một chút thì đây chính là thông điệp của bước thứ tám: “Trên hết thì điều này đúng với Tự ngã Nhất Như”. Tư ngã của chính ta là Tự ngã Nhất Như và đây mới là vị Thầy duy nhất tối hậu. Có ý thức bổn phận trung thành với Thầy tức là trung thực với bản thể sâu kín nhất của chính mình, tức là Hồn vũ trụ.

9.   Sẵn Lòng Vâng Lời: Khi ta có ý thức bổn phận trung thành với Sư phụ thì ta sẽ làm gì? Đây là kết quả của việc cam kết với vị thầy Chân lý, cho dù vị thầy ấy là kẻ phàm phu hay là Linh hồn vũ trụ? Bước thứ chín có đề cập tới vấn đề ấy: “Sẵn lòng vâng theo mệnh lệnh của Chân lý một khi ta đã đặt niềm tin vào đấy và tin rằng Thầy có chân lý”.
Sau khi đã tìm thấy vị Thầy nội tâm và đã tin chắc vào Chân lý nội tâm sao cho ta đặt niềm tin hoặc tín ngưỡng vào đấy thì ta phải hành động theo nó. Mọi ý niệm đều có những hậu quả đối với cách ứng xử. Một khi ta đã chấp nhận Sự Thật của Sự Sống Nhất Như, coi đó là một ý niệm thì ta phải đương đầu với những mệnh lệnh, những thôi thúc hành động tiếp theo sau nó. Các ý niệm là những điều có quyền năng lớn nhất trên thế gian bởi vì chúng thôi thúc ta hành động.
Xét theo ngoại giới thì ta không cần tuân theo mệnh lệnh của Chân lý. Không ai đứng kè kè bên cạnh ta bảo rằng: “Bạn phải vâng lời!”. Sự vâng lời này là tự nhiên: nó xuất phát từ bên trong. Đó là thành quả tự nhiên và tất yếu của việc công nhận Sự Thật. Khi một cái cây phơi ra ánh nắng thì chẳng có ai bảo cái cây phải tăng trưởng ra sao. Sự tăng trưởng là đáp ứng tự nhiên của cái cây đối với ánh sáng. Việc ta “tự nguyện vâng theo mệnh lệnh của Chân lý” cũng tương tự như vậy.
Các bước từ sáu tới chín trong Những Nấc Thang Vàng phác họa những quan hệ của ta với những người khác cả trong mạng lưới tình huynh đệ lẫn tôn ti trật tự bổn phận và chúng bàn tới những hệ quả của các mối quan hệ này: bổn phận của ta trên cương vị là anh em đối với nhau và trên cương vị là học viên đối với những mệnh lệnh đạo đức hàm ý trong sự thật về Tính Nhất Như. Bốn bước cuối cùng bàn luận rõ ràng hơn về những sự tiến hóa lưỡng nan đạo đức cùng với đáp ứng của ta đối với chúng.

10. Sự Can Đảm Nhẫn Nhục: Đâu là những mệnh lệnh của Chân lý? Đâu là những hàm ý thực tiễn của cách ứng xử luân lý về Chân Lý Nhất Như? Bước mười cung cấp cho ta một trong những mệnh lệnh ấy: “Hãy can đảm chịu đựng sự bất công đối với cá nhân”. Mỗi người trải nghiệm trong những tình huống cuộc đời đều thấy nó dường như bất công và quả thật, xét về mặt phàm ngã. Tuy nhiên ta hãy tin rằng mọi chúng sinh đều là một và có một trật tự hoàn hảo chi phối vạn vật thì ta sẽ can đảm chịu đựng sự bất công biểu kiến ấy.
Lời khuyên này cũng giống như lời mà Đấng Ki Tô dạy cho tín đồ trong Bài Giảng Trên Núi (Phúc âm theo thánh Matthew 5.38-45):

  Các con đã nghe luật dạy rằng, mắt trả mắt răng trả răng. Nhưng ta nói cho các con biết đừng chống cự lại với kẻ ác và bất cứ ai tát vào má phải của con thì hãy đưa má trái ra luôn. Và nếu bất cứ ai kiện tụng con và lấy đi áo khoác ngoài của con thì cũng để cho y lấy luôn áo choàng của con. Và bất cứ ai cưỡng bách con đi một dặm đường với y thì con hãy đi với y hai dặm. Con hãy ban cho y cái mà y đòi hỏi và đừng ngoảnh mặt với kẻ nào muốn vay mượn mình. Con đã nghe luật dạy rằng phải yêu thương ngưởi lân cận và ghét kẻ thù. Nhưng ta bảo cho các con biết rằng hãy yêu thương kẻ thù, hãy ban phước cho những kẻ nguyền rủa con, hãy dĩ đức báo oán và hãy cầu nguyện cho những kẻ lợi dụng con, hành hạ con để cho con có thể là con cái của Đấng Cha lành trên trời: bởi vì ngài đã để cho mặt trời mọc đối với kẻ thiện cùng người ác và cho mưa thuận gió hòa đối với kẻ công chính cũng như kẻ bất chính.

Những huấn lệnh trong Bài Giảng Trên Núi đôi khi được gọi là “những lời khuyên hoàn hảo” và được cho là để chỉ đạo bậc thánh chứ không ràng buộc kẻ phàm phu tục tử. Nhưng trong những huấn lệnh ấy không có chi là thiếu thực tiễn. Ngược lại đó có thể là lời khuyên thực tiễn nhất. Người ta đã nhận xét rằng nếu tất cả chúng ta đều theo đúng sự công bằng tuyệt đối mắt trả mắt thì hậu quả sẽ là một thế giới gồm toàn những kẻ đui mù. Từ Thoreau cho tới Gandhi rồi tới Martin Luther King giáo huấn về việc bất tuân lệnh dân sự, về satyagraha, tức thụ động đề kháng, cương quyết từ chối theo đúng tình thương không tham gia vào điều ác hoặc dĩ oán báo oán, giáo lý ấy tỏ ra đã có giá trị. Chúng ta không cần phải tin rằng khái niệm này bao giờ cũng được ứng dụng hoàn hảo thì ta mới công nhận nó có tác động.
Bản ngã ta theo bản năng nông nổi thường tìm cách quật lại điều bất công, nhưng chịu đựng điều ác một cách can đảm thì hữu hiệu hơn việc phản ứng lại nó cũng bằng điều ác. Pháp cú kinh có dạy rằng: “Oán thù không bao giờ bị dập tắt bởi oán thù: chỉ có tình thương mới dẹp tan được oán thù – đây là một qui tắc xưa cũ”.

11. Dũng Cảm Tuyên Bố: Việc thụ động phản ứng với điều ác và sự bất công có thể bị hiểu lầm là hèn nhát hoặc mặc nhận chính điều ác. Để phân biệt việc can đảm chịu đựng với việc hèn nhát qui thuận, bước kế tiếp khuyên ta “hãy dũng cảm tuyên bố các nguyên tắc”. Ta phải xuất đầu lộ diện để cho mọi người biết đến.
Chắc chắn là một số người trong chúng ta sốt sắng xiết bao khi muốn giải thích cơ sở cho hành động của mình và hễ có dịp là ta làm như thế. Có một đường ranh giới mong manh phân chia “sự dũng cảm tuyên bố” với việc biện minh cho chính mình, động viên tinh thần đạo đức tự cho mình là đúng đắn và mèo khen mèo dài đuôi. Những kẻ cứ ra rả miệng tuyên bố các nguyên tắc không phải là bậc anh hùng mà chỉ gây nhàm chán.
Tuy nhiên có những dịp mà ta phải đưa ra một phát biểu. Các thánh tử đạo Ki Tô giáo thời xưa bị hành hạ độc ác và bị giết chóc để làm mồi mua vui cho đám đông tại đấu trường ở La Mã đi vào cửa tử trong khi vẫn hát thánh vịnh. Cách đáp ứng của họ được gọi là “làm nhân chứng”; bằng cách đáp ứng với sự hành hạ mình, họ đã làm nhân chứng cho Sự Thật mà họ trải nghiệm.
Ngày nay một số ít người trong chúng ta được hiệu triệu trong một tình huống một mất một còn tương tự để đưa ra một lời dũng cảm tuyên cáo các nguyên tắc, nhưng có những ngữ cảnh ít mang kịch tính hơn mà trong đó khi chấp nhân sự bất công ta nên phát biểu ta dựa vào cơ sở nào. Nếu phát biểu đòi hỏi phải thật sự dũng cảm và nếu làm như thế ta tập trung vào nguyên tắc thì rất có thể là phát biểu đã thích đáng. Nhưng nếu ta có được một sự rộn ràng của phàm ngã trước ánh đèn sân khấu mà ta đóng vai đưa ra phát biểu hoặc nếu ta phát biểu để biện bạch cho chính mình thì có lẽ tốt hơn là đừng nên phát biểu.

12. Kiên Cường Bảo Vệ: Cho dù ta coi điều ác và điều bất công khi chúng ảnh hưởng tới bản thân ta ra sao đi nữa thì ta lại phản ứng một cách khác đối với điều ác và điều bất công khi chúng ảnh hưởng tới người khác. Đấng Ki Tô khuyên ta nếu có ai tát vào má bên này của ta thì ta hãy đưa má bên kia ra cho kẻ thù thay vì quật lại. Tuy nhiên ngài không gợi ý rằng nếu có một kẻ bắt nạt đánh một người ở kế bên ta thì ta lại túm lấy đầu kẻ khốn khổ bất hạnh xoay nó đi một vòng để cho kẻ bắt nạt thừa cơ đánh vào phía bên kia. Ta phải chịu điều ác xảy ra với bản thân nhưng không yêu cầu ta chịu đựng sự bất hạnh của những người khác. Ngược lại ta được kêu gọi “hãy kiên cường bảo vệ những người bị tấn công một cách bất công”. Điều ta không thể làm cho bản thân thì ta lại phải làm cho tha nhân.
“Những Nấc Thang Vàng” không coi việc hoàn toàn thụ động là một lý tưởng luân lýVề mặt này nó nhất trí với Chí Tôn Ca, trong đó đấng Krishna hối thúc Arjuna chiến đấu vì quyền lợi chính đáng của anh em mình và chống lại sự lừa đảo của anh em con chú con bác. Arjuna bước vào một cuộc chiến phá hoại khủng khiếp, không phải vì lợi ích của chính mình, thậm chí không phải vì ích lợi của anh em mình mà vì người ta đã làm điều ác thì đến lượt mình phải chỉnh đốn lại.
Arjuna được dạy cho biết hãy chiến đấu mà không màng tới hậu quả, ai thắng ai bại, ai được làm vua ai thua làm giặc. Arjuna phải chiến đấu bởi vì trật tự của vạn vật đã bị xáo trộn và phải được tái lập; chỉ có thông qua trận chiến ở Kurukshetra thì mới tái lập lại sự thăng bằng.
Rốt cuộc ta phải chịu trách nhiệm lẫn nhau, liên đới hỗ tương. Ta là người canh giữ huynh đệ của mình. Ta phải làm cho người khác điều mà ta có lẽ không làm và không thể làm cho bản thân ta. Đây là mấu chốt của lòng vị tha.

13. Thường Xuyên Chú Ý Tới Lý Tưởng: Vẫn còn một thắc mắc gây ray rức: liệu ta có thể đi xa đến đâu trong việc bảo vệ những người bị tấn công một cách bất công? Đâu là những giới hạn của những hành động đạo đức? Liệu có bao giờ được phép nói dối hoặc giết người chăng? Bộ luật đạo đức đơn giản dạy rằng “con sẽ không làm chứng gian”, “con sẽ không giết người”. Và bộ luật đạo đức đơn giản thường hữu ích nhưng chúng không áp dụng được cho nhiều tình huống mà ta gặp phải. Nếu một lời nói dối lại cứu mạng được một người Do Thái đang ẩn núp trước đám mật vụ Đức quốc xã thì nói dối như vậy là sai ư? Nếu việc giết một kẻ khủng bố đang đe dọa một chiếc máy bay chở đầy hành khách sẽ cứu mạng được đám hành khách ấy chẳng lẽ lại việc giết người như thế là sai trái sao? Làm sao ta phân biệt được một hành động cần thiết với một hành động vô đạo đức?
Bước cuối cùng cho ta biết phải tìm kiếm nơi đâu lời giải đáp cho thắc mắc ấy: “thường xuyên dõi mắt nhìn theo lý tưởng về sự tiến bộ và hoàn hảo của con người mà khoa học bí mật (Gupta Vidya) mô tả”. Mọi hành động của ta nên được thực thi xét theo lý tưởng tiến hóa. Điều đóng góp cho sự tiến bộ của con người là điều thiện; điều nào không làm được như vậy là điều ác. Đó là viên đá thử vàng tối hậu.
Chắc chắn đôi khi ta có thể nhầm lẫn về điều góp phần cho sự tiến hóa: Hễ làm người là phải có phạm sai lầm. Tuy nhiên chừng nào mà ý định của ta còn phù hợp với lý tưởng ấy, chừng nào mà động cơ thúc đẩy ta là xúc tiến sự tiến bộ của con người hướng về sự toàn bích thì hành động của ta còn là một hành động đạo đức.
Nếu ta lo lắng quá nhiều về kết quả quyết định của mình – liệu chúng đúng hay sai – thì ta không thể có được tự do hành động nào, ta ắt rớt vào hội chứng Arjuna. Ta không thể ngồi chễm chệ trên chiến xa tuyệt vọng về đường lối hành động đúng đắn. Krishna có dạy Arjuna rằng những tác dụng hành động này không phải là công việc của ta. Ta không phải lo âu về hậu quả của hành động. Ta phải thực hiện điều mà ta tin là đúng đắn – điều mà ta thấy rằng đóng góp cho sự tiến hóa của con người và bổn phận của ta đến đây là chấm dứt.
Còn một điều nữa. Phát biểu trong lời nói đầu bảo rằng sự thật mở ngỏ cho mọi người; còn bước cuối cùng bảo rằng cơ sở của hành động luân lý vốn bắt nguồn từ “Khoa Học Bí Mật”. Nhưng hai phát biểu này không mâu thuẫn với nhau. Khoa học hữu quan mang tính bí mật, bí truyền hoặc bị che giấu, không phải vì nó đã được đăng ký bản quyền hoặc cầu chứng đặc điểm riêng bởi một Chi bộ bí mật các cao đồ, mà nói cho đúng hơn bởi vì nó bàn về những sự việc do chính bản chất của chúng không thể được truyền khẩu từ miệng này sang tai kia mà thay vì đó chỉ được mỗi cá thể trải nghiệm thôi. Nó mở ngỏ cho bất cứ ai đã trải nghiệm như thế, nhưng chừng nào ta chưa trải nghiệm thì cái khoa học nghiên cứu sự trải nghiệm ấy ắt vẫn còn là một bí mật đối với ta.

[Kết Luận]: Thế là ta đã tới phần kết thúc của “Những Nấc Thang Vàng” chỉ còn lại lời kết luận: “Đây là những nấc thang vàng mà người học đạo có thể leo lên đó đi tới Đền thờ Minh Triết Thiêng Liêng. Điều này có nghĩa là ta chỉ tiếp cận được Minh Triết Thiêng Liêng khi ta sống cuộc đời đạo đức. Nhưng “Những Nấc Thang Vàng” không ngụ ý là một danh sách gồm những điều răn cho thế giới biết nó suy nghĩ ra sao về án tử hình, sự phá thai, việc đồng tính luyến ái, việc chống quân dịch, việc mổ xẻ thú vật còn sống hoặc bất kỳ vấn đề xã hội nào khác trong thời đại của ta. Mỗi người có một gánh nặng không thể trốn tránh được là phải phán đoán cá nhân về những vấn đề đạo đức khó khăn trước mắt ta. Đó là hậu quả của sự tự do cá nhân. Và ta phải tôn trọng những quyết định của người khác cho dẫu bản thân ta có quyết định khác, đây là đặc điểm của tình huynh đệ chân chính. “Những Nấc Thang Vàng” không giải quyết được tính mơ hồ đạo đức trong cuộc sống của ta, cũng không giải quyết được những cuộc khủng hoảng lương tâm mà ta phải giáp mặt hết ngày này sang ngày khác. Nhưng nó vạch lối chỉ đường cho ta dính mắc tập thể vào việc làm cho xã hội tốt hơn, để cứu chuộc được một chút nghiệp quả nặng nề của thế gian.

Share:

Lưu trữ Blog

Translate