Chương Trình Của Tạo Hoá (THIÊN CƠ)


 Sư phụ của tôi nói như vầy: “Cơ Trời là sự Tiến hóa”.
Nhờ những điều của Khoa học hiện kim thu thập mà bạn có một đại cương về sự tiến hóa; nhưng mà bạn thật hiếu ý nghĩa sâu xa của danh từ này là chỉ khi nào chấp nhận rằng: “Ba nguyên tắc căn bản” sau đây vẫn đúng với sự thật .
Một là: SỰ SỐNG Ở KHẮP MỌI NƠI.
     Hai là: SỰ SỐNG VỐN BẤT DIỆT.
     Ba là: SỰ SỐNG TIẾN HÓA. 
I
SỰ SỐNG Ở KHẮP MỌI NƠI
Thật ra không có chất nào là chất chết cả; dưới mắt bạn, một tảng đá dường như không có sự sống. Tuy nhiên, có một thứ sanh lực nuôi dưỡng nó mà bạn không thể thấy được mà cũng không thể ước lượng được.
Đối với giác quan của bạn, sự sống của loài thảo mộc, của loài cầm thú và của con người là một việc hiển nhiên rồi. Nhưng mà sự sống này không có cái chi khác biệt với sự sống ẩn tàng gọi là cục đá đâu.
Ở trong không gian, không có một chỗ nào là không có sự sống. Ở trên cao, ở dưới thấp, ở trong, ở ngoài, ở khắp mọi nơi vẫn có sự sống duy nhất, nó nhập vào mình của tất cả vạn vật và sự sống này là một sự biểu hiện của Thiên Tánh.
II
SỰ SỐNG VỐN BẤT DIỆT
Chúng ta sống trong một cõi đời mà đâu đâu cũng thấy những sự biến thiên và sự chết chóc. Thế thì dường như mọi vật đều phải bị diệt vong.
Cõi thiên nhiên có vẻ là một tấn thảm kịch rùng rợn, não nùng, đầy dẫy những sự tàn sát lẫn nhau vô cùng vô tận; nhưng thật ra không phải thế đâu. Chỗ nào mà có những hình hài thì chỗ đó tự nhiên có sự biến thiên, có sự tử vong; nhưng cái đó chỉ làm cho sự sống trở nên mãnh liệt hơn trước nữa.
Tất cả những sanh vật đều có hai bản tánh:
- Một là: HÌNH HÀI DO VẬT CHẤT CẤU THÀNH.
- Hai là: TÂM THỨC TẠO RA HÌNH HÀI.
 Sự chết chỉ hại được hình hài mà thôi.
Tâm thức làm cho hình hài được vững chắc, nó vẫn tồn tại sau khi hình hài tiêu tan. Nó vốn do Đức Thượng Đế sanh ra.
NẾU BẠN NGHE ĐƯỢC TIẾNG HÒ REO VUI MỪNG CỦA TẠO VẬT THÌ NÓ LÀ NHƯ VẦY: “KHÔNG CÓ SỰ CHẾT ĐÂU”.
Sau một buổi chiều tàn của một ngày tươi đẹp, hoa hồng héo xào, nhưng nó tiếp tục sống mãi mặc dầu những cánh hoa của nó rơi rụng tơi tả trên mặt đất; nó sẽ tái sanh với những cánh hoa tốt tươi hơn trước. Cũng thế ấy, con thú làm mồi cho kẻ nghịch sẽ tái sanh lại với một thân hình mạnh mẽ hơn và tiến hóa hơn kiếp đã qua.
Sự sống kiến tạo những hình hài chỉ để nhờ chúng làm trung gian đặng biểu lộ ra một cách mãnh liệt hơn nữa. Khi mà hình hài cản trở sự biểu lộ này thì sự sống loại nó ra. Nó sẽ tan rã và hườn lại những yếu tố mà sự sống đã dùng để cấu tạo ra nó. Trong khi những hình hài tiêu tan thì sự sống ở bên trong vẫn tồn tại bởi vì nó thuộc về sự sống Duy nhất, và ngày sau nó sẽ trở lại dưới sự hướng dẫn thiêng liêng đặng kiến tạo những hình hài mới khác.
III
SỰ SỐNG TIẾN HÓA
Đức Thượng Đế vốn toàn năng, toàn thiện, toàn giác, toàn mỹ. Ngài muốn thấy những loài vật Ngài sanh ra chia sớt bản tánh của Ngài và chung vui với Ngài. Thế nên Ngài cho sự sống của Ngài nhập vào vũ trụ của Ngài đã sanh ra. Ngài nhờ sự sống này làm trung gian đặng Ngài biểu lộ ra với muôn loài vật của Ngài đã sanh hóa. Vì vậy Ngài ban cho sự sống của Ngài một bản năng phát triển mà người ta gọi là Lực Tiến Triển hay là Sự Tiến Hóa.
Bản năng này là cái nguyên động lực dùng vật chất để tạo ra những hình hài thích ứng với những trình độ phát triển khác nhau.
Sự sống lưu hành trong kim thạch biểu lộ Thượng Đế, nhưng một cách yếu ớt. Thảo mộc biểu lộ Ngài khá hơn một chút. Thú vật lại nhiều hơn nữa, và trong tất cả những vật hữu hình chỉ có con người biểu lộ Đức Thượng Đế một cách hoàn hảo hơn hết.
Không có sự khảo cứu nào thích thú hơn học hỏi sự diễn tiến này. Học Hóa học bạn đã có một quan niệm về việc những nguyên tử phối hợp với nhau một cách kỳ diệu đặng làm ra những phân tử nhờ đó mới có sự sống trong chất hữu cơ và chất vô cơ. Mỗi giai đoạn của sự phối hợp đặng làm ra những phân tử này đều thực hiện dưới sự chỉ huy của Thượng Đế. Mỗi sự phối hợp mới mẻ của thần lực hiển lộ một phần bản tánh của Ngài lớn hơn trước.
Hãy nhìn qua một giai đoạn cao hơn và bạn sẽ thấy Ngài tạo ra kim thạch một cách đẹp đẽ biết bao và bạn cũng sẽ thấy nó không biết bao nhiêu sự điều hòa và sự thanh tú trong cách Ngài sắp đặt chương trình của Ngài đặng cho bản tánh của Ngài tiếp tục biểu lộ càng ngày càng thêm nhiều nữa.
Bạn hãy học Thực vật học, bạn hãy dạo chơi khắp đồng nội rừng rú, bạn hãy nhìn xem tận mắt vạn vật và nhất là rán cảm thấy sự sống nuôi dưỡng chúng và làm cho chúng hoạt động rồi bạn sẽ biết cái phần thiêng liêng mà Thượng Đế biểu lộ cho bạn thấy lớn lao là dường nào.
Bạn hãy học Động vật học, hãy quan sát cách cấu tạo và nếp sống của hằng hà sa số thú vật, hãy học tập nhứt là để hiểu biết và thương mến thú vật rồi bạn sẽ cảm biết một bức màn khác đã hạ xuống để giúp bạn tiến đến gần Đức Thượng Đế nữa.
Sau cùng, nếu bạn nhìn sâu vào lòng con người và nếu bạn tỏ ra sốt sắng chia sớt gánh nặng của họ thì bạn sẽ thấy Đức Thượng Đế gần hơn trước nữa và bạn sẽ biết rằng bạn với Ngài chỉ là một.
Trong lịch trình diễn tiến phi thường này và không thể trạng tả được, mà người ta gọi một cách tổng quát là sự Tiến hóa có một điểm phải hiểu rành rẽ: ấy là chương trình của Thượng Đế đã sắp sẵn cho sự tiến hóa của con người.
Đối với sự sống biểu lộ trong loài thú vật thì cái đặc điểm của sự tiến hóa của nó là TÁNH TẬT ĐỐ, ích kỷ; sự chia rẽ này là sự xác nhận cái TÔI (Bản ngã); ở đây Đức Thượng Đế sắp đặt sự kiến tạo những hình hài rồi thì Ngài thí nghiệm chung đặng ước lượng sức chịu đựng của chúng. Những hình hài nào yếu đuối quá thì Ngài loại ra. Chúng sẽ tan ra cát bụi, còn những hình hài nào bền dẽo thì Ngài giữ lại và lấy cát bụi này đặng tạo cho chúng những hình hài bền dẽo hơn nữa, thì chúng càng trở nên phức tạp hơn; rồi nhờ chúng làm trung gian, Đức Thượng Đế có thể biểu lộ ra và Ngài khai triển trong sự sống những tánh tình mà Ngài không thể phô diễn với những hình hài đơn giản và kém tiến hóa hơn.
Sự chiến đấu đặng sống và sự sống còn của hình hài nào thích hợp hơn, là định luật của Ngài đã lập ra. Trong công việc của Ngài thực hiện, qua sự trung gian của những nhân viên của Ngài, Ngài tuyển lựa từ hình hài này qua hình hài kia, từ giống này tới giống khác, nói thật ra, Ngài xem thường những hình hài cá nhân mà luôn luôn quan sát đến sự sống ở trong những hình hài và sự tiến hóa của sự sống này.
Ở vào giai đoạn của loài thú vật, sự ích kỷ là phương pháp của Đức Thượng Đế dùng đặng làm để cho sự sống tiến hóa. Nhưng mà con người là một Linh hồn, nó khác hẳn với những loài vật thấp kém hơn nó. Nó là sự biểu hiện của Đức Thượng Đế và cũng là sự tiết lộ Bản Tánh Thiêng liêng của ngài cao cả hơn và hoàn toàn hơn các điều mà cái cây hay là con thú có thể phô bày ra.
Cái chi thích hợp với thảo mộc và thú vật thì không còn thích hợp với con người nữa.
Tánh ích kỷ tạo nên những hình hài để cho loài người dùng; bây giờ đây thì sự hy sanh bản ngã phải biến đổi loài người tức là những linh hồn thành ra những vận hà do đó phần Thiêng liêng cao cả nhứt của Thượng Đế mới biểu lộ ra.
Mục tiêu của Đức Thượng Đế là làm cho con người được hạnh phúc. Tuy nhiên con người được hưởng hạnh phúc là chỉ khi nào họ biểu lộ những trạng thái cao cả của bản tánh Thiêng liêng, những trạng thái này không thể phát hiện ra trong sự sống của cái cây hay là của con thú.
Điều cần nhứt là mỗi linh hồn phải nhiệt liệt hoạt động, những hành vi của y phải giúp cho cơ trời tiến triển chớ không phải làm cho nó bị trì hoãn. Mà chỉ nhờ có sự hy sanh bản ngã và tình nguyện phụng sự mà con người mới có thể giúp Đức Thượng Đế. Vì Ngài có ý định dạy cho con người biết rằng hạnh phúc do sự tình nguyện phụng sự mà đến, cho nên Đức Thượng Đế mới sắp đặt một chương trình cho những vật hữu hình và những vật vô hình.
Ngài tạo lập những thế giới rồi sanh ra nhơn vật để ở khắp mấy cõi này; Ngài dựng lên những lục địa rồi tiêu diệt chúng. Ngài xây đấp những nền văn minh rồi nghiền nát chúng ra tro bụi hầu để cho con người, do mấy điều đó, học tập lần lần bài học cần thiết này. Ngài cho những linh hồn nhập vào thể xác không biết bao nhiêu lần và hướng dẫn họ khi thì đến xứ này, khi thì qua xứ kia, đặng cho họ học, trong mỗi xứ một phần của bài học. Ngài dìu dắt họ đặng họ đầu thai, kiếp thì làm đàn ông, kiếp thì làm đàn bà. Ngài cho mỗi linh hồn gặt hái những sự vui vẻ hay là những sự đau khổ tương xứng với những việc lành hay là những việc ác của họ đã gieo trồng.
Dầu Ngài cho họ mang những lớp áo nô bộc hay là chủ nhân, giáo sư, y sĩ hay là thương gia, dầu cho họ lo lắng những công việc này hay những công việc nọ do vô số quốc gia cung cấp, ở đâu đâu Ngài cũng ban cho họ những bài học thuận tiện để học tập bài học này.
Sự thịnh suy của các quốc gia dân tộc; những sự lễ bái thờ phượng, những tín điều, những khoa học, những mỹ thuật và những triết học sanh ra rồi điêu tàn. Tất cả mấy điều đó chỉ là những cuộc cờ của Đức Thượng Đế đã sắp sẵn để rèn luyện chúng ta đặng chúng ta trở thành những vận hà cho sự sống cao cả nhứt của Ngài.
VẬY THÌ SỰ ÍCH KỶ LÀ LUẬT CHỈ HUY SỰ TIẾN HÓA CỦA CON THÚ, CÒN SỰ HY SINH BẢN NGÃ LÀ LUẬT TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜI.


Share:

Giải mã sự thật về bói toán

Bói toán không phải là để biết được trước tương lai, mà để mỗi người hiểu rõ bản thân, từ đó tự lựa chọn và quyết định tương lai của mình. 


Nói đến bói toán, nhiều người cho rằng, đó chỉ là hoạt động mang đầy tính ma mị và bí ẩn. Trong nhiều trường hợp, thầy bói còn lợi dụng sự mê tín của người xem để lừa gạt. 

Thế nhưng đa phần ai trong chúng ta cũng đều muốn một lần biết rõ hơn về bản thân trong tương lai. Chính vì lẽ đó mà nghề bói toán vẫn tiếp tục phát triển song hành cùng lịch sử nhân loại. Cùng điểm lại những phương pháp bói thông dụng ở Phương Tây và mặt tối của thuật "mê tín dị đoan" này.

1. Bói qua tiếng cười

Nhiều thầy bói trên thế giới tuyên bố rằng, họ chỉ cần nghe được tiếng cười cũng đoán được vận hạn của một người. Bởi họ cho rằng, tiếng cười phản ánh rõ nét tâm tính, nhân cách con người trong cuộc sống hàng ngày. 

Có bao nhiêu cách cười thì có bấy nhiêu cá tính. Nụ cười thường điểm cho vẻ mặt thêm rạng rỡ, đẹp xinh, diễn tả nỗi vui mừng trước một sự việc. 

Tuy nhiên, tùy vào từng cá tính mỗi người mà người đó nở nụ cười. Có người luôn giữ nụ cười tươi tắn hồn nhiên, nhưng có người dù vui đến mấy cũng chỉ nhếch mép cười gượng, hay cười ngượng ngùng e ấp. 

Dựa vào đó mà các thầy bói sẽ "phán" bí ẩn con người thực sự bên trong chủ nhân của nụ cười đó. Đó sẽ là một người niềm nở, tươi vui hay luôn lạnh lùng xa cách, báo hiệu cho mọi người về cuộc sống nội tâm, buồn u uất.

2. Bói qua các con số

Cách này được các nhà bói toán ở Phương Đông gọi là thuật dự đoán "Thần số học". Họ mô tả rằng, đây là hệ thống học thuật hoàn chỉnh lấy 12 chữ số nguyên thủy nhất làm công cụ tính toán vận số để tiến hành dự đoán.

Những thầy bói này lý giải chữ số mà chúng ta vận dụng tuân thủ nghiêm khắc sự tương khắc của Âm Dương Ngũ Hành, bao quát vạn vật trong thế giới tự nhiên, đại diện cho cát - hung, họa - phúc của con người. Bản thân chữ số đều có năng lượng, mang thuộc tính Âm Dương Ngũ Hành nhất định.

Các con số đứng riêng rẽ hình thành nên những ý nghĩa khác nhau, bao hàm sự tốt, xấu, may mắn hay tai họa. Khi kết hợp với nhau nó cũng hình thành một ý nghĩa khác, bao hàm sự tốt xấu. 

Nhưng lúc này, ý nghĩa của từng con số không còn cứng nhắc mà mang sắc thái bổ trợ lẫn nhau, hình thành nên tính chất tốt xấu cho cả dãy số. Chỉ cần bốc một con số, người thầy bói sẽ cho bạn biết điềm phúc, họa trên các lĩnh vực tiền bạc, tình cảm, sự nghiệp… 

Ngoài ra, các nhà bói toán Phương Tây cũng nghĩ ra một phương pháp khá thú vị được gọi là Numerology, dựa theo nhân sinh quan của một tam giác 3 cạnh, 9 con số. 

Mỗi chữ cái trong một tên lại hàm nghĩa một con số. Và khi cộng tất cả lại nhiều lần ta sẽ có một con số chính xác cho bản thân đại diện cho tính cách trong quá khứ và tương lai. 

3. Bói qua giấc mơ

Bói qua giấc mơ là phương pháp phổ biến nhất trên hành tinh mà tới nay, ở nhiều nước Phương Tây có hẳn một loạt các công ty mở ra để giúp lý giải ý nghĩa của các giấc mơ.

Những người tin rằng, các giấc mơ ẩn chứa nhiều hình ảnh trượng trưng và là cửa sổ đi đến trạng thái tiềm thức của chúng ta. Những cảm xúc xuất hiện trong giấc mơ có thể phản ánh đặc điểm cá nhân của người mơ cũng như chỉ ra tình huống họ gặp phải trong cuộc sống. 

Thông qua giấc mơ, con người có thể cảm thấy bất an, hoang tưởng, yêu, đố kỵ, hốt hoảng... biểu hiện cho trạng thái thần kinh hiện tại của người đó. 

Nếu giấc mơ lặp lại nhiều về việc bạn đứng trên ban công, nó có nghĩa rằng, bạn sẽ có được những khoản thu tài chính lớn trong tương lai, hay mơ bị đuổi đánh có nghĩa là cuộc sống đang gặp nhiều rắc rối, bế tắc.

Giải mã sự thật đằng sau những quân bài, con số...

Một người thầy bói thực ra còn có nhiều kỹ năng khác để dự đoán tương lai hay quá khứ của một người. Qua cách đi lại, ăn nói của khách hàng, họ ít nhiều đoán được tính cách của người đó. Chính tính cách của một người sẽ cho thấy quá khứ và quyết định tương lai họ như thế nào chứ không phải chỉ dựa vào xem tay, bói quân bài, con số...

Nhiều thầy bói rất thích dự đoán việc xấu xảy ra trong tương lai cho khách hàng của mình. Lý do là bởi bộ não con người thường ghi nhớ rất lâu những điều không hay, chi tiết rùng rợn, đáng sợ, ma mị.

Khi nhận những thông tin không tốt như vậy, khách hàng rất dễ bị ám ảnh. Họ suy nghĩ về nó nhiều hơn và thường có khả năng gặp thất bại theo đúng cách như vậy.

Đó được gọi là hiện tượng tự kỷ ám thị. Nếu một người liên tục tự lừa dối mình bằng quan điểm sai lầm thì đến lúc nào đó, họ sẽ chấp nhận nó như là sự thật hiển nhiên. 

Lúc này, họ sẽ trở thành đúng như những gì họ nghĩ bởi đã để suy nghĩ đó chi phối hoàn toàn tâm trí. Những thông tin sai lệch ấy sẽ kích thích ở các vùng não, phát triển một ổ ức chế bền vững. 

Chúng gồm những tế bào thần kinh đang hoạt động nhưng bị gián đoạn một thời gian khá lâu. Các tế bào đó giờ thôi không nhận các tín hiệu tới và trả lời chúng nữa, dần tạo ra các suy nghĩ tiêu cực hơn.

Một số người không có lý trí vững vàng và thiếu niềm tin ở cuộc sống sẽ cần bám víu vào một "ánh sáng hy vọng" từ "thế lực tâm linh". Yếu đuối về lý trí, tâm lý hoang mang sẽ đưa đẩy họ tới gặp thầy bói. Và điều dễ hiểu, hiện tượng tự kỷ ám thị xảy ra dễ dàng hơn với nhóm người này.

Do vậy, khi tự nhận thấy bản thân mình không đủ tỉnh táo và chưa mạnh lý trí, bạn không nên đi xem bói. Nếu tìm hiểu về bản chất của một số kiểu bói toán, bạn sẽ thấy rằng: 

Thêm vào đó, nếu để ý, mỗi thầy bói lại có dự đoán tương lai khác nhau dù cho cùng 1 khách hàng, những thông tin không trùng khớp đủ để ta đặt ra câu hỏi: “Đây thực sự là một môn khoa học hay chỉ là những suy nghĩ do những người bói toán bịa ra”.

Nhiều người quá tin vào bói toán không nhận ra rằng, nếu thầy bói nói đúng, họ đã trả lời được một câu hỏi vô cùng khó của triết học "Nếu biết trước được vận mệnh và thay đổi tương lai thì đó đâu phải là vận mệnh của bạn”. 

Vận mệnh nằm trong mỗi bản thân và do chính tích cách, công việc của mỗi người tạo ra. Còn nếu thật sự bạn muốn biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai thì hãy tin rằng, không có gì là tuyệt đối.


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Livescience, The Other Mystery và bài viết của Benjamin Radford - Phó Tổng biên tập Tạp chí khoa học "Skeptical Inquirer"
Share:

CÁCH TU HÀNH


Tu là gì? Tại sao phải tu? Không tu thì sao? Bước đầu tiên trong sự luyện tập tánh tình. Tánh nết con người ở đâu mà ra? Tánh nết ba Thể: Thân, Vía, Trí. Tam Bành Lục Tặc. Phương pháp làm chủ cái Trí, cái Vía và Xác thân. Phải đem ra thật hành điều tốt đẹp mà mình đã tưởng. Hiệu quả của sự tập luyện trong vòng sáu tháng. Những điều cần yếu nên biết.


Share:

BƯỚC ĐẦU TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO


 Nhiều bạn mới phát tâm mộ đạo, thường hay bối rối, không biết làm gì để mau giải thoát và gặp Thầy Tiên, thoát khỏi đọa Luân Hồi, sớm nhập Niết Bàn thung dung tự tại. Khi bạn đã tin rằng luật Nhân Quả không bao giờ sai lầm hay là thiên vị, thì bạn đã bắt đầu hiểu Đạo rồi. Luật Nhân Quả đi đôi với Luân Hồi mới trả vay ổn đáng. Bây giờ chỉ cần thực hành các điều hiểu biết thì chắc chắn sẽ mau đến chỗ thành công. Hành Đạo không phải trong năm, mười năm, hay trong một kiếp mà đến nơi cứu cánh. Trong kinh Phật có chép hơn 500 tiền kiếp của Phật, rồi mới đến kiếp chót Ngài tu hành đắc quả Phật. Biết được như thế rồi thì không còn gì phải nóng lòng, sốt ruột khi chưa gặp Chơn Sư. Cần nhứt là phải bền chí, cương quyết đi thẳng một đường đến mục đích.
        Muốn thi hành khỏi sai lầm, ta phải suy nghĩ để thấu đáo cái nghĩa vụ cao quí mà các vị Chơn Sư đang làm, và mong thấy chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để phụng sự. Bắt đầu, chúng ta nên tập: TRÁNH CÁC ĐIỀU DỮ, LÀM CÁC ĐIỀU LÀNH và RỬA LÒNG CHO TRONG SẠCH.
        Người mộ Đạo nào cũng đều có lánh dữ, làm lành, mặc dầu chưa trọn vẹn, còn rửa lòng trong sạch thì ít người để ý, hoặc có nhớ đến thì cũng chưa tận tâm rèn luyện.
        Tư tưởng có một quyền lực vạn năng nên khi chúng ta kiểm soát được chúng nó rồi thì việc nào chúng ta làm cũng được, chẳng sớm thì muộn, nên mới có câu: MUỐN THÌ ĐƯỢC. Chúng ta phải trừ bỏ những ý tưởng thấp hèn và sai lầm, không còn ham muốn danh lợi, quyền uy, tình ái. Khi ta chuyên tâm tập rèn các đức tánh tốt thì tự nhiên các tật xấu bị tiêu diệt hồi nào ta không hay, rồi khi gặp việc lành thì ta vui lòng thi hành liền, không đắn đo suy nghĩ nữa.
        Muốn tấn hóa mau, phải mở Tâm và Trí một lượt , vì có tâm lành mà thiếu trí phán đoán, ta sẽ đi đến chỗ mê tín, còn nếu có trí thông minh hơn người mà thiếu tâm lành thì ta dễ sa vào đường ác, vô tình làm khổ người đời, nghịch với luật Trời, mang thêm nhiều nghiệp chướng.
     Ở đây chúng tôi xin tóm lược lại các điều kiện cốt yếu để các bạn dễ nhớ và dễ thực hành.
        Điều kiên thứ nhứt là: 

1. MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH.

        Trước hết phải tập PHÂN BIỆT những việc hữu ích và những việc vô ích; rồi đến những việc nào hữu ích nhiều, những việc nào  hữu ích ít. Nhờ vậy chúng ta mới mong chăm lo hiến thân cho công việc cao thượng nhứt mà ta có thể làm được. Chúng ta sẽ khỏi hoang phí thời giờ và sức lực để chạy theo một mục mục tiêu có thể là cao quí phi thường, mà ta chưa đủ sức làm cho được hay, hoặc một mục tiêu mà chúng ta không cần phải dự vào. Đây, tuyệt nhiên tôi không muốn nói là chúng ta phải xao lãng phận sự thông thường trong đời sống hằng ngày, mà cố nhiên là chúng ta không cần phải đảm đương thêm những phận sự mới ở cõi Trần, nhưng những việc nào chúng ta đã gánh vác thì phải lo cho tròn nhiệm vụ, không được phép bỏ bê trể. Nếu bổn phận hằng ngày do luật Nhân Quả đã định mà chúng ta làm không xong, thì chúng ta chưa được tự do để lo đến nhiệm vụ cao hơn nữa, tức là việc GIÚP NHƠN LỌAI. Một lòng lo giúp nhơn loại là mục tiêu độc nhất để chúng ta nhắm hướng. 

2- HOÀN TOÀN TỰ CHỦ

        Muốn có được những năng lực cao hơn, thuộc cõi Trung Giới, mà không bị nguy hiểm, thì chúng ta cần phải tự chủ hoàn toàn. Trước nhứt, chúng ta phải làm chủ ba thể Xác, Vía, Trí, nhưng cốt yếu là KIỂM SOÁT CÁI TRÍ, không bao giờ tưởng nhớ những điều gì quấy, cứ luôn luôn nghiền ngẫm những đức tính tốt, những việc lành, nói cách khác là TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG VÀO ĐIỀU THIỆN. Khi làm chủ được cái Trí rồi, thì cái Vía và Xác thịt sẽ phục tùng ta, chừng đó ta sẽ được THANH KHIẾT từ tư tưởng, lời nói, đến việc làm. Không bao giờ nói một lời thô bỉ, khiếm nhã, hay có hại cho một người khác, không có một hành động nào làm khổ thêm cho nhơn loại, nhưng chí quyết siêng năng cần mẫn giúp đời.
        Tập THAM THIỀN để biết rõ tánh VỊ THA, quên mình để lo giúp nhơn sanh, để được giàu TÌNH CẢM CHƠN CHÁNH, để có LÒNG TRẮC ẨN BAO LA.Trong khi chăm lo rèn luyện tinh thần, thì cũng không nên quên săn sóc xác thân. Phải bổ dưỡng nó bằng thức ăn tinh khiết, (ăn chay càng tốt) và giữ gìn cho nó sạch sẽ luôn luôn. Cố gắng giữ cho nó không có hành động nào nhơ bợn. Nếu xác thân không tráng kiện thì không đủ sức thi hành những công việc khó khăn trong khi đi trên đường Đạo.
        Xác thân ưa ăn uống sung sướng, thích ở không, trốn tránh phận sự, nạnh người khác làm thế cho mình.
        Thể Vía thì có những ước ao, ham muốn, giận hờn, ganh ghét, tham lam, thô lỗ và ngã lòng nữa. Nó ưa sự rung động dữ dội và thay đổi liền liền.
        Cái Trí thì ưa thích kiêu căng, chia rẽ, tự tôn tự đại và khinh thường kẻ khác.
        Phải diệt trừ tất cả các tánh xấu của Xác, Vía, Trí.
        Nhờ biết được tánh riêng của mỗi thể rồi, nên ta sẽ rèn luyện cho chúng nó thành những dụng cụ đắc lực để chúng ta dùng khi hành Đạo.
        Tánh tình chúng ta phải được chế ngự trọn vẹn, để khi chúng ta thấy hoặc nghe bất kỳ chuyện gì, thì chúng ta cũng thản nhiên KHÔNG PHẨN NỘ, vì hậu quả ở cõi Trung Giới sẽ rất trầm trọng hơn ở cõi Trần. Sức mạnh của tư tưởng luôn luôn có một tác động to lớn, nhưng ở cõi trần gian thấp nhứt nầy nó bị ngăn trở, trì trệ lại, vì nó phải hành động trong những tế bào thần kinh thô sơ. Nhưng nơi cõi Trung Giới, nó rất tự do và mạnh mẽ hơn, nên khi một người có năng lực hoạt bát hoàn toàn ở cõi nầy mà tức giận ai, sẽ gây cho kẻ ấy những hậu quả nguy hiểm không thể tránh được.
        Chúng ta lại còn cần phải bình tĩnh, vững tâm trước các cảnh tượng kỳ quái hay ghê gớm. Bất kỳ cách nào, chúng ta cũng không bao giờ sợ sệt, nản lòng, mất hăng hái. Nếu chúng ta thiếu can đảm thì không cứu giúp ai được, mà còn làm bận lòng các vị sư huynh phải săn sóc, che chở cho ta nữa. Như thế, ta chưa xứng đáng vào hàng đệ tử.
        Người đệ tử Tiên nào cũng phải qua những cuộc thử thách về: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, trong lúc ngủ hay xuất Vía ra khỏi xác thịt, đúng như các Thánh giáo xưa đã dạy. Vậy chúng ta phải cố tập làm sao để tin chắc là khi ở trong cái Vía thì không bao giờ bị yếu tố nào làm hại được, nên khi thi hành phận sự lúc ở trong cái Vía thì không có cái gì ngăn trở cả.
        Ở trong Xác thịt, chúng ta đã tin chắc chắn là: lửa đốt cháy, nước làm ngộp hơi, đá kiên cố ngăn trở không cho ta vượt qua; chúng ta tin rằng không thể phóng mình ra giữa không gian, nếu không có vật gì nâng đỡ ta lên. Lòng tin chắc nầy đã thấm sâu vào trí chúng ta, nên phải cần có một sự cố gắng khá to tát để vượt qua các thành kiến cũ, để hiểu rành rẽ là khi ở trong cái Vía thì viên đá đông đặc nhất cũng không ngăn cản sự đi lại của ta được; ta có thể gieo mình từ nơi cao của bờ dốc hiểm trở nhất mà không có hậu hoạn nào, và tin chắc là: dầu chui mình vào miệng hỏa sơn đang phun lửa, hoặc lặn xuống vực thẳm của Đại dương cũng không có hại gì. Chúng ta có thể đi khắp hoàn cầu, từ chỗ nầy đến chỗ kia trong nháy mắt.
        Nếu chưa hiểu rõ như thế, nếu chưa tin chắc chắn như vậy để hành động một cách tự nhiên và đầy lòng tin cẩn thì ta chưa thích hợp với công việc của cái Vía, vì những cơ hội cứ xảy ra không ngừng, ta sẽ bị hại bởi những nguy hiểm tưởng tượng của ta. Ban đêm, khi xác thịt ngủ yên thì ta đi vào cõi Trung Giới bằng cái Vía để học hỏi thêm và giúp đời, có khi gặp những ma quái hiện hình lạ lùng, kinh khủng để dọa nạt ta, nếu ta thiếu trầm tĩnh và mất can đảm, để quá sợ hãi, hoảng kinh chạy về nhập vô xác, có khi phải đau ốm, điên khùng nữa.
        Khi làm chủ được Xác thân thì ta sẽ siêng năng, cần mẫn trong phận sự, gặp việc phải mà có thể làm được thì không thể bỏ qua.
        Làm chủ được cái Vía, thì ta sẽ trừ tuyệt được các dục vọng thấp hèn. Nếu thiếu năng lực định trí thì ta không thể nào làm được một công việc gì có hiệu quả trong chốn quay cuồng của các luồng thanh khí cõi Trung Giới; còn dục vọng nơi cõi phi thường nầy, hễ ham muốn cái gì thì được cái đó, nên nếu chưa kềm chế được khía cạnh nầy của bản tánh thì chúng ta có thể sẽ gặp vài sự đê hèn do ta sáng tạo và ta sẽ phải xấu hổ vô cùng.

3- SỰ TRẦM TĨNH

        Không hề xao động và không hề chán nản cũng là một điểm rất quan trọng. Người biết Đạo phải sẵn sàng để trấn tĩnh những người bối rối, và an ủi những người khổ não, mà chính mình luôn luôn xao xuyến vì thiếu bình tĩnh và cứ ưu tư, sắc mặt hốc hác của triệu chứng kém tinh thần thì làm sao đủ khả năng để giúp kẻ khác. Nếu chúng ta không trừ dứt thói quen lo rầu mãi mãi những việc không đáng, những chuyện tầm phào vô lý, mà ta lại quan trọng hóa cho nó thành đại sự, để làm cho mình bị khốn khổ một cách vô cớ thì chúng ta không thể thi hành phận sự huyền bí được, mà lại còn nguy hiểm cho sự tiến bộ nữa.
        Chúng ta phải vượt qua cho khỏi thời kỳ dao động phi lý và ngã lòng vô căn cứ. Chúng ta phải cố gắng theo đúng TRẬT TỰ của VŨ TRỤ; chúng ta phải đạt đến mức hiểu rằng: chủ nghĩa lạc quan ở khắp nơi và luôn luôn tương quan với sở kiến chí tôn, cho nên tương hợp với chơn lý. Chỉ có những cái gì tỏ ra tốt đẹp ở trong chúng ta mới có thể vĩnh cữu, còn điều xấu, chính là do bản tánh của nó, nên nó phải tạm thời, dễ tiêu tan. Ông Browning đã nói: ĐIỀU QUẤY KHÔNG TỒN TẠI và CŨNG KHÔNG PHẢI THỰC TẠI – CHÍNH SỰ YÊN LẶNG LÀM CHO TA NGHE ĐƯỢC ÂM THANH, còn như ở nơi cao hơn nữa thì chúng ta thấy: PHẦN CHỦ YẾU CỦA CÁC VẬT THÌ DỊU DÀNG, TRUNG KHU CỦA SỰ SANH TỒN LÀ SỰ AN NGHỈ Ở THIÊN ĐÀNG. Cũng thế ấy, vị nào đã thông hiểu thì bảo tồn được một sự trầm tĩnh mà không có cái gì làm xao xuyến nổi, và kết thêm vào Tâm Từ Bi hoàn toàn của các Ngài một sự an tĩnh vui tươi do sự tin chắc rằng: tất cả sẽ kết thúc tốt đẹp.
        Tập được trầm tĩnh rồi thì ta cũng sẽ trừ được tánh nóng giận là tánh xấu khó trừ diệt nhất, mà hễ giân thì mất khôn, và do đó ta có thể không giữ được lời nói chân chánh, không tránh được việc làm tai hại. Người trầm tĩnh thì tâm hồn sáng suốt, thâu nhận được nguồn linh cảm, làm việc có trật tự, không thiên lệch, trí hóa được thăng bằng, phân biện được rành rẽ điều phải trái, việc nên hư. Chừng đó ta mới thông hiểu được các điều khó khăn, bí ẩn.
        Thể Vía và thể Trí luôn luôn hành động chung với nhau, và thể nầy chịu ảnh hưởng của thể kia, lẫn lộn nhau. Cái Vía thay đổi màu sắc, mỗi khi tánh tình thay đổi. Khi các tánh ích kỷ, quỉ quyệt, phẩn nộ đã tiêu tan, thì ở cái Vía có màu đỏ sậm, tăng lên to tát, đó là sự thương yêu và màu hường chỉ người có lòng từ ái. Khi ta giận dữ thì toàn thể cái Vía lộ ra những quầng đen ghê gớm và nơi đó phóng ra những mũi tên đỏ như lửa, tìm cách đi ngay đến người bị ta giận, ấy là một cảnh tượng dữ dội phi thường và thật khủng khiếp, nên ta phải tập tánh ĐIỀM TĨNH, mở lòng thương xót và tha thứ cho người lỗi lầm, thì chừng đó màu sắc ở cái Vía của Ta sẽ trở nên tốt đẹp và rực rỡ. Người ta nói: tâm viên, ý mã; Tâm đây là lòng dục vọng của Phàm Nhơn, hết muốn cái nầy thì ham cái khác, không bao giờ chịu yên. Nó giống như con khỉ chuyền cành nầy qua cành kia mãi mãi. Nó thuộc về cái Vía. Ý mã tức là ý tưởng, nó vốn buông lung, khó kềm chế, giống như con ngựa không cương, dễ thả ra mà khó bắt lại.
        Trong lúc ngủ, cái Vía thoát ra khỏi Xác thịt, đi chung với cái Trí và những thể cao hơn nữa. Tâm thức của người trí thức hoạt dộng trong cái Vía, lúc Xác thịt ngủ yên, nên trong lúc ngủ ta học rất nhiều, và những điều học hỏi nầy thấm nhiễm lần lần vào óc Xác thịt. Nếu ta tập kiểm soát cái Vía và tập dùng nó một cách khôn ngoan, thì nó sẽ rất hữu ích cho ta.

4- SỰ THÔNG HIỂU

        Đặc tính của cái Trí là rung động để đáp ứng với sự thay đổi trong tư tưởng. Sự rung động trong cái Trí nhờ cái Vía truyền qua Xác thịt và làm cho thần kinh của cái óc hoạt động. Thể Trí cũng như thể Vía, tùy theo mỗi người mà khác nhau rất xa. Thể Trí của người trí thức thì lanh lẹ và có hình dạng đều đặn, còn đối với người chưa mở mang thì nó như đám mây mù và không cảm giác. Nó chuyển động luôn luôn, bởi vì con người tư tưởng, chẳng những trong lúc còn thức đây, mà trong lúc ngủ và sau khi bỏ xác, con người cũng vẫn còn tư tưởng nữa. Muốn cải thiện nó, thì lúc còn sống ở trần gian chúng ta phải học tập, rèn luyện tư tưởng cho trong sạch, suy gẫm rộng rãi, cảm giác đẹp đẽ và liên tục, có những ước vọng cao thượng, cố gắng làm điều lành, tham thiền sốt sắn và luôn luôn không gián đoạn. Các tư tưởng xấu làm hoen ố và phá hoại thể Trí; nếu ta còn nuôi dưỡng tánh xấu thì thể Trí mắc bệnh và hư tổn, khó chữa được. TƯ TƯỞNG LÀM RA TÁNH NẾT. Nó có một quyền lực vô hạn, nếu biết sử dụng cái quyền lực nầy thì làm việc gì cũng xong. Nhờ nó mà ta tạo thêm tánh tốt, trừ tuyệt các tánh xấu, và càng ngày càng trở nên thông minh sáng suốt. Người ta sẽ trở thành cái gì mà người ta tưởng. (On devient ce que l’on pense). Quyền năng nầy còn một công dụng nữa là giúp ích cho đời bằng cách gởi đi những tư tưởng tốt. Ta có thể giúp người nào đó trong cơn sầu não, bằng cách gởi đến cho va những tư tưởng an ủi, giúp người bạn đương tìm chơn lý với những tư tưởng minh bạch, xác định. Ta có thể phóng vào cõi Thượng Giới, những tư tưởng đủ sức nâng cao, rửa sạch và khuyến khích tất cả những người nào dễ cảm, hoặc những tư tưởng bảo vệ, tức là những thần hộ mạng của những người mà ta thương mến. Tư tưởng tốt giúp cho công việc lành, cũng như tư tưởng xấu có kết quả lẹ làng trong công việc quấy. Vì lẽ đó ta phải luôn luôn kiểm soát tư tưởng.
        Muốn được hữu ích thì ta phải hiểu biết ít nhiều về cái kế hoạch mà ta phải thi hành. Sự hữu ích của ta cũng tăng giảm tùy theo trình độ học thức của ta trên các phương diện. Vậy ta phải học tập cho có đủ khả năng hiểu biết được những điều đã ghi chép trong các kinh sách khi ta nghiền ngẫm nghiên cứu. Nếu các việc thông thường và ta có thể học hỏi được tại thế gian trong khi chịu khó tham khảo các sách là đủ, mà ta mong đợi Thầy Tiên đến dạy ta, thì đó là một việc phí công, không thể gặp Thầy được. Vậy ta không thể bỏ quên việc mở mang trí thức.
        Xác, Vía, Trí, là ba thể hư hoại của con người. Nhưng nếu biết chế ngự nó và đem ra sử dụng thì ta sẽ đạt được kết quả tốt đẹp vô cùng.

5- LÒNG TỪ ÁI

        Song song với việc mở Trí, kiểm soát tư tưởng, ta còn phải mở LÒNG TỪ ÁI nữa. LÒNG TỪ ÁI không phải là thứ tình cảm nhu nhược, không quyền hạn, cứ thố lộ mãi mãi những tánh hèn hạ, viễn vông, hay những phiếm luận tầm thường, hoặc không có can đảm trong khi bày tỏ ý kiến của mình, vì lo sợ kẻ dốt nát sẽ nói xấu mình là không tình huynh đệ. Điều cốt yếu là phải có lòng thương khá mạnh mẽ, hầu gạt bỏ tánh quảng cáo, và cứ thi hành theo LÒNG TỪ ÁI trong im lặng; ấy là lòng khao khát phụng sự, luôn luôn đợi chờ một cơ hội để hành động, mà ưa thích tình trạng ẩn danh, ấy là lòng đạo nghĩa phát khởi trong tâm con người. Ta đã biết là chúng ta không thể sống riêng cho mình, ngoài cái giải pháp đồng hóa với cái vai tuồng nầy cho đến sức cùng lực tận, dầu trong phạm vi hèn mọn nhất và trên một đoạn đường dài vô hạn, ta quyết phải trở thành một con kênh mật thiết để cho cái lòng BÁC ÁI tuyệt diệu nầy, từ cõi trên tuôn xuống. Lòng BÁC ÁI vô biên vượt trên tất cả trí thông minh, cũng như cảnh an lạc ở Thiên Đường. Chúng ta thực hành lòng TỪ ÁI vì thương nhơn sanh bị chìm đắm trong biển khổ trầm luân, chớ không phải vì mong hưởng phước hay vì muốn có danh vọng.
        Đó là những đức tánh tốt mà người học đạo phải cố gắng tập rèn không ngừng, để cho một phần lớn được mở mang rộng rãi, ít ra cũng phải tập xong, trước khi hy vọng được các vị Chơn Sư nhìn nhận là ta xứng đáng được giác tỉnh hoàn toàn. Đây là một quan niệm thật cao siêu, nhưng không có lý do nào khiến cho ta từ chối nó và để mất can đảm, và cũng không phải để rồi tưởng chừng nó là một quan niệm khó khăn nên phải chịu hoàn toàn vô dụng. Trong khi ta chưa đến mức chịu trách nhiệm và chịu nguy hiểm của sự giác ngộ trọn vẹn thì ta cũng có thể trở nên thật hữu ích, mà không có tai hại gì. Ta cứ cố gắng làm việc THIỆN mãi mãi, mà không mong ai biết ơn và cũng không cầu xin cái gì cả.
        Chúng ta không nên quên rằng, trong giấc ngủ, chúng ta thường thường cặm cụi suy nghĩ, chúng ta đeo đuổi theo tư tưởng chót trong trí ta, lúc chúng ta sắp ngủ. Vậy nếu chúng ta tập cho được cái ý tưởng chót nầy là quyết định đi cứu trợ một người mà ta biết là họ đang cần đến ta, chắc chắn là linh hồn ta khi thoát khỏi những chướng ngại xác thịt, sẽ thực hành ý muốn nầy.
        Ước mong chẳng có người nào buồn bã mà bỏ trễ nãi công việc vinh quang nầy. Con đường để cho chúng ta đi theo đã vạch sẵn từ lâu rồi, do các nhà Hiền Triết, và chính các Ngài cũng đã trải qua từ xưa, ấy là con đường phát triển cá nhân mà ai cũng phải theo, chẳng sớm thì muộn. Chúng ta phải tự ý quyết định đi theo ngay bây giờ hoặc ta đợi cho đến khi phải qua nhiều kiếp sống và đau khổ vô cùng, chừng đó sức mạnh tiến hóa chậm chạp và không ngăn nổi, sẽ đưa đẩy ta đi tới, cùng một loạt với các người chậm trễ trong gia đình nhơn loại. Còn phần hiền nhơn thì người lập tức bước vào đường Đạo với lòng nhiệt thành, nhứt định hướng về mục đích đắc quả Chơn Tiên, hầu được giải thoát luôn luôn và trọn vẹn, khỏi sự nghi ngờ, sự sợ hãi và sự đau khổ nữa, để có thể dìu dắt những kẻ khác đến trạng thái an toàn và hạnh phúc.
        Người nào cương quyết tiến bước trên đường Đạo là một Thí sinh Huyền Bí Học, nếu va bền lòng, nhẫn nại, lo Tham thiền lập hạnh và tìm phương tiện để giúp đời thì va sẽ thấy kết quả vẻ vang và mau chóng. Nếu va nhập vào nhóm phò trợ vô hình để cứu nhơn độ thế thì va sẽ đến cấp bực Đệ Tử nhập môn. Từ đây đến kỳ điểm Đạo không còn xa nữa, chỉ cần theo sát mục tiêu cố định thì sẽ được giác ngộ và được giải thoát không sai.
        Tóm lại, những điều kiện để sớm được vào hàng Đệ Tử Chơn Sư là :

1/- THEO MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH
  
        Tập những đức tánh: PHÂN BIỆN, CƯƠNG QUYẾT và NHẪN NẠI để đi thẳng một đường đến mục đích là cứu nhơn độ thế, chớ không còn lòng ích kỷ muốn cho mình sung sướng mà thôi.

2/- PHẢI HOÀN TOÀN TỰ CHỦ

        Phải làm chủ Xác, Vía, Trí và hiệp nhứt với Chơn Nhơn hay là Tâm linh. Phải tập Tham Thiền và Định Trí mới có kết quả.

3/- PHẢI TRẦM TĨNH.

        Phải trầm tĩnh để diệt tánh xao xuyến, bồn chồn, lo sợ, nóng giận. Tập thêm tánh An Phận và vui vẻ luôn luôn để dễ giúp đời.

4/- PHẢI MỞ TRÍ.

        Muốn mở Trí, ta phải chuyên cần đọc các sách đạo đức. Nhưng nếu đọc nhiều quá mà không suy nghĩ thì sẽ ít nhớ và chậm mở mang. Đọc mười phút thì nên ngưng lại suy nghĩ, ít nhứt cũng mười phút thì thể Trí mới thấu triệt được vấn đề; phải tìm thâm ý của tác giả thì mới mau tiến bộ.

5/- PHẢI MỞ TÂM

        Vui thích trong việc BỐ THÍ để diệt tam độc: Tham, Sân, Si. Đầy lòng TỪ BI BÁC ÁI và HY SINH. Muốn mở lòng TỪ Ái phải tham thiền các đức tánh cao thượng, tha thứ người lỗi lầm, nhớ các gương hy sinh của Phật, của Chúa, của các vị Siêu Phàm, cố gắng làm theo các Ngài, chuẩn bị sẵn sàng để phụng sự thì Chơn Sư sẽ hiện đến để dìu dắt chúng ta. Chúng ta được tự do chọn lựa con Đường và phải tự tìm công việc hạp với mình để thi hành, chớ Chơn Sư không ra lịnh, biểu ta làm việc gì cả. Nếu nói đợi chừng nào gặp Chơn Sư, để nghe Ngài bảo mình thế nào rồi sẽ làm theo thì mình đã bỏ trể biết bao thời giờ, vì những lời dạy bảo đó các Ngài đã dạy, hiện có sẵn ở trong các sách và đã phổ thông rồi.
        Chúng ta cứ chăm chỉ thi hành thì sẽ có kết quả mỹ mãn.
Nguyện cầu VẠN VẬT THÁI BÌNH.



Share:

Huyền thuật Ấn Độ, Do Thái và Ai Cập cổ xưa




Mamonides, nhà thần học và đại sử gia Do Thái đã chứng minh một cách thỏa đáng rằng nền Phương Thuật của xứ Chaldée, khoa Huyền môn của Moise và của những đạo gia cổ xưa, đều hoàn toàn căn cứ trên một sự hiểu biết rộng rãi tham bác về nhiều ngành khoa học tự nhiên...

Mamonides, nhà thần học và đại sử gia Do Thái đã chứng minh một cách thỏa đáng rằng nền Phương Thuật của xứ Chaldée, khoa Huyền môn của Moise và của những đạo gia cổ xưa, đều hoàn toàn căn cứ trên một sự hiểu biết rộng rãi tham bác về nhiều ngành khoa học tự nhiên, ngày nay đã bị lãng quên và biệt tích. Những đạo gia thời cổ đã từng hiểu biết tường tận về tất cả những đặc tính và khả năng của các loài khoáng vật, thảo mộc và thú cầm, thông hiểu tinh vi các khoa vật lý và hóa học bí truyền cùng các khoa tâm lý cũng như Sinh lý học. Không ai còn lạ gì nghe nói các vị ấy, vốn đã từng được thụ huấn trong những thánh điện ẩn tàng của những đền thờ cổ, có thể làm được những việc nhiệm mầu mà thậm chí vào thời buổi khoa học tiến bộ ngày nay, người ta coi như những phép lạ.
Những bậc thánh nhân sở đắc được khoa Huyền môn này thật rất hiếm. Các ngài không thể vượt quá cái giới hạn của những gì dành cho người thế gian được biết, và không một ai chí đến các ngài, có thể vượt qua lằn mức đã vạch sẵn do bàn tay mầu nhiệm của đấng Thiêng liêng. Người du khách đã từng gặp các bậc siêu nhân ấy trên bờ con sông Hằng linh thiêng, trong những ngôi đền cổ hoang tàn ở thành Thèbes, hoặc trong những thánh điện vắng lặng thâm u ở Luxor trên xứ cổ Ai Cập. Trong những nơi đền miếu cổ kính thâm nghiêm này, với những phù hiệu bí mật dị kỳ hấp dẫn sự chú ý của người du khách mà không ai đã từng thấu hiểu ý nghĩa diệu huyền, người ta cũng thường chạm trán và gặp gỡ các bậc siêu nhân ấy nhưng ít khi nhận biết được các ngài là ai. Những thiên hồi ký lịch sử cũng đã ghi chép sự xuất hiện của các ngài trong những cung điện lộng lẫy huy hoàng của các bậc vương giả, quí tộc Âu châu hồi thế kỷ trước. Người ta cũng lại gặp các ngài trên những vùng đồng cát hoang vu của bãi sa mạc Sahara, hoặc trong những hang động Elephanta của xứ Ấn Độ. Các ngài có thể hiện diện ở khắp nơi, nhưng chỉ để lộ tung tích đối với những người nào dành trọn cuộc đời xả thân cầu Đạo và không bỏ cuộc nửa chừng.
Có xứ nào trên thế giới xưa nay chưa từng thực hành khoa Phương Thuật? Có thời đại nào mà khoa ấy đã hoàn toàn bị lãng quên?
Trong những tài liệu cổ xưa nhất mà chúng tôi đang nắm giữ là pho kinh Vệ đà và bộ Cổ Luật Manou của Ấn Độ, chúng tôi thấy có những nghi thức về huyền thuật tế lễ (ceremonial magic) đã từng được người Bà la môn chấp nhận và thực hành. Trong thời đại này, các xứ Tây Tạng, Nhật Bổn và Trung Hoa cũng đang truyền dạy những bí pháp được lưu truyền từ người Chaldée cổ xưa. Các đạo gia những xứ kể trên còn chứng minh cụ thể những điều họ truyền dạy: sự tu trì, tinh luyện thể chất lẫn tinh thần, và sự thực hành vài phép khắc kỷ, sẽ giúp cho hành giả phát triển khả năng tuệ giác của Linh hồn. Nhờ kiểm chế được cái tinh thần bất diệt của chính mình, hành giả sở đắc được những quyền năng nhiệm mầu đối với những vong linh thấp kém.
Ở phương Tây, chúng tôi nhận thấy Phương Thuật cũng đã có một dĩ vãng cổ xưa như ở phương Đông. Những thuật sĩ Druides của Anh quốc thời cổ đã từng thực hành khoa ấy trong những hang động thâm u của xứ họ, và sử gia Pline cũng đã ghi chép nhiều trang sử về sự minh triết của những nhà lãnh đạo chủng tộc Thanh Tề (Celtes). Những thuật sĩ Semothees của xứ Gaule đã từng trình giải các khoa học vật lý cũng như khoa học tâm linh. Họ đã từng giảng dạy những bí mật của vũ trụ, sự vận hành điều hòa tuần tự của các thiên thể, sự hình thành quả địa cầu, và trên hết mọi sự, tính chất bất tử của Linh hồn. Trong những cụm rừng thiêng của xứ họ, các bậc cao đồ thường hội họp vào những giờ thanh vắng lúc nửa đêm để học về nguồn gốc, lịch trình tiến hóa và tương lai của con người. Họ không cần đèn lửa hay chất đốt nhân tạo để thắp sáng các đền thờ, vì ‘đã có chị Hằng trinh bạch tỏa những ánh sáng màu bạc trên đầu họ; và những giáo sĩ bạch y của họ biết cách giao tiếp với nữ chúa cô đơn của nền trời xanh thẳm đầy sao’. (Sử gia Pline).
Phương Thuật hay Huyền Thuật (Magie) có một dĩ vãng cổ xưa cũng như con người. Người ta không thể biết được nó có từ bao giờ, cũng như không thể định chắc từ bao giờ con người đầu tiên sinh ra trên mặt đất. Vài tác giả cận đại muốn chứng tỏ rằng Zoroastre là nhà phát minh nền Phương Thuật bởi vì ngài là nhà sáng lập nên tôn giáo Magi. Nhưng các sử gia thời cổ đều đã chứng minh một cách quyết định rằng Zoroastre chỉ là một nhà cải tổ nền Phương Thuật của người Chaldée và cổ Ai Cập.

HUYỀN THUẬT AI CẬP

Không ai còn chất vấn giá trị của Champollion như một nhà Ai Cập học uyên bác. Ông ta cho biết mọi sự đều chứng tỏ rằng người cổ Ai Cập vốn có quan niệm độc thần một cách sâu xa. Những kinh sách của giáo chủ Hermès, mà tính cách cổ xưa đắm chìm trong vực thẳm của thời gian, đã được nhà học giả này chứng minh là hoàn toàn chính xác trong từng chi tiết nhỏ nhặt. Học giả Đức Ennermoser cũng nói: “Các sử gia, triết gia, đạo gia Hi Lạp thời cổ như Hérodote, Thalès, Parménides, Empedocles, Orphée và Pythagore đều đã từng đi sang Ai Cập và các xứ phương Đông để được thụ huấn và sở đắc các pháp bí truyền về Phương Thuật và khoa Huyền môn”. Cũng chính tại các xứ đó mà Moise đã đắc đạo, và đức Jésus đã trải qua thời kỳ niên thiếu của đời ngài.
Thời xưa, đó là những nơi tựu họp những người tầm Đạo của bốn phương, trước khi đạo viện Alexandrie được thành lập. Ennermoser còn nói tiếp: “Vì những lý do nào mà những tổ chức Huyền môn đó được ít người biết như vậy, trải qua hằng bao nhiêu thế hệ thời gian và được lưu truyền trong rất nhiều dân tộc khác nhau? Đó là do sự im lặng tuyệt đối của người Đạo đồ huyền môn, dưới sự cam kết phải giữ gìn bí mật. Một nguyên nhân khác có thể là do bởi sự tàn phá, hủy diệt và thất lạc của tất cả những sách vở về bút tích ghi chép giáo lý Huyền môn từ những thời kỳ cổ xưa nhất”.
Những tác phẩm của Numa, gồm những bộ sách trứ thuật về triết học tự nhiên đã được tìm thấy trong ngôi mộ của ông, nhưng lại không được phép đem ra phổ biến vì người ta không muốn tiết lộ những điều bí mật thầm kín nhất của nền quốc giáo. Nguyên lão viện và diễn đàn dân chúng đã quyết định thiêu hủy những pho tác phẩm ấy ở giữa nơi công cộng.


Phương Thuật được coi như một khoa học thiêng liêng đưa đến sự tham dự vào những đặc tính của Thượng Đế. Philo Juddoeus nói rằng: “Phương Thuật hé mở cho ta thấy sự tác động huyền diệu của thiên nhiên và đưa đến sự chiêm ngưỡng những quyền năng và đặc tính của Trời”. Trong những thời kỳ về sau, nó đã bị lạm dụng và hạ thấp đến mức trở thành khoa phù thủy, làm cho nó bị người đời chán ghét và ghê tởm. Bởi vậy, chúng ta chỉ đề cập tới Phương Thuật của thời cổ xưa trong những thế hệ xa xăm của quá khứ, khi mà mọi tôn giáo chân chính đều căn cứ trên sự hiểu biết những quyền năng thần bí ẩn tàng trong thiên nhiên.
Phương Thuật đã từng xuất hiện trên thế gian cùng với những chủng tộc đầu tiên của nhân loại.
Moise được truyền thụ sự hiểu biết về Phương Thuật do bà thái hậu xứ Ai Cập, mẹ của công chúa Thermuthis, đã cứu ông ta thoát khỏi nước lụt của sông Nile. Hoàng hậu Batria, vợ vua Pharaon, cũng là một nữ đạo đồ Huyền môn Ai Cập. Chính nhờ bà mà dân Do Thái có được nhà tiên tri và giáo chủ của họ (tức thánh Moise) ‘vị này được truyền thụ tất cả minh triết của xứ Ai Cập, và có bản lĩnh siêu việt trong lời nói cũng như việc làm’. Justin Martyr thuật lại lời dạy của Troque Pompei cho biết rằng Joseph đã sở đắc được sự hiểu biết rộng rãi về ngành Phương Thuật trong thời gian học đạo với các vị đạo trưởng Ai Cập.
Cổ nhân đã từng biết rõ về một vài khoa học nhiều hơn cả những gì mà các nhà bác học thời nay đã khám phá. Tuy họ còn do dự chưa muốn thú nhận, nhưng có nhiều nhà bác học đã nhìn nhận sự thật đó. Tiến sĩ Todd Thomson, một nhà khảo cứu về Khoa học Huyền bí tuyên bố rằng: “Trình độ kiến thức khoa học trong một thời kỳ cổ xưa của xã hội loài người vốn cao hơn là thời nay sẵn sàng chấp nhận. Những kiến thức đó chỉ giới hạn trong các đền thờ, được che giấu kỹ đối với người thế gian phàm tục, và chỉ được truyền dạy cho giới tư tế, tăng lữ”. Bàn về Huyền môn Kabala, nhà bác học Đức, Franz Von Baader đã tuyên bố rằng; “Không những sự giải thoát tâm linh và minh triết chúng ta, mà chính khoa học của chúng ta cũng đều xuất xứ từ người Do Thái”. Nhưng tại sao lại không hoàn chỉnh câu ấy và nói cho độc giả biết từ đâu người Do Thái đã thu nhập được những kiến thức của họ?

HUYỀN THUẬT DO THÁI
Triết gia Origène của môn phái Alexandrie cho biết rằng thánh Moise, ngoài ra việc giảng dạy giáo lý công truyền, còn tiết lộ vài điều bí mật rất quan trọng của giáo lý Huyền môn cho 70 vị trưỡng lão, và dặn dò các vị này chỉ nên truyền lại cho những người nào họ xét thấy xứng đáng.
Thánh Jérome có nêu danh những người Do Thái của Tiberias Lydda như là những vị đạo sư duy nhất có thể dạy phương pháp thần bí để diễn đạt những bí pháp Huyền môn nói trên. Sau cùng, Ennemoser có bày tỏ quan niệm chắc chắn rằng ‘những tác phẩm của Dionysius Arcopagita thật sự căn cứ trên huyền môn Kabala của Do Thái’. Xét vì môn phái Gnostics, gồm những người Gia Tô đầu tiên chỉ là những môn sinh theo môn phái Essenes cổ Ai Cập dưới một cái tên mới, nên sự kiện trên không có gì đáng ngạc nhiên. Giáo sư Molitor đã tuyên dương uy tín của huyền môn Kabala như sau:
                           

Ký tự của người Chaldee cổ
“Thời đại vô nghĩa lý và nông cạn trong thần học cũng như trong các khoa học nay đã qua vì lẽ chủ nghĩa duy lý chỉ để lại có sự trống rỗng, dường như nay đã đến lúc để cho chúng ta lại lưu ý trực tiếp đến sự mặc khải huyền bí, nó vốn là cái nguồn sống cho sự giải thoát của mình. Khoa Huyền môn của xứ cổ Do Thái, vốn chứa đựng tất cả mọi sự bí nhiệm của xứ Do Thái ngày nay, và có nhiệm vụ xây dựng một nền thần học mới, căn cứ trên những nguyên tắc minh triết thâm sâu nhất, và đặt một nền tảng chắc chắn cho tất cả mọi khoa học lý tưởng. Nó sẽ mở một con đường mới đưa vào chốn mê cung tăm tối của những huyền thoại và bí pháp của những quốc gia cổ sơ . . . Chỉ có những truyền thống đó mới chứa đựng hệ thống huyền môn của những bậc tiên tri, hệ thống ấy nhà tiên tri Samuel không có sáng lập mà chỉ phục hồi trở lại. Mục đích của nó không gì khác hơn là hướng dẫn những môn đồ đi đến minh triết và kiến thức siêu việt, và khi họ đã được nhận xét là xứng đáng mới đưa họ bước vào cửa đạo huyền diệu thâm sâu hơn. Những giáo lý Huyền môn này cũng gồm cả ngành Phương Thuật, ngành này chia làm hai phái: Bạch phái tức là phái thực hành Huyền thuật chân chính, cao cả, thiêng liêng, và Hắc phái chuyên thực hành khoa phù thủy, ma thuật, tức Bàn môn Tả đạo. Trong Bạch phái, hành giả cố gắng giao cảm tâm linh với thế  giới bên ngoài để khám phá, học hỏi những điều huyền bí, ẩn tàng trong thiên nhiên. Trong phần Bạch Thuật này, y thực hành những việc tốt lành và hữu ích cho thế gian. Còn trong phần Hắc Thuật, tà đạo, hành giả cố gắng kiểm chế các vong linh và sai khiến âm binh trong cõi trung giới, do bởi quyền năng đó, y có thể làm mọi điều tà vạy và phản tự nhiên”.

HUYỀN  THUẬT ẤN ĐỘ
Tất cả mọi giới đều nhìn nhận rằng tự cổ, phương Đông vốn là nguồn gốc của mọi ngành học thuật và là nơi phát sinh ra ánh sáng. Riêng về ngành Phương Thuật, ít người đã nghe nói đến nền Phương Thuật Ấn Độ vì ở xứ này khoa ấy không được phổ biến rộng rãi như ở các xứ khác của phương Đông. Đối với người Ấn Độ, khoa ấy xưa nay vẫn là một khoa pháp môn bí truyền, được giữ gìn còn cẩn mật hơn Huyền Thuật của các giới pháp sư hay tăng lữ Ai Cập. Khoa ấy được coi như thần thánh đến nỗi nó chỉ được thực hành trong những trường hợp khẩn cấp vì ích lợi công cộng. Ở Ấn Độ, Phương Thuật được đặt lên cao hơn cả vấn đề tôn giáo vì nó được coi như là một khoa học thiêng liêng.
Những vị đạo sư Ai Cập, tuy có đạo hạnh tinh thâm, cũng không thể so sánh với những đạo sĩ khổ hạnh Ấn Độ về mức độ thánh thiện của đời sống tâm linh cao cả hay về quyền phép thần thông mà họ thâu hoạch được bằng sự dày công tu luyện. Những người từng biết rõ đời sống của họ còn kính phục họ hơn cả những nhà thuật sĩ xứ Chaldée. Khước từ tất cả mọi tiện nghi của đời sống, họ vào ở chốn rừng sâu và sống cuộc đời u tịch cô liêu của nhà tu ẩn dật, trong khi các vị đạo sư Ai Cập ít nhất cũng còn có đời sống tập thể trong các đền thờ. Tuy rằng dư luận người đời vẫn khinh miệt tất cả những kẻ thực hành những môn ảo thuật, bói toán, tiên tri v.v. . . Nhưng họ vẫn đề cao các nhà đạo sĩ Ấn Độ như những bậc dị nhân nắm giữ những bí mật thâm sâu thần diệu nhất về thuật chữa bịnh cứu khổ cho người đời.
Trong những đạo viện ở Ấn Độ, còn được giữ gìn nhiều tài liệu ghi chép những trường hợp chữa bịnh một cách nhiệm mầu làm bằng chứng về những quyền năng và minh triết của họ. Những vị đạo sĩ khổ hạnh ấy phải chăng là những nhà khai sáng nền Phương Thuật Ấn Độ hay chỉ là những người thừa kế pháp môn bí truyền được lưu truyền lại cho họ từ những bậc Thánh sư của thời thái cổ? Những học giả các thế hệ sau này cũng không giải đáp dứt khoát câu hỏi đó mà chỉ coi nó như là một vấn đề phiếm luận. Một tác giả cận đại nói rằng các vị đạo sĩ ấy từng lưu tâm đến việc giáo dục các giới hậu sinh và gieo rắc trong giới thanh niên những lý tưởng tâm linh cao cả.
Những giáo lý của các vị ấy truyền thụ cho đời mà các sử gia đã từng ghi chép, chứng tỏ rằng các vị ấy rất tinh thông lão luyện về các môn triết học, đạo lý siêu hình, thiên văn, lý số, y thuật, tôn giáo v.v. . . Các vị ấy vẫn giữ phong độ cao khiết đối với những bậc đế vương có uy quyền thế lực to lớn nhất, mà họ không bao giờ hạ mình đến viếng thăm hay cầu xin ân huệ. Nếu những bậc vua chúa muốn hỏi han ý kiến các nhà đạo sĩ thì nhà vua phải đích thân tìm đến hoặc cho sứ giả đi mời. Đối với họ, không có một điều bí mật nào trong các loài khoáng vật hay thảo mộc mà họ không biết rõ. Họ đã khảo sát tường tận mọi điều huyền bí của thiên nhiên, mọi kiến thức về các ngành học thuật sinh lý và tâm linh họ đều nắm vững, kết quả của họ là đạt đến sự thông suốt nền khoa học huyền bí mà ngày nay người ta gọi là Phương Thuật hay Huyền Thuật (Magie).
Truyền thống cổ xưa nhất của người Do Thái là khoa Huyền môn Kabala, có thể truy nguyên từng chi tiết đến tận nguồn gốc nguyên thủy của nó ở khu vực phía Bắc xứ Ấn Độ hay Turkestan, rất lâu trước thời kỳ phân chia rõ rệt giữa những quốc gia thuộc chủng tộc Aryen và Ả Rập. Theo sử gia Josephus cho biết, vua Solomon từng được hậu thế tôn sùng vì đắc phép thần thông, đã được truyền thụ bí pháp từ Ấn Độ do Hiram, vua xứ Ophir, và có lẽ Sheba. Chiếc nhẫn của ông thường gọi là “ấn của Solomon”, được nổi tiếng trong tất cả mọi huyền thoại của dân gian về mãnh lực huyền diệu nhiếp phục được nhiều hạng thần linh và ma quỉ cũng xuất xứ từ nguồn gốc Ấn Độ.

Giáo sĩ Samuel Mateer của Hội Truyền giáo Luân Đôn, viết về những phù phép phương thuật của những bộ lạc thổ dân vùng Travancore (miền Nam Ấn Độ) cho biết ông có nắm được một bộ sách viết tay rất cổ về phương thuật và phù chú bí mật bằng chữ Malayalam, trong đó chỉ cách thức thực hiện nhiều pháp thuật với nhiều mục đích khác nhau. Ông có chép lại trong quyển sách của ông vài loại bùa với những hình vẽ và biểu tượng huyền thuật. Trong số đó, chúng tôi nhận thấy một hình vẽ với lời chỉ dẫn sau đây: “Để trị chứng bịnh tà nhập và làm cho bịnh nhân hết run rẩy, hãy vẽ hình ảnh này trên một loại cây có mũ và đóng một cây đinh trên đó. Cơn run rẩy sẽ dứt tuyệt”.
Còn hình ảnh kia chính là hình vẽ “Ấn của vua Solomon”, tức hai hình tam giác tréo lên nhau của huyền môn Kabala. Vậy hình biểu tượng này là do người Ấn Độ thâu nhập của huyền môn Do Thái hay là của người Do Thái học được của người Ấn Độ do di sản truyền lại từ vua Solomon?
Share:

Lưu trữ Blog

Translate